Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nhà toán học lập dị Perelman doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.77 KB, 2 trang )

Nhà toán học lập dị Perelman
/>5.000 nhà toán học từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đã hoan hỉ có mặt tại Madrid (Tây
Ban Nha) từ hôm 22-8 nhân Hội nghị toán học quốc tế lần 25. Đối với họ, việc nhận được
thư mời của Liên minh toán học quốc tế (IMU) là một niềm vinh dự to lớn của người
nghiên cứu về toán.
Nhưng có một người chẳng thèm đếm xỉa đến những hoạt động đó, thậm chí cả khi ông là
một trong bốn nhân vật chính, những người sẽ được tôn vinh với huy chương Fields, giải
thưởng được ví như "Nobel toán học" kèm theo 13.400 USD tiền thưởng. Con người kỳ lạ
đó là tiến sĩ Grigory Perelman, người Nga, 40 tuổi.
Mọi người đều biết ông được vinh danh vì đã giải được một trong "bảy thách đố thiên niên
kỷ" của toán học là giả thuyết Poincaré. (Viện Toán học Clay ở Mỹ hồi năm 2000 đã rao
trao giải 1 triệu USD cho bất cứ ai giải được một trong bảy thách đố trên). Công trình của
ông được giới khoa học đánh giá là một bước khai thông có thể giúp các nhà khoa học tìm
ra hình dạng của vũ trụ.
Ông từ chối sang Tây Ban Nha nhận giải mà không có lời giải thích rõ ràng lắm. Trong
một lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với tạp chí The New Yorker của Mỹ, Perelman đã nói
giải thưởng Fields là "chẳng giá trị gì".
Nhưng dường như người ta cũng không quá sốc vì cách hành xử của Perelman những năm
qua đã nổi tiếng "lập dị". Ông nghiên cứu độc lập và công bố công trình của mình cũng
theo cách lập dị: tung lên mạng chứ chẳng thèm thông qua các tạp chí chuyên ngành.
Trong các công trình của ông, phần chứng minh chẳng có những lời giải thích dài dòng,
không theo qui tắc và buộc các đồng nghiệp muốn hiểu thì phải tự mày mò tìm ra cách giải
của ông.
Ba nhà toán học trẻ tuổi khác được đích thân nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos trao huy
chương Fields là Wendelin Werner (Pháp, 38 tuổi, giáo sư ĐH Paris Sud Orsay), Terence
Tao (Úc, 31 tuổi, giảng viên ĐH California, Mỹ) và Andrei Okounkov (Nga, 37 tuổi, giảng
viên ĐH Princeton, Mỹ).
Tiến sĩ Perelman, sinh trưởng tại Saint Petersburg, bộc lộ tài năng từ bé. 16 tuổi đã đoạt
giải nhất kỳ thi Olympic toán học quốc tế tại Budapest năm 1982. Còn cô giáo dạy toán
của Perelman tại Trường 239, một trường toán nổi tiếng, là Tamara Yefimova nhớ lại: "Đó
là một cậu học trò xuất sắc trong mọi môn học, ngoại trừ thể thao. Toán học quan trọng


nhất với cậu ấy. Nhưng tôi không nói rằng cậu ấy sống khép kín hoặc có thái độ chống xã
hội. Cậu ấy cũng có bạn bè và chơi vĩ cầm".
Lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Saint Petersburg, sau đó Perelman đi giảng dạy tại một số trường
ĐH Mỹ trong những năm 1990 rồi trở về làm nghiên cứu ở Viện toán Steklov ở Saint
Petersburg. Ông gần như cắt đứt mọi quan hệ với cộng đồng toán học kể từ khi công bố
phần đầu cách giải giả thuyết Poincaré vào tháng 11-2002, sau tám năm nghiên cứu. Sau
khi công bố đầy đủ bài giải của mình vào năm 2003, Perelman chẳng thèm đá động gì đến
giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay vì ông giải quyết thách đố Poincaré đơn thuần vì sở
thích chứ không vì tiền.
Chuyện lập dị đến mức coi thường cộng đồng toán học không còn là mới đối với
Perelman. Hồi năm 1996 ông từng từ chối giải thưởng của Hội Toán học châu Âu. Lý do
ông đưa ra: ban giám khảo không đủ tài năng để có quyền đánh giá về ông và trao thưởng
này nọ cho ông! Hồi đầu năm 2006 này, ông rời bỏ luôn cả Viện Steklov.
Theo Tuoi Tre Online

×