Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tạo hứng thú học tập môn ngữ văn cho học sinh ở trường THPT lê lợi bằng giải pháp thiết kế các hoạt động khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.69 KB, 23 trang )

Bia sang kien kinh
nghiem.doc

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….….1
1.1. Lí do chọn đề tài ……………………………...……………………...1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………….……………..1
1.3. Đối tượng nghiên cứu …….…………………………...….................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….2
2. NỘI DUNG………………………………...………….……………………..2
2.1 Cơ sở lý luận………………………..……………….........................2
2.2. Thực trạng vấn đề………………………………..…………………4
2.3. Một số giải pháp…………….………………………………………6
2.3.1. Giải pháp 1: Hoạt động khởi động bằng câu hỏi, bài tập................6
2.3.2 Giải pháp 2: Hoạt động khởi động thơng qua tổ chức các trị chơi
game trí tuệ……………………………………………………………..…..........9
2.3.3. Giải pháp 3: Hoạt động khởi động bằng hình thức sân khấu hóa
lớp học, đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát, diễn kịch, đóng vai………..................15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm khi ứng dụng vào thực tế giảng
dạy.......................................................................................................................18
3. KẾT LUẬN ………………………………………..………….…………....20

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bối cảnh tồn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng 4.0 đem
đến cho giáo dục Việt Nam những cơ hội như: được kết nối với các nước khác
trên thế giới, mở rộng tầm nhìn và đào tạo ra những con người có năng lực cao.


Tuy nhiên, nó cũng đem lại những thách thức về chuẩn đầu ra và cơ hội nghề
nghiệp. Do đó, chương trình Giáo dục phổ thông mới ra đời với sứ mệnh đổi
mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. Nghị
quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI) của Đảng
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã quán triệt việc chuyển mục
tiêu dạy học từ định hướng kiến thức sang định hướng năng lực - trong đó đổi
mới các hoạt động tổ chức dạy học được xem là một trong những giải pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất
của HS.
Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học nói chung và giờ học
Ngữ văn THPT nói riêng cần có sự đổi mới mạnh mẽ mơ hình tổ chức dạy học
trong việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Nghĩa là trong giáo án của mình
giáo viên cần phải thể hiện rõ các hoạt động của học sinh, đây là những nội dung
chiếm vị trí chủ yếu trong tiến trình tổ chức dạy học. Theo hướng dẫn của Bộ
GD & ĐT, tiến trình hoạt động theo mơ hình trường học mới Việt Nam bao gồm
5 bước. Quy trình này được vận dụng vào mỗi bài học, tiết học cụ thể gồm các
hoạt động sau:
- Hoạt động khởi động/trải nghiệm/ tạo tình huống xuất phát.
- Hoạt động hình thành kiến thức
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động ứng dụng/ vận dụng
- Hoạt động tìm tịi, mở rộng.
Trong các hoạt động đó, có thể thấy hoạt động khởi động là bước đầu tiên
nhưng có vai trị rất lớn đối với các hoạt động tiếp theo. Hoạt động này chiếm
thời lượng không nhiều ( 5 -7 phút) trong tồn bộ tiết dạy nhưng vẫn có khả
năng quyết định sự thành cơng của giờ dạy.
Vì vậy tơi thiết nghĩ sẽ phải tận dụng triệt để và phát huy tối đa hiệu quả
của bước này, đây cũng là lí do để tôi nghiên cứu đề tài: “Tạo hứng thú học tập
môn Ngữ văn cho học sinh ở trường THPT Lê Lợi bằng giải pháp thiết kế các
hoạt động khởi động”

1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài, “Tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh ở
trường THPT Lê Lợi bằng giải pháp thiết kế các hoạt động khởi động”, là tìm ra
những phương pháp trong những hoạt động của thầy và trò trong phần việc đầu
tiên của tiến trình giờ học. Từ đó:
- Thấy được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đầu tiên của
giờ dạy: Khởi động, một phần việc chiếm lượng thời gian rất nhỏ trong cả tiết
dạy 45 phút nhưng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nhất là trong định hướng đổi
mới hiện nay.
2


- Đề xuất một vài biện pháp để phần khởi động trở nên có hiệu
quả và có sức hấp dẫn hơn, giúp học sinh có hứng thú trong giờ học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác phẩm trong chương trình ngữ văn THPT.
- Phương pháp giảng dạy các tiết đọc - hiểu trong chương trình Ngữ văn
THPT
- Đề tài được trực tiếp áp dụng ở các lớp 11A8, 11A11, của trường phổ
thông chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê và phân loại.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, lí giải.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
a. Khái niệm hoạt động Khởi động
Hoạt động “Khởi động” là hoạt động đầu tiên khi bắt đầu một bài học
mới theo mơ hình tổ chức dạy học, theo tiến trình hoạt động học gồm 5 bước
nhằm phát triển năng lực của học sinh.
b. Vai trò của hoạt động Khởi động

Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ
nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc “kích hoạt”sự tích cực của người
học.
Thứ nhất, hoạt động khởi động có vai trò tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Một khởi động bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho học
sinh. “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó
vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại khối cảm cho cá nhân trong q
trình học tập”. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, u thích
đối với mơn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối
với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình u
đối với mơn học. Dạy học trị khơng có hứng thú cũng chỉ như “ đập búa trên sắt
nguội ” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “ thắp lửa đam mê ”.
Đặc biệt đối với mơn học Ngữ văn, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá
đến tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
Thứ hai, hoạt động khởi động là huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng
của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu ví tri thức, kĩ năng HS
tiếp nhận được ví như ngơi nhà, thì nền móng sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ
năng vốn có, nền tảng của người học. Quan điểm dạy học kiến tạo đặc biệt chú ý
đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học
tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì vậy, việc khởi động bài học hiệu
quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần
thiết cho việc học bài mới. Việc thiết kế chương trình Ngữ văn theo các cấp thực
chất là một vòng tròn đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu
hơn những tri thức đã được trang bị từ cấp học trước. Đó là một tiền đề để thầy
cơ thiết kế hoạt động khởi động.
3


Thứ ba, hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người
học. Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò,

nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều
muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trị mong
muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học,
thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu
thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt
động tìm tịi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, GV phải là người có ý tưởng,
biết gieo vấn đề để kích thích trí tị mị của người học.
Tóm lại, hoạt động Khởi động trong dạy - học Văn như khúc dạo đầu của
một bản nhạc. Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềm đam
mê học hỏi, tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo.
c. Yêu cầu đối với phương pháp Khởi động
Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vịng 45 phút, nên khi soạn giảng cũng
như tiến trình lên lớp người dạy không được ‟rộng rãi” thời gian ở bước này.
Thông thường, người dạy chỉ giành khoảng 5 – 7 phút để khởi động bài mới.
Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học nhằm giúp học
sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và
kĩ năng mới. Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh
nghiệm đã có trước đó của người học. Việc tổ chức hoạt động khởi động giúp
giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong
cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế
tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Do vậy, khi thiết kế nhiệm vụ của
hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:
* Tình huống/câu hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh
nghiệm sẵn có nào của học sinh ? (học sinh đã học kiến thức/kĩ năng đó khi
nào?) Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có đó thì học sinh có thể thực
hiện nhiệm vụ đã nêu đến mức độ nào?
* Dự kiến các câu trả lời/sản phẩm mà học sinh có thể hồn thành. Để
hồn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, học sinh cần vận dụng kiến
thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong hoạt động hình thành kiến
thức? (Có thể khơng phải là tồn bộ kiến thức/kĩ năng mới trong bài).

* Câu hỏi, bài tập: trong mỗi bài học, hoạt động khởi động thường gồm 13 câu hỏi, bài tập với yêu cầu:
- Quan sát tranh/ảnh để trao đổi về một vấn đề liên quan đến bài học; câu
hỏi, bài tập vừa ôn lại kiến thức đã học vừa kết nối với bài mới.
- Trò chơi: một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú
trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài
học.
- Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát…: một số hoạt động yêu cầu HS đọc
diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các
hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm
tạo ra khơng khí sơi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
* Các câu hỏi/bài tập ở hoạt động khởi động không nên mang nặng tính lí
thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung
4


bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học. Nhiệm vụ đặt ra
nên gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết
ban đầu về chúng, tạo điều kiện cho HS có thể huy động được kiến thức đã học
để giải quyết, qua đó giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài
mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện.
d. Ý nghĩa, tác dụng
- Đối với học sinh
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Nuôi dưỡng bầu khơng khí lớp học.
+ Tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến.
+ Giúp học sinh có định hướng tốt trong quá trình học tập.
- Đối với giáo viên
+ Đây là một trong các bước lên lớp để hoàn thiện giờ học.
+ Giáo viên nắm được khả năng chuẩn bị bài của học sinh.
+ Giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp nội dung.
+ Là hình thức để giáo viên đánh giá tinh thần, thái độ học tập của học

sinh.
e. Cách thức tiến hành
- Đối với giáo viên:
+ Nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy.
+ Chuẩn bị tốt giáo án và phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương
tiện hiện đại như dùng máy chiếu, giáo án điện tử để hỗ trợ.
+ Giáo viên cần phải nắm vững trình độ và tâm lí học sinh: Đối với mỗi
đối tượng học sinh cần áp dụng các biện pháp khởi động khác nhau sao cho phù
hợp để tạo hiệu quả và tăng sức hấp dẫn.
+ Giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài học.
+ Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể để chọn biện pháp khởi động: Nội dung
bài học, thời gian, trình độ học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Học sinh cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt
+ Học sinh phải có tinh thần và thái độ học tập tích cực.
2.2. Thực trạng
Qua quá trình khảo sát và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng giảng
dạy và học tập môn Ngữ văn tại trường THPT Lê Lợi như sau:
2. 2.1. Về phía giáo viên
a. Thuận lợi
- Các thầy cô giáo trong tổ ngữ văn trường THPT Lê Lợi, đều là những
thầy cơ tâm huyết, u nghề, có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ đạt chuẩn và
vượt chuẩn.
- Các thầy cơ giáo trong tổ ngữ văn đều có ý thức đổi mới phương pháp
dạy học theo tiến trình hoạt động học để phát phát huy năng lực và phẩm chất
của học sinh.
b. Tồn tại, hạn chế
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin với các phần mềm thiết kế bài
học như: powerpoint; E – learning… còn hạn chế, đặc biệt với những giáo viên
tuổi cao.

5


- Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học
cịn chưa thường xun.
- Mơ hình dạy học theo hướng phát triển năng lực cịn mới, tài liệu tập
huấn chủ yếu là lí thuyết nên nhiều giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy theo
tiến trình hoạt động học gồm 5 bước, nhất là bước khởi động.
+ Trong các bài học, hoạt động khởi động của HS chưa được chú trọng và
chưa đạt hiệu quả cao.
+ Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động mà đi thẳng
vào nội dung bài học mà chỉ sử dụng những lời dẫn của giáo viên mà chưa chú ý
đến học sinh. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi
động cho giáo viên là chủ yếu bởi học sinh vẫn đóng vai trị thụ động lắng nghe,
khơng khơi dậyđược hứng thú của học sinh.
+ Cũng có trường hợp giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học khởi động
thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, tâm lý giáo
viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành nhiều thời gian
cho hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án” hoặc không đủ thời gian dành
cho việc khai thác kiến thức mới. Việc khởi động tiết học như thế khơng kích
thích được nhu cầu khám phá, hiểu biết của học sinh, không tạo được hứng thú
cho học sinh. Đặc biệt là đặt trong bối cảnh hiện nay, học sinh khơng cịn hứng
thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổ biến, chất lượng học tập giảm
sút thì việc khởi đầu khởi động tiết học như vậy sẽ không tạo được hứng thú học
tập cho học sinh.
+ Lại cũng có trường hợp giáo viên cịn lạm dụng hoạt động này. Chẳng
hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học, hoặc lựa chọn
các tình huống khơng phù hợp hoặc q đơn giản dẫn đến các em có thể trả lời
được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề. Một số giáo viên dành thời
gian cho hoạt động này q ít hoặc q nhiều. Khơng những thế, ở một số tiết

dạy giáo viên còn chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình mà cố
giảng giải và chốt luôn kiến thức ở hoạt động này.
2.2.2. Về phía học sinh
a. Thuận lợi
Ở trường THPT Lê Lợi, học sinh đa phần có năng lực tiếp thu tốt, nên
việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào các bài học rất thuận
lợi. Các lớp học gồm đủ các học sinh có năng lực học tập từ giỏi, khá, trung
bình. Số học sinh khá, giỏi rất năng động, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tích
cực tham gia vào các hoạt động khởi động bài học.
b. Tồn tại, hạn chế
Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng niềm đam mê Văn học trong học sinh
đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do Văn học là môn học khó chiếm lĩnh, dù các
em thích văn nhưng khơng phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng.
Phần khác, cũng do lối dạy văn còn mang nặng tính truyền thống, hàn
lâm, khơ khan, cách giảng dạy truyền thụ một chiều, đọc chép,… vốn dĩ rất
nhàm chán, khiến học sinh ngày càng khơng có hứng thú với văn chương.
6


Thời gian biểu học tập của bản thân học sinh quá nhiều như: học trên lớp,
học bồi dưỡng, học thêm,…nên có rât ít thời gian để nghiên cứu bài học đặc biệt
là bài học môn Văn…..
2.3. Một số giải pháp
2.3.1. Giải pháp 1: Hoạt động khởi động bằng các câu hỏi, bài tập
* Câu hỏi /tình huống giả định.
- Mơ tả: Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình
huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng
tượng. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài. Các câu hỏi trong phần khởi động có thể
chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của
mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp

học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo
hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan hoặc tương tự
với tình huống/ hoàn cảnh của nhân vật trong văn bản.
- Cách thực hiện:
+ Hoạt động của giáo viên: giáo viên đặt học sinh vào tình huống ấy và
cho các em trình bày suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề. Để hoạt động được sơi
nổi hơn, giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trả
lời.
+ Hoạt động của học sinh: học sinh đặt mình vào tình huống, suy nghĩ
hoặc trao đổi nhóm tùy theo u cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi về một vấn đề
liên quan đến chủ đề bài học.
- Ví dụ: Khi dạy bài Tôi yêu em- Puskin (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập
2, trang 59).
Giáo viên tiến hành hoạt động khởi động bài học bằng cách tổ chức cho
học sinh cùng thảo luận, trao đổi về chủ đề: Tình yêu. Câu hỏi đưa ra là: Ở lứa
tuổi học trò, chắc hẳn trong số các em đã có những rung động đầu đời. Quan
điểm của em về một tình yêu đẹp? Ở lứa tuổi của mình, em sẽ cần phải làm gì để
xây dựng một tình bạn, tình yêu đẹp?
Học sinh sẽ có cơ hội để nói lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về
tình yêu, đặc biệt tình yêu ở độ tuổi vị thành niên của chính các em. Sau đó, giáo
viên sẽ dẫn vào bài học: Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của nhân loại, Xn
Diệu – ơng hồng của thơ tình Việt Nam đã từng nói: “Làm sao sống được mà
khơng u?/ Khơng nhớ khơng thương một kẻ nào”. Khi bước vào vườn thơ
tình của nhân loại, ta bắt gặp muôn vàn những bông hoa tình u với mn vàn
màu sắc. Có tình u tầm thường, tình u cao cả, tình u ích kỉ, vẩn đục, tình
u trong sáng… và “Tơi u em” của Puskin là một bài thơ thấm đẫm nỗi buồn
của một mối tình đơn phương, vơ vọng nhưng rất giàu giá trị nhân văn. Bài học
hôm nay cô cùng các em sẽ đi vào tìm hiểu bài thơ này.
- Tính mới: Việc tiến hành hoạt động khởi động bằng phương pháp đặt câu

hỏi tình huống giả định giúp học sinh có một tâm thế và kiến thức cần thiết cho
bài mới khá hiệu quả.
* Xem tranh, ảnh hoặc video, sau đó trả lời câu hỏi/ bài tập.
- Chuẩn bị: Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, một
7


số hình ảnh, đoạn phim, đĩa nhạc ... (nếu khơng có máy móc cơng nghệ thì giáo
viên có thể in sẵn một số hình ảnh) liên quan đến bài học. Sau đó thiết kế một số
câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học.
- Cách thực hiện:
+ Hoạt động của giáo viên:
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh, đoạn phim liên quan đến bài học,
sau đó nêu câu hỏi (nếu là video giáo viên phải dự kiến thời gian trình chiếu
video cho phù hợp).
Sau thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên định hướng,
nhận xét. Kết thúc hoạt động, giáo viên đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời
câu hỏi và có thể ghi điểm cho học sinh nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. Từ đó
dẫn vào bài mới.
+ Hoạt động của học sinh: xem hình ảnh, đoạn phim suy nghĩ hoặc trao
đổi nhóm tùy theo yêu cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan
đến chủ đề bài học.
- Ví dụ
+ Ví dụ 1: Bài Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân (Sách giáo khoa Ngữ văn
11, tập 1, trang 107).
Giáo viên chuẩn bị video cho học sinh xem 1 đoạn phim tư liệu nói về
nghệ thuật thư pháp có độ dài khoảng 2 phút.
Sau khi học sinh xem xong đoạn phim tư liệu, giáo viên nêu câu hỏi thứ
nhất: Em hãy cho biết đoạn phim tư liệu trên nói về nét đẹp văn hóa truyền
thống nào của dân tộc? (học sinh suy nghĩ trả lời: Đó là thú chơi chữ đẹp – nghệ

thuật thư pháp – 1 nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam). Giáo viên
nêu câu hỏi thứ 2: Trong chương trình THCS em đã được học tác phẩm nào nói
về nghệ thuật thư pháp (thú chơi chữ)? Tác phẩm đó đã để lại trong lòng bạn đọc
dư âm như thế nào? Nghệ thuật thư pháp đến nay có cịn thịnh hành nữa hay ko?
( HS suy nghĩ trả lời: Đó là bài thơ “ Ơng đồ” của Vũ Đình Liên. Bài thơ đã để
lại trong lòng bạn đọc một nỗi buồn man mac, sự tiếc nuối về một vẻ đẹp văn
hóa truyền thống của dân tộc đã bị lụi tàn. Nghệ thuật thư pháp đến nay vẫn còn
tồn tại và phát triển).
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên định hướng vào bài, nhấn mạnh truyền
thống chơi chữ của các nhà Nho xưa được gọi là nghệ thuật thư pháp - đó là nét
đẹp văn hóa dân tộc “vang bóng một thời”. Để giúp các em có thêm những hiểu
biết về bộ môn nghệ thuật này và người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp đó. Trong buổi
học này cơ, cùng các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn cũng đề cập đến bộ mơn
nghệ thuật trên, đó là truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
+ Ví dụ 2: Bài Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng (Trích “Số
đỏ”, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 122).
Giáo viên chuẩn bị video, cho học sinh xem trích đoạn cảnh đám ma
trong phim Trị đời (sản xuất năm 2013, được chuyển thể từ tiểu thuyết Số đỏ),
đoạn video này có độ dài thời gian 3 phút.
Sau khi học sinh xem xong, giáo viên nêu câu hỏi thứ nhất: Cảnh đám ma
các em vừa xem có phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt không? (Dự
kiến câu trả lời của học sinh hầu hết là không phù hợp). GV nêu câu hỏi thứ hai:
8


Tại sao tác giả kì cơng miêu tả một đám ma với nhiều chi tiết đi ngược lại truyền
thống văn hóa nước ta như vậy?
Câu hỏi này có tác dụng kích thích trí tị mị, thu hút sự chú ý của học
sinh, kể cả những học sinh chưa chuẩn bị bài cũng hứng thú tìm hiểu bài học.
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng cho học sinh biết đây

là dụng ý của tác giả - người được mệnh danh là “ơng vua phóng sự đất Bắc”
với tài năng nghệ thuật trào phúng bậc thầy.
- Tính mới: Hình thức khởi động này dễ thực hiện, giáo viên chuẩn bị có
thể áp dụng cho nhiều bài học khác nhau. Đồng thời câu hỏi/ bài tập khởi động
nhanh này khơng nặng nề về lí thuyết mà huy động kiến thức, kinh nghiệm thực
tiễn có liên quan tới nội dung bài học để học sinh vừa nhớ lại kiến thức đã học
vừa kết nối với bài học mới. Vì thế, giáo viên có thể bắt đầu giờ học từ sự hứng
thú, phát huy sự chủ động, tích cực của học sinh.
* Hệ thống câu hỏi trả lời trắc nghiệm.
- Chuẩn bị: Ở hoạt động này giáo viên sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động này có thể áp dụng khi giảng
dạy ở những bài học có 2 tiết hoặc nhiều hơn (áp dụng ở tiết thứ 2 trở đi) để tái
hiện, củng cố lại kiến thức đã học cho học sinh, từ đó tạo ra một mạch logic để
học sinh nắm bắt kiến thức mới tốt hơn.
- Cách thực hiện:
+ Hoạt động của giáo viên: giáo viên có thể trình chiếu hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm trên bài giảng điện tử hoặc in ra giấy cho học sinh. giáo viên gọi
một học sinh đứng dậy trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý, kèm thêm lời chú thích
giảng giải lí do lựa chọn đáp án (nếu có) và cho điểm học sinh.
+ Hoạt động của học sinh: học sinh sẽ suy nghĩ, lựa chọn đáp án, trả lời.
- Ví dụ: Bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến (Sách giáo khoa Ngữ văn
11, tập 1, trang 21 ).
Câu 1: Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền văn
học dân tộc ở thể loại nào?
A. Thơ thất ngơn bát cú Đường luật.
B. Hát nói.
C. Thể thơ song thất lục bát.
D. Thơ Nôm.
Câu 2: Bài thơ “Thu điếu” được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Thất ngôn
Câu 3: Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài “Thu
điếu” là vùng quê nào?
A. Đồng bằng Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Bắc Bộ
D. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
Câu 4: Điểm nhìn trong bài “Thu điếu” rất đặc sắc, được thể hiện:
A. Cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.
B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa và rồi từ cao, xa trở lại
gần.
C. Cảnh thu được đón nhận khơng theo một trật tự nào.
D. Cảnh thu được ngắm theo trình tự thời gian.
Câu 5: Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là:
9


A. Màu vàng úa
B. Màu xanh ngắt
C. Mùa trắng toát
D. Mùa đỏ
Câu 6: "Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"
(Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) nghĩa là:
A. Rất vắng, khơng có hoạt động của con người.
B. Khơng có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.
C. Vắng vẻ và thưa thớt.
D. Vắng vẻ và lặng lẽ.
Đáp án: 1D, 2C, 3C, 4B. 5B, 6A

* Tính mới của giải pháp:
Như vậy, trong hoạt động khởi động dạng Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài
tập người dạy có thể chuẩn bị từ 1 đến 4 câu hỏi, bài tập. Các bài tập này thường
là quan sát tranh/ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến
bài học. Cũng có một số bài tập không sử dụng tranh/ảnh mà trực tiếp ôn lại
kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới hoặc khai thác, bổ sung các kiến thức về xã hội,
kĩ năng sống ... nhưng thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu hỏi.
Các câu hỏi này có thể mang tính lý thuyết hoặc huy động những kinh nghiệm
thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo hứng thú, tích cực, chủ động,
sáng tạo cho học sinh.
2.3.2. Giải pháp 2: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức các trị
chơi, game trí tuệ.
Giáo viên có thể thiết kế trò chơi để đưa vào hoạt động hoạt động khởi
động bài học. Rất nhiều trị chơi ngồi mục đích giải trí cịn có thể giúp HS ơn
tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một
cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trị chơi giúp các em vận động tay
chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước
gây ra. Giáo viên có thể vào bài mới qua việc tổ chức các trị chơi nhanh như: Ơ
chữ bí mật, Đuổi hình bắt chữ, Thi tài hiểu biết kịch sử, Tiếp sức, Đoán ý đồng
đội, Vịng quay kì diệu, Thả thơ....
Trong tiết học Ngữ văn các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên
quan đến kiến thức của các tiết học trước như: học sinh sẽ được tái hiện kiến
thức về tác giả, tác phẩm hay kiểm tra nhận thức của HS về những vấn đề liên
quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách hấp dẫn.
Muốn sử dụng hiệu quả trò chơi trong hoạt động khởi động trước hết giáo
viên phải nắm được quy trình, cách thức tổ chức trị chơi và những u cầu khi
tổ chức trị chơi.
* Quy trình, cách thức tổ chức trò chơi
- Lựa chọn trò chơi: phù hợp với mục tiêu bài học.
- Chuẩn bị tổ chức trò chơi: Thiết kế giáo án trò chơi; chuẩn bị thực hiện

“giáo án” trò chơi.
- Tổ chức trò chơi: giới thiệu thể lệ và cách thức trò chơi; cho HS thực
hiện trò chơi.
- Kết thúc trị chơi: Phát phần thưởng (nếu có) và nêu vấn đề bài học.
* Những điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi
10


- Trước khi tổ chức trò chơi: giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện
cần thiết, tạo hiệu ứng, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài mới, dự kiến tình
huống xảy ra và cách xử lí tình huống, kết quả đạt được qua trị chơi. Để có
những trị chơi hấp dẫn, giáo viên phải sáng tạo không ngừng đồng thời khuyến
khích các em tham gia nhiệt tình, chơi hết mình. Giáo viên có thể sử dụng linh
hoạt, hiệu quả các bộ game (bộ trò chơi) đã được thiết kế sẵn. Điều thú vị là
những phần mềm game này được thiết kế hình ảnh và âm thanh rất sinh động do
vậy hấp dẫn hầu hết học sinh trong lớp tham gia. Nội dung câu hỏi được giáo
viên biên soạn và chọn lựa sao cho phù hợp với mục tiêu bài học và đối tượng
học sinh.
- Trong quá trình tổ chức chơi: giáo viên cần theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện luật chơi và các nội dung của trò chơi để kịp thời uốn nắn, sửa đổi vào
những lần chơi sau; nếu trong quá trình chơi, nhiều học sinh chơi sai thì phải
dừng trị chơi và hướng dẫn lại.
- Kết thúc trò chơi: giáo viên cần nhận xét việc thực hiện trò chơi của học
sinh, chú ý đến những học sinh nhút nhát; giáo viên cần kích thích học sinh trao
đổi và tích cực tham gia vào hoạt động chơi; khuyến khích, động viên học sinh
kịp thời, khơng nên chê trách khi các em mắc lỗi, cần khéo léo hướng dẫn học
sinh thực hiện lại yêu cầu của trò chơi
* Trị chơi “Ơ chữ bí mật”
- Mơ tả: Trị chơi “Ơ chữ bí mật” nếu được thực hiện trên giáo án điện tử
thì sẽ rất hấp dẫn với học sinh, giáo viên thiết kế cũng đơn giản, không tốn nhiều

thời gian. Tùy theo lực học của học sinh mỗi lớp, giáo viên truyền tải nội dung
bài học vào ô chữ cho phù hợp.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị ô chữ và các câu hỏi gợi ý theo từng chủ
đề và nội dung kiến thức mỗi bài học.
- Cách thực hiện: giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt cử
đại diện chọn ơ chữ. Nhóm nào giải được nhiều ơ chữ hơn hoặc tìm được từ
khóa trước sẽ là nhóm chiến thắng.
- Ví dụ:
+ Bài Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh (Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 2, trang 100).
Ô chữ gồm 5 từ hàng ngang và 1 từ chìa khố. Các từ hàng ngang cùng
liên quan về một nội dung. Với mỗi từ sẽ có một gợi ý. Tuy nhiên, từ chìa khố
sẽ khơng có gợi ý, nhiệm vụ của HS là phải xâu chuỗi tồn bộ dữ kiện đã tìm
được và đốn ra từ chìa khố.
Câu hỏi gợi ý:
Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái: Đây là công việc thường thấy của các nhà
nghiên cứu văn học.
Hàng ngang số 2 có 8 chữ cái: Đây là nhà thơ được xem là người đánh
dấu cho những chuyển biến từ thơ cũ sang thơ Mới.
Hàng ngang số 3 có 4 chữ số: Năm mất của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.
Hàng ngang số 4 có 7 chữ cái: Tên gọi khác của những người làm thơ.
Hàng ngang số 5 có 5 chữ cái: Đây là nhà thơ được đánh giá là “con
người của hai thế kỉ”.
11


Bảng ơ chữ:

P


T


P

H

Ê

B

Ì

N

H

H

A

N

K

H

Ơ

I


1

9

0

9

H

I

N

H

Â

N

N

Đ

À

T

Từ chìa khóa: Hồi Thanh.

Giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức về mối quan hệ giữ
các từ hàng ngang và từ chìa khóa: Hồi Thanh là nhà phê bình xuất sắc của Văn
học Việt Nam hiện đại với tác phẩm nổi tiếng Thi nhân Việt Nam. 1909 là năm
mất của cụ Tam nguyên Yên Đổ và cũng là năm sinh của Hồi Thanh. Phan
Khơi và Tản Đà là những cây bút đặt nền móng cho sự chuyển giao từ thơ cũ
sang thơ mới, được tác giả Hoài Thanh dành khá nhiều bút lực để viết về hai ơng
trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
- Tính mới: Với thực trạng học sinh lười đọc, lười nghiên cứu bài học,
soạn bài hoặc làm bài đối phó bằng cách chép sách tham khảo như hiện nay thì
trị chơi “Ơ chữ bí mật” có tác dụng kích thích học sinh chuẩn bị bài mới. Bắt
buộc học sinh đọc, chuẩn bị bài chu đáo thì mới có thể tham gia tốt trò chơi này.
* Trò chơi “Thi tài hiểu biết lịch sử của em”
- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị giáo án powerpoint, máy chiếu, những câu
hỏi hoặc hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài học có sử dụng trò chơi.
Thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của
bài học.
- Cách thức thực hiện: Gv chia lớp làm 4 đội thi tương ứng với 4 tổ. GV
đọc các sự kiện, chiến công của một số nhân vật lịch sử. Sau đó yêu cầu các đội
nói tên nhân vật, đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Đội thi nào chiến
thắng sẽ nhận được một tràng vỗ tay chúc mừng của cả lớp hay phần thưởng của
cô giáo.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1 : Bài “Đại cáo bình Ngơ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2,
trang 16 ).
Giáo viên có thể tiến hành hoạt động khởi động bài học qua việc tổ chức
trò chơi “Thi tài hiểu biết lịch sử của em”.
• Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị câu hỏi về các nhân vật lịch sử. Gv có thể
đọc hoặc trình chiếu các câu hỏi.
• Cách thức thực hiện: giáo viên chia cả lớp làm 4 đội thi tương ứng với 4
tổ. GV đọc các sự kiện, chiến công của một số nhân vật lịch sử. Sau đó yêu cầu

các đội nói tên nhân vật, đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Đội thi nào
chiến thắng sẽ nhận được một tràng vỗ tay chúc mừng của cả lớp hay phần
thưởng của cô giáo.
12


(1) 16 tuổi, căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than
mà khơng hề hay biết, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “ Phá cường địch báo
hồng ân”, góp cơng đánh thắng giặc Mông – Nguyên lần thứ hai.
Đáp án: Trần Quốc Toản
(2) Ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông – Nguyên, được nhân dân tôn
vinh là Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”
Đáp án: Trần Hưng Đạo
(3) Đánh bại quân tống vào năm 1075- 1077, nổi tiếng với chiến thắng
trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt và thường được coi là tác giả của bài thơ
thần “Nam quốc sơn hà”
Đáp án: Lý Thường Kiệt
(4) Ban “ Chiếu đời đô ” (Thiên đô chiếu) vào mùa xuân năm 1010 để
chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại
La (Hà Nội)
- Đáp án: Lí Cơng Uẩn
(5) Người chịu oan án Lệ Chi Viên, tác giả của tập thơ Nôm nổi tiếng
“Quốc âm thi tập”.
Đáp án: Nguyễn Trãi
Từ câu trả lời của HS, GV đặt câu hỏi: Các nhân vật được nhắc đến ở trên
có chung đặc điểm gì? Trong các nhân vật ấy ai là tác giả của bản Tuyên ngôn
độc lập lần thứ nhất của dân tộc.
Đáp án: Cả 5 nhân vật được nói đến ở trên đều là những vị anh hùng nổi
tiếng trong lịch sử dân tộc, có cơng rất lớn trong sự nghiệp đánh đưổi giặc ngoại
xâm bảo vệ đất nước. Trong đó, Lý Thường Kiệt là người đã sáng tác bài thơ ‟

Nam quốc sơn hà”- bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của
dân tộc.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đặt tiếp câu hỏi: Em có biết tác phẩm
nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc không?
Học sinh trả lời: Tác phẩm ‟ Đại cáo bình Ngơ” được coi là bản Tuyên
ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới: Suốt bốn ngàn
năm lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc
lập dân tộc. Một số áng văn ra đời vào những thời điểm trọng đại của lịch sử
được coi như những Tuyên ngôn Độc lập mang dấu ấn một thời và có giá trị
trường tồn cùng dân tộc: thế kỉ XI có “Nam quốc sơn hà” (tương truyền của Lí
Thường Kiệt) - được coi là bản tun ngơn độc lập lần thứ nhất của dân tộc. Thì
thế kỉ XV ‟ Đại cáo bình Ngơ” (Nguyễn Trãi) chính là bản tun ngơn độc lập
lần thứ hai của dân tộc. Vì sao ‟ Đại cáo bình Ngơ” được coi là bản tuyên ngôn
độc lập lần thứ hai của dân tộc? Để thấy được điều này cơ cùng các em đi vào
tìm hiểu tác phẩm ‟ Đại cáo bình Ngơ”.
- Tính mới: Như vậy, hình thức khởi động bài học bằng cách tạo trò chơi
như thế này sẽ giúp học sinh “học mà chơi – chơi mà học”. học sinh ở mỗi đội
thi có cơ hội thể hiện tài hiểu biết kiến thức liên môn văn học – lịch sử. Qua
phần thi, các em đồn kết, gắn bó với nhau hơn, hiểu bạn của mình hơn rất
nhiều. Bên cạnh đó, những học sinh có năng lực vượt trội cũng có dịp thể hiện.
13


* Trị chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”, “ Đuổi hình bắt chữ”.
- Trị chơi “Đuổi hình bắt tác phẩm”
Đây là trị chơi mang tính chất nhận diện. Trị chơi này phù hợp cho
những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Nó có những ưu thế nhất
định như: có khả năng lơi kéo số đơng học sinh tham gia, phát huy trí tưởng
tượng của học sinh, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh, trong thời gian ngắn có

thể giúp học sinh nhớ lại những tác phẩm đã học.
Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị giáo án powerpoint, máy chiếu hoặc tranh
ảnh với những bức hình khác nhau. Những hình ảnh minh họa phải liên quan
đến nội dung bài học có sử dụng trị chơi. Thiết kế một số câu hỏi và đáp án về
những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học.
Học sinh nhìn vào hình ảnh và dựa vào gợi ý của giáo viên nếu có để trả lời.
Cách tổ chức: giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo lên bảng
những bức hình chuẩn bị. Mỗi hình có những điểm gợi ý. Học sinh nhìn vào
hình để đốn tên tác phẩm. Ai đốn nhanh và đốn đúng sẽ có điểm. Hoặc giáo
viên cho học sinh điền các từ, câu thơ còn thiếu trong một đoạn thơ, bài thơ…
Tổng kết đánh giá: giáo viên nhận xét rút ra nội dung bài học, tuyên
dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập trung.
Ví dụ: Khi dạy bài ‟ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ” (Sách
giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, trang 82).
Giáo viên có thể tiến hành hoạt động khởi động bằng cách tổ chức học
sinh cùng tham gia trị chơi “Đuổi hình bắt ca dao”. Trên máy chiếu sẽ hiện ra
các hình ảnh là các gợi ý liên quan đến các bài ca dao:
- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày
- Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Học sinh nhìn hình để đọc ra các bài ca dao. Đây đều là các bài ca rất
quen thuộc và gần gũi với các em, cùng nói về chủ đề yêu thương nghĩa tình.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Theo em chủ thể trữ tình của ba bài ca dao
trên là ai? Họ giãi bày nỗi niềm tâm sự như thế nào?
Học sinh trả lời: Bài ca dao số 1 là lời than thân của cô gái không được
quyền tự quyết định số phận của mình. Bài ca dao số 2 là lời nhắn nhủ về tình
nghĩa thủy chung của con người. Bài ca dao số 3 là nỗi nhớ của con người trong

tình yêu.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới: Nội
dung của các bài các ca dao mà các em vừa tìm hiểu được cũng chính là nội
dung của bài học ngày hơm nay. Cơ cùng các bạn đi vào tìm hiểu bài: ‟Ca dao
than thân, u thương tình nghĩa”
Tính mới: Như vậy, thơng qua tổ chức trị chơi trong một thời gian ngắn
với những hình ảnh sinh động, giáo viên giúp học sinh phát huy khả năng tư duy
nhanh nhạy của mình, tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học và bớt căng thẳng ở
14


học sinh. Từ đó, giáo viên định hướng học sinh tìm hiểu nội dung bài mới một
cách đầy hứng thú.
- Trị chơi “ Đuổi hình bắt chữ”.
Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị giáo án powerpoint, máy chiếu, những hình
ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài học có sử dụng trò chơi. Thiết kế một
số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học.
Cách chơi: giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên bảng
phụ và cho cả lớp đốn những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? HS thảo luận,
đại diện nhóm trả lời câu hỏi. HS nào trả lời được đúng và nhiều hình nhất sẽ
được thưởng tràng pháo tay hoặc cộng thêm điểm.
Tổng kết đánh giá: giáo viên nhận xét rút ra nội dung bài học, tuyên
dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập trung.
Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”.
Ví dụ: Bài : Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật (Sách giáo khoa Ngữ văn 1,
tập 2, trang 97).
Giáo viên chiếu các ảnh ảnh sau và đặt câu hỏi: “Em hãy cho biết, mỗi
hình ảnh sau tượng trưng cho loại hình nghệ thuật nào?

- Học sinh trả lời:

1. Loại hình nghệ thuật hội họa
2. Loại hình nghệ thuật điêu khắc
3. Loại hình nghệ thuật âm nhạc
4. Loại hình nghệ thuật điện ảnh
Giáo viên dẫn dắt vào bài từ những hình ảnh vừa tìm được: Nếu hội họa,
điêu khắc … được tạo bởi màu sắc, đường nét trên giấy, trên gỗ, âm nhạc được
tạo bởi âm thanh và giai điệu thì tác phẩm văn học được tạo bởi chất liệu ngôn
từ nghệ thuật. Vậy thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Phong cách ngơn ngữ nghệ
thuật có đặc trưng gì? Hơm nay cơ và các em cùng tìm hiểu bài “Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật” để hiểu rõ hơn.
Mục đích trị chơi: Giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy
của mình, tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng
15


ở học sinh. Trị chơi này rất thích hợp sử dụng trong phần khởi động với thời
lượng từ 5 -7 phút.
* Trò chơi “Tiếp sức”
Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu đa năng (hoặc tivi, đầu
quay) và một số hình ảnh, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài học.Thiết kế một
số câu hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học.
Chuẩn bị giấy A4, bút dạ.
Cách thực hiện: Để tạo khơng khí sơi nổi, hấp dẫn để nhiều học sinh tham
gia trò chơi. Giáo viên nêu yêu cầu và định vị thời gian chung cho tất cả các
nhóm tham gia trò chơi là 3 phút. Lần lượt từng học sinh của mỗi nhóm sẽ lên
bảng điền câu trả lời. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thực hiện một lượt chơi,
chuyển quyền thực hiện cho học sinh khác lên điền tiếp. HS cùng đội có thể lên
sửa sai hoặc bổ sung cho học sinh trước để đạt kết quả hoàn chỉnh nhất. Sau khi
hết thời gian quy định, nhóm nào ghi được nhiều kết quả chính xác thì nhóm đó
sẽ chiến thắng.

Ví dụ: Bài Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận (Sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập 2 , trang 109).
Giáo viên chia một phần bảng làm hai cột, yêu cầu học sinh liệt kê lại các
tác phẩm, đoạn trích kịch mà học sinh đã học hay đã từng đọc.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới Thơ, truyện, kịch,
văn nghị luận là những thể loại chính của các sáng tác văn học. Vậy khi tìm hiểu
các tác phẩm thuộc thể loại này chúng ta cần chú ý đến những đặc trưng nào.
Bài học ngày hôm nay cô cùng các bạn sẽ đi vào tìm hiểu điều đó.
Tính mới:
Trị chơi này giáo viên không mất thời gian chuẩn bị nhiều, hiệu quả đem
lại khá cao. Phù hợp với những bài học mang mục đích thống kê lại kiến thức
cũ. Có thể chơi theo hình thức nhóm, tổ hay cá nhân đều được.
2.3.3. Giải pháp 3: Sân khấu hóa lớp học: Đọc, ngâm thơ, kể truyện,
hát, diễn kịch, đóng vai…
* Ngâm thơ, hát bài hát liên quan
Sử dụng âm nhạc để khởi động bài học là hình thức kích thích được sự
hứng thú của học sinh, đánh thức năng khiếu của một số HS. Bởi âm nhạc được
xem là ngôn ngữ dễ dàng đánh thức trái tim và tâm hồn con người một cách kỳ
diệu nhất. Có người từng ví von rằng: khi mọi thứ ngơn ngữ đã trở nên bất lực
chính là lúc âm nhạc lên tiếng. Chính vì thế việc đưa các giai điệu âm nhạc vào
khởi động giờ dạy học Ngữ văn là một việc đáng khích lệ, góp phần đánh thức
những rung động có thể cịn ngủ sâu trong tâm hồn các em học sinh.
Chuẩn bị: Muốn tổ chức tốt hoạt động khởi động bằng hình thức này, yêu
cầu GV chuẩn bị giáo án powerpoint, máy chiếu; sưu tầm, thiết kế được những
hình ảnh, video nhạc hay, ý nghĩa, liên quan đến nội dung bài học muốn giới
thiệu; hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị những bài hát, bài ngâm liên quan đến
chủ đề bài học sắp giảng dạy. Đồng thời, giaó viên chuẩn bị một số câu hỏi để
HS trả lời từ đó dẫn dắt vào bài học.
Cách thực hiện: Gi viên trình chiếu hoặc thể hiện bài hát, bài ngâm đó,
và hướng dẫn học sinh chia sẻ những cảm xúc chân thành của mình khi nghe ca

16


khúc. Từ câu trả lời của học sinh, giaó viên định hướng dẫn dắt, kết nối vào bài
học.
Ví dụ: Bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 2, trang 38).
Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn Video, yêu cầu học sinh chú ý lắng
nghe về ca từ và giai điệu của bài hát để trả lời câu hỏi: Lời bài hát nhắc đế tên
nhà thơ nào? Em cảm nhận như thế nào về ca từ và giai điệu của bài hát?
Học sinh trả lời: Lời bài hát nhắc đến tên nhà thơ Hàn Mặc Tử. Giai điệu
của bài hát nghe rất buồn và rất đau thương.
Từ câu trả lời của học sinh, giaó viên nhận xét và dẫn vào bài mới: Qua
phần trả lời của bạn…., chúng ta dễ dàng nhận ra đó là thi sĩ Hàn Mặc Tử. Qua
ca từ và giai điệu của bài hát chúng ta cảm nhận được có gì đó trầm buồn, bi
thương trong cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Để lí giải được điều đó, chúng ta cùng
đi tìm hiểu bài thơ ‟Đây Thơn Vĩ Dạ” để một phần nào hiểu được cuộc đời của
Hàn Mặc Tử trong tiết học ngày hơm nay.
Tính mới: Sử dụng âm nhạc để khởi động bài học, đây cũng là một hình
thức lí thú, thu hút sự chú ý, đánh thức xúc cảm trong các em. Đồng thời
làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tránh sự nhàm chán đơn điệu.
* Kể chuyện:
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị câu chuyện phù hợp với nội dung bài học, giáo án
powerpoint, máy chiếu đa năng… và câu hỏi để định hướng học sinh đi vào bài
học.
+ Học sinh tự học, soạn bài chuẩn bị cho bài học mới.
- Cách thực hiện:
+ Giáo viên trình chiếu kết hợp kể câu chuyện.
+ Học sinh lắng nghe câu chuyện và sau đó trả lời câu hỏi GV đặt ra.

- Ví dụ: Bài Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ (Sách giáo
khoa Ngữ văn 12, tập 2, trang 142).
Giáo viên cho học sinh nghe một câu chuyện, yêu cầu học sinh chú ý lắng
nghe để trả lời câu hỏi:
Một người đàn ơng nọ đến gặp bác sĩ tâm lí và nói rằng: "Thưa bác sĩ,
lúc nào tơi cũng cảm thấy chán nản, phiền muộn. Tôi thật sự không biết phải
làm gì bây giờ." Vị bác sĩ tâm lý nhìn anh ta và bảo: "Anh có nhìn thấy gánh
xiếc đang biểu diễn kia khơng? Ở đó có một chú hề cực kỳ vui nhộn. Chú ta lúc
nào cũng có thể làm cho anh cười bị lăn bị càng mà khơng hề cảm thấy chán.
Anh hãy đến và xem chú hề ấy biễu diễn, tôi cam đoan với anh rằng anh sẽ
không còn bất kỳ một lý do nào để chán nản và buồn phiền nữa!" .
Người đàn ơng quay lại nhìn vị bác sĩ với ánh mắt buồn rầu: "Thưa bác
sĩ, chú hề đó chính là tơi đây!"
Theo em vì sao chú hề ấy luôn cảm thấy chán nản, buồn phiền? Em rút ra
cho mình bài học gì qua câu chuyện?
Học sinh trả lời: Đó là bởi chú hề ln phải đeo một chiếc mặt nạ làm trò
vui cho mọi người. Chú hề khồn bao giờ được sống thật với những cảm xúc của
17


chính mình. Như vậy con người chỉ thật sự được hạnh phúc, thanh thản, bình an
khi sống là chính mình.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt: Bạn đã phát hiện ra ý nghĩa
của câu chuyện. Con người chỉ thật sự hạnh phúc, thanh thản, bình an khi được
là chính mình! Đây cũng chính là thơng điệp nhân văn mà nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Để hiểu rõ hơn
thơng điệp đó, tiết học hơm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vở kịch đã
từng gây chấn động dư luận này nhé!
- Tính mới: Hình thức khởi động này dễ tổ chức thực hiện, tạo ra sự hứng
thú và khơng khí vui vẻ, phấn chấn trong giờ học vì huy động sự tham gia của cả

lớp. Đồng thời, khởi động bằng hình thức này sẽ rèn luyện năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tư duy phản xạ nhanh, khả năng
tập trung…
* Đóng vai
Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai là phương pháp phù
hợp với đặc trưng dạy - học của môn Ngữ văn. Đây là phương pháp tổ chức cho
học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một
vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách
đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ
thể mà các em quan sát được từ vai của mình.
Phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau:
vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản văn học
thành một kịch bản sân khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định, trình bày
một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau…
Mơ hình đóng vai cực kì tạo hứng thú và gây ấn tượng cho học sinh. Tạo
điều kiện để phát triển óc sáng tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi của học
sinh theo hướng tích cực. Góp phần thúc đẩy động cơ, hiệu quả học tập cao, rèn
luyện kỹ năng tình huống tốt, giúp học sinh nhập vai diễn tả thái độ, ý kiến của
người mà mình đóng vai.
- Cách thực hiện: học sinh làm diễn viên “đóng vai” nhân vật hoặc tác giả
liên quan đến bài học, sau khi thực hiện xong có thể phát biểu cảm nghĩ. Những
người khơng tham gia đóng vai có nhiệm vụ quan sát và nhận xét, trả lời câu hỏi
của giáo viên.
- Một số yêu cầu khi đóng vai :
+Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với lứa
tuổi, trình độ học sinh và điều kiện lớp học. Để hoạt động hiệu quả, giáo viên
giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước.
+ Tình huống nên để mở, có thể khơng cho trước kịch bản để học sinh tự
sáng tạo.
+ Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.

+ Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập
đóng vai để khơng lạc đề.
+ Nên khích lệ cả học sinh có tính nhút nhát cùng tham gia.
+ Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của việc đóng
vai (nếu có điều kiện).
18


- Ví dụ: Bài Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu (Sách giáo khoa
Ngữ văn 12, tập 2, trang 69).
Khi dạy tiết 2, của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa giáo viên tổ chức khởi
động bài học bằng cách cho học sinh đóng vai diễn lại hai phát hiện của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Chuẩn bị: giáo viên phân vai cụ thể cho học sinh: trưởng phòng, nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng, gã đàn ông hàng chài, người đàn bà hàng chài, cậu bé Phác, cô
chị gái, người dẫn truyện. Học sinh chuẩn bị và tập luyện vai diễn ở nhà trước
khi tiết học diễn ra. Giáo viên nên duyệt trước kịch bản của học sinh.
Cách thực hiện: giáo viên mời 7 học sinh đã được phân vai cụ thể lên
trước lớp và dành thời gian cho học sinh đóng vai diễn lại tình huống trong thời
gian 3 phút.
Học sinh rất thích thú, hào hứng khi xem phần vào vai diễn của các bạn.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, giáo viên đã giúp học sinh tái hiện lại được
kiến thức về hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng.
Từ tình huống vừa diễn của học sinh, giáo viên đặt câu hỏi: cảnh bạo lực
trong gia đình người hàng chài diễn ra thường xuyên ‟ ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng”, đây là bi kịch của nhân vật người đàn bà hàng trong
tác phẩm. Nếu em là nhà văn, em sẽ giải quyết nút thắt này như thế nào?
Học sinh có thể tự do đưa ra đáp án: ly dị; ko thể li dị vì những đứa con
cần phải tìm ra một cách giải quyết khác.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới : Nhà văn

Nguyễn Minh Châu đã giải quyết nút thắt của câu chuyện như thế nào? Cô cùng
các em sẽ đi vào tìm hiểu phần tiếp theo của câu chuyện: câu chuyện của người
đàn bà hàng chài ở toà án huyện. Như vậy cách khởi động trên vừa tạo sự hứng
khởi cho các em vừa giúp các em tư duy đề vào bài học mới được tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm khi ứng dụng vào thực tế
giảng dạy
2.4.1. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh, đồng nghiệp trong nhà
trường.
* Đối với học sinh:
- Học sinh các lớp sau khi được áp dụng thực hiện hoạt động khởi động
trong bài học như trên đều có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong giờ học, tránh
được hiện tượng uể oải, nhàm chán, thụ động khi bước vào giờ học môn Ngữ văn.
- Học sinh tiếp cận văn bản có sự hiểu bài sâu, phong phú và nắm vững
kiến thức hơn.
- Học sinh có thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn hơn với mơn học.
* Đối với đồng nghiệp:
Sau khi tham gia dự giờ, thăm lớp áp dụng đề tài, đồng nghiệp cảm thấy
hứng thú hơn với tiết đọc hiểu văn bản và cũng hưởng ứng với những cách tiến
hành của tôi trong phần khởi động của giờ giảng văn. Tôi thiết nghĩ trong dạy
học, đặc biệt dạy học môn Ngữ văn, tạo tâm thế tốt khi bước vào bài giảng là một
việc vô cùng quan trọng. Vì thế, người thầy nên chủ động tìm ra hướng khai thác
mới giúp học sinh tiếp cận bài học một cách chính xác, khoa học, dễ dàng hơn.
2.4.2.. Kết quả kiểm nghiệm
19


Với các phương pháp trên, trong năm học 2020-2021, tôi thực hiện ở các
lớp: 11A8, 11A11 tại trường THPT nơi tôi đang công tác, học sinh được kiểm
tra trắc nghiệm khách quan dạng câu hỏi "có hoặc khơng?": Anh/ chị có hứng
thú với mơn học hay khơng? Kết quả như sau:

Tổng số
Có hứng thú
Khơng hứng thú
Lớp
học
Số học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
sinh
11A8
43
41
95,35%
2
4,65%
11A11
43
39
90,7%
4
9,3%
Kết quả cuối năm so sánh với các lớp đã dạy ở 2 năm học như sau:
Kết quả cuối năm
Số HS
Năm học
khảo sát
Giỏi
Khá
TB

Yếu
2019 – 2020
(chưa áp dụng)
( Đối chứng)
2020 – 2021
(đã áp dụng)
( Thực nghiệm)

11A9: 30

3

23

4

0

11A10: 30

2

22

6

0

11A8: 30


5

25

0

0

6

24

0

0

11A11: 30

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh ở
lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó tỷ lệ học sinh đạt kết
quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là cao hơn rất nhiều, khơng có học sinh
TB, Yếu.
Mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của học sinh lớp thực nghiệm cũng
cao hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm học sinh hiểu bài một cách chắc
chắn, nắm được bản chất của nội dung học tập. Qua các hình thức thể nghiệm
các hoạt động khởi động trong dạy học, kết quả học tập của các em ở lớp thực
nghiệm có tiến bộ rõ rệt, có sự u thích mơn học hơn.
3. PHẦN KẾT LUẬN
Trong tiến trình lên lớp, phần việc “Khởi động” là phần việc đầu tiên. Tuy
số lượng thời gian có hạn (khoảng 5 phút) nhưng lại có ý nghĩa khơng nhỏ trong

việc tạo tâm thế và lĩnh hội kiến thức của học sinh. Để đạt được kết quả tốt nhất,
giáo viên cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị trước nhằm tìm ra được nhiều câu hỏi,
hình thức khởi động bài học tạo được sự hứng thú, hấp dẫn nhằm nhận được sự
hợp tác tích cực của học sinh; phát huy được trí tuệ và bồi dưỡng tình cảm cho
học sinh. Về phía học sinh, cần có sự chủ động, tích cực, sáng tạo tiếp nhận kiến
thức dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên.
Trên đây là những suy nghĩ của bản thân tôi về tầm quan trọng của bước
“Khởi động” trong tiến trình của bài dạy cũng như nhằm đưa ra một vài giải
pháp giúp cho phần củng cố bài học đạt kết quả cao hơn trong giờ đọc - hiểu văn
bản. Rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
20


Tôi xin chân thành cảm ơn
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 12 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Loan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa- Lớp 10, 11, 12(tập 1 và tập 2), NXB Giáo dục, 2007
2. Phương pháp dạy học văn, NXB Giáo dục, 2007
3. Kĩ năng Đọc – Hiểu văn bản, NXB Giáo dục,2007
4. Giới thiệu một số phương pháp dạy học cải tiến (ĐHKHTN - ĐHQGTPHCM)
5. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Phạm Thị Thu Hương, Thiết kế bài học Ngữ
văn 11, tập 1-2, NXB Giáo dục, 2008

6.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ GD&ĐT - NXB Giáo dục.
7. Ngoài ra còn tham khảo một số SKKN của đồng nghiệp.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

TT

1
2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Trực quan trong giảng văn.
Cấp Tỉnh
Một số phương pháp hướng dẫn
học sinh tìm hiểu các bài đọc
Cấp Tỉnh
thêm trong chương trình Ngữ
Văn 11.

Kết quả
đánh giá

Năm học
xếp loại đánh giá xếp
(A, B,
loại
hoặc C)

C

2004-2005

C

2013-2014

22


23



×