THIÊN CẦU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Tác giả: Nguyễn Hoài Nam
Mỗi ngày, thiên cầu hoàn thành đúng 1 vòng quay. Cái vòng quay này người ta gọi là
vòng quay biểu kiến vì thực chất thiên cầu cũng chỉ là một khái niệm "biểu kiến", tức
là nó là do con người đặt ra chỉ toàn bộ những gì người ta có thể nhìn thấy trên đầu
mình ("kiến" là chỉ những cái nhìn thấy).
Thực chất, cái quay không phải thiên cầu nào cả mà chính là chúng ta. À không, nói
như vậy thì không đúng, không phải chúng ta quay, nhân loại quay mà là chúng ta
đang đứng trên một mặt cầu và mặt cầu đó quay quanh trục của nó.
Phải, cả Trái Đất chúng ta đang sống đang quay không ngừng. Nó quay khá đều đặn
và cứ sau 1 ngày (24h) thì nó lại quay được đúng một vòng, (tức là mỗi điểm trên
trục quay của nó đều hoàn thành một góc quay 360 độ). Trong khi đó, mọi thông tin
của bầu trời chúng ta có thể cảm nhận thấy một cách dễ dàng nhất và có lẽ là duy
nhất bằng các giác quan thông thường, đó là các thông tin về thị giác. Ánh sáng từ
các thiên thể xa xôi, hay đơn giản là các đám mây trôi nhẹ trên bầu trời đều bay đi
với cùng một tốc độ 300.000 km/s để đến và đập vào mắt chúng ta, và chúng ta
nhìn thấy các vật đã được nó ghi lại hình ảnh (các phản ứng này diễn ra trong mắt
vật lí gọi là các hiệu ứng quang hình). Khi Trái Đất quay, vị trí của mỗi người cúng ta
thay đổi. Ngày thường có lẽ chúng ta không nhận thấy rằng chúng ta bị vòng quay
của Trái Đất lôi đi đến trên 40.000 km mỗi ngày (không tính chuyển động quanh Mặt
Trời và các chuyển động lớn hơn). Và cái chuyển động quay đó là hướng nhìn của
chúng ta thay đổi liên tục khi chúng ta hướng ánh mắt lên vũ trụ. Khi đứng trên Trái
Đất, chúng ta không hề biết rằng chúng ta đang quay với tốc độ chóng mặt, trong
khi đó hướng nhìn thì luôn thay đổi và chúng ta vô tình thấy rằng tất cả các điểm
trên bầu trời xa xôi kia đều đang chuyển động từ Đông sang Tây để rồi đúng 24 h
sau lại thấy nó về vị trí cũ, và chúng ta kết luận rằng thiên cầu đang "quay".
Mỗi ngày, khi nhìn lên chu kì quay của thiên cầu, chúng ta biết có một nửa thời gian
Mặt Trời rọi sáng chúng ta và nửa còn lại, Mặt Trời nhường chỗ cho Mặt trăng và các
vì sao.
• Thiên Cầu
• Thiên Đỉnh và Thiên Để
• Thiên Cực
• Xích Đạo Trời
• Hoàng Đạo
• Đường Chân Trời
• Trung Tuyền Trời
• Đường Chính Ngọ
• Các Điểm Bắc, Nam, Tây, Đông
1- Thiên cầu: (celestial sphere): Trên bầu trời nhìn thấy hàng ngày, người ta quan
sát thấy rất nhiều các thiên thể như Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, các vì sao và
.... thậm chí là các đám mây nữa. Khoảng cách của chúng đến Trái Đất và khoảng
cách của chúng so với nhau rất khác nhau. Để tiện quan sát trực quan, người ta
tưởng tượng ra một mặt cầu khổng lồ bao quanh Trái Đất ở một khoảng cách nào đó
không xác định, nó giống như một cái nền mà trên đó có đính tất cả các thiên thể
nêu trên. Gọi mặt cầu tưởng tượng đó là Thiên Cầu, người ta có thể coi chuyển động
chung từ Đông sang Tây của tất cả các thiên thể trên bầu trời hàng ngày là chuyển
động của Thiên cầu.
2- Thiên đỉnh (zenith) và Thiên để (nadir): nếu bạn đứng tại một điểm trên Trái
Đất và quan sát Thiên cầu thì bạn có thể tưởng tượng rằng có một đường thẳng đi
qua bạn và tâm Trái Đất, đường nối bạn với tâm Trái Đất này cắt Thiên cầu tại 2
điểm. Một điểm ngay trên đỉnh đầu bạn, đó là Thiên đỉnh. Còn điểm còn lại thì đối
xứng với thiên đỉnh, nó cắt Thiên Cầu tại phía bên kia, bạn không thể thấy nó do bị
Trái Đất che khuất, điểm đó được gọi là Thiên để.
Mỗi điểm bát kì trên Trái Đất đều có một thiên đỉnh và một thiển để riêng, 2 điểm đối
nhau qua tâm Trái Đất thì thiên đỉnh của điểm này sẽ là thiên để của điểm kia và
ngược lại.
3- Thiên cực (celestial pole): Ta đã biết Trái Đất có một trục Bắc- Nam nối 2 địa
cực Bắc-Nam và đi qua tâm Trái Đất. Nếu kéo dài trục Trái Đất ra vô hạn theo hướng
Bắc Nam của Địa Cầu thì đường thẳng cắt Thiên cầu tại 2 điểm gọi là thiên cực Bắc
(Nord Celestial Pole) và thiên cực Nam (South Celestial Pole). Như vậy nếu bạn đứng
tại cực Bắc của Trái Đất thì thiên cực Bắc sẽ là Thiên đỉnh của bạn và Thiên cực Nam
sẽ là Thiên để, còn khi bạn đứng tại cực Nam thì ngược lại.
* Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Bắc được gọi là
Thiên cầu Bắc
* Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Nam được gọi là
Thiên cầu Nam
Nếu bạn đứng tại Bắc Cực, bạn sẽ thấy toàn bộ Thiên cầu Bắc nhưng không thây một
chút nào về Thiên cầu Nam và khi bạn đứng ở Nam cực thì ngược lại
4- Xích đạo trời (celestial equator): Hãy tưởng tượng kéo dài bán kính của xích
đạo Trái Đất ra dài vô hạn thì đường xích đạo của chúng ta sẽ trở thành một đường
tròn cắt ngang Trái Đất và cắt cả lên thiên cầu. Đường cắt đó trên thiên cầu chính là
xích đạo trời. Hay nói cách khác thì xích đạo trời chính là hình chiếu vuông góc của
xích đạo Trái Đất lên Thiên Cầu
5 Hoàng Đạo (zodiac): Hoàng Đạo chính là đường chuyển động của Mặt Trời trên
Thiên cầu trong 1 năm. Chúng ta đã biết rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
mỗi vòng hết 365,4 ngày (gọi là 1 năm). Thiên cầu lại là một khái niệm gắn liền với
Trái Đất và do đó khi Trái Đất chuyển động như thế, ta có thể tưởng tuởng ra một
mặt cầu Thiên Cầu chuyển động cùng Trái Đất, với biên của Thiên cầu ở rất xa, cũng
do việc hướng nhìn thay đổi, chúng ta sẽ thấy vị trí của Mặt Trời thường xuyên thay
đổi so với các sao trên Thiên Cầu. Mỗi thời gian khác nhau, Mặt Trời sẽ "lướt" qua