Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giải Pháp Hạn Chế Và Xử Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------------------------------

PHAN THỊ QUỲNH MAI

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2009-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------------------------

PHAN THỊ QUỲNH MAI

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2009 - 2013
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUANG THU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của
người hướng dẫn khoa học. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung
và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào cho tới thời điểm hiện nay.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2014
Tác giả

Phan Thị Quỳnh Mai


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Lý do chọn đề tài : ........................................................................................................ 1
2.Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................................... 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................................ 2
4.Phương pháp thực hiện: ................................................................................................ 3
5.Kết cấu luận văn: ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN NỢ XẤU ................................................................................................................. 4
1.1Tổng quan về nợ xấu ................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về nợ xấu ............................................................................ 4
1.1.1.1 Nợ xấu theo quan điểm thế giới ............................................................... 4
1.1.1.2 Nợ xấu theo quan điểm Việt Nam ............................................................ 5
1.1.2 Các hình thức của nợ xấu ...................................................................... 6
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá đó là nợ xấu ........................................................... 7
1.1.4 Một số nguyên tắc hạn chế và xử lý nợ xấu ............................................... 8
1.2Tổng quan về những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM ........................... 11
1.2.1 Nghiên cứu ở các nước trên thế giới ...................................................... 11
1.2.1.1 Nghiên cứu của Beatrice Njeru Warue................................................... 11
1.2.1.2 Nghiên cứu của Sofoklis D. Vogiazas and Eftychia Nikolaidou ........... 13
1.2.1.3 Nghiên cứu của Mabvure Tendai Joseph, Gwangwava Edson, Faitira
Manuere, Mutibvu Clifford, Kamoyo Michael .................................................... 14


1.2.1.4 Nghiên cứu của Wondimagegnehu Negera ............................................ 14
1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 15
1.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Hiền .................................................... 15
1.2.2.2 Nghiên cứu của Lý Thị Ngọc Quyên ..................................................... 16
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ
NỘI ................................................................................................................................. 21
2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ................... 21
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ........................... 21
2.1.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn ...................................................... 22
2.1.3 Thực trạng hoạt động tín dụng ............................................................. 25
2.2 Phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ....................... 29
2.3 Đánh giá chung về thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ....... 31
2.3.1 Các thành tựu đạt được về xử lý nợ xấu của TMCP ài G n -Hà Nội


H

..31
2.3.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội ............... 33
2.3.2.1 Nhân tố từ phía khách hàng đi vay: ......................................................... 33
2.3.2.2 Nhân tố từ phía ngân hàng cho vay: ....................................................... 37
2.3.2.3 Nhân tố khách quan do mơi trường kinh doanh và chính sách của nhà
nước

................................................................................................................ 46

2.3.2.4 Nhân tố ngân hàng hậu tăng trưởng nóng: ............................................. 53
2.3.3 Một số tình huống gây ra nợ xấu tại SHB ............................................... 55
2.3.3.1 Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ......................... 55
2.3.3.2 Công ty Cổ Phần Thủy sản ình An

ianfishco ................................. 61

2.3.4 Mức độ nghiêm trọng của các nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng .......... 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI ........................................................... 69


3.1 Định hướng hạn chế và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Hà Nội .......................................................................................................................... 69
3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội .. 69
3.1.2 Định hướng hạn chế và xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Hà Nội............................................................................................. 70

3.2 Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà
Nội

.......................................................................................................................... 70

3.2.1 Giải pháp hạn chế nợ xấu đối với nhân tố từ phía khách hàng đi vay H ..... 70
3.2.1.1 Thay đổi phương thức cấp tín dụng để có thể kiểm sốt việc sử dụng vốn
đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng .............................................................. 70
3.2.1.2 Đảm bảo tính chặt chẽ trong việc thu thập số liệu tài chính của khách
hàng ...................................................................................................................... 71
3.2.1.3 Các biện pháp cần thiết khi khách hàng lừa đảo, thiếu thiện chí trả nợ .. 72
3.2.2 Giải pháp hạn chế nợ xấu đối với nhân tố từ phía ngân hàng cho vay (SHB) .. 73
3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát khách hàng ................................. 73
3.2.2.2 Tập trung việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................. 74
3.2.2.3 Chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực ............................................... 74
3.2.2.4 Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro .......................................................... 75
3.2.3 Giải pháp hạn chế nợ xấu đối với nhân tố ngân hàng hậu tăng trưởng nóng.... 76
3.2.4 Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội .................... 77
3.2.4.1 Tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu .......................... 77
3.2.4.2 Đánh giá lại các khoản cho vay và cơ cấu nợ: ....................................... 78
3.2.4.3 Chứng khốn hóa các khoản nợ xấu....................................................... 78
3.2.4.4 Bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản ....................................................... 79
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ............................................ 79
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................... 79
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước

................................................82


TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 85

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên bảng
Bảng 1.1: tổng kết các nhân tố tác động đến nợ xấu trên thế giới và Việt Nam
Bảng 2.1: Tổng kết huy động vốn của ngân hàng SHB
Bảng 2.2: Biến động tăng trưởng huy động hàng năm
Bảng 2.3: Tổng hợp tiền gửi của khách hàng
Bảng 2.4: Tổng hợp cơ cấu tiền gửi của khách hàng
Bảng 2.5: Tổng hợp tăng trưởng dư nợ tín dụng tại SHB
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình dư nợ theo thời hạn khoản vay tại H giai đoạn
2009-2012
Bảng 2.7: Tổng hợp tỷ trọng tình hình dư nợ theo thời hạn khoản vay tại SHB giai
đoạn 2009-2013
Bảng 2.8: Tổng hợp tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại H giai đoạn
2009-2013
Bảng 2.9: Tổng hợp tỷ trọng tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại SHB giai
đoạn 2009-2013
Bảng 2.10: Tổng là hợp tình hình nợ xấu theo nhóm nợ H giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.11: Tổng hợp tỷ lệ nợ xấu theo nhóm nợ H giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.12: Thang đo nhân tố từ phía khách hàng đi vay KH
Bảng 2.13: Thang đo nhân tố tự bản thân ngân hàng (NH)
Bảng 2.14: Thang đo mơi trường kinh doanh và chính sách nhà nước (KQ)
Bảng 2.15: Thang đo ngân hàng hậu tăng trưởng nóng (TT)
Bảng 2.16: Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của nhân tố khách
hàng đi vay

ảng 2.1 : Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của yếu tố từ phía
ngân hàng cho vay
ảng 2.1 : Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của nhân tố mơi
trường kinh doanh và chính sách nhà nước
ảng 2.1 : Tỷ lệ đối tượng khảo sát đồng ý và độ lệch chuẩn của nhân tố ngân hàng
hậu tăng trưởng nóng
ảng 2.20: Số lượng chi nhánh, phịng giao dịch của một số ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012
Biểu 2.1: Mức độ nghiêm trọng và tầm quan trọng của các nguyên nhân gây ra nợ
xấu

Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCBS

Ủy ban asel về giám sát ngân hàng

BIANFISHCO

Cơng ty Thủy sản ình An

CBTD

Cán bộ tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước


HABUBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

HDB

Cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Hungary
được lập ra để xử lý nợ xấu

KAMCO

Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc

KKH

Không kỳ hạn

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần ài G n Hà Nội

SPSS

Statistical Package for Social Sciences

TCKT

Tổ chức kinh tế


TCTC

Tổ chức tài chính

TMCP

Thương mại cổ phần

VAMC

Công ty Quản lý tài sản


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này định chế tài chính
trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động lại
đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy các ngân hàng thực hiện nhiều biện pháp đa
dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 60%), tại nhiều ngân hàng thương mại, tỷ lệ này
trên 70% lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Và những tổn thất, hay những rủi
ro trong hoạt động tín dụng vẫn là những thiệt hại lớn nhất cho ngân hàng. (Hà
Thị Sáu, 2011).
Theo ước tính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, số nợ xấu của tồn hệ
thống ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 10/2012 chiếm vào khoảng từ
8,8%-10% trên tổng dư nợ. Trong số này, 4% nợ xấu là có tài sản đảm bảo và

hiện tại các tổ chức tín dụng cũng đã trích lập được dự ph ng rủi ro lên tới
0.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu gia tăng nhanh chóng từ năm 200
năm 200 nợ xấu tăng 4%, 200 tăng 2 %, 2011 tăng 64%, và đến tháng 10
năm 2012 nợ xấu tăng khoảng 66% .
Theo quy định hiện hành, các ngân hàng phải trích lập dự ph ng đối với
nợ quá hạn và nợ xấu. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như
khơng có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng nguồn dự ph ng nợ khó đ i,
qu dự ph ng tài chính để b đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh
doanh của các ngân hàng, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền


2

của để đôn đốc thu hồi nợ. Trong nhiều trường hợp, việc thu hồi nợ không hề
đơn giản nếu bên vay không hợp tác, ngân hàng phải kiện ra t a nhưng đây cũng
là sự lựa chọn bất đắc d vì quy trình, thủ tục rất phức tạp, khó khăn và mất
nhiều thời gian mới thu hồi được.
Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khơng thể tránh
khỏi. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh
doanh, có thể đề ph ng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Phan Thị Thu Hà,
200

. Việc tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu để đề ra giải pháp khắc

phục là một vấn đề cần thiết.
Ngân hàng thương mại cổ phần ài G n Hà Nội (SHB) với gần 20 năm
thành lập và phát triển, nhưng trước những ảnh hưởng của kinh tế trong nước
cũng như những yếu tố bên trong ngân hàng, nợ xấu ngày càng tăng cao làm ảnh

hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, việc hạn chế nợ xấu
nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững là điều cần thiết. Với
mức nợ xấu 5,6% trên tổng dư nợ năm 2013, Ngân hàng TMCP ài G n Hà Nội
là một trong những ngân hàng thương mại có mức nợ xấu cao của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ
xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” để nghiên cứu, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế nợ xấu tại H trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài:
-

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội trên cơ sở các lý luận chung về nợ
xấu và phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


3

-

Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội.

-

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội trong giai
đoạn 2009 -2013.


4. Phương pháp thực hiện:
Nghiên cứu được thực hiện trên tồn hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gịn
Hà Nội, dùng k thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn trực
tiếp, gửi email cho các cán bộ, nhân viên hỗ trợ tín dụng, đối tượng khảo sát là
120 cán bộ, chuyên viên hỗ trợ tín dụng trên tồn hệ thống ngân hàng TMCP
Sài Gịn Hà Nội. Cách thức nghiên cứu là thiết kế chọn mẫu phi xác xuất với
hình thức chọn mẫu thuận tiện. Sau khi làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành phân
tích thống kê mô tả và đánh giá tỷ lệ số người đồng ý đối với từng biến quan sát
trên phần mềm phân tích thống kê SPSS, phiên bản 16.0 để cho ra kết quả phân
tích một cách tin cậy. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số tình huống cụ
thể tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội để phân tích những nguyên nhân gây
ra nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
5. Kết cấu luận văn:
Phần mở đầu
-

Chương 1: Tổng quan về nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu.

-

Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà
Nội

-

Chương 3: Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Hà Nội
Kết luận



4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU

1.1 Tổng quan về nợ xấu
1.1.1 Khái niệm về nợ xấu
1.1.1.1 Nợ xấu theo quan điểm thế giới
Theo các sách giáo khoa tài chính: các tác giả thường đưa ra những thuật ngữ
về nợ xấu như “bad debt”, “non-performing loan” NPL , “doubtful debt” hoặc là các
khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi vay từ 90
ngày trở lên (Peter S Rose, 2001).
Theo Edward W.Reed PH.D và Edward K.Gill PH.D (2004): Nợ xấu là
những khoản nợ đã q hạn ít nhất 90 ngày, khơng thu hồi được hay tái chuyển
nhượng. Mặc dù các khoản nợ xấu và các tổn thất là kết quả của nhiều yếu tố nhưng về
cơ bản, chúng là kết quả của sự khơng sẵn lịng hồn trả nợ vay của người vay, hay
khơng có khả năng kiếm được lợi nhuận để giảm bớt dư nợ hoặc hoàn trả toàn bộ nợ
như thỏa thuận. Khó nói được ở mức khơng sẵn lịng chi trả nào là yếu tố làm tăng các
khoản cho vay chậm trả và gây thiệt hại đối với ngân hàng. Nhiều người cho vay, kể cả
một số chủ ngân hàng thương mại nhất quyết rằng, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những
người vay khơng sẵn lịng chi trả các khoản nợ, một khi khoản vay được thỏa thuận.
Họ cho rằng, hầu hết các khoản cho vay có thể tin tưởng được và với ý định tốt. Mặc
d điều này là đúng, vẫn có một số người vay nợ ở ngân hàng này hay ngân hàng khác
đã có tiếng “chai lì” và phải thúc giục, trong một số trường hợp, buộc phải thi hành các
biện pháp theo hợp đồng cho vay. Sự khơng sẵn lịng chi trả khác xuất phát từ cơ hội
làm ăn kinh doanh của một số người vay. Trong các giai đoạn hưng thịnh, sự sẵn lòng
chi trả lớn hơn so với trong các giai đoạn suy thối. Sự khơng sẵn lịng chi trả của các
khoản nợ liên quan chặt chẽ với giai đoạn suy thoái kinh tế, các giai đoạn thất nghiệp
và lợi tức suy giảm. Tuy nhiên, dường như lý do chủ yếu về các khoản nợ xấu và các



5

tổn thất là do người vay khơng có khả năng kiếm lợi từ các hoạt động kinh doanh bình
thường, việc làm hay việc bán các tích sản.”
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS): không đưa ra định ngh a cụ thể
về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về
quản lý rủi ro tín dụng,

C

xác định, việc khoản nợ bị coi là khơng có khả năng

hồn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người
vay khơng có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố
gắng thu hồi nợ ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (ii) người đã
vay quá hạn trả nợ quá 90 ngày (Basel Committee on Banking Supervision, 2002).
C

đặc biệt nhấn mạnh tới khái niệm “mất mát có thể xảy ra trong tương lai”

expected loss khi đánh giá một khoản vay.
Theo hướng dẫn để tính tốn các chỉ số lành mạnh tài chính quốc gia (FSIs),
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định ngh a về nợ xấu đoạn 4.84-4. 5 “một khoản
vay được coi là nợ xấu khi đã quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi
các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì
hỗn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 0 ngày nhưng có thể
nhận thấy dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ khơng thể hồn trả nợ đầy đủ (ví dụ
người vay phá sản). Sau khi các khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất

cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm
phải xóa nợ hoặc thu hồi được là và gốc của khoản vay thay thế” IMF’s Compilation
Guide on Finacial Soundness Indicators, 2004).
1.1.1.2 Nợ xấu theo quan điểm Việt Nam
Theo tác giả Nguyễn Văn Tiến 2005 đưa ra định ngh a về các khoản tín dụng
xấu bao gồm:
 Các khoản tín dụng dước tiêu chuẩn: Ngân hàng bộc lộ rủi ro do chất
lượng bảo đảm tín dụng giảm sút hay khách hàng có biểu hiện mất khả năng chi trả.
 Các khoản tín dụng có vấn đề: khả năng tổn thất của ngân hàng là rất lớn.


6

 Tổn thất tín dụng: bao gồm những khoản tín dụng không không thu hồi
được gốc và lãi.
Dựa trên những tiêu thức này, việc nhận dạng nợ xấu chủ yếu thiên về phương
pháp định tính.
1.1.2 Các hình thức của nợ xấu
Theo quyết định 4 3/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự ph ng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng và Quyết định 1 /200 /QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 4 3/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Nợ xấu bao gồm các
khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Cụ thể các khoản nợ như sau:
-

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 0 đến 180

ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do

khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
-

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 1 1 đến 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
-

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360

ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ
hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ
khoanh, nợ chờ xử lý.


7

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá đó là nợ xấu
Dựa trên những định ngh a về nợ xấu, theo quyết định 493/2005 và quyết định
18/2007 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, nợ xấu được đánh giá theo các
tiêu chí sau:
-

Thời hạn trả nợ: Một khoản nợ được xem là nợ xấu khi quá hạn trả nợ gốc

và/hoặc lãi trên 90 ngày.
-


Số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ: bao gồm các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả

nợ lần đầu (trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nợ nhóm
2); các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
-

Khả năng trả nợ của người đi vay: khi các khoản thanh tốn đến hạn dưới 90

ngày nhưng có thể nhận thấy dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ khơng thể hồn
trả nợ đầy đủ (ví dụ người vay phá sản), khoản nợ sẽ được xem là nợ xấu; các khoản
nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp
đồng tín dụng; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Trên đây là một số tiêu chí đánh giá nợ xấu tại tổ chức tín dụng, ngồi ra, khi đánh
giá nợ xấu các tổ chức tín dụng cần chú ý đánh giá song song các lưu ý sau:
-

Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại

vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại tổ chức tín
dụng mà có bất kỳ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn
các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ cịn lại của khách
hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.
-

Đối với các khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực


hiện phân loại nợ đối với các khoản vay hợp vốn theo các quy định của quyết định


8

493/2005 và quyết định 18/2007 và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ
chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay vốn có một hoặc
một số các khoản nợ tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào
nhóm nợ khơng cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu
mối phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ
(kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ
chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân
loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
-

Đối với các khoản nợ nhóm 2, tổ chức tín dụng cần phân loại vào nợ xấu khi

xảy ra một trong các trường hợp sau đây: có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực
đến môi trường, l nh vực kinh doanh của khách hàng; các khoản nợ của khách hàng bị
các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn nếu có
thơng tin); khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn
theo chiều hướng suy giảm; khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực
các thơng tin tài chính theo u cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng.
1.1.4 Một số nguyên tắc hạn chế và xử lý nợ xấu
Để hạn chế và xử lý nợ xấu, ngân hàng thường áp dụng các nguyên tắc cơ
bản trong hoạt động quản lý nợ xấu (theo Basel II).
Uỷ ban asel về giám sát ngân hàng
- C


được thành lập vào năm 1

asel Committee on anking upervision

4 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và

cơ quan giám sát của 10 nước phát triển G10 tại thành phố asel, Thụy

nhằm tìm

cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 0. Ủy ban asel
chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng
thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ
áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết ph hợp nhất cho hệ thống quốc gia
của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các


9

tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các k thuật giám sát của các nước
thành viên. Ủy ban asel đã ban hành 1 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là
đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng cũng như quản lý nợ xấu, đảm bảo
tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Các ngun tắc này tập trung
vào các nội dung cơ bản sau đây:
-

Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (3 ngun tắc):
 Nguyên tắc 1: Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị trong rủi ro tín
dụng trong đó có nợ xấu

 Nguyên tắc 2: Xác định nhiệm vụ của ban giám đốc trong rủi ro tín dụng
trong đó có nợ xấu
 Nguyên tắc 3: ngân hàng cần nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng trong đó
có nợ xấu trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình

Nguyên tắc 1, nguyên tắc 2, nguyên tắc 3 đ i hỏi hội đồng quản trị phải thực hiện
phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một
chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận
rủi ro… .

an tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng mà Hội đồng

quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo
dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả
danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản
phẩm của mình.
-

Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):
 Nguyên tắc 4: ngân hàng cần hoạt động tín dụng theo các tiêu chuẩn ph
hợp với thị trường mục tiêu và sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay.
 Nguyên tắc 5: ngân hàng cần phải thiết lập một hạn mức tín dụng tổng thể ở
cấp độ từng khách hàng và các nhóm khách hàng có liên quan


10

 Nguyên tắc 6 và 7: ngân hàng cần thiết lập quy trình tín dụng rõ rang để phê
chuẩn tín dụng mới cũng như điều chỉnh, gia hạn các khoản tín dụng hiện
thời.

Nguyên tắc 4, nguyên tắc 5, nguyên tắc 6 và

đ i hỏi các ngân hàng phải hoạt

động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Ngân
hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm
khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi
được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy
trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn,
tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực
hiện trên cơ sở giao dịch cơng bằng giữa các bên.
-

Duy trì một q trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10

nguyên tắc):
 Nguyên tắc 8: ngân hàng phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên
các danh mục tín dụng có rủi ro khác nhau
 Nguyên tắc 9: ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tình trạng các khoản tín
dụng cá nhân bao gồm cả các dự trữ và dự phòng
 Nguyên tắc 10: ngân hàng được khuyến khích xây dựng và sử dụng hệ
thống đánh giá nội bộ để quản trị rủi ro tín dụng trong đó có nợ xấu).
 Nguyên tắc 11: ngân hàng phải có hệ thống thơng tin và cơng cụ phân tích
giúp ban lãnh đạo đo lường rủi ro tín dụng trong đó có nợ xấu).
 Nguyên tắc 12: ngân hàng phải có hệ thống theo dõi tổng thể thành phần và
chất lượng tín dụng.
 Nguyên tắc 13: ngân hàng phải đánh giá những thay đổi quan trọng về điều
kiện kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng.
 Nguyên tắc 14: ngân hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập,
thường xun quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong đó có nợ xấu).



11

 Nguyên tắc 15: ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng
được quản lý thích hợp, rủi ro tín dụng trong đó có nợ xấu) ở mức tương
thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho
phép.
 Nguyên tắc 16: ngân hàng cần có hệ thống nhận biết và có thể sớm xử lý đối
với các khoản tín dụng có vấn đề trong đó có nợ xấu).
 Nguyên tắc 17: các giám sát viên thực hiện đánh giá một các độc lập các
chiến lược, chính sách, quy trình và việc tn thủ của ngân hàng liên quan
đến việc cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong đó có nợ xấu)
Các nguyên tắc từ

đến nguyên tác 1 đ i hỏi các ngân hàng cần có hệ thống quản lý

một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo
dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự ph ng và dự
trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống thơng tin và các k thuật phân
tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có
hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của tồn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có
hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có
vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các
khoản tín dụng có vấn đề các khoản nợ xấu . Huỳnh Thị Hương Thảo, 2014 .
1.2 Tổng quan về những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM
1.2.1 Nghiên cứu ở các nước trên thế giới
1.2.1.1 Nghiên cứu của Beatrice Njeru Warue
“The Effects of


ank pecific and Macroeconomic Factors on Nonperforming

Loans in Commercial anks in Kenya: A Comparative Panel Data Analysis”
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kenya, Kenya. Mục đích của
nghiên cứu là khám phá mối quan hệ giữa các yếu tố từ phía ngân hàng và các yếu tố v
mô và chứng minh các yếu tố này tác động đến nợ xấu trong các ngân hàng thương mại


12

Kenya. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố v mô tác động đến nợ xấu bao gồm: GDP thực,
lãi suất cho vay, và lạm phát. Các nhân tố thuộc về ngân hàng gồm: phương pháp quản
lý rủi ro tín dụng, cấu trúc ngân hàng và các nhân tố quản lý chất lượng. Số liệu nghiên
cứu được lấy từ 44 ngân hàng thương mại tại Kenya trong giai đoạn năm 1

5 đến năm

2009.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Kết quả nghiên cứu giữa các yếu tố vĩ mô và nợ xấu thông qua qui mơ ngân
hàng
 GDP thực và nợ xấu có quan hệ ngược chiều và có ý ngh a tại các ngân
hàng có quy mơ lớn, nhỏ và vừa. Điều này có ngh a : GDP thực giảm làm tăng nợ xấu
tại các ngân hàng thương mại Kenya.
 Tỷ lệ lãi suất cho vay và nợ xấu được cho là có mối quan hệ cùng chiều
và có ý ngh a tại các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, tại các ngân hàng nhỏ, mối quan hệ này
lại khơng có ý ngh a. Điều này cho thấy, nợ xấu tại các ngân hàng nhỏ không phản ứng
lại với sự thay đổi lãi suất.
 Lạm phát được cho là có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu tại những

ngân hàng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu tại
những ngân hàng nhỏ và trung bình khơng có ý ngh a.
Kết quả nghiên cứu giữa các yếu tố vĩ mô và nợ xấu thông qua loại hình sở hữu
ngân hàng
 Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy tại các ngân hàng nhà nước và ngân
hàng cổ phần, GDP thực và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều và có ý ngh a. Tuy
nhiên, mối quan hệ này lại khơng có ý ngh a giữa các ngân hàng nước ngoài tại Kenya.
Như vậy, GDP thực giảm làm tăng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Kenya.
 Tỷ lệ lãi suất cho vay và nợ xấu được cho là có mối quan hệ cùng chiều
và có ý ngh a tại các loại hình sở hữu của ngân hàng ngân hàng nhà nước, ngân hàng


13

cổ phần và ngân hàng nước ngoài . Điều này ám chỉ rằng khi lãi suất cho vay giảm, nợ
xấu tại ngân hàng thương mại Kenya giảm.
 Lạm phát được cho là có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu tại các
ngân hàng cổ phần. Nghiên cứu cũng chỉ ra khơng có mối quan hệ có ý ngh a giữa lạm
phát và nợ xấu tại các ngân hàng địa phương và các ngân hàng nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu giữa nợ xấu và các chỉ tiêu quản lý chất lượng của ngân
hàng (lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn sử dụng ROCA) thông
qua qui mô ngân hàng
 Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều
và có ý ngh a tại những ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên mối quan hệ này
lại khơng có ý ngh a tại các ngân hàng có qui mơ trung bình. Điều này có ngh a là việc
các ngân hàng có qui mơ lớn và nhỏ quản lý tốt các chỉ tiêu chất lượng tốt làm giảm nợ
xấu.
 Lợi nhuận trên tổng vốn sử dụng ROCA và nợ xấu có mối quan hệ ngược
chiều và có ý ngh a với nợ xấu tại các ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu giữa nợ xấu và các chỉ tiêu quản lý chất lượng của ngân

hàng (lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn sử dụng ROCA) thông
qua loại hình sở hữu của ngân hàng
 Kết quả nghiên cứu cho thấy: tại những ngân hàng nhà nước và ngân
hàng cổ phần, ROA có mối quan hệ ngượi chiều và có ý ngh a với nợ xấu. Cịn tại các
ngân hàng nước ngồi mối quan hệ này khơng có ý ngh a.
 Với ROCA kết quả nghiên cứu tương tự như ROA
Tóm lại, nghiên cứu đã khám phá ra được là các yếu tố thuộc về ngân hàng tác
động đến nợ xấu tại mức ý ngh a cao hơn các yếu tố v mơ. Vì vậy, nghiên cứu cũng
khuyến cáo để quản lý nợ xấu hiệu quả, các ngân hàng thương mại cần tìm hiểu và tập
trung vào các yếu tố thuộc về ngân hàng.
1.2.1.2 Nghiên cứu của Sofoklis D. Vogiazas and Eftychia Nikolaidou


14

“Investigating the Determinants of Nonperforming Loans in the Romanian
Banking System: An Empirical Study with Reference to the Greek Crisis”
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Châu Âu năm
2011. Mục đích của nghiên cứu là khám phá các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các
ngân hàng ở Romani.
Tại Romani, đa số các ngân hàng thuộc sở hữu của các ngân hàng nước ngoài,
đặc biệt là các ngân hàng ở Hy Lạp. Khoảng 30% các ngân hàng thương mại ở Romani
thuộc sở hữu của các ngân hàng Hy Lạp. Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chính
Hy Lạp xảy ra, nhiều ngân hàng ở Romani cũng bị ảnh hưởng. Và đó là nhân tố quan
trọng tác động đến nợ xấu của Romani.
1.2.1.3 Nghiên cứu của Mabvure Tendai Joseph, Gwangwava Edson, Faitira
Manuere, Mutibvu Clifford, Kamoyo Michael
“Non Performing loans in Commercial anks: A case of C Z ank Limited In
Zimbabwe”
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học K


thuật Chinhoyi thuộc

Zimbabwe. Mục đích của nghiên cứu là khám phá các yếu tố gây ra nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại Zimbabwe thông qua nghiên cứu tình huống tại Ngân hàng
CBZ, ngân hàng lớn nhất Zimbabwe.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu do các yếu tố bên trong và bên ngoài gây
ra. Trong phạm vi Ngân hàng CBZ các yếu tố bên trong là chính sách tín dụng nghèo
nàn, khả năng phân tích tín dụng yếu, khả năng quản lý tín dụng kém, khả năng quản
trị rủi ro yếu. Nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
nợ xấu như các thảm họa tự nhiên, chính sách của chính phủ, và tính trung thực của
người đi vay.
1.2.1.4 Nghiên cứu của Wondimagegnehu Negera
“Determinants of Non Performing Loans: The case of Ethiopian anks”
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Bắc Châu Phi vào năm 2012.


15

Nội dung nghiên cứu: mục tiêu chính của nghiên cứu là chỉ ra các yếu tố thuộc
về ngân hàng gây ra nợ xấu. Để đạt được mục tiêu này nghiên đã tiến hành thu thập dữ
liệu từ các cuộc khảo sát nhân viên ngân hàng, phỏng vấn những người ở vị trí cao
trong ngân hàng và thu thập số liệu của các ngân hàng ở Ethiopia.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lực hạn chế của cán bộ thẩm định tín dụng,
nguồn lực hạn chế của tổ chức cũng như nguồn dữ liệu khơng sẵn có của quốc gia dẫn
đến việc đưa ra các quyết định cho vay khơng chính xác là nguyên nhân gây ra nợ xấu.
ên đó, việc theo dõi thu hồi các khoản nợ không được thực hiện một cách
chính xác trong cơng tác quản lý tín dụng cũng được xem là một nguyên nhân gây ra
các khoản nợ khó đ i.
Sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng với áp lực cho vay cao cũng

là một yếu tố gây ra nợ xấu.
1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Hiền
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh V nh Long”
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khảo sát các khách hàng vay vốn của ngân
hàng, sau đó d ng mơ hình hồi qui

inary Logistic để phân tích những nhân tố ảnh

hưởng đến nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bản tỉnh V nh Long.
Kết quả phân tích cho thấy nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bản
tình V nh Long chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau:
-

Lãi suất tiền vay: có quan hệ tỷ lệ thuận với nợ xấu. Điều này có ngh a là

nếu lãi suất tiền vay càng lớn, khả năng xảy ra nợ xấu càng lớn.
-

Số tiền khách hàng vay: tỷ lệ thuận với nợ xấu ngân hàng. Điều này có ngh a

nếu số tiền vay càng cao, khả năng xảy ra nợ xấu càng lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ này
chỉ có ý ngh a về mặt kinh tế chứ khơng có ý ngh a về mặt thống kê.


16

-


Giá trị đảm bảo tiền vay: tỷ lệ nghịch với nợ xấu. Điều này có ngh a nếu

khách hàng có giá trị tài sản thế chấp lớn, khả năng trả nợ ngân hàng tốt hơn.
-

Kinh nghiệm kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp: có mối tương

quan nghịch với nợ xấu, đúng như kỳ vọng của tác giả. Kết quả phân tích hồi qui cho
thấy, kinh nghiệm kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp càng nhiều, khả năng
xảy ra nợ xấu càng thấp.
-

Khả năng vốn tự có của khách hàng: nghiên cứu cho thấy nếu các yếu tố

khác không thay đổi, khách hàng có vốn tự có lớn, khả năng xảy ra nợ xấu càng thấp.
Đó là vì các khách hàng có vốn tự có cao thường có xu hướng ít vay ngân hàng và chủ
động hơn về mặt tài chính trong hoạt động kinh doanh nên khả năng trả nợ vay tốt hơn.
-

Lợi nhuận của khách hàng đi vay: có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ xấu. Kết

quả phản ánh đúng như kỳ vọng của tác giả là nếu khách hàng vay vốn có lợi nhuận
cao, họ tự chủ hơn về mặt tài chính nên khả năng trả nợ tốt hơn. Vì vậy, khi ngân hàng
cho vay các đối tượng này ngân hàng cũng ít xảy ra nợ xấu.
-

Mức độ ổn định thị trường: có tương quan nghịch với nợ xấu. Điều này có

ngh a là nếu thị trường càng ổn định, khả năng xảy ra nợ xấu càng thấp và ngược lại.
-


Trình độ học vấn của khách hàng: có tương quan nghịch với nợ xấu. Tuy

nhiên, mối quan hệ này chỉ có ý ngh a về mặt kinh tế chứ khơng có ý ngh a về mặt
thống kê.
-

Trong 8 yếu tố trên, có 4 yếu tố là giá trị tài sản đảm bảo, kinh nghiệm kinh

doanh của người quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận của khách hàng và mức độ ổn định
của thị trường làm giảm khả năng xảy ra nợ xấu. Trong khi đó, yếu tố lãi suất cho vay
làm tăng khả năng xảy ra nợ xấu đối với phương án vay vốn. Và yếu tố giá trị tài sản
đảm bảo có tác động mạnh nhất đến nợ xấu.
1.2.2.2 Nghiên cứu của Lý Thị Ngọc Quyên
“Phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam trên địa bàn TP HCM”


×