Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.16 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm nhất so với 3 năm qua. Tình thế dường như
khó khăn hơn khi hệ thống ngân hàng đang phải loay hoay với bài toán nợ xấu - thanh
khoản - vốn vay. Nợ xấu lớn như hiện nay đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền
kinh tế. Khu vực Ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ phải đối mặt với nguy cơ
mất vốn và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Sự hoạt động yếu kém, tỷ lệ nợ
xấu lớn, nguy cơ dễ đổ vỡ của các NHTM làm giảm tính hiệu quả của cơ chế thị trường
và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thực thi chính sách kinh tế vĩ mô.
Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo
tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh chung như vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho toàn bộ
hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương nói riêng là xử lý nợ
xấu và nghiên cứu đưa ra các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lai. Thực hiện điều
này là một chương trình trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam, tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình phát triển nền kinh tế và
tiến trình thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng Ngân hàng Ngoại Thương.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm chúng em lựa chọn đề tài
“Thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
II. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận này là nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank.
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 2
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Trình bày thực trạng nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank
• Tìm hiểu và đánh giá các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng
Vietcombank
• Đề xuất biện pháp hạn chế nợ xấu trong tương lai.


IV. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
bài tiểu luận bao gồm:
1. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank
2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
3. Các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu
4. Đề xuất ý kiến
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 3
NỘI DUNG
I. Thực trạng về nợ xấu 3 quý đầu năm 2012 của Vietcombank
1. Tình hình nợ xấu quý I
Thu nhập lãi thuần quý I năm 2012 của VCB đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 17,6% cùng
kỳ 2011. Lãi từ dịch vụ đạt 170 tỷ đồng, giảm 30% cùng kỳ 2011. Lãi từ ngoại hối đạt
hơn 350 tỷ đồng, giảm 11,6% Lãi khác đạt 73,7 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2011. Thu nhập
từ góp vốn mua cổ phần đạt 185 tỷ đồng, tăng gần 130% so với cùng kỳ 2011.
Tuy nhiên, do quý này VCB trích lập thêm 950 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng,
tăng 137% so với quý I năm 2011nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.346 tỷ
đồng, giảm 8,4% quý I/2011, lợi nhuân sau thuế quý I/2012 đạt 1.347 tỷ đồng, lãi thuộc
cổ đông ngân hàng mẹ đạt 1.341,8 tỷ đồng, giảm 6,5% cùng kỳ 2011.
Trong khi đó, nợ xấu tăng vọt từ 2,03% đầu năm lên 2,87% vào ngày 31/3/2012,
nợ có khả năng mất vốn tăng 32% so với đầu năm, từ 2.347 tỷ đồng lên trên 3.100 tỷ
đồng vào cuối quý I.
2. Tình hình nợ xấu quý II
Trong quý 2/2012, nguồn thu của Vietcombank khá ổn định so với cùng kỳ ở
nhiều mảng. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 2.401 tỷ đồng, mảng dịch vụ mang về 441
tỷ đồng, kinh doanh ngoại hối lãi 289 tỷ đồng, góp vốn mua cổ phần đạt trên 90 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đạt trên 865 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ
năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 2.156 tỷ đồng, giảm
5,56% so với 6 tháng đầu năm ngoái.
Vietcombank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý II 1.089 tỷ đồng, lũy kế

6 tháng trích lập 2.038 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức trích lập 987 tỷ đồng của 6 tháng
đầu năm 2011.
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 4
Trong cơ cấu lợi nhuận các khu vực, miền Nam đóng góp tới 1.756 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế cho Vietcombank, trong khi miền Trung và Tây Nguyên đóng góp 443 tỷ
đồng. Riêng khu vực miền Bắc lỗ trên 43 tỷ đồng (Hội sở chính thuộc khu vực miền Bắc
thực hiện một số khoản chi phí hoạt động cho toàn hệ thống nhưng chưa phân bổ tới các
đơn vị trong ngân hàng).
Tính đến 30/6/2012, tổng dư nợ của Vietcombank đạt hơn 215.509 tỷ đồng, tăng
2,95% so với đầu năm. Báo cáo tài chính của Vietcombank cho thấy, nợ dưới tiêu chuẩn
(nợ nhóm 3) của ngân hàng này chiếm 2.732 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 800,5
tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 3.897 tỷ đồng - tăng trên 71% so với
mức 2.277 tỷ đồng hồi cuối năm ngoái.
Theo quy định hiện hành, nợ nhóm 3 đến nhóm 5 được coi là nợ xấu. Như vậy,
tổng nợ xấu của Vietcombank đến cuối tháng 6 là 7.543 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ
nợ xấu 3,50%.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính của Vietcombank:
Đơn vị: tỷ đồng
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 5
3. Tình hình nợ xấu quý III
Thu nhập lãi thuần trong quý III đạt 2.748 tỷ đồng - giảm 25% so với cùng kỳ năm
2011. Lợi nhuận thuần từ các hoạt động như dịch vụ và ngoại hối vẫn tăng nhẹ so với quý
III/2011 nhưng thu nhập từ góp vốn mua cổ phần trong quý III năm nay giảm tới 63%.
Lũy kế sau 9 tháng, thu nhập lãi thuần của Vietcombank đạt hơn 8.500 tỷ đồng -
giảm 7,4% so với 9 tháng năm 2011. Trước trích lập dự phòng rủi ro, Vietcombank đạt
hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong quý III và đạt gần 7.000 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm.
So với năm ngoái, kết quả này vẫn tăng trưởng 10,4%.
Riêng quý III, Vietcombank dành 535,3 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng, lũy kế cả 9 tháng, số trích lập dự phòng đạt gần 1.700 tỷ đồng. Không riêng gì
Vietcombank, hai quý trở lại đây, gần như tất cả các nhà băng đều tăng vọt khoản trích

lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp, Vietcombank lãi ròng 1.108 tỷ đồng trong
quý III, nâng lãi lũy kế 9 tháng lên 3.366 tỷ đồng. Như vậy, dù lãi quý III năm nay tăng
4% so với cùng kỳ 2011 nhưng kết quả sau 9 tháng cũng sụt giảm gần 4% so với 9 tháng
của năm ngoái. Nợ xấu đến cuối quý III là 7,267 đồng, chiếm 3,21% tổng dư nợ.
Nợ xấu của Vietcombank 3 quý đầu năm 2012
II. Nguyên nhân
1. Nhóm nguyên khách quan
Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc kinh doanh, làm cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không trả được gốc và lãi
cho ngân hàng.
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 6
Ngoài ra doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, lấy tiền vay vốn đầu tư vào
những cho co lợi nhuận và rủi ro cao.
Mặt khác kinh tế khủng hoảng làm những tài sản đảm bảo bị sụt giảm giá trị cũng
là nguyên nhân gây ra nợ xấu.
2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
VCB theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi
ro của VCB còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện. VCB lợi dụng mình là một ngân
hàng lớn nên đã cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhằm kiếm lợi nhuân
chẳng hạn bất động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng
băng và giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh.
Mặt khác do các cán bộ ngân hàng yếu kém trong khâu thẩm định hồ sơ. Nạn tham
nhũng trong ngân hàng. Như việc thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn
vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định.
Công tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị
trường để có biện pháp ứng xử kịp thời. Việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị
thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng

khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp
Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát
huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro
trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín
dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
III. Các biện pháp xử lý và hạn chế nợ xấu tại ngân hàng Vietcombank
1. Biện pháp xử lý nợ xấu
1.1 Xây dựng phương án xử lý nợ xấu
Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ngân hàng
đã chủ động xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đồng thời kiểm soát
sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt đọng tín dụng của ngân hàng.
1.2 Xử lý nợ xấu thông qua thu hồi trực tiếp và thông qua phát mãi tài sản
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kì, ngân hàng chỉ đạo các chi nhánh thực hiện
rà soát xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Trong thực
tế, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đang ráo riết thực hiện xử lý nợ xấu thông qua thu
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 7
hồi nợ và phát mãi các tài sản đảm bảo thông qua công ty quản lý tài sản chuyên mua bán
nợ của mình hoặc công ty mua bán nợ của Bộ tài chính và bán nợ cho các tổ chức khác.
1.3 Xử lý nợ xấu bằng phương pháp cơ cấu lại nợ
Phần lớn dư nợ của Vietcombank đều tập trung vào khu vực sản xuất kinh doanh.
Nếu khách hàng tạm thời gặp khó khăn nhưng có phương án khắc phục, VCB sẽ hỗ trợ
cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, điều chỉnh quy mô cấp tín dụng phù hợp với khả năng trả nợ.
Để xử lý nợ xấu, VCB và khách hàng cùng phân tích lý do thua lỗ từ đâu, tính toán lại
khả năng tài chính của doanh nghiệp từ khả năng thu hồi công nợ bao nhiêu và xử lý
bằng tài sản đảm bảo. Nếu thua lỗ do đầu tư không hợp lý thì cơ cấu lại nợ để họ có điều
kiện phục hồi sản xuất và điều chỉnh lại vốn với những đơn vị sử dụng vốn không hợp
lý.
1.4 Xử lý nợ xấu bằng trích lập quỹ dự phòng
Thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN

ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Vietcombank đã tích
cực phân loại nợ đầy đủ và chủ động sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, đặc biệt là
nợ nhóm 5 theo quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Năm 2011, tổng trích lập dự
phòng của Vietcombank là hơn 3.387 tỷ đồng, chiếm 34% tổng số dự phòng của cả 8
ngân hàng lớn.
So với quý III, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tại thời điểm quý IV/2011 giảm
mạnh từ 3.92% về 2.1%, trích lập dự phòng tăng từ 1.687 tỷ đồng (9 tháng 2011) lên
3.387 tỷ đồng (cả năm 2011).
Biểu đồ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 8
(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2011 của 8 ngân hàng)
1.5 Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ của
tổ chức tín dụng, NHNN yêu cầu 14 ngân hàng trong nhóm “G 14” gồm: Agribank,
BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, MB,
MSB, VPBank, VIB, SeABank và SHB đẩy nhanh việc mua bán nợ. Điểm mấu chốt là
NHNN cho phép 14 ngân hàng mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của
các TCTD vay lẫn nhau. Đề án 254 cụ thể hóa các biện pháp xử lý nợ xấu của các
NHTM, bao gồm bán nợ có tài sản đảm bảo cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính
(DATC), bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải TCTD, chuyển nợ thành vốn góp
cổ phần của doanh nghiệp vay, các khoản nợ xấu phát sinh do cho vay theo chỉ đạo của
Chính phủ sẽ được xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Việc đẩy mạnh triển khai hoạt động mua – bán nợ là nhằm mục đích góp phần tích
cực trong việc xử lý nợ xấu và phục vụ công tác quản trị rủi ro cho ngân hàng. Với tầm
quan trọng như vậy, hàng năm, Vietcombank đều tổ chức những đợt tập huấn liên quan
đến công tác này với quy mô và tính chất năm sau cao hơn năm trước. Ngày 04/06/2010,
Vietcombank đã tổ chức “Hội nghị tập huấn công tác mua - bán nợ năm 2010” tại Cần
Thơ dành cho các đơn vị - chi nhánh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ (tính

từ Đà Nẵng trở vào tới đất mũi Cà Mau. Trước đó, ngày 24/05/2010 tại Tp Đồng Hới -
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 9
Quảng Bình, một hội nghị tương tự cũng đã được tổ chức dành cho các chi nhánh, công
ty trực thuộc tại khu vực phía Bắc.
2. Biện pháp hạn chế nợ xấu
2.1 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
Ngân hàng đã xây dựng được khung quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược kinh
doanh của ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả liên quan đến việc quản lý chặt
chẽ mối quan hệ giữa rủi ro, lợi nhuận và kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong
nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như chất lượng tín dụng, mức độ tập trung, loại
tiền tệ, thời gian đáo hạn, các hình thức bảo đảm và các loại công cụ tín dụng. Trách
nhiệm phát hiện và thực thi khung rủi ro tín dụng thuộc về bộ phận quản lý rủi ro tín
dụng.
Chiến lược tín dụng cần được truyền đạt tới toàn thể cán bộ ngân hàng để mọi cán
bộ liên quan đều hiểu về phương pháp tiếp cần của ngân hàng trong quá trình cấp tín
dụng. Do tính phi tâp trung trong hoạt động của Vietcombank, việc các giám đốc, trưởng
phòng ban và cán bộ ở cả chi nhánh và hội sở chính nhận biết được bản chất và mức độ
rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận trong chiến lược của mình là rất quan
trọng.
2.2 Xây dựng và thực hiện quy trình quản lý tín dụng
Một điều tối quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết kế và thực hiện
các chính sách và quy trình bằng văn bản liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, giám sát
và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách tín dụng cần phải được lập một cách rõ ràng,
thống nhất với các thông lệ thận trọng trong kinh doanh ngân hàng và với các quy định
của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt
động của Vietcombank. Các chính sách và quy trình được xây dựng và thực hiện hợp lý
sẽ cho phép ngân hàng đạt được những mục tiêu sau:
• Duy trì các chuẩn mực cấp tín dụng an toàn
• Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 10

• Đánh giá đúng những cơ hội kinh doanh mới
• Phát hiện và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề
Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng giúp
ngân hàng tránh được rủi rp các khaonr nợ xấu phát sinh, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời
các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 11
2.3 Kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng.
Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh
báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời.Khi ngân hàng tiến hành cho vay, khoản cho
vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ
là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng
theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm bảo đảm rằng khách hàng vay vẫn
tiếp tục tuân thủ các điều khoản đề ra trong khế ước vay nợ và nhằm tìm ra những cơ hội
kinh doanh mới và mở rộng quan hệ kinh doanh.
Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm
phát hiện tập trung tín dụng. Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khách hàng vay, ngân
hàng cũng cần định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín
dụng.
2.4 Siết chặt thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn
Một giải pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là siết chặt việc thẩm định, lựa chọn
khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực như nông
nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất – kinh doanh. Một mặt, các khách hàng trong
lĩnh vực này sẽ không chấp nhận mức lãi suất cho vay quá cao, song giải ngân vào lĩnh
vực này được cho là ít rủi ro, ít nợ xấu hơn so với các lĩnh vực như bất động sản, chứng
khoán. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đề ra các tiêu chuẩn phê duyệt cấp tín dụng, đề ra
hạn mức tín dụng. Ban Giám đốc của Ngân hàng đã ra quyết định số 408/QĐ/NHNT
ngày 29/3/2002, xác định quy trình mà các Hội đồng tín dụng trung ương và cơ sở thiết
lập giới hạn cho vay với từng khách hàng theo các giới hạn đã được đặt ra.
3. Các kết quả đạt được
Tổng dư nợ của VCB vào cuối quý 3/2012 là 226,077 tỷ đồng, bất ngờ tăng mạnh

4.9% so với cuối quý 2 và tăng đến 8% so với đầu năm 2012. Tăng trưởng tín dụng trong
kỳ của VCB tập trung chủ yếu vào khu vực các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và kỳ
hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn.
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 12
Chất lượng cho vay của VCB cải thiện đáng kể trong quý 3, nhưng chủ yếu về mặt
con số hạch toán trên sổ sách.
Tính đến cuối quý 3/2012, tổng nợ xấu của VCB là 7,267 tỷ đồng, giảm 276 tỷ
đồng so với cuối quý 2/2012. Tuy vậy, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đã gia tăng khá
mạnh từ 2,763 tỷ đồng cuối quý 2 lên 3,214 tỷ đồng trong quý 3. Trong khi đó, nợ nhóm
5 (nợ có khả năng mất vốn) đã sụt giảm mạnh từ 3,946 tỷ đồng trong quý 2 xuống còn
3,212 tỷ đồng.
Nợ nhóm 5 sụt giảm mạnh chủ yếu do VCB tiếp tục xử lý các khoản nợ có khả
năng năng mất vốn. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, VCB đã xử lý thêm gần 1,041 tỷ
đồng nợ có khả năng mất vốn và chủ yếu tập trung trong quý 3 với gần 972 tỷ đồng.
Tổng giá trị tuyệt đối của nợ xấu sụt giảm cùng với việc dư nợ tín dụng cho vay
tăng mạnh trong quý 3 đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách của VCB giảm đáng kể từ
3.50% vào cuối quý 2 xuống còn 3.21% khi kết thúc quý 3.
IV. Đề xuất giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng
Để tăng hiệu quả trong cồn tác hạn chế và xử lý nợ xấu, ngân hàng cần thực hiện
đúng các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong các Luật TCTD và trong qui định
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 13
của Ngân hàng. Đồng thời phải xây dựng chi tiết hơn nữa và quán triệt từ trên xuống
dưới quy trình quản trị rủi ro, nâng cao công tác phân tích đánh giá khách hàng vì nó tạo
lập cơ sở ban đầu để cho ngân hàng làm căn cứ đưa ra những quyết định trong kinh
doanh của mình. Nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, xử lí nạn tham nhũng tại
ngân hàng.
Bên cạnh đó, một biện pháp được đề ra là chứng khoán hóa nợ xấu thành cổ phần
hoặc vốn góp có giá trị tương đương. Ngân hàng và doanh nghiệp có thể chuyển số nợ đó
thành số cổ phần hoặc phần góp vốn của ngân hàng vào doanh nghiệp. Tại doanh nghiệp,
khoản nợ được xóa và chuyển thành vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Còn

tại ngân hàng, khoản nợ xấu đã được thanh toán nhưng ngân hàng không thu tiền về mà
được rót ngay vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn. Biện pháp này giúp giải quyết
nợ xấu nhanh chóng và tạo thuận lợi cho dòng chảy vốn tín dụng vào doanh nghiệp, tuy
nhiên chỉ nên áp dụng biện pháp này với những khoản nợ chưa có khả năng thu hồi sớm.
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 14
KẾT LUẬN
Kinh doanh ngân hàng gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách
quan trong hoạt động tín dụng của NHTM. Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính
của các NHTM là 1 trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM
hiện nay. Đây cũng là 1 nhân tố quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
bởi sự yếu kém của hệ thông NHTM sẽ có tác động tiêu cực tới các lĩnh vực xấu của nền
kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế.
Với mục tiêu đề đặt ra, bài tiểu luận đã đạt được 1 số vấn đề cơ bản sau: Một là,
bài tiểu luận đã nêu ra thực trạng nợ xấu của Ngân hàng thương mại Vietcombank trong 3
quý đầu năm 2012. Hai là, phân tích các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan
dẫn tới tình trạng nợ xấu của Viêtcombank. Ba là, đưa ra các biện pháp xử lý và hạn chế
nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank cũng như các ý kiến đề xuất để nâng cao hiệu quả
hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ,
giải đáp các thắc mắc tận tình của giáo viên hướng dẫn. Tuy nhiên do thời gian có hạn
cũng như kiến thức, trình độ còn hạn chế, nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đánh giá nhận xét từ phía cô để bài tập của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng Q1/2012, Q2/2012, Q3/2012_VCBs
2.
lntt-5970-ty-dong-20120203110845980ca34.chn

3.
tieng-noi-nguoi-trong-cuoc.html
4.
5. Quyết định số 17/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước
Tiểu luận môn tiền tệ ngân hàng Page 16

×