Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

----------------------------

NGUYỄN BÁ KIÊN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÂY GỖ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ,
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

----------------------------

NGUYỄN BÁ KIÊN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÂY GỖ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ,
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60620211



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Bá Kiên
Sinh ngày 26 tháng 03 năm 1980
Học viên lớp: Cao học 19B – chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng,
Trường Đại học Lâm nghiệp.
Đơn vị công tác: Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Tôi xin cam đoan: Đề tài "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang" do TS. Trần Ngọc Hải hướng
dẫn. Đây là cơng trình của riêng tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đề có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng.
Tơi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luân văn đúng như nội dung trong
Đề cương và yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có vấn đề gì trong nội dung
của Luận văn tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013
TÁC GIẢ

Nguyễn Bá Kiên



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp,
tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo,
sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự động viên kịp thời của
gia đình và người thân đã giúp tơi vượt qua những trở ngại và khó khăn để hồn thành
chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới TS. Trần Ngọc
Hải - Trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Đào tạo Sau đại
học, khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, các Giáo sư, Tiến sĩ hợp tác
giảng dạy tại khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Xin cảm ơn các công chức, viên chức Kiểm lâm, đặc biệt là ông Đỗ Viết
Quyền, Trưởng ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang
đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để hồn thành luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ
giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013
TÁC GIẢ

Nguyễn Bá Kiên


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan .................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. .v
Danh mục các bảng biểu ................................................................................. .vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học .................................................................3
1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật .........................................................4
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật.................................................................................4
1.2.2. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ....................................................9
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................13
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu .....................................................................13
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................13
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................13
2.3.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................................13
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật ..............................................................14
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..........................................................................23
3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và phạm vi ranh giới ....................................................23
3.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................24
3.1.3 Địa chất, đất đai................................................................................................25
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................26



iv

3.1.5 Tài nguyên rừng Khu BTTN Tây Yên Tử .......................................................27
3.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................30
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................32
4.1. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật cây thân gỗ ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử ............................................................................................32
4.1.1. Thành phần loài thực vật cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử ................32
4.1.2. Đặc điểm phân bố của thực vật cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử .......32
4.2. Tính Đa dạng của hệ thực vật cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử ............41
4.2.1. Mức độ đa dạng ngành ....................................................................................41
4.2.2. Các chỉ số đa dạng...........................................................................................42
4.2.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành ..............................................................................42
4.2.4. Đa dạng về dạng sống .....................................................................................44
4.2.5. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật ............................................................45
4.2.6. Đa dạng các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao ................................................48
4.3. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn tài nguyên thực vật cây
thân gỗ ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử .......................................................51
4.3.1. Dữ liệu phục vụ theo dõi diễn biến rừng ở một số điểm nghiên cứu:.............51
4.3.2. Dữ liệu một số loài cây thân gỗ quý, hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn cao
của Khu BTTN Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang ..........................................................53
4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử ......................................................................................................60
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BTTN
BQL

Viết đầy đủ
Bảo tồn thiên nhiên
Ban quản lý

CITES

Công ước Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐDTV

Đa dạng thực vật

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

MAB

Chương trình Con người và Sinh quyển


NĐ 32

Nghị định 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006

Nxb

Nhà xuất bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

UNEP

Chương trình Mơi trường của Liên hợp quốc

UNESCO
UBND
VQG
WCMC
WWF


Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc
Uỷ ban nhân dân
Vườn quốc gia
Trung tâm giám sát Bảo tồn Thế giới
Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc tế


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934)

20

2.2

Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật

21

3.1


Diện tích Khu BTTN Tây Yên Tử

23

3.2

Diện tích các loa ̣i rừng trong Khu BTTN Tây Yên Tử

27

4.1

Tổng hợp thành phần thực vật cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử

32

4.2

Phân bố của các loài thực vật thân gỗ ở các kiểu rừng chính

35

4.3

Phân bố của thực vật cây thân gỗ ở các trạng thái rừng

36

4.4


Tổng hợp phân loại nhóm sử dụng gỗ của Khu BTTN Tây Yên Tử

39

4.5

Cấu trúc số lượng các taxon của hệ thực vật cây thân gỗ tại Khu

41

BTTN Tây Yên Tử
4.6

Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật cây gỗ Khu BTTN Tây Yên Tử

42

4.7

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật cây gỗ Khu BTTN Tây Yên Tử

43

4.8

Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Khu BTTN Tây Yên Tử

44


4.9

Phổ dạng sống của hệ thực vật cây gỗ Khu BTTN Tây n Tử

45

4.10

Tổng hợp các nhóm cơng dụng của cây gỗ ở Khu BTTN Tây

45

Yên Tử
4.11

Danh mục các loài cây gỗ quí hiếm

48

4.12

Tọa độ, độ cao của các điểm đánh dấu phục vụ theo dõi biến

51

động tài nguyên cây thân gỗ


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Bản đồ tuyến điều tra Phân khu Thanh – Lục Sơn

15

2.2

Bản đồ tuyến điều tra Phân khu Khe Rỗ

15

2.3

Tác giả đang điều tra thành phân loài cây thân gỗ tại thực địa

22

3.1

Bản đồ hiện trạng Phân khu Thanh – Lục Sơn

31


3.2

Bản đồ hiện trạng Phân khu Khe Rỗ

31

4.1

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

33

4.2

Rừng phục hồi sau nương rẫy (IIB)

38

4.3

Rừng hỗ giao vầu + gỗ và Rừng vầu thuần loài

38

4.4

Rừng nhiệt đới độ cao dưới 700m (IIIA2) bị tác động vừa

38


4.5

Lá và hoa cây Trà vàng ginbéc

54

4.6

Lá, Hoa, Quả cây Lim xanh

54

4.7

Lá, Hoa, Quả cây Trầm hương

55

4.8

Lá và thân cây Vù hương

57

4.9

Lá và thân cây Sến mật

58


4.10

Lá và thân cây Gụ lau

59

4.11

Cây Hà nu bị khai thác trái phép tại khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu

61

4.12

Hiện trường khoan thăm dò và mở đường để khai thác Than

62

trong vùng đệm của Khu bảo tồn
4.13

Người dân sử dụng lửa trong rừng và điểm du lịch Vũng Trịn

63

thuộc Phân khu Khe Rỗ
4.14

Cây Sến mật bị lốc xốy làm bộc gốc tại Phân khu Khe Rỗ


63


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo quyết định số
117/QĐ-UB ngày 22/7/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang trên cơ sở tổ chức, sắp
xếp lại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ trước đây, Tiểu khu Thanh
Sơn thuộc Lâm trường Sơn Động II, Tiểu khu Chía – Nước Vàng thuộc Lâm
trường Mai Sơn, với tổng diện tích 13.020,4 ha rừng và đất rừng đặc dụng. Khu
bảo tồn năm ở sườn tây của dẫy núi Yên Tử, trên địa bàn các xã An Lạc, Thanh
Luận, Tuấn Mậu, thị trấn Thanh Sơn của huyện Sơn Động và xã Lục Sơn của
huyện Lục Nam. Phía Đơng và phía Nam giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Hải
Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn cho nên địa hình Khu bảo tồn cao ở phía
Đơng Nam và thấp dần về phía Tây Bắc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được xem là một khu vực điển hình của
hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn
nhất tỉnh Bắc Giang với 2 kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn nguồn
gen và sự đa dạng của khu hệ động thực vật nhiệt đới, các giá trị khoa học, địa
chất và cảnh quan mơi trường. Ngồi ra cịn đóng vai trị quan trọng trong điều
hịa khí hậu, duy trì và điều tiết nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh
hoạt cho vùng hạ lưu. Đồng thời nơi đây cũng là địa điểm hấp dẫn có tiền năng
phát triển du lịch sinh thái và cảnh quan.
Trong những năm qua, mặc dù đã được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng các hoạt
động khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác trái phép của người dân địa phương vẫn
diễn ra; các tác động tiêu cực này đã làm ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học,
phá vỡ cấu trúc rừng, suy giảm thành phân loài, nhất là các loài động thực vật rừng

q hiếm trong đó có các lồi cây gỗ. Bên cạnh đó các nghiên cứu khoa học về tài
nguyên rừng đặc biệt là tài nguyên thực vật cây gỗ trong Khu bảo tồn còn hạn chế.
Các nghiên cứu trước đây chỉ là những nghiên cứu sơ bộ ban đầu, chưa có cơng


2
trình nào nghiên cứu, đánh gia một các đầy đủ, toàn diện về đa dạng thực vật cây
gỗ. Xuất phát từ thực tiến trên, tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu tính đa dạng thực
vật cây gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang". Các kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất cho công tác bảo
tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật nói riêng và đa dạng sinh học nói chung
của Khu bảo tồn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về đa dạng sinh học
Từ xa xưa con người đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc
sống và sự phát triển của mình; nhờ tiếp cận với tự nhiên họ đã biết phân loại sinh vật
để nhận biết và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Ngày nay do sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con người càng ham hiểu
biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết sâu về thế giới sinh vật con người
càng khai thác tài nguyên sinh vật một cách tận diệt, vì thế nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học ngày càng giảm sút. Có thể nói vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh
học hiện nay là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới.
Theo IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa ĐDSH như sau: “Đa dạng sinh học
là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật,
động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là
thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của các sinh vật

từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ
vực khác và các phức hệ sinh thái mà chúng cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm
sự đa dạng của loài, giữa các loài và các hệ sinh thái ” .
Theo định nghĩa của Quĩ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đề
xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng
triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài
và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong mơi trường”.
Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam có nêu ra một khái
niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống
trên hành tinh, gồm tổng số lồi động vật và thực vật, tính đa dạng và sự phong phú
trong từng lồi, tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập
hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”.
Định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, định nghĩa trên còn dài dịng, khơng rõ ràng và


4
dễ nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; cịn một điểm khơng rõ nữa là định
nghĩa trên chỉ nói đến hai nhân tố là động vật và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ
quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác như nấm và vi sinh vật.
Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông thường nhất, ngắn gọn
và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo tồn đa dạng
sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992)
[46]: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao
gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng
thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. Từ định nghĩa trên ta có
thể rút ra được các nội dung của đa dạng sinh học là:
- Đa dạng di truyền - tức là sự đa dạng về gen và nhiễm sắc thể.
- Đa dạng về loài.
- Đa dạng về hệ sinh thái.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật
Nghiên cứu về đa dạng thực vật có một số lĩnh vực nghiên cứu chính sau:
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật
1.2.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới có từ lâu. Người ta đã tìm thấy các
tài liệu mơ tả về thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 3.000 năm trước Công nguyên và
ở Trung Quốc khoảng 2.000 năm trước Cơng ngun. Song những cơng trình có giá trị
xuất hiện vào thế kỷ 19 – 20: Thực vật chí Honkong 1861 [34]; Thực vật chí Australia
1866 [35]; Thực vật chí rừng Tây Bắc và Trung tâm Ấn Độ 1874 [36].
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên
cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A .I. [44] cho rằng “chỉ cần điều tra trên một
diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng khơng
có sự phân hố về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. đã
đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm
thường là 1500 – 2000 loài. Các nhà sinh vật học Nga tập trung các nghiên cứu vào
việc xác định diện tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê đầy đủ nhất số loài của
từng hệ thực vật cụ thể.


5
Brummitt (1992) [37], chuyên gia của phòng bảo tàng thực vật Hoàng gia
Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật
bậc cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là Khuyết lá thông
(Psilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ
(Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae). Trong đó
ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là: lớp
Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 10.715 chi, 357 họ và lớp Một lá mầm
(Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi, 97 họ.
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến các cơng trình:

“Thực vật chí Nam bộ” của Leureiro [40]; Thực vật chí rừng nam bộ của các tác giả
Pierre L. [42]. Một trong cơng trình lớn nhất về quy mơ cũng như giá trị là cơng
trình nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả Pháp Lecomte et al. [39],
kết quả của nghiên cứu này là bộ “Thực vật chí đại cương Đơng Dương”, trong kết
quả nghiên cứu này theo Lecomte thì vùng Đơng Dương có hơn 7.000 lồi. Đây là
bộ sách có ý nghĩa lớn với các nhà thực vật học; hiện nay bộ sách này vẫn cịn có
giá trị với những người nghiên cứu thực vật Đơng Dương nói chung và hệ thực vật
Việt Nam nói riêng. Tiếp theo đó là bổ sung của Humbert H. [38], đến nay là thực
vật chí Lào, Campuchia và Việt Nam đã xuất bản từ 1960 và ở ta đã có đến tập 26.
Sau này, Pocs T. (1965) [41] tuy không nghiên cứu hệ thực vật miền Bắc,
nhưng dựa trên bộ “Thực vật chí đại cương Đơng Dương” đã thống kê 5.190 lồi.
Đồng thời tác giả cịn phân tích cấu trúc hệ thống cũng như dạng sống và các yếu tố
địa lý của hệ thực vật này.
Như vậy từ đầu thế kỷ đến khoảng giữa thế kỷ 20, các cơng trình nghiên cứu
về hệ thực vật có giá trị ở Việt Nam đều do các tác giả người nước ngồi nghiên
cứu. Các cơng trình cũng mới chỉ dừng lại ở thống kê số lượng lồi có trong một
vùng diện tích lớn như miền Bắc Việt Nam (198.000 km2), Việt Nam có diện tích
trên 330.000 km2 hoặc Đơng Dương với diện tích khoảng 737.800km2 và rất ít chú
ý đến các khía cạnh khác. Như những nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam


6
phải kể đến hai cơng trình có giá trị là: “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái
Văn Trừng (1963 – 1978) [29]. Tác giả tổng hợp các cơng trình đã có trước đây
cùng với các nghiên cứu của mình cơng bố 7.004 lồi thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1.850 chi và 189 họ ở Việt Nam. Thái Văn Trừng đã khẳng định ưu thế của
các ngành Hạt kín (Magnoliophyta) trong hệ thực vật Việt Nam với 6.336 loài
(90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%) trong tổng số các Taxon mỗi bậc.
Các ngành thực vật khác nhìn chung chiếm một tỷ lệ không nhiều trong hệ thực vật.
Công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” của Trần

Ngũ Phương [24] đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam. Trong đó rừng
miền Bắc được chia làm 3 đai, 8 kiểu; ngồi ra ơng còn chia ra thành những kiểu
phụ mà chỉ dùng loại hình thay cho kiểu, sau loại hình kiểu phụ.
Cùng với những cơng trình nghiên cứu tại miền Bắc, trong thời gian này Phạm
Hoàng Hộ [15] cũng cho ra bộ sách “Cây cỏ Nam Việt Nam” cơng bố với 5.326 lồi
thực vật có ở miền Nam nước ta. Trong đó thực vật bậc thấp có 60 lồi, rêu 20 lồi,
cịn lại là thực vật có mạch 5.246 lồi. Đây là một cơng trình tổng hợp về hệ thực vật
miền Nam, nhưng số lồi các ngành cơng bố ở trên theo chúng tơi cịn thiếu.
Phan Kế Lộc [21] ở miền Bắc đã cung cấp số loài cây của các ngành thực vật
bậc cao có mạch trong cơng trình “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền
Bắc Việt Nam”. Trong tác phẩm này Phan Kế Lộc đã thống kê được 5.609 lồi, cịn
các ngành khác chỉ có 540 lồi. Con số này theo bản thân tôi là khá đầy đủ.
Qua những tác phẩm kể trên chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ trong vòng 7
năm từ năm 1966 đến 1973 đã có 4 cơng trình có giá trị cao về hệ thực vật Việt
Nam do các tác giả trong nước nghiên cứu. Tổng hợp các cơng trình này chúng ta
có số liệu khá đầy đủ về các hệ thực vật ở nước ta. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ
chủ yếu thống kê số lượng các Taxon có trong hệ thực vật mà ít chú ý so sánh
chúng với nhau hoặc chú ý vào các khía cạnh khác như tài ngun, dạng sống, …
mặt khác các cơng trình nghiên cứu này chưa đề cập đến ngành rêu, trừ nhà nghiên
cứu Phạm Hoàng Hộ, 1970.


7
Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể các
tác giả khác đã xuất bản tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” [8] công bố 3.754 lồi
thực vật bậc cao có mạch bằng một nửa số lồi của hệ thực vật Việt Nam. Cơng
trình này khảo sát bao quát cả một hệ thực vật rừng phong phú vào bậc nhất nước ta
nên rất có ý nghĩa.
Đi theo hướng nghiên cứu các hệ thực vật ở từng vùng, Phạm Hoàng Hộ
(1985) đã xuất bản ra cuốn sách “Danh lục thực vật Phú Quốc” [16 ]. Công bố 793

lồi thực vật cao có mạch trong một diện tích là 592 km².
Nếu thống kê số lồi, chi, họ ở miền Bắc thường theo con số của tác giả Phan
Kế Lộc cộng thêm ngành rêu nữa thì số lồi thực vật ở miền Bắc là 5.915 loài, số
chi là 1.746 chi và số họ là 288 họ. Thống kê số loài, chi, họ ở Việt Nam theo con số
thống kê của Thái Văn Trừng [29] cộng thêm ngành rêu ở Việt Nam thì số lồi ở Việt
Nam là 7.797 loài, 2.032 chi, 349 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao.
Năm (1991 – 1993) với 3 quyển “Cây cỏ Việt Nam” Phạm Hồng Hộ [15] đã
mơ tả 10.500 lồi thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Tuy vậy Phạm Hồng Hộ con
số đó có thể lên tới 12.000 loài. Nhiều nhà thực vật Việt Nam làm việc ở trong nước
cũng cho rằng số loài thực vật nước ta có khoảng trên 12.000 lồi.
Tác giả Trần Hợp, 2002 [32] trong cuốn “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam”, trong
tài liệu quý này tác giả đã đề cập tới những thông tin chung về thực vật thân gỗ.
Theo tác giả thì cây thân gỗ có thân chính phát triển cao ln có vai trị là những
sinh vật “lập quần” để kiến tạo ra các quần xã thực vật đa dạng về tổ thành và cấu
trúc. Cũng theo tác giả, tài nguyên cây gỗ ở Việt Nam tập trung vào hai ngành thực
vật tiến hóa nhất là Ngành thực vật hạt trần và Ngành thực vật hạt kín. Các lồi
trong Ngành thực vật hạt trần được các nhà kinh doanh, làm nghề rừng gọi là
“Nhóm gỗ mềm” hay nhóm “Cây lá kim”, cịn gỗ trong Ngành hạt kín được gọi là
“Nhóm gỗ cứng” hay nhóm “Cây lá rộng”.
Tác giả cũng đã thống kê nếu kể cả nhóm cây bụi, dây leo thân gỗ và tre trúc,
dương xỉ thân gỗ thì số lồi thực vật thân gỗ ở Việt Nam có thể lên tới 2.500 lồi. Tác
giả đã mơ tả được 1.500 lồi thực vật có thân hóa gỗ, thuộc 152 họ có phân bố tự nhiên
và một số lồi nhập nội ở Việt Nam. Có thể khẳng định đây là cuốn tài liệu rất quan
trọng về tài nguyên cây gỗ của Việt Nam.


8
Trong giai đoạn từ 1971-1988, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã xuất bản 7 tập
Cây gỗ rừng Việt Nam [23], mỗi tập giới thiệu khoảng 100 lồi, các thơng tin về tên
phổ thông, tên khoa học, tên họ thực vật, đặc điểm hình thái nhận biết, đặc điểm phân

bố, giá trị sử dụng. Đối tượng giới thiệu của 7 cuốn tài liệu là các loài thân gỗ lớn, gỗ
nhỡ và gỗ nhỏ, khơng đề cập tới các nhóm lồi khác.
Năm 2009, được sự tài trợ của tổ chức Jica nhóm các nhà chuyên gia về thực
vật của Viện Điều tra Quy hoạch rừng với chủ biên là Vũ Văn Dũng đã biên soạn, tổng
hợp lại 7 cuốn Cây gỗ rừng Việt Nam đã xuất bản trong giai đoạn trước 1988 và bổ
sung thêm 39 loài, cuốn tài liệu này được biên soạn bằng Tiếng Anh có tên là “Viet
Nam Forest Trees”, tái bản có bổ sung lần 2. Các loài được giới thiệu chỉ tập trung vào
thực vật rừng có thân gỗ lớn, gỗ nhỡ và gỗ nhỏ. Khơng đề cập tới các nhóm dương xỉ,
dây leo, cây bụi, tre nứa hay cau dừa có thân hóa gỗ ở Việt Nam.
1.2.1.3. Nghiên cứu thực vật tại Khu BTTN Tây Yên Tử
Năm 1999 Ban quản lý Khu BTTN Khe Rỗ đã phối hợp với các chuyên gia
thực vật của trường Đại học Lâm nghiệp điều tra sơ bộ đặc điểm tài nguên thực vật và
xây dựng danh lục thực vật rừng Khu BTTN Khe Rỗ [1] (nay là Phân ban Khe Rỗ
thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử). Kết quả của đợt điều tra này các chuyên
gia đã tìm được 276 lồi cây gỗ thuộc 136 chi của 57 họ thực vật; 452 loài cây cỏ,
dây leo thuộc 53 chi của 28 họ.
Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, hiện nay chưa có một nghiên cứu
nào về dạng sống, công dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật cây gỗ; các đợt điều
tra, tìm hiểu về khu hệ thực vật tại Khu Bảo tồn đã thực hiện trước kia chỉ chú ý đến
số lượng loài và lập ra một bản danh lục thực vật sơ bộ. Chính vì vậy mà việc quản lý
bảo vệ những loài cây gỗ, đặc biệt là những loài cây gỗ có giá trị bảo tồn và kinh tế
cao tại khu bảo tồn Tây Yên Tử vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do
trên, việc triển khai một đề tài nghiên cứu về tính đa dạng cây gỗ tại Khu BTTN Tây
Yên Tử là hết sức cần thiết, nghiên cứu này là đề tài đầu tiên nghiên cứu, phân tích về
tính đa dạng về thành phần lồi, công dụng, dạng sống và phân bố một số cây gỗ quý
hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2012) tại khu Bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử và được áp dụng theo hệ thống của Tolmachop A.L (1974).


9

1.2.2. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật
Một trong những nội dung chính khi phân tích một hệ thực vật là phân tích
phổ dạng sống của hệ thực vật đó. Bởi vì dạng sống là kết quả phân tích q trình
thích nghi lâu dài của hệ thực vật với mơi trường sống. Các dạng sống đều có liên
quan chặt chẽ với điều kiện tự nhiên của từng vùng cũng như mức độ tác động của
các nhân tố sinh thái. Cơ sở dùng để phân chia dạng sống là sự khác nhau về khả
năng thích nghi của thực vật trong thời gian bất lợi về khí hậu của năm.
1.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Mặc dù có nhiều kiểu phân loại dạng sống khác nhau, nhưng thông thường
người ta vẫn sử dụng cách phân loại của Raunkiaer (1934) [43] vì nó khoa học, đơn
giản và dễ sử dụng.
Khi phân biệt các dạng sống thực vật, trong hàng loạt các dấu hiệu thích nghi,
Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu làm biểu thị để phân loại dạng sống của mình: Đó là
vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm, từ đó ơng chia ra 5 nhóm
dạng sống cơ bản.
1. Cây chồi trên (Phanerophytes – Ph): Gồm những cây có chồi nằm cách
mặt đất từ 25 cm trở lên. Ví dụ: Sâng, Chị chỉ... Nhóm này được chia thành 7 nhóm
dạng sống nữa là:
(1): Cây chồi trên to (Megaphanerophytes) – Mg là cây gỗ hay cây dây leo gỗ
cao trên 25 m: Sâng, Chò chỉ, Chò xanh, Lim xanh;
(2) Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) – Me là những cây gỗ hay dây leo
gỗ từ 8 – 25 m: Gội, Sung, Máu chó, Trường, có thể gồm một số lồi cây thảo hố gỗ
như tre, nứa;
(3) Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) – Mi là cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây
leo gỗ, cây hoá gỗ cỏ cao từ 2 – 8 m: Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào;
(4) Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) – Na gồm cây gỗ lùn, cây bụi hay
nửa bụi, dây leo gỗ nhỏ, cây hoá gỗ cao tư 25 – 200 cm: Các lồi cây thuộc họ Cà
phê, Thầu dầu, Ơ rơ, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa
hồng, Nhài;



10
(5) Cây bì sinh (Epiphytes) Ep: Gồm các lồi cây bì sinh sống lâu năm trên
thân, cành cây gỗ, trên vách đá, … các loài Dương xỉ, Phong lan;
(6) Cây mọng nước (Succelentes) – Suc Xương rồng, Thuốc bỏng;
(7) Dây leo gỗ (Lianophanerophytes) – Lp: Kim ngân, Mã tiền, Bàm bàm…;
2. Cây chồi sát đất (Chamaephytes) – Ch: Gồm những cây có chồi cách mặt
đất dưới 25 cm, mùa đơng được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh: Cao cẳng,
Mạch môn, Ráy.
3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – Hm: Gồm những cây có chồi nằm
sát mặt đất (ngang mặt) được lá khơ che phủ bảo vệ (nhiều lồi thuộc Dương xỉ, Bổ
cốt toái, Náng).
4. Cây chồi ẩn (Crytophytes) – Cr: Gồm những lồi cây có chồi nằm dưới nước
hay dưới đất: Cỏ tranh, Củ gấu, Khoai tây, Gừng.
Cây thủy sinh (Hydrophytes) – Hy gồm những cây có chồi nằm trong nước hay trong
đất dưới nước: Rong tóc tiên, Sen, Súng.
5. Cây một năm (Therophytes – Th): Gồm những lồi cây vào thời kỳ khó khăn
tồn bộ cây chết đi, chỉ cịn duy trì nịi giống dưới dạng hạt. Đó là tồn bộ cây có đời
sống ngắn hơn một năm sống bất kể ở môi trường nào: Tàu bay, Cải cúc, ...
Raunkiaer đã tính tốn cho 1.000 lồi cây ở các vùng khác nhau trên trái đất
và lập thành phổ dạng sống tiêu chuẩn (ký hiệu SN).
Phổ dạng sống SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 H + 6 Cr + 13 Th
Phổ dạng sống tiêu chuẩn là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của các hệ thực vật
ở các vùng khác nhau trên trái đất. Do đó khi tổng hợp được số lượng của các kiểu
dạng sống trong hệ thực vật, ta tính tốn theo phần trăm từng dạng sống trong phổ dạng
sống của hệ thực vật đó (Phổ dạng sống của hệ thực vật cụ thể được ký hiệu là SB) để
so sánh với SN - Phổ tiêu chuẩn.
Dưới đây là ví dụ về phổ dạng sống của một số hệ thực vật của các vùng khác
nhau trên trái đất
- Miền nhiệt đới Guana:

SB = 88 Ph + 12 Ch
- Miện nhiệt đới ẩm (Các đảo Xây xen):


11

SB = 61 Ph + 6 Ch + 12 H + 5 Cr + 16 Th
- Miền xa mạc (Libi)
SB = 12 Ph + 21 Ch + 20 H + 5 Cr + 42 Th
- Miền ôn đới (Đan Mạch)
SB = 7 Ph + 3 Ch + 50 H + 22 Cr + 18 Th
- Miền Bắc cực (Spisbergen)
SB = 1 Ph + 22 Ch + 60 H + 15 Cr + 2 Th
Qua những ví dụ trên chúng ta có những nhận xét sau:
- Đối với vùng nhiệt đới ẩm các điều kiện khí hậu nhất là nhiệt độ và độ ẩm là
rất thuận lợi cho sự sinh trưởng quanh năm của thực vật nên ưu thế là các dạng sống
chồi trên, hồn tồn khơng được bảo vệ.
- Đối với vùng sa mạc cận nhiệt đới khô ưu thế là dạng sống cỏ một năm, có đời
sống rất ngắn ngày, có khi chỉ 2 – 3 tháng; khi có mưa xuống hạt nằm trong cát nảy
mầm ngay, hoàn thành chu kỳ sống nhanh và rơi xuống (Có khi 2 – 3 năm sau) khi gặp
mưa mới nảy mầm tiếp.
- Đối với vùng ôn đới và cả bắc cực lạnh, ưu thế là các dạng sống có chồi trên
đất, vào mùa đông được lớp tuyết lẫn lớp lá khô che chở.
- Tuổi địa chất (rõ nhất là vùng Bắc cực) khơng có ảnh hưởng lên phổ sinh học.
Như vậy, việc phân tích dạng sống và lập phổ dạng sống cho hệ thực vật có ý
nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các hệ thực vật cụ thể. Vì thơng qua việc nghiên
cứu sự thích nghi của các lồi thực vật người ta có thể đánh giá được đặc tính sinh
thái của các vùng địa lý và phổ dạng sống là một trong những cơ sở để so sánh các
hệ thực vật với nhau.
1.2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Mặc dù có ý nghĩa như vậy nhưng từ trước đến nay ở Việt Nam việc nghiên
cứu phổ dạng sống của các hệ thực vật ít được tập trung nghiên cứu, chỉ có hai cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này.
Cơng trình đầu tiên là của Pocs Tasmas [41] khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc
Việt Nam đã phân tích và lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này. Tác giả đã đưa ra một
kết quả như sau:


12
- Nhóm Cây chồi trên Ph: chiếm 52,21 %, trong đó
+ Nhóm cây chồi trên to (Magaphanerophytes): chiếm tỷ lệ: 4,85 %
+ Nhóm cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes): chiếm tỷ lệ 13,81 %
+ Nhóm cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes): chiếm tỷ lệ 18,02 %
+ Nhóm dây leo gỗ (Lianophanerophytes): Chiếm tỷ lệ 9,08 %
+ Nhóm cây bì sinh (Epiphytes): Chiếm tỷ lệ 6,45 %
- Nhóm cây chồi sát đất (Chamaephytes), cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes),
cây chồi ẩn (Cryptophytes): chiếm tỷ lệ 40,68 %
- Nhóm cây một năm (Therophytes): Chiếm tỷ lệ 7,11%
Cơng trình thứ hai là “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực
vật ở Lâm Sơn - tỉnh Hồ Bình” tác giả đã phổ lập dạng sống cho hệ thực vật này là:
- Nhóm cây chồi trên chiếm tỷ lệ 51,3%
- Nhóm cây chồi sát đất chiếm tỷ lệ 13,7 %
- Nhóm cây chồi nửa ẩn chiếm tỷ lệ 17,9 %
- Nhóm cây chồi ẩn chiếm tỷ lệ 7,2%
- Nhóm cây một năm chiếm tỷ lệ 9,9%
Phổ dạng sống của hệ thực vật vùng Lâm Sơn:
SB = 51,3 Ph + 13,7 Ch + 27,9 H + 7, 2 Cr + 9,9 Th
Như vậy từ các dẫn liệu trên có thể nhận thấy phổ dạng sống của cả hai hệ
thực vật này đều gần với phổ dạng sống của vùng nhiệt đới ẩm thể hiện ở sự chiếm
ưu thế của nhóm cây chồi trên (Ph).



13
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá được tính đa dạng thực vật về thành phần lồi, dạng
sống, cơng dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật cây thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật có hiệu quả
tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây thân gỗ trong nghành Thông và Lớp hai lá mầm thuộc ngành
Ngọc Lan tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật cây thân gỗ
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật cây thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu một số loài thực vật cây gỗ có giá trị kinh
tế và bảo tồn cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật
có hiệu quả tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các cơng trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử trong những năm trước đây.
+ Tham khảo báo cáo:

- Báo cáo chuyên đề "Đặc điểm tài nguyên thực vật và danh lục thực vật" Khu
BTTN Khe Rỗ huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Nguyễn Văn Huy, ĐHLN 1999).
- Dự án xây dựng Khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang (2002).


14
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật
2.3.2.1. Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật cây thân gỗ
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (điều tra thực địa)
Điều tra đa dạng thành phần loài: Để điều tra ngoài thực địa xác định các loài
thực vật cây gỗ, đề tài sử dụng hai phương pháp điều tra chính: điều tra theo tuyến
và điều tra theo ô tiêu chuẩn.
+ Điều tra theo tuyến:
- Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng
sinh cảnh chính và địa hình trên tồn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh
cảnh. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt
ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến điều tra tiến hành quan
sát phát hiện xác định loài và thống kê những chỉ tiêu cần điều tra về loài cây.
Đề tài chọn các tuyến điều tra khảo sát cho Khu bảo tồn như sau:
Phân khu Thanh – Lục Sơn
- Tuyến I: Đi từ Trạm Kiểm lâm Nước Vàng qua các khoảnh 55, 56, 68,
71, 72, 74, 77 (tiểu khu 113) đến ranh giới tỉnh Quảng Ninh, chiều dài 5,4km,
thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
- Tuyến II: Đi Từ Trạm Kiểm lâm Đồng Thông qua khoảnh 39 (tiểu khu 175)
và khoảnh 40 (tiểu khu 176) đến khu vực giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh, rồi đi qua
khoảnh 44, 35 (tiểu khu 176) về Ban quản lý Khu bảo tồn, chiều dài 7,5km, thuộc
xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động.
- Tuyến III: Đi từ Ban quản lý Khu bảo tồn đến đập nước số 2, qua khoảnh
5,6,7,8 (tiểu khu 170) đến khu vực giáp ranh xã Thanh Luận, chiều dài 3,5km, thuộc
thị trấn Thanh Sơn.

- Tuyến IV: Đi từ Trạm Kiểm lâm Đồng Rì qua khoảng 31, 30, 37, 38 (tiểu
khu 177) đến khu vực giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh, chiều dài 4,5km, thuộc xã
Thanh Luận, huyện Sơn Động.
Phân khu Khe Rỗ
- Tuyến V: Đi từ Vũng Tròn qua khoảnh 20, 31, 32, 41, 51 (tiểu khu 142) và
khoảnh 49 (tiểu khu 145) đến khu giáp ranh tỉnh Quảng Ninh, chiều dài 6,5km,
thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động.


15
- Tuyến VI: Đi từ Trạm Kiểm lâm Nà Trắng qua khoảnh 18, 23 (tiểu khu
137) và khoảnh 24, 34, 52, 53 (tiểu khu 142) đến khu giáp ranh tỉnh Lạng Sơn,
chiều dài 6,0km, thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động.
- Tuyến VII: Đi từ Trạm Kiểm lâm Đồng Dương đến bản Đồng Khao, qua
khoảng 39, 48, 57 (tiểu khu 140) và khoảnh 66, 70 (tiểu khu 148) đến khu giáp ranh
với xã Long Sơn, chiều dài 4,5km, thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Đông.
Bản đồ tuyến điều tra được thể hiện tại các hình 2.1 và 2.2

Hình 2.1: Bản đồ tuyến điều tra Phân khu Thanh – Lục Sơn

Hình 2.2: Bản đồ tuyến điều tra Phân khu Khe Rỗ


16
+ Điều tra theo ơ tiêu chuẩn:
Vị trí lập OTC: Lựa chọn vị trí lập OTC phải có tính đại diện và điển hình
cho từng sinh cảnh trên tuyến điều tra.
Hình dạng: Tại mỗi điểm quan trắc, căn cứ vào đặc điểm cụ thể về điều kiện
địa lý, địa hình, diện tích từng kiểu rừng mà thiết lập 1 điển hình (OTC), đại diện
cho một kiểu rừng. Hình dạng ơ tiêu chuẩn chúng tơi chọn là hình chữ nhật.

Kích thước OTC: 1.000 m2 (25m x 40m)
Số lượng OTC: 15 ô tiêu chuẩn.
Ô tiêu chuẩn được đánh số theo thứ tự từ 1- 15 để tiện theo dõi thống kê, tổ chức
thực hiện. Mỗi ô tiêu chuẩn được xác định vị trí theo toạ độ địa lý trên bản đồ để dễ xác
định tại thực địa bằng máy định vị GPS.
Lập ô và thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn:
+ Xác định vị trí ơ ở thực địa: Theo tọa độ địa lý đã được xác định trên bản đồ, sử
dụng máy định vị GPS xác định vị trí ơ tiêu chuẩn trên thực địa.
+ Ơ tiêu chuẩn được đóng mốc gỗ viết sơn tại 4 góc ơ, tại mốc đầu tiên ghi rõ số
hiệu ơ tiêu chuẩn (Ơ 1), mốc số 1 (M1), các mốc tiếp theo ghi M2, M3, M4. Mốc gỗ có
D = 4 - 6 cm, dài 40-50 cm.
+ Điều tra trên ô tiêu chuẩn:
- Điều tra tầng cây cao
Xác định tên các loài thực vật của tất cả những cây trong ơ có đường kính
(D1.3 ) từ 6 cm trở nên. Cây sau khi được xác định tên, được viết số thứ tự bằng sơn
đỏ từ 1 – n. Số thứ tự viết tại cây đảm bảo thống nhất với phần ghi chép trong tài
liệu để tiện cho việc lấy tiêu bản sau này.
Đánh giá phẩm chất cây theo A, B, C (tốt, trung bình, xấu).


×