Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Thành phố Thanh Hóa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.27 KB, 3 trang )

Thanh Hóa (thành phố)
Thanh Hóa (thành phố)
Trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa
.
Thanh Hóa (thành phố)
Tọa độ: 19.807529,105.776324 (Việt Nam)
.
Quốc gia Việt Nam
Vùng Bắc Trung bộ
Tên khác
Thành lập Nâng cấp từ thị xã lên thành
phố năm 1994
Chính quyền
– Trụ sở Nguyễn Du
– Điện thoại 037.3712217
– Chủ tịch UBND Nguyễn Xuân Phi
– Chủ tịch HĐND Hoàng Văn Hoằng
Phân chia
hành chính
12 phường, 6 xã
.
Diện tích 57.8 km²
Dân số 197.551 (năm 2005)
Mật độ 3.370 người/km²
Dân tộc Kinh (phần lớn)
.
Múi giờ G (UTC+7)
Mã bưu chính
Mã điện thoại 037
Biển số xe 36
Web />Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp


huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn,
phía đông giáp với thị xã Sầm Sơn. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa
năm 1994. Thành phố có diện tích tự nhiên 57,8 km², 18 phường, xã với tốc độ tăng GDP
20% trong giai đoạn 2006 - 2010, GDP trên đầu người năm 2007 đạt 1460 USD/năm.
Vài nét khái quát về thành phố
Hệ thống đô thị Thanh Hoá hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong đó, thành phố Thanh Hoá là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan
sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hoà.
Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km, cảng Lễ Môn, Sầm
Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lới giao
thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hoá đã trở thành trung tâm chính trị
- kinh tế - văn hoá của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao
thương với tất cả các tỉnh trong nước.
Lịch sử
Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (xã Thiệu
Dương, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn).
Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao
gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc Tổng Bố Đức); Thọ
Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc Tổng Thọ Hạc).
Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam
Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sát nhập vào
thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện
Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sát nhập vào thị xã. Lần lượt
năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào độ thị loại 4 và loại 3.
Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn
nhất cả nước, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP
nâng cấp thị xã Thanh Hoá lên thành phố Thanh Hoá
[1]
với 18 phường, xã, tổng diện tích tự
nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người. Thanh Hóa hiện nay là một đô thị loại II phát

triển ở bắc trung bộ. Thành phố có kế hoạch mở rộng để trở thành đô thị loại I trực thuộc
tỉnh.
Năm 2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 2.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

×