Tải bản đầy đủ (.pdf) (369 trang)

Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 369 trang )

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN
VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ
TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3








NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM – VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG GĨP PHẦN ĐỔI
MỚI CĂN BẢN & TỒN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
PGS.TS. Trần Thị Quý∗

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới
từng bước dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức và chịu sự tác
động chung của nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế này, thơng
tin/tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc. Thông tin/tri thức ở đây chính là thành tựu
khoa học và cơng nghệ mà chủ thể sản sinh và nắm bắt nguồn tri
thức này chính là con người có trình độ cao. Vì vậy, năm 1990, sự
phát triển con người đã được Liên hợp quốc chính thức thừa nhận
là thước đo để đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển kinh tế - xã


hội của các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Với ý nghĩa
như vậy, ngay từ những năm đầu của giai đoạn đổi mới đất nước
để thực hiện thành cơng cơng cuộc cơng nghiệp hóa (CNH), hiện
đại hóa (HĐH) để hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước rất chú
trọng tới phát triển khoa học & công nghệ, đổi mới giáo dục & đào
tạo (GD&ĐT). Đảng và Nhà nước coi hai nhiệm vụ quan trọng này
là quốc sách hàng đầu. Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII (1996), Đảng và Nhà nước đã khẳng định: nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam


Nguyên Chủ nhiệm Khoa TT – TV, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

9


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
là nhân tố quyết định thắng lợi của cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững. Trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ hai khóa VIII,
Đảng khẳng định: “Nguồn lực con người là q báu nhất, có vai trị
quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn
lực vật chất cịn hạn hẹp”.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong sự nghiệp phát
triển nguồn nhân lực, ngành giáo dục & đào tạo có nhiệm vụ hết
sức quan trọng. Đặc biệt “giáo dục đại học là nền tảng cho sự tồn
tại và phát triển của kinh tế tri thức”. Tiếp tục khẳng định quan
điểm này sau hơn hai mươi năm đổi mới, trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được trình bầy tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng chỉ rõ “Phát

triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế...” và “Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất
lượng giáo dục đại học” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, tr.130-131). Bởi các cơ sở đào tạo đại học là “cơ sở sản xuất”
mà đầu ra là nguồn nhân lực có trình độ cao đủ khả năng tiếp
nhận tri thức mới để sản xuất, chế biến tri thức, biết vận dụng các
tri thức, thông tin mới, tiên tiến hiện đại vào sản xuất làm gia tăng
giá trị cao, đóng góp cho sự tiến bộ của đời sống xã hội. Như vậy,
sứ mệnh của giáo dục đại học Việt Nam phải tạo ra nguồn nhân
lực đủ về lượng và chất, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức,
là nguồn nhân lực “chủ công” mở đường cho việc xây dựng nền
kinh tế tri thức của Việt Nam. Để hồn thành sứ mệnh của mình,
một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành GD & ĐT là cần
phải đổi mới giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng và nâng cao
chất lượng đào tạo. Điều đó có nghĩa là đổi mới giáo dục đại học,
cần phải đổi mới một cách đồng bộ nhiều hoạt động trong công
tác quản trị đại học, trong đó có các hoạt động của quản lý và điều
hành công nghệ giáo dục đại học; Kiểm định chất lượng trường đại

10


học; Đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ hướng
về người học; tăng cường tính chủ động, nâng cao ý thức trách
nhiệm, khả năng linh hoạt cho người học trong việc chủ động
chọn môn học, chọn thầy dạy. Với phương thức đào tạo mới sẽ tạo
ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường lao động.
Đồng thời làm cho hệ thống giáo dục đại học nước ta dễ dàng hội
nhập với khu vực & thế giới. Một trong những tiêu chuẩn bắt buộc

trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại
học của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội và
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh địi hỏi là các trường đại
học phải có thư viện với những yêu cầu hết sức cụ thể cho nhiều mức
đánh giá khác nhau về số lượng và chất lượng đội ngũ, về cơ sở vật chất,
hạ tầng công nghệ; Về số lượng và chất lượng tài liệu dành cho một
ngành/bộ môn đào tạo để đảm bảo tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo
của cán bộ quản lý, giảng viên và người học trong nghiên cứu, giảng dạy
và học tập theo phương thức của đào tạo tín chỉ; Về mức độ được tin học
hóa hoạt động nghiệp vụ thơng tin thư viện; Về tỷ lệ gia tăng số cán bộ
và học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh đến thư viện; Về công tác chia sẻ,
hợp tác quốc tế; Về mức kinh phí đầu tư dành cho phát triển thư viện...
Để có cơ sở khoa học, đánh giá khách quan mức độ ảnh
hưởng tác động từ sự chuyển đổi của nền kinh tế thế giới sang nền
kinh tế tri thức dưới tác động của cơng nghệ thơng tin và từ q
trình đổi mới, hội nhập của đất nước đến sự biến đổi của nghề TTTV; Cũng như nhận dạng được thực trạng của hệ thống các cơ
quan thông tin- thư viện đại học, đánh giá hiệu quả hoạt động và
tác động của các cơ quan TT-TV đại học đến chất lượng đào tạo
trong các trường đại học và sự phát triển kinh tế - xã hội; Xây
dựng các tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thư
viện của trường đại học trong “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường đại học” của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành
năm 2007, trong quá trình kiểm định chất lượng giáo dục đại học
là vấn đề rất phải đầu tư nghiên cứu. Chỉ có như vậy chúng ta mới

11


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
có một hệ thống các tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá với các

mức độ khác nhau về chất lượng. Do vậy, cần có một sự đầu tư
nghiên cứu bài bản của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn
chuyên ngành và liên ngành. Tuy nhiên hiện nay các đề tài nghiên
cứu theo hướng này cịn rất ít cả trong và ngồi nước:
Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa có một cơng trình
nghiên cứu khoa học nào theo hướng nghiên cứu của đề tài để đáp
ứng yêu cầu của xã hội như đã phân tích ở trên. Những cơng trình
đã có mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội dung đơn lẻ về
nguồn nhân lực; về nguồn lực thông tin, về việc ứng dụng tin học
xây dựng thư viện số.... của một hoặc một số thư viện đại học nào
đó ở Hà Nội. Còn việc nghiên cứu tiêu chuẩn của thư viện trường
đại học mới chỉ có 02 bài báo đăng trong các kỷ yếu khoa học
ngành Thơng tin-thư viện. Chính vì vậy, đề tài“Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá Thư viện đại học đáp ứng yêu
cầu kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay”là đề tài hồn
tồn mới
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam
Ngoài nước, việc nghiên cứu thực trạng của Hệ thống thư
viện đại học trên cơ sở so sánh, đề xuất các tiêu chí cho bộ kiểm
định chất lượng giáo dục trường đại học của hệ thống giáo dục đai
học quốc gia nào đó hầu như chưa có. Chỉ có một số rất ít cơng
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm định chất lượng thư
viện các trường đại học mà thôi. Cơ bản, những cơng trình này tập
trung vào hai nội dung chính:
Một là đánh giá vai trị của thư viện các trường đại học và
phân tích vai trị thư viện các trường đại học dưới góc độ nhìn
nhận thư viện là một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá mỗi
trường đại học. Như cơng trình “Đánh giá nghiên cứu và vai trò
của thư viện” ( />2010/2010-01.pdf) của MacColl là một báo cáo hướng dẫn nhìn


12


nhận lại một cách tương đối về các chế độ đánh giá nghiên cứu và
vai trò của các thư viện trọng quá trình đánh giá nghiên cứu tại
năm nước: Hà Lan, Ai-len, Vương quốc Anh, Đan Mạch và Úc.
Bản báo cáo cung cấp tập hợp những thành tựu nghiên cứu về
thực tế thời gian gần đây về các nội dung liên quan đến thư viện
trong đánh giá công tác nghiên cứu và những đề xuất cho thư viện
phục vụ cho nghiên cứu. Hai là Báo cáo về mối quan hệ giữa việc
đánh giá trường đại học và các thư viện của David Shulenburger –
Phó chủ tịch Liên hiệp các vấn đề học thuật của những trường đại
học Công cộng và Land-grant. Báo cáo được trình bày trong hội
thảo khu vực về tương lai của các trường đại học nghiên cứu công
cộng, tổ chức vào 21/4/2010 tại một trường đại học ở Mỹ. Nội dung
báo cáo bàn về việc đánh giá các trường đại học dựa trên tiêu chí
thư viện của các trường đại học đó. Ngồi ra có cuốn sách “Kế
hoạch xây dựng thư viện học thuật nghiên cứu” là cuốn sách được
viết bởi Philip D. Leighton, David C. Weber. Cuốn sách đề cập đến
các vấn đề cần tính đến cho việc xây dựng thư viện nghiên cứu
học thuật trong môi trường đại học. Cụ thể là các vấn đề: Lên kế
hoạch xây dựng và phát triển; Tính tốn thiết kế để thư viện có thể
tồn tại và phát triển lâu dài; Chi phí; Thiết kế khơng gian; Tham
vấn ý kiến của nhiều bên tham gia vào quá trình xây dựng. Hay
Bài báo “Đánh giá về các tiêu chuẩn đối với thư viện trường đại
học



Phi-líp-pin”


( />
article/viewFile/1146/1193). Với cái nhìn thư viện luôn là một phần
quan trọng cốt yếu của trường đại học, bài báo đi vào bàn luận các
đặc điểm của các tiêu chuẩn nói chung mà khơng đi vào những
thư viện cụ thể. Sau đó, đặc điểm của thư viện các trường đại học
sẽ được phân tích dựa trên các tiêu chuẩn đã xác định. Gần đây,
Bộ tiêu chuẩn cho các thư viện trường đại học, cao đẳng được
thông qua vào tháng 10 năm 2011 />divs/acrl/standards/standardslibraries.cfm. Bộ tiêu chuẩn được
thông qua bởi Liên hiệp thư viện các trường đại học, cao đẳng của

13


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
Mỹ, được thiết kế nhằm chỉ dẫn cho thư viện các trường đại học
và cao đẳng trong việc phát triển và duy trì vai trị tham gia giáo
dục sinh viên. Những tiêu chuẩn này cung cấp một bộ khung sườn
sử dụng cách tiếp cận dựa trên sản phẩm đào tạo đầu ra. Thành
phần chính của Bộ tiêu chuẩn nằm trong mục “Các nguyên tắc và
chỉ dẫn thực hiện”. Chín nguyên tắc và các chỉ dẫn thực hiện liên
quan là những tiêu chuẩn có thể áp dụng các thư viện trường đại
học. Tuy nhiên, việc áp dụng còn tùy thuộc vào đặc thù của từng
thư viện.Những nguyên tắc cơ bản:
1. Tính hiệu quả của tổ chức
2. Các giá trị chun mơn
3. Vai trị giáo dục
4. Khuyến khích khám phá
5. Các bộ sưu tập
6. Khơng gian

7. Quản trị/Quản lý
8. Nhân sự
9. Các mối quan hệ bên ngoài
Bộ tiêu chuẩn cho rằng thư viện trường đại học cần: Tuân thủ
theo các nguyên tắc trên; Xác định và lựa chọn những chỉ dẫn thực
hiện thích hợp với nhiệm vụ và hiệu quả của tổ chức; Có thể thêm
các chỉ dẫn thực hiện phục vụ cho các loại hình thư viện đặc biệt;
Phát triển các sản phẩm đầu ra có thể kiểm soát được và lấy người
dùng làm trung tâm; Sử dụng các đánh giá định lượng và/hoặc
định tính; Thu thập căn cứ từ việc đánh giá mà chứng minh được
mức độ thành công; Sử dụng dữ liệu đánh giá cho việc cải thiện
không ngừng các hoạt động thư viện.
Ở Philippine, đã nghiên cứu soạn thảo “Bộ Tiêu chuẩn các thư
viện ở Philippine”. Trong đó đề cập đến sứ mệnh các mục tiêu và
các nhiệm vụ của thư viện đại học; Nghiên cứu việc quản lý; Nguồn
nhân lực của thư viện; Phát triển sưu tập số của thư viện; Các dịch
vụ sử dụng thư viện; Cơ sở vật chất của thư viện; Ứng dụng công

14


nghệ thơng tin; Nguồn lực tài chính; Mối liên kết và mạng; Hội
đồng và các thành viên. Ngồi ra cịn một số các cơng trình dừng
lại ở việc nghiên cứu từng vấn đề đơn lẻ như việc nghiên cứu đề ra
các các tiêu chuẩn cho hệ thống các cơ quan thông tin, thư viện đại
học; Nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan
thông tin - thư viện đại học; Nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến nguồn nhân lực trong các cơ quan thông tin-thư viện đại
học...Về công tác tổ chức và hoạt động của thư viên và nguồn nhân
lực của thư viện đại học cũng đã có một số các cơng trình tiêu biểu

thuộc lĩnh vực này như: “Quản trị các cơ quan thông tin, thư
viện”(Library and Information Center Management) của tác giả
Stueart, Robert D và Moran, Barbara B. (2007); Nhiều bài báo đã đề
cập đến nguồn nhân lực như Nghề thư viện y khoa; Đào tạo cán bộ
thư viện thế kỷ XXI; Phiếu điều tra nhu cầu đào tạo liên tục dành
cho cán bộ thư viện bang California; Bảng hỏi đánh giá cán bộ thư
viện các trường học cơng lập LAS CRUCES. Chính sách đánh giá
cán bộ thư viện của Trường Đại học Victoria; Cán bộ thư viện: các
chuyên gia thông tin trong kỷ nguyên thông tin; Giá trị và giá trị
của thư viện; Công cụ đánh giá cán bộ thư viện; Những nét vắn tắt
về cán bộ thư viện đại học; Nghề thư viện - Tư vấn, Thống kê,
Lương bổng; Sự phát triển nghề thư viện; Hướng dẫn cho các
chương trình đào tạo trong các thư viện đại học; Hướng dẫn cho các
cán bộ thư viện đại học và cao đẳng; Hướng dẫn cho các trung tâm
cung cấp giáo trình học liệu; Người cán bộ thư viện đại học thành
công: các chiến lược quý giá từ cho các lãnh đạo thư viện; Làm thế
nào để các cán bộ thư viện chuẩn bị cho việc tồn tại và phát huy
được những ích lợi từ những thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ
thơng tin; Hiệp hội các thư viện nghiên cứu và cao đẳng: Các chuẩn
nghiệp vụ cho cán bộ và lãnh đạo thư viện; Mô tả công việc cho cán
bộ thư viện đại học; Cán bộ thư viện đại học có thể học được gì từ
những nhà cung cấp thơng tin; Chính sách đối với cán bộ thư viện
đại học; Nhu cầu đào tạo liên tục đối với cán bộ thư viện đại học

15


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
Thái lan; Giải quyết xung đột: Nghiên cứu thực tiễn về cán bộ thư
viện đại học và các khoa đào tạo; Tăng cường công tác hướng dẫn:

cán bộ thư viện có thể học được gì từ nghiên cứu công tác đào tạo;
Sơ đồ tuổi của các cán bộ thư viện đại học; Các câu truyện nổi bật
2005 về cán bộ thư viện đại học; Viễn cảnh thư viện đại học 2012;
Năng lực của các chuyên gia thơng tin thế kỷ XXI; Xác định vai trị:
cán bộ thư viện là một đối tác trong việc đào tạo kiến thức thông tin;
Cán bộ thư viện số cần được đào tạo gì? Như vậy, việc nghiên cứu
thực trạng thư viện đại học ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói
riêng thơng qua các tiêu chí đánh giá của kiểm định chất lượng giáo
dục trường đại học ở Việt Nam chưa hề có một cơng trình nghiên
cứu nào. Đây là vấn đề cần nghiên cứu.
Trong nước, việc nghiên cứu thực trạng hệ thống thư viện đại
học trên cơ sở đó đề xuất các tiêu chí để đáp ứng Tiêu chuẩn trong
Quy định đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ
GD&ĐT chưa có một cơng trình khoa học nào. Đề cập đến tiêu
chuẩn cho thư viện đại học là vấn đề còn rất mới ở Việt Nam. Cho
đến nay mới chỉ có một số văn bản pháp quy đề cập đến các quy
định cho thư viện đại học ở Việt Nam như: ngày 14/07/1986, Bộ
trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp nay là Bộ Giáo
dục & Đào tạo đã ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động của
thư viện trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 688/ĐH).
Tiếp đến, ngày 10 tháng 03 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch đã ký và ban hành “Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt
động thư viện trường đại học” ban hành theo Quyết định số
13/2008/QĐ-BVHTTDL.Ngày 4/5/2007, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và
Thơng tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt
“Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến 2010 và định
hướng đến năm 2020” trong đó có đề cập đến phát triển Hệ thống
thư viện các trường đại học theo hướng hiện đại phục vụ sự
nghiệp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Gần đây, trong hoạt
động Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, thư viện đã trở


16


thành một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của nhà
trường. Tiêu chuẩn thư viện đại học cần đạt được khi đánh giá
chất lượng giáo dục trường đại học đã được cụ thể hóa đầu tiên
vào năm 2004 đó là “Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng
trường đại học” ban hành kèm theo quyết định số 38/2004/QĐBGD&ĐT ngày 2/12/2004. Tiếp đến năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 65/2007/QĐ ban hành “Quy
định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”. Trong
quy định đã đề cập rất rõ các mức đánh giá khác nhau về đội ngũ
cán bộ của thư viện và về các mặt tổ chức quản lý hoạt động của
thư viện như: Cơ cấu tổ chức hoạt động; Công tác phát triển vốn
tài liệu; Chuẩn hóa trong hoạt động nghiệp vụ; Cơng tác ứng dụng
cơng nghệ thông tin; Phát triển hạ tầng công nghệ và trang thiết vị;
Các sản phẩm và dịch vụ; Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế....
Để có cơ sở khoa học nhìn nhận, đánh giá về thực trạng thư
viện đại học của mình và định hướng phát triển, thơng qua việc
đối chiếu so sánh với các tiêu chuẩn trong “Quy định tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”do Bộ GD&ĐT ban hành
năm 2007, một số lãnh đạo của các thư viện đại học đã tiến hành
nghiên cứu và công bố tại các hội thảo khoa học như bài “Vai trò
của thư viện đại học trong kiểm định chất lượng trường đại học”
của ths. Nguyễn Văn Hành công bố tại hội thảo “Xây dựng thư
viện hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay” do Vụ Thư viện, Bộ VH, TT
& DL tổ chức tại Đà Nẵng tháng 10/2008. Bài “Trung tâm thông tinthư viện Đại học Quốc gia Hà nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định
chất lượng đào tạo” của tác giả Vũ Thị Kim Anh đăng trong kỷ yếu
Hội thảo “Đổi mới tổ chức quản lý và tăng cường ứng dụng công

nghệ thông tin trong hoạt động thông tin-thư viện” tổ chức tại Hà
Nội tháng 12/2010. Bên cạnh hai bài tham luận trên cịn một sơ các
cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến hầu hết các vấn đề/nội
dung của thư viện đại học đã được đề cập trong Quy định tiêu

17


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học”. Nghiên cứu
về chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin thư viện đại học đã có
nhiều cơng trình ở các cấp khác nhau của PGS.TS. Trần Thị Q:
«Nguồn nhân lực thơng tin, thư viện trong các trường đại học trên
địa bàn Hà Nội, thực trạng và giải pháp»; “Nâng cao chất lượng
đào tạo ngành thông tin-thư viện của trường Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn đáp ứng nhu cầu xã hội”; “Đào tạo nguồn nhân
lực thơng tin-thư viện ở Việt Nam-50 năm nhìn lại”; “Nâng cao
chất lượng đào tạo cử nhân ngành thông tin-thư viện, nhu cầu cấp
bách trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;”Phát
triển nguồn nhân lực thơng tin-thư viện của các trường đại học ở
Hà Nội, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước”, “Những yếu tố đảm
bảo chất lượng đào tạo cử nhân ngành thông tin-thư viên”. Đề cập
đến tổ chức quan lý, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển
nguồn tài nguyên thông tin của thư viện đại học đã có nhiều bài
báo được công bố. Tiêu biểu là chùm bài của TS.Nguyễn Huy
Chương như “Từ thực trạng đổi mới mơ hình thư viện đại học
Mỹ, suy nghĩ về xu hướng đổi mới tổ chức, quản lý thư viện đại
học Việt Nam”, “Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động Thư viện
Đại học Việt Nam”, “Tổ chức tài nguyên số phục vụ đổi mới giảng
dạy học tập trong Trường đại học”, “Xây dựng thư viện điện tử và

phát triển nguồn tài nguyên số trong hệ thống thư viện đại học
Việt Nam”, “Nghiên cứu, khảo sát các sản phẩm, dịch vụ thông tin
và nguồn học liệu trực truyến tại một số đại học lớn ở nước
ngồi”.... Ngồi ra cịn các bài như “Đổi mới mơ hình tổ chức,
quản lý của Trung tâm Thơng tin-Thư viện Học viện Cơng nghệ
Bưu chính Viễn thơng” của Ths.Nguyễn Văn Hành; Bài “Vai trò
của thư viện đại học trong việc đổ mới chương trình giáo dục và
phương pháp giảng dạy, học tập ở đại học” của ông Lê Ngọc
Oánh; Bài “Vài nét về cơ chế đầu tư cho các Thư viện Đại học Việt
Nam hiện nay” của ThS. Phạm Thị Tâm; Bài “Chính sách đầu tư
phát triển hoạt động TT-TV của Học viện Ngân hàng phục vụ đào

18


tạo nguồn nhân lực cho ngành Ngân hàng và Kinh tế Quốc dân”
của Bùi Sỹ Hùng. Bài “Chính sách đầu tư phát triển Trung tâm học
liệu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đại học
Thái Nguyên và khu vực miền núi phái Bắc” của PGS. TS. Nguyễn
Duy Hoan; Bài “Đầu tư hiện đại hoá thư viện- nhìn từ góc độ
trường Đại học Cần Thơ với việc đổi mới phương pháp dạy và học
trong nhà trường” của ThS. Nguyễn Huỳnh Mai, ThS. Ngô Hùỳnh
Hồng Nga; Bài “Hiện đại hoá hoạt động TTTV phục vụ nhiệm vụ
đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Học viện Kỹ thuật quân sự” của
Đinh Minh Chiến; Bài “Nguồn tin điện tử phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các trường Đại học và Cao
đẳng Việt Nam” của Th.S. Nguyễn Thị Đào; Bài “Giải pháp nguồn
nhân lực cho thư viện điện tử tại các trường Đại học ở Việt Nam,
nhìn từ góc độ đào tạo” của ThS. Đào Thị Uyên. Bài “Thư viện Đại
học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia TP. HCM với việc Xây

dựng hệ thống TT-TV điện tử” của Dương Thuý Hương. Bài
“Nâng cao chất lượng các dịch vụ TT-TV nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của cán bộ giảng viên và sinh viên Đại học Huế”
của PGS. TS. Huỳnh Đình Chiến, ThS. Huỳnh Thị Xuân Phương;
Bài “Dịch vụ cung cấp thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư
phạm Thành Phố Hồ Chí Minh” của Phạm Thu Hoa; Bài “Tập
trung xây dựng Thư viện hướng hoạt động vào người đọc” của Tạ
Bá Thắng; Bài “Thư viện Quốc gia Việt Nam phục vụ bạn đọc là
sinh viên các trường đại học” của TS. Lê Văn Viết; Bài ‘Công tác
phục vụ bạn đọc của Thư viện trường Đại học Mở TP. Hồ Chí
Minh” của Th.S Âu Thị Cẩm Linh. Bài “Thư viện, trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội với việc phục vụ công tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học trong môi trường Thư viện hiện đại” của
ThS. Tạ Minh Hà. Bài “Giải pháp xây dựng nguồn học liệu điện tử
hướng tới xây dựng Thư viện số tại các trường Đại học” của
PGS.TS. Hoang Đức Liên, TVV Nguyễn Hữu Ty; Bài “Hợp tác Thư
viện- Một giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ đào

19


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
tạo và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ
Chí Minh” của Hồng Thị Thục; Bài “Vấn đề chuẩn hố ngành TTTV Việt Nam” của Ths.Nguyễn Minh Hiệp; Bài “Quản lý mơ hình
thư viện hiện đại tại trường Đại học Cần Thơ phục vụ mục tiêu
đào tạo Khoa học Công nghệ” của Hùynh Thị Thu Trang; Bài
“Chặng đường phát triển của Thư viện Học viện âm nhạc Quốc
gia Việt Nam” của Bùi Thị Hồ; Bài “Tình hình thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thư viện tại Thư viện
trường Đại học Luật Hà Nội và các khu vực phía Bắc” của ThS.

Đàm Viết Lâm; Bài “Tình hình hoạt động và định hướng phát triển
của thư viện trường Đại học Mỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh”
của Hồ Sỹ Minh Tuấn. Bài “Một số giải pháp quản lý vốn tài liệu
Thư viện phục vụ sinh viên tự học ở trường Đại học Hồng Đức
trong giai đoạn hịên nay” của Bùi Ngọc Nhơn. Bài “Mơ hình hoạt
động Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ” của CN. Nguyễn Thị
Tuyết Trinh... Về vấn đề đầu tư cho hệ thống thư viện đại học Việt
Nam, Vụ Thư viện Bộ Văn hóa,Thể thao & Du lịch cũng có bài
“Đầu tư xây dựng thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu cải tiến
phương pháp giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo trong các trường đại học ở nước ta” công bố tại Hội thảo
khoa học “Xây dựng thư viện hiện đại, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” tổ
chức tại Đà Nẵng năm 2010; Bài “Hướng đến một mô hình thư
viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo
dục đại học” của Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT...
Như vậy, hầu như các công trình nghiên cứu mới chỉ là các
bài báo được cơng bố tại các hội thảo và tạp chí khoa học chun
ngành. Chưa có cơng trình lớn nào điều tra thực tế diện rộng cho
hệ thống thư viện đại học. Đặc biệt, việc nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn để xây dựng các tiêu chí đáp ứng các tiêu chuẩn đã
được đặt ra trong các văn bản pháp quy về cơng tác TT-TV của
Việt Nam nói chung và trong các quy định trong kiểm lượng chất

20


lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay nói riêng.
Tác giả hy vọng rằng, trong thời gian tới, chắc chắn ngơi nhà
TT-TV chung của chúng ta sẽ có nhiều cơng trinh có tầm quy mơ

lớn về vấn đề xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng
cơ quan TT-TV đại học cả về lý luận và thực tiễn. Chí có như vậy,
mới góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận của ngành thông
tin - thư viện nói chung và hệ thống thư viện đại học nói riêng. Cụ
thể góp phần hồn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến tiêu
chuẩn đo lường, đánh giá hoạt động và tác động của các cơ quan
thông tin, thư viện đại học ở Việt Nam trong môi trường biến đổi
nghề nghiệp dưới tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
viễn thông. Khẳng định tầm quan trọng của hệ thống thư viện đại
học trong sự nghiệp đổi mới căn bản & giáo dục đại học Việt
Nam. Góp phần nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chuẩn cho thư viện
đại học trong tổ chức và hoạt động cũng như tài liệu hướng dẫn
phương pháp đánh giá và sử dụng các tiêu chuẩn đó. Trong đó
đặc biệt xây dựng tiêu chuẩn cho chuyên gia thông tin, thư viện
đại học trong môi trường thư viện số phục vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên của các trường
đại học. Cũng như hoàn thiện những văn bản có tính pháp quy
liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói riêng và tổ chức quản
lý hoạt động thơng tin thư viện đại học nói chung ở Việt Nam.
Về thực tiễn, nếu các đề tài theo hướng này được đưa vảo
chiến lược nghiên cứu khoa học của ngành TT-TV, chắc chắn chúng
ta có cơ sở khoa học, khách quan để cán bộ quản lý từ Trung ương
đến địa phương các cấp, các cơ sở đào tạo, cán bộ quản lý các trung
tâm thông tin, thư viện cũng như bản thân mỗi cán bộ thông tin –
thư viện thấy rõ thực trạng nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng
nhu cầu của thực tiễn nghề nghiệp của họ để nghiên cứu đưa ra các
quyết định đúng đắn trong việc hoàn thiện các văn bản pháp quy
và định hướng chỉ đạo để phát triển nguồn nhân lực TT-TV; Xác
định nội dung, xây dựng chương trình đào tạo cán bộ thông tin, thư


21


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
viện cho thế kỷ XXI; Xây dựng chính sách, cơng cụ đánh giá cán bộ
thơng tin, thư viện đại học, cải thiện môi trường làm việc, điều kiện
sống cho họ nhằm phát huy được những ích lợi từ những thay đổi
nhanh chóng của CNTT. Nhận dạng và đánh giá thực trạng công
tác tổ chức, năng lực hoạt động và tác động của hệ thống thư viện
đại học ở Việt Nam trong mơi trường số hóa và đổi mới giáo dục
đại học thông qua các tiêu chuẩn của Kiểm định chất lượng giáo
dục đại học Việt Nam. Cuối cùng là góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan thông tin, thư viện đại học, nâng cao chất
lượng đào tạo cho các trường đại học, đảm bảo đầu ra của hệ thống
các trường đại học này là nguồn nhân lực có chất cao, đáp ứng nhu
cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học của đất
nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tài liệu tham khảo
1.

2.

3.

4.

5.

6.


22

Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học (ban
hành kèm theo Quyết định số 688/ĐH ngày 14/07/1986 của Bộ
trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp)
Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4/5/2007, phê duyệt quy
hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến 2010 và định hướng
đến năm 2020.
Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học ban
hành theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký ngày 10 tháng 03 năm 2008.
Trần Thị Quý. Kết quả điều tra nguồn nhân lực trong các cơ quan
thông tin thư viện trên địa bàn Hà Nội, thực trạng và giải pháp/Đề
tài đặc biệt cấp ĐHQG/ chủ trì đề tài: Trần Thị Quý.- H.: ĐHKHXH
& NV, 2008.- 50 tr.
Nguyễn Huy Chương. Xu hướng phát triển thư viện đại học trên thế giới
và quá trình đổi mới hoạt động tại Trung tâm thông tin thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội//Kỷ yếu Hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động
thông tin – thư viện, năm 2007.-tr.2-10
Lê Thanh Tình. u cầu đặt ra đối với cơng tác đào tạo cán bộ thư viện


7.

8.

9.

10.


11.

12.
13.

– thông tin ở Việt Nam và công tac đào tạo khoa học thư viện-thông tin
tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội//Kỷ yếu hội thảo thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
tháng 3 năm 2000.-tr.247-252.
Nguyễn Văn Hành. Kiểm định chất lượng đào tạo đại học- thời cơ
và thách thức đối với các thư viện đại học Việt Nam//Kỷ yếu Hội
nghị khoa học ngành Thông tin-Thư viện trong xã hội thơng tin,
2006.- tr. 251-257.
Nguyễn Văn Hành. Vai trị của thư viện đại học trong kiểm định chất
lượng trường đại học// Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường Đại học,
Cao đẳng lần thứ nhất, ngày 09 tháng 10 năm 2008, tại Đà Nẵng.
Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam tới năm 2010 và
định hướng phát triển tới năm 2020// Quyết định số 10/2007/QĐBVHTT ngày 4/5/2007 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin ký.
Trần Thị Minh Nguyệt. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên sau đại
học//Kỷ yếu Hội thảo đào tạo sau đại học trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, tại Đại học Văn hóa Hà Nội , tháng 3 năm 2009, tr. 86-91
Trần, Thị Quý. Phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện của các
trường đại học ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước// Kỷ
yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất,
ngày 09 tháng 10 năm 2008, tại Đà Nẵng.
Trần Thị Quý. Đào tạo nguồn nhân lực ngành thông tin – thư viện ở
Việt Nam-50 năm nhìn lại//Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3/2006.
Trần Thị Quý. Đào tạo nguồn nhân lực ngành thông tin – thư viện ở
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp//Báo cáo tại Hội thảo khoa học

tại Đại học Mahasarakham ở Thái lan tháng 2/2003.

23


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN SỐ CHO
CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
PGS.TS. Trần Thị Quý∗, ThS. Đỗ Văn Hùng∗∗

1. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực thư viện số trên thế giới
1.1. Khái niệm cán bộ thư viện số
Sự phát triển của thư viện số đã tạo ra nhu cầu về sử dụng
nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi
trường số. Môi trường làm việc trong các thư viện đã có sự thay
đổi lớn bởi CNTT và viễn thông. Làm việc trong môi trường mạng
với nguồn dữ liệu số và cơng cụ làm việc là máy tính đã trở thành
phổ biến - đó cũng là mơi trường làm việc của cán bộ thư viện
trong thế kỷ 21. Xu thế này chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự
hay đổi về vai trò của cán bộ thư viện cũng như yêu cầu những
kiến thức và kỹ năng mới để làm việc trong môi trường số [1,3,7].
Khái niệm về cán bộ thư viện số - digital librarians và vai trò
của họ đã được thảo luận trong hai thập niên gần đây. Một câu hỏi
đặt ra là “Ngành thông thơng tin thư viện có cần đến cán bộ thư
viện số hay khơng?” Có thế thấy, từ những năm 1990, thuật ngữ
cán bộ thư viện số đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các thông
báo tuyển dụng. Các nghiên cứu của Yuan từ năm 1996 hay
nghiên cứu gần đây của Choi and Rasmussen năm 2009 chỉ ra rằng
có nhu cầu ngày càng tăng đối với các công việc liên quan đến thư



Giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

∗∗

Giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

24


viện số [2], [14]. Vậy cán bộ thư viện số là ai? Vai trò của họ như
thế nào? Những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với cán bộ
thư viện số là gì? Cũng như thuật ngữ về thư viện số, định nghĩa
thế nào là cán bộ thư viện số cũng đang còn là một tranh cãi, kéo
theo đó là các yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng của cán bộ thư
viện số cũng chưa có một sự đồng thuận nhất định.
Hastings và Tennant cho rằng trong môi trường số, các bộ thư
viện số là người lựa chọn, bổ sung, tổ chức, tạo ra khả năng truy
trập và lưu trữ bộ sưu tập số. Vài trò của họ là lên kế hoạch, triển
khai và hỗ trợ các dịch vụ số [4]. Sreenivasulu khẳng định, nhiệm
vụ quan trọng của cán bộ thư viện số là quản trị thư viện số và
thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đó là quản trị thơng tin và tri
thức, dịch vụ thư viện số, truy cập nguồn thông tin, và khai thác
tri thức từ các nguồn dữ liệu khác nhau [13]. Tammaro định nghĩa
cán bộ thư viện số là người có năng lực và sự hiểu biết về công
nghệ và khoa học thư viện. Họ là cầu nối giữa nguồn dữ liệu số
đối với người dùng. Là một người đại diện của sự sáng tạo, của sự
hiểu biết về thông tin và là đại diện của một nhóm người dùng tin.
Kỹ năng giao tiếp vẫn là kỹ năng rất quan trọng, thậm chí là càng

quan trọng hơn, đối cán bộ thư viện khi làm việc trong môi trường
số [9,10]. Bên cạnh đó, khả năng sư phạm cũng cần có trong mơi
trường số. Lin định nghĩa cán bộ thư viện số là những chuyên gia
có những kỹ năng và kinh nghiệm để triển khai thư viện số, họ
biết chấp nhận những rủi ro và là người độc lập và linh hoạt. Họ
có sự hiểu biết về những tiềm năng cũng như những hạn chế cũng
như rủi ro của CNTT và truyền thông mang lại cho thư viện số.
Đặc biệt là họ phải nhận thức rõ ràng con người là nhân tố tối
quan trọng trong phát triển thư viện số [6].
1.2. Vài trò của cán bộ thư viện số
Từ khái niệm ở trên, vai trị của cán bộ thư viện số có thể xác
định như sau:

25


Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và …
• Người quản trị thư viện số: có vai trị như phát triển, quản
lý và duy trì thư viện số. Họ đảm bảo sự hoạt động thơng
suốt của thư viện;
• Người quản trị tri thức/thơng tin: có vai trị thu thập, xử lý,
tổ chức và đảm bảo cho các nguồn thông tin này được lưu
trữ và truy cập một cách thuận tiện nhất;
• Giáo viên: có vai trị đào tạo người dùng trong việc tìm
kiếm và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và đúng luật;
• Chun gia hỗ trợ: có chức năng như cầu nối giữa nguồn
thông tin và người dùng, hỗ trợ và tư vấn người dùng
trong việc giải quyết các nhu cầu thơng tin của người dùng
tin; và
• Chun gia giải mã tri thức: có khả năng hiểu được kiến

thức được tạo lập như thế nào. Kiến thức đó có thể là từ
trong phịng thí nghiệm, từ sự quan sát thực nghiệm, là sự
tổng hợp tài liệu, hay chỉ là những ý kiến chủ quan. Kiến
thức đó đã được chắt lọc, đánh giá và kiểm định trước khi
xuất bản chưa [8].
Vài trị của cán bộ thư viện số được Sreenivasulu mơ tả trong
sơ đồ truy cập và khai thác thông tin trong sơ đồ 3 [13]. Trong đó,
cán bộ thư viện số đóng vai trị trung gian là người tiếp nhận và
xử lý các yêu cầu người dùng, phân tích các yêu cầu đó và thực
hiện việc chuyển giao tri thức. Sử dụng thiết bị di động để khai
thác và truy cập nguồn thông tin số bằng các công cụ của thư viện
số sẽ là tương lai của ngành thông tin thư viện. Do vậy, có các kiến
thức và kỹ năng liên quan đến CNTT, ứng dụng di động và khai
thác trực tuyến là yêu cầu quan trọng đối với cán bộ làm việc
trong mơi trường số.
Như vậy có thể thấy cán bộ thư viện số phải là người: quản trị
thư viện số, quản trị thông tin và tri thức, phổ biến thông tin số,
cung cấp các dịch vụ số và dịch vụ điện tử, cung cấp tri thức từ các
nguồn tri thức khác nhau, số hóa tài liệu, bảo quản và lưu trữ dữ

26


×