Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Hoạt động marketing của nhà máy bia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.94 KB, 31 trang )

Lời nói đầu
Nhà máy bia Đông Nam á cũng là một hình thức liên doanh giữa Nhà máy bia
Việt hà với Nhà máy bia Carlsberg của Đan Mạch. Tuy Nhà máy mới chỉ hoạt động
trong một thời gian ngắn là 10 năm nhưng hiệu quả đạt được là khá khả quan. Lý do
để đưa lại thành công cho Nhà máy là họ đã biết tận dụng Marketing và chiến lược
kinh doanh vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty xác định được khả
năng của mình, nhu cầu phục vụ và đối tượng thoả mãn nhu cầu đó một cách sát với
thực tế. Điều đó đã đưa lại thành công cho công ty, góp phần tạo lập uy tín, chỗ đứng
cũng như chiến thắng trên thị trường .
Hiện nay Nhà máy bia Đông Nam á là một công ty có uy tín cao trong ngành
bia Việt Nam. Mặc dù công suất không lớn nhưng danh tiếng và chất lượng ngày
càng được củng cố. Nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm của Nhà máy ngày càng tăng.
Do đó cần phải đầu tư công nghệ có công suất lớn, tăng cường hoạt động marketing
một cáh mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường tương xứng với
uy tín sản phẩm của Nhà máy.
Là một sinh viên chuyên ngành marketing, lại được may mắn thực tập tại nhà
máy bia Đông Nam Á, một môi trường rất lý tưởng để bước đầu có những cái nhìn
thực tế hơn về Marketing. Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn Ths. Nguyễn Thanh Thủy cùng sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong công ty
thời gian qua đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Qua đây em cũng rất mong
nhận được nhiều sự giúp đỡ của cô cũng như toàn thể cô chú trong công ty để em có
thể hoàn thành tốt đợt thực tập bổ ích này, đồng thời định hướng thực hiện bản
chuyên đề thực tập được suôn sẻ
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp nên trong thời gian
thực hiện bản báo cáo này, em không tránh khỏi mắc những sai lầm. Rât mong sự
thông cảm và chỉ dẫn cua cô giáo cũng như toan thể cac cô chu trong công ty.
1
I. Giới thiệu tổng quát về nhà máy bia Đông Nam Á
1. Giới thiệu về nhà máy bia Đông Nam Á
NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM A
Tên giao dịch: South - East Asia Brewery Ltd.


Lĩnh vực: CN thực phẩm
Số giấy phép: 528
Ngày cấp: 08/02/1993
Địa chỉ: 167 phố MinhKhai
Loại hình đầu tư: Liên doanh
Tên quốc gia: DENMARK
Thời hạn: 30 Năm
Tỉ lệ nước ngoài: 60 %
Tỉ lệ Việt Nam: 40 %
Vốn đầu tư: 14.475.000 (USD)
Vốn pháp định: 14.475.000 (USD)
Điện thoại: 8631323 - 8631871
Mục tiêu: sản xuất bia
2. Lịch sử ra đời và phát triển
2.1 Sự ra đời
Nhà máy bia Đông Nam á (South East Asia Brewery ltd - SEAB) là Công ty
liên doanh giữa nhà máybia Việt Hà với Công ty CARLSBERG quốc tế (Danbrew)
và quỹ công nghiệp hoá dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan
Mạch.
Tiền thân của nhà máy là hợp tác xã Ba Nhất chuyên sản xuất các sản phẩm
dấm, mì, nước chấm phục vụ nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận theo
phương thức sản xuất và giao nộp sản phẩm tuân thủ theo kế hoạch của nhà nước
2
trong điều kiện nền kinh tế bao cấp. Trải qua 30 năm phát triển và trưởng thành, nhà
máy đã từng bước tháo gỡ khó khăn do cơ chế cũ để lại, nhanh chóng hoà nhập vào
cơ chế làm ăn mới, vươn lên thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Để đạt
được thành công ngày hôm nay, nhà máy đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng &
phát triển.
• Giai đoạn 1966 - 1981:
Trên cơ sở trang thiết bị nhà xưởng của hợp tác xã Ba Nhất, tháng 6 năm 1966

nhà nước đã quyết định cho chuyển hình thức sở hữu tập thể thành hình thức sở hữu
toàn dân theo quyết định 1379/QĐ - TCCQ của Uỷ ban hành chính thành phố Hà
Nội và được mang tên xí nghiệp nước chấm trực thuộc Sở Công nghiệp thành phố
Hà Nội.
• Giai đoạn 1981 - 1986.
Sau khi có nghị quyết Đại hội Đảng V, các xí nghiệp được quyền tự chủ xây
dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất chính, sản xuất phụ, xí nghiệp nước chấm đã
chuyển từ sản xuất một mặt hàng truyền thống sang đa dạng hoá sản phẩm, xí nghiệp
đã chế thử thành công và đưa vào sản xuất các loại sản phẩm khác như: Rượu chanh,
mỳ sợi, kẹo bánh các loại. Được phép của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, xí
nghiệp nước chấm đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội theo quyết định số
1625 QĐUB.
• Giai đoạn 1987 - 1993.
Trong giai đoạn này nền kinh tế đất nước ta trong từng bước chuyển đổi từ cơ
chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đồng thời nhà nước cho phép khuyến khích
năm thành phần kinh tế tồn tại và phát triển, cũng chính vì vậy những sản phẩm
truyền thống của nhà máy nhanh chóng bị cạnh tranh và lấn át do giá thành cao, chất
lượng thấp.
Những nhân tố của nền kinh tế thị trường dần hình thành đặt nhà máy vào tình
thế mới. Một nhu cầu bức bách đặt ra với nhà máy phải chuyển hướng sản xuất kinh
3
doanh phù hợp với tình hình nhà máy nhanh chóng mở hướng xuất khẩu sang thị
trường Liên Xô cũ và Đông Âu dưới hình thức mua bán hoặc trao đổi hàng hoá. Sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu của nhà máy xuất sang thị trường này là kẹo lạc bọc đường
và nước chấm.
Sang cuối năm 1989, tình hình kinh tế chính trị ở các nước Đông Âu lâm vào
khủng hoảng, nhà máy dần mất đi thị trường tiêu thụ các mặt hàng của mình và đứng
trước một tình thế hết sức khó khăn. Trước tình hình đó uỷ ban nhân dân thành phố
Hà Nội đã giao nhà máy thực phẩm cho Liên hiệp thực phẩm vi sinh quản lý từ tháng
4.1989. Được sự hỗ trợ của Liên hiệp thực phẩm vi sinh, nhà máy từng bước giải

quyết khó khăn, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức lại công tác quản lý lao động,
quản lý tài chính, đổi mới mặt hàng và tìm những thị trường mới.
Tháng 9/1991, nhà máy chuyển hướng sản xuất đầu tư mua dây chuyền sản
xuất bia lon hiện đại của Đan Mạch với số vốn: 301.716 triệu đồng / công suất:
3000.000 lít /năm, cụ thể:
- Vay ngân hàng đầu tư: 28.438triệu đồng
- Vay ngân hàng nông nghiệp: 5.800 triệu đồng
- Vay của tổ chức Sida: 1578 triệu đồng.
Sau thời gian lắp đặt và chạy thử dây chuyền sản xuất bia lon mang nhãn hiệu
HALIDA xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Do biết tận dụng và cải tiến trang thiết
bị công nghệ nên công suất thực tế của dây chuyền đạt 140/công suất thiết kế. Trong
quá trình sản xuất, nhà máy phối hợp với trung tâm nghiên cứu thực nghiệm của Liên
hợp thực phẩm vi sinh để sản xuất nước ngọt VINACOLA trên dây chuyền lon để
tận dụng nguyên vật liệu và công suất dây chuyền.
Với dây chuyền sản xuất bia lon hiện đại và sản phẩm bia lon HALIDA nhà
máy thực phẩm đổi tên thành nhà máy bia Việt Hà. Sau một thời gian ra đời, nhà
máy bia Việt Hà với sản phẩm bia lon HALIDA nhanh chóng được người tiêu dùng
cả nước và thủ đô ưa chuộng.
4
• Giai đoạn 1994 đến nay:
Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội
cũng như cả nước về bia và đồ uống, với sản lượng ban đầu của nhà máy không đủ
thoả mãn nhu cầu thị trường, nhà máy đã quyết định mở rộng sản xuất.
Được phép của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhà máy đã tìm đối tác và
tiến hành đàm phán với tập đoàn Danbrew (nhà sản xuất: CARLSBERG Quốc tế),
một trong những tập đoàn sản xuất bia có tầm cỡ quốc tế. Sau quá trình bàn bạc thảo
luận hai bên nhất trí ký hợp đồng liên doanh thành lập nhà máy bia Đông Nam á -
South East Asia, Brewery Ltd, viết tắt là SEAB hoạt động trên cơ sở góp vốn cùng
tham gia điều hành:
- SEAB có vốn đầu tư: 14. 475.000 USD

- Vốn pháp định : 14.475.000 USD
Trong đó nhà máy bia Việt Hà góp 5.790.000 USD tương đương 40%.
Danbrew và quĩ công nghiệp hoá dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ
Đan Mạch góp 8.685.000 USD tương đương 60%. SEAB là đơn vị sản xuất kinh
doanh hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng trong giao dịch, mua bán trao đổi, được phép mở tài khoản tiền Việt và ngoại
tệ ở các ngân hàng Trung ương và ngoài nước.
Thời hạn hoạt động của liên doanh là 30 năm. Ngày 12/8/1993 SEAB chính
thức đi vào hoạt động với công suất 25.000.000 lít /năm, dần dần nhà máy nâng công
suất lên và hiện nay đã là 50.000.000 lít /năm.
2.2. Lĩnh vực hoạt động
Công ty liên doanh nhà máy bia Đông Nam á liên doanh giữa công ty bia Việt
Hà của Việt Nam với công ty bia Carlsberg của Đan Mạch (SEAB) hoạt động kinh
doanh theo luật đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ
dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
phạm vi số vốn do công ty quản lý. Có con dấu và các quỹ tập trung theo quy định
5
của Chính phủ, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy
định. Được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty liên doanh. Có nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và đóng gói về 2 loại sản phẩm là bia Halida và
Carlsberg, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị.
- Nghiên cứu, khảo sát thiết kế, lập dự án, chế thử và sản xuất, nhập khẩu vật tư
thiết bị chuyên ngành.
- Tổ chức mạng lưới phân phối bán hàng, điều tra thu thập thông tin thị trường,
tổ chức quảng cáo tiếp thị hàng.
2.3. Mô hình bộ máy tổ chức
6

7
Hi ng qun tr

Tng giỏm c
Phú tng giỏm c
Kỹ huật
(GĐ kỹ thuật)
Tài chính (GĐ
tài chính)
Markrting và bán hàng(GĐ
marketing và bán hàng)
Hnh chớnh nhõn
s (G)
Phân xưởng chai
PX nấu & công nghệ
PX Điện cơ
Phòng vật tư
Kho
Phân xưởng lon
KCS
Giá thành sản
phẩm
Quỹ
EDP
Tài chính và
ngân hàng
Marketing
Halida
Carlsberg
Bán hàng
Halida
Carlsberg
Tổ chức và nhân

sự
Hành chính
Bảo vệ
Nhà ăn
Sơ đồ số 01: Bộ máy tổ chức Nhà máy bia Đông Nam a
3. Môi trường kinh doanh
2.1. Nguồn lực bên trong
a) Nguồn tài chính
Liên doanh nhà máy bia đông Nam á được thành lập vào tháng 10/1993 theo
giấy phép đầu tư số 528/GP ngày 8/2/1993. Với thời gian tham gia liên doanh là 30
năm kể từ ngày cấp giấy phép. Tổng vốn đầu tư ban đầu của liên doanh là 14475000
USD trong đó:
+Phía bên Việt nam đóng góp 40% bao gồm: giá trị sử dung đất đai, nhà xưởng
và trang thiết bị sẵn có.
+ Phía nước ngoài đóng góp 60% thì Carbberg chiếm 35% và quỹ công nghiệp
hóa dành cho các nước đang phát triển (IFU) 25% trong tổng vốn đầu tư.
b) Nguồn nhân lực
Điểm mạnh của nhà máy bia Đông Nam á là có một đội ngũ nhân viên có trình
độ lành nghề, hợp lý cả về quy mô lẫn kết cấu. Để tạo ra một đội ngũ lao động làm
việc hết mình, sáng tạo một phần là nhờ bộ máy quản lý khoa học của nhà máy.
Về số lượng: Để mở rộng sản xuất nhà máy có xu thế tăng thêm số lượng lao
động hàng năm.
Về kết cấu lao động: Lao động trong nhà máy gồm nhiều loại mà mỗi loại có
vai trò tác dụng khác nhau trong sản xuất.
Số lượng lao động: Để mở rộng sản xuất thì nhà máy đã có xu hướng tăng
thêm số lượng lao động hàng năm.
Hàng năm nhà máy đều chú trọng tới việc nâng cao trình độ cho cán bộ công
nhân và coi đó là chìa khoá của sự thành công. Nhà máy đã có những lớp học nghề
ngắn hạn để bổ sung thêm nguồn lực, đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên
8

môn được tổ chức hàng năm cả trong và ngoài nước luôn đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi về sự phát triển khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới.
Cán bộ quản lý phải có bằng cấp Đại học và trên Đại học, có trình độ vững
vàng và tiếp thu nhanh kiến thức mới
c) Công nghệ sản xuất
Nhà máy bia Đông Nam á là doanh nghiệp liên doanh có uy tín cao trong ngành
bia Việt Nam, cơ sở được đặt tại 168 B Minh Khai. Mặc dù công suất không lớn
nhưng tiếng tăm về chất lượng ngày càng được củng cố, nhu cầu về số lượng người
ưa chuộng bia HALIDA và CARLSBERG ngày càng tăng.
Hầu hết các sản phẩm bia lon, bia chai của nhà máy đều sản xuất trên dây
chuyền công nghệ hiện đại của Đan Mạch. Hơn nữa, bia là một sản phẩm đồ uống
nên vấn đề về chất lượng, vệ sinh và bảo quản trong quá trình ksx và vận chuyển đến
tay người tiêu dùng rất được quan tâm. Từng công đoạn trong quy trình công nghệ
sản xuất bia đều được giám sát và kiểm tra kỹ lưỡng. Hai chủng loại sản phẩm
HALIDA và CARLSBERG được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ, tuy
nhiên quy trình có khác nhau.
Sản phẩm HALIDA có quy trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên men
cho đến khi ra sản phẩm bia nước (bán thành phẩm).
Sản phẩm CARLSBERG có quy trình sản xuất 22 ngày từ tháng 3/1998
2.2 Môi trường bên ngoài
a) Môi trường kinh doanh vĩ mô
Trong 5 năm gần đây, do nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, đời sống thu
nhập của người dân được nâng cao, ngành công nghiệp bia Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng bình quân khoảng 8-12% năm, sản lượng sản xuất đó vượt chỉ tiêu của Quy
hoạch đến năm 2005. Năm 2004, sản lượng đạt 1,4 tỷ lít (tăng 17% so quy hoạch
9
2005), mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt khoảng 17 lít/người/năm, tăng gấp đôi
năm 1997, nộp ngân sách khoảng 3.976 tỷ đồng.
Việt Nam có số dân trên 80 triệu người, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện,
mức sống cao hơn, nhu cầu về bia cũng vì thế mà ngày một tăng.Với mức tiêu thụ

lên đến 900 triệu lít trong năm 2004 và đang tăng trưởng đều đặn 10% mỗi năm, thị
trường bia Việt Nam đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và điều này cũng
tạo ra một không khí cạnh tranh mới trên thị trường.
Thị phần bia tiêu thụ trong nước hiện chủ yếu vẫn thuộc các công ty lớn trong
nước và các nhà sản xuất nước ngoài. Trong đó, hai tổng công ty bia của nhà nước
gắn liền với hai thương hiệu bia nổi tiếng là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải
khát Sài Gòn (Sabeco) chiếm 35% thị phần và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải
khát Hà Nội (Habeco) chiếm 10% thị phần. Hiện tại SEAB chỉ chiếm khoảng 8% thị
phần bia cả nước, trong đó Halida chiếm 6%, Carlsberg chiếm 2%.
Hiện nay, sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường diễn ra chủ yếu giữa các nhăn
hiệu nổi tiếng như: Heineken, Sammingel, Carlsberg, tiger, là tập trung vào các đối
tượng tiêu dùng mang tính chất sang trọng, có thu nhập cao. Chi phí cho các chiến
dịch quảng cáo quảng bá hình ảnh tương đối cao. Đặc điểm nổi bật đối với sản
phẩm của các hãng này trên thị trường mục tiêu chủ yếu hướng vào các nhà hàng,
khách sạn, quán bar… cao cấp.
Đối với người tiêu dùng bình dân sản phẩm ưa chuộng vẫn là bia Hà Nội và
Halida. Giá cả hợp§, lý kênh phân phối hiệu quả là các công cụ cạnh tranh đắc lực
đối với sản phẩm này.
Đối tượng khách hàng đối với mặt hàng bia chủ yếu là thanh niên và nam giới.
Một điều đáng chú ý là phần lớn người dân đều thích uống bia hơi, họ chỉ uống bia
chai và bia lon vào các dịp lễ tết, những ngày đặc biệt quan trọng trong năm hay tiếp
đãi bạn bè trong các nhà hàng hoặc ở tại nhà. ở thị trường bia Việt Nam, bia lon được
coi là sang trọng hơn bia chai, chính vì vậy mà 70% sản lượng của nhà máy là bia lon
và 30% là bia chai. Hơn nữa số lượng bia tiêu thụ trong năm thay đổi theo mùa, số
10
lượng tiêu thụ lớn nhất vào các dịp lễ tết, các tháng mùa hè và giảm dần vào các
tháng mùa đông. Đây là đặc điểm của thị trường miền Bắc.
b) Cạnh tranh của các hãng bia trên thị trường Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, lượng bia tiêu thụ trên toàn quốc năm 2004
là khoảng 1,4 tỷ lít và ước tính, với tốc độ tăng trưởng 11%/năm, thì mức tiêu thụ bia

của năm 2005 chắc chắn đã vượt qua con số 1,5 tỷ lít.
Hiện tại, thị trường bia trong nước đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các nhãn hiệu Bia Sài Gòn, 333, Bia Hà Nội, Heineken, Tiger, Calsberg, Huda,
Foster’s…
Cũng trong khoảng một năm trở lại đây, lĩnh vực sản xuất bia đã có những thay
đổi mạnh mẽ với việc gia tăng năng lực sản xuất ở các nhà đầu tư hiện có và sự có
mặt của nhiều nhà đầu tư mới. Đáng chú ý nhất là các dự án nâng công suất của hai
“đại gia” nội địa là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và
Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Với tổng cộng xấp xỉ 50% thị phần bia cả nước (tính theo sản lượng), việc nâng
công suất của hai doanh nghiệp này chắc chắn sẽ khiến các nhà đầu tư khác phải tính
toán kỹ hơn chiến lược của mình.
Với nhãn hiệu quen thuộc Bia Sài Gòn, 333, Sabeco đang triển khai dự án đầu
tư mới tăng thêm 200 triệu lít nữa vào năm 2008. Năm 2005 Sabeco đã đạt sản lượng
460 triệu lít và con số này của năm nay là khoảng 550 triệu lít.
Với nhãn hiệu Bia Hà Nội, Habeco hiện có năng lực sản xuất 150 triệu lít/năm
(tại Hà Nội và Thanh Hóa) và dự án sản xuất bia ở Vĩnh Phúc của Habeco (với công
suất 100 triệu lít/năm) sẽ đi vào hoạt động từ năm 2008 và được nâng lên 200 triệu
lít/năm vào năm 2010.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đứng ngoài cuộc chơi đầy sôi động này.
Ngoài việc đang đưa thêm 2 nhãn bia mới dành cho phân khúc thị trường cao cấp
(ngoài các nhãn hiệu Heineken, Tiger, Bivina), Công ty Bia Việt Nam vừa hoàn tất
11
kế hoạch đầu tư thêm 39 triệu USD để nâng công suất từ 150 triệu lít/năm lên 230
triệu lít/năm cách đây một tháng.
Ngoài hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hay hợp tác liên doanh, các
phương thức cho vay vốn, mua cổ phần của các nhà máy bia nội địa cũng đang được
các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Quỹ Carlberg đã có thỏa thuận cho Habeco vay
20 triệu USD để đầu tư xây dựng Nhà máy Bia Vĩnh Phúc và xa hơn có thể trở thành
cổ đông chiến lược của doanh nghiệp này khi Habeco tiến hành cổ phần hóa. Tập

đoàn Bia nổi tiếng Anheuser- Busch (Mỹ) cũng có kế hoạch trở thành các cổ đông
của Sabeco.
Sự có mặt ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài có tên tuổi cũng cho thấy, bia
đang là một lĩnh vực đầu tư rất hấp dẫn, nhất là khi Quy hoạch tổng thể ngành bia
(sau khi được hiệu chỉnh) có thể sẽ không khuyến khích các dự án nhà máy bia mới
có công suất nhỏ (dưới 20 triệu lít/năm).
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
CỦA SEAB.
1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của SEAB những năm gần đây
Những năm gần đây nhà máy bia Đông Nam á đã đạt được những thành quả to
lớn. Đó là kết quả của một quá trình lao động và sáng tạo của toàn thể công nhân và
ban lãnh đạo nhà máy. Sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc cũng như việc áp dụng
các chính sách một cách hợp lý.
(chưa có số liệu các năm)
Mọi nỗ lực kinh doanh của công ty đều nhằm tới mục đích cuối cùng là kết quả
kinh doanh. Kết quả kinh doanh của công ty là yếu tố phản ánh quá trình phát triển
cũng như những bước thăng trầm của công ty đó. Khi bước vào mỗi giai đoạn kinh
doanh mới các công ty thường lập cho mình các kế hoạch hoạt động chi tiết và các
chi tiết để phấn đấu. Hệ thống chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở năng lực hoạt
12

×