Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cam triet de day them bac tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.97 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cấm triệt để dạy thêm bậc tiểu học</b>



18/05/2012 3:41


<b>Chiều qua (17.5), Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành quy </b>


<b>định mới về dạy thêm, học thêm. Có nhiều điểm sửa đổi so </b>


<b>với dự thảo đã được công bố. </b>



Hy vọng quy định mới ban hành sẽ chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm
lộn xộn như hiện nay - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


<b>Giáo viên không được làm “ông bầu” dạy thêm</b>


Điểm đáng chú ý nhất của quy định lần này là về các trường hợp không dạy thêm, học thêm.
Quy định vừa được ban hành đã nêu rõ: không dạy thêm đối với học sinh (HS) tiểu học trong
nhà trường, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng
sống. Quy định lần này cũng thể hiện quan điểm: Không thể cấm giáo viên (GV) dạy thêm
ngoài nhà trường nhưng cũng nỗ lực để việc dạy thêm đó khơng ảnh hưởng tới việc dạy và
học trong nhà trường. Chính vì vậy, thay vì cấm GV đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường, Bộ GD-ĐT chỉ cấm GV tổ
chức dạy thêm nhưng có thể tham gia dạy thêm ngồi nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị khi GV vẫn cố tình dạy
thêm ngồi nhà trường cho HS của mình, ơng Ninh cho rằng chắc chắn người đứng đầu phải
có trách nhiệm và tùy từng mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Ơng Ninh
nói thêm: “Trên thực tế, có những GV dạy giỏi và HS có nhu cầu học thêm những người đó
thật. Trong trường hợp đó, hiệu trưởng nhà trường phải căn cứ vào thực tế để xem xét và
quyết định; tránh trường hợp GV khơng giỏi nhưng cứ ép HS học ngồi nhà trường như hiện
nay”.


Chiều qua (17.5), Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm.


Có nhiều điểm sửa đổi so với dự thảo đã được công bố.


Một trong 5 vấn đề mới nổi bật theo Bộ GD-ĐT là việc quy định về thu và quản lý tiền học
thêm. Bộ GD-ĐT cho rằng văn bản này đã quy định thống nhất trên toàn quốc về thu và quản
lý tiền học thêm. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Thanh Niên, liệu có quy định một mức thu
thống nhất hay khơng thì ơng Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, cho hay:
“Bộ không quy định một mức thu - chi cụ thể mà chỉ thống nhất các nguyên tắc về thu chi bởi
vì mỗi địa phương có một điều kiện khác nhau về kinh tế - xã hội”.


Văn bản này cũng quy định rõ việc phụ đạo cho những HS học lực yếu, kém, bồi dưỡng HS
giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của HS, không coi là dạy thêm, học
thêm.


<b>Không ép buộc học thêm dưới bất cứ hình thức nào</b>


Khơng cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thơng chính khóa để đưa vào giờ
dạy thêm; khơng dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thơng
chính khóa.


Đối tượng học thêm là HS có nhu cầu, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; khơng
được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.


Khơng tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; HS trong cùng một lớp
dạy thêm, học thêm phải có lực học tương đương nhau; khi xếp HS vào các lớp dạy thêm,
học thêm phải căn cứ vào học lực của HS. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm,
học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy
thêm, học thêm.


<i>(Quy định về dạy thêm, học thêm - Bộ GD-ĐT)</i>



</div>

<!--links-->

×