Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 82 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ NÔNG NGHIệP Và PTNT

TRường đại học lâm nghiệp
--- ---

Trần văn thắng

Nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý
thuỷ văn phục vụ phòng cháy chữa cháy
rừng vườn quốc gia u minh thượng
tỉnh kiên giang

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà nội - 2008


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ NÔNG NGHIệP Và PTNT

TRường đại học lâm nghiệp
--- ---

Trần văn thắng

Nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý thuỷ
văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng vườn
quốc gia u minh thượng


tỉnh kiên giang

luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp
Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
MÃ số: 60. 62. 68

Người hướng dẫn khoa học
1. Ts. Thái thành lượm
2. pgs. TS vương văn quỳnh

Hà nội - 2008


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới tài nguyên đất than bùn chiếm diện tích khoảng 400 triệu ha
[41]. Phần lớn diện tích đất than bùn phân bố ở một số quốc gia vùng Đông Nam Á
như Indonesia, Malaysia, Thailand, Brunei, Philippines và Việt Nam. Ở hầu hết các
nước Đông Nam Á, đất than bùn được quy hoạch thành các khu bảo tồn, trồng rừng
sản xuất hay sản xuất nông nghiệp. Đất than bùn đóng vai trị quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội và sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương.
Ở Việt Nam đất than bùn phân bố rải rác ở nhiều nơi, diện tích lớn nhất tập
trung ở Vườn Quốc Gia (VQG) U Minh Hạ tỉnh Cà Mau và VQG U Minh Thượng
tỉnh Kiên Giang với diện tích cịn khoảng 4.500 ha [13]. Do tính chất độc đáo của
hệ sinh thái (HST) rừng ngập nước trên đất than bùn đã hình thành sự phong phú
của chuỗi dinh dưỡng tạo điều kiện cho hình thành và phát triển nguồn tài nguyên
đa dạng sinh học. Trong nhiều thập kỷ qua, thiên tai và những hoạt động của con
người làm cho diện tích đất than bùn bị mất đi hoặc suy giảm nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán thường xuyên

xảy ra. Cháy rừng là một trong những hiện tượng thiên tai gây tổn thất to lớn về kinh
tế và môi trường. Nó tiêu diệt gần như tồn bộ động, thực vật trong vùng bị cháy,
nguồn tài nguyên đất than bùn dưới tán rừng, cung cấp vào khí quyển khối lượng lớn
khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, NO, v.v… Cháy
rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí
hậu trái đất và các thiên tai hiện nay. Mặc dù với những phương tiện và phương pháp
phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ngày càng hiện đại, nhưng cháy rừng vẫn
khơng ngừng xảy ra, thậm chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Đấu tranh với
cháy rừng đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới để bảo
vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường sống nói chung.
Ở Việt Nam hiện có 12,6 triệu ha rừng, trong đó có tới 6 triệu ha các loại
rừng dễ cháy như rừng tràm, rừng khộp, rừng thông, rừng bạch đàn, rừng tre trúc,
v.v…[11]. Vào mùa khơ, với xu hướng gia tăng nóng hạn của khí hậu tồn cầu và


2

diễn biến thời tiết phức tạp trong khu vực như hiện nay thì hầu hết các loại rừng trên
đều dễ dàng bắt lửa và cháy lớn. Vì vậy, cháy rừng thường xảy ra rất nghiêm trọng.
Rừng là tài sản quốc gia, là nguồn sống của người dân và là yếu tố quan
trọng bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Vì vậy, cháy rừng với quy mơ và
mức độ thiệt hại nghiêm trọng đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những
người làm lâm nghiệp hay những người sống gần rừng, có cuộc sống gắn bó với
rừng mà của cả những nhà khoa học, những nhà quản lý của nhiều ngành nhiều cấp
và nhân dân cả nước. Trước thực tiễn đó một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải
nghiên cứu xây dựng những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả.
Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, đề tài này hướng vào nghiên cứu xây
dựng giải pháp quản lý thuỷ văn phục vụ PCCCR tại VQG U Minh Thượng. Đây là
một trong số những khu vực cháy rừng trọng điểm ở nước ta.



3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Khi nghiên cứu các biện pháp PCCCR người ta chủ yếu hướng vào làm suy
giảm 3 thành phần của tam giác lửa: (1) - Giảm nguồn lửa bằng cách tuyên truyền
không mang lửa vào rừng, dập tắt tàn than sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp
dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để
ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại; (2) - Giảm khối lượng vật liệu cháy
bằng cách đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khơ khi chúng cịn ẩm để
giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt theo hướng ngược
với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám cháy; (3) - Làm giảm khả năng
cung cấp ô xy cho đám cháy bằng cách dùng chất dập cháy để ngăn cách vật liệu
cháy với ơ xy khơng khí (nước, đất, cát, hố chất dập cháy v.v…). Các chất dập
cháy cũng có tác dụng làm giảm nhiệt độ để làm giảm hoặc ngưng hẳn quá trình
cháy. [28], [38], [42].
Những phương tiện PCCCR đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm
gần đây, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng
và phương tiện dập lửa trong các đám cháy.
Các phương pháp dự báo đã được mơ hình hố và xây dựng thành những
phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của dự báo nguy cơ cháy
rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích được
những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính xác khả năng xuất hiện cháy
rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng rộng lớn.
Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng và
biện pháp PCCCR hiện nay được truyền qua nhiều kênh khác nhau đến các lực
lượng PCCCR và cộng đồng dân cư như hệ thống biển báo, thư tín, đài phát thanh,

báo địa phương và Trung ương, vơ tuyến truyền hình, các mạng máy tính v.v…


4

Những phương tiện dập tắt các đám cháy được nghiên cứu theo cả hướng phát
triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các loại phương tiện cơ
giới như cưa xăng, máy kéo, máy gạt đất, máy đào rãnh, máy phun nước, máy phun
bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy và bom dập lửa v.v…
Mặc dù, các phương pháp và phương tiện PCCCR đã được phát triển ở mức
cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất khủng khiếp ngay cả ở những nước
phát triển có hệ thống PCCCR hiện đại như Mỹ, Úc, Nga v.v… Trong nhiều trường
hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không hiệu quả. Người ta cho rằng, ngăn
chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy vẫn là quan trọng nhất [42].
1.1.2. Ở Việt Nam
Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các cơng trình PCCCR cũng
như những phương pháp và phương tiện PCCCR. Mặc dù trong các quy phạm
PCCCR có đề cập đến những tiêu chuẩn của các cơng trình PCCCR, những phương
pháp và phương tiện PCCCR song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo
tư liệu của nước ngồi, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam [28].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về biện pháp PCCCR chủ yếu hướng vào thử
nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật
liệu cháy. Năm 1995, Phan Thanh Ngọ đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới
rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt. Tác giả cho rằng với rừng thông lớn tuổi không cần
phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời
tiết thích hợp để đốt. Năm 2001, Bế Minh Châu đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều
kiện khí tượng đến độ ẩm và khả năng cháy và vật liệu cháy dưới rừng thơng. Tác
giả đã hồn thiện phương pháp dự báo cháy rừng ở một số vùng trọng điểm Thông
ở miền Bắc Việt Nam. [7]
Ngồi ra, đã có một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội cho PCCCR (Lê

Đăng Giảng, 1972; Đặng Vũ Cẩn, 1992; Phạm Ngọc Hưng, 1994). Các tác giả đã
khẳng định rằng việc tuyên truyền về tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản
xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các cơng
trình PCCCR, tổ chức lực lượng PCCCR, quy định về dùng lửa trong dọn đất canh


5

tác, săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân v.v... sẽ là
những giải pháp xã hội quan trọng trong công tác PCCCR.
Những nghiên cứu về PCCCR ở khu vực U Minh Thượng
Những tài liệu đầu tiên trình bày biện pháp PCCCR tràm là cuốn "Bài giảng
Phòng cháy chữa cháy rừng" của Phạm Gia Tường (1976) và cuốn "Phịng cháy
chữa cháy rừng" của Ngơ Quang Đê, Lê Đăng Giảng và Phạm Ngọc Hưng (1983).
Trong những tài liệu này các tác giả đã mô tả một cách khái quát hiện tượng cháy
ngầm ở rừng tràm và giới thiệu việc xây dựng kênh mương phòng cháy như một
biện pháp quan trọng nhất cho PCCCR tràm. Một tài liệu khác trình bày cụ thể hơn
về đặc điểm cháy rừng tràm là luận án Phó tiến sỹ của Phan Thanh Ngọ (1996) với
tên đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp PCCCR thông ba lá, rừng tràm ở Việt
Nam”. Tác giả đã mô tả sự tồn tại cả 3 loại cháy tán, cháy mặt đất và cháy ngầm ở
rừng tràm, nêu đặc điểm thời tiết, loại rừng và hoạt động kinh tế xã hội có liên quan
đến cháy rừng tràm. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số biện pháp kỹ thuật và kinh
tế xã hội cho PCCCR tràm. [25]
Từ năm 1981-1985, Đề tài cấp Nhà nước Mã số 04010107 do TS. Phạm
Ngọc Hưng làm chủ trì đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp PCCCR thông và
rừng tràm ở ba tỉnh Quảng Ninh, Lâm đồng và Minh Hải (Cà Mau, Kiên Giang).
Kết quả đề tài là một số đề xuất về những vấn đề sau:
- Xây dựng hệ thống chòi canh
- Xây dựng đường băng cản lửa (xanh và trắng)
- Xây dựng hệ thống kênh mương

- Xây dựng hệ thống hồ chứa nước phòng cháy
- Dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng thông và rừng tràm
- Nghiên cứu ứng dụng một số công cụ chữa cháy rừng
- Xây dựng lực lượng phòng và chữa cháy rừng thông và rừng tràm.
Trong báo cáo sơ kết đề tài “Nghiên cứu về quản lý rừng tràm ở đồng bằng
sông Cửu Long”, Mai Văn Nam (2002) cũng mô tả hiện tượng cháy “khủng khiếp”


6

của rừng tràm. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích nguyên nhân về mặt kinh tế - xã
hội của cháy rừng, đặc biệt là ảnh hưởng của các chính sách sở hữu và sử dụng rừng
tràm, chính sách chia sẻ lợi ích và hình thức tổ chức quản lý rừng tràm đến ý thức và
mức độ tham gia của người dân vào quản lý rừng tràm. Tác giả kết luận những giải
pháp kinh tế - xã hội sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc PCCCR tràm [23].
Một tài liệu khác cũng thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến cháy
rừng tràm là “Báo cáo kiểm điểm trách nhiệm của Cục kiểm lâm về các vụ cháy
rừng tràm tại U Minh năm 2002” (Cục kiểm lâm, 2002). Các tác giả đã nêu những
nguyên nhân chủ yếu của cháy rừng tràm gồm: sự biến đổi bất thường của thời tiết
đã gây khô hạn nghiêm trọng, hiện tượng tháo nước bắt cá đầu mùa khô làm tăng
mức khô hạn của đất rừng tràm, hoạt động đốt ong thiếu kiểm soát đã làm tăng
nguồn lửa ở rừng tràm, tổ chức tuần tra chưa nghiêm túc nên không phát hiện sớm
các đám cháy, không được thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng cháy như đắp
đập giữ nước, dọn vệ sinh rừng, thiếu sự tham gia tích cực của chính quyền và
người dân địa phương vào PCCCR, thiếu phương pháp và phương tiện chữa cháy
hiệu quả v.v... Các tác giả cũng đề xuất những giải pháp quan trọng cho PCCCR
tràm như tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng và chấp hành luật PCCCR, xây
dựng hệ thống biển báo, biển cấm lửa, canh gác nghiêm ngặt, xây dựng các cơng
trình PCCCR như đường vận chuyển phương tiện chữa cháy, các chòi canh cháy
rừng, hệ thống đê bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt, xây dựng trạm bơm cung cấp

nước trong mùa khô, trang bị đủ phương tiện PCCCR như xuồng, dây bơm nước,
cưa xăng, xẻng, cuốc, dao, khoan giếng v.v...
Tài liệu gần đây nhất về xây dựng giải pháp PCCCR tràm là báo cáo của hội
thảo khoa học về những nội dung của “Dự án đầu tư khôi phục, bảo vệ và phát triển
VQG U Minh Thượng sau vụ cháy rừng tháng 3 năm 2002” do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang tổ chức. Hội
thảo đã đưa ra một số kết luận quan trọng sau:
- Khôi phục HST rừng tràm sau cháy bằng phương pháp tái sinh tự nhiên là
chính, chỉ gieo sạ bổ sung ở những nơi khơng có tái sinh tự nhiên.


7

- PCCCR tràm chủ yếu phải bằng cách duy trì độ ẩm hợp lý cho than bùn
trong suốt mùa khô, tu bổ hệ thống kênh điều tiết nước, làm tốt công tác dự báo, phát
hiện sớm và chữa cháy kịp thời, kết hợp phương tiện chữa cháy thô sơ và hiện đại.
- Phải ký thoả ước giữa VQG với người dân địa phương trong việc bảo vệ rừng
và PCCCR, tập trung xây dựng các cơng trình thuỷ lợi và hệ thống điện sản xuất và
sinh hoạt cho người dân địa phương, tăng cường tuyên truyền giáo dục môi trường,
giáo dục ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường cho người dân địa
phương, phải lôi cuốn được cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động PCCCR.
Vào năm 2003, trong Chương trình khoa học cơng nghệ trọng điểm cấp Nhà
nước giai đoạn 2001-2005 về “Bảo vệ mơi trường và phịng tránh thiên tai”, Nhà
nước đã đầu tư thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phòng chống
và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên”. Mã số:
KC.08.24 do PGS. TS. Vương Văn Quỳnh làm chủ nhiệm. Đề tài đã tiến hành
nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp PCCCR và khắc phục hậu quả cháy rừng
tràm ở tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang và rừng ở các tỉnh Tây Nguyên. Đề tài đã
đưa ra giải pháp hữu hiệu cho PCCCR cho vùng U Minh trong đó có VQG U Minh
Thượng như sau:

- Xây dựng các phương pháp và quy trình dự báo cháy rừng.
- Xây dựng các giải pháp khoa học công nghệ, kinh tế xã hội cho PCCCR.
- Xây dựng danh mục tập đoàn cây có khả năng chống chịu lửa.
- Đề xuất các phương pháp và các phương tiện chữa cháy rừng.
- Nghiên cứu những giải pháp và quy trình khắc phục hậu quả của cháy rừng.
Hiện nay, việc xây dựng các giải pháp PCCCR đang được Nhà nước ta quan
tâm. Đây lại là vấn đề phức tạp, địi hỏi phải có đầu tư thích đáng về thời gian và
tiền của nên nhìn chung chúng ta cịn thiếu hụt về thơng tin, về phương pháp luận
và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn làm cho cơng tác PCCCR chưa được hiệu quả.
Chính những tồn tại trên đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho công
tác quản lý và bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách về mơi trường nói
chung. Do vậy chúng ta cần phải tiếp tục có những nghiên cứu nhằm hoàn thiện dần


8

phương pháp luận cũng như tích luỹ dần kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời làm
phong phú thêm nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu sau này. Xuất phát từ
những lý do nêu trên, và cũng chính là cơ sở cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu quản lý nước và những vấn đề đặt ra
1.2.1. Tầm quan trọng của quản lý nước
Vườn Quốc Gia U Minh Thượng là một trong những vùng đất ngập nước quan
trọng nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Việt Nam, trong HST rừng tràm
ngập phèn chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của VQG U Minh Thượng có những
đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh, đó là các ưu hợp của rừng hỗn giao và
rừng tràm trên đất than bùn với diện tích trên 3.000 ha [13]. Các đầm lầy và các
sinh cảnh thực vật, các kênh đê nằm xen kẽ, rải rác trong các khu rừng tạo nên
những khu cư trú thích hợp cho các lồi động vật hoang dã. Bên cạnh các giá trị về
đa dạng sinh học, VQG U Minh Thượng còn là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa
quan trọng đã được Bộ văn hóa thơng tin ban hành Quyết định số 1768/QĐ-VH

ngày 28/6/1997 cơng nhận là khu di tích lịch sử [36].
Trong 15 năm trở lại đây, vùng U Minh Thượng đã có nhiều biến đổi to lớn
trong phát triển hệ thống thủy lợi dẫn đến những thay đổi về điều kiện tự nhiên.
Trước hết, phải kể đến tác động của hệ thống kênh đào các cấp, vừa là nơi truyền tải
nước mưa và chua phèn từ U Minh Thượng ra bên ngoài, vừa là nơi dẫn nước triều
mặn từ biển vào vùng U Minh Thượng. Vài năm gần đây vùng đệm VQG U Minh
Thượng có tốc độ phát triển nhanh hơn với hàng loạt kênh đào được mở đến từng
nơng hộ khiến chế độ thủy văn bên ngồi vùng lõi VQG thay đổi theo hướng biến
động mạnh mẽ hơn. Nhân dân vùng đệm càng lấy nhiều nước ngọt cho sản xuất và
sinh hoạt thì hiện tượng xâm mặn càng nghiêm trọng hơn. Chính sự phát triển như
vậy ở vùng xung quanh đã phá vỡ chế độ thủy văn tự nhiên trong vùng lõi làm cho
cây tràm nói riêng và và HST rừng tràm nói chung khơng cịn được phát triển bình
thường trong điều kiện tự nhiên xưa cũ. Bên cạnh đó, do phát triển nơng nghiệp và
dân cư trở nên đơng đúc hơn, nên chất thải do phân bón, thuốc trừ sâu, sinh hoạt


9

v.v... tăng lên nhanh chóng và là yếu tố bất lợi cho bảo tồn tính đa dạng trong HST
rừng tràm nếu như phải bơm bổ sung nước vào vùng lõi.
Trong nhiều năm liền, để bảo vệ rừng tràm trước nguy cơ cháy rừng, VQG U
Minh Thượng đã xây dựng hệ thống cơng trình quản lý nước bao quanh vùng lõi
nhằm điều tiết nước mưa để PCCCR. Tuy nhiên, do quy trình điều tiết chưa thật
hợp lý nên chế độ thủy văn và không phù hợp với yêu cầu sinh thái của rừng tràm
khiến rừng tràm bị thối hóa kéo theo giảm dần tính đa dạng sinh học của các lồi
khác. Hiện tượng cây tràm đổ ngả, chết cục bộ xảy ra ở phần lớn diện tích bị ngập
nước trong thời gian dài.
Do điều kiện tự nhiên trong VQG U Minh Thượng bị phá vỡ, nên quản lý nước
được xem là một giải pháp cần thiết cho việc PCCCR tràm. Phải khẳng định rằng,
nếu không quản lý nước một cách khoa học, các HST trong VQG sẽ nhanh chóng

thối hóa, nạn cháy rừng thường xuyên xảy ra, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ
dần mất đi và VQG khơng cịn giá trị. Song để quản lý nước được tốt thì các
phương án quản lý nước cần xây dựng trên cơ sở khoa học và dựa trên những điều
kiện thuận lợi cả về yếu tố tự nhiên và yếu tố con người.
Đối với những khu rừng đặc dụng nằm trong vùng có các hoạt động của con
người, việc tái lập điều kiện thích hợp cho các HST trong khu bảo tồn phát triển với
tự nhiên nhất không thể tách rời của sự hỗ trợ ở các mức độ khác nhau từ con
người, đặc biệt đến chế độ thủy văn. Thủy văn đất ngập nước có một vai trị rất
quan trọng, nó là chìa khóa quyết định sự tồn tại và phát triển của các HST trong
VQG. Nếu quản lý nước không tốt, khơng hợp lý, thì có thể biến HST đất ngập
nước này sang HST đất ngập nước khác, thậm chí nghiêng hẳn sang HST trên cạn
hay thuần thủy sinh.
1.2.2. Mục tiêu quản lý nước
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của rừng tràm và đặc biệt sau đợt
cháy rừng tháng 3 năm 2002 cho thấy không thể bảo vệ tốt VQG U Minh Thượng
nếu không làm tốt công tác quản lý nước. Các hoạt động quản lý nước trong VQG
U Minh Thượng nhằm bảo vệ và duy trì sự cân bằng của các HST tự nhiên. Quản lý


10

nước là thực hiện chuỗi hành động kiểm soát nước trong VQG U Minh Thượng ở
mức hợp lý cả về độ sâu mực nước và thời gian ngập, nhằm tạo điều kiện thích hợp
nhất cho sự phát triển bình thường của các loài thực vật trong VQG. Quản lý nước
sẽ ưu tiên cho sự phát triển vượt trội của tràm và ở mức vừa phải của các loài cây
khác, khống chế sự phát triển của sậy, không làm tăng diện tích đồng cỏ và diện tích
mặt nước trống vì những mục tiêu khác quan trọng hơn là sự đa dạng. Đặc biệt, sau
cháy rừng, sự tái sinh và phát triển của tràm rất nhạy cảm với một số yếu tố môi
trường như độ sâu và thời gian ngập nước, chất lượng nước, độ dày lớp than bùn
v.v... Trong đó, độ sâu và thời gian ngập nước đóng vai trị quan trọng. Đối với

những khu tràm già và dày cịn sót lại, quản lý nước không những giúp cho tràm và
các lồi cây khác trong HST rừng tràm phát triển bình thường mà còn là điều kiện
tốt để thực hiện PCCCR. Rừng tràm U Minh Thượng còn được biết đến là nơi nổi
tiếng về nguồn lợi thủy sản gồm các loài cá đen như Cá lóc, cá Rơ, cá Sặc v.v... và
các lồi động vật sống gần với mơi trường nước như Lợn rừng, Tê tê, Rái cá v.v...
Vì thế, quản lý nước tạo mơi trường thuận lợi cho các lồi động vật háo nước sinh
sống và phát triển. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm đối với VQG
U Minh Thượng là hiện tượng cháy rừng. Ngay sau trận cháy rừng tháng 3 năm
2002, câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta là liệu phần sót lại của rừng cịn có nguy cơ bị
cháy khơng? Vì thế, quản lý nước không những giúp bảo tồn các HST rừng tràm mà
còn phải đảm nhiệm thêm vai trò giữ ẩm cho đất rừng để phòng cháy và trữ nước
trong hệ thống kênh để chữa cháy. Đối với VQG U Minh Thượng hiện nay và về
lâu dài, khôi phục và phát triển rừng đã khó, mà bảo vệ và giữ gìn rừng khơng bị
cháy lại cịn khó hơn. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của rừng, từ tái
sinh, rừng tràm non đến rừng tràm già, lại cần phải có những biện pháp quản lý
nước tương ứng với chúng để vừa tạo điều kiện tốt nhất có thể để chúng phát triển
bình thường, vừa làm tốt cơng tác PCCCR. Nếu chỉ chú trọng đến công tác PCCCR
mà không quan tâm đến điều kiện mơi trường cho tràm và các lồi thực vật khác
phát triển, thì phịng và chữa cháy cũng chỉ là “làm một việc chưa có cơ sở khoa
học”. Nhưng nếu chỉ quan tâm đến tạo điều kiện cho tràm phát triển tốt nhất mà


11

khơng làm tốt cơng tác phịng và chữa cháy, thì khi cháy rừng xảy ra, việc bảo vệ
rừng tràm cũng chỉ là “làm một việc biết chắc là sẽ không cịn gì mà vẫn cứ làm”.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như thế, rõ ràng quản lý nước cho VQG U Minh
Thượng rất cần một sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng.
Trước thực tiễn đó một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng
những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên cơ sở quản lý thủy văn cho VQG

U Minh Thượng một cách hiệu quả và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.


12

Chương 2
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận:
Đề tài tập trung làm rõ cơ sở khoa học của việc quản lý thuỷ văn cho PCCCR
tràm.
Về mặt thực tiễn:
- Đề xuất mực nước cần tích trữ theo từng phân khu một cách hợp lý đảm
bảo mục tiêu PCCCR và không làm tổn hại đến biến đổi đa dạng sinh học của VQG
U Minh Thượng.
- Thiết lập hệ thống cơng trình quản lý và giám sát quy trình điều tiết nước.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này với những hạn chế nhất định về thời gian,
điều kiện nghiên cứu chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hiện trạng hệ thống cơng trình
quản lý nước, ảnh hưởng của việc giữ nước hiện nay đến môi trường sinh thái và sự
tồn tại của các loài động thực vật, đề xuất mực nước cần tích trữ cũng như thiết lập
cơ chế vận hành cơng trình quản lý nước phục vụ PCCCR ở VQG U Minh Thượng
tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng phương án
phòng cháy, chữa cháy rừng ở VQG U Minh Thượng trong thời gian tới.
2.3. Phương pháp tiếp cận
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, hiện trạng cơng trình và u cầu quản lý nước
ở VQG U Minh Thượng sẽ được tiếp cận theo hướng:
- Tôn trọng điều kiện tự nhiên hoặc tái lập điều kiện gần với tự nhiên. Đây là
yếu tố cơ bản nhất trong bảo tồn đa dạng của các HST tự nhiên.

- Định hướng cho việc tái khôi phục HST rừng tràm theo các mục tiêu đa
dạng và bền vững.


13

- Hệ thống quản lý nước có thể đảm bảo và thích ứng với mọi trường hợp khí
hậu khác nhau, tương ứng với khả năng quản lý và vận hành.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu những
nội dung sau:
1. Nghiên cứu hiện trạng cơng trình quản lý nước làm cơ sở cho việc quy hoạch
và thiết lập hệ thống cơng trình quản lý nước phù hợp với điều kiện của
VQG U Minh Thượng.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giữ nước hiện nay đến khu hệ động thực vật
trong VQG.
3. Phân khu quản lý nước và tính toán cân bằng nước cho từng phân khu.
4. Nghiên cứu hiệu lực của việc quản lý thuỷ văn đến nguy cơ cháy rừng tràm ở
VQG U Minh Thượng.
5. Thiết lập hệ cơng trình quản lý và giám sát quy trình điều tiết nước.
6. Cơ sở và biện pháp chữa cháy rừng từ hướng quản lý nước.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận
Đây là đề tài vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính lý luận, do vậy, hướng
tiếp cận chính là:
(1)- Cách tiếp cận hệ thống:
Quản lý thuỷ văn được nhìn nhận từ hai khía cạnh: hệ thống cơng trình quản
lý nước bao gồm: đê bao, kênh, cống, trạm bơm, trạm giám sát mực nước vv… Cơ
chế vận hành hệ thống cơng trình quản lý nước như: chế độ điều tiết nước, chế độ
giám sát diễn biến thủy văn, cơ chế điều chỉnh. Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên,

bởi vì nó diễn ra theo những quy luật của tự nhiên và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác trong hệ thống tự nhiên như thời tiết, loại rừng, địa hình, thổ nhưỡng v.v...
Do cháy rừng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể ngăn chặn hoặc
hạn chế được cháy rừng bằng tác động vào các yếu tố tự nhiên. Trên quan điểm hệ


14

thống có thể xem những giải pháp phịng chống cháy rừng như là những giải pháp
điều khiển hệ thống tự nhiên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu cháy rừng.
Để phịng cháy, chữa cháy rừng tràm thì việc quản lý thủy văn duy trì độ ẩm cho
rừng trong suốt mùa khô được coi là một trong những nội dung quan trọng của đề
tài này.
(2)- Cách tiếp cận đa ngành:
Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên, nhưng cũng là hiện tượng kinh tế xã hội.
Vì vậy, những giải pháp phịng chống cháy rừng cũng phải bao gồm cả những giải
pháp khoa học công nghệ và cả những giải pháp kinh tế xã hội. Những giải pháp
này sẽ liên quan đến lâm nghiệp, thuỷ lợi, mơi trường, văn hố, quốc phịng v.v...
Chúng được xây dựng trên cơ sở những kiến thức khí tượng học, thuỷ văn học, lâm
sinh học, cơng nghệ thông tin, môi trường và phát triển v.v... Chúng được lồng ghép
với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu đặt ra và giảm đến mức
thấp nhất những chi phí của xã hội.
Từ những hướng tiếp cận trên, nguyên tắc cơ bản trong thiết lập quản lý thủy
văn phục vụ công tác PCCCR ở VQG U Minh Thượng như sau:
Do VQG U Minh Thượng hoàn tồn khơng có khả năng nhận nước từ nguồn
bên ngồi, trừ trường hợp khi cần thiết nên quản lý nước trong VQG được thực hiện
cân bằng nước từ nguồn nước mưa và tổng lượng bốc hơi từ các thành phần khác
nhau. Tuy nhiên, để cho các HST rừng phát triển bình thường, khơng thể tích tồn
bộ lượng nước mưa và để rừng ngập quá sâu thì trong suốt mùa mưa phải ln sẵn
sàng tháo nước ra ngồi và chỉ tích lên cao trình hợp lý vào cuối mùa mưa. Căn cứ

vào lượng bốc hơi cần phải tính tốn mực nước cần điều tiết để duy trì độ ẩm cho
rừng trong mùa khô và hạn chế việc bơm nước bổ sung vào rừng sẽ làm biến đổi
mơi trường sinh thái. Tồn bộ quá trình nghiên cứu, đánh giá của đề tài được tóm
lược qua hình 2.1:


15

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập Thơng tin

Hiện trạng hệ thống
cơng trình quản lý TV

Điều kiện tự nhiên

Ảnh hưởng của cơ chế
quản lý nước hiện nay

Điều tra thực địa:
+ Điều tra ÔTC
+ Tuyến ĐT


Xử lý, tính tốn

Chế độ quản lý nước hợp lý

Yêu cầu nước đối với
HST

Duy trì độ ẩm cho
rừng

Hệ thống cơng trình

Đề xuất giải pháp quản lý nước hợp lý
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát quá trình nghiên cứu


16

2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp kế thừa tài liệu:
Phương pháp này được áp dụng nhằm rút ngắn khối lượng và thời gian
nghiên cứu. Những số liệu được đề tài kế thừa bao gồm:
Các tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên
cứu, những kết quả nghiên cứu, kết quả hội thảo liên quan đến phòng chống và khắc
phục hậu quả của cháy rừng ở trong nước và thế giới, kết quả các hội thảo nghiên
cứu khoa học nông, lâm nghiệp trong những năm gần đây có liên quan đến PCCCR
và khắc phục hậu quả của cháy rừng.
- Phương pháp điều tra chuyên ngành
Điều tra nghiên cứu chuyên ngành có nhiệm vụ bổ sung tư liệu để trả lời
những câu hỏi liên quan đến chuyên môn của những ngành hẹp và đòi hỏi những

phương pháp và phương tiện điều tra đặc thù của từng lĩnh vực. Trong đề tài này
điều tra chuyên ngành bao gồm: quan trắc khí tượng thủy văn, điều tra về cấu trúc
rừng, sinh trưởng của cây rừng ở các mực nước ngập khác nhau, ảnh hưởng của
việc giữ nước đến đời sống của các loài động vật v.v... Những điều tra nghiên cứu
chuyên ngành được thực hiện ở ô và tuyến điều tra nghiên cứu ngoài thực địa.
+ Phương pháp thu thập số liệu thủy văn
Ngoài việc tham khảo số liệu quan trắc thủy văn của Trạm nghiên cứu thủy
văn và dự báo cấp cháy, Hạt kiểm lâm VQG U Minh Thượng về số liệu đo mực
nước tại 10 thước đo mực nước dọc kênh Trung tâm. Đề tài tiến hành thiết lập và
thu thập chiều cao mực nước ở 05 thước đo mực nước trên tuyến kênh ngang và 9
tuyến quan trắc mực nước ở các ống thí nghiệm có đường kính 5 cm và cắm sâu vào
đất 1,5 m tại các khu rừng trên đất than bùn còn lại sau trận cháy rừng tháng 3 năm
2002. Sơ đồ vị trí các thước đo mực nước được thể hiện ở hình 1 (Phụ biểu B).
+ Phương pháp thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn 100m2
Đề tài thiết lập một ô tiêu chuẩn ở khu rừng nguyên sinh (OTC số 1) và một ô
tiêu chuẩn tại khu rừng phục hồi sau trận cháy rừng năm 1994 (OTC số 2), 15 ô
tiêu chuẩn tại các mực nước ngập khác nhau ở rừng tái sinh phục hồi sau trận cháy


17

rừng tháng 3 năm 2002 (bảng 2.1). Sơ đồ vị trí các ơ tiêu chuẩn được thể hiện ở
hình 2.2. Việc điều tra ô tiêu chuẩn được định kỳ 6 tháng 1 lần. Tổng cộng có 3 lần
điều tra. Mực nước ngập và số lần điều tra ở 15 ô tiêu chuẩn ở rừng tái sinh phục
hồi sau cháy năm 2002 được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1: Hệ thống ô nghiên cứu rừng tràm tự nhiên ở U Minh Thượng

Ký hiệu

Mực nước ngập


Số ô

CT1

0 cm -25 cm

3

CT2

25 cm -50 cm

3

CT3

50 cm -75 cm

3

CT4

75 cm -100 cm

3

CT5

> 100cm


3

Trên các OTC xác định các chỉ tiêu cấu trúc của lâm phần như lồi cây;
Đường kính thân cây (D1.3); Chiều cao vút ngọn (Hvn); Độ tàn che (TC); Độ che
phủ thảm tươi cây bụi (CP); Độ dày tầng than bùn; Đặc điểm vật liệu cháy, nhiệt độ
và độ ẩm vật liệu cháy; Cường độ thoát hơi và lượng thoát hơi nước từ cây cao và
lớp cây bụi thảm tươi; Cường độ và lượng bốc hơi nước từ các thảm khô và mặt đất
rừng, nhiệt độ và độ ẩm khơng khí, tốc độ gió trong rừng.
+ Đường kính thân cây được đo bằng thước Panme, độ chính xác đến mm.
Điểm đo D1,3 của các thân cây được đánh dấu bằng sơn đỏ để làm tăng sự chính xác
cho các lần đo D1,3 sau này. Tuy nhiên, tại các ơ thí nghiệm được thiết lập tại các
mực nước ngập khác nhau chúng tôi đo tất cả các cây có (D1,3) >1cm. Mỗi cây có số
phân biệt viết trên một miếng thẻ nhôm. Các thẻ nhơm được đính vào cây bằng đinh
nhơm (cho các cây có (D1,3) >5cm) hoặc bằng dây điện cột (cho các cây có (D1,3)
<5cm). Tất cả các thân của một cây đều có cùng số phân biệt, nhưng mỗi cây
(nhánh) có thêm một số trong ngoặc đơn để phân biệt với nhau. Thí dụ một cây Dấu
dầu 3 lá (Euodia lepta), có số phân biệt là 9 nhưng nó có 03 thân, những thân này sẽ
được đánh dấu là 9 (1), 9 (2), và 9 (3). Các cây có (D1,3) < 2cm đã được đo nhưng
không cho số phân biệt.


18

+ Chiều cao vút ngọn được đo bằng thước cây dài 6 mét với độ chính xác
đến dm.
+ Mực nước ngập được đo bằng thước đo mực nước chính xác đến mm.
+ Độ tàn che, che phủ được xác định theo mạng lưới điểm và trực quan.
Việc định danh các loài thực vật dựa theo tài liệu Cây cỏ Việt Nam, tập 1 - 3
(Phạm Hoàng Hộ, 1991).

- Phương pháp thu thập số liệu trên các tuyến điều tra:
Thiết lập 06 tuyến điều tra, 30 điểm đếm và khảo sát sân chim để ghi nhận
thành phần các loài Chim trong VQG. Việc định danh các loài chim theo sách
Guide to the Birds of Thailand [43]. Danh pháp dựa theo Inskipp [45]. Để ghi nhận
thành phần loài chim và đánh giá mức độ phong phú của chúng trên các dạng sinh
cảnh sử dụng phương pháp đếm số loài theo thời gian áp dụng cho sinh cảnh rừng
tràm, trảng trống; phương pháp đếm điểm áp dụng cho sinh cảnh trảng Sậy. Xử lý
kết quả khảo sát đếm điểm sử dụng phần mền DISTANCE.
Thành phần các lồi thú được ghi nhận thơng qua khảo sát trên các tuyến
điều tra (kết hợp với tuyến điều tra chim), đặt bẫy thu mẫu thú nhỏ, 05 điểm bẫy
ảnh và kết hợp với:
+ Sưu tầm các mẫu vật: các mẫu sống, mẫu nhồi da, sương, sọ, còn lại trong
nhà dân, nơi mua bán động vật.
+ Phỏng vấn người dân địa phương.
+ Tham khảo các tài liệu có liên quan.
Đánh giá mật độ: Trên các tuyến điều tra các số liệu được ghi chép tỷ mỉ
(loài gặp, số lượng, sinh cảnh, tần suất gặp v.v…). Mật độ loài được đánh giá theo
chỉ số phong phú dựa vào tần xuất bắt gặp [30].
Vị trí thu mẫu thú được thể hiện ở phụ lục A, phụ biểu 01.
Việc định danh các lồi Thú theo Khóa định loại thú năm 1994 [19].
Mức độ đe dọa của các loài thú dựa theo Sách đỏ Việt Nam và Danh lục của
IUCN [1], [20].


19

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí các ơ tiêu chuẩn, tuyến điều tra, điểm đếm

Các kết quả ghi nhận được là cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của việc giữ nước
đến khu hệ thú và khu hệ chim trong VQG.



20

2.5.3. Phương pháp xử lý thơng tin trong q trình nghiên cứu
2.5.3.1. Phân tích trạng thái rừng các phân khu quản lý nước
Căn cứ vào cao trình mặt đất rừng, hiện trạng hệ thống kênh, hệ thống đê bao
đề tài đã phân chia VQG thành 5 phân khu thủy văn với những mức độ cao mặt đất
tương đối đồng nhất. Đề tài tiến hành phân tích, thống kê các trạng trái rừng tại các
phân khu quản lý thủy văn bằng phần mềm Mapinfo 8.0 dựa trên ảnh vệ tinh
Landsat (Nguồn: Viện Địa lý, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. 2006) và khảo
sát thực địa.
2.5.3.2. Tính tốn các chỉ số
Đối với mỗi loài cây gỗ ghi nhận tại các OTC đều tính các chỉ tiêu: tiết diện
ngang, tần suất, mật độ tương đối, độ ưu thế tương đối, tần suất tương đối và chỉ số
quan trọng:
- Tiết diện (b.a.) = tổng diện tích thân cây ở độ cao ngang ngực.
- Mật độ tương đối = (số cá thể của một loài)/(tổng số của tất cả các loài)x 100.
- Độ ưu thế tương đối= (tổng hợp b.a của một loài)/(tổng hợp b.a của tất cả
các loài) x 100.
- Tần suất = số ơ đo đếm có lồi đó xuất hiện.
- Tần suất tương đối= (tần suất của một loài)/(tổng tất cả các tần suất) x 100.
- Số lượng loài xác định trong khu vực nghiên cứu như sau:
M

Trong đó:

m
Sk
Sm


2-1

m – số lồi trong ơ tiêu chuẩn (ơ mẫu)
Sm – diện tích ô tiêu chuẩn
Sk – diện tích khu vực nghiên cứu


21

Chương 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang có diện tích 21.107 ha
gồm vùng lõi 8.038 ha, vùng đệm 13.069 ha nằm trên địa bàn hai xã: xã An Minh
Bắc và xã Minh Thuận huyện U Minh Thượng, có toạ độ địa lý từ 9o31'16” đến
9o39'45” vĩ độ Bắc và 105o03'06” đến 105o07'59” kinh độ Đông [36].
3.1.2. Địa hình
Địa hình VQG U Minh Thượng địa hình khơng đều và có dạng “lưng rùa”,
dốc từ trong ra ngồi. Khu vực cao nhất lệch về phía Nam và từ đó thấp dần về phía
Bắc. Khu vực thấp nhất ở phía Tây - Bắc.
Để quản lý và điều tiết nước cho VQG U Minh Thượng, việc thành lập bản
đồ địa hình là rất quan trọng. Bản đồ địa hình Vùng lõi VQG U Minh Thuợng do dự
án CARE lập năm 2000, vùng lõi tập trung có cao trình từ +2,0 đến +2,1 m. Sau
trận cháy rừng tháng 03 năm 2002, bản đồ địa hình được thiết lập lại cho thấy lớp
than bùn giảm thấp 0,3 đến 0,6 m nhưng không đều. Để thiết kế và điều tiết nước an
toàn, đề tài sử dụng bản đồ địa hình năm 2002 [21].
3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
3.1.3.1. Hình thái đất rừng tràm

- Phân tầng đất rừng tràm
Theo kết quả nghiên cứu ở VQG U Minh Thượng, phân tầng đất trong giới
hạn độ sâu 13 m khu vực rừng tràm như sau:
Dưới cùng là đất sét xanh lục, mềm và dẻo. Trên là bùn sét màu xám xanh
nhão dày từ 5-7 m. Kế đến là lớp sét xen cát mịn chứa mảnh vỏ sò (bãi triều) dày từ
1,5-2 m. Phần nằm sát với đáy than bùn là sét xám đến xám nâu, chứa ít bã thực
vật, dầy từ 1-1,5 m (tầng chứa vật liệu sinh phèn) và trên cùng là lớp than bùn dày
từ 0,3-3 m [13].


22

Có thể chia lớp than bùn thành 2 lớp phụ:
* Bên dưới là lớp than bùn màu đen hơi chặt, dày từ 0,8-1,5 m.
* Phía trên là lớp than bùn màu nâu, xốp, nhẹ, dầy từ 0,3-1,5 m.
- Địa mạo đất rừng tràm
Về địa mạo có thể phân biệt 2 đơn vị: (1)- vùng đầm lầy than bùn và (2)vùng phẳng giữa ghềnh và lạch triều cổ.
Vùng đầm lầy than bùn phân bố chủ yếu ở những khu vực có độ cao mặt đất
trung bình dưới 0,5 m [13]. Trong vùng này mặt đất thấp, tầng sinh phèn nông.
Phần lớn đất phèn hoạt động đều phân bố ở vùng đầm lầy hoặc lạch triều cổ. Ở
những đầm lầy than bùn khi bị cháy triệt để khả năng tái sinh của tràm và các lồi
cây khác rất khó khăn. Ngun nhân chủ yếu do đây là vùng trũng, trong mùa mưa
nước ngập kéo dài, hạt tràm không nẩy mầm được.
Vùng phẳng giữa ghềnh và lạch triều cổ phân bố ở những nơi có độ cao mặt
đất trên 0,5m, tầng sinh phèn tương đối sâu. Mặt đất thường tương đối cao. Khi mất
lớp than bùn hoặc cháy làm giảm độ cao lớp than bùn, do bị ơ xy hố mạnh tầng
sinh phèn và trở nên hoạt động. Tái sinh tràm và các lồi cây khác ở khu vực này
thuận lợi hơn vì đất cao hạt tràm không bị chết do ngập nước, mùa mưa có thể tái
sinh dễ dàng.
Độ cao lớp than bùn thay đổi nhiều phụ thuộc vào tình trạng bị cháy trước

đây. Tần suất cháy càng cao thì than bùn càng bị cháy nhiều và lớp than bùn còn lại
càng mỏng. Hiện nay lớp than bùn trong khu vực ở mức dao động từ 20 đến 140
cm. Sự phân bố của độ cao lớp than bùn còn lại sau cháy rừng năm 2002 ở VQG U
Minh Thượng được thể hiện ở hình sau.


23

Hình 3.1: Phân bố độ cao lớp than bùn sau cháy rừng năm 2002

3.1.3.2. Các loại đất rừng tràm
Các loại đất chính trong khu vực gồm (1) - đất than bùn trên nền phèn tiềm
tàng, (2) - đất than bùn trên nền phèn hoạt động, (3) - đất phèn hoạt động, (4) - đất


×