Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tu xay dumhj va su dung phim tu lieu trong day hoclich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.25 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU</b>


Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức
sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt
đến mục đích đề ra. Phương pháp dạy học có vai trị rất quan trọng trong
q trình dạy học. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay,
bên cạnh việc tìm kiếm các phương pháp mới thì cải tiến các phương
pháp truyền thống cũng là việc nên làm để có thể phát huy tính tích cực,
chủ động học tập của học sinh. Để phục vụ cho mục đích này, tơi tập
trung vào vấn đề: tự xây dựng và sử dụng đoạn phim tư liệu cho dạy học
Lịch sử. Theo tơi, đó là một trong những cách thức để cải tiến phương
pháp dạy học trực quan truyền thống trong dạy học nói chung và dạy học
Lịch sử nói riêng.


Do đặc điểm của nhận thức lịch sử là không thể quan sát trực tiếp
các sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Trong
đó, phim tư liệu có nội dung lịch sử được đánh giá l phương tiện dùng
trong dạy học có hiệu quả cao.


Trước hết, chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa
hình ảnh lời nói với âm thanh, tác động vào giác quan của học sinh, cung
cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn, không một nguồn kiến thức
nào có thể sánh kịp.


Thêm nữa, hình ảnh, màu sắc và âm thanh góp phần tạo cho học
sinh biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như
đang sống cùng với sự kiện. Điều này góp phần khắc phục việc “hiện đại
hóa” lịch sử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chế cả về nội dung và số lượng gây nên những khó khăn nhất định cho
giáo viên trong việc triển khai bài dạy.



Hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành
tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến từ các
ngành học, cấp học đến các môn học. Công nghệ thông tin với tư cách là
một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và
hiệu quả trong q trình dạy học nói chung và đối với bộ mơn Lịch sử nói
riêng. Nhờ áp dụng một số thành tựu công nghệ thông tin trong dạy học
mà chúng ta cịn có thể tự xây dựng những đoạn phim tư liệu phục vụ
những nội dung nhất định trong chương trình lịch sử dựa trên sự kết hợp
giữa tranh ảnh, bản đồ, lược đồ (đáng tin cậy) và một số phần mềm tin
học phổ biến.


Tuy nhiên cũng cần đặc biệt lưu ý rằng: việc xây dựng và sử dụng
phim tư liệu trong dạy học lịch sử khơng phải để giải trí, minh họa cho
bài học mà chủ yếu là bổ sung kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài
học. Trong khi cho học sinh xem các đoạn phim tư liệu này cần kết hợp
với các phiếu học tập, phiếu hướng dẫn ghi bài và có câu hỏi định hướng.
Như vậy việc học tập lịch sử mới có kết quả theo yêu cầu giáo dục bộ
môn, khác hẳn với các loại phim tiểu thuyết lịch sử mang nhiều tính hư
cấu, làm cho kiến thức lịch sử của học sinh dễ sai lệch.


Từ những nhận thức cơ bản trên và trên cơ sở nghiên cứu chương
trình lịch sử THCS, tôi quyết định xây dựng và hướng dẫn sử dụng phim
tư liệu có nội dung lịch sử cho bài 31(SGK lịch sử 8): Ôn tập lịch sử Việt
Nam từ năm 1858 đến năm 1918.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

I. Cơ sở xây dựng đoạn phim tư liệu


Để xây dựng các đoạn phim tư liệu sử dụng trong bài trước hết
phải xác định được vị trí, nội dung cũng như các mục tiêu cơ bản của bài


học. Làm tốt công việc này tức là đã xác định được mục đích xây dựng
đoạn phim tư liệu.


<i><b>1. Xác định vi trí, nội dung cơ bản của bài học</b></i>


<b>-</b> Bài 31(SGK lịch sử 8): Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858
đến năm 1918 nằm ở phần cuối nhằm tổng kết và củng cố kiến
thức của hai chương: Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX và Chương II. Xã
hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918.


<i><b>-</b></i> Bài học bao gồm:
I. Những sự kiện chính


1. Qúa trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu
tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884.
2. Phong trào Cần Vương (1885 – 1896)


3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XIX đến năm 1918
II. Những nội dung chủ yếu


1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam


2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp
3. Nhận xét chung về phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX
4. Phong trào Cần Vương


5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam


6. Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.


<i><b>2. Mục tiêu bài học</b></i>


1. Kiến thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Lập được bảng thống kê những sự kiện chính trong tiến
trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp và quá trình chống xâm
lược của nhân dân ta.


+ Nêu và nhận xét được về đặc điểm, diễn biến và nguyên
nhân thất bại của phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX.


+ Trình bày được bước chuyển biến của phong trào cách
mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.


2. Tư tưởng


+ Giáo dục cho HS long yêu nước, căm thù giặc.


+ Nhận thấy rõ những khả năng cách mạng to lớn, có hiệu
quả của nhân dân Việt Nam.


+ Trân trọng sự hi sinh anh dũng của các vị cách mạng tiền
bối đấu tranh cho độc lập dân tộc.


3. Kĩ năng


+ Rèn kĩ năng ghi nhớ, liệt kê kiến thức và sự kiện lịch sử.
+ Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử
và đánh giá nhân vật.



<i><b>3. Nội dung và ý nghĩa của đoạn phim</b></i>


Để thực hiện mục tiêu kiến thức đầu tiên “Lập được bảng
thống kê những sự kiện chính trong tiến trình xâm lược nước ta của
thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta” tôi
quyết định xây dựng phim tư liệu cho cho phần mở đầu này với hy
vọng HS sẽ xem phim, ghi nhớ và hệ thống được những sự kiện
chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Giúp học sinh nhớ được sự kiện, hiện tượng và hiểu một
cách sâu sắc về sự kiện, hiện tượng đó.


Phần kịch bản của phim tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình.
Để khắc phục hạn chế của phương pháp này, tơi đã sử dụng kết hợp với
hình ảnh, lược đồ, âm thanh, từ đó thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho
học sinh.


Đoạn phim tư liệu gồm nhiều hình ảnh được lựa chọn kĩ phù hợp
với nội dung bài học đã có hiệu chỉnh, tạo hiệu ứng và ghi lời dẫn rõ
ràng, đồng thời với mỗi hình ảnh có chèn âm thanh diễn giải cụ thể của
người dẫn


- Để thu hút sự chú ý của HS tôi đã yêu cầu HS làm phiếu học
tập theo mẫu, sau đó sẽ chữa phiếu học tập và cho đáp án.


- Phần tranh ảnh, tư liệu cho phần nội dung này khá phong
phú. Giáo viên có thể lựa chọn hình ảnh, sự kiện; chèn âm thanh phù hợp
với nội dung trọng tâm bài dạy hoặc ý đồ giảng dạy của bản thân.


<b>Thứ hai xét trên góc độ một đoạn video tự xây dựng:</b>



- Phim được giáo viên xây dựng theo chủ đích có thể giúp học
sinh gợi nhớ kiến thức cũ và tiếp nhận kiến thức mới một cách hiệu quả.
Đặc biệt, sự xâm lược của thực dân Pháp là cả một q trình từ năm 1858
– 1884 nên địi hỏi HS phải huy động được kiến thức của cả chương I. Do
đó, để nhấn mạnh, khắc sâu hơn,và một lần nữa giúp các em nhớ lại kiến
thức cơ bản của cả chương, tôi quyết định xây dựng và cho các em xem 1
đoạn phim tư liệu khái quát quá trình xâm lược của thực dân Pháp và
<i>quá trình kháng chiến của nhân dân ta. </i>


- Đoạn phim tư liệu với những sự kiện đã được chọn lọc và
sắp xếp logic giúp học sinh hình dung một cách khá cụ thể tiến trình diễn
biến của lịch sử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

giảng dạy. Đây là việc làm cần thiết trong thời đại hiện nay – thời đại của
ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống nói chung và giáo dục
nói riêng.


Như vậy, nếu sử dụng video tự xây dựng cho nội bài 31 (chương
trình lịch sử lớp 8) là khá phù hợp.


<b>II. Cách thức xây dựng đoạn phim tư liệu trong dạy học bài 31</b>
<b>(SGK lớp 8): Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918.</b>


Bước 1: Chuẩn bị:


a) Xác định nội dung kiến thức và mục tiêu cơ bản của bài học để
lựa chọn được nội dung phù hợp cho việc xây dựng đoạn phim.


b) Chuẩn bị phương tiện, tài liệu:


- Phương tiện:


+ Phần mềm chính được sử dụng là: Proshow produce (để xây
dựng phim tư liệu). Đây là phần mềm làm video từ ảnh với nhiều hiệu
ứng đẹp mắt và chất lượng hình ảnh, âm thanh khá tốt.


+ Phần mềm hỗ trợ: là phần mềm tích hợp sẵn trong các hệ điều
hành Win XP hoặc Vista là : phần mềm Paint (để hiệu chỉnh ảnh)


- Tài liệu:


+ Tư liệu dạy học Lịch sử 8
- Một số trang web:


/> />


/>http://www. worldwar 1.com/


c) Xây dựng kịch bản cho đoạn phim


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Xây dựng kịch bản là một khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị
thiết kế các đoạn phim tư liệu bởi kịch bản chính là nội dung kiến thức
của các đoạn phim. Như vậy, xây dựng kịch bản cho đoạn phim chính là
viết nội dung phần âm thanh, chữ viết cho mỗi hình ảnh sử dự định sử
dụng trong đoạn các đoạn phim.


Với nội dung của 1 tiết học, thời lượng 45 phút đòi hỏi nội dung
kịch bản phải hướng đến mục đích chính của việc xây dựng đoạn phim .
Nội dung chữ và nội dung âm thanh trong kịch bản phải cô đọng và là
kiến thức quan trọng của bài học.



(Kịch bản cho đoạn phim tư liệu xem phụ lục I)
Bước 3: Tiến hành xây dựng đoạn phim


- Trước hết cần tiến hành hiệu chỉnh cho các tư liệu tranh ảnh và
bản đồ cho phù hợp với nội dung bài dạy:


Sử dụng phần mềm Paint để ghi chú thích tên cho tranh ảnh và bản
đồ, lược đồ.


- Xây dựng đoạn phim tư liệu bằng phần mềm Proshoư produce:
Sử dụng phần mềm Proshow produce để xây dựng đoạn phim tư
liệu dựa theo kịch bản và những hình ảnh đã được hiệu chỉnh.


* Lưu ý, có thể sử dụng phần mềm Powerpoint 2003 hoặc 2007 (để
thiết kế hiệu ứng cho các bản đồ hoặc lược đồ) kết hợp với phần mềm
E.M.Powerpoint Video Converter (để chuyển file từ định dạng
Powerpoint sang dạng video) để xây dựng đoạn phim tư liệu trong trường
hợp một số tư liệu mà phần mềm Proshow produce không thể đọc được.
<b>III. Hướng dẫn sử dụng phim tư liệu</b>


a) Giáo viên có thể sử dụng đoạn phim tư liệu như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Thứ hai, để minh họa cho một số nội dung nhất định trong bài
học.


- Thứ ba, để tập trung khái quát kiến thức của chương I.


Trên đây là một số định hướng và hướng dẫn cơ bản khi sử dụng
phim tư liệu trong dạy học phần I/bài 31/ SGK Lịch sử lớp 8, căn cứ vào


mục tiêu, nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên có thể lựa
chọn các mục đích sử dụng khác nhau nhằm đạt hiệu quả dạy học.


- Lưu ý:


+ Để sử dụng được đoạn video cần phải có đầy đủ các phương
tiện hỗ trợ như: máy tính, máy chiếu, màn chiếu, loa kết nối với máy tính.
+ Trong khi chiếu đoạn phim tư liệu giáo viên cần lưu ý về tốc
độ chạy của phim và có thể dừng lại ở những nội dung cần nhấn mạnh
sao cho học sinh có thời gian theo dõi đoạn phim và ghi chép những
thơng tin cần thiết.


b) Với học sinh, có thể sử dụng đoạn phim tư liệu để phục vụ
việc học trên lớp và cả ở nhà:


- Đối với việc học trên lớp, đoạn phim tư liệu là phương tiện hỗ
trợ việc ghi chép bài, hoàn thành phiếu học tập và câu hỏi mà giáo viên
yêu cầu.


- Đối với việc học ở nhà, học sinh có thể đề nghị giáo viên cung
cấp đoạn phim tư liệu này và sử dụng nó như một tài liệu tham khảo và
hỗ trợ việc ôn lại kiến thức ở nhà.


<b>IV.</b> <b>Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp</b>


Trong quá trình xây dựng và hướng dẫn sử dụng phim tư liệu cho
phần I/ bài 31/SGK Lịch sử lớp 8, tôi nhận thấy:


<b>1.</b> <b>Ưu điểm</b>



- Tạo được hứng thú và giúp học sinh chú ý vào bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe, và con số này lên đến 80%
nếu họ thấy và nghe sự việc, hiện tượng một cách đồng thời”1<sub>.</sub>


Sử dụng đoạn phim tư liệu học sinh được xem tranh ảnh, bản đồ,
lược đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện) với màu sắc sinh động,
hiệu ứng âm thanh rõ nét kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng
ghi nhớ của các em sẽ tăng lên.


Khơng những thế, nó cịn có thể tạo ra được một bầu khơng khí học
tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu
những kiến thức mà các em tiếp thu được. Rõ ràng, việc sử dụng đoạn
phim tư liệu giúp cho nguời học tiếp thu thơng tin nhanh, chính xác và
nhớ lâu hơn.


- Giúp học sinh tích cực và chủ động hơn trong giờ học


Sử dụng đoạn phim tư liệu này kết hợp với một số công cụ, phương
tiện hỗ trợ học sinh học tập khác như: phiếu học tập, thẻ nhớ sự kiện, bài
tập tự kiểm tra nhận thức và một số câu hỏi định hướng trong giảng dạy.
Người giáo viên khơng phải nói q nhiều mà sẽ trở thành người hướng
dẫn, khơi mở vấn đề và khuyến khích học sinh học tập. Làm được điều
này có nghĩa là đã thực hiện được một trong những yêu cầu quan trọng
trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.


<b>2.</b> <b>Nhược điểm</b>


Tuy đã đạt được những ưu điểm như trên nhưng để việc xây dựng
và sử dụng đoạn phim tư liệu này có được hiệu quả cao nhất cần phải lưu


ý và khắc phục nhược điểm sau:


- Do đây là đoạn phim tư liệu tự xây dựng dựa trên ý tưởng của cá
nhân người thiết kế nên nội dung, hình ảnh, âm thanh cũng như chữ viết
trong đoạn phim tư liệu đều do người thiết kế lựa chọn. Điều này ít nhiều
sẽ ảnh hướng đến tính khách quan của đoạn phim tư liệu, nghiêm trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

hơn có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của sự kiện, hiện tượng lịch sử
được đề cập trong đoạn phim tư liệu.


Có thể khắc phục nhược điểm này theo biện pháp dưới đây:


Thứ nhất, người xây dựng đoạn phim tư liệu phải nghiên cứu hết
sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng chương trình cũng như nội dung định xây dựng
đoạn phim. Việc lựa chọn sự kiện để đưa vào đoạn phim phải dựa trên
tiêu chí là bám sát chương trình, sách giáo khoa; sự kiện phải được sắp
xếp logic. Đối với tranh ảnh, bản đồ, lược đồ… nên tận dụng kênh hình
đã được sử dụng trong sách giáo khoa. Vì những tư liệu này đã được
kiểm địn về độ chính xác. Tư liệu ngoài sách giáo khoa, đặc biệt là nguồn
tư liệu khai thác trên Internet cần hết sức lưu ý về nguồn gốc và độ tin
cậy.


Thứ hai, đoạn phim tư liệu đã được xây dựng nên sử dụng thí điểm
trước khi đưa vào trong q trình giảng dạy chính thức. Qua việc làm này
để lấy ý kiến đóng góp từ các đối tượng khác nhau như học sinh, giáo
viên bộ môn… Sau đó tiếp tục hồn thiện đoạn phim tư liệu.


<b>KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

phương pháp hết sức truyền thống – phương pháp trực quan vẫn có thể


đạt được hiệu quả dạy học tích cực nếu biết sử dụng và cải tiến một cách
hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Nguyễn Thị Cơi, Kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT (tập 1), Nxb. ĐH QGHN, H. 2000


2. Phan Ngọc Liên (cb), Phương pháp dạy học Lịch sử (tập 2),
Nxb. ĐH SPHN, H. 2002


3. Phan Trọng Ngọ (cb), Vấn đề trực quan trong dạy học (tập 1),
Nxb. ĐH QGHN, H. 2000


4. Nguyễn Tiến Trình, Khóa luận: Sử dụng phim tư liệu trong dạy
học Lịch sử ở trường THPT (phần LSVN 1954 – 1975, SGK lớp 12 ban
KHXH), năm 2007.


5. Hồng Thanh Tú, Tập bài giảng mơn Chương trình, phương
pháp dạy học Lịch sử, năm 2009.


6. />7. />


8. />


9. />10. http://www. worldwar 1.com/
11.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>KỊCH BẢN LỜI DẪN VIDEO</b>


Dân tộc ta luôn tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của
mình. Khi giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Nhưng lịch sử cũng chứng


kiến những giờ phút đau thương, cả dân tộc phải oằn mìn trước sự xâm
lược của thực dân Pháp.


- Ngày 31/8/1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước
cửa biển Đà Nẵng.


- Ngày 1/9/1859 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà – mở đầu
cuộc xâm lược Việt Nam.


- Tháng 2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định. Tại đây chúng
đã vấp phải sự kháng chiến quyết liệt của quân và dân ta.
- Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, vua Tự Đức – người đứng đầu


vương triều Nguyễn đã lệnh cho Phan Thanh Giản – đại thần
triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ngày
5/6/1862, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đơng nam kì cho
Pháp, đi trái lại với nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
- Từ 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì.


Đồng thời tàu chiến của Pháp thường xuyên đi dọc Sông
Hồng để do thám, chuẩn bị đánh chiếm Bắc kì.


- Năm 1873, Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất. Dưới sự
lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương-tổng đốc thành Hà Nội,
nhân dân ta chiến đấu quyết liệt nhưng thành Hà Nội vẫn bị
giặc chiếm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- 1882 Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo
của tổng đốc Hoàng Diệu, quân ta cố gắng bảo vệ thành
nhưng thành vẫn bị giặc chiếm



- Ngày 20/5/1883 chiến thắng Cầu Gi ấy lần hai. Nhà Nguyễn
lại kí hiệp ước Hắc măng 1883.


- Pháp đánh chiếm Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. Nhà
Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức thừa
nhận quyền đơ hộ của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Việt
Nam từ 1 quốc gia tự do trở thành đất nước nô lệ.


- Thế nhưng: Anh hùng thì đời nào chẳng có, nhân tài đâu như
lá mùa thu. Nhân dân ta đã anh dũng chống Pháp ngay từ khi
chúng bước chân lên lãnh thổ Việt Nam. Trương Định với
cuộc khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Tôn
Thất Thuyết với vụ biến kinh thành Huế, vua Hàm Nghi với
phong trào Cần Vương yêu nước, Phan Đình Phùng với cuộc
khởi nghĩa Hương Khê, Đề Thám với cuộc khởi nghĩa Yên
Thế…


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>PHỤ LỤC 2</b>


<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1</b>


<b>Thời gian</b> <b>Hoạt động của Pháp</b> <b>Tên phong trào kháng chiến</b>


<b>tiêu biểu</b>


<b>1/9/1958</b>
<b>2/1859</b>
<b>1860 - 1862</b>
<b>1867</b>



<b>1873</b>


<b>1882 - 1883</b>
<b>1884</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Thời gian</b> <b>Hoạt động của Pháp</b> <b>Tên phong trào kháng chiến</b>
<b>tiêu biểu</b>


1/9/1958 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà Nhân dân quyết tâm chống Pháp


2/1859 Tấn công thành Gia Định


1860 - 1862 Kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862 Khởi nghĩa Trương Định


Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực


1867 Chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan
Liêm…


1873 Đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất Nguyễn Tri Phương


Lưu Vĩnh Phúc (Cầu Giấy lần
thứ nhất)


1882 - 1883 Đánh Bắc kì lần hai, 1883 kí hiệp


ước Hắc Măng



Hồng Diệu


Lưu Vĩnh Phúc (Trận Cầu Giấy
lần thứ hai)


1884 Kí hiệp ước Pa-tơ-nốt, hoàn tất việc
xâm lược Việt Nam


Phong trào Cần Vương


(Phan Đình Phùng - Khởi nghĩa
Hương Khê)


Hồng Hoa Thám - Khởi nghĩa
Yên Thế


<b>PHỤ LỤC 3</b>


<b>Hướng dẫn sử dụng phần mềm Proshow produce</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Mở chương trình Proshow produce, giao diện của chương trình
(mặc định) sẽ có các cửa sổ chính là:


+ Folder: Liệt kê thư mục và tập tin ảnh, nhạc, video trong máy
+ Slide show: Quản lý thứ tự các ảnh và nhạc sử dụng cho đoạn
phim


+ Preview: Để xem trước đoạn phim khi hoàn thiện.
- Bắt đầu tiến hành làm 1 video



+ Chọn ảnh trong cửa sổ Folder, nhấn chuột phải chọn Add toshow
để đưa ảnh vào Slide show (nếu chọn cả thư mục ta chọn Add All file to
show)


+ Nhấn đúp chuột vào bức ảnh cần chèn âm thanh trong Slide
show. Một cửa sổ mới xuất hiện, chọn Sound. Sau đó chọn Record Voice
Over để ghi âm cho hình ảnh được chọn.


Để viết chữ cho hình ảnh, cũng trong cửa sổ mới xuất hiện, ta chọn
Captions, thay đổi font, màu chữ cho phù hợp. Viết nội dung cần thiết
trong ô Captions.


+ Cuối cùng là ta lựa chọn định dạng lưu đoạn phim đó ra file hoặc
ra đĩa, bằng cách chọn ở menu Create. Ví dụ chúng ta muốn xuất ra 1 file
video chọn menu Create Output. Trong mục Create Output có thể chọn
loại các định dạng file: VCD, Flash, PC Executable, Video file.


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /> Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng phát triển năng lực tự học trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường THPT
  • 332
  • 802
  • 3
  • ×