Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.5 KB, 14 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MƠ HÌNH NI TƠM THẺ
CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Văn Phụng1*, Phan Thanh Lâm1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật để cải thiện năng suất tôm
thẻ chân trắng nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng để lựa chọn vùng khảo sát và trang trại/hộ nuôi để phỏng vấn. Từ tháng 9 đến tháng 11 năm
2018, tiến hành điều tra phỏng vấn 120 trang trại/hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại 05 tỉnh ven biển.
Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và phân tích hàm sản xuất để đưa ra các chỉ số chính làm cơ sở đề xuất
các giải pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy với việc gia tăng mật độ và cải thiện thiết kế hệ thống ao ni của
nhóm ao lót bạt đạt năng suất (26,91 ± 9,95 tấn/ha/vụ) cao hơn so với nhóm ao đất (9,16±4,83 tấn/ha/vụ). Có
khoảng 60%/trang trại/hộ ni khơng đánh giá được chất lượng nguồn giống. Việc xả nước và bùn thải trực
tiếp ra kênh rạch mà không qua bước xử lý vẫn còn đang tiếp diễn, với 40% số trang trại/hộ ni. Điều này
có thể là một ngun nhân dẫn đến sự bùng phát các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, và ảnh hưởng đến mất
năng suất như bệnh gan tụy cấp (AHPND) và bệnh phân trắng (WFD), với tỷ lệ số trang trạị/hộ nuôi xác nhận
gặp phải hai loại bệnh này lần lượt là 81,67% và 95,6%. Kết quả phân tích hàm sản xuất cho thấy mật độ thả
giống ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất tôm ni so với các yếu tố cịn lại. Trong đó, biến diện tích ao ni
và FCR có tương quan nghịch với năng suất. Các giải pháp cơ bản cần chú trọng: xây dựng cơ sở hạ tầng ao
nuôi, mật độ thả hợp lý, phương pháp kiểm soát thức ăn và phịng trị bệnh.
Từ khóa: ĐBSCL, năng suất, giải pháp kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng

I. GIỚI THIỆU
Tôm thẻ chân trắng (TCT) được xem là
lồi có giá trị kinh tế quan trọng, được nuôi phổ
biến khắp 08 tỉnh ven biển ĐBSCL. Theo Tổng
cục Thủy sản (2018) thống kê năm 2018 diện
tích nuôi tôm TCT cả nước lên đến 103.568 ha
mặt nước và tổng sản lượng đạt 464.924 tấn;


trong đó, ĐBSCL có diện tích ni lớn nhất với
khoảng 78.329 ha (chiếm 76%) và sản lượng
đạt 346.283 tấn (chiếm 74%).
Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được nghiên cứu
và áp dụng vào sản xuất như: cải tiến hệ thống
ao nuôi, sử dụng thức ăn và chế phẩm sinh học;
ứng dụng kỹ thuật tuần hoàn khép kín; kỹ thuật
semi-bioflocs; ni tơm hai giai đoạn; kỹ thuật
ni tơm siêu thâm canh trong nhà kín. Với
những thành tựu trên đã làm thay đổi mạnh mẽ
năng suất và chất lượng tơm TCT thâm canh,
góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu

sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích sản xuất. Kết quả nghiên
cứu của Phan Thanh Lâm và ctv., (2018) ghi
nhận tơm TCT ở hình thức thâm canh với năng
suất trung bình đạt trên 8 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên,
sự phát triển nhanh về diện tích, quy mơ đầu
tư và việc kiểm sốt mơi trường vùng ni cịn
nhiều hạn chế đã gây ra những tác động tiêu
cực đến môi trường nước dẫn đến gia tăng nguy
cơ bùng phát dịch bệnh trong vùng (Đinh Xuân
Lập và ctv., 2018). Bên cạnh đó, việc tổ chức
sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
mở rộng quy mô sản xuất của người nuôi tôm
cũng cịn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, nghề ni
tơm TCT hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
dịch bệnh và năng suất tôm nuôi không ổn định.
Trước những thực trạng trên, việc phân tích

hiệu quả kỹ thuật của mơ hình này là việc nghiên
cứu cần thiết, với mục tiêu chính là nhằm đánh

Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II
* Email:

1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

43


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

giá lại hiện trạng nghề nuôi và đề xuất các giải
pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất, từ đó
làm cơ sở để xây dựng quy trình ni tơm TCT
thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất và bền
vững ở ĐBSCL.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở các tỉnh ven
biển của vùng ĐBSCL có diện tích và sản lượng
ni tơm thẻ chân trắng. Tiến hành điều tra
phỏng vấn trang trại/hộ nuôi tơm tại tỉnh Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 đến
tháng 11 năm 2018.

2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các tài
liệu có liên quan đến tình hình sản xuất tơm
TCT ở quy mô thâm canh, gồm các báo cáo
tổng kết năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Chi Cục Thủy sản tại khu vực
nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp: phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng được áp dụng để lựa chọn mẫu
nghiên cứu (chọn vùng khảo sát, chọn trang trại/
hộ phỏng vấn). Việc chọn lựa nông hộ/trang trại
điều tra có tham khảo ý kiến tư vấn của các cán
bộ quản lý địa phương. Thu thập dữ liệu thông
qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn để phỏng
vấn trực tiếp 120 nông hộ/trang trại nuôi tôm tại
05 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Nội dung phiếu
điều tra nông hộ bao gồm các thơng tin chính
như: hệ thống cơng trình, kỹ thuật cải tạo ao, xử
lý nước, gây màu, kỹ thuật ương tôm, sử dụng
các chất diệt khuẩn để xử lý nước, nguồn giống,
thức ăn và cho ăn, chăm sóc và quản lý, chế độ
thay nước, sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học,

44

xử lý nước thải, thu hoạch, thuận lợi khó khăn
và các thách thức.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
v.20. Phương pháp thống kê mô tả (số trung

bình, độ lệch chuẩn, tần suất xuất hiện …) được
sử dụng nhằm đưa ra các đánh giá và so sánh.
Sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
tơm ni. Mơ hình trên được cụ thể hóa qua
phương trình hồi quy lý thuyết như sau:
LnY = A0 + β1LnX1 + β2LnX2 + β3LnX3 +
…+ βnLnXn
Y: Năng suất tôm nuôi (kg/ha, là biến phụ
thuộc)
X1 → Xn: là các biến độc lập (chỉ số đầu vào
liên quan đến nuôi tôm)
suất

Ao: Các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng

β1- βn: là các hệ số biến động của các biến
X1 → Xn
Kết quả hàm sản xuất thể hiện ở các chỉ số:
+ Chỉ số R2 xác định % biến động của năng
suất thông qua các biến trên.
+ Hệ số β của một biến độc lập cho biết khi
hằng số các biến độc lập khác không thay đổi,
nếu biến đó tăng thêm 1% thì năng suất đầu ra
sẽ tăng (khi giá trị β>0) hoặc giảm (khi giá trị
β<0) bằng hệ số β% tương ứng.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất tôm
3.1.1. Hệ thống ao nuôi
Theo kết quả khảo sát từ nông hộ/trang trại

cung cấp thông tin về các thông số kỹ thuật xây
dựng trong hệ thống cơng trình ao ni được
trình bày trong Bảng 1.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 1. Thơng tin về hệ thống cơng trình ao ni
Hạng mục

Mật độ
70-100 con/m2

Mật độ
110-250 con/m2

Giá trị
Trung bình

n=50

n=70

n=120

Ao ni
Diện tích ao ni (ha/hộ)


2,60 ± 2,11

2,41 ± 1,70

2,49 ± 1,89

Diện tích ao ni (ha/ao)

0,23 ± 0,07

0,21 ± 0,09

0,22 ± 0,08

Mức giữ nước của ao (m)

1,52 ± 0,18

1,37 ± 0,15

1,42 ± 0,17

Tỷ lệ diện tích ao ni/tổng

65,5 ± 30,5

45,5 ± 20,5

55,5 ± 25,5


diện tích khu nuôi (%)
Ao lắng
0,54 ± 0,94 (1)

0,68 ± 0,42

0,62 ±0,69

20,0 ± 24,3

38,4 ± 69,2

30,72 ± 58,33

1,61 ± 0,22

1,71 ± 0,20

1,60 ± 0,21

0,15 ± 0,2 (2)

0,21± 0,3(3)

0,17± 0,25

5,8 ± 6,26

8,61 ± 9,60


7,12 ± 8,43

1,65 ± 0,20

1,72 ± 0,20

1,60 ± 0,21

Ao chứa thải

Ghi chú: (1)n=42, (2)n=36, (3)n=65

Tùy thuộc vào địa hình của trang trại mà
hình dạng ao được thiết kế khác nhau. Kết quả
cho thấy ao hình chữ nhật (63,0%) và hình vng
(37,0%), ao được ni trên nền đáy đất chiếm
32% và có thiết kế ao ương chiếm khoảng 4%
ở nhóm ao ni mật độ thấp (70-100 con/m2).
Trong khi đó, ao mật độ cao (110-250 con/m2)
lần lượt chiếm 73%, 23% và 5% dành cho hình
vng, chữ nhật và hình trịn, và phủ bạt đáy ao

chiếm 58%. Hình dạng ao có mối quan hệ mật
thiết với vị trí đặt máy sục khí, sự luân chuyển
của dòng chảy và thu gom chất thải trong ao. Xu
hướng phổ biến nhất hiện nay là ao hình vng
và hình chữ nhật đối với hai nhóm ao mật độ
thấp và cao. Ao hình vng thì thuận lợi cho
việc thu gom chất thải. Với ao hình chữ nhật, để
cải thiện dịng chảy người ni tơm thường đắp

đất bo trịn góc ao để việc lưu chuyển dịng chảy

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

45


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

trong ao thuận tiện hơn cho việc xi phông chất
thải ở nền đáy.
Kết quả cũng đã ghi nhận xu thế hiện
nay đang chuyển đổi sang diện tích ao thu nhỏ
khoảng 1.200-2.500 m2/ao, thấp hơn so với
nghiên cứu của Võ Nam Sơn và ctv., (2014) tại
Sóc Trăng là 0,57±0,09 ha/ao. Sở dĩ có sự khác
biệt này là do gần đây việc ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đã mang lại nhiều
thành tựu nổi bật. Trong đó, đánh dấu cho sự
thay đổi này là sự chuyển dần từ hình thức ni
ao đất sang ao lót bạt đáy với vật liệu HDPE, và
thả với mật độ khá cao từ 100-300 con/m2. Ao
đất (mật độ từ 70 -100 con/m2) tỷ lệ phần trăm
sử dụng diện tích dành cho ao lắng tương tự với
nghiên cứu của Võ Nam Sơn và ctv., (2014),
Phan (2014) và Lê Trần Tiểu Trúc và ctv.,
(2017) tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, lần
lượt là 20,20±9,51% diện tích ao ni; nhưng
thấp hơn các ao lót bạt đáy và bạt bờ (mật độ từ
110-250 con/m2).

3.1.2. Cải tạo và xử lý nước ao ni
Cải tạo ao có vai trị quan trọng nên được đa
số các hộ dân áp dụng sau mỗi vụ ni. Trong
q trình cải tạo, tất cả các hộ nuôi đều áp dụng
phương pháp cải tạo khô (100%). Đối với ao đất
cơng việc bón vơi cải tạo cũng được thực hiện,
tuy nhiên lượng vơi bón phụ thuộc vào độ pH
của từng loại đất khác nhau. Với ao lót bạt thì
được xử lý sau mỗi vụ ni chủ yếu là vệ sinh
bạt. Thời gian cải tạo ao phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như thời tiết, mùa vụ… trung bình từ 1015 ngày (90,0% số hộ liên quan) với ao đất và
ao lót bạt đáy khoảng 5-7 ngày.
Trước khi thả giống, 100% các nông hộ/
trang trại tiến hành cấp nước qua túi lọc và lắng
lọc tự nhiên với khoảng thời gian từ 2-3 ngày,
sau đó xử lý nước bằng hóa chất nhằm tiêu diệt
các mầm bệnh. Có khoảng 54,52% số hộ liên
quan sử dụng chlorin và 45,48% sử dụng loại
hóa chất khác để xử lý nước cấp cho ao nuôi. Sở
dĩ người ni sử dụng các loại hóa chất có hoạt
chất sát khuẩn cao như chlorin để tiêu diệt các
mầm bệnh gây nguy hiểm trên tôm như bệnh
đốm trắng hay bệnh hoại tử gan tụy. Kết quả này
46

cũng trùng hợp với nghiên cứu của Takahashi
và ctv., (1995), cho rằng đối với mơ hình ni
thâm canh, việc lấy bổ sung nước vào ao nuôi
trong vụ nuôi là yếu tố nguy cơ gây tôm nuôi
nhiễm bệnh đốm trắng.

3.1.3. Chọn giống và mật độ thả
Hầu hết người ni tơm chọn kích cỡ tơm
giống đạt tiêu chuẩn TCVN 10257:2014. Kích
cỡ giống thả ni từ PL10 đến PL15, trong đó
PL12 được thả ni nhiều nhất chiếm 70,9% số
hộ liên quan. Về chất lượng tôm giống, 62,1%
hộ nuôi không đánh giá được chất lượng tôm
giống, 18,5% hộ mi cho rằng nguồn giống
tốt, cịn lại là chất lượng kém (14%). Tôm giống
là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công vụ nuôi (Phan, 2014). Phần lớn, hiện nay ở
ĐBSCL tơm giống có nguồn gốc từ miền Trung,
trong khi cơng tác kiểm dịch chất lượng tơm
giống cịn nhiều hạn chế là trở ngại lớn cho việc
phát triển bền vững nghề nuôi tôm (Tổng cục
Thủy Sản, 2018).
Mật độ thả giống là thông số mà ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của các lồi ni
(Sookying và ctv., 2011). Mật độ thả dao động
từ 70-250 con/m2 tập trung ở hai nhóm: i) nhóm
mật độ 70-100 con/m2 được ni phổ biến nhất
cho hình thức ao đất; và ii) nhóm mật độ 110250 con/m2 dành cho ao lót bạt bờ và đáy ao.
Phần lớn các ao ni là ao đất thì tôm giống
được thả trực tiếp không qua ương giống (96,0%
số hộ liên quan). Theo Phùng Thị Hồng Gấm và
ctv., (2014) ao ni tơm thẻ chân trắng tại Ninh
Thuận có mật độ trung bình là 87±10 con/m2;
tương tự theo Võ Nam Sơn và ctv., (2014), tại
Sóc Trăng mật độ 80,7±16,8 con/m2. Ở Thái Lan,
với hình thức ni thâm canh thả mật độ giống

dao động từ 120-200 con/m2 (Briggs, 2004).
Riêng nhóm ao thả mật độ cao chú trọng hơn
đến việc ương giống trước khi san thưa sang ao
ni. Hình thức ương chủ yếu là trong bể trịn,
với diện tích khoảng 276,75±203,92 m2/ao và
mật độ ương khoảng 2016,25±1082,31 con/m2.
Thời gian ương trung bình khoảng 27,5±2,74
ngày, đạt tỷ lệ sống khoảng 82,5±8,45. Mật độ
san ra ao ni trung bình khoảng 200 PL/m2.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Phạm Thành Nhân và ctv., (2016) cho rằng áp
dụng hình thức ương tơm có triển vọng cho việc
rút ngắn chu kỳ ni thương phẩm, hạn chế rủi
ro từ bệnh tôm chết sớm (EMS).
3.1.4. Quản chất lượng nước và nước thải
Quản lý các yếu tố chất lượng nước là cực
kỳ quan trọng trong quá trình ni tơm. Theo
Boyd và ctv., (1998) cho rằng chất lượng nước
(nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan) biến
động lớn dẫn đến tôm dễ mẫn cảm với bệnh và
làm chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất
và sản lượng tôm nuôi. Bảng 2 cho thấy rằng
hầu hết nông hộ/trang trại chú trọng đến việc
quản lý chất lượng nước bằng các biện pháp kỹ
thuật như: sử dụng vi sinh, vôi và khoáng và

đồng thời kiểm soát tảo độc bằng biệt pháp hóa

chất, vi sinh và thay nước khi tảo bùng phát.
Bên cạnh đó, việc tầm sốt vi khuẩn Vibrio spp.
trong nước và kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa
được đa số người nuôi thực hiện. Hiện nay, xu
hướng ứng dụng men vi sinh giúp cải thiện chất
lượng nước, kiểm sốt vi khuẩn Vibrio spp. gây
bệnh trên tơm đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
đáng ghi nhận. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh và ctv.,
(2016) đã phân lập 09 chủng vi khuẩn có lợi
thuộc nhóm Bacillus và 01 chủng vi khuẩn lactic
để kiểm sốt các tác nhân gây bệnh trong ni
trồng thủy sản. Võ Hồng Phượng và ctv., (2018)
nghiên cứu chủng Bacillus S5 có khả năng kiểm
sốt sự bùng phát vi khuẩn V. parahaemolyticus
gây bệnh gan tụy cấp trên tôm sú và tôm thẻ
chân trắng.

Bảng 2. Thông tin về quản lý chất lượng nước và nước thải
Nội dung

Số hộ
(n=120)

Tỷ lệ
(%)

Quản lý môi trường nước ao ni
Sử dụng vi sinh, vơi và khống để duy trì chất lượng nước


112

93.33

khuẩn

88

73.33

Sử dụng vi sinh định kỳ để lấn át vi khuẩn

79

64.17

Kiểm tra thông số môi trường nước và vi khuẩn vibrio định kỳ

111

92.50

sau 2 tháng tuổi

87

72.50

Xi phơng định kỳ theo thời gian ni


75

62.50

Kiểm sốt tảo bằng cách sử dụng hóa chất, vi sinh và thay nước

115

92.83

Nước thải sau vụ nuôi được giữ lại

65

54.05

Nước thải xả bỏ trực tiếp ra ngoài kênh rạch

55

42.34

Bùn thải đưa về khu chứa

72

60.00

Bùn thải xả thẳng ra kênh rạch


48

40.00

Kiểm soát vi khuẩn bằng chất khử trùng khi có dấu hiệu nhiễm

Bổ sung nước cấp giai đoạn đầu và thay nước thường xun

Quản lý nước thải

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

47


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Chất thải trong q trình ni bao gồm chất
thải rắn, nước thải, rác thải sinh hoạt, bùn đáy
ao, các loại chất thải này sẽ được thu gom và xử
lý khác nhau. Bùn đáy sẽ được nạo vét và vận
chuyển tới nơi tập trung. Riêng nước thải trong
q trình ni được thải thẳng ra môi trường
theo chu kỳ thủy triểu không qua xử lý. Điều
này cũng xảy ra ở tồn bộ các hộ ni trong khu
vực. Do vậy, đã làm phát sinh nhiều vấn đề môi
trường và bùng phát dịch bệnh thủy sản rất khó
kiểm sốt. Theo Pham và ctv., (2010) thì nước
thải và bùn đáy ao nuôi hầu như thải trực tiếp ra

môi trường khơng qua xử lý, và hiện cũng chưa
có một hệ thống kênh cấp thốt riêng biệt ở các
vùng ni; do vậy mầm bệnh từ ao bị nhiễm nếu
không được xử lý hoàn toàn sẽ dễ lan truyền
sang các ao ni khác. Theo Tran và ctv., (2010)
thì mầm bệnh đốm trắng có thể lan truyền theo
chiều ngang thơng qua nước và vật chủ sẽ ảnh
hưởng đến tơm ni, nó có thể làn truyền từ ao
này sang ao khác hoặc có thể lan truyền từ vụ
trước sang vụ nuôi kế tiếp.
3.1.5. Cho ăn và quản lý thức ăn
Kết quả khảo sát cho thấy, thức ăn cơng
nghiệp có hàm lượng protein khá cao (từ 3842%). Số lần cho ăn từ 3-4 lần/ngày tùy thuộc
vào giai đoạn tuổi tôm. Khẩu phần cho tôm ăn
hàng ngày được điều chỉnh dựa vào sức ăn của
tôm thông qua việc kiểm tra sàng ăn. Phần lớn,
trước đây các hộ nuôi cho tôm ăn với phương
pháp thủ công bằng tay, rải thức ăn xung quanh
ao và cách bờ khoảng 2-3 m để tôm vận động
liên tục bắt mồi. Tuy nhiên, phương pháp này có
nhược điểm dễ để lại dư lượng thức ăn nếu như
sức ăn của tôm giảm do tôm bị stress bởi điều
kiện bất lợi của thời tiết hay mơi trường nước
biến đổi. Nếu như tình trạng này tiếp tục khơng
được kiểm sốt tốt bởi người quản lý ao ni thì
dẫn đến chất lượng nước bị suy giảm. Hiện nay,
để nâng cao hiệu quả quản lý thức ăn và tăng
trưởng tơm có khoảng 60,65% hộ ni liên quan

48


có xu hướng chuyển dịch sang cho tơm ăn bằng
máy cho ăn tự động. Thức ăn được điều chỉnh
thông qua thiết bị kỹ thuật số, người ni có
thể cài đặt thời gian và lượng thức ăn theo sức
ăn của tôm hàng ngày. Điều này sẽ giúp tôm ăn
liên tục hạn chế thức ăn nằm lâu trong nước dễ
tan rã và dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước
ao nuôi. Bên cạnh đó, ứng dụng máy cho ăn tự
động khơng phải tắt hết các thiết bị quạt nước
khi tôm ăn hạn chế thiếu hụt hàm lượng oxy
giúp tôm ăn mạnh hơn. Điều này giúp cải thiện
hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và tăng trưởng
tôm. Dileep Kumar Appana và ctv., (2016) cho
rằng cho tôm ăn bằng máy tự động không chỉ
kiểm soát thức ăn hiệu quả làm giảm lượng thức
ăn thừa (giảm FCR) mà cịn tiết kiệm chi phí
lao động. Để việc ứng dụng và vận hành máy
cho ăn tốt hơn người ni nên lựa chọn thiết bị
máy cho ăn có cơng suất phù hợp với diện tích
và mật độ thả giống ao ni cũng như vị trí lắp
đặt và cách vận hành máy. Ngồi ra cần theo dõi
biến động mơi trường nước, thời tiết, tôm lột
xác để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý để
tránh dư thừa thức ăn.
3.1.6. Quản lý sức khỏe và bệnh tôm
Bảng 3 cho thấy hầu hết người nuôi thường
xuyên bổ sung các chất bổ trợ như: men vi sinh,
acid hữu cơ, vitamin, hoạt chất kháng khuẩn có
nguồn gốc từ thực vật, kháng sinh và khoáng

vi lượng chiếm 73,33% đến 95% để kiểm soát
các tác nhân gây bệnh và giúp tơm tăng trưởng.
Trong đó, để kiểm sốt các bệnh thường gặp,
75% hộ ni sử dụng kháng sinh để phịng và
trị bệnh trong q trình ni. Xu hướng nuôi
thâm canh trong thủy sản ngày càng phát triển
là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường,
dịch bệnh bùng phát phức tạp và thường xuyên
hơn. Kết quả điều tra cho thấy các bệnh nguy
hiểm như bệnh phân trắng và bệnh hoại tử gan
tụy cấp xuất hiện với tỷ lệ lớn nhất 81,67% đến
95,63%.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 3. Phương pháp quản lý sức khỏe và một số bệnh tôm thường gặp
Nội dung

Số hộ
(n=120)

Tỷ lệ
(%)

Bổ sung chất bổ trợ vào thức ăn
Men vi sinh


110

91,67

Acid hữu cơ

88

73,33

Vitamin

111

92,50

Hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật

115

95,83

Kháng sinh

90

75,00

Khoáng vi lượng


114

95,00

Khác

100

83,33

Bệnh phân trắng

98

81,67

Bệnh hoại tử gan tụy cấp

115

95,83

Bệnh đốm trắng

38

31,67

Bệnh EHP


19

15,83

Bệnh khác

37

30,83

Một số bệnh tôm thường gặp

(n=120)

Bệnh đốm trắng (WSSV) và vi bào tử trùng
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) chỉ chiếm
tỷ lệ thấp lần lượt 31,67% và 15,83% nhưng
thường gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi. Bệnh hoại
tử gan tụy cấp tính (AHPND) xuất hiện đầu tiên
ở Trung Quốc vào năm 2009, sau đó ở Việt Nam
vào năm 2010, rồi đến Thái Lan và Malaysia
vào năm 2011 (Lightner và ctv., 2012; Flegel,
2012). Thời gian xuất hiện dấu hiệu bệnh hoại
tử gan tụy cấp sớm nhất từ ngày nuôi thứ 17
và muộn nhất vào ngày thứ 77 (nhiều nhất
từ 20-45 ngày và tập trung ở giai đoạn 19-31
ngày tuổi), được ghi nhận trong đợt khảo sát ở
huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (Lê Hồng Phước
và ctv., 2012). Gần đây, vi bào tử trùng (EHP)
cũng được xem là có liên quan đến bệnh phân

trắng (WFD) trên tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan
(Flegel, 2012).
Nhìn chung, các loại bệnh truyền nhiễm gây

bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra trong thời
gian khảo sát, tập trung vào những thời điểm
bất lợi của diễn biến thời tiết như nắng nóng
hay mưa lớn kéo dài làm cơ hội bùng phát dịch
bệnh. Bên cạnh đó, sự khơng tn thủ đúng theo
quy trình khuyến cáo của nhà chuyên môn của
người nuôi tôm như thả nuôi không đúng thời
vụ, cải tạo ao ni khơng đúng quy trình, con
giống không đạt tiêu chuẩn, quản lý chất lượng
nước hay cho ăn khơng hợp lý….điều này góp
phần gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
3.1.7. Hiệu quả kỹ thuật
Bảng 4 cho thấy, lượng thức ăn, kích cỡ
tơm thu hoạch và năng suất tơm thu hoạch giữa
2 nhóm mật độ cũng khác biệt tương đối lớn, ở
mật độ trên 110-250 con/m2 cho năng suất cao
nhất 26,91±9,95 tấn/ha/vụ, trong khi đó nhóm
mật độ thấp 9,16±4,83 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, tỷ

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

49


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


lệ sống giữa 2 nhóm mật độ 70-100 con/m2 và
110-250 con/m2 khơng có sự khác biệt. Kết quả

tương tự với báo cáo bởi Silva và ctv., (2015)
và Sookying D và ctv., (2011).

Bảng 4. Thông tin hiệu quả kỹ thuật của nuôi tôm thẻ chân trắng
Mật độ
70-100 con/m2

Nội dung

n=50
Mật độ thả (con/m2)

94,57 ± 9,18

Thời gian ni (ngày)

76,65±34,71

Kích cỡ tơm thu hoạch (g/con)

64,32±45,86

Tỷ lệ sống (%)

83,86±10,68

Hệ số thức ăn (g/g)


1,05±0,5

Năng suất (tấn/ha/vụ)

9,16±4,83

Mật độ
110-250 con/m2

Giá trị trung
bình

n=70

n=120

164,68 ± 48,09

129,62± 36,32

89,7 ± 23,62

83,17 ± 29,18

45,17 ± 13,96

54,74 ± 34,61

84,73 ± 6,88


84,29 ± 8,72

1,2 ± 0,24

1,12 ± 0,31

26,91 ± 9,95

18,03 ± 7,32

(n=120)

3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm nuôi
Việc xây dựng hàm sản xuất trở nên có ý
nghĩa quan trọng. Phân tích hiệu quả sử dụng
yếu tố đầu vào của các đơn vị sản xuất đề xuất
các chính sách phát triển bền vững đã được áp
dụng rất rộng rãi trong ngành thủy sản (Lê Kim
Long và ctv., 2015). Thông qua hàm sản xuất sẽ
cho biết ứng với mỗi mức sử dụng yếu tố đầu
vào có giới hạn khác nhau sẽ tạo ra giới hạn đầu
ra khác nhau. Kết quả phân tích hàm sản xuất
trong Bảng 5 với giá trị xác định R2 =0,83 cho
thấy có 83% sự thay đổi về năng suất tơm ni
(biến phụ thuộc) bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
(biến độc lập) từ X1→ X14.
Trước đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thẻ

chân trắng ni thâm canh trong đó có nhiều
nhóm nhân tố như: mật độ giống, lao động, kinh
nghiệm, hình thức nuôi, xử lý ao nuôi, số vốn
bỏ ra trong mỗi vụ nuôi, hệ số thức ăn, độ trong,
độ mặn của ao nuôi và chất lượng tôm giống
thả nuôi (Đỗ Thị Hương và ctv., 2014; Hoàng

50

Quang Thành và ctv., 2012). Kết quả trình bày
ở Bảng 5 cho thấy biến diện tích ao ni và
FCR có tương quan nghịch với năng suất; trong
khi, biến mật độ và ni 2 giai đoạn có tương
quan thuận với năng suất và có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Các biến đầu vào cịn lại cũng có
tương quan đến năng suất tơm ni, tuy nhiên
khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng
vẫn có giá trị tham khảo do phương trình hàm
sản xuất có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Với hệ
số quy mơ sản xuất -0,92 do đó người dân cần
xem xét và cân nhắc để không thêm quy mô sản
xuất. Như vậy, các biến mật độ thả giống, ni 2
giai đoạn, thời gian ni đều có ảnh hưởng theo
hướng làm tăng năng suất tôm nuôi. Ngược lại,
biến diện tích ao ni và FCR làm giảm năng
suất tơm ni. Sở dĩ có sự khác biệt này là do
hiện nay xu hướng dịch chuyển từ ao đất chuyển
sang ao bạt đáy mà phổ biến nhất là kỹ thuật
nuôi 2 giai đoạn đã được ứng dụng khá thành
công và năng suất cao tại trang trại lớn của các

công ty như CP, Nơng Mạnh, Việt Úc…. Với kỹ
thuật này, tơm giống có kích thước lớn khi thả,
rút ngắn thời gian ni thương phẩm, tiết kiệm
được thức ăn và nâng cao tỷ lệ sống cho tôm
nuôi làm gia tăng hiệu quả sản xuất.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 5. Tương quan đa biến giữa các biến độc lập và năng suất tơm ni

Các biến
ảnh hưởng

Unstandardized
Coefficients

Standardized
Coefficients

t

Sig.

-,419

0,678


β

Std.
Error

Hằng số

-1,709

4,078

Diện tích ao ni (ha)

-0,393

0,125

-0,311

-3,144

0,004

Mật độ thả (con/m2)

0,550

0,130

0,375


4,216

0,000

Thời gian nuôi (ngày/vụ)

0,829

0,417

0,396

1,990

0,056

Tỷ lệ sống (%)

0,657

0,587

0,138

1,119

0,272

Cỡ tôm thu hoạch (con/kg)


-0,343

0,255

-0,242

-1,342

0,189

FCR

-2,923

1,249

-0,295

-2,341

0,026

Hình dạng ao (1. Vng; 0. Khác)

-0,191

0,119

-0,184


-1,604

0,119

Vật liệu phủ bờ (1. Bạt; 0. Khác)

0,115

0,130

0,094

0,884

0,383

Nuôi 2 giai đoạn (1. Có; 0. Khơng)

0,310

0,151

0,213

2,055

0,048

Xử lý nước cấp (1. Có; 0. Khơng)


0,054

0,185

0,027

0,291

0,773

0,065

0,076

0,091

0,847

0,404

-0,002

0,101

-0,002

-0,022

0,982


P.pháp đ/c thức ăn (1. Sàng; 0. Khác)

0,404

0,504

0,106

0,801

0,429

Sử dụng máy cho ăn (1. Có; 0. Khơng)

0,107

0,129

0,095

0,828

0,414

Sử dụng kháng sinh (1. Có; 0. Khơng)

-0,156

0,113


-0,127

-1,384

0,176

Phương pháp sử dụng vi sinh
(1. Có; 0. Khơng)
Sử dụng đa men vi sinh
(1. Có; 0. Khơng)

Beta

Ghi chú: Biến phụ thuộc: Năng suất tôm (tấn/ha); R2 (0,83) với PF <0,05, n=120

Trong các yếu tố đưa vào mơ hình làm tăng
năng suất tơm thì yếu tố mật độ tác động ảnh
hưởng lớn nhất đến năng suất tôm nuôi so với
các yếu tố cịn lại. Với việc ứng dụng ni tơm
2 giai đoạn, ni ao lót bạt thì mật độ có thể
tăng thêm để đạt năng suất cao hơn. Diện tích ao
hiện nay có thể làm ao nhỏ hơn thì năng suất sẽ
tốt hơn, tương tự thì hệ số FCR cần giữ ở mức
như hiện nay. Mặt khác, các biến định tính danh

nghĩa: xử lý nước cấp, phương pháp sử dụng vi
sinh và sử dụng đa men vi sinh, phương pháp
điều chỉnh thức ăn, sử dụng máy cho ăn và sử
dụng kháng sinh đều khơng có ý nghĩa thống kê.

Điều đó cho thấy đa phần các hộ khảo sát liên
quan có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm ni
lâu năm cho nên biến này cũng ít có sự khác biệt
ảnh hưởng đến năng suất tơm ni.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

51


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng
suất tôm
Từ kết quả đánh giá thực trạng nghề nuôi
tôm và kết quả của mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến đến năng suất tôm thẻ chân
trắng nuôi thâm canh, một số giải pháp đề xuất
như sau:
- Về cơ sở hạ tầng: diện tích ao ni nên
thiết kế ao nhỏ gọn nhằm tối ưu hóa hàm lượng
oxy hịa tan và thuận lợi cho việc thu gom chất
thải. Với ao nuôi mật độ cao sự tích tụ bùn ở
đáy ao là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng
đến chất lượng nước và nguy cơ bùng phát dịch
bệnh. Trên diện tích ao ni nhỏ, bố trí hệ thống
quạt hợp lý chất thải sẽ dồn tụ vào khu vực giữa
ao, nơi bố trí hố thu gom chất thải và hệ thống xi
phông. Điều này, giúp chất thải khơng có cơ hội
tích lũy, phân hủy trong môi trường ao nuôi. Ao

nuôi nên thiết kế với diện tích từ 1.200-2.000
m2/ao, độ sâu mức nước ao ni từ 1,2-1,8 m.
Tăng cường diện tích ao chứa/xử lý, lắng để chủ
động cho việc cấp nước sạch phục vụ cho ao
nuôi tơm được an tồn. Tốt nhất diện tích ao
lắng/chứa chiếm >50% tổng diện tích khu ni.
Để đảm bảo u cầu này, người nuôi tôm nên
chia các ao nuôi thành nhiều đợt ni để giúp
giảm quy mơ dành diện tích ao chứa/xử lý, ao
lắng để xử lý nước cấp nước sạch tái sử dụng
cho ao nuôi.
- Mật độ thả giống: tùy thuộc vào khu vực
nuôi và vùng miền khác nhau, kế hoạch và định
hướng thị trường và cơ sở hạ tầng cũng như kết
cấu nền đáy ao nuôi mà cơ sở hay người nuôi
tôm quyết định thả với mật độ hợp lý. Đối với
ao đất nên thả mật độ từ 80-100 con/m2, ao lót
bạt đáy, bạt bờ dao động từ 120-200 con/m2.
- Nuôi tôm hai giai đoạn: giai đoạn 1 là giai
đoạn ương, tơm giống được thả trong bể trịn
hoặc trong ao hình vng, lót bạt HDPE, diện
tích từ 80-200 m2. Q trình này được chăm
sóc và quản lý chất lượng nước phải nghiêm
ngặt. Mật độ từ 2.500-3.000 con/m2. Thời gian
ương từ 22-34 ngày, kích cỡ tơm thường khoảng
1.800-2.000 con/kg, tỷ lệ sống trung bình
khoảng 80%. Giai đoạn 2 là giai đoạn nuôi nuôi
52

thương phẩm thả với mật độ cao, tuy nhiên, tùy

thuộc giá và hiệu quả kinh tế mà quyết định thu
hoạch. Tuy nhiên, giai đoạn này, có thể tiếp tục
san thưa mật độ có thể về tơm lớn 20-30 con/kg.
- Thức ăn: Kiểm sốt thức ăn chặt chẽ thơng
qua khẩu phần ăn hàng ngày, tránh dư thừa gây
ô nhiễm chất lượng nguồn nước. Để giúp nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn có thể cho tơm ăn
bằng máy tự động.
- Quản lý chất lượng nước: duy trì chất
lượng nước và ổn định màu nước thông qua
việc bổ sung các các chế phẩm sinh học có chứa
các nhóm vi khuẩn có lợi khác nhau để lấn át vi
khuẩn có hại và phân hủy mùn bã hữu cơ (phân
tôm, vỏ tôm, xác tảo tàn và thức ăn dư thừa).
Tùy thuộc từng chủng loại chế phẩm sinh học
có những loại có thể bổ sung trực tiếp xuống
ao mà khơng cần kích hoạt và bên cạnh đó có
những loại phải kích hoạt bào tử để tăng mật độ
vi sinh nhằm bổ sung cho ao ni xử lý nước
hiệu quả hơn. Có lồi ủ ở điều kiện yếm khí, có
lồi ủ hiếu khí. Do đó, cần phải phân biệt chủng
loại dựa vào nhãn mác nhà sản xuất. từ các nhà
sản xuất có uy tín và chất lượng. Sản phẩm được
công bố theo quy định của Tổng cục Thủy sản.
Nên tầm soát trong nước vi khuẩn tổng vibrio
định kỳ 3-5 ngày/lần. Nếu mật độ vibrio tổng
>103 cfu/ml thì diệt khuẩn bằng iodine hoặc
virkon 0,5-1 ppm, sau đó 24 giờ bổ sung lại vi
sinh để ổn định chất lượng nước.
- Quản lý bệnh tôm: bổ sung vào thức ăn

cho tôm ăn hàng ngày các hoạt chất có nguồn
gốc từ thảo dược có hoạt chất kháng khuẩn và
các acid hữu cơ (acid lactic, acid formic aci
butylic) giúp giảm pH trong ruột tơm để kiểm
sốt bệnh tơm do vi khuẩn gây bệnh. Việc sử
dụng hóa chất và kháng sinh q mức, khơng
đúng quy định, có thể tác động đến môi trường
và đến hệ sinh thái. Dư lượng kháng sinh cịn
có thể tồn lưu trong mơi trường ni hoặc thậm
chí để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản dẫn
đến hiện tượng kháng kháng sinh của các loài
vi khuẩn gây bệnh trên tơm, cá. Do đó cần tầm
sốt bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. trên tơm để có
giải pháp xử lý bệnh kịp thời. Khi phát hiện dấu

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

hiệu các bệnh do vi khuẩn gây ra, nên sử dụng
phương pháp kháng sinh đồ để lựa chọn đúng
loại kháng sinh để điều trị bệnh do vi khuẩn,
tránh gây lờn thuốc và gia tăng áp lực kháng
sinh để phịng bệnh.

yếu tố, trong đó mật độ thả, nuôi 2 giai đoạn
và thời gian nuôi làm tăng năng suất tôm nuôi
so với các yếu tố còn lại. Yếu tố mật độ thả tác
động ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất và diện

tích ao và FCR làm giảm năng suất.

Kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Phụng,
Lê Hồng Phước và Nguyễn Văn Hảo., (2013)
sử dụng các giải pháp sử dụng chế phẩm sinh
học và diệt khuẩn bằng chất khử trùng trong
nước và bổ sung vào thức ăn bằng kháng
sinh (Oxytetracyline) và chất kháng khuẩn
(Monoglycerides, sản phẩm của Nutriad) đã
làm giảm thiểu đáng kể bệnh AHPND. Trong
nghiên cứu của Chaweepack và ctv., (2015) cho
thấy trộn chất chiết xuất từ củ riềng vào thức ăn
có khả năng ngừa bệnh phân trắng và hoại tử
gan tụy cấp tính. Khả năng diệt khuẩn của dịch
chiết lá sim và dịch chiết hạt sim (Rhodomyrtus
tomentosa) đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh
hoại tử gan tụy cấp tính (V. parahaemolyticus)
cũng được xác định là hiệu quả trong điều kiện
phịng thí nghiệm (Đặng Thị Lụa, 2015).

Để cải thiện năng suất tôm nuôi và phát
triển nghề ni theo hướng bền vững, ngồi các
đề xuất các giải pháp về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
nuôi và quản lý bệnh đã được đề cập ở phần
trên. Song song, các ngành chun mơn cần có
các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức sản
xuất, kỹ thuật và chính sách thống nhất đồng bộ
trên tồn bộ vùng ni tôm thâm canh.

Trong số các bệnh đã biết tác nhân thì

bệnh đốm trắng vẫn là bệnh nguy hiểm cần
được chú trọng đề phịng bằng cách chọn giống
khơng nhiễm WSSV và thực hiện tốt việc quản
lý dịch bệnh trong suốt vụ nuôi. Theo nghiên
cứu của Karen và ctv., (2014) việc trộn mannan
oligosaccharide (MOS) và β-glucan vào thức ăn
liều 0,2% giúp ngừa bệnh đốm trắng và giảm
hệ số FCR. Có rất nhiều loài động vật thủy sinh
bao gồm giáp xác, động vật không xương sống,
sinh vật phù du bao gồm cả động vật phù du
và thực vật phù du được xác định là vật mang
WSSV gây bệnh đốm trắng cho tôm nuôi (Lo
và ctv., 1996).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận

Với việc thiết kế hệ thống ao nuôi và tăng
cường cơ sở hạ tầng ni tơm của nhóm ao lót
bạt một cách hợp lý do đó việc gia tăng mật độ
cao đạt kết quả năng suất cao nhất 26,91 ± 9,95
tấn/ha/vụ so với ao đất thả mật độ thấp.
Năng suất tôm chịu ảnh hưởng bởi nhiều

4.2. Đề nghị
Cần chú trọng đến mật độ thả phải phù hợp
với quy mô đầu tư cho nông hộ hay trang trại
nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Cơ quan
quản lý liên quan nên tăng cường công tác kiểm
tra chất lượng nguồn giống bố mẹ từ các cơ
sở sản xuất giống để có nguồn tơm giống sạch

bệnh và tăng trưởng tốt cung cấp cho người
dân. Ngồi ra, người ni tơm nên chú trọng
đến việc thiết kế hệ thống ao ni như diện tích
ao chứa, lắng, ao xử lý nước thải để hạn chế việc
ô nhiễm môi trường nước cũng như lây lan dịch
bệnh trong vùng nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đặng Thị Lụa, Lại Thị Ngọc Hà và Nguyễn Thanh
Hải, 2015. Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết
lá sim và hạt sim (Rhodomyrtus tomentosa) đối
với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên
tơm ni nước lợ. Tạp chí Khoa học và Phát
triển,13(7): 1101-1108.
Đinh Xuân Lập, Lê Phương Dung, 2018. Sinh kế
bền vững cho người nuôi tôm thông qua liên kết
chuỗi giá trị tại Đồng bằng sông Cửu Long. Hội
thảo khoa học, Phát triển ứng dụng công nghệ
cao trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang,
ngày 20/4/2018.
Đỗ Thị Hương, Nguyễn Văn Ngọc, 2014. Các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh tại Khánh Hịa. Tạp chí Khoa
học - Cơng nghệ Thủy sản Số 1/2014.
Hồng Quang Thành, Nguyễn Đình Phúc, 2012.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm ni ở

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

53



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
huyện tuy phước, tỉnh Bình Định. Tạp chı́ Khoa
học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.
Lê Kim Long, Đặng Hoàng Xuân Huy, 2015. Phân
tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao ni tơm thẻ
chân trắng tại thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh hòa.
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần
B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh
học: 40 (2015)(2): 7-14.
Lê Trần Tiểu Trúc và Nguyễn Thị Bé Ly., 2017. Hiện
trạng quản lý và xử lý chất thải từ ao tơm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh tại
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 1B
(2018): 82-91.
Lê Hồng Phước, Lê Hữu Tài và Nguyễn Văn Hảo,
2012. Diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy
trong ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề,
Tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí nghề cá Sông Cửu
Long, năm 2012.
Phạm Thành Nhân, Trần Ngọc Hải và Châu Tài Tảo,
2016. Nghiên cứu ương giống tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) trong hệ thống biofloc
với các chế độ che sáng khác. Tạp chı́ Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp,
Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 45 (2016):
119-127.
Phùng Thị Hồng Gấm, Võ Nam Sơn và Nguyễn

Thanh Phương, 2014. Phân tích hiệu quả sản
xuất các mơ hình ni TTCT và tơm sú TC ở
tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ Số chuyên đề: Thủy sản (2014)(2):
37-43
Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyên và Nguyễn Thanh
Phương, 2014. So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất
lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2, tr.70-78.
Võ Hồng Phượng, Đặng Ngọc Thùy, Nguyễn Thị
Lan Chi, Nguyễn Thanh Trúc, 2019. Nghiên cứu
điều kiện tối ưu nuôi cấy thu nhận bào tử Bacillus
S5 bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM).
Tạp chí nghề cá sơng Cửu Long, số 13/2019.
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Nguyễn Thảo Sương và
Nguyễn Đình Song Trỗi, 2016. Khả năng phân
hủy quorum sensing của một số chủng vi sinh vật
phân lập từ mơi trường ao ni tơm. Tạp chí nghề
cá sông Cửu Long. Số 7/2016.
Nguyễn Văn Phụng, Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn

54

Hảo, 2013. Các giải pháp kỹ thuật kiểm sốt
bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tơm chân trắng
(Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô
trang trại ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí
nghề cá sơng Cửu Long, số /2014.
Phan Thanh Lâm và Đoàn Văn Bảy, Nguyễn Văn

Phụng, 2018. Báo cáo sơ kết năm 2017 và 2018
đề tài tôm trọng điểm. Báo cáo khoa học, Viện
Nghiên cứu NTTS II, Tp. Hồ Chí Minh.
Tổng cục Thủy sản, 2018. Báo cáo hội nghị triển
khai kế hoạch ngành tơm 2019 tại Sóc Trăng.
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, C.E., Tucker, C.S., 1998. Pond Aquaculture
Water Quality Management. Kluwer Academic,
Boston, MA: USA 700 p.
Briggs M., Smith S. F., Subanghe R., Phillips M.,
2004. Introduction and movement of Penaeus
vannamei and P. stylirostris in Asia and the
Pacific. FAO, Bangkok, p. 40.
Chaweepack, Boonyee Muenthaisong., 2015. The
Potential of Galangal (Alpinia galanga Linn.)
Extract against the Pathogens that Cause White
Feces Syndrome and Acute Hepatopancreatic
Necrosis Disease (AHPND) in Pacific White
Shrimp (Litopenaeus vannamei).International
Journal of Biology; Vol. 7, No. 3; 2015 ISSN
1916-9671.
D. K. Appana, M. W. Alam, and B. Basnet., 2016.
A novel design of feeder system for aqua culture
suitable for shrimp farming, international.
Journal of Hybrid Information Technology, vol.
9, no. 4. pp. 199-212, 2016.
Flegel, T.W., 2012. Historic emergence, impact
and current status of shrimp pathogens in Asia.
Journal of Invertebrate Pathology 110:166-173
Karen Grace S. Andrino, Mary Jane S. ApinesAmar., 2014. Effects of dietary mannan

oligosaccharide (MOS) and β-glucan on growth,
immune response and survival against white spot
syndrome virus (WSSV) infection of juvenile
tiger shrimp Penaeus monodon. AACL Bioflux,
2014, Volume 7, Issue 5.Aquaculture, Aquarium,
Conservation &
Lightner, D.V., Redman, R. M., Pantoja, C. R., Noble,
B. L., Loc, T., 2012. Early mortality syndrome
affects shrimp in Asia. Global aquaculture
advocate January/February 2012:40.
Lo, C.F., Ho, C.H., Peng, S.E., Chen, C.H., Hsu,
H.C., Chiu, Y.L., Chang, C.F., 1996. White

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
spot syndrome baculovirus (WSBV) detected in
cultured and captured shrimp, crabs and other
arthropods. Disease of Aquatic Organisms
27:215 –225.
Phan, T.L., 2014. Sustainable development of
export-orientated farmed seafood in Mekong
Delta, Vietnam. PhD thesis, The University of
Stirling, Stirling.
Pham, A.T. P., Kroeze, C., Bush, S. R., & Mol, A.
P. J., 2010. Water pollution by intensive brackish
shrimp farming in south-east Vietnam: Causes
and options for control. Agricultural Water
Management, 97(6), 872–882.

Sookying D., Silva F. S. D., Davis D. A., Hanson
T. R., 2011. Effects of stocking density on the
performance of Pacific white shrimp Litopenaeus
vannamei cultured under pond and outdoor

tank conditions using a high soybean meal diet.
Aquaculture 319:232– 239.
Silva E., Silva J., Ferreira F., Soares M., Soares R.,
Peixoto S., 2015. Influence of stocking density
on the zootechnical performance of Litopenaeus
vannamei during the nursery phase in a biofloc
system. Boletim Instituto Pesca 41(esp.):777–
783
Takahashi, Y., Itami T. and Kondo, M., 1995.
Immunodefense System of Crustacea. Fish
Pathology 30: 141-150.
Tran, H.T.T., Zwart, M. P., Thanh, N., Vlak, J.
M., & Jong., 2011. Transmission of white spot
syndrome virus in improved-extensive and semiintensive shrimp production systems: A molecular
epidemiology study. Aquaculture,313(1-4),7–14.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019

55


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ANALYSIS OF TECHNICAL EFFICIENCY OF INTENSIVE WHITE-LEG
SHRIMP FARMING IN MEKONG DELTA

Nguyen Van Phung 1*, Phan Thanh Lam1

ABSTRACT
This study aim is to assess the current shrimp farming practices and proposal technical solutions to
improve the productivity of intensive white-leg shrimp farming in the Mekong Delta. A randomized
stratified sampling method was used to select shrimp farming areas and shrimp farms/households
for interview. From September to November 2018, total of 120 farms/households were surveyed in
five coastal provinces. Descriptive analysis and productivity model were applied to estimate the key
indicators that are basics for recommending technical sollutions. The results showed that increased
stocking density and invested pond infrashstructure improvement of pond lined-plastic group with
the shrimp average yield (26.91 ± 9.95 tons/ha/crop) were higher than that of the earth pond group
(9,16±4,83 tons/ha/crop). Presently, around 60% of respondents could not assess the shrimp seed
quality sources. Discharge of water and sediments without treatment methods directly from growout shrimp pond into the canals is still ongoing, with about 40% of shrimp farms involvement.
This may lead to an outbreak of dangerous diseases in shrimp culture, and affects productivity loss
such as Acute hepatopancreatic necrosis disease and White feces disease, with respectively 81.67%
and 95.6% of shrimp farms reported faced these shrimp disease. The result of productivity model
analysis shows that the shrimp yield was most influenced by the stocking density factor compared
to the remaining independent factors. In particular, the grow-out shrimp pond area and FCR were
negatively correlated to shrimp yield. The study also propose somes solutions related to raising
pond infrastructure, reasonable stocking densities, methods of feed control and disease prevention.
Keywords: Mekong Delta, shrimp yield, technical solutions, white leg shrimp
Người phản biện: PGS. TS. Võ Nam Sơn

Người phản biện: TS. Phạm Cử Thiện

Ngày nhận bài: 18/10/2019

Ngày nhận bài: 18/10/2019

Ngày thông qua phản biện: 10/11/2019


Ngày thông qua phản biện: 12/11/2019

Ngày duyệt đăng: 25/12/2019

Ngày duyệt đăng: 25/12/2019

Research Institute for Aquaculture No.2
* Email:

1

56

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019



×