Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Ánh trăng có tác dụng chũa bệnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.84 KB, 2 trang )

Ánh trăng có tác dụng chữa bệnh?
Tác giả: Thohry
13/12/2007
Tại một sa mạc hoang vắng, lạnh lẽo ở bang Arizona nước Mỹ, chuyên gia về tài chính
Jaron Ness đang đứng chờ các đám mây tan đi để được ‘tắm trăng’.
Khi ánh trăng vừa ló ra, anh bước nhanh tới luồng ánh sáng như dát bạc được phản
chiếu từ một tấm gương parapol khổng lồ cao bằng một toà nhà 5 tầng.
“Cảm giác thật là quyến rũ”, Ness vừa nói vừa chầm chậm quay hai bàn tay trong ánh
‘nắng’ của Mặt trăng gần sát ngày rằm.
Jaron Ness chỉ là một trong số hang đoàn người hiếu kỳ đổ về vùng đất sa mạc cằn cỗi của bang Arizona để được tắm
mình trong ánh trăng được phản chiếu qua một hệ gương thu ‘nắng trăng’ đầu tiên trên thế giới.
Richard Chapin , một nhà kinh doanh và cũng là một nhà sáng chế ở Tucson, cùng với vợ là Monica đã quyết định bỏ tiền
túi ra để xây dựng lên công trình khổng lồ có một không hai này.
Các tác động về lực hấp dẫn của Mặt trăng lên sự vận hành của thuỷ triều trên Trái đất cùng với nhiều hiện tượng tự nhiên
có liên quan tới Trăng khác đã được loài người nghiên cứu từ bao đời nay. Nhưng quả thực, ảnh hưởng của ánh sang Mặt
trời phản xạ qua Mặt trăng thì ít đựơc chú ý tới.
Gia đình nhà Chapin đã xây dựng công trình độc nhất vô nhị này ngay trên vùng đất sa mạc, cách thành phố Tucson bang
Arizona 15 dặm với hy vọng rằng ánh trăng (đã được hội tụ) có thể có những ứng dụng trong y tế, trong công nghiệp hay
nông nghiệp.
Chapin nói:”Người ta đã quá tập trung vào Mặt trời. Chúng ta quên mất rằng có một thiên thể rất lớn ngay ở gần chúng ta
hàng tỷ năm nay và đã có những tác động lên mọi mặt của quá trình tiến hóa. Nếu ánh trăng có tác động tới động, thực vật,
vậy tôi nghĩ tại sao lại không hội tụ thứ ánh sáng này lại xem có tác dụng gì không”
Tắm trăng
Cả 2 ông bà Chapin đều không phải là các nhà khoa học. Họ đã dùng tiền thu nhập từ cơ sở kinh doanh của họ ở Tucson
để dựng lên cái gọi là “ Thu nhận ánh sáng Trăng” (Interstellar Light Collector), mà tính tới nay đã ngốn của ông bà tới 2
triệu đô la. Hệ thống này bao gồm một bộ khung lớn được lắp dưới một miệng hố rộng, sâu tới 14 m trên một khu đất ở
một nơi hoang vắng , nổi tiếng bởi có ít ánh sáng ô nhiễm. Thiết bị này cao bằng một ngôi nhà 5 tầng và nặng tới 25 tấn,
bao gồm 84 tấm gương được gắn lên một hệ các cánh tay thủy lực, mà theo Chapin thì chúng có “độ chính xác của đồng
hồ Thụy sĩ”.
Hiện tại ông bà Chapin chưa thu phí ‘tắm trăng’ nhưng họ sẵn sàng nhận tiền ''công đức'' 10usd/người để hỗ trợ cho chi
phí vận hành hệ thống gương.


Tới nay, đã có hơn 1000 người tới tham quan và tắm trăng, trong đó có cả những nguời từ những nơi xa xôi như Úc, Nhật,
Ấn độ và Ả rập Xê Út. Phần nhiều trong số những ngưòi này đang mong muốn tìm được tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của
ánh trăng hội tụ.
Một số nguời thì vẫn khoác áo choàng tắm, trong khi một số khác lại cởi tới tận.. gần hết để được tắm trong luồng ánh
sáng trăng phản chiếu từ những tấm gương lớn. Mỗi lần tắm kéo dài từ 3 tới 15 phút.
Các du khách rất thú vị với công việc ‘tắm trăng’ này. Một số nói, nó giống như là đang bơi ở dưới nước, một số khác lại
bảo họ như đang được đứng trước một làn gió ấm và cảm thấy rất phấn chấn.
Eric Carr, một thầy lang chữa bệnh bằng liệu pháp thôi miên ở Tucson nói: “Khi tôi bước vào luồng ánh sáng trăng, một
cảm giác lâng lâng sảng khoái ngay lập tức bao trùm.. Cảm giác thật yên bình”. Carr đã đến ‘tắm’ ở đây một vài lần.
Lợi ích của ánh trăng?
Một số du khách tới đây tin rằng được tắm mình dưới ánh trăng ‘đậm đặc’ như vậy sẽ làm họ cảm thấy bớt bệnh tật. Eric
Carr nói rằng, ông nhận thấy căn bệnh hen xuyễn mãn tính của mình đã có chuyển biến rõ rệtsau vài lần tắm ở đây.
Tuy nhiên vẫn chưa có một thí nghiệm về tác dụng lâm sàng nào của ánh trăng được thực hiện trên người. Các nhà khoa
học nói họ chưa thấy một bằng chứng nào về tác động chữa bệnh nào của ánh trăng và những câu chuyện thêu dệt rằng
đã khỏi bệnh như trên thật đáng ngờ.
Katherine Creath, một giáo sư về quang và y học tại ĐHTH Arizona nói : “ Tôi chưa bao giờ thấy một bằng chứng nào
chứng tỏ đó không phải là liệu pháp tâm lý. Ta vẫn chưa có các thí nghiệm để có thể nói lên ánh trăng có thể làm được gì.
Nhưng dù đó là tác dụng tâm lý hay là tác dụng thật của ánh trăng cũng đâu có sao, một khi mọi người đã tới đó và có
đựơc các kết quả khả quan. Thế thì cũng đáng đi đến đó đấy chứ”
(Ánh sáng trăng được hội tụ từ một hệ thống gương khổng lồ vào chiếc toa xe di động (điểm sáng nhỏ ở giữa ảnh) trên sa
mạc Sonoran gần hạt Three Points bang Arizona Hoa kỳ. Số lượng những người hiếu kỳ lặn lội tới đây ngày càng gia tăng.)
Gia đình nhà Chapin cũng rất muốn các nhà nghiên cứu sử dụng công trình của họ để nghiên cứu tác dụng của ánh trăng
trong các lĩnh vực khác nhau như y học, sinh học, thực vật học và một số quá trình công nghiệp khác.
Trong khi đó thì các du khách vẫn đang mải miết chờ tới lượt mình ra tắm trăng trong tiếng nhạc nền du dương. Đối với họ,
đó thực sự là những giây phút thư giãn và sảng khoái.
“Cứ như là bạn đang ở trên thiên đường vậy”, Aranka Toniatti, một bệnh nhân ung thư đã phải lái xe tận Colorado tới, nói
“Một cảm giác lung linh tuyệt vời”.

×