Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MOT SO BIEN PHAP REN LUYEN CAC KY NANG DOC CHO HOCSINH TRONG PHAN MON TAP DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.93 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG ĐỌC</b>
<b>CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC</b>


<b>I. PHẦN THỨ NHẤT</b>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng,
bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc
lưu lốt, trơi chảy), đọc hiểu và đọc diễn cảm.


Bốn ký năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành
tiếng và đọc thầm. Dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng, đọc là một công cụ để học
tập các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.


Từ thực tiễn giảng dạy mơn tập đọc tơi thấy cịn có những khó khăn, trở
ngại, làm giảm chất lượng “đọc” của học sinh trong phân môn tập đọc cụ thể là:


<i><b>+ Do yếu tố chủ quan:</b></i>


Một số giáo viên nhận thức chưa sâu về tầm quan trọng của việc hình
thành năng lực đọc cho học sinh trong phân môn tập đọc. Quan niệm của một bộ
phận giáo viên còn coi nhẹ việc rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh, ít quan
tâm đến chất lượng của “đọc”. Chưa có nhiều các biện pháp hay để rèn các kỹ
năng đọc cho học sinh trong phân mơn tập đọc. Một số giáo viên cịn thỏa mãn
với những phương pháp rập khn máy móc khi dạy tập đọc mà chưa có những
đổi mới năng động để tìm ra các biện pháp hay đáp ứng được những yêu cầu của
phân môn tập đọc.


<i><b>+ Do yếu tố khách quan:</b></i>



Sự bùng nổ thông tin, nhất là thông tin nghe và nhìn là những yếu tố góp
phần làm cho học sinh lười đọc. Các em thường thích nghe và xem hơn thích đọc,
nếu có đọc ở nhà thì các em thường đọc tự do. Các kỹ năng đọc của học sinh ít
được quan tâm và phản hồi lại với nhà trường. Phương tiện phục vụ cho dạy phân
môn tập đọc có ít. Mặt khác luyện đọc bao gồm phải rèn nhiều các kỹ năng khó,
địi hỏi người đọc phải kiên trì, mà kiên trì là hạn chế rất lớn của học sinh Tiểu
học.


Từ những khó khăn trở ngại do các yếu tố chủ quan và khách quan nêu
trên đã làm cho việc dạy phân môn tập đọc hiệu quả đạt được còn thấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. PHẦN THỨ HAI</b>


<b>NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>1. Luyện đọc thành tiếng cho học sinh:</b>


<i>a. Để luyện đọc thành tiếng cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý</i>
<i>những yêu cầu sau:</i>


- Xác định rõ ràng, cụ thẻ các mục tiêu luyện đọc. Nghĩa là các mục tiêu
luyện đọc, các chỉ dẫn, các yêu cầu cần đạt phải làm mẫu được, phải quan sát
được.


- Cường độ luyện đọc phải cao. Nghĩa là một nội dung phải được luyện tập
nhiều lần trên những ngữ điệu khác nhau được củng cố nhiều lần để thành kỹ
xảo.


- Phải lựa chọn từ ngữ, câu, đoạn để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian
luyện tập. Vì vậy các từ ngữ hay câu, đoạn đưa ra luyện đọc phải là những chỗ dự
tính sẽ tập trung các lỗi của học sinh về đọc thành tiếng cao.



- Trong khi luyện đọc cần phối hợp đồng bộ các biện pháp để phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm của các biện pháp luyện đọc.


<i>b. Kỹ năng luyện theo mẫu:</i>


Luyện theo mẫu là phương pháp dạy học chủ yếu để luyện đọc thành tiếng
cho học sinh. Để luyện theo mẫu, giáo viên phải có một số kỹ năng sau:


- Biết làm mẫu:


Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt, để đọc
đúng, hay giáo viên phải có lịng ham muốn đọc hay và có ý thức tự diều chỉnh
mình để đọc đúng hơn, hay hơn, có ý thức trau chuốt giọng đọc của mình. Muốn
đọc tốt trước hết phải hiểu, cảm thụ được văn bản – tác phẩm nghệ thuật. Giáo
viên nên sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình.


Nhờ máy nghi âm nghe lại giọng nói của mình mà phát hiện ra được các
nhược điểm của mình khi đọc, để tự điều chỉnh, sửa chữa. Tự nghe lại cách đọc
của mình, giáo viên sẽ dễ dàng dự tính được cái lỗi đọc học sinh sẽ mắc phải.


Khi đọc giáo viên cần lưu ý, với các lần đọc mẫu khác nhau, thì bao nhiêu
lần cũng như một đều tạo ra một mẫu đọc thành tiếng không đổi, nếu đọc mỗi lần
mỗi khác thì khơng thể gọi là đọc mẫu được như thế học sinh không biết đằng
nào mà đọc theo. Thực tế có những giáo viên đọc mẫu khơng lần nào giống lần
nào.


- Giáo viên phải biết quan sát cách đọc của học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sau cần cố gắng hơn” làm cho hoc sinh không biết cần phải sửa chữa cái gì?, cố


gắng cái gì?. Vì vậy sau khi đã đọc mẫu giáo viên phải quan sát giọng đọc của
học sinh, nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu và phát
hiện ra những sai lệch giữa bài đọc của các em và mẫu của cô GV.


- Để luyện đọc cho học sinh, GV tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời
đọc của mình một cách khách quan, muốn vậy giáo viên cần phải biết tái hiện lại
cách đọc của học sinh, từ đó các em dễ dàng điều chỉnh những sai sót của mình
khi đọc.


- GV phải biết phối hợp nhịp nhàng lời mơ tả giọng đọc và đọc mẫu.


- GV có thể chỉ ra một cách rõ ràng về cách đọc như: đọc to hơn, nhỏ hơn,
nhanh hơn, chậm hơn, nhấn giọng, lơi giọng, lên giọng, hạ giọng, kéo dìa
giọng... nhưng điều kiện quan trọng ở đây là GV phải phối hợp nhịp nhàng giữa
lời mô tả và giọng mẫu, nghĩa là có sự hài hịa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về
cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu
của GV. Trong thực tế giảng dạy có những giáo viên ý thức được, mơ tả được về
cách đọc, nhưng khi giáo viên đọc mẫu được nhưng lai lúng túng không biết mô
tả cách đọc sao cho học sinh hiểu.


<i>c) Luyện đọc to:</i>


Khi học sinh đọc quá nhỏ, nhiều GV đến gần các em để nghe cho rõ làm
như vậy khiến học sinh nghĩ rằng chỉ cần đọc cho cô giáo nghe nên không cố
gắng đọc to hơn. Để luyện tập cho học sinh đọc to giáo viên cần tập cho các em
đọc to chừng nào bạn xa nhất trong lớp nghe rõ mới thôi.


Học sinh đọc q nhỏ có thể vì các em thiếu tự tin do chưa quen giao tiếp
với nhiều người. GV cần động viên, khuyến khích, dạy cho các em biết cư xử
đàng hoàng, tự nhiên, tự tin trước tập thể lớp. được đứng trước các bạn nhiều lần


đượcc cô giáo nâng đỡ khuyến khích các em sẽ thích được đọc sẽ quen đọc to,
dõng dạc. GV cần hướng dẫn học sinh cách nâng giọng cao hơn, cách lấy hơi ở
những chỗ ngắt nghỉ khi đọc. Để các em đọc được to hơn.


Tuy nhiên đọc to khơng có nghĩa là đọc q to hoặc gào lên khi học sinh
đọc như thế giáo viên cần phải điều chỉnh để các em đọc nhỏ lại. GV cần đọc
mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải.


<i>d) Luyện đọc đúng:</i>


Một số giáo viên chưa xác định đầy đủ các yêu cầu của luyện đọc đúng và
có những giáo viên chưa quan tâm đúng mức luyện đọc đúng các phụ âm đầu,
các âm chính các âm cuối và các nhau, để được hiệu quả cao hơn khi luyện đọc
đúng giáo viên cần lưu ý các biện pháp chữa lỗi các âm bao gồm biện pháp luyện
theo mẫu, biện pháp mô tả âm thanh bằng lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

luyện để học sinh không đọc tách một từ ra làm hai, ví dụ khơng đọc “sẻ non rất
u bằng / lăng và lúc thơ”. (“chú sẻ và bông hoa bằng lăng – tập đọc lớp 3 – tập
1”).


Trước khi đến lớp giáo viên phải dự tính ngăn ngừa các lỗi khi đọc tùy đối
tượng học sinh. Giáo viên phát hiện các lỗi phát âm mà học sinh địa phương
thường mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước.


e) Luyện đọc nhanh


Thực tế còn nhiều học sinh đọc chậm hơn nhiều so với yêu cầu cần đạt ở
mỗi khối lớp mà giáo viên vẫn chưa có những biện pháp khắc phục để đạt hiệu
quả cao. Để luyện đọc nhanh cho học sinh đạt hiệu quả giáo viên hướng dẫn cho
học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã


định. Đơn vị để luyện đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài, biện pháp đọc nối tiếp
trên lớp, đọc nhưng có sự kiểm tra của thầy của bạn để điều chỉnh tốc độ.


<i>g) Luyện đọc diễn cảm:</i>


Khả năng đọc diễn cảm của khá nhiều học sinh khi đọc những văn bản, văn
chương trong phân môn tập đọc còn yếu, các em chưa làm chủ được ngữ điệu,
chưa làm chủ được tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ cao độ của giọng chưa
biểu đạt hết ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc khả năng
cảm thụ âm nhạc còn nhiều hạn chế, khi luyện đọc diễn cảm cho học sinh nhiều
giáo viên còn lúng túng các biện pháp đọc diễn cảm còn đơn điệu, hiệu quả đạt
được còn thấp. Sau đây là một số biện pháp đọc diễn cảm cho học sinh, khi áp
dụng đã đoạt kết quả cao :


Khi luyện đọc diễn cảm cho học sinh giáo viên cần chú ý chính nội dung
bài học đã quy định ngữ điệu của nó nên khơng áp đặ sẵn giọng đọc của bài. Vì
vậy giáo viên khơng được quy định ra ngữ điệu đọc từ đầu. xác định giọng đọc
của bài phải là kết luận tự nhiên được học sinh đưa ra sau khi hiểu bài học và biết
cách diễn đạt thích hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.


- Học sinh làm quen với toàn tác phẩm, xác định giọng đọc chung của toàn
bài.


- Giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản
hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng đọc chung của cả
bài. Về thể loại, nếu đọc thơ phải chú ý tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca. Tức
là truyền được chất nhạc của thơ. Đọc văn xi thì điều quan trọng là cho thấy sự
vận động tư tưởng của tác giả.


Nội dung chính của bài đọc sẽ giúp học sinh xác định giọng đọc chung của


cả bài : nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ca ngợi, mạnh mẽ trầm lắng buồn
thương..., nhịp điệu của bài : nhanh, hơi nhanh, hơi chậm, chậm...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đọc diễn cảm bài đọc sao cho người nghe có cảm giác như mình đang sống trong
văn bản nghệ thuật ấy, như thế là đỉnh cao cần đạt được của đọc diễn cảm.


<b>2) Luyện đọc hiểu cho học sinh</b>


Thực tế về dạy luyện đọc học sinh cho phân mơn tập đọc của một số giáo
viên trong trường cịn nhiều hạn chế về sáng tạo, ít biện pháp hay để hướng dẫn
khai thác cho học sinh khi luyện đọc hiểu. Nhiều học sinh còn yếu trong phần
luyện đọc hiểu, đậy là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có nhiều biện pháp hữu
hiệu để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh, Qua giảng dạy tôi đã rút ra
một số biện pháp đọc hiểu cho học sinh và đã đạt được hiệu quả cao, các biện
pháp đó cụ thể như sau :


Khi tổ chức hình thức đọc thầm cho học sinh giáo viên cần giao việc ngay
cho cả lớp trước khi có lệnh đọc thầm, đó là đưa ra một yêu cầu về hiểu một ý
nào đó trong phần đọc thầm cách này để kiểm tra hoạt động đọc thầm của học
sinh.


Ví dụ: Trước khi lệnh cho học sinh đọc thầm bài “nhớ lại buổ đầu di hoc”
(tập đọc lớp 3 – tập 1) giáo viên đưa ra một câu hỏi định hướng : Đọc thầm va
sau đó cho biết buổi học đầu tiên của tác giả vào mùa nào của năm? Dĩ nhiên mọi
học sinh sẽ tích cực cố gắng đọc thầm và chỉ có đọc và hiểu thì mới trả lời được
câu hỏi định hướng này. Qua đó giáo viên biết được em nào có đọc em nào
không đọc và khả năng hiểu bài của các em.


- Khi dạy đọc hiểu đa số giáo viên chỉ đơn điệu nên câu hỏi, học sinh trả
lời, giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh thực tế là giáo viên chỉ nên câu hỏi


và chờ đợi những câu trả lời đúng mà không biết , không quan tâm đến chuyện
quá trình đọc đã diễn ra như thế nào, học sinh làm thế nào để có được câu trả lời,
giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả các nội dung kiến thức bài học đem lại mà
không quan tâm đến biện pháp để đạt được kết quả này.


+ Biện pháp tìm hiểu đề tài của văn bản:


Để xác định đề tài của văn bản ta có thể dựa vào chủ điểm của bài tập
đọc . ví dụ bài: “Ngày khai trường” (tập đọc lớp 3 – tập 1) thuộc chủ điểm tới
trường vậy đề tài của nó sẽ nói về chuyện đến trường, chuyện đi học.


Dựa vào tranh minh họa để đoán đề tài, nhưng thường đề tài được thể hiện
ở tên bài, tên người, tên vật, tên việc nêu trong văn bản. Để xác định đề tài nêu
cho học sinh đọc lướt lại toàn bài, lướt qua tên bài và nhớ tên bài lướt qua các
đoạn ý và nhớ tên người, tên việc chính ở các đoạn ý, cần phân biệt cho học sinh
đề tài của văn bản hành chính thường được diễn đạt trong tên văm bản.


Ví dụ : tự thuật, danh sách học sinh, thời khóa biểu, mục lục sách.


Đề tài của văn bản nghệ thuật thường khó xác định hơn, nên khi xác định
cần phải đọc quét để nắm được ý tứ của bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Có nhiều giáo viên khi dạy tập đọc thường ít chú ý đến khai thác bài, thậm
chí có khá nhiều học sinh khi đọc cịn qn khơng đọc tên bài đây là thiếu sót của
cả thầy và trị cần có biện pháp khắc phục.


Phần lớn tên bài được đặt theo đề tài, nên đọc tên bài có thể biết được văn
bản viết về cái gì. Các tên bài được đặt theo chủ đề như: Ngày khai trường, quê
hương, hội vật ( tập đọc lớp 3). Có những bài vật được đặt tên một cách kín đáo
hơn, khơng cho ta biết bài văn viết về cái gì, tên bài có thể chỉ là tên một nhân


vật. ví dụ: “Bé hoa”(TV2) trong khi đề tài của bài là tình chị em tên bài “Bạn của
nai tơ” (TV2) trong khi thực chất chủ đề lại là “thế nào là người bạn tốt” tên bài
cũng có thể chỉ là một tình tiết trong câu chuyện như : “câu chuyện bó đũa”
(TV2-t1) trong khi nội dung bài nói về chuyện đồn kết.


Khơng nắm được cách đặt tên kín đáo này, nhiều khi học sinh bị đánh lừa
bởi cái tên, khi dạy giáo viên phải khai thác điều này một số tên bài không những
cho biết đề tài mà cịn cho biết cách đánh giá tình cảm của tác giả như bài: “Mùa
thu của em” “Mặt trời xanh của tơi”(TV2)


Vì tên bài gắn với chủ đề nội dung bài nên việc khai thác tên bài sẽ dúp ta
xây dựng bài tập cho học sinh xây dựng đề tài tìm ra được nội dung chính của
bài.


+ Biện pháp hiểu từ ngữ trong bài:


Đây là phần khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh việc tìm hiểu từ ngữ
trong bài là một nội dung khó, một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học
sinh. Đa số học sinh cịn nghèo vốn từ nên khi tìm hiểu từ ngữ trong bài các em
còn gặp nhiều trở ngại.


Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu được từ ngữ trong bài tôi đã sử dụng một
số biện pháp sau và đạt được hiệu quả tốt.


- Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng của bài:


Không phải tất cả các từ mới, không phải các từ nằm trong văn bản có vai
trị quan trọng như nhau, trong các từ của một văn bản có một số từ quan trọng
mà nếu khơng hiểu chúng thì học sinh khó lịng hiểu đúng văn bản. vì vậy để hiểu
văn bản khơng cần phải hiểu nghĩa tất cả các từ mà phải xác định được các từ


quan trọng. ví dụ từ “hạt vàng” (trong bài Hạt gạo làng ta TV5 – t1) là từ quan
trọng nhất trong bài từ “hạt vàng” trong từ “hạt vàng làng ta” chứa đựng toàn bộ
chủ đề tư tưởng của cả bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

“đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật của bài; ví dụ : từ “đẫm” trong câu thơ “với đôi
cánh đẫm nắng trời ( Hành trình của bầy ong – TV5 – t1) từ “đẫm” ở đây tác giả
dùng lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nói “đẫm nắng trời” làm cho đơi cánh ong
khơng chỉ đẹp mà cịn rất gợi cảm.


Từ : “Hạt vàng” trong câu thơ “hạt vàng làng ta” (hạt gạo làng ta –
TV5-t1) là từ dùng rất “đắt” có giá trị nghệ thuật cao “Hạt vàng” không phải là hạt
bằng vàng mà hạt gạo lúc này được quý giá như vàng, q giá vì trong đó có tất
cả những gì đẹp đẽ thân thiết nhất của quê hương, của nghĩa tình “Hạt vàng” là
một ẩn dụ hình tượng.


Biện pháp giúp học sinh phát hiện ra nhửng từ có tính nghệ thuật đó là
những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ
mang nghĩa bóng có sự chuyển nghĩa văn chương, những từ có kết hợp bất
thường, những từ bộc lộ cảm xúc, từ cần tìm hiểu trong văn bản văn chương xét
về hình thức phải mang đặc trưng nghệ thuật ( gợi tả, gợi cảm, đa nghĩa, kết hợp
bất thường, có tính chất tu từ, nhưng quan trọng hơn chúng phải có giá trị trong
việc biểu đạt nội dung .


Xác định nghĩa của từ là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt để hiểu
văn bản. Thực tế khi dạy tập đọc có nhiều giáo viên dùng những biện pháp giải
nghĩa cho học sinh rất khó hiểu làm học sinh hiểu nghĩa từ trong bài một cách lơ
mơ. Dẫn đến hiểu nội dung bài sơ sài sau dây là một số biện pháp giải nghĩa từ đã
được sử dụng và đạt hiệu quả


* Giải nghĩa bằng phương pháp trực quan là cách giải nghĩa đối chiếu từ


với vật thật, vật thay thế đại diện chonghĩa của từ. Cách giải nghĩa này thường
được chon để dạy các danh từ cụ thể.


Ví dụ: Khi dạy các bài: Chú se và bông hoa bằng lăng(TV 3) Mùa thảo
quả(TV 5) ta có tranh minh họa, như vậy các từ: bằng lăng, thảo quả được dạy
bằng nghĩa trực quan.


<i>2009</i>
<b> Người viết sáng kiến</b> * Giải
nghĩa bằng ngữ cảnh là đặt từ vào trong cụm từ, câu để suy ra nghĩa, có khi nghĩa
mới khác với nghĩa vốn có của từ, câu do đó nhất định phải được giải nghĩa bằng
cách nêu nghĩa cả cụm từ, câu đẻ dùng ngĩa chung của ngữ cảnh đo làm rõ nghĩa
của từ.


Ví dụ : Từ “đa tình, đa mang” vốn có nghĩa biểu thái tiêu cực, có ý chê
nhưng trong câu “Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang” nói về cha ơng ta trong bài
“Truyện cổ nước mình”(TV4-T1) thì hai từ này phải được hiểu theo nghĩa là giàu
tình cảm và biết yêu thương quan tâm lo lắng cho mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Như vậy GV cần phải vận dụng linh hoạt các biện pháp giải nghĩa cho phù
hợp với HS, phù hợp với đặc điểm của từ và vai trò của từ trong bài.


- Tìm hiểu câu, đoạn:


Việc tìm những câu có nội dung quan trọng, nêu được ý của doạn, cả bài là
u cầu khó đoií với HS. Để phát hiện ra những câu khó GV cần hướng dẫn HS.


+ Đọc lướt tồn bài.


+ Tiamf câu chứa những từ có tín hiệu nghệ thuật.



+ Độc thầm từng câu, đọc to cả câu thể hiênh sự tách ý bằng chỗ ngắt hơi.
Việc hiểu những câu quan trọng trong bài, sẽ giúp chúng ta nhanh chóng
chiếm lĩnh văn bản.


Ví dụ: Câu thơ “hạt vàng làng ta” là câu thơ quan trọng nhất trong bài “hạt
gạo làng ta”(TV5-T1). Vì câu thơ “hạt gạo làng ta” thể hiện cảm xúc chủ đạo của
cả bài thơ.


Một thao tác có tác dụng giúp HS hiểu nghĩa câu là thao tác đọc diễn cảm
câu, nhờ sự hỗ trợ của âm thanh diễn ý, diễn cảm, HS có thể hiểu sâu sắc thêm
nghĩa của câu.


Trước hết, HS đọc câu chủ đề, tiếp theo các em phải diễn đạt nội dung của
bài nói về điều gì, việc gì, nói về ai, giáo dục diều gì. Đó là các em chưa nắm
được nội dung chính và mục đích thơng báo của tồn văn bản.


Để có kỹ năng là rõ ý chính của văn bản, GV cần giúp HS làm các công
việc sau:


- Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn.
- Phân tích ddẻ lơàm rõ lập luận của người viết.


- Tổng hợp ý các đoạn theo lập của người viết thành ý chung của bài (Nội
dung chính của bài, đại ý)


- Phát biểu ý kiến này dưới dạng một vài câu mà lỗi thông báo của vài câu
này là nội dung tổng quát của toàn văn bản.


* GV cũng cần lưu ý rằng, không phải dạy bài tập đọc nào cũng yêu cầu


tìm đại ý. Và đại ý của bài cũng không nên bắt bộc HS diễn đạt thành lời văn vẻ
trau chuốt bóng bảy. Các em có thể diễn đạt bằng những lời khác nhau miễn sao
bảo đảm cốt lõi ý đúng.


Sau khi hướng dẫn HS làm rõ ý chính và dích thơng báo của văn bản, GV
cần tổ chức cho các em rèn kỹ năng hồi đáp văn bản bằng cách cho HS tự nêu
những sự kiện, nhân vật, chi tiết, lời thơ, đoạn văn nào mình yêu thích vì sao
mình lại u thích nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

những thực trạng khó khăn về việc dạy và học phân mơn tập đọc ở trường tơi,
dồng thời góp phần nâng cao chất lượng trong dạy học tập đọc của trường. Khi
áp dụng các biện pháp này trong dạy tập đọc, GV cần linh hoạt trong việc lựa
chon, phối hợp các biện pháp với nhau đẻ cho phù hợp với từng bài tập ddọc cụ
thể, tùy thuộc vào trình độ của HS mà GV có thể bắt đầu từ một biện pháp nào đó
phù hợp. Khơng địi hoit GV lúc nào cũng phải thực hiện tốt tất cả các biện pháp
này trong một bài tập đọc.


Mục tiêu mà chúng ta muốn HS đạt được qua phân môn tập đọc là rèn cho
các em có những kỹ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu cơ bản, sử dụng được công
cụ “đọc” thành thục để tiến hành hoạt đọng đọc không những trong các giừo tập
đọc mà cịn học tập các mơn khác.


<b>III. PHẦN THỨ BA:</b>


<b>KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN.</b>
Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho HS trong phân môn tập
đọc, đã được tôi áp dụng dạy các mớp 3A5 và được phổ biến ứng dụng cho tất cả
các lớp trong toàn trường kết quả cụ thể như sau:


Trước khi áp dụng sáng kiến. Kh o sát đ u n m h c 2009 – 2010ả ầ ă ọ



STT Khối<sub>lớp</sub> <sub>học sinh</sub>Tổng số Số lượng học<sub>sinh đọc giỏi</sub> Tỉ lệ<sub>%</sub> Số lượng học<sub>sinh đọc yếu</sub> Tỉ lệ Ghi<sub>ch</sub>


1 Hai 191 51 26,70 13 6,80


2 Ba 144 25 17,36 15 10,41


3 Bốn 156 6 3,84 6 3,84


4 Năm 143 11 7,69 20 13,98


Khi áp dụng sáng kiến. Khảo sát cuối năm học 2009 - 2010


STT Khối<sub>lớp</sub> <sub>học sinh</sub>Tổng số Số lượng học<sub>sinh đọc giỏi</sub> Tỉ lệ<sub>%</sub> Số lượng học<sub>sinh đọc yếu</sub> Tỉ<sub>lệ</sub> Ghi<sub>ch</sub>


1 Hai 191 62 32,46 8 4,18


2 Ba 144 38 26,38 10 6,94


3 Bốn 156 9 5,76 4 2,56


4 Năm 143 20 13,98 12 8,39


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

sinh, khối 4 tăng 3 học sinh, khối 5 tăng 9 học sinh. Số lượng học sinh đọc yếu
giảm rệt: Khối 2 giảm 5 học sinh, khối 3 giảm 5 học sinh, khối 4 giảm 2 học
sinh, khối 5 giảm 8 học sinh.


Khi áp dụng sáng kiến. Khảo sát cuối năm học 2010 - 2011


STT Khối<sub>lớp</sub> <sub>học sinh</sub>Tổng số Số lượng học<sub>sinh đọc giỏi</sub> Tỉ lệ<sub>%</sub> Số lượng học<sub>sinh đọc yếu</sub> Tỉ<sub>lệ</sub> Ghi<sub>ch</sub>



1 Hai 162 65 40,12 7 4,32


2 Ba 174 64 36,78 6 3,44


3 Bốn 138 39 28,26 3 2,17


4 Năm 136 21 15,44 4 2.94


Từ đó cho thấy “Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho học sinh trong
phân mơn tập đọc” phát huy tác dụng và có thể áp dụng phổ biến rộng rãi.


Ngoài những số liệu cụ thẻ nêu trên, khi áp dụng “Một số biện pháp rèn
luyện các kỹ năng đọc cho HS trong phân môn tập đọc” HS tỏ ra rất hứng thú khi
học tập đọc, các em tự giác, tích cực luyện đọc, tìm ra những cách học hay, khám
phá được nhiều ý, từ mới lạ trong trong bài, cảm thụ được cái hay cái đẹp của
ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc.


Ưng dụng “Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho HS trong phân
môn tập đọc” tiết dạy tập đọc của GV trở nên nhịp nhàng và nhẹ nhàng hơn. Diễn
biến các hoạt đọng dạy và học sơi nổi theo hướng phát huy vai trị chủ đạo của
thầy, chủ động tự giác tích cực của trị góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
của tiết học.


“Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho HS trong phân mơn tập
đọc” cịn có tác dụng tiết kiệm thời gian, công sức cho GV, nâng cao ý thức học
tập cho HS. Giáo dục tác phong làm việc tự giác, tích cự và nghiêm túc cho các
em trong giờ học. Góp phần đỏi mới phương pháp dạy học trong phân môn tập
đọc.



“Một số biện pháp rèn luyện các kỹ năng đọc cho HS trong phân môn tập
đọc” là những kinh nghiệm ca s nhân tôi đã dục rút được từ trong thực tiễn giảng
dạy và đã đem lại những hiệu quả rất tốt.


Tôi mong bản sáng kiến kinh nghiệm này của tơi được các đồng chí, đồng
nghiệp trong và ngồi nhà trường đóng góp ý kiến, tham khảo và áp dụng vào
giảng dạy, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học phân môn tập
đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b> Người viết sáng kiến</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI</b>
<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


- Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG ĐỌC
<b> CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC</b>


- Tác giả : Trần Kim Thịnh


<b>Tổ chuyên môn</b> <b>Trường</b>


Nội dung Xếp


loại Nội dung


Xếp
loại
- Đặt vấn đề


- Biện pháp



- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học


- Tính sáng tạo


- Đặt vấn đề
- Biện pháp


- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học


- Tính sáng tạo
<i>Xếp loại chung:</i>


<i>Ngày tháng nă m 20</i>
<b>Tổ trưởng</b>


<i>Xếp loại chung:</i>


<i>Ngày tháng nă m 20</i>
<b>Hiệu trưởng</b>


<b>Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời</b>


Nội dung Xếp loại


- Đặt vấn đề
- Biện pháp



- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học


- Tính sáng tạo
<i>Xếp loại chung :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI</b>
<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


- Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG ĐỌC
<b> CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC</b>


- Tác giả : Trần Kim Thịnh


<b>Trường</b> <b>Phòng GD&ĐT huyện TVT</b>


Nội dung Xếp<sub>loại</sub> Nội dung Xếp<sub>loại</sub>


- Đặt vấn đề
- Biện pháp


- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học


- Tính sáng tạo


- Đặt vấn đề
- Biện pháp


- Kết quả phổ biến, ứng dụng


- Tính khoa học


- Tính sáng tạo
<i>Xếp loại chung:</i>


<i>Ngày tháng nă m 200</i>
<b>Hiệu trưởng</b>


<i>Xếp loại chung:</i>


<i>Ngày tháng nă m 200</i>
<b>Trưởng phòng</b>


Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh;
Giám đốc sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại :……...


</div>

<!--links-->

×