Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.41 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG VĂN THẬP

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
PHỤC HỒI RỪNG THỨ SINH NGHÈO TRÊN NÚI ĐÁ VÔI
TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2008


1

Đặt vấn đề
Việt Nam có diện tích tự nhiên 33,12 triệu hecta, trong đó diện tích đất
lâm nghiệp 18,77 triệu hecta, chiếm 56,67%. Nằm trên bán đảo Đông Dương,
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình chia cắt phức tạp, trải
dài qua nhiều vùng sinh thái khác nhau, Việt Nam có nguồn tài nguyên phong
phú, có tính đa dạng sinh học và đặc hữu cao. Tuy nhiên, do chiến tranh kéo
dài dẫn đến sự đói nghèo, cộng với cơ chế chính sách chưa phù hợp dẫn đến
rừng bị tàn phá nặng nề, nhiều nguồn tài nguyên động, thực vật rừng quý hiếm
bị tuyệt chủng (năm 1943 diƯn tÝch rõng lµ 14,3 triƯu hecta vµ sau 50 năm
diện tích rừng hiện nay chỉ còn xấp xỉ 13 triệu hecta). Trong những năm gần
đây, Đảng và Nhà nước ta đà không ngừng quan tâm tới phát triển lâm nghiệp,
thông qua các chính sách hỗ trợ bằng các chương trình dự án như chương trình


327, chương trình 661, v.v, do đó diện tích rừng đà được tăng lên nhưng
không đáng kể, bên cạnh đó các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng vẫn còn tiếp diễn. Đặc biệt rừng trên núi đá vôi đà bị giảm sút
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Những tác động này đà ảnh hưởng
lớn đến khả năng tồn tại của rừng, làm mất cân bằng hệ sinh thái, diễn thế
rừng đi theo chiều tiêu cực [31].
Đảo Cát Bà là đảo đặc trưng cho hệ sinh thái rừng - biển. Nơi đây có
Vườn Quốc gia danh tiếng, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong
và ngoài nước. Địa danh này không chỉ có vẻ đẹp hấp dẫn mà còn là một kho
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý và
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng
trên núi đá vôi nói riêng có ý nghĩa to lớn và thiết thực về các mặt kinh tế, xÃ
hội, văn hoá, khoa học và môi trường.
Rừng trên núi đá vôi ở Cát Bà có cấu trúc và tổ thành phong phú trên địa
hình phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn kiểu rừng này đà trở nên nghèo
kiệt, nhiều loài cây quý trong rừng như; Đinh, Nghiến, Hoàng Đàn, Kim Giao,


2

Cọ Hạ Long đà khan hiếm và đang bị đe doạ biến mất. Một khi hệ sinh thái
rừng trên núi đá vôi bị tàn phá thì khả năng tự phục hồi gặp rất nhiều khó
khăn, đặc điểm này khác hẳn với hệ sinh thái rừng núi đất.
Mặc dù vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được những giải
pháp đồng bộ cho hoạt động phục hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi tại
VQG Cát Bà, cụ thể là:
- Chưa xác định được tiêu chuẩn phân loại đối tượng cần tác động cho
từng điều kiện cụ thể.
- Chưa xây dựng được hệ thống biện pháp kỹ thuật hoàn chỉnh, những
quy trình công nghệ có hiệu quả cao cho hoạt động phục hồi và phát triển

rừng trong từng điều kiện cụ thể.
- Chưa xác định được tập đoàn cây phù hợp để phát huy tiềm lực kinh tế
và sinh thái cao của rừng trên núi đá vôi.
Để góp phần giải quyết những tồn tại trên, đề tài "Đề xuất một số giải
pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm
Vườn Quốc Gia Cát Bà" đà được thực hiện.


3

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.

ở ngoài nước
1.1.1. Quan niƯm vỊ rõng thø sinh nghÌo vµ phơc håi rõng thứ sinh

nghèo
Tuy khác nhau về ngôn từ hay cách diễn đạt, nhưng cho đến nay thuật
ngữ rừng thứ sinh nghèo (Degraded secondary forest) đà được nhận thức
thống nhất trên phạm vi toµn thÕ giíi. Rõng thø sinh nghÌo lµ rõng nằm trong
loạt diễn thế thứ sinh, tiềm năng và các chức năng có lợi của rừng đà bị suy
giảm dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xà hội, đặc biệt là tác
động của con người (A.G.Iatxenko, 1976; P.D.Iasenko, 1969; V.N. Sukasov,
1957, 1960, 1964; ITTO, 2002) (DÉn theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển,
2006 [9]).
Quan điểm hiện nay về phục hồi rừng thứ sinh nghèo được chia thµnh
ba nhãm chÝnh nh­ sau:
Mét lµ, phơc håi rõng là đưa rừng đến trạng thái hoàn chỉnh, tiếp cận
với trạng thái trước khi bị tác động. Theo quan điểm này có các tác giả Cairns

(1995), Jordan (1995) và Egan (1996).
Hai là, nhấn mạnh hệ sinh thái rừng phải được phục hồi tới mức độ bền
vững nào đó bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo mà không nhất thiết
giống như hệ sinh thái ban đầu. Đây là quan điểm nhận được nhiều sự tán
đồng nhất. Điển hình của quan ®iĨm nµy lµ: Harrington, 1999; Kumar, 1999;
Bradshaw, 2002; IUCN, 2003; David Lamb, 2003).
Ba là, tập trung vào việc xác định các nguyên nhân và yếu tố rào cản của
quá trình phục hồi rừng. Điển hình là nghiên cứu của ITTO (2002) khi nhấn mạnh,
những khu vực đất rừng đà bị thoái hoá, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất thấp,
kết cấu không tốt, nhiều mầm bệnh, xói mòn mạnh và löa rõng.


4

Để phục hồi rừng cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự mất
rừng (stress factors), từ đó hạn chế hoặc loại bỏ chúng. Đây được coi như một
quan điểm, một sự nhìn nhận mới về phục hồi rừng, vì đà bước đầu gắn kết
phục hồi rừng với các yếu tố xà hội, khi nguyên nhân chính gây nên mất rừng
tại các nước nhiệt đới chính là con người.
1.1.2. Thành tựu nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá
vôi
Khi nghiên cứu thảm thực vật trên núi đá, đặc biệt trên núi đá vôi ở nhiệt
đới, nhiều chuyên gia về thực vật, địa lý thực vật, thổ nhưỡng đà rất ngạc
nhiên trước hệ sinh thái hùng vĩ có vẻ đẹp kỳ diệu và cho nhiều sản phẩm quý
giá. Núi đá có đất ít và mỏng, vách núi gần như dựng đứng, sau thời gian
không lâu phần lớn đất sẽ bị gột rửa xuống chân núi. Hơn nữa núi đá khi
không có tán rừng che phủ, biên độ nhiệt cao, phong hoá sẽ rất mạnh, đá nứt
thành từng tảng và sạt lở rơi xuống. Những nghiên cứu này cũng khuyến cáo
rằng: Một khi rừng núi đá vôi bị tàn phá nặng nề thì rừng rất khó có thể tự
phục hồi trở lại, đặc điểm này khác hẳn với hệ sinh thái núi đất. Sau khi thảm

thực vật núi đá vôi bị mất, dưới các trận mưa lớn và cường độ mạnh ở vùng
khí hậu nhiệt đới ẩm (như ở Việt Nam), chân núi bị thiệt hại, đe doạ đời sống
và sản xuất của con người (dẫn theo Trần Hữu Viên, 2004 [40]).
Viện lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đà nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi nh­: Toona
sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron
tonkinensis... trong thêi kú (1985 1998). Những nghiên cứu đó đà được tổng
kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự
tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của nước này và những
hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đà được xây dựng.
Tuy nhiên, những nguyên lý về phục hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa
được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho


5

nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai
đoạn thử nghiệm.
1.1.3. Tồn tại nghiªn cøu phơc håi rõng thø sinh nghÌo trªn nói đá
vôi
Nhìn chung trên thế giới những nghiên cứu về phục hồi rừng mới chỉ
tập trung vào phục hồi rừng trên núi đất, những nghiên cứu phục hồi rừng trên
núi đá vôi rất ít. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực như: phân
chia thảm thực vật trên núi đá vôi, nghiên cứu đa dạng loài trên núi đá vôi,
phân vùng sinh thái trên núi đá vôi. Mặt khác, những nguyên lý về phục hồi và
phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách hệ thống, nên việc
áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
còn khiêm tốn và đang trong giai đoạn thử nghiệm.
1.2. ở trong nước
1.2.1. Quan điểm về rừng thứ sinh nghèo và phục hồi rừng thứ sinh

nghèo
Thái Văn Trừng (1970, 1978) và Trần Ngũ Phương (1970) cho rằng,
rừng thứ sinh nghèo là rừng thứ sinh đang ở trong loạt diễn thế theo chiều
hướng thoái hoá. Trần Ngũ Phương (2000) còn khẳng định tất cả các kiểu
rừng giàu nguyên sinh hay thứ sinh, dưới tác động phá hoại liên tiếp của con
người, cuối cùng vẫn biến thành trảng cỏ, với phương thức chặt tỉa thưa và tái
sinh tự nhiên từ rừng nguyên liệu ban đầu sẽ trở thành rừng hạt hay rừng chồi,
rừng này sẽ thoái hoá thành rừng chồi và cuối cùng rừng chồi sẽ thoái hoá
thành trảng cỏ [27], [28].
Theo Phạm Văn §iĨn (2006): (1) Rõng thø sinh nghÌo lµ rõng nghÌo về
trữ lượng và tài nguyên sinh học, nghèo nàn về loài cây mục đích, về chủng
loại, số lượng và chất lượng lâm sản. (2) Rừng thứ sinh nghèo là rừng nghèo
cả về giá trị kinh tế, về khả năng đáp øng nhu cÇu kinh tÕ – x· héi cđa con
ng­êi. (3) Rừng thứ sinh nghèo còn là rừng nghèo về năng lực tự phục hồi,


6

biểu hiện rõ nhất thông qua năng lực tái sinh. Ngoài ra, rừng thứ sinh nghèo
còn là rừng nghèo về khả năng dịch vụ, nghèo về vai trò bảo vệ môi trường
sinh thái, như điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nước, hạn chế xói mòn đất, v.v
[7], [9].
Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là
thảm thực vật cây gỗ. Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai
đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép
tán. Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất
hiện, đảm bảo chi sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế mà chúng ta
sử dụng chúng liên tục được (Võ Đại Hải và cộng sự, 2003) [14].
1.2.2. Nghiên cứu về thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
Trong quá trình phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng

(1978) đà xem xét loại hình thực vật trên núi đá vôi. Theo đó rừng trên núi đá vôi
được xác định thuộc kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương xẩu
(Đk) và nằm trong các kiểu thảm thực vật sau:
- KiĨu rõng kÝn th­êng xanh, m­a Èm nhiƯt ®íi (Rkx).
Đây là kiểu thảm thực vật chủ yếu của rừng trên núi đá vôi với ưu hợp
Nghiến + Trai lý xuất hiện ở những lèn, sườn núi đá vôi có độ dốc lớn, đặc trưng
của địa hình Karst, có nhiều khoảng trống lớn để lộ đá gốc, sườn núi thường lëm
chëm thÊp d­íi 700m thc mét sè tØnh miỊn B¾c Việt Nam (Cao Bằng, Lạng
Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Ninh Bình). Tuy nhiên, do quá trình khai
thác và sử dụng quá mức nên diện tích rừng nguyên sinh ít bị tác động còn lại rất
ít, thường nằm ở các VQG và các KBTTN như Cúc Phương, Pù Luông, v.v. Kiểu
thảm thực vật này hiện nay là những khu rừng thứ sinh trên núi đá vôi, phân bố
chủ yếu ở vùng gần dân cư, ven các trục đường, nơi mà việc khai thác vận
chuyển gặp nhiều thuận lợi. Tại nhiều nơi, do khai thác mạnh và cháy, rừng đÃ
trở nên nghèo kiệt, còn ít những loài cây gỗ, tổ thành rừng thay đổi, các loài cây
mọc nhanh chiếm ưu thế như Mạy tèo, Ô rô, Ba bét, Ràng ràng mÝt, ChÈn,... Do


7

vậy, kiểu thảm thực vật này còn được xác định là kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên
đất đá vôi xương xẩu.
- Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới (Rkn):
Rừng trên núi đá vôi có sự kết hợp của nhiều loài cây khác nhau như
Nghiến + Trai lý + Chò nhai + Ô rô cùng các loài rụng lá như Trường sâng, Xoan
nhừ, Gạo, Dâu da xoan, Lòng mang, Cui rừng, v.v. thường gặp trên những sườn
núi đá vôi dốc đứng hoặc tại các thung lũng núi đá vôi với đất dốc tụ, thấp ẩm,
thực vật phát triển cao lớn, gần giống với thực vật trên núi đất.
- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (Rka):
Kiểu rừng này phân bố ở đai cao trên 700m: Chợ RÃ (Bắc Cạn), Nguyên

Bình (Cao Bằng), Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), và vùng Tây Bắc... Đặc điểm
nổi bật là thực vật thuộc ngành Hạt trần có tỷ lệ tương đối lớn và tập trung, có các
loài như Thông Pà cò, Sam kim hỷ, Trắc bách Quản bạ,... ở độ cao 1000m thuộc
vùng Tây Bắc, xuất hiện ưu hợp Kiêng + Heo (Burretiodendron brilletti + Croton
pseudoverticillata) thuộc kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất rendzina giàu
chất dinh dưỡng.
- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp (Rkh)
ở Hà Giang, Tuyên Quang và Ninh Bình độ cao dưới 700m, với ưu hợp Nghiến +
Kim giao + Hoàng đàn (Burretiodendron hsienmu + Podocarpus latiofolia +
Cupressus terulus) cïng mét sè loµi cây thuộc các họ Thích, Dẻ,...
Ngoài ra, tại những khu vực sau hoạt động nương rÃy hoặc những khu
rừng đà bị khai thác nhiều lần đến cạn kiệt ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,
Hoà Bình, Quảng Bình, v.v., xuất hiện dạng thực bì có diện tích tương đối lớn với
những loài cây bụi, cây gỗ nhỏ như Ô rô, Mạy tèo, Xẻn gai, v.v. Dạng thực bì
này được gọi là Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi [28].
Trần Ngũ Phương (1970), khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt Nam đÃ
xếp rừng trên núi đá vôi vào: (1) đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt
đới lá rộng thường xanh núi đá vôi, kiểu này có 4 kiểu phụ thổ nhưỡng nguyªn


8

sinh 1-2 tầng cây gỗ, trong đó Nghiến là loài cây ưu thế; (2) đai rừng á nhiệt đới
mưa mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu này có 3 kiểu phụ
một tầng, trong đó các loài Vân sam (Keteeleria calcarea), Hoàng đàn
(Cupressus terulus) vµ Kim giao (Podocarpus latiofolia) chiÕm ­u thÕ [20].
Ngoµi ra, theo Nguyễn Bá Thụ (1995), rừng trên núi đá vôi ở Cúc Phương
được xếp vào quần hệ phụ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng
trên đất thấp (dưới 500m so với mặt nước biển) thoát nước phong hoá từ đá vôi
và quần hệ phụ này bao gồm 6 quần xÃ, trong đó các loài cây chính tham gia

gồm Chò đÃi, Sấu, Nhội, Vàng anh, Chò nhai, Mạy tèo, Sâng, Dẻ gai, Re đá,
Côm lá lớn, Trường nhÃn, Vải guốc, Mang cát, Hồng bì rừng và Ô rô.
Qua kết quả phân loại thảm thực vật rừng trên núi đá vôi của một số tác
giả trên đây, chúng tôi có nhận xét sau:
Trần Ngũ Phương (1970) chỉ phân loại rừng trên núi đá vôi ở trạng thái
nguyên sinh, nên ở kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi đà phát
hiện Nghiến (Burretiodendron hsienmu) là loài cây luôn giữ vai trò ưu thế. Trong
thực tế, phần lớn các diện tích rừng trên núi đá vôi hiện nay đà bị tác động, số
lượng tầng và loài cây ưu thế ở các kiểu rừng này đà thay đổi. Vì vậy, cách phân
chia của Trần Ngũ Phương không phù hợp với những khu rừng thuộc đối tượng
nghiên cứu của đề tài [20].
Hệ thống phân loại rừng của UNESCO (1973) mặc dù khá chi tiết và dễ
dàng vận dụng nhưng chỉ thích hợp cho việc phân loại thảm thực vật trong phạm
vi một vùng khí hậu như phân loại thảm thực vật cho một VQG, KBTTN. Hơn
nữa hệ thống phân loại này không đề cập đến thảm thực vật nhân tạo nên nó
thường được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về tính đa dạng của thực
vật.
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng được xây
dựng trên cơ sở học thuyết về hệ sinh thái của Tansley A.P (1935) và học
thuyết sinh địa quần lạc của Sucasev (1957) theo nguyên lý "sinh thái phát


9

sinh th¶m thùc vËt" [19]. Do vËy, lý ln cđa phân loại này hoàn toàn chặt chẽ
và có khả năng áp dụng. Để xác định một kiểu rừng chính, theo Thái Văn
Trừng, chỉ cần dựa vào 4 tiêu chuẩn là dạng sống ưu thế, tàn che, hình thái
sinh thái lá và trạng thái mùa của tán lá thuộc tầng cây ưu thế sinh thái. Mặt
khác, hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng có thể áp dụng cho tất cả các
loại thảm thực vật dù đó là rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh bị tác động,

thậm chí là những khu rừng nhân tạo do con người xây dựng [28].
1.2.3. Nghiªn cøu vỊ phơc håi rõng thø sinh nghÌo trªn núi đá vôi
Việt Nam với diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích núi đá
1,15 triệu ha (phần lớn là đá vôi già nằm chủ yếu vào giai đoạn Các bon Pecmi) chiếm 3,5% tổng diện tích cả nước (Viện Điều tra Quy hoạch rừng,
1995) [35].
Trường Đại học Lâm nghiệp (1990-1999) đà nghiên cứu xác định đặc
điểm chính của một số loài cây và trồng thử nghiệm tại một số tỉnh biên giới
phía Bắc và miền Trung nước ta [30].
Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn) đÃ
trồng thử cây Kim giao trên núi đá vôi, nhưng vì thiếu những nghiên cứu cơ
bản trước đó nên những kết quả thu được rất hạn chế, qui mô rừng trồng đÃ
không được mở rộng.
Việc trồng thử Keo dậu trên núi đá vôi ở Chiềng Sinh (Sơn La) thấy
rằng loài cây này sinh trưởng khá tốt. Tuy nhiên để phát huy tiềm năng to lớn
của vùng núi đá vôi thì nhiều loài cây bản địa khác của vùng núi đá nên được
tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng và phục hồi rừng trên núi đá
vôi.
Theo Nguyễn Huy Phồn, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Văn Dũng (tạp
chí NN&PTNT T8/2001), khả năng phục hồi rừng trên núi đá vôi kém hơn
trên núi đất, việc trồng lại rừng trên núi đá là rất khó khăn, do vậy ở những
vùng còn cây tái sinh nên đưa vào khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi tự nhiªn.


10

Tuy nhiên, một số vùng đà trồng rừng trên núi đá thành công như: Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hoà Bình với các loài cây Nghiến, Lát, Mắc Mật, Kháo, Muồng
trắng cần được tiếp tục đánh giá và nhân rộng [1].
Hoàng Kim Ngũ và Bùi Thế Đồi (2002) đưa ra một số giải pháp phục
hồi rừng trên núi đá vôi:

+ Đối với kiểu phục hồi trên thổ nhưỡng kiệt nước trên đất đá vôi xương
xẩu ít bị tác động: khoanh nuôi bảo vệ và cải tạo rừng.
+ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đá vôi xương xẩu sau khai thác:
khoanh nuôi xóc tiÕn t¸i sinh cã trång bỉ sung b»ng gieo hạt thẳng.
+ Kiểu phụ tái sinh nhân tạo phục hồi sau khai thác: khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh có trồng bổ sung và trồng rừng bằng cây con có bầu, không bầu và gieo hạt
thẳng.
Khi nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Thanh
Nhàn đà đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi:
Quản lý bảo vệ rừng, quản lý vùng đệm, nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu
lực thi hành pháp luật.
Trần Hữu Viên Đại học lâm nghiệp (2004) với đề tài Nghiên cứu cơ
sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để quản lý bền
vững rừng trên núi đá vôi ®· ®­a ra tỉng quan hƯ thèng rõng trªn nói đá vôi
ở miền Bắc Việt Nam, đà đề xuất các giải pháp và xây dựng nhiều mô hình tại
một số tỉnh. Trong thời gian gần 3 năm, đề tài vừa tiến hành nghiên cứu vừa
tiến hành xây dựng các mô hình thử nghiệm, bao gồm mô hình quy hoạch sử
dụng đất cấp xÃ, quy hoạch sử dụng đất cấp thôn bản, xây dựng hương ước
thôn bản về QLBVR. Đặc biệt các mô hình phục rừng trên núi đá vôi như mô
hình trồng cây con có bầu, loài cây trồng là Mắc rạc, Mắc mật, Tông dù,
Luồng, Lát hoa; Mô hình gieo hạt thẳng, loài cây Mắc rạc và Mắc mật; Mô
hình khoanh nuôi có trồng bổ sung, loài cây trông bổ sung là Nghiến, Kháo,
Lát hoa tại 3 địa phương [40].


11

1.2.4. Một số nghiên cứu khác về rừng thứ sinh nghèo trên núi đá
vôi
Viện Điều tra - Quy hoạch rừng (1965) cùng với Viện sinh thái tài nguyên

sinh vật, Viện Dược liệu, v.v. đà nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, quản lý
bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số địa
phương khác.
Trong hai năm 1967 và 1968, Nguyễn Vạn Thường và đội Lâm học - Viện
Điều tra Quy hoạch (Bộ Lâm nghiệp) thực hiện điều tra chuyên đề rừng trên núi
đá vôi tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao
Bằng, Quảng Ninh. Kết quả điều tra đà đưa ra nhận xét khái quát: sự biến đổi các
đặc trưng lâm học của quần hệ rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai
khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng
địa hình chủ yếu.
Báo cáo "Đặc điểm tự nhiên rừng núi đá vôi Na Hang, Tuyên Quang"
(1968) đà đưa ra số liệu về diện tích và trữ lượng tài nguyên rừng núi đá vôi,
đồng thời đà xác định các đặc điểm chủ yếu của một số loài cây trên núi đá vôi
như Nghiến, Trai, Tre trinh, Đao, Báng, v.v. và tình hình sâu bệnh hại trong vùng.
Ngoài ra, báo cáo này còn đưa ra một số nhận định về tái sinh của Nghiến, Trai
lý, v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về rừng núi đá vôi trên đây chủ
yếu được thực hiện dưới dạng mô tả, thống kê tài nguyên và đưa ra một số kiến
nghị bảo vệ và kinh doanh rừng. Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của
điều kiện hoàn cảnh núi đá vôi sau khi rừng bị khai thác ®· chØ ra møc ®é nghiªm
träng cđa viƯc mÊt rõng và nhất thiết phải có biện pháp duy trì các diện tích rừng
hiện có và khôi phục diện tích rừng đá vôi đà mất.
Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) đà nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả
năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc,
Xoan nhừ, Mắc mật, v.v. trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Tác giả


12

đà xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng những

loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999 tiếp tục trồng thử nghiệm các
loài cây này trên núi đá vôi ở một số địa phương khác ở Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử
nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của
các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc.
1.2.5. Tồn tại nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá
vôi
Mặc dù nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái rừng đà phát triển mạnh hơn
trong 10 năm qua, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được giải
quyết. Theo Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2001) có thể xếp thành 2 nhóm:
Một là: Cần chọn biện pháp áp dụng cho từng đối tượng rừng thứ sinh
vừa dễ làm, vừa rẻ tiền mà vẫn phát triển ổn định và bền vững.
Hai là: Cần thu hút được nhiều người dân tham gia công tác quản lý bảo
vệ rừng, gắn được quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Từ các nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi, đề tài rút ra một số nhận
xét sau:
Nhìn chung, những nghiên cứu phục hồi rừng trên núi đá vôi trên thế
giới và trong nước còn rất ít ỏi và tản mạn chủ yếu dưới dạng mô tả, thống kê
tài nguyên và đưa ra một số kiến nghị bảo vệ và kinh doanh rừng. Nhưng thực
tiễn phục hồi rừng núi đá vôi ở một số địa phương đà cho phép đặt niềm tin
rằng: việc phục hồi rừng trên núi đá vôi có thể thành công sau thời gian ngắn,
giá thành không quá cao so với trồng rừng mới trên núi đất. Đồng thời những
nghiên cứu về sự biến đổi điều kiện hoàn cảnh núi đá sau khi rừng bị tàn phá
cũng chỉ ra sự cần thiết của việc duy trì rừng trên núi đá, hoặc cần nhanh
chóng phục hồi rừng núi đá khi chưa muộn.


13

Chương 2

Mục tiêu, giới hạn, nội dung
và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Về lý luận
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho phục hồi rừng trên núi đá vôi.
2.1.2. Về thực tiễn
Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo
trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà.
2.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Về đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu rừng thứ sinh nghèo
trên núi đá vôi.
- Về nội dung: đề tài chỉ nghiên cứu những chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả
năng phục hồi rừng, thuộc các nhóm nhân tố sinh thái: khí hậu - thuỷ văn, địa
hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật.
- Về địa điểm: đề tài chỉ thực hiện tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của rừng thứ sinh nghèo trên
núi đá vôi
2.3.1.1. Đặc điểm địa hình
2.3.1.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
2.3.2. Đặc điểm thảm thực vật rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi
2.3.2.1. Đặc điểm tầng cây cao
- Đặc điểm tổ thành, mật độ, độ tàn che, sinh trưởng và phẩm chất tầng
cây cao.


14

- Phân bố số cây theo loài mục đích, loài phi mục đích và loài triển
vọng.

2.3.2.2. Đặc điểm cây tái sinh
- Cấu trúc tổ thành và mật độ, phân bố cây tái sinh
- Đặc điểm sinh trưởng, nguồn gốc, chất lượng và số lượng cây tái sinh
triển vọng.
2.3.2.3. Đặc điểm cây bụi thảm tươi
2.3.3. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên
núi đá vôi
2.3.3.1. Phân chia đối tượng tác động
2.3.3.2. Chọn loài cây triển vọng để phát triển trong rừng núi đá vôi
2.3.3.3. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá
vôi.
- Khoanh nuôi bảo vệ rừng
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung
- Làm giàu rừng
- Cải tạo rừng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Trong quá trình thực hiện, đề tài đà kế thừa các tư liệu sau:
+ Những tư liệu về điều kiện tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu: khí hậu, thuỷ
văn, địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng
sinh học.
+ Những tư liệu về điều kiện kinh tế: cơ cấu ngành nghề, sản xuất hàng
hóa, nguồn vốn, chi phí, thu nhập, lưu thông, tiêu dùng, tích luỹ, thị trường,
năng suất, sản lượng, v.v..


15

+ Những tư liệu về điều kiện xà hội ở địa bàn nghiên cứu: dân số, dân
tộc, lao động, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến thức bản địa,

chính sách của Nhà nước, quy định của địa phương, vấn đề sở hữu, sử dụng
đất đai v.v..
+ Những kết quả nghiên cứu liên quan đến khoanh nuôi phục hồi rừng:
quy luật tái sinh, diễn thế, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện tiểu khí hậu, đặc
điểm sinh thái loài, kinh nghiệm trong khoanh nuôi phục hồi rừng v.v..
+ Những văn bản liên quan đến phục hồi rừng: các quy phạm liên quan
đến khoanh nuôi và làm giàu rừng, chiến lược phát triển lâm nghiệp của Nhà
nước, của địa phương, kết quả thử nghiệm các phương pháp chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, phát triển công nghệ có người dân tham gia, kết quả của các
chương trình, dự án tại khu vực nghiên cứu v.v.
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm
a. Lập ô tiêu chuẩn
- Do địa hình núi đá vôi phức tạp, chia cắt, trạng thái thảm thực vật trên
núi đá vôi cũng không đồng đều nên số lượng ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào điều
kiện thực tế. Từ kết quả khảo sát tình hình rừng, đề tài đà lập 18 OTC đại diện
cho các trạng thái rừng phổ biến tại khu vực nghiên cứu.
- Hình dạng và kích thước ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn sơ cấp có dạng hình
vuông, mỗi chiều là 50m, diện tích 2500m2 để xác định trạng thái thảm thực
vật, và các tiêu chí liên quan, đồng thời là phần đệm của ô bán định vị. Ô tiêu
chuẩn bán định vị hình chữ nhật, với chiều dài 50m và chiều rộng 20m (1000
m2). Cạnh dài của ô tiêu chuẩn được bố trí theo hướng song song với đường
đồng mức.
Các ô dạng bản hình vuông với cạnh là 3 m, được bố trí theo phương
pháp hệ thống trên ô tiêu chuẩn.
Nhìn chung, việc thiết lập ô tiêu chuẩn đà đảm bảo các yêu cầu dưới đây:


16

+ Đại diện cao cho từng đối tượng rừng thứ sinh nghèo.

+ Phân bố trải đều trong tất cả các đối tượng khoanh nuôi và bao quát
được sự biến động của từng đối tượng khoanh nuôi.
+ Xác định được vị trí của ô tiêu chuẩn trên bản đồ.
b. Điều tra các chỉ tiêu trên ô tiêu chuẩn
- Địa hình: độ cao tuyệt đối (m), độ cao tương đối (m), độ dốc mặt đất
(độ), hướng phơi (dùng địa bàn cầm tay và GPS).
- Điều kiện thổ nhưỡng: loại đất, độ dày tầng đất, độ xốp đất, hàm lượng
mùn tầng đất mặt (độ sâu 0 - 10 cm). Tại mỗi ô tiêu chuẩn lấy 2 mẫu đất,
trong đó mẫu thứ nhất là mẫu tổng hợp theo phương pháp 9 điểm; mẫu thứ hai
lấy tại một vị trí điển hình về chỉ tiêu dung trọng đất. Các mẫu đất được cho
vào túi nilon, ghi rõ số hiệu và tiến hành phân tích tại phòng phân tích đất
Trường Đại học Lâm nghiệp.
- Lớp thảm thực vật được điều tra cụ thể trên ô tiêu chuẩn định vị và bán
định vị như sau:
+ Tầng cây cao: xác định tên loài, dùng thước Blumeleiss đo chiều cao
vót ngän (HVN) vµ chiỊu cao d­íi cµnh (HDC), dïng th­íc kĐp kÝnh ®Ĩ ®o
®­êng kÝnh ë ®é cao ngang ngực 1,3m (D1.3) và dùng thước dây đo đường kính
tán (DT) thông qua hình chiếu tán lá.
+ Tầng tái sinh được điều tra trong các ô dạng bản: xác định tên loài,
dùng thước mét đo chiều cao vút ngọn (HVN), đánh giá chất lượng, nguồn gốc,
xác định mạng hình phân bố cây tái sinh. Từ kết quả điều tra tái sinh ở các ô
dạng bản, quy ra số lượng và chất lượng cây/ha cho ô tiêu chuẩn.
+ Cây bụi thảm tươi: xác định loài, độ che phủ, chiều cao.
- Lớp thảm khô, thảm mục: tính tỷ lệ của lớp thảm khô, thảm mục.
- Mỗi ô đều vẽ trắc đồ dọc và trắc đồ ngang.
- Tình hình tác động của sinh vật và con người: hoạt động chăn thả gia
súc, hoạt ®éng canh t¸c.


17


- Một số chỉ tiêu khác có liên quan: tình hình cháy rừng, mức độ xói
mòn đất, v.v.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS và Excel ®Ĩ xư lý c¸c sè liƯu thu thËp, cơ thĨ
nh­ sau:
- Đặc điểm địa hình được đề cập gồm: độ dốc mặt đất, độ cao tuyệt đối,
hướng phơi của 18 OTC được nhập vào bảng tính Excel để đánh giá, nhận xét.
- Đặc điểm thổ nhưỡng: những chỉ tiêu phân tích gồm tỷ trọng, dung
trọng, hàm lượng mùn, độ xốp, hàm lượng N, P, K dễ tiêu và độ pH. Tất cả
các chỉ tiêu này được phân tích bằng các phương pháp phân tích đất chuyên
ngành tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Lâm nghiệp.
- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
a. Tổ thành tầng cây cao:
Tổ thành thực vật là tỷ lệ của loài cây hay nhóm loài cây chiếm trong
QXTV rừng. Hệ số tổ thành của các loài cây thường được xác định theo số cây
hoặc theo tiết diện ngang. Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây
trong QXTV rừng được gọi là công thức tổ thành. Trên quan điểm sinh thái
người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm
sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo
trữ lượng.
Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phương pháp xác định
mức độ quan trọng (Important Value - IV%) cđa Daniel Marmillod:
IVi % 

(2-1)
Trong ®ã:

N 1 %  Gi %
2


IVi% lµ tû lƯ tỉ thµnh (độ quan trọng) của loài i
Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng
Gi% là % theo tỉng tiÕt diƯn ngang cđa loµi i trong QXTV

rõng
Theo Daniel M., loài cây có IV% 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh
thái trong QXTV rừng. Những loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành là loài
có IV% giá trị bình quân của tất cả các loài tham gia trong QXTV rừng. Trong


18

một quần xà nếu một nhóm dưới 10 loài cây có tổng IV% 40%, chúng được
coi là nhóm loài ưu thế và tên của QXTV rừng được xác định theo các loài đó.
b. Mật độ:
Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của
tất cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1 ha), phản ánh mức
độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vài trò của loài trong QXTV rừng.
Công thức xác định mật độ như sau:
n
N / ha
10.000

(2-2)
Trong đó:

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC
Sô: Diện tích ÔTC (m2)


c. Độ tàn che
Độ tàn che được xác định bằng phương pháp điều tra hệ thống mạng lưới
điểm (100 điểm), công thức tính:
TC

n1
N

(2-3)
Với TC là độ tàn che, n1 là số điểm gặp tán lá và N là tổng số điểm điều
tra.
- Đặc điểm tái sinh:
a. Tổ thành cây tái sinh
Đề tài xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng
loài được tính theo công thức:
Ki

Ni
10
N

(2- 4)
Trong đó:
Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i
Ni: Số lượng cá thể loài i
N: Tổng số cá thể điều tra
b. Mật độ cây tái sinh


19


Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được
xác định theo công thøc sau:
N / ha 

10.000  n
S dt

(2- 5)
víi Sdt là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây
tái sinh điều tra được.
c. Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời
xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình
hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.
e. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang
Để tài nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông
qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất.
Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá với dung
lượng quan sát (n) đủ lớn, qua đó dự đoán giai đoạn phát triển của QXTV rừng
trong khu vực:
U

r

1



0,5 . n

0,26136

(2- 6)
Trong đó:
r1 là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất.
là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2)
n là số lần quan sát.
Nếu: /U/ < 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên
U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều.
U < -1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.
- Phân chia đối tượng tác động: Phương pháp chung là dựa vào các chỉ
tiêu địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật thông qua đánh giá điểm về mức độ
phù hợp của từng nhân tố.


20

- Chọn loài cây có triển vọng: Phương pháp chung là điều tra đánh giá
các tiêu chuẩn cụ thể về kinh tế, sinh thái phản ánh mức độ phù hợp của từng
loài.
- Đề xuất giải pháp tác động: Từ kết quả của việc phân chia đối tượng
tác động, đối tượng nào có điểm cao nhất tức là có mức độ phù hợp nhất, có
tiềm năng nhất thì chọn giải pháp ít phải tác động nhất và ngược lại.


21

Chương 3
điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Đảo Cát Bà là đảo núi đá vôi có diện tích trên 204km2, cách thành phố
Hạ Long 25 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông
Nam. Cát Bà là trung tâm du lịch của thành phố Hải Phòng, đồng thời là trung
tâm về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên
Cát Bà nằm trong khoảng toạ độ địa lý sau:
Từ 20044 200 52vĩ độ Bắc
Từ 1060 59 1070 06 Kinh độ Đông
- Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch
Ngăn và lạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải
Phòng - Đồ Sơn.
- Phía Đông và Đông Nam giáp với vịnh Lan Hạ.
3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế
Đảo Cát Bà có độ cao trung bình là 100m, những đỉnh có độ cao trên
200m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m. Các đảo nhỏ có đầy đủ
các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung, Cát Bà
có các kiểu địa hình chính như sau:
+ Kiểu địa hình núi đá vôi
+ Kiểu địa hình đồi đá phiến
+ Kiểu địa hình thung lũng giữa núi
+ Kiểu địa h×nh båi tÝch ven biĨn


22

3.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
+ Địa chất
Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát
triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh

dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.
+ Thổ nhưỡng
Khu vực này có các loại đất sau:
Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi (Fv):
Đặc điểm: Đất màu đỏ nâu, khô, trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng
đất dày 30 - 40 cm. Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi, có nhiều ở
các xà Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải
Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv).
Hình thành do quá trình dốc tụ. Đất có màu vàng đỏ, thường ẩm, tầng dày từ
50 - 100 cm, trung tính, cấu tượng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giàu
mùn, phù hợp cho trồng cây ăn quả như; Cam, Quýt, NhÃn, Vải.
Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc
tụ hỗn hợp (Th):
Đất màu nâu vàng, trung tính, ít chua, giàu mùn, thường bị khô hạn vào
mùa khô, nơi thấp có thể bị úng nước cục bộ. Phân bố ở các thung lũng rộng
có nước chảy trên mặt như thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận, Đồng
Cỏ, v.v.. Đất này đà được sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và hoa màu.
Đất dốc tụ thung lũng(Tl):
Được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst. Đất có màu nâu đến vàng
nhạt, tầng dày 80 - 100 cm. Giàu mùn, trung tính đến chua. Mùa mưa có thể
bị ngập nước tạm thời, mùa khô thiếu nước. Một số diện tích đà được khai phá
trồng lúa và hoa màu.
Đất bồi chua mặn (Db ):


23

Đặc điểm: đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bÃi triều cao. Phân bố ở
xà Xuân Đám về phía biển, sau này được đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa
1 - 2 vụ.

Đất mặn Sú vẹt (D 4 P 2 ):
Đặc điểm: Bùn lỏng, hình thành do thuỷ triều, rất mặn. Phân bố tËp trung chđ
u khu vùc C¸i ViỊng, x· Phï Long và rải rác ở một số nơi quanh đảo (thuộc
bÃi triều thấp). Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái
độc đáo của đảo Cát Bà.
3.1.4. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
* Đặc điểm khí hậu
Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực
tiếp của khí hậu đại dương, có gió mùa Tây Nam về mùa hạ và gió mùa Đông
Bắc về mùa đông, ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền. Tuy
nhiên, do sự khác biệt về địa hình, và ảnh hưởng của biển, nhất là ảnh hưởng
của các yếu tố độ cao, hướng núi, thảm thực vật rừng mà chế độ khí hậu cũng
có sự khác nhau giữa các khu vực, trong vùng.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,60 C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 7, nhiệt ®é trung b×nh tõ 28 -290 C, cao nhÊt 320 C. Tháng có nhiệt độ
thấp nhất là tháng 1, nhiệt ®é trung b×nh tõ 16 - 170 C, thÊp nhÊt 100C, đôi khi
xuống tới 50C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Giữa hai mùa chênh lệch từ 11 - 120C.
Tổng số ngày nắng trong năm giao động từ 150 đến 160 ngày, tháng
cao nhất có 188 giờ nắng là tháng 5, tháng7.
+ Lượng mưa


24

Lượng mưa bình quân năm là: 1.500 - 2.000 mm. Mïa m­a tõ th¸ng 5 10, chiÕm 80% - 90% tổng lượng mưa cả năm. Một năm có hai mùa rõ rệt,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Giã b·o
Trong vïng, cã hai lo¹i giã chÝnh: vỊ mùa khô là gió Đông- Đông bắc,

về mùa mưa là gió Đông, Đông Nam. BÃo thường xuất hiện từ tháng 6 đến
tháng 10, bình quân có 2,5 trận bÃo/năm. BÃo thường kéo theo mưa lớn gây lụt
lội, nhất là trong các thung, áng. BÃo kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng nặng
đến các hệ thống đê, các khu vực canh tác nuôi trồng thuỷ sản.
3.1.5. Thảm thực vật rừng
Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm thực vật ở quần đảo Cát Bà là kiểu
rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi và kiểu thảm rừng cây ngập mặn
ven biển, cửa sông. Ngoài ra, trong khu vực cũng đà xuất hiện một số kiểu
thảm thực vật đặc thù và khá hiếm hoi đó là kiểu thảm cây ngập nước trên núi
cao (loài cây hầu như chỉ phân bố ở miền Tây Nam Bộ).
Ngoài các kiểu thảm thực vật rừng, chiếm vai trò chủ đạo còn có kiểu
thảm cây nông nghiệp. Loại thảm này bao gồm: rừng trồng, cây nông nghiệp
cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản.
Dưới đây là biểu thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật trong khu
vực quần đảo Cát Bà thuộc 6 xà và thị trấn Cát Bà:
Bảng 3.1 : Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà
TT

Kiểu thảm thực vật
Tổng đất Lâm nghiệp

I

Thảm thực vật

Diện tích
(ha)

Tỷ lÖ %


18.12,0

60

15.510,0

52


×