Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tác động của sự tham gia của kế toán vào quá trình ra quyết định chiến lược đến việc vận dụng thông tin kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.41 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NỮ VÂN NHI

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA KẾ TỐN VÀO
Q TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẾN
VIỆC VẬN DỤNG THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NỮ VÂN NHI
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA KẾ TỐN VÀO
Q TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẾN
VIỆC VẬN DỤNG THƠNG TIN KẾ TỐN QUẢN TRỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Hướng đào tạo: Nghiên cứu
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Tác động của sự tham gia của kế toán vào quá trình
ra quyết định chiến lược đến việc vận dụng thơng tin kế toán quản trị nhằm nâng cao
hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam” do tơi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của giảng viên Tiến sĩ Nguyễn Phong Nguyên. Các nội dung trong bài luận văn là trung
thực và đáng tin cậy.
Các số liệu, bảng biểu, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập và ghi nguồn rõ ràng
trong mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021

Tác giả Trần Nữ Vân Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
1.


Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 3

3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................. 3

4.

Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4

4.1.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4

4.2.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4

5.

Kết cấu dự kiến ................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............................................................. 7
1.1.


Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................................ 7

1.2.

Các nghiên cứu trong nước.............................................................................................. 14

1.3.

Khe hổng nghiên cứu........................................................................................................ 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................... 19
2.1.

Các khái niệm ................................................................................................................... 19

2.1.1. Kế toán quản trị chiến lược ............................................................................................. 19
2.1.2. Hệ thống thơng tin kế tốn quản trị ................................................................................ 19
2.1.3. Quyết định chiến lược ...................................................................................................... 20


2.1.4. Hiệu quả tài chính ............................................................................................................ 20
2.2.

Các lý thuyết nền tảng ...................................................................................................... 21

2.2.1. Lý thuyết dự phòng .......................................................................................................... 21
2.2.2. Lý thuyết bất định ............................................................................................................ 22
2.3.

Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và sự tham gia của kế tốn vào quá trình ra quyết

định chiến lược .................................................................................................................. 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 26
3.1.

Khung phân tích của nghiên cứu .................................................................................... 26

3.2.

Mơ hình nghiên cứu.......................................................................................................... 27

3.3.

Xây dựng thang đo ........................................................................................................... 29

3.4.

Thu thập dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 32

3.4.1

Đối tượng khảo sát............................................................................................................ 32

3.4.2

Quy trình khảo sát ............................................................................................................ 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................ 34
4.1.


Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 34

4.3.

Thang đo ............................................................................................................................ 38

4.4.

Độ phù hợp của mơ hình và dữ liệu ................................................................................ 48

4.5.

Kết quả kiểm định các giả thuyết .................................................................................... 48

4.6.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 58
5.1.

Hàm ý lý thuyết ................................................................................................................. 58

5.2.

Hàm ý quản lý ................................................................................................................... 58

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 59


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVE: Phương sai trích bình quân (Average Variance Extracted)
CR: Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability)
HTMT: Heterotrait-Montrait
HTTT: Hệ thống thơng tin
KTQT: Kế tốn quản trị
MAS: Hệ thống thơng tin kế tốn quản trị (Management accounting system)
KT: Kế tốn
QĐCL: Quyết định chiến lược
SEM: Mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)
SMA: Kế tốn quản trị chiến lược (Strategic Management Accounting)
SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SRMR: Standardized Root Mean Squared Residual


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thang đo và các biến quan sát
Bảng 4.1. Tóm tắt thơng tin mẫu chọn
Bảng 4.2. Thang đo và đánh giá thang đo
Bảng 4.3. Ma trận tương quan đánh giá giá trị phân biệt của thang đo


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu

Hình 4.1. Kiểm định các giả thuyết theo mơ hình 1
Hình 4.2. Kiểm định các giả thuyết theo mơ hình 2


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tiêu đề: Tác động của sự tham gia của kế tốn vào q trình ra quyết định chiến
lược đến việc vận dụng thơng tin kế tốn quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho
doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm tắt: Luận văn này nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia của kế toán vào
quá trình ra quyết định chiến lược, việc vận dụng hệ thống thơng tin kế tốn quản trị và
hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Qua việc dẫn các lý thuyết nền tảng,
luận văn đưa ra một mơ hình nghiên cứu về sự tương tác giữa sự tham gia của kế tốn
quản trị vào q trình ra quyết định chiến lược đến mức độ sử dụng thông tin kế tốn
quản trị trên bốn khía cạnh phạm vi rộng, kịp thời, tích hợp và đồng bộ. Kết quả kiểm
định mơ hình và các giả thuyết trong tương lai có thể đem lại những hàm ý quản trị cho
các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Từ khóa: Thơng tin kế tốn quản trị, quyết định chiến lược, hiệu quả tài chính.


ABSTRACT
Title: The impact of accountants’ participation in strategic decision-making fosters
organizational performance via management accounting information to improve the
business performance of Vietnamese enterprises.
Abstract: This thesis studies the relationship between accountants’ participation in
strategic decision-making, the level of application of the management accounting
information system, and the performance of business organizations in Vietnam. Drawing
upon the contingency theory, the thesis proposed a research model and hypotheses on
how accountants’ participation in strategic decision-making fosters organizational
performance via management accounting information upon four aspects regarding
scope, timely, aggregation, and integration. The model and hypothesis testing results

bring various theoretical and practical implications for managers to improve the business
performance of Vietnamese enterprises.
Keywords: Management accounting information, strategic decision-making,
organizatonal peformance.

.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay
gắt. Để bắt kịp xu hướng phát triển, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản
lý để đảm bảo cho các hoạt động cũng như chiến lược của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin cùng với áp lực cạnh tranh đã ảnh
hưởng khơng ít đến quy trình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hệ
thống thơng tin kế tốn quản trị (MAS) nói riêng. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng
đến các đặc điểm của MAS trong một doanh nghiệp và dẫn đến việc doanh nghiệp cần
đánh giá lại chiến lược để đối phó với những thay đổi của mơi trường. Bên cạnh đó, ở
Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc sử dụng thơng tin kế tốn tài
chính mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng thơng tin kế tốn quản trị. Tuy nhiên,
thơng tin kế tốn tài chính là những thơng tin về những hoạt động đã phát sinh, đã xảy
ra và mang tính tổng hợp, chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngồi doanh
nghiệp, khơng thể đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nội bộ. Vì vậy việc sử dụng
thơng tin kế tốn quản trị trong vấn đề hoạch định, kiểm sốt và ra quyết định là vơ cùng
cần thiết. Thơng tin kế tốn quản trị khơng chỉ là thơng tin q khứ mà cịn bao gồm
những thơng tin về kế hoạch, dự tính trong tương lai. Thơng tin kế tốn quản trị khơng
những giúp cho các nhà điều hành doanh nghiệp hoạch định được các chiến lược kinh
doanh tương lai trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mà đồng thời còn giúp các nhà

quản trị đưa ra được quyết định kịp thời và đúng đắn nhằm hoạch định và kiểm soát các
hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tài chính như
mong đợi.
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã cho thấy công tác kế toán quản trị ngày càng được
chấp nhận nhiều hơn ở các doanh nghiệp (Đoàn Ngọc Phi Anh và Nguyễn Đức Thọ,
2013; Võ Văn Nhị, 2014; Nguyễn Phong Nguyên và Đồn Ngọc Quế, 2016). Tuy nhiên,
vận dụng thơng tin KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá hạn chế. Để thông tin


2

kế toán quản trị được tăng cường sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả, doanh nghiệp
cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống công nghệ thông tin, năng lực của nhà lãnh
đạo, sự phối hợp giữa các phịng ban và trong đó có vai trị khơng thể thiếu của nhân
viên kế toán. Pomberg và cộng sự (2012) đã nghiên cứu về tính hữu hiệu và cải thiện hệ
thống thông tin KTQT trong các bệnh viện ở Việt Nam nhằm giúp việc ra quyết định về
phương pháp điều trị, mở rộng chuyên khoa và định hướng nhân sự. Tuy nhiên, sự cải
thiện này không đạt được hiệu quả như mong đợi. Một số nghiên trước đây cũng đã cho
thấy rằng kế toán đảm nhận nhiệm vụ lớn trong quá trình ra QĐCL (Bhimani và
Keshtvarz,1999; Fern và Tipgos, 1988). Kế tốn khơng chỉ cung cấp thơng tin cho các
đối tượng bên ngồi mà cịn cung cấp thơng tin đến những người ra quyết định trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở hầu hết doanh nghiệp Việt Nam, hầu như chỉ có các nhà
quản trị tham gia vào việc ra QĐCL trong khi đó kế tốn chưa thực sự đóng vai trị tác
động trong q trình này. Hơn nữa nhân viên kế tốn ở các doanh nghiệp hầu như vẫn
cịn chưa có đủ năng lực và chun mơn để hỗ trợ cho việc ra quyết định của các nhà
quản trị. Vì vậy, sự tham gia vào việc ra QĐCL sẽ giúp kế tốn có thể hiểu sâu hơn về
bản chất của nhu cầu thông tin được đặt ra và đánh giá được mức độ vận dụng thông tin
KTQT. Điều này sẽ giúp kế tốn nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, góp phần hỗ
trợ tốt hơn cho các quyết định của nhà quản lý và giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả
tài chính như mong đợi. Hiện nay ở Việt Nam, ngày càng có nhiều nghiên cứu liên quan

đến KTQT. Tuy nhiên, đa phần là các nghiên cứu về tác động của sự tham gia của kế
tốn vào q trình ra QĐCL với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp vẫn còn được xem
xét vai trò truyền dẫn của mức độ vận dụng thơng tin KTQT.
Có thể thấy rằng KTQT ngày một quan trọng đối với các doanh nghiệp. Với những
lý do trên, tác giả đã xác định được khe hổng nghiên cứu, từ đó tiến hành nghiên cứu đề
tài: " Tác động của sự tham gia của kế toán vào q trình ra QĐCL đến việc vận dụng
thơng tin kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam."


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: xem xét mức độ tác động của sự tham gia của kế tốn vào
q trình ra QĐCL đến việc vận dụng thơng tin KTQT trên từng khía cạnh phạm vi rộng,
kịp thời, tích hợp và đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Kiểm định mức độ tác động của sự tham gia của kế tốn vào q trình ra QĐCL
đến mức độ vận dụng thơng tin KTQT trên bốn khía cạnh: khía cạnh phạm vi rộng, khía
cạnh tích hợp, khía cạnh kịp thời và khía cạnh đồng bộ.
+ Kiểm định mức độ tác động của việc vận dụng thông tin KTQT trên bốn khía cạnh:
khía cạnh phạm vi rộng, khía cạnh tích hợp, khía cạnh kịp thời, khía cạnh đồng bộ đến
hiệu quả tài chính.
+ Kiểm định mức độ tác động của sự tham gia của KT vào quá trình ra QĐCL nhằm
nâng cao hiệu quả tài chính.
+ Kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia của KT vào quá trình ra QĐCL đến hiệu
quả tài chính thơng qua vai trị trung gian của mức độ vận dụng thông tin KTQT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích trả lời bốn câu hỏi của bài nghiên cứu
như sau:
R1: Sự tham gia của KT trong quá trình ra QĐCL có tác động đến việc vận dụng

thơng tin kế tốn quản trị khơng?
R2: Mức độ sử dụng thơng tin kế toán quản trị tác động như thế nào đến hiệu quả tài
chính?
R3: Sự tham gia của KT trong q trình ra QĐCL có tác động đến hiệu quả tài chính
khơng?
R4: Mức độ vận dụng thơng tin KTQT có đóng vai trị trung gian giữa sự tham gia
của KT vào q trình ra QĐCL đến hiệu quả tài chính hay không?


4

4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể tác giả phân
tích dữ liệu, lựa chọn, phác thảo mơ hình nghiên cứu, thang đo tác động của sự tham gia
của KT vào quá trình ra QĐCL đến việc vận dụng thơng tin KTQT nhằm nâng cao hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam. Phương pháp định lượng được sử dụng
nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, đồng thời kiểm định mơ hình nghiên cứu và
các giả thuyết thơng qua kỹ thuật phân tích PLS-SEM dựa trên phần mềm SmartPLS3.
Tác giả chọn mẫu thuận tiện, dữ liệu được thu thập từ các nhà quản trị (cấp trung và
cấp cao) của doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kế tốn quản trị ở Việt Nam. Số liệu được
xử lý như sau:
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số độ tin cậy tổng hợp (Composite
Reliability) và hệ số Cronbach Alpha.
- Kiểm định giá trị của thang đo thông qua ma trận tương quan theo Fornell và
Larcker (1992) và hệ số HTMT.
- Sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để nhận diện và xem xét sự tác động,
đồng thời kiểm định tính thích hợp của mơ hình và kiểm định sự tương quan giữa các
biến.
4.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam có tổ chức bộ máy kế toán
quản trị. Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa sự tham gia của KT vào q trình ra
QĐCL, vai trị trung gian của mức độ sử dụng thông tin KTQT, và hiệu quả tài chính.
Đối tượng khảo sát là các nhà quản trị cấp cao (bao gồm giám đốc điều hành, giám
đốc tài chính, thành viên hội đồng quản trị, …), các nhà quản lý cấp trung (trưởng bộ
phận, phó bộ phận,…) ở các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.


5

5. Kết cấu dự kiến
Đề tài dự kiến được trình bày theo bố cục 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


6

KẾT LUẬN
Phần mở đầu trình bày tổng quan về tính cấp thiết của đề tài, thông qua những lý do
để dẫn dắt đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Từ đó, người đọc có được góc nhìn tổng quan về
bối cảnh của nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Chenhall và Morris (1986) nghiên cứu sự phụ thuộc về tổ chức, sự phân cấp cấu trúc
trong thiết kế HTTT KTQT bao gồm các đặc điểm thông tin về phạm vi, tính kịp thời,
mức độ tổng hợp và sự tích hợp. Các tác giả này cịn nghiên cứu và xác định nguyên
nhân làm cho các biến phụ thuộc bị tương tác. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ
giữa cấu trúc, mức độ thông tin KTQT được sử dụng ở các doanh nghiệp Hoa Kỳ với
nhận thức môi trường không chắc chắn. Cụ thể sự phân cấp liên quan đến sự ưa thích
thơng tin được tích hợp và tổng hợp; sự phụ thuộc vào tổ chức với thơng tin trên khía
cạnh phạm vi rộng, khía cạnh tổng hợp và khía cạnh tích hợp; sự nhận thức về mơi trường
khơng chắc chắn với thơng tin trên khía cạnh phạm vi rộng và trên khía cạnh kịp thời.
Tác động của sự phụ thuộc và sự không chắc chắn của môi trường một phần gián tiếp
thông qua sự liên kết với sự phân cấp.
Theo Jensen và Meckling (1992), các biến thơng tin là chìa khóa để tối đa hóa giá
trị hiệu suất của người quản lý vì chất lượng của các quyết định được xác định bởi chất
lượng của thơng tin có sẵn cho người ra quyết định. Vị trí đồng thời của thơng tin và
quyền quyết định cho phép nhà quản trị đưa ra được quyết định tối ưu. Có hai cách để
kết hợp thơng tin và quyền quyết định là chuyển thông tin cần thiết cho quyết định cho
nhà quản trị, sử dụng các HTTT như MAS; hoặc chuyển giao quyền quyết định cho
người có kiến thức. Cách tiếp cận đầu tiên tạo ra chi phí chuyển giao kiến thức và thứ
hai tạo ra chi phí kiểm sốt. Việc sử dụng MAS là một ví dụ về việc sử dụng kế toán
trong việc phân bổ quyền quyết định. Về nguyên tắc, thiết kế MAS tinh vi dường như
cung cấp khả năng chuyển nhiều kiến thức hơn cho người ra quyết định với chi phí thấp
hơn. Giảm thiểu tổng chi phí chuyển giao kiến thức và chi phí kiểm sốt có thể làm tăng
giá trị.
Kế thừa nghiên cứu năm 1986, Chenhall và Morris (1995) xem xét ảnh hưởng tổng
hợp của các quy trình thơng tin và quyết định cơ bản (quy trình cơ bản) và hệ thống kế


8


tốn quản trị (MAS) đối với hiệu suất. Một mơ hình dựa trên nghịch lý hiệu quả được
phát triển cho thấy rằng sự tương tác của các quy trình cơ bản với việc sử dụng MAS có
liên quan chặt chẽ hơn với hiệu suất vượt trội trong các tổ chức theo hướng kinh doanh
thay vì các chiến lược bảo thủ. Mối quan hệ giả định này được hỗ trợ bởi bằng chứng từ
một nghiên cứu về các nhà quản lý từ 72 doanh nghiệp. Sự tương tác có ý nghĩa đối với
các tổ chức kinh doanh, không phải đối với các tổ chức bảo thủ. Hơn nữa, trong các thực
thể doanh nghiệp, hiệu quả tài chính có liên quan đáng kể đến các quy trình quyết định
cơ bản đối với các tổ chức sử dụng MAS một cách rộng rãi.
Jong-Min Choe (1998) đã nghiên cứu vai trò của sự tham gia của người dùng trong
việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị (MAS). Bằng cách khảo sát các doanh
nghiệp kinh doanh thông qua một bảng câu hỏi có cấu trúc, nghiên cứu này đã điều tra
sự tương tác giữa các biến theo ngữ cảnh (Tính khơng chắc chắn của nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức), đặc điểm thơng tin (Phạm vi, tính kịp thời và tổng hợp) và sự tham gia của
người dùng. Kết quả cho thấy rằng trong điều kiện nhiệm vụ không chắc chắn, thông tin
tổng hợp và kịp thời với sự tham gia của người dùng cao có liên quan tích cực với việc
tăng hiệu suất MAS. Trong một tổ chức ít cấu trúc hơn thì phạm vi rộng, thơng tin tổng
hợp và thơng tin kịp thời với sự tham gia của người dùng cao ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả tài chính.
Mia và Clarke (1999) đã nghiên cứu vai trò trung gian của MAS và đưa ra kết
luận rằng cường độ cạnh tranh tương quan thuận tới MAS, và MAS tác động dương đến
hiệu quả tài chính. Các tác giả này cũng chỉ ra rằng thông qua MAS cường độ cạnh tranh
trên thị trường với hiệu quả tài chính có mối tương quan lẫn nhau. Giải thích cho kết quả
là khi sự cạnh tranh của các tổ chức trên thị trường ngày càng gay gắt, tổ chức đó sẽ sử
dụng nhiều hơn thơng tin MAS trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chiến
lược của mình để đối phó với sự cạnh tranh. Qua đó, cải thiện hiệu suất của tổ chức.
Nghiên cứu của Reid và Smith (2000) dựa trên bốn giả thuyết phát sinh từ lý thuyết
về KTQT. Giả thuyết thứ nhất là cuộc khủng hoảng về dòng tiền, thiếu hụt tài chính và



9

sự đổi mới đều có thời gian tương ứng với mức độ phát triển của HTTH. Giả thuyết này
được duy trì trong q trình phân tích tương quan và được cho rằng hỗ trợ tốt trong
trường hợp quản lý chi phí và các ứng dụng máy tính. Giả thuyết thứ hai xác định ba loại
doanh nghiệp từ các yếu tố ngẫu nhiên được tập hợp lại. Các yếu tố như sự tăng trưởng
doanh số và thị phần, sự khác biệt giữa các thuộc tính của các nhóm có ý nghĩa thống
kê. Giả thuyết thứ ba là các đặc điểm của sự không chắc chắn về công nghệ, hệ thống
sản xuất, chiến lược và thị trường quyết định hình thức tổ chức của doanh nghiệp nhỏ.
Giả thuyết này được kiểm tra thơng qua phương pháp hồi quy tuyến tính. Nó được hỗ
trợ ở hầu hết các khía cạnh, ngoại trừ những doanh nghiệp siêu nhỏ, sự không chắc chắn
về công nghệ không quan trọng như một yếu tố quyết định thước đo cụ thể về hình thức
tổ chức. Giả thuyết thứ tư là sự phức tạp của MAS thông qua các doanh nghiệp nhỏ,
được xác định bởi sự phụ thuộc lẫn nhau của các đơn vị nhỏ, động lực thị trường và
phương pháp làm việc. Giả thuyết này được kiểm định bằng mơ hình hồi quy tuyến tính
và tìm ra được sự phụ thuộc lẫn nhau của các đơn vị con ảnh hưởng đến độ phức tạp của
MAS.
Lokman Mia; Anoop Patiar (2001), điều tra việc sử dụng hệ thống KTQT của các
tổng giám đốc và giám đốc bộ phận trong các khách sạn lớn. Qua đó, điều tra các chỉ số
hoạt động tài chính và phi tài chính khi đánh giá hiệu quả tài chính của các giám đốc bộ
phận. Kết quả chỉ ra rằng các tổng giám đốc và giám đốc bộ phận sử dụng MAS như
nhau cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, phân tích chi tiết dữ liệu của
các nhóm giám đốc bộ phận và tổng giám đốc về việc sử dụng MAS để đưa ra quyết
định là khác nhau. Hơn nữa, tổng giám đốc, so với giám đốc bộ phận, được cho là hài
lịng hơn với tần suất MAS có sẵn. Về vấn đề đánh giá hiệu quả tài chính của các giám
đốc bộ phận của các tổng giám đốc, kết quả cho thấy các tổng giám đốc chú trọng nhiều
đến tài chính hơn là các chỉ số hoạt động phi tài chính.
Granlund, Markus (2003) nghiên cứu các vấn đề về kiểm soát quản lý trong hoạt
động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích



10

các quy trình sáp nhập sau mua lại của hai cơng ty có quy mơ ngang nhau, nhưng có nền
văn hóa và hệ thống kế tốn quản trị (MAS) khác nhau. Nghiên cứu xem xét cách MAS
mới phát triển sau khi mua lại. Đồng thời mở rộng và đào sâu những phát hiện trước đây
về tích hợp MAS sau khi sáp nhập công ty, cũng như sự thay đổi và liên tục của kế tốn
quản trị nói chung. Sau khi so sánh các phát hiện của nghiên cứu điển hình với nghiên
cứu trước đó.
Agbejule, Adebayo (2005), kiểm tra vai trị điều tiết của sự không chắc chắn về môi
trường trong mối quan hệ giữa hệ thống thơng tin kế tốn quản trị và hiệu suất kinh
doanh. Nghiên cứu đã xác định năm biến thể của MAS gồm phi tài chính và tổng hợp,
tần suất báo cáo, phi tài chính, tổng hợp và tích hợp, kịp thời và tổng hợp, và phi tài
chính và tích hợp.
Nghiên cứu của Gerdin, Jonas (2005), xem xét ảnh hưởng của sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các bộ phận và việc sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định về hiệu quả
tài chính của bộ phận nhỏ. Phân tích thực nghiệm từ 132 nhà quản lý sản xuất thông qua
một cuộc khảo sát cung cấp một số hỗ trợ cho đề xuất về tác động gián tiếp của sự phụ
thuộc lẫn nhau đối với hiệu suất của tiểu đơn vị, hoạt động thông qua việc sử dụng lượng
lớn MAS để ra quyết định, nhưng không phải cho đề xuất của một tác động gián tiếp
hoạt động thông qua việc sử dụng thông tin MAS thường xuyên hơn.
David Naranjo-Gil; Frank Hartmann (2007) nghiên cứu về thành phần của đội ngũ
lãnh đạo cao nhất và các đặc điểm của hệ thống kế toán quản trị. Đặc biệt, tác giả xem
sự không đồng nhất của đội ngũ lãnh đạo cao nhất ảnh hưởng như thế nào đến sự thay
đổi chiến lược cả trực tiếp và gián tiếp, thông qua việc thiết kế và sử dụng hệ thống kế
toán quản trị. Các giả thuyết được phát triển và kiểm tra thông qua một nghiên cứu khảo
sát giữa 103 bệnh viện công ở Tây Ban Nha. Tác giả đã nhận thấy ảnh hưởng đáng kể
của sự không đồng nhất của đội ngũ lãnh đạo cao nhất đối với mức độ và hướng thay đổi
chiến lược, đồng thời nhận thấy rằng việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị làm trung
gian một phần mối quan hệ giữa sự không đồng nhất của đội ngũ lãnh đạo cao nhất và



11

sự thay đổi chiến lược. Bài báo đóng góp vào tài liệu hiện có về mối quan hệ phức tạp
giữa thay đổi chiến lược và MAS.
Ismail, Noor Azizi (2007) với nghiên cứu về tác động của công nghệ thông tin đến
hiệu suất. Từ đó xác định vai trị trung gian của hệ thống kế toán quản trị của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ bằng cách kết hợp vào mơ hình nghiên cứu, khả năng của hệ thống
kế toán quản trị trong việc tạo ra thơng tin kế tốn quản trị. Kết quả kiểm tra cho thấy
năng lực của MAS đóng vai trò là mối liên hệ giữa sự tinh vi của công nghệ thông tin và
hiệu suất của doanh nghiệp. Việc giải thích các kết quả kiểm tra này là các công ty sử
dụng công nghệ thông tin phức tạp hơn sẽ có thể tạo ra thơng tin kế tốn quản trị đầy đủ
và do đó có thể cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
Một nghiên cứu khác của Cadez, Guilding (2008) thông qua lý thuyết bất định, đã
đưa ra một mơ hình nghiên cứu về tác động của các lựa chọn chiến lược, định hướng thị
trường và quy mô của doanh nghiệp đến mức độ sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị
chiến lược ở các doanh nghiệp lớn tại Slovenia. Ủng hộ lý thuyết bất định, tác giả cho
rằng khơng có bất kỳ hệ thống thơng tin kế toán nào đáp ứng tốt nhất cho tất cả doanh
nghiệp. Các yếu tố quy mơ, chiến lược có tác động đáng kể đến việc vận dụng thành
cơng kế tốn quản trị.
Nghiên cứu của Agbejule, Adebayo (2011), chỉ ra mối quan hệ giữa tổ chức văn
hóa và việc sử dụng MAS đối với hiệu suất hoạt động. Nghiên cứu này cho thấy rằng
doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu suất cao khi sử dụng MAS. Nghiên cứu này đóng góp hai
tài liệu quan trọng. Thứ nhất, MAS đóng vai trị quan trọng để cải thiện hiệu suất. Thứ
hai, kết quả của nghiên cứu này giúp chúng ta tăng cường kiến thức và hiểu biết về mối
quan hệ giữa văn hóa tổ chức và việc sử dụng MAS ảnh hưởng đến hiệu suất.
Lay và Jusoh (2012) tiếp tục phát triển nghiên cứu của Cadez và Guilding (2008)
với nghiên cứu về chiến lược kinh doanh, vai trị chiến lược của kế tốn, kế toán quản
trị chiến lược và mối liên hệ với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất ở

Malaysia. Những tác giả này đánh giá vai trò của việc sử dụng kỹ thuật kế toán quản trị


12

chiến lược và vai trị chiến lược của kế tốn. Kết quả nghiên cứu tìm thấy được mối liên
hệ giữa chiến lược kinh doanh và vai trị của kế tốn trong việc ra QĐCL nhưng khơng
tìm được sự liên hệ giữa vai trị chiến lược của kế tốn và hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp.
Ghasemi và cộng sự (2016) sử dụng SmartPLS để phân tích dữ liệu và mơ hình của
nghiên cứu được ước tính với mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Nó tn theo các quy
trình phân tích hai giai đoạn được khuyến nghị của SEM: đánh giá mơ hình đo lường
khẳng định (phân tích nhân tố) và mơ hình cấu trúc khẳng định (phân tích đường
dẫn).Qua đó, các tác giả đã phát hiện ra sự tồn tại của các mối quan hệ trực tiếp giữa
cạnh tranh và MAS, và giữa MAS và hiệu suất của quản lý. Nghiên cứu cũng xác nhận
rằng mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu suất của quản lý là trung gian của MAS.
Nghiên cứu của Ahmad, Kamilah (2017) nhằm mục đích khám phá việc thực hiện
kế toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mối quan hệ giữa kế tốn quản trị và
hiệu quả tài chính. Một cuộc khảo sát được tiến hành giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu chứng minh rằng hệ thống tính phí và
hệ thống đo lường hiệu suất dường như là hệ thống kế toán quản trị phổ biến được sử
dụng bởi doanh nghiệp. Trong khi đó, các kế tốn quản trị tinh vi thường được các doanh
nghiệp lớn sử dụng, phù hợp với các lập luận lý thuyết ảnh hưởng của quy mô trong việc
áp dụng kế toán quản trị. Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về
việc thực hiện kế toán quan trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mối quan hệ của
chúng với hiệu suất.
Laela, Wijanto và Ismal (2018) đã được thực để kiểm tra hiệu quả của KTQT liên
kết chiến lược về kết quả kinh doanh ở ngân hàng Hồi giáo Indonesia. Thông qua nghiên
cứu định lượng, gửi bảng khảo sát đến 97 Giám đốc và Thủ trưởng các ngân hàng, tác
giả đã cho thấy ảnh hưởng tích cực của chiến lược chi phí thấp, kế toán quản trị chiến

lược và hệ thống kiểm soát quản lý cơ học (organic structure) đến hiệu quả tài chính của
các ngân hàng.


13

Một nghiên cứu của Lesi Hertati & Otniel Safkaur (2019) về tác động của chiến lược
kinh doanh đến kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước ở Indonesia. Giám đốc
của một doanh nghiệp Nhà nước ở Indonesia chính là đơn vị phân tích được sử dụng
trong nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng của hệ thống kế
toán quản trị chịu ảnh hưởng của Chiến lược kinh doanh. Chất lượng hệ thống KTQT có
thể thay đổi do chiến lược kinh doanh. Việc áp dụng các chiến lược kinh doanh tối ưu
định hình tổ chức sử dụng hệ thống kế toán quản lý chất lượng. Hệ thống kế tốn quản
lý chất lượng được hình thành bởi một chiến lược kinh doanh tốt. Đối mặt với sự cạnh
tranh nhằm tăng vị thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ do các doanh nghiệp sản
xuất trong một ngành hoặc phân khúc thị trường cụ thể để đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp.
Liêm và Hiền (2020) với nghiên cứu về tìm hiểu tác động của môi trường năng động
và đặc điểm tâm lý của giám đốc điều hành đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị.
Nghiên cứu này xem xét tác động của môi trường năng động đến đặc điểm tâm lý của
CEO ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược đổi mới sản phẩm và MAS. Kết quả cho
thấy tất cả các hiệu ứng đều đáng kể.
Gomes và cộng sự (2020) nghiên cứu tính hiệu quả của hệ thống kế tốn quản trị
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phương pháp đo lường đa chiều. Dựa vào nghiên
cứu, tác giả cho thấy hiệu quả của HTTT KTQT có thể được đo lường bằng cách sử dụng
cấu trúc bậc hai, bao gồm bốn khía cạnh của đặc điểm thơng tin KTQT, ghi nhận đóng
góp của MAS và cũng cho thấy rằng các khía cạnh này là khác biệt và có mối quan hệ
với nhau. Đồng thời, tác giả cũng cho thấy mức độ quan trọng của mỗi cấu trúc bậc nhất
cùng với mối quan tâm của các nhà điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến
HTTT do hệ thống KTQT cung cấp.

Nghiên cứu gần đây nhất của Haluk Duman (2020), xem xét việc sử dụng công cụ
KTQT chiến lược về hoạt động tài chính, hoạt động phi tài chính và hiệu quả tài chính
chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đặc điểm nhân khẩu học của doanh nghiệp và


14

việc sử dụng quản lý các công cụ KTQT chiến cũng được kiểm tra về sự khác biệt. Trong
nghiên cứu này, tác giả thu được một bảng câu hỏi từ các doanh nghiệp được liệt kê trên
Borsa Istanbul và các doanh nghiệp hoạt động tại các thành phố khác nhau của Thổ Nhĩ
Kỳ. Theo kết quả phân tích, việc sử dụng các công cụ KTQT chiến lược là ở một mức
độ nhất định, nhưng các công cụ KTQT truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi hơn.
Nhìn chung, hệ thống thơng tin KTQT và hiệu quả tài chính ở hầu hết các nghiên
cứu nước ngồi đều có mối tương quan với nhau vì HTTT KTQT chính là cơ sở giúp
nhà quản trị đưa ra chiến lược và mục tiêu phát triển nhằm nâng cao hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những dịng nghiên cứu khác cho rằng MAS tác
động âm đến hiệu quả tài chính trong môi trường kinh doanh không chắc chắn (Agbejule,
2005).
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng kế tốn
quản trị cũng như những lợi ích chiến lược của việc vận dụng này cũng ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Ví dụ, nghiên cứu của Doan và cộng sự (2011) về kinh nghiệm sử
dụng kỹ thuật kế toán quản trị của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các tác giả đã nêu ra
ngun nhân kế tốn quản trị khơng được sử dụng rộng rãi là do doanh nghiệp quan tâm
đến kế tốn tài chính nhiều hơn, bộ phận kế tốn tập trung vào kế tốn tài chính mà chưa
tập trung vào kế toán quản trị; nhân viên kế toán chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức cho
công tác KTQT; hầu hết ở các Doanh nghiệp Nhà nước, KTQT chưa được quan tâm,
thơng tin kế tốn quản trị cũng khơng được cập nhật thường xuyên.
Trong nghiên cứu của Pomberg và cộng sự (2012) cũng cho thấy mối quan hệ giữa
hệ thống thơng tin kế tốn quản trị và tính phù hợp, lợi ích của hệ thống này ở các bệnh

viện ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng để hệ thống kế toán quản
trị được cải thiện, các bệnh viện cần quan tâm hơn đến việc xây dựng kế hoạch phát triển
HTTT và quy trình quản lý. Tuy nhiên, sự cải thiện hệ thống KTQT ở các bệnh viện ở
Việt Nam chưa đạt sự mong đợi.


15

Nghiên cứu của Đào Khánh Trí (2015) về hồn thiện mơ hình kế tốn tại các doanh
nghiệp dược phẩm đã đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thơng tin kế tốn quản
trị. Kết quả kiểm định của nghiên cứu chính là yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất đóng
vai trị quan trọng thúc đẩy q trình thiết kế hệ thống thơng tin kế tốn quản trị.
Bài viết của Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế (2016) chỉ ra rằng việc sử
dụng thơng tin KTQT chính là nguồn lực làm tăng lợi thế cạnh tranh và tăng hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp. Từ nghiên cứu của Cadez và Guilding (2008), tác giả mở rộng
nghiên cứu với sự khảo sát 171 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ khung lý thuyết từ ý
tưởng MAS có tính hiếm, giá trị, khó bắt chước và có thể thay thế được. Nghiên cứu này
đã đưa ra được mối liên hệ giữa các biến bằng lý thuyết nguồn lực, chứng mình MAS có
vai trị truyền dẫn giữa định hướng thị trường và hiệu quả tài chính
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Phong Nguyên và Trần Thị Trinh (2018) cũng
chứng minh mối quan hệ giữa sự tham gia của KT vào QĐCL và mức độ sử dụng thơng
tin KTQT có thể góp phần khơng nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bộ phận kế tốn đóng vai trị điều tiết
trong mối quan hệ này.
Tác giả Phan Thanh Mai (2019) cũng đã nghiên cứu “tác động của chiến lược kinh
doanh đến mức độ sử dụng thơng tin kế tốn quản trị để nâng cao hiệu quả tài chính cho
doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam”. Dựa trên cơ sở lý thuyết nguồn lực, lý thuyết bất
định và cơ sở kiến thức, kết quả nghiên cứu đã chứng minh chiến lược kinh doanh giúp
doanh nghiệp tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Và thơng tin KTQT chính là
nguồn lực giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược, nâng cao hiệu quả tài

chính.
Yến và Nguyên (2019) cũng đã đề cập đến vai trị của kế tốn quản trị trong việc
thúc đẩy học tập tổ chức, năng lực đổi mới và hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp tại
Việt Nam. Sau khi kiểm định các giả thuyết, kết quả nghiên cứu cho thấy học tập tổ chức


×