Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Thanh Hóa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.32 KB, 9 trang )

Thanh Hóa
Thanh Hóa là một trong những tỉnh đông dân nhất Việt Nam nằm ở vùng Bắc Trung Bộ,
cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía nam.
Lịch sử
Từ thời kỳ dựng nước cho tới hiện đại, Thanh Hóa là đơn vị hành chính có số lần phân
tách và sát nhập ít nhất của Việt Nam.
Thời kỳ dựng nước
• Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân của nước Văn Lang.
Thời Bắc thuộc
Tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Việt Nam
Chính trị và hành chính
Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi
Chủ tịch HĐND Lê Ngọc Hân
Chủ tịch UBND Mai Văn Ninh
Địa lý
Tỉnh lỵ Thành phố Thanh Hóa
Miền Bắc Trung Bộ
Diện tích 11.106 km²
Các thị xã / huyện 24 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã
Nhân khẩu
Số dân
• Mật độ
3,62 triệu người
317 người/km²
Dân tộc
Việt, Mường, Thái, Thổ,
Dao, H'Mông, Khơ-mú
Mã điện thoại 037
Mã bưu chính: 41
ISO 3166-2 VN-21


Website [1]
Biển số xe: 36
• Nhà Hán : Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.
• Thời Tam quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị, tách quận Cửu Chân thành hai
quận: Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Chân gồm đất Thanh Hóa ngày nay và
một phần phía nam Ninh Bình. Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di
Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên.
• Thời nhà Lương: Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu.
Thời Đinh, Tiền Lê, Lý
• Nhà Đinh và Tiền Lê gọi là đạo Ái Châu
Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Thời
Trần, Hồ
Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hoá phủ
lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn
Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là:
1. Huyện Cổ Ðằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.
2. Huyện Cổ Hoằng: một phần đất huyện Hoằng Hoá ngày nay.
3. Huyện Ðông Sơn: là huyện Ðông Sơn ngày nay
4. Huyện Cổ Lôi: huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân ngày nay.
5. Huyện Vĩnh Ninh: là huyện Vĩnh Lộc ngày nay.
6. Huyện Yên Ðịnh: là huyện Yên Ðịnh ngày nay.
7. Huyện Lương Giang: là huyện Thiệu Hoá ngày. nay (dọc hai bờ sông Chu) cùng
một phần đất của huyện Thọ Xuân thuộc tả ngạn sông Chu.
Ba châu bao gồm:
1. Châu Thanh Hoá gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện
Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành
ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi
Giang (là huyện Cẩm Thuỷ và Bá Thước ngày nay).
2. Châu Ái gồm: huyện Hà Trung (phần lớn huyện Hà Trung và phía Tây thị xã Bỉm
Sơn ngày nay); huyện Thống Bình (tương đương với huyện Hậu Lộc ngày nay);

huyện Tống Giang (tương đương phía Bắc huyện Nga Sơn, Ðông Bắc huyện Hà
Trung và phía Ðông thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Chi Nga (tương đương phía
Nam huyện Nga Sơn ngày nay).
3. Châu Cửu Chân gồm: huyện Cổ Chiến (tương đương huyện Tĩnh Gia ngày nay);
huyện Kết Thuế (tương đương phía Bắc huyện Tĩnh Gia và phía Nam huyện Quảng
Xương ngày nay); huyện Duyên Giác (tương đương phía Bắc huyện Quảng Xương,
bao gồm cả Bố Vệ, ngày nay); huyện Nông Cống (bao gồm các huyện Nông Cống,
Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Triệu Sơn ngày nay).
Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh
Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống
Bình, Tống Giang, Chi Nga);châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác,
Nông Cống); huyện Cổ Đằng; huyện Cổ Hoằng; huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh;
huyện Yên Định; huyện Lương Giang; huyện Cổ Lôi.
Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoá thành phủ Thiên Xương. Sách "Ðại Nam
nhất thống chí" chép: "Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm
"tam phủ" gọi là Tây Ðô". Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hoá
(năm 1407 - theo Ðào Duy Anh). Sách "Ðại Nam nhất thống chí" cũng ghi: "Thời thuộc
Minh lại làm phủ Thanh Hoá, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hoá, Quỳ Châu và
11 huyện". Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ
Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi.
[1]
Thuộc Minh
Nhà Minh đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy
Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi.
Thời Lê, Nguyễn
• Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải
Tây đạo
• Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hoá
• Năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh
Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16

huyện và 4 châu.
• Nhà Lê , Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày
nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn
(Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm).
• Năm 1802 (năm Gia Long 1), gọi là trấn Thanh Hóa.
• Năm 1831 (năm Minh Mệnh 12), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa
(Hoa: tinh hoa).
• Năm 1841 (năm Thiệu Trị 1), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa (Nhiều địa danh miền
Nam tránh gọi chữ Hoa như Chợ Đông Hoa đổi thành chợ Đông Ba, người dân
không gọi hoa mà thay bằng bông, cầu Hoa cũng đổi thành Cầu Bông
[2]

Tên Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay.
Địa lý
Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm Minh Mệnh 10) thì tỉnh Thanh Hóa thuộc về
sao Dực, sao Chẩn, tinh thứ sao Thuần Vĩ, múc cao nhất là 19 độ 26 phân, lệch về phía tây
1 độ 40 phân.
Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến
19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba
tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây
giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra
phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự
nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², đứng thứ 6 trong cả nước, chia làm 3 vùng: đồng
bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Địa hình, địa mạo
Nghiêng từ tây bắc xuống đông nam: phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến
1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của
cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú.
• Vùng miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của
Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không

liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách
miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các
đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi Thanh Hóa được chia làm 3 bộ phận khác nhau: bao gồm 11 huyện: Như
Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường
Lát, Ngọc Lạc, Cẩm Thủy và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích của tỉnh. Vùng đồi núi phía
tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy
điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các
nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc
phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc
huyện Như Thanh), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
• Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền bắc và thứ ba
của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu
thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng
bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.
• Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng
Xương, Nông Cống đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga
Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương
đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn
thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công
nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
Khí tượng, thủy văn
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:
1. Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua Trung Quốc
thổi vào
2. Gió Tây Nam : Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là
gió Lào hay gió Tây Nam
3. Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ
• Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều
thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-

40°C
• Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường
hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước
trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ
tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ
dưới 15%.
• Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ
trung bình từ 23,3°C đến 23,6°C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40°C,
nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6°C.
• Độ ẩm không khí: trung bình 80-85%
• Nắng: hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít
nắng là tháng 2 và tháng 3.
• Gió: Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì
thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà
những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng
đến 12 giờ đêm là cùng.
• Bão: Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có
năm cấp 11 đến cấp 12.
• Thủy văn: Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17
tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn
vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.
Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ
lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công
nghiệp khai khoáng, trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai
thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm
rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. Theo số
liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đưa ra năm 2004 thì nguồn tài nguyên
của tỉnh như sau:
• Đá vôi làm xi măng: trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện:

Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung.
• Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà Trung,
Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia.
• Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở
các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng
Xương, Tĩnh Gia.
• Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát.
• Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.
• Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.
• Đá bọt : Làm phụ gia xi măng
• Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.
• Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu Sơn và
Ngọc Lặc của Thanh Hóa).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×