Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Thươnng mại điện tử doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.33 KB, 15 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ
THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
1.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC KHÁI NIỆM:
1.1. Khái niệm thương mại điện tử:
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Thương mại điện tử” nhưng nhìn chung
lại chúng tôi có thể nêu ra hai quan điểm lớn trên thế giới được nêu ra sau đây:
o Thứ nhất, thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ
mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
chất thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp
hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy
thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư;
cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức
khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng
đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”.
Như vậy có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh
vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực
áp dụng của Thương mại điện tử.
o Còn theo Ủy ban châu Âu, tổ chức này đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như
sau:
“Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các phương
tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình
ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử,
mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên
mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng,
các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin,
dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và


các hoạt động mới chẳng hạn như siêu thị ảo.”
Như vậy tóm lại, dù khái niệm thương mại điện tử được nêu ra theo quan điểm nào đi nữa thì
nhìn chung, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu như là các giao dịch tài
chính và thương mại được thực hiện bằng các phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử,
chuyển tiền điện tử và các hoạt động rút tiền bằng thẻ tín dụng thông qua một số phương tiện
điện tử.
Còn theo nghĩa hẹp, các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế cho rằng:
Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa) được thực hiện
thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng
hóa được trưng bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín
dụng hay sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
o Cụ thể, theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao
nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
o Còn theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc, “Thương mại điện tử
được hiểu như là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền
thông như Internet”.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, chúng ta cũng có thể hiểu rằng thương mại điện tử chỉ bao gồm
những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các
phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex,…
Thông qua những quan điểm khác nhau được nêu ở trên về thương mại điện tử, chúng ta có thể
thấy rằng: Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử được thực hiện thông qua các
phương tiện thông tin liên lạc tồn tại hàng chục năm nay. Nhưng theo nghĩa hẹp thì thương mại
điện tử chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả đáng quan tâm.
Ngoài ra, khi nhìn nhận thương mại điện tử dưới nhiều góc độ khác nhau, một số tác giả và tổ
chức cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về thương mại điện tử. Qua đó, thương mại điện
tử có thể được xem xét với các góc độ sau đây:
o Xem xét từ góc độ số hóa: Thương mại điện tử có thể thực hiện dưới nhiều hình thức

phụ thuộc vào mức độ số hóa của sản phẩm, dịch vụ mua bán, quá trình mua bán và cơ
quan vận chuyển và giao nhận hàng.
o Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: Thương mại điện tử là diễn ra ở hầu hết
khắp các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển đồng thời tạo nên bản
sắc mới của hoạt động kinh doanh trên phạm vi nền kinh tế thế giới.
o Từ góc độ kinh doanh viễn thông: Thương mại điện tử là việc chuyển giao công nghệ
thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện thoại, mạng máy tính
hoặc bất kỳ phương tiện điện tử nào khác.
o Từ góc độ quá trình kinh doanh: Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ để tự
dộng hóa các giao dịch kinh doanh và các dòng chu chuyển sản phẩm.
o Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: Thương mại điện tử là phương tiện để các doanh nghiệp,
người tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn năng cao chất
lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ.
o Từ góc độ trợ giúp trực tuyến: Thương mại điện tử cung cấp khả năng mua và bán sản
phẩm thông tin trên Internet và dịch vụ trực tuyến khác.
Tóm lại, những khái niệm được nêu lên ở trên đã nêu lên một cách toàn diện về khái niệm
thương mại điện tử. Tựu chung lại, thương mại điện tử có thể được hiểu theo định nghĩa sau
đây:
“Thương mại điện tử (Electronic commerce – EC) là một khái niệm được dùng để mô tả quá
trình mua, bán, trao đổi hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các phương
tiện điện tử (cụ thể như: mua bán qua mạng Internet, điện thoại, fax, …)”
1.2. Các đặc trưng của Thương mại điện tử:
Được biết đến như một hình thức giao dịch thương mại hiện đại, thương mại điện tử thu hút
người sử dụng nó bởi chính những điểm ưu việt và chỉ có nó mà không một loại hình dịch vụ
thương mại truyền thống nào có thể làm được. So với các hoạt động thương mại truyền thống,
Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
• Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Thông qua các phương tiện điện tử và những
thông tin được số hóa, người mua cũng như người bán có thể giao tiếp một cách “trực
tiếp” với nhau. Chẳng hạn thông qua một máy tính cá nhân được kết nối mạng Internet,

người tiêu dùng có thể chọn, đặt mua và thực hiện thanh toán tiền cho người hoặc đại lý
bán hàng mà không cần phải tiếp xúc cũng không cần biết mặt mũi của họ thế nào.
Trong khi đó, trong một giao dịch truyền thống, người mua phải đến cửa hàng, cũng
như tận tay chọn lựa món hàng, mua và trao tiền thanh toán cho chủ cửa hàng – một
cách trực tiếp.
• Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên
giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một môi trường không có
biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới
môi trường cạnh tranh toàn cầu. Với hệ thống mạng Internet – mạng thông tin toàn cầu,
một mặt hàng trong nước có thể đem rao bán trên toàn thế giới một cách dễ dàng; đồng
thời, người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy một món hàng vừa ý trên mạng, không kể nó
là hàng hóa của nước nào. Chính vì vậy, với thương mại điện tử, khái niệm “biên giới”
quốc gia là một khái niệm lỗi thời. Các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này
không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà là đang cạnh tranh với phần
còn lại của thế giới.
• Trong hoạt động của giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba
chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các
cơ quan chứng thực. Trong khi đó, một giao dịch truyền thống chỉ có sự giao tiếp giữa
người tiêu dùng và người cung cấp hàng hóa.
• Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi
dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
• Thương mại điện tử không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy. Tất cả các văn bản
đều có thể thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm hay các phương tiện điện
tử khác. Đặc trưng này làm thay đổi căn bản văn hóa giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không
còn phụ thuộc vào cam kết bằng giấy tờ mà bằng niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác.
Giao dịch không dùng giấy cũng làm giảm đáng kể chi phí và nhân lực để chu chuyển,
lưu trữ và tìm kiếm các văn bản khi cần thiết. Người sử dụng thông tin có thể tìm kiếm
ngay trong ngân hàng dữ liệu của mình mà không cần người khác tham gia nên bảo vệ
được bí mật ý tưởng và cách thức thực hiện ý đồ kinh doanh. Giao dịch không cần giấy
đòi hỏi kỹ thuật bảo đảm an ninh và an toàn dữ liệu mới. Đó là an ninh và an toàn giao

dịch thương mại điện tử.
• Thương mại điện tử phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử
dụng. Để phát triển thương mại điện tử cần phải xây dựng và không ngừng nâng cao
trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử
như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với các cơ sở dữ liệu thông tin toàn
cầu. Cùng với cơ sở mạng, thương mại điện tử cần có đội ngũ nhân viên không chỉ
thành thạo về công nghệ mà còn có kiến thức về quản trị kinh doanh nói chung, về
thương mại nói riêng.
• Thương mại điện tử phụ thuộc mức độ số hóa (thương mại số hóa). Tùy thuộc vào mức
độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa với nền kinh tế toàn cầu mà
thương mại điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao. Cấp độ thấp nhất là sử
dụng thư điện tử, đến Internet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ
trực tuyến đến xây dựng các Website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng
các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử.
• Thương mại điện tử có tốc độ nhanh. Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước của
quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính. Ngôn ngữ của công
nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài của các “văn bản giao dịch”. Các dịch vụ
phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian
soạn thảo, giao tiếp và ký kết các văn bản giao dịch điện tử. Tất cả những điều này đã
làm cho thương mại điện tử đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo
nên tính cách mạng trong giao dịch thương mại.
1.3. Lợi ích của thương mại điện tử:
1.3.1. Lợi ích đối với tổ chức:
Thương mại điện tử mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu. Với một lượng vốn tối
thiểu, các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với nhiều khách hàng, lựa chọn được
nhà cung cấp tốt nhất và xác định được đối tác kinh doanh phù hợp nhất.
Thương mại điện tử làm giảm chi phí thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin.
Chẳng hạn, áp dụng đấu thầu mua sắm điện tử, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí quản trị
mua sắm đến 85%. Trong thanh toán, nhờ sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, công ty
có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giấy, thương mại điện tử tạo ra khả năng chuyên

môn hóa cao trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Nhiều siêu thị
điện tử quy mô nhỏ và vừa sẽ chuyên môn hóa vào bán một hoặc một số mặt hàng, chẳng hạng
các siêu thị www.dogtoys.com hay www.cattoys.com
Thương mại điện tử góp phần giảm lượng tồn kho và đòi hỏi về cơ sở vật chất kỹ thuật thông
qua việc áp dụng phương pháp quản lý dây chuyền cung ứng “kéo” (“pull” – type supply chain
management). Quá trình này bắt đầu từ đặt hàng của khách hàng và sử dụng phương pháp sản
xuất đúng hạn. Phương pháp kéo thúc đẩy sự tương thích sâu sắc giữa nhu cầu của khách hàng
với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh khi marketing trên thị
trường.
Thương mại điện tử tạo đều kiện hình thành và phát triển một hình thức marketing mới và hiệu
quả - Marketing điện tử. Marketing điện tử khuyến khích người tiêu dùng tham gia tích cực vào
phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. hiệu quả
phát triển thương hiệu của những tập đoàn lớn như: Fedex, Charles Schwab, The New York
Times, Nike, Levi Strauss, Harley Davidson đã chứng minh vai trò của marketing điện tử trong
chiến lược marketing thế kỉ 21:
o Marketing trực tiếp: Sử dụng Internet để thực hiện marketing trên mạng, một phương
pháp marketing không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác.
o Bán hàng trên mạng: Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trên mạng từ
chocolate đến ô – tô
o Hỗ trợ tiêu dùng: Trả lời thắc mắc của khách hàng, e – mail trả lời tự động, thông tin
cập nhật diễn đàn tự động, tán chuyện trên mạng để cung thêm những thông tin cần
thiết về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
o Điều tra thị trường: Giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và thời gian cho khách
hàng đồng thời độ tin cậy của điều tra cũng có thể được kiểm tra chặt chẽ bằng cách kết
hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
o Theo dõi hành vi người tiêu dùng: Thông qua hệ thống máy chủ, doanh nghiệp có thể
theo dõi từng động thái của khách hàng khi khách hàng truy cập vào mạng của công ty:
thời gian trên mạng, mở những trang web nào, chọn và mua những sản phẩm gì, đã mở
trang web có sản phẩm đó bao nhiêu lần, quan tâm tới nhóm sản phẩm nào, thường
chọn cỡ sản phẩm nào … Thông tin này cho phép người làm marketing giới thiệu

những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân khách hàng.
Thương mại điện tử làm giảm thời gian từ khi thanh toán tiền đến khi nhận được hàng hóa dịch
vụ.
Thương mại điện tử kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động những dự án kinh
doanh mới, tăng khả năng thành công của các phương án kinh doanh nhờ thay đổi quy trình cho
hợp lý, tăng năng suất của người bán hàng, trang bị kiến thức cho người lao động, đặc biệt là
lao động quản lý.
Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết
các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì việc sử dụng Internet như là các hợp đồng mua
bán thì rẻ hơn rất nhiều so với các hợp đồng thông thường khác.
Thương mại điện tử cũng góp phần thể hiện hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản hóa quá trình kinh doanh, rút ngắn chu
kỳ và thời gian trao nhận hàng hóa, tăng năng suất,loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn,
giảm chi phí vận tải, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong
ngày,7 ngày trong tuần và tất cả các tuần trong năm và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý.
Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Khách hàng có thể lựa
chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự động đến các siêu thị. Lựa chọn các
loại sản phẩm khác nhau, từ hàng điện tử lâu bền cho đến một món quà sinh nhật.
Thương mại điện tử làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ họ nhận
được thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc vào vị trí địa lý của người cung ứng
và có thể so sánh để lựa chọn người cung ứng nhanh nhất, giá cả phù hợp nhất. Trong một
trường hợp đặc biệt là các sản phẩm số hóa, thương mại điện tử có khả năng giao hàng rất
nhanh cho khách hàng.
Thương mại điện tử tạo khả năng cho khách hàng tham gia vào những cuộc đấu giá sản phẩm
trên mạng.
Thương mại điện tử tạo điệu kiện để các khách hàng tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng
kinh doanh thương mại điện tử nhằm trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh.
Thương mại điện tử thúc đẩy cạnh tranh trên phạm vi quốc tế và từ đó làm giá thành hạ, khách

hàng là người có lợi.
1.3.3. Lợi ích đối với xã hội:
Thương mại điện tử cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm
do đó giảm phương tiện lưu thông trên đường, giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi
trường sống.
Thương mại điện tử dẫn đến việc bán hàng với giá thấp hơn nên nhiều người tiêu dùng có thể
mua được khối lượng hàng hóa lớn hơn tăng mức sống của dân cư. Đồng thời, thương mại điện
tử cũng khiến cho việc khách hàng lựa chọn, đưa ra quyết định mua cũng như thực hiện thanh
toán nhanh hơn và thuận tiện hơn. Điều này đã làm cho khả năng mua bán hàng hóa trong nền
kinh tế được thực hiện một cách thuận tiện, trơn tru hơn, từ đó tăng cường hiệu quả của nền
kinh tế.
Thương mại điện tử tạo điều kiện để dân cư ở các nước đang phát triển và tại các khu vực nông
thôn thụ hưởng các sản phẩm, dịch vụ mà trong các hoàn cảnh khác họ không có khả năng như
cơ hội để nâng cao kỷ năng nghề nghiệp và nhận được bằng cấp cao hơn.
Thương mại điện tử thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe,
giáo dục và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ ở mức chi phí thấp nhất hoặc cải thiện
chất lượng của các dịch vụ đó.

×