Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên ngọc sơn ngỗ luông, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------

NGUYỄN CHÍ THÀNH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN - NGỔ LNG, TỈNH HỒ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao
trên thế giới, đặc biệt là hệ động vật rừng, trong đó nổi bật là các loài chim.
Theo thống kê, đến nay số loài chim đã biết của Việt Nam là 874 loài
(Nguyễn Cử, 2005), trong số đó có nhiều lồi đặc hữu như Gà lôi lam Hà
Tĩnh (Lophura hatinhensis), Gà so cổ hung (Arborophila davidi)…Cùng với
việc phát hiện ra 3 loài chim mới trong những năm cuối thế kỷ 20 là Khướu
Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis), Khướu vằn đầu đen (Actinodura
sodangorum) và Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax kongkakingensi) đã cho thấy
tài nguyên động vật nói chung và chim nói riêng của Việt Nam rất đa dạng,
phong phú và cịn nhiều bí ẩn để khám phá.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông (KBTNSNL) được


thành lập năm 2004, nằm phía Tây Nam của tỉnh Hồ Bình với tổng diện tích
là 19.254 ha, trên địa bàn của 7 xã: Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Tân Mỹ
(huyện Lạc Sơn) và Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Tân Lạc), tỉnh
Hồ Bình. Đây được coi là khu vực hành lang xanh nối liền Vườn Quốc gia
(VQG) Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình đến Khu BTTN Pù Lng, tỉnh Thanh
Hố; là một mắt xích quan trọng trong tổ hợp các khu bảo vệ từ VQG Cúc
Phương đến biên giới Việt Lào.
KBTNSNL là khu vực được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng trên núi đá
vơi điển hình và độc đáo của Việt Nam; là khu vực tiêu biểu cho sự chuyển
tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và vùng đồng bằng sơng Hồng với diện tích rừng
tự nhiên lớn, tập trung, đa dạng về hệ động thực vật. Đặc biệt, khu vực nằm
trong vùng phân bố của nhiều lồi q hiếm, có giá trị bảo tồn cao; nhiều lồi
có tên trong sách đỏ Việt Nam và trong danh sách những lồi bi đe doạ của
IUCN. Trong đó, lớp chim là một trong những thành phần quan trọng nhất
trong hệ thống sinh vật tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho khu vực. Tuy


2

nhiên, cho đến nay có rất ít những cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ về
khu hệ chim tại đây. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất tại KBTNSNL, có
253 lồi chim đã được ghi nhận (Lê Trọng Đạt et al., 2008)[14]. Tuy nhiên,
quá trình điều tra này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, mặt khác lại vào
thời điểm mùa đơng nên có thể sẽ bỏ sót nhiều lồi do đặc tính của các lồi
chim là thường không sinh sản và hoạt động mạnh vào mùa đông. Do vậy,
việc nghiên cứu khu hệ chim tại khu vực là một trong những yêu cầu cấp
thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao về mặt khoa học và bảo tồn. Chính vì vậy, tơi
tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tính đa dạng của Khu hệ chim tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình”.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần đề xuất những giải

pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTNSNL một cách hiệu quả.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu chim tại Việt Nam
Nghiên cứu chim tại Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản,
trước năm 1954 và sau năm 1954.
Trước năm 1954, đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về
chim, trong đó có thể kể đến:
Năm 1758, tài liệu chim đầu tiên là bản mơ tả lồi gà rừng (Gallus
gallus) với tiêu bản chim bắt được ở đảo Cơn Lơn. Sau đó 30 năm, Gơmơlanh
đã mơ tả lồi thứ hai bắt được ở Đơng Dương là loài Chim xanh Nam Bộ
(Chloropsis cochinensis). Đây được coi là hai cơng trình đầu tiên nghiên cứu
về chim tại Việt Nam.
Từ những năm 1874 đến 1903, cơng trình “Chim Căm pu chia, Lào,
Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam” của tác giả M. E. Oustalet được xuất bản.Từ
năm 1905 đến 1907, Uxtalê và Gecmanh cho xuất bản tập “Danh sách Chim
miền Nam Nam Bộ”. Cũng vào thời gian này, Butan đã công bố kết quả sưu
tầm chim Việt Nam trong tập “Mười năm nghiên cứu động vật”. Ông đã ghi
nhận được 90 loài và một số dẫn liệu về sinh học của một số loài (Võ Quý,
1975)[9].
Năm 1918, Boden Klox đã tổ chức một cuộc sưu tầm chim của Đơng
Dương, trong đó 1525 tiêu bản được sưu tầm. Kết quả ghi nhận được 235 loài
và phân loài trong đó có 34 dạng mới cho khoa học. Trong khoảng thời gian
đó nhà Điểu học người Nhật Kurơđa đã phân tích bộ sưu tập chim của S.
Txikia và đã ghi nhận được 130 loài và phân loài (Võ Quý, 1975)[9].
Từ năm 1923 đến năm 1938, 7 cuộc sưu tầm lớn trên lãnh thổ Đông

Dương đã được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học: J. Dơlacua, P.
Jabuiơ, J. Grinuây… Kết quả 23.000 tiêu bản được thu thập và giám định tại


4

Pháp (Võ Quý, 1981)[10]. Đến năm 1940, Dơlacua và Grinuây cho xuất bản
danh sách chim thu thập được trong cuộc sưu tầm chim lần thứ 7 gồm 224
loài và phân lồi.
Từ năm 1941 – 1950, chỉ có một số cơng trình nhỏ nghiên cứu về chim
tại Đơng Dương. Năm 1951, Dơlacua lại bổ sung lần thứ 3 danh sách chim
Đông Dương dựa trên một số kết quả nghiên cứu trước đó (J. Delacour,
1951). Lần này tác giả đã mở rộng thêm danh sách đến 1085 lồi và phân lồi
trong đó có 2 lồi mới (Võ Q, 1981)[10].
Như vậy, trước năm 1954 các cơng trình nghiên cứu về chim cịn hạn
chế và chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả người nước ngồi.
Sau 1954, các cơng trình nghiên cứu về chim mới được thực hiện trở lại
sau khi bị gián đoạn do chiến tranh. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu
của các tác giả:
Năm 1971, Võ Quý đã cơng bố cơng trình “Sinh học các lồi chim
thường gặp ở Việt Nam”[8]. Đó là kết quả tổng hợp nghiên cứu hơn 7 năm về
đời sống của các loài chim phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Trong sách tác giả
đã trình bày đầy đủ các đặc điểm về nơi ở, thức ăn, sinh sản và một số tập tính
khác của gần 200 loài chim ở miền Bắc Việt Nam.
Năm 1975 và 1981, Võ Q đã xuất bản cơng trình “Chim Việt Nam,
hình thái và phân loại (tập I, II)”[9,10]. Đây là cơng trình nghiên cứu về chim
Việt Nam đầy đủ nhất từ trước đến nay. Năm 1983, Võ Quý đã cho xuất bản
cơng trình “Danh sách Chim Việt Nam và Khu hệ sinh thái động vật Việt
Nam” bằng tiếng Nga.
Năm 1999 Võ Quý, Nguyễn Cử đã xuất bản “Danh lục chim Việt

Nam”[7]. Bảng danh lục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 lồi chim đã tìm thấy ở
Việt Nam tính đến năm 1995. Với mỗi lồi, các tác giả đã đưa ra các đặc điểm
về hiện trạng và vùng phân bố của chúng.


5

Năm 2000, cuốn “Chim Việt Nam” của tập thể các tác giả Nguyễn Cử,
Lê Trọng Trải, Karren Phillips được được xuất bản[4]. Tài liệu này đã mơ tả
khoảng 500 lồi chim trong tổng số khoảng 850 loài chim đã được ghi nhận ở
Việt nam. Mỗi lồi tác giả trình bày các mục: Mơ tả đặc điểm, phân bố, tình
trạng và nơi ở có kèm theo ảnh minh hoạ. Đây là một trong những cuốn sách
được sử dụng phổ biến để nhận dạng các loài chim ngoài thực địa hiện nay.
Những năm gần đây, do nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học của
chính phủ nước ngồi như: Hà Lan, Úc, Đức... các tổ chức phi chính phủ: Tổ
chức Bảo tồn chim Quốc tế (Bidlife international), tổ chức Bảo vệ động thực
vật Quốc tế (IUCN), quỹ Quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng
Thế giới (WB)… đầu tư vào Việt Nam, công tác nghiên cứu bảo tồn da dạng
sinh học ở nước ta ngày càng được quan tâm. Cho đến nay, tại nhiều VQG,
KBTTN của Việt Nam, công tác điều tra cơ bản tài nguyên sinh vật, trong đó
có tài nguyên chim đã được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau.
1.2. Nghiên cứu hệ động vật nói chung và chim nói riêng tại KBTNSNL
Khu vực hành lang xanh nối từ VQG Cúc Phương đến KBTTN Pù
Luông là một khu vực quan trọng, có tính đa dạng sinh học cao. Chính vì vậy
đã có khá nhiều chương trình điều tra đa dạng sinh học tại đây nhằm đánh giá
mức độ đa dạng của cả hành lang nói chung và mỗi khu vực nói riêng. Riêng
tại KBTNSNL cũng đã có một số chương trình điều tra, tiêu biểu có thể kể
đến:
Năm 2003, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc với sự hỗ trợ
của Dự án Cảnh quan núi đá vôi Cúc Phương – Pù Luông đã thực hiện một

cuộc điều tra sơ bộ về hệ động vật có xương sống tại KBTNSNL, trong đó
trọng điểm là thú, chim, bó sát, lưỡng cư; khơng điều tra về cá. Tổng cộng ghi
nhận được 296 loài, gồm 68 loài thú, 179 lồi chim, 31 lồi bị sát và 18 lồi
lưỡng cư tại khu vực này (Đỗ Tước và Dương Anh Tuấn, 2003 )[18].


6

Gần đây nhất, tháng 12/2007, Lê Trọng Đạt và cộng sự đã thực hiện
một cuộc điều tra đa dạng sinh học tại KBTNSNL, nằm trọng Dự án Ngọc
Sơn - Ngổ Luông với sự tư vấn kỹ thuật của tổ chức động thực vât hoang dã
quốc tế (FFI)[14]. Kết quả ghi nhận được tổng cộng 455 lồi động vật có
xương sống, bao gồm 93 loài thú, 253 loài chim, 48 loài bị sát, 34 lồi lưỡng
cư và 27 lồi cá. Trong những loài đã ghi nhận được qua cuộc điều tra thì có
56 lồi được liệt kê trong sách đỏ của IUCN (IUCN, 2006), 55 lồi có tên
trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 2000) và 2 loài phụ địa phương (Lê Trọng
Đạt et al., 2008).
Như vậy, có thể thấy KBTNSNL có tính đa dạng sinh học cao, nhiều
lồi q hiếm, đặc hữu cần được bảo tồn. Tuy nhiên, các chương trình trên
chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Ngay cả chương trình điều tra gần đây
nhất của Lê Trọng Đạt và cộng sự, mặc dù đã ghi nhận được thêm nhiều lồi
mới so với chương trình năm 2003, tuy nhiên tồn bộ đợt điều tra chỉ diễn ra
trong vịng 14 ngày; mặt khác lại vào thời điểm mùa đông nên có thể sẽ bỏ sót
nhiều lồi do tập tính của các lồi chim là thường khơng sinh sản và hoạt
động mạnh vào mùa đông.


7

Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN - NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần vào cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTNSNL cũng
như của cả khu vực hành lang xanh Cúc Phương – Pù Luông.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tính đa dạng lồi và giá trị của khu hệ chim KBTNSNL
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn cho khu vực nghiên cứu
2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài chim tại KBTNSNL
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại KBTNSNL, tỉnh Hoà Bình, trong đó chủ
yếu tập trung tại 2 xã: Tự Do, huyện Lạc Sơn và Ngổ Luông, huyện Tân Lạc.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2011, trong
đó:
- Thời gian thu thập tài liệu và khảo sát thực địa: tháng 4 năm 2011
- Thời gian điều tra thực địa: tháng 6 – tháng 7 năm 2011
- Xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn: tháng 8 – tháng 9 năm 2011
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài chim tại KBTNSNL
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tình trạng của một số loài chim ưu tiên
bảo tồn trong khu vực
- Xác định các yếu tố đe doạ tới Khu hệ chim tại KBTNSNL


8


- Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn của KBTNSNL
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn cho khu vực nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Kế thừa tài liệu
Thu thập các tài liệu, thơng tin có liên quan đến công tác nghiên cứu:
- Các báo cáo điều tra đa dạng sinh học tại KBTNSNL
- Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, bản đồ khu dân
cư của khu vực ...
- Báo cáo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Hồ
Bình
2.4.2. Phỏng vấn bán định hướng
Phỏng vấn bán định hướng được thực hiện song song với quá trình điều
tra thực địa. Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm:
+ Phỏng vấn cán bộ (Cán bộ KBTNSNL, chính quyền địa phương,
kiểm lâm,…)
+ Phỏng vấn thợ săn
+ Phỏng vấn người dân địa phương khác
Phương pháp này cung cấp cho chúng ta những thơng tin có ý nghĩa về
tình hình tài ngun động vật rừng của địa phương điều tra trên các phương
diện thành phần loài, mức độ phong phú, phân bố thực tại, thức ăn, sinh sản,
tình trạng các lồi. Trong khi trao đổi thu thập thông tin, chúng tôi đã sử dụng
tranh ảnh chuẩn về hình thái bên ngồi của các lồi. Với hình thức các câu
hỏi ngắn gọn, dễ hiểu về những đặc điểm dễ nhận dạng của loài. Gặp gỡ
người dân địa phương hay đi rừng để thu thập thơng tin về các lồi động vật
có mặt ở địa phương và tìm hiểu về nơi ở, tập tính hoạt động, thành phần thức
ăn, sinh cảnh, phân bố theo độ cao, thành phần và số lượng các loài động vật
bị đánh bắt cũng như ý nghĩa kinh tế của các lồi đó.


9


Tồn bộ thơng tin thu thập được từ thợ săn được ghi chép đầy đủ vào
phiếu phỏng vấn (Mẫu biểu 01) và các thông tin từ nguồn khác được ghi vào
sổ ghi chép thực địa.
Mẫu biểu 01: Phiếu phỏng vấn thợ săn
Ngày ..…. tháng .… năm 200 ….
Tên người được phỏng vấn:.................................. Tuổi.......... Dân tộc..............
Địa chỉ : Bản ..... Xóm ............ Xã ...................... Huyện .................................
Tên lồi
TT

Tên địa

Tên phổ

phương

thơng

Địa điểm
gặp

Thời gian Số lượng Ghi
gặp

gặp

chú

1

2
3
…..
2.4.3. Phân tích mẫu vật
Thu thập, phân tích mẫu vật có liên quan đến các nội dung nghiên cứu
được tiến hành tại:
- Tại các phòng bảo tàng (Trường Đại học Lâm nghiệp, KBTNSNL)
- Tại các chợ xung quanh KBTNSNL
- Tại nhà người dân tại các xã trong KBTNSNL
Việc thu thập và phân tích mẫu vật sẽ góp phần kiểm chứng các thơng
tin ghi nhận được qua q trình phỏng vấn cũng như các kết quả điều tra
trước đây. Mặt khác, các mẫu vật còn lưu giữ trong nhà người dân, thợ săn là
bằng chứng trực tiếp về sự có mặt của lồi đó trong khu vực.


10

2.4.4. Điều tra thực địa
KBTNSNL nằm trên địa bàn của 7 xã thuộc hai huyện Tân Lạc và Lạc
Sơn[14]. Đặc điểm nổi bật của Khu bảo tồn là địa hình trải dài theo hướng
Bắc – Nam và hẹp về chiều rộng. Do vậy, việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu
tại khu vực phải mang tính đại diện, có thể đánh giá được khu hệ chim cho
toàn khu vực. Qua quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn cán bộ Khu bảo
tồn chúng tôi nhận thấy xã Tự Do và xã Ngổ Lng là hai khu vực có diện
tích rừng tương đối lớn, tính đa dạng sinh học cao. Vì vậy, quá trình điều tra
sẽ được tập trung tại hai xã này. Cụ thể tại xóm Kháy, xã Tự Do và xóm
Trẩm, xã Ngổ Lng. Việc nghiên cứu tại hai địa điểm này có thể chưa bao
quát hết cả Khu bảo tồn nhưng đây là những sinh cảnh còn nguyên vẹn nhất
và là nơi sinh sống của các loài chim quý hiếm.
a) Chuẩn bị địa điểm điều tra

- Khảo sát thực tế để kiểm tra lại các thông tin đã có trên bản đồ hiện trạng.
Bổ sung và hiệu chỉnh các thông tin thu thập được.
- Mô tả các dạng sinh cảnh chính của khu vực theo các chỉ tiêu (địa hình, cấu
trúc rừng, thảm thực vật, tác động của con người tới sinh cảnh …)
- Lập các tuyến điều tra cố định. Các tuyến điều tra được phân bố đều trên các
dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu. Chúng tơi tiến hành q trình
điều tra ngoại nghiệp tại hai địa điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu gồm
xóm Kháy, xã Tự Do (05 tuyến) và xóm Trẩm, xã Ngổ Luông (03 tuyến).
Chiều dài mỗi tuyến phụ thuộc vào trạng thái rừng và dạng địa hình tại khu
vực (Hình 2.1)
b) Điều tra theo tuyến
- Điều tra thành phần các loài chim
Các tuyến được điều tra từ sáng sớm đến trưa (11h – 12h) và từ 15:00
đến 18:00h vì đây là thời gian chim hoạt động và kiếm ăn nhiều nhất, thuận


11

lợi cho quá trình quan sát. Người điều tra đi dọc tuyến để ghi nhận sự có mặt
và số lượng các lồi chim thơng qua quan sát và tiếng hót. Thiết bị chính được
sử dụng trong q trình điều tra là ống nhòm (Nikon ..) và máy ảnh chuyên
dụng. Tài liệu dùng để định loại chim được sử dụng là “Birds of Southeast
Asia” (Craig Robson, 2005)[13] và “Chim Việt Nam” (Nguyễn Cử et al.
2000)[4]. Số cá thể của từng loài và khoảng cách từ tuyến điều tra tới đối
tượng quan sát cũng được ghi nhận. Số lần điều tra trên mỗi tuyến từ 5 – 7
lần, phụ thuộc vào trạng thái rừng, mức độ đa dạng loài…
Các cá thể chim quan sát được bằng mắt hoặc phát hiện qua tiếng kêu
sẽ được phân loại tới loài và ghi vào mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02: Điều tra theo tuyến
Ngày..…. tháng.… năm 2011


Thời tiết..................................

Tuyến số: ............. Tọa độ điểm đầu: ............. Tọa độ điểm cuối:…….….…
Người điều tra: …… Thời gian bắt đầu:…....... Thời gian kết thúc:.…………
TT

1
2
3


Sinh

Thời

cảnh

gian

Tên lồi

Số
lượng

Giới Khoảng Dấu hiệu
tính

cách


Hoạt

Ghi

nhận biết động

chú


12

12

Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến điều tra tại KBTNSNL


13

2.4.5. Xác định đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể các loài chim ưu
tiên bảo tồn trong khu vực
+ Tiêu chí chọn lồi ưu tiên bảo tồn: Các loài chim ưu tiên bảo tồn
được thiết lập dựa vào những kết quả điều tra trước đây và kết quả điều tra bổ
sung ngoài thực địa trong đợt nghiên cứu này. Các loài chim được xác định
ưu tiên bảo tồn là những loài được liệt kê trong Sách đỏ của IUCN
(2010)[15], Sách đỏ Việt Nam (2007)[1] và danh lục các loài động vật nguy
cấp, quý hiếm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP[3]. Ngoài ra, các loài ưu tiên
bảo tồn được lựa chọn cịn là những lồi đang bị khai thác và săn bắt mạnh
trong khu vực.
+ Phân bố các loài chim ưu tiên bảo tồn: Phân bố của các loài chim ưu
tiên bảo tồn được xác định thơng qua sự có mặt hoặc khơng có mặt ở các khu

vực khác nhau trong khu bảo tồn. Việc xác định hiện trạng của các lồi chim
này chủ yếu thơng qua q trình quan sát trực tiếp hoặc nghe tiếng hót trên
các tuyến, kết hợp với việc phỏng vấn và phân tích mẫu vật được lưu trữ
trong các phòng bảo tàng và cộng đồng dân cư địa phương, đặc biệt các mẫu
vật thu thập được tại rừng như da, lông, phân, vết bới…
Tọa độ nơi ghi nhận loài các loài chim ưu tiên bảo tồn sẽ được thể hiện
trên bản đồ bằng công cụ MapInfo 10.0.
2.4.6. Xác định các mối đe doạ tới khu hệ chim
Các mối đe dọa tới các khu hệ chim nói chung và các lồi chim ưu tiên
bảo tồn nói riêng cũng được ghi nhận trong quá trình điều tra. Chúng tơi xếp
các mối đe dọa theo 6 nhóm sau: Săn bắn trái phép, khai thác gỗ trái phép,
phá rừng làm nương rẫy, thu hái lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc, khai thác
khoáng sản.
Phương pháp để đánh giá mức độ quan trọng của các mối đe dọa là
phương pháp TRA (Threats Reduction Assessment) được phát triển bởi
(Margoluis & Salafsky, 2001). Phương pháp đánh giá các mối đe dọa dựa vào


14

3 tiêu chuẩn: phạm vi, cường độ và mức độ cấp thiết. Các tiêu chuẩn này
được định nghĩa như sau:
Phạm vi: Tỷ lệ diện tích trong Khu BTTN mà mối đe dọa sẽ tác động đến.
Mối đe dọa này sẽ tác động tới toàn thể Khu BTTN hay chỉ một phần nhỏ của
Khu BTTN?
Cường độ tác động: Cường độ suy thối đa dạng sinh học do mối đe dọa đó
gây ra. Trong diện tích quan tâm, mối đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn tài nguyên
đa dạng sinh học hay chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ?
Mức độ cấp thiết: Tính cấp thiết của mối đe dọa. Mối đe dọa đó đang xảy ra
ngay bây giờ hay là chỉ xảy ra trong tương lai gần/xa?

Trong khi phân hạng mức độ đe dọa tới các loài chim trong Khu
BTTN, mối đe dọa ảnh hưởng trên phạm vi lớn nhất sẽ được cho điểm cao
nhất, trong khi đó mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất sẽ được cho
điểm thấp nhất. Tương tự như vậy, mối đe dọa có cường độ tác động lớn nhất
và cấp thiết nhất sẽ được cho điểm cao nhất và ngược lại. Cụ thể, điểm cho
mỗi tiêu chí được chọn từ 1 đến 6. Sau khi cho điểm, tổng điểm của 3 tiêu chí
sẽ được cộng lại và phân cấp mức độ đe dọa được xác định dựa trên tổng
điểm của 3 tiêu chí đó. Mối tác động có điểm cao nhất là mối tác động chính.
Đây là mối tác động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính tồn vẹn của tài
ngun đa dạng sinh học ngay trong thời điểm hiện nay.
2.4.7. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý thông qua các công cụ, phần
mềm như Excel, Word, Mapinfo…
Danh lục các loài chim được thiết lập dựa vào hệ thống phân loại của
Richard Howard và Alick Moore, 1991[17].
Khu vực ưu tiên bảo tồn được xác định dựa vào sự phân bố và tình
trạng của các lồi ưu tiên bảo tồn, kết hợp với các mối đe doạ đến chúng. Kết
quả được thể hiện trên bản đồ bằng phần mềm MapInfo 10.0.


15

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
KBTNSNL có tọa độ địa lý:
+ Từ 20021’ đến 22036’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 105009’ đến 105013’ kinh độ Đông.
KBTNSNL nằm trên địa bàn của 7 xã thuộc 2 huyện Tân Lạc và Lạc

Sơn, tỉnh Hịa Bình, trong đó:
Huyện Lạc Sơn gồm 4 xã: Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, Tân Mỹ.
Huyện Tân Lạc gồm 3 xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Lng.
Phía Bắc giáp xã Pù Pin, Noong Lng, huyện Mai Châu, Tỉnh Hịa
Bình.
Phía Nam là vùng đệm Vườn Quốc Gia Cúc Phương.
Phía Tây Nam giáp các xã Lũng Cao, Cổ Lũng, Hạ Trung, Lương Nội
huyện Bá Thước và các xã Thạch Tượng, Thạch Lâm huyện Thạch, Thành
tỉnh Thanh Hóa.
Phía Đơng Bắc giáp các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Do Nhân, Lỗ Sơn,
Gia Mô huyện Tân Lạc và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương
Nhượng, huyện Lạc Sơn và Vườn Quốc Gia Cúc Phương.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Khu vực Ngọc Sơn – Ngổ Luông là phần giữa của cánh cung đá vôi
chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, kéo dài từ Mộc Châu – Sơn La đến
Cúc Phương – Ninh Bình tạo thành dải phân cách giữa miền núi Tây Bắc với
Đồng bằng Bắc Bộ, độ dốc lớn (300 - 450), địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ
những khối núi đá vôi hiểm trở là những thung lũng hẹp. Độ cao trung bình


16

300 – 1000m, nơi cao nhất 1200m. KBTNSNL cách Thành phố Hịa Bình
80km và cách Thủ đơ Hà Nội 150km.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
a. Địa chất
Phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu thuộc hệ tầng Đồng Giao, phân
bố thành dạng dải kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Thành phần
chính: đá sét vơi, bột kết, đá vơi, đá phiến sét, đơi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết
hạt mịn. Chiều dày chung của hệ tầng là 400 – 500 m. Các đá vơi xếp vào

nhóm này có dạng khối phân lớp dày. Đá vơi bị phong hóa mạnh với các khe
nứt sâu và rộng do các hoạt động kiến tạo tác động, đồng thời các quá trình
phong hóa cơ học và phong hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ nhất là q trình hịa
tan trên các đá vôi dạng khối kết quả là trên bề mặt địa hình tạo các hang
động, kiểu Karst và đá mèo điển hình.
b. Thổ nhưỡng
Khu vực có các loại đất sau:
- Đất phù sa ngòi suối: Phân bố ven các ngòi suối, là những dải đất có
diện tích rất nhỏ hẹp, thành phần cơ giới đât nhẹ, màu sắc không đồng nhất từ
vàng xám đến nâu vàng. Phản ứng của đất chua, hàm lượng mùn nghèo, là nơi
trồng được 2 vụ lúa.
- Đất dốc tụ thung lũng: Phân bố rải rác dưới dốc chân địa hình đồi núi,
độ dốc địa hình nhỏ, đất thường có màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ,
có lẫn nhiều mảnh đá dăm sắc. Phần lớn đất có phản ứng chua, thành phần
mùn và đạm khá, lân và kali trung bình.
- Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nước: Phân bố trên các sườn đủ
nước tưới hoặc có thể chủ động tưới. Phát triển trên các sản phẩm hình thành
tại chỗ hoặc đất dốc tụ, do thường xuyên bị ngập nước nên làm thay đổi q
trình lý hóa của đất, cấu tượng của đất bị phá vỡ, xuất hiện glây phân tầng rõ.


17

Tầng mặt màu nâu xám, thịt nặng và chặt, tiếp theo là tầng đất màu vàng xám,
thịt nặng và chặt. Dưới cùng là tầng có màu vàng nhạt lẫn những vết đỏ nâu,
thịt nặng kết von khoảng 10%. Đất ít chua, tỷ lệ mùn, đạm, kali tổng số khá,
đánh giá chung là tốt.
- Đất Feralit mùn phát triển trên đá sét: thường có rừng che phủ, nhiệt
độ thấp hơn, độ ẩm cao hơn do đó khả năng phân giải chất hữu cơ kém, mùn
được tích lũy làm cho đất có màu xám đen, các chất dinh dưỡng đều giàu, đất

có phản ứng rất chua.
- Đất Feralit nâu đỏ trên đá vơi: đất có màu nâu vàng, thành phần cơ
giới từ trung bình đến thịt nhẹ, sâu khoảng 50cm có xuất hiện kết von, đất có
phản ứng chua, hàm lượng lân, đạm khá, đất được đánh giá có thuận lợi cho
việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất Feralit trên đá sét: phân bố ở vành đai < 700m, lớp phủ thực vật
nghèo nàn suy giảm, nhiệt độ cao làm tăng quá trình phân giải chất hữu cơ và
rửa trơi tương ứng với q trình tích lũy Fe, Al nên đất có màu đỏ vàng, nâu
vàng, thành phần cơ giới đất trung bình, kết von rải rác. Đất rất chua và
nghèo mùn, đạm trung bình, lân nghèo. Những nơi xen lẫn đá vơi thì ít chua
hơn song thường bị khơ do mất nước.
3.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết
a. Khí hậu thời tiết
- KBTNSNL thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt, cụ thể
như sau:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1.500 mm,
chiếm 84% lượng mưa cả năm. Năm có lượng mưa thấp nhất là1.250mm.
+ Mùa khơ hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình
quân 150mm, chiếm 16% lượng mưa cả năm.


18

- Nhiệt độ khơng khí bình qn từ 220C - 240C, tháng 6 có nhiệt độ cao
nhất. Nhiệt độ cao tuyệt đối 390C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 30C - 50C
vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.
- Ẩm độ khơng khí trung bình 82%, giữa các tháng trong năm biến
thiên từ 75 - 86%, thấp nhất vào tháng 4, 5. Các tháng khơ có sương mù nên
độ ẩm khơng khí khí khá cao.
- Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc tập trung vào tháng 11 và

tháng 3 năm sau, các tháng cịn lại là gió Nam, gió Tây Nam thường xuyên
xuất hiện vào tháng 6, 7 khơ nóng, ít bị ảnh hưởng của bão. Sương muối
thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 năm sau và có hưởng đến con người,
cây trồng, vật ni.
b. Thuỷ văn
Khu vực thuộc lưu vực sông Bưởi, tuy nhiên do địa hình núi đá vơi nên
hầu hết khơng có nước chảy trên bề mặt, nước chảy ngầm dưới mặt đất.
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số lượng ao, hồ trong Khu bảo tồn


Số lượng
Ao

Bắc Sơn

05

Nam Sơn

07

Ngổ Lng

Hồ, đập

Vị trí

Suối
03


Xóm: Mý, Hày Trên, Hị Trên

02

13

Xóm: Xơm, Chiến, Dồ, Tớn, Trong

01

01

02

Xóm: Lng Trên, Trẩm I, II

Ngọc Lâu

22

01

03

Xóm: Chiềng I, II, Đèn, Hầu III

Tự Do

63


04

Xóm: Kháy, Khướng, Sát Hạ, Mu,
Mịn, Rì, Sát Thượng

Ngọc Sơn
Tân Mỹ
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của KBTNSNL)[5]
3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích của 7 xã là 21.777 ha.


19

a. Phân chia theo cơ cấu các loại đất
Diện tích của các loại đất theo cơ cấu được phân chia như trong bảng 2.2
Bảng 3.2. Cơ cấu và diện tích các loại đất KBTNSNL
Cơ cấu đất

TT

Diện tích (ha)

A

Đất lâm nghiệp

18.290

I


Đất có rừng

14.437

1

Rừng tự nhiên

14.409

Rừng gỗ

14.028

Rừng gỗ núi đất (Rừng phục hồi)

1.469

-

Rừng chưa có trữ lượng (IIa)

1.402

-

Rừng có trữ lượng (IIb)

1.1

1.1.1

1.1.2
1.2

Rừng gỗ núi đá

67
12.558

Rừng giang nứa, vầu

62

2

Rừng trồng

347

II

Đất chưa có rừng

3.852

1

Đất trống đồi trọc


3.711

a

Loại Ia

2.201

b

Loại Ib

297

c

Loại Ic

311

d

Nương rẫy

901

2

Núi đá trọc


140

B

Đất nông nghiệp

1.906

C

Đất chuyên dùng

137

D

Đất ở

566

E

Đất chưa sử dụng, khác

823

Tổng

21.777



20

b. Phân chia theo loại rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 18.290 ha.
Diện tích đất lâm nghiệp trong khu bảo tồn theo trạng thái, chức năng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng đặc dụng: 16.833,1 ha, trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là:11.832,9 ha.
+ Phân khu phục hồi sinh thái là: 5.000,2 ha.
Chi tiết được thể hiện trong bảng 2.3:
Bảng 3.3. Diện tích rừng KBTNSNL

Cơ cấu đất

STT

Tổng
(ha)

Phân khu
nghiêm ngặt
(ha)

Phân khu
phục hồi
sinh thái
(ha)

I


Đất có rừng

13.237,8

11.295,8

1.942,0

1

Rừng tự nhiên

13.099,1

11.295,8

1.803,3

Rừng gỗ

13.036,6

11.295,8

1.740,8

1.496,2

123,6


1.345,6

1.402,1

88,9

1.313,2

67,1

34,7

32,4

11.567,4

11.172,2

395,2

62,5

-

62,5

1.1

1.1.1 Rừng gỗ núi đất (phục hồi)
-


Rừng chưa có trữ lượng (IIa)

-

Rừng có trữ lượng(IIb)

1.1.2 Rừng gỗ núi đá
1.2

Rừng giang, nứa, vầu

2

Rừng trồng

138,70

-

138,70

II

Đất chưa có rừng

3.595,3

537,1


3.058,2

1

Đất trống, đồi núi trọc

3.454,8

484,6

2.970,2

A

Loại Ia

1.944,8

213,8

1731

B

Loại Ib

297,23

35,7


261,53

C

Loại Ic

311,3

34

277,3

D

Nương rẫy

901,47

201,1

700,37

2

Núi đá trọc

140,5

52,5


88

16.883,1

11.832,9

Tổng

5.000,2

(Nguồn: Báo hàng năm của KBTNSNL)


21

3.2. Tình hình dân sinh - kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
a. Dân số
Dân cư sống trong 7 xã với tổng số 2.164 hộ, 11.085 nhân khẩu, số lao
động là 5192 người.
Trong đó:
Huyện Tân Lạc có 836 hộ 3918 nhân khẩu, số lao động là1917.
Huyện Lạc Sơn có 1328 hộ 7117 nhân khẩu, số lao động là 3275.
b. Dân tộc
Trong 7 xã của khu Bảo tồn thì dân tộc Mường chiếm chủ yếu. Họ có
tập quán cánh tác lúa nước, làm nương rẫy và chăn ni. Nhiều cơng trình
thuỷ lợi được được nhân dân tự tạo để cung cấp nước cho sản xuất và đời
sống.
c. Lao động
Bình qn mỗi hộ có 5 người, mật độ dân số trung bình 57 người/km2.

Tổng số lao động là 5192 chiếm 48,7 % tổng số dân.
3.2.2. Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập
a. Sản xuất nông nghiệp
Là nghề chính của nhân dân trong vùng. Lúa và hoa mầu (ngô, sắn,
khoai…) vẫn là cây trồng chủ yếu. Năng suất cây trồng khơng cao do trình độ
thâm canh cịn hạn chế nên các xã thuộc khu bảo tồn đều thuộc diện đặc biệt
khó khăn.
b. Đời sống và thu nhập
Dân cư sống trong 7 xã với tổng số 2.164 hộ, trong đó 3 xã thuộc
huyện Tân Lạc có 836 hộ, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 60,6 %. Cụ thể, xã Ngổ Luông
chiếm 59,8%, xã Bắc Sơn chiếm 59,7%, xã Nam Sơn chiếm 62,5%. Bốn xã
thuộc huyện Lạc Sơn có 1328 hộ, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 57,5%. Cụ thể xã Tự


22

Do chiếm 58%, xã Ngọc Sơn chiếm 57%, xã Ngọc Lâu chiếm 56%, xã Tân
Mỹ chiếm 59%.
Thu nhập lương thực bình quân các xã như sau:
+ Huyện Tân Lạc: 446kg/người/năm.
+ Huyện Lạc Sơn: 430kg/người/năm.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Tất cả các xã trong khu bảo tồn đều là các xã trong vùng đặc biệt khó
khăn, tuy đã có đường giao thông đến trung tâm xã nhưng chất lượng đường
rất xấu, việc đi lại giữa các xã và khu vực rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa
mưa. Rất nhiều xóm chỉ có thể đến trung tâm xã bằng đi bộ.
b. Thuỷ lợi
Các xã nằm trong vùng núi đá vôi nên nguồn nước rất thiếu. Tuy đều
đã có hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp nhưng chất lượng các cơng trình

đang bị xuống cấp. Việc đầu tư cho thuỷ lợi, xây dựng thêm hồ chứa nước là
những đòi hỏi cấp bách tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu
cây trồng.
c. Y tế
Mỗi xã đều có một trạm y tế tại trung tâm xã, ở các thơn bản có y tế
thơn bản. Trạm y tế là nhà cấp IV, phòng khám và giường bệnh chưa đủ tiêu
chuẩn. Trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiếu, trình độ cán bộ y tế chưa cao.
d. Giáo dục
Hệ thống giáo dục ở các xã đã có từ mầm non đến trung học cơ sở. Tỷ
lệ trẻ em đến trường đạt 94,5%. Tuy nhiên cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục
còn thấp. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ một số ít học sinh con các gia
đình có điều kiện kinh tế mới được học tiếp chương trình giáo dục trung học
phổ thông.


23

e. Điện
Các xã đều có điện lưới quốc gia đến trung tâm, một số xã có điện đến
tận xóm, số cịn lại chưa đến được thơn, xóm.
3.2.4. Dân sinh kinh tế xã hội
a. Thuận lợi
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hồ Bình có Nghị quyết về phát triển kinh tế lâm
nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc gắn phát triển, nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân với phát triển lâm nghiệp.
Tiềm năng đất đai lớn, nguồn lao động dồi dào, điều kiện khí hậu, thời
tiết phù hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật ni.
b. Khó khăn
Đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất lâm nghiệp
nhiều nhưng khơng có vốn đầu tư để phát triển nghề rừng, thu nhập từ sản

xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Diện tích đất trồng cây cơng nghiệp q
ít khơng tự cân đối lương thực và nhu cầu chi tiêu phục vụ cuộc sống hàng
ngày.
* Về văn hoá xã hội
- Các xã đều rất xa trung tâm huyện, bản sắc dân tộc Mường được giữ
gìn, trình độ dân trí chưa cao, số người mù chữ cịn nhiều. Số trẻ em trong độ
tuổi đi học nhưng không đến lớp còn cao (huyện Tân Lạc: 109 em, chiếm
0,7%; huyện Lạc Sơn 620 em, chiếm 2%). Số em theo học các trường Đại
học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (từ 5 đến 10%).
- Số người mắc bệnh biếu cổ, sốt rét còn cao, số người chưa được sử
dụng nước sạch còn chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể:
+ Số người mắc bệnh biếu cổ: 586 người (huyện Tân Lạc: 386 người
chiếm 0,5% dân số; huyện Lạc Sơn: 200 người chiếm 1,5% dân số)


24

+ Số người mắc bệnh sốt rét: 2710 người (huyện Tân Lạc 2320 người,
chiếm 3% dân số; huyện Lạc Sơn: 390 người, chiếm 3% dân số).
+ Số người chưa được dùng nước sạch hợp vệ sinh: 23.326 hộ (huyện
Tân Lạc: 8.814 hộ, chiếm 55% số hộ; huyện Lạc Sơn: 14.512 hộ, chiếm 59%
số hộ).
* Về cơ sở hạ tầng, phúc lợi cơng cộng:
Cơ sở hạ tầng cịn rất hạn chế và kém phát triển, một số cơng trình đã
xuống cấp cần được tu sửa, đặc biết là hệ thống, đường, trường, trạm. Phúc
lợi xã hội của người dân còn chưa được đáp ứng đầy đủ theo các mặt bằng
chung của xã hội.
Nhìn chung, điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống người dân của 7
xã trong khu bảo tồn cịn thấp. Kinh tế người dân vẫn là nơng nghiệp thuần
tuý, sự phụ thuộc vào rừng còn lớn. Hơn nữa, một số bản làng còn nằm trong

vùng lõi của Khu bảo tồn như xóm Kháy, xóm Trẩm, xóm Cối Gạọ…Điều
này đã gây ảnh hưởng và thách thức không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng
cũng như quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. Tình trạng khai thác trái phép
lâm sản vẫn chủ yếu do người dân gây ra. Do vậy, một trong những biện pháp
quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của người dân là xây dựng những chương
trình phát triển nâng cao dân trí, trình độ cũng như kinh tế và chất lượng đời
sống người dân, dần dần đưa người dân ra khỏi sự phụ thuộc vào rừng.


×