ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG
DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
LỚP 6 SÁCH GIÁO KHOA MỚI Ở
CÁC TRƯỜNG THCS
TỈNH AN GIANG
Chủ nhiệm : NGUYỄN VĂN TÂM
Cộng tác : PHAN THỊ KIM NGÂN
HỒ THỊ THANH LIỄU
THÁNG 9 - 2004
LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành tại Bộ môn Sinh –
Khoa Sư phạm – Trường Đại học An Giang.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà
trường, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch –
Tài vụ, Khoa Sư phạm đã tạo điều kiện cho chúng tôi nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Ban giám hiệu,
giáo viên, học sinh các trường:
- Trường trung học c
ơ sở An Phú
- Trường trung học cơ sở Khánh Bình huyện An Phú
- Trường trung học cơ sở Long Điền B huyện Chợ Mới
- Trường trung học cơ sở Kiến An huyện Chợ Mới
- Trường trung học cơ sở Trương Gia Mô TX Châu Đốc
- Trường trung học cơ sở Nhà Bàng huyện Tịnh Biên
- Trường trung học cơ sở Xuân Tô huyện Tịnh Biên
- Tập thể
giáo viên thị xã Châu Đốc
Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
hoàn thành đề tài này.
Xin bày tỏ lời cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý
kiến quý báu cho chúng tôi vào sự thành công của đề tài.
Do hạn chế về thời gian và công tác nên đề tài còn nhiều thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
cô, các anh, các chị, các bạn đồng nghiệp.
An Giang, ngày 30 tháng 08 nă
m 2004
Các tác giả
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục tháng 12/1998
2. Nguyễn Quang Vinh
Dạy sinh học ở trường THCS. NXB GD – Hà Nội 2001
3. Nguyễn Quang Vinh
Giới thiệu chương trình sinh học THCS mới – Hà Nội 2000
4. Nghị quyết TW 4 khoá VII (tháng 1/1993)
5. Nghị quyết TW 2 khoá VIII (tháng 2/1996)
6. Sách giáo khoa sinh học 6. NXB GD - 2002
7. Sách giáo viên sinh học 6. NXB GD - 2002
8. Trần Bá Hoành
Đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học trông các trường ĐH
– CĐ đạo tạo giáo viên trung học cơ sở - Dự án đào tạo giáo viên
trung học cơ sở.
9. Trần Bá Hoành
Lý Luận cơ bản về dạy và học tích cực
10. Trần Bá Hoành – PGS-TS Trần Kiêu
Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường
trung học cơ
sở.
11. Trần Bá Hoành
Tài liệu Hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp dạy sinh học ở
trường phổ thông (Bộ giáo dục - đào tạo - vụ trung học phổ thông
– Hà Nội 2000)
12. Trần Bá Hoành
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở.
13. Trần Bá Hoành
Tập huấn cán bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện chương
trình sách giáo khoa mới ở THCS. NXB: B
ộ GD-ĐT – Hà Nội
2002
14. Trần Bá Hoành
Dạy sinh học ở trường THCS. NXB GD – Hà Nội 2002
2
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 01
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 02
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 02
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 02
B. PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH THAY SÁCH GIÁO
KHOA MỚI...............................................................................................03
II ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 6 MỚI..................... 09
III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ TỈNH
AN GIANG .............................................................................................. 10
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUA CÁC TRƯỜNG ĐÃ KHẢO SÁT......................22
BÀI SOẠN THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC .......................................... 24
C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 29
3
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
1. GV: giáo viên
2. HS: học sinh
3. THCS: trung học cơ sở
4. PP: phương pháp
5. TN: thí nghiệm
6. KTNN: kỹ thuật nông nghiệp
7. TS: tổng số
8. ĐH: đại học
9. SGK: sách giáo khoa
10. SV: sinh viên
11. SH: sinh học
12. GPSL: giải phẫu sinh lý
13. DH: dạy học
14. NQTW: nghị quyết trung ương.
4
A. PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Thế kỷ của
sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Mỗi nước đều đổi
mới mọi lĩnh vực để tiến những bước vững chắc trong đó “Giáo dục đào
tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực bồi
dưỡng nhân tài” Để th
ực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục đào tạo
trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở
các trường sư phạm là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Mặt khác trong thời
đại bùng nổ về thông tin, lượng thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ
đưa vào giảng dạy ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành nhiệm v
ụ trên đòi
hỏi chúng ta phải có những cố gắng liên tục để đổi mới mục tiêu đào tạo,
nội dung chương trình phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm
tra, đánh giá. Đây là một trong những vấn đề trung tâm mà dự án phát
triển giáo dục trung học cơ sở. Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai
chương trình đổi mới sách giáo khoa ở cấp trung học cơ s
ở từ năm
2002. Hơn nữa đây là cấp học đang phấn đấu để phổ cập vào năm 2010
như NQTW II khóa VII đề ra. Việc học tập ở nước ta đang có những
chuyển động mạnh mẽ, vừa phản ảnh sự phù hợp với triết lý giáo dục ở
thế kỷ XXI vừa phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước mà một
trong nh
ững yếu tố được đặt ra tại Đại hội IX của Đảng (4-2001)và chiến
lược phát triển 2001-2010 là phải thực hiện: “Mọi người đi học, học
thường xuyên, suốt đời, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Vì thế
năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào
“Học cách học” và biết “Dạy cách học”. Ý nghĩ
a của việc đổi mới phương
pháp dạy học ở nước ta rất to lớn đối với nhà trường. Đó là lý do mà
chương trình đổi mới thay sách giáo khoa các môn học nói chung và môn
sinh học nói riêng của dự án đào tạo giáo viên THCS. Bộ giáo dục đã
dươc dạy đại trà trong toàn quốc, trong đó có tỉnh An Giang là một tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, đặc thù có nhiều xã vùng sâu nằm trong vùng
lũ lụt hàng năm. Đồng bào trong tỉnh phải chung số
ng với lũ lụt gặp rất
nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong giáo dục. Là một tỉnh có
vùng biên giới với Campuchia, nhiều con em dân tộc sinh sống, với nhiều
trường học ở vùng sâu, vùng xa nghèo khó nên chất lượng giáo dục
chưa đồng đều với vùng đồng bằng, thành thị.
Sách giáo khoa sinh học 6 mới đã được dạy đại trà năm học 2002 –
2003 ở trên toàn quốc. Một vấn đề
đạt ra là GV Trường THCS và sinh
viên của khoa sư phạm Trường ĐH An Giang sẽ phải tiếp cận với nội
dung sách giáo khoa sinh học 6 mới, với phương pháp dạy học mới. Vậy
phải bồi dưỡng GV trung học cơ sở, dạy cho sinh viên như thế nào để khi
giảng dạy sách giáo khoa sinh học 6 mới không bị lúng túng. Một vấn đề
5
nữa đặt ra ở một số vùng sâu vùng xa do thiếu GV nên các GV môn khác
dạy môn sinh. Vì vậy, phải làm thế nào để các GV này cập nhật nội dung
sách giáo khoa với phương pháp mới một cách kịp thời. Chính vì vậy
chúng tôi thấy rằng mình phải tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập
của GV và HS ở trường THCS. Có lý luận phân tích phương pháp dạy
học tích cực từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học
t
ập của GV và HS ở trường THCS trong tỉnh. Chính vì những lý do trên
chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập môn sinh học lớp 6 sách giáo khoa mới ở trường
THCS Tỉnh An Giang”
II.
NHIỆM
VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực của
giáo viên – học sinh từ đó làm cơ sở đánh giá tình hình giảng dạy và học tập.
- Khảo sát thực tế tại một số trường đặc thù cho thành thị, đồng
bằng, vùng sâu.
- Thiết kế một số bài theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của HS lớp 6.
- Đề xuất một số biện pháp bồi d
ưỡng giáo viên sinh học tại một số
vùng chưa đáp ứng với chương trình thay sách giáo khoa mới.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích tài liệu sách giáo khoa các lý luận giảng
dạy có liên quan.
- Phương pháp đọc sách, tài liệu.
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ giáo viên, thái độ học
tập của học sinh…
- Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu qua phiếu điều
tra cán bộ lãnh đạo trường học, GV, HS.
- Phương pháp trò chuyện, phỏ
ng vấn thông qua cán bộ lãnh đạo
trường học, GV, HS.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Cán bộ quản lý giáo dục, GV trường THCS nơi khảo sát.
- Học sinh lớp 6 của các trường THCS nơi khảo sát.
- Sách giáo khoa sinh học 6 mới.
6
B. PHẦN THỨ HAI
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH THAY SÁCH
GIÁO KHOA MỚI:
1.1. Định hướng đổi mới của giáo dục – đào tạo nước ta đã được
Đảng và nhà nước vạch ra:
- Căn cứ nghị quyết TW 4 khóa VII (Tháng 1-1993)
- Nghị quyết TW 2 khóa VIII (Tháng 12-1996)
- Luật giáo dục (Tháng 12-1998)
- Chỉ thị 15 (Tháng 4-1999)
Luật giáo dục điều 24-2 có ghi: “Phương pháp giảng dạy phổ thông
phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp v
ới
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Thực hiện đổi mới giảng dạy và học tập theo hướng tích cực lấy học
sinh làm trung tâm ở trường THCS chưa được quan tâm và hiểu
đúng
nghĩa. Việc chuyển lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh (HS)
làm trung tâm là xu hướng tất yếu của lịch sử giáo dục-đào tạo.
Bởi vì trong một lớp học đông HS có trình độ hiểu biết,nhân thức
như nhau, GV không thể tiếp cận với từng HS được, do vậy bắt buộc GV,
cô dạy theo lối thông báo đồng loạt. Mặt khác với chương trình học hiện
nay của ta còn mang tính hàn lâm,.. do vậy người giáo viên(GV) bắ
t buộc
truyền thụ kiến thức cho HS một chiều. Học sinh nghe và ghi chép (Thụ
động) không có thời gian cho học sinh phản hồi và tự đánh giá bản thân.
Tức là chỉ một chiều Thầy trò không có quá trình ngược lại. Do vậy HS
nhớ không sâu không kỹ và không vận dụng được lý thuyết để giải quyết
thực tiễn “Không có sáng tạo”.
Để thật sự nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp mới,
chúng tôi nghĩ
đội ngũ giáo viên phải thật sự đổi mới tư duy bản thân,
cần thực hiện nhanh chóng quá trình dạy học theo hướng “lấy học sinh
làm trung tâm”. Nhưng trong thực tế các trường THCS của Tỉnh An
Giang chúng ta đã thực hiện việc chuyển đổi thay sách đến đâu, như thế
nào và hiệu quả ra sao? Đã thật sự nâng cao chất lượng dạy và học
chưa? Chúng tôi nghĩ: từ thực tế khả
o sát tình hình dạy và học theo
chương trình thay sách sẽ cho hướng giải quyết khả thi; có thể là:
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
- Tăng cường cơ sở vật chất phù hợp sẽ mang hiệu quả tốt nhất
trong giai đoạn này.
7
1.2. Dạy học tích cực là gì ?
1.2.1. Tính tích cực của học sinh:
Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã
hội. Khác với động vật con người không chỉ tiêu thụ những gì có sẵn
trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết
cho sự tồn tại phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời
đại chủ
động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Chính vì những
lý do đó mà nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo cho xã hội những con
người chủ động, sáng tạo. Đây chính là vấn đề cốt lõi của giáo dục, bởi
vì tích cực vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sự phát triển nhân cách.
1.2.2. Tính tích cực trong học tập
Tính tích cực được đặc trưng b
ởi khát vọng hiểu biết, có trí tuệ và có
nghị lực cao trong quá trình chiếm lãnh tri thức. Tính tích cực học tập thể
hiện ở sự:
- Cố gắng cao trong hoạt động học tập.
- Chủ yếu trong hoạt động nhận thức:
- Khao khát học
- Hay nêu thắc mắc
- Chủ động vận dụng
- Tập trung chú ý
- Kiên trì
- Bắt chước
- Tìm tòi
- Sáng tạo (có mức
độ khác nhau tùy
từn
g người)
Biểu hiện Cấp độ
Yếu tố dẫn đến tính tích cực học tập là động cơ học tập. Ta xét sơ đồ
Hứng thú
Sáng tạoTự giác
Tích cực Độc lập
Động cơ
(Chiều ngược kim đồng hồ là chính)
- Động cơ học tập là để thỏa mãn nhu cầu nhận thức.
8
Giáo viên phải biết gợi ý cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, giúp cho các
em có phương pháp học tập phù hợp.
- Hứng thú là yếu tố dẫn đến sự tự giác.
Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm tích cực và độc lập
sáng tạo trong học tập.
- Phát triển hứng thú nhận thức của học sinh cần có những điều
kiện sau:
- Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực củ
a học sinh.
- Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát
triển của học sinh.
- Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát
triển của học sinh.
- Tạo ra không khí có lợi cho lớp học, làm học sinh thích thú được
đến lớp, mong đợi đến giờ học.
Tính sáng tạo là khả năng sản sinh ra những ý tưởng m
ới độc đáo,
hữu ích phù hợp với hoàn cảnh, giáo viên giúp học sinh tổ chức cho học
sinh tự khám phá kiến thức mới, phương pháp học, phương pháp tự học
(phương pháp nêu và giải quyết vấn đề)
Vậy:
Mục đích Æ Động cơ Độc lập Æ Sáng tạo
Hứng t
Tính tích cực học tập liên quan động cơ học tập, tự giác học tập.
Hứng thú và tự giác là hai y
ếu tố tâm lý tạo nên tính cực.
hú
Tích cực
Sự biểu hiện tính tích cực ở dấu hiệu người học.
- Hăng hái trả lời câu hỏi GV.
- Bổ sung các câu trả lời của bạn.
- Thích phát biểu ý kiến hay nêu thắc mắc của mình với thầy, bạn.
- Hay yêu cầu thầy giảng lại điều chưa rõ.
- Chủ động vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để
nhận thức
vấn đề mới.
- Tập trung chú ý cao độ vào vấn đề đang học.
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản trước tình huống khó
khăn.
1.2.3. Các cấp độ tính tích cực từ thấp - cao
- Bắt chước: Cố gắng làm theo thầy và bạn
- Tìm tòi: Độc lập, say mê giải quyết vấn đề mà thầy… bạn nêu ra
tìm cách giải quyết tối ưu.
- Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hiệ
u quả.
9
- Phương pháp dạy học tích cực hướng tới hoạt động và tích cực
hóa hoạt động nhận thức của người học, tập trung vào việc khai thác tính
tích cực của người học. Tuy nhiên làm được việc này cần thiết có sự nỗ
lực cao của người thầy.
- Cách dạy của thầy chỉ đạo cách học của trò. Mối quan hệ học và
dạy là quan hệ hai chiều, đòi hỏi sự
nỗ lực thầy và trò. Có trường hợp
học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp
ứng được. Cũng có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp
tích cực nhưng thất bại vì học sinh chưa thích ứng vẫn quen lối học thụ
động. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động, để dần dần
xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ
động 1 cách vừa sức
từ thấp - cao... Bởi vậy đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác
cả thầy và trò.
1.3. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
1.3.1. Đặc trưng chung nhất:
- Tính hoạt động cao của chủ thể
- Tính nhân văn cao của giáo dục
1.3.2. Bản chất:
- Khai thác động lực học tập trong bản thân ng
ười học để phát
triển chính họ.
- Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học đảm bảo cho họ
thích ứng với đời sống xã hội.
1.4. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực
1.4.1. Hướng thực hiện dạy và học tích cực:
- Phương pháp dạy học tích cực có kế thừa và kết hợp những mặt
tích cực của phương pháp dạy học cổ truyề
n vì:
- Phương pháp dùng lời (lời nói của thầy, của trò, lời của sách...)
là nguồn tri thức chủ yếu. Dù là các phương pháp như trực quan, thực
hành, thuyết trình giảng giải thì lời nói của thầy không thể không có → lời
nói mạch lạc, rõ ràng có sức truyền cảm → học sinh dễ dàng tiếp thu
hơn.
- Phương pháp trực quan: phương tiện trực quan “là nguồn kiến
thức” cơ bản, lời nói củ
a thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn sự tri giác
các tài liệu trực quan: Mẫu vật thật, mẫu ngâm, màu nhồi, mô hình, tranh
vẽ, phim video... qua đó học sinh khái quát kết quả quan sát của mình →
kiến thức của bản thân.
- Các thao tác dạy học, hành động của thầy là mặt bên ngoài. Mặt
bên trong là cách tổ chức quá trình nhận thức trong não bộ của trò.
Nếu phương pháp dùng lời là lời nói của thầy với chữ viết trên b
ảng
để giảng giải → học sinh chỉ được nghe.
10
Nếu phương pháp thực hành: Thầy dùng thao tác thí nghiệm chứng
minh, học sinh thảo luận trao đổi → quá trình nhận thức của học sinh sẽ
sâu sắc hơn.
1.4.2. Những phương pháp tích cực cần được phát triển ở phổ
thông:
- Vấn đáp tìm tòi:
Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh trả lời và lĩnh hội kiến thức.
Căn cứ vào hoạt động nhận thức, người ta phân biệt 3 loại phươ
ng
pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: Câu hỏi của giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại
kiến thức cũ để hình thành củng cố kiến thức mới học.
- Vấn đáp giải thích - minh họa: làm sáng tỏ một vấn đề nào đó,
giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi kèm theo ví dụ minh họa.
Phương pháp này có hiệu quả cao hỗ trợ các phương pháp nghe,
nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi (Đàm thoại Ơrixtic) giáo viên dùng m
ột hệ thống
câu hỏi lôgic hướng dẫn học sinh phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật,
hiện tượng dẫn đến kích thích sự ham muốn hiểu biết của học sinh, giúp
cho học sinh tự khám phá phát hiện kiến thức mới, niềm vui mới.
Thực trạng hiện nay GV chỉ mới dùng 2 PP đầu (Tái hiện và giải
thích minh họa)
- Dạy và học theo đặt và giải quyết vấn đề:
Đây không phải là phương pháp hoàn toàn mới đối với giáo viên. Từ
năm 1960 chúng ta cũng đã làm quen với phương pháp này. Cho đến
nay đa số giáo viên chưa vận dụng thành thạo mà chỉ mới ở trình độ
thấp.
Cấu trúc bài dạy học nêu vấn đề gồm 3 bước:
Bước 1: Đặt vấn đề và xây dựng bài toán nhận thức:
- Tạo tình huống có vấn đề
- Phát hiện và nhận định vấn đề n
ảy sinh
- Phát biểu vấn đề
Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra:
- Đề xuất cách giải quyết
- Lập kế hoạch giải quyết
- Thực hiện kế hoạch giải quyết
Bước 3: Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá
11
- Khẳng định hay bác bỏ giải quyết
- Phát biểu kết luận
- Đề xuất vấn đề mới
Có 4 mức độ của dạy học đặt và giải quyết vấn đề từ thấp đến cao.
Mức 1: Giáo viên nêu vấn đề → học sinh giải quyết vấn đề theo
hướng dẫn của giáo viên.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý → học sinh giải quyết vấn
đề.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin để HS tạo tình huống có vấn đề
→ học sinh giải quyết vấn đề - giáo viên cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề trong thực tiễn → tự giải quyết
vấn đề, tự đánh giá → giáo viên bổ sung.
Qua thực tiễn thì hiện nay đa số giáo viên chỉ áp dụng ở hai mức độ
đầu còn mức 3 và 4 rất ít.
Mức độ d
ạy học theo phương pháp đặt - giải quyết vấn đề.
Mức độ đặt vấn đề nêu giả thuyết lập kế hoạch giải quyết vấn đề
đánh giá
Dạy và học hợp tác qua nhóm nhỏ
- Lớp học chia thành từng nhóm nhỏ 4-6 HS. Tùy theo mục đích,
yêu cầu của vấn đề học tập.
- Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay chủ định được duy trì,
ổn định hoặc thay đổi theo t
ừng phần của tiết học.
- Các nhóm có cùng một nhiệm vụ hay nhiệm vụ khác nhau.
- Các nhóm tự bầu nhóm trưởng hay thư ký.
- Các nhóm đều tham gia vào thảo luận chung cả lớp.
Thành viên bất kỳ trong nhóm đều có thể tham gia thảo luận theo ý
của mình tránh ùn đẩy nhau.
Đây là một phương pháp dạy học tích cực trên thế giới, chúng ta
đang áp dụng PP này tại các trường THCS. Tuy nhiên PP này bị hạn chế
bởi không gian chật hẹp của lớp họ
c, bởi thời gian hạn định của tiết học
cho nên GV phải biết tổ chức hợp lý và HS phải quen với phương pháp
này thì mới có kết quả. Ở trường THCS mỗi tiết học chỉ có 1 - 3 hoạt
động nhóm. Mỗi hoạt động 5-10 phút. Trong hoạt động nhóm tư duy tích
cực của HS phải được phát huy phương pháp này là rèn luyện năng lực
hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức. Cần tránh khuynh hướng hình
thức và đề
phòng lạm dụng. Hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ
phương pháp dạy học đổi mới.
Ngoài những cơ sở lý luận trên chúng tôi coi toàn bộ sách giáo khoa
mới và toàn bộ chương trình, các kiến thức được đề cập cụ thể; Các bài
học phần lớn được xây dựng, trình bày dưới dạng gợi ý, quan sát, thảo
12
luận tìm hiểu vấn đề, cung cấp hình ảnh, tranh vẽ, gợi ý những mẫu vật
thật, những TN mô tả → HS hiểu và tự suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để
giải quyết vấn đề mà bài học yêu cầu. GV là người bổ sung, góp ý những
vấn đề mà HS nêu ra một cách đầy đủ hơn. Ngoài ra sách giáo khoa mới
còn cung cấp những thông tin cập nhật kiến thức hiện đại giúp cho GV
hiểu vấ
n đề sâu hơn, HS hiểu vấn đề dễ dàng hơn Như vậy sách giáo
khoa sinh học 6 giảm tải hơn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về thực vật
mối quan hệ với môi trường sống → Vai trò của thực vật trong tự nhiên.
Sách giáo khoa sinh học 6 cung cấp những kiến thức cơ bản về
thực vật, nhiệm vụ của HS là phải tìm hiểu thực vật dưới sự h
ướng dẫn
của giáo viên. Sách giáo khoa chỉ cung cấp hoặc gợi ý một số thông tin,
bản thân giáo viên phải đọc nhiều hơn → học sinh phải hoạt động nhiều
hơn → HS tự tìm hiểu, chủ động tìm hiểu phát hiện những điều cần biết
trong thiên nhiên... → Cách học như vậy HS sẽ hiểu bài sâu sắc và đầy
đủ hơn. Đây cũng là một phương pháp tích cực củ
a giáo viên, học sinh.
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới trong sự nghiệp giáo dục
đã trở thành chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Luật Giáo
dục và Nghị quyết Trung ương II nhấn mạnh giáo dục là sản xuất trực
tiếp con người. Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đầu tư vào
giáo dục như: tăng lương cơ bản cho giáo viên trực tiế
p lên lớp, tăng
lương, phụ cấp cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, đầu tư nhiều cho cơ sở
vật chất nhà trường cũng như trang thiết bị giảng dạy. Với quan điểm
nâng cao dân trí hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch chất lượng
giảng dạy vùng núi, đồng bằng nông thôn, thành thị, bồi dưỡng giảng dạy
các cấp học… với chất lượng giáo dục ngày mộ
t cải tiến.
Tuy nhiên bên cạnh những vấn đề đổi mới, trong thực tế còn có
những vấn đề cần quan tâm.
- Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm
- Chất lượng giảng dạy ở một số vùng khó khăn không phải bây
giờ mới đặt ra. Trong khi chương trình sách giáo khoa sinh học 6 mới đã
được triển khai 2 năm để đưa chất lượng giáo dục Việ
t Nam đi lên thì
vấn đề này càng trở nên cấp bách.
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa đã khiến cho
giáo dục nơi đây gặp nhiều bất lợi. Để giáo dục nơi đây khởi sắc phải có
những giải pháp tổng thể mà đặc biệt là đầu tư cở sở hạ tầng. Một khi
điều kiện kinh tế nơi đ
ây được cải thiện thì khoảng cách về chất lượng
giáo dục được rút ngắn so với thành thị.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 6 MỚI:
Nội dung về thực vật học đã được chọn lọc theo hướng tinh giảm,
không còn những kiến thức khó hoặc mang tính hàn lâm có ứng dụng
thực tế.
Chương trình sắp xếp các kiến thức về các cơ quan cơ th
ể thực vật
theo hệ thống cấu trúc và chức năng đi từ cấu trúc chức năng của rễ,
13
thân, lá đến cấu trúc chức năng của hoa, quả, hạt, với trình tự sắp xếp
một cách lôgíc như vậy phần khó về cấu tạo hạt học sinh được học sau
khi học sinh đã học về cơ quan sinh sản.
- Chương trình yêu cầu chỉ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo có liên quan
chặt chẽ đến chức năng của các cơ quan mà không đi vào chi tiết, không
đi sâu vào cơ
chế chức năng sinh lý (ví dụ: cơ chế quang hợp, hô hấp,
thụ tinh…) Đây là kiến thức khó.
- Kiến thức về phân loại chỉ phân biệt ngành thực vật chính lớp 1, 2
lá mầm của ngành hạt kín Æ đây là cơ sở quá trình tiến hóa từ thấp đến
cao.
- Chương trình tăng cường vận dụng các thí nghiệm thực hành
trong giờ lên lớp Æ Giáo viên và học sinh phải có ý thức chuẩn b
ị ở nhà
Æ Nói chung thí nghiệm thực hành đơn giản, dễ làm Æ học sinh dễ dàng
tiếp thu kiến thức hơn.
- Kiến thức về sinh hóa – môi trường trong đó có bài 49 “bảo vệ sự
đa dạng của thực vật” từ kiến thức này nhằm nhấn mạnh cho học sinh
hiện nay: bảo vệ tài nguyên thực vật của đất nước.
- Chương trình các kênh hình trong sách giáo khoa đã minh họa
cho học sinh m
ột nguồn tư liệu phong phú giúp cho học sinh học tập một
cách hứng thú, tìm tòi nhiều hơn.
- Kênh hình cung cấp thông tin khi học sinh đã học kênh chữ trong
sách giáo khoa và giúp cho học sinh chủ động tìm tòi phát hiện những
vẫn đề mới. Một số kênh hình nhằm mục đích kiểm tra sự hiểu biết của
học sinh.
Trên đây là kiến thức cơ bản chương trình sách giáo khoa sinh học
6 mà giáo viên vận dụng kiến thức có phươ
ng pháp dạy phù hợp. Học
sinh tiếp thu kiến thức có phương pháp học tốt hơn. Nói chung với kiến
thức như vậy sự tiếp thu của học sinh ở thành thị - nông thôn – vùng sâu,
vùng xa sẽ có khoảng cách, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ
giảng dạy và học tập dễ dàng thực thi hơn.
III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌ
C CƠ
SỞ TỈNH AN GIANG
Trong tháng 3 – 4, nhóm đề tài chúng tôi đã xuống một số trường
trung học cơ sở tại một số huyện trong Tỉnh An Giang. Chúng tôi gặp gỡ
các cán bộ lãnh đạo – giáo viên và học sinh của trường, phát phiếu điều
tra, phỏng vấn về tình hình giảng dạy – học tập của giáo viên và học sinh
tại trường theo chương trình sách giáo khoa mới. Chúng tôi tham gia dự
giờ giáo viên, ra các bài kiểm tra và chấm đánh giá chất lượ
ng giáo viên
và học sinh theo tiêu chí phiếu nhận xét giờ dạy của Sở Giáo dục và Đào
tạo Tỉnh – phiếu điều tra tiếp thu kiến thức của học sinh. Cụ thể như sau:
3.1. Trường trung học cơ sở thị trấn An Phú và trường THCS
Khánh Bình (Huyện An Phú)
14
3.1.1. Giáo viên
Chúng tôi kết hợp phỏng vấn điều tra chung hai trường:
- Phỏng vấn điều tra:
Lớp 6: có 12 lớp - 485HS
09 giáo viên sinh KTNN/TS 81
- Tổ chuyên môn:
Trong đó về phương pháp giảng dạy:
- 70% Dùng lời
- 30% Trực quan (tranh là chủ yếu)
- 25% Số bài thì nghiệm thực hiện được
- 75% Không dạy được bài thực hành
Lý do:
- Thiếu trang thiết bị phục vụ
- Không có phòng thí nghiệm
- Thiếu kinh phí
- Thực hiện phương pháp mớ
i:
- 80% - 100% thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm.
- 100% thực hiện tiết dạy theo nhóm thảo luận ở bộ môn sinh
6 (dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh)
- 2% không thích vì quen theo phương pháp cũ.
- Thực hiện phương pháp mới:
- 100% dạy học theo phương pháp học hợp tác nhóm
- 100% thực hiện tiết dạy theo nhóm thảo luận.
- 100% giáo viên dạy sinh học 6 đều được tập huấn
- Phương pháp dạy học:
- 100% có đổi m
ới nhưng còn chậm
- Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:
- 83,5% phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- 16,5% Tăng cường thực hành, bồi dưỡng tự học cho học
sinh.
- Dấu hiệu biểu hiện tích cực của học sinh:
- 28% hăng hái phát biểu ý kiến
- 14% hay nêu thắc mắc
- 14% nêu cả ba dấu hiệu theo phiếu (a + b + d)
15