Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
PHẠM THẾ CƢỜNG
SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI ẾCH NHÁI
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ VÀ
CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỞ ĐẦU
Các nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và lớp ếch nhái nói riêng những
năm gần đây được tiến hành mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu về khu hệ,
nghiên cứu sinh học, sinh thái,…Đặc biệt là các nghiên cứu về đa dạng các loài ếch
nhái ở các khu bảo tồn của Việt Nam
Theo Nguyen et al. (2009) ở Việt Nam ghi nhận có 176 loài ếch nhái. Ngay sau
khi cuốn sách “Herpetofauna of VietNam” được xuất bản đã có một loạt loài mới được
công bố như: Leptolalax applebyi (Rowley & Cao, 2009); Odorrana geminata (Bain et
al., 2009); Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009), Rhacophorus vampyrus
(Rowley et al., 2010), Leptolalax croceus (Rowley et al., 2010), Leptolalax
bidoupensis (Rowley et al., 2010), Leptobrachium leucops (Stuart et al., 2011)
Theloderma palliatum và T. nebulsum (Rowley et al., 2011), Gracixalus quangi
(Rowley et al., 2011), Ichthyophis nguyenorum (Nishikawa el al., 2012), Leptolalax
firthi (Rowley et al., 2012). Theloderma chuyangsinensis, T. bambusicolum và
Rhacophorus robertingeri (Orlov et al., 2012), mới đây nhất là loài Gracixalus waza
(Nguyen et al., 2012). Hiện nay đã ghi nhận có tới hơn 190 loài ếch nhái ở Việt Nam
[63].
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Yên Tử nằm ở vị trí sườn Tây núi Yên Tử,
chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi thuộc cánh cung
Đông Triều. Đây là khu rừng tự nhiên tập trung lớn của tỉnh Bắc Giang, nối liền với
diện tích rừng thường xanh của tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương thuộc vùng Đông Bắc
Việt Nam (Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, 2010). Rừng trên núi Yên Tử không chỉ
chứa đựng khu hệ động thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có các loài ếch nhái.
Kể từ năm 2005 trở lại đây đã có một số loài mới được phát hiện như: Tylototriton
vietnamensis (Boehme et al., 2005), Odorrana yentuensis (Tran et al., 2008), cũng như
ghi nhận mới như: Rhacophorus maximus và Rhacophorus rhodopus (Nguyen et al.,
2008) được phát hiện ở khu vực này, điều đó chứng tỏ tiềm năng đa dạng các loài ếch
nhái ở khu vực này là rất lớn. Tuy nhiên quần thể các loài ếch nhái ở khu vực này đang
bị đe dọa do tác động của con người như xây dựng nhà máy nhiệt điện, khai thác than
dẫn đến mất sinh cảnh sống và khai thác quá mức phục vụ nhu cầu của con người vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
vậy tôi chọn đề tài “Sự đa dạng các loài ếch nhái ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây
Yên Tử và các giải pháp bảo tồn”
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu sự đa dạng của các loài ếch nhái ở KBTTN Tây Yên Tử.
- Xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các loài ếch nhái ở KBTTN Tây
Yên Tử và đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sự đa dạng của các loài ếch nhái ở KBTTN Tây Yên Tử.
- Xác định giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái thông qua thống kê các loài quý hiếm
và đặc hữu.
- So sánh sự tương đồng về thành phần loài ếch nhái của KBTTN Tây Yên Tử với một
số khu bảo tồn thiên nhiên lân cận.
- Xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các loài ếch nhái ở KBTTN Tây
Yên Tử và đề xuất một số giải pháp bảo tồn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ếch nhái ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam
có quá trình phát triển khá lâu đời.
Từ xa xưa, Tuệ Tĩnh (?-1713) - nhà y học dân tộc, người đầu tiên đã ghi nhận
một số vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái (Tuệ Tĩnh, sách in lại năm 1972). Sau đó đã
có một số những ấn phẩm chuyên khảo về ếch nhái, bò sát nói chung được xuất bản
vào cuối thế kỷ XIX như: “Sur la faune de la Cochinchine Francaise” của Morice A.,
năm 1875; “Notes sur les Reptiles et Batraciens de la Cochinchine at du Cambodge”
của tác giả Tirant G., năm 1885.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có 84 loài mới về ếch nhái và bò sát đã
được mô tả với mẫu chuẩn thu được ở Việt Nam của các tác giả Bourret (1920, 1937,
1939, 1942), Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger (1903, 1927), Angel
(1927, 1928, 1933)…[31].
Năm 1942, Bourret xuất bản cuốn Les Batraciens de l’Indochine. Cuốn sách đã
mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái, đây được coi là tài liệu đầy đủ nhất về ếch nhái
của vùng Đông Dương vào những năm giữa thế kỷ XX [92].
Năm 1977, Đào Văn Tiến đã công bố khóa định loại 87 loài ếch nhái trong bài
báo “Về định loại ếch nhái Việt Nam”. Năm 1981, Trần Kiên và cộng sự đã thống kê
thành phần loài động vật Miền Bắc Việt Nam (1955-1976) trong đó có 69 loài ếch
nhái. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc xuất bản chuyên khảo Danh lục bò
sát và ếch nhái Việt Nam, ở chuyên khảo này các tác giả đã thống kê được 82 loài ếch
nhái [31].
Năm 1999, nghiên cứu tổng quan về ếch nhái của tác giả Hồ Thu Cúc đã thống kê
được 100 loài ở Việt Nam [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2001) điều tra khảo sát khu hệ ếch nhái, Bò sát núi
Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai năm 1999, đã thống kê được ở khu vực này có 22 loài ếch
nhái thuộc 5 họ, 1 bộ [30].
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. thống kê trong Danh lục ếch nhái và bò sát
Việt Nam có 162 loài ếch nhái thuộc 9 họ, 3 bộ. [34].
Trong các báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật ở Hội thảo Quốc
gia lần thứ I (2005) các tác giả đã công bố một số công trình nghiên cứu sự đa dạng
của khu hệ trong đó có đa dạng ếch nhái.
Lê Nguyên Ngật và cs. (2005): Thành phần ếch nhái, bò sát ở một số vùng thuộc
tỉnh Thanh Hóa trong đó ghi nhận 44 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ [12].
Năm 2009, Nguyen et al. đã thống kê được 176 loài ếch nhái thuộc 10 họ, 3 bộ ở
Việt Nam [66].
Trong Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất diễn ra
năm 2009 tại Trường Đại học Sư phạm Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, các báo cáo khoa
học về đánh giá khu hệ ếch nhái như:
Đinh Thị Phương Anh và cs. (2009) đã điều tra và thống kê thành phần loài ếch
nhái của KBTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ năm 2007 đến 2009 ghi nhận 12 loài
thuộc 5 họ, 1 bộ [3].
Ngô Đắc Chứng và cs. (2009) đã điều tra và thống kê được 46 loài ếch nhái thuộc
23 giống, 12 họ, 1 bộ tại KBTTN Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị với mẫu thu được năm
2005 và 2006 [23].
Hồ Thu Cúc và cs. (2009) điều tra tại KBTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai năm
2008-2009 và thống kê được 31 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ [7].
Lê Thị Thùy Dương và cs. (2009) điều tra hiện trạng rừng phòng hộ thuộc tỉnh
Đồng Nai năm 2008 đã ghi nhận được 23 loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ [19].
Trương Thị Vinh Hương và cs. (2009) đã khảo sát khu hệ ếch nhái, bò sát ở Đắk
Mil, tỉnh Đăk Nông những năm 2006, 2007 và ghi nhận được ở khu vực này có 21 loài
ếch nhái thuộc 6 họ, 2 bộ [39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Lê Nguyên Ngật và cs. (2009) đã đánh giá khu hệ ếch nhái tại Khu dự trữ sinh
quyển Kiên Giang bao gồm 23 loài thuộc 6 họ, 2 bộ [14].
Lê Nguyên Ngật và cs. (2009) đánh giá sự đa dạng ếch nhái ở KBTTN Xuân
Liên, tỉnh Thanh Hóa năm 2008 gồm 38 loài thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ [16].
Hoàng Thị Nghiệp và cs. (2009) thống kê thành phần loài ếch nhái của huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008 đến 2009 bao gồm 17 loài thuộc 5 họ, 2 bộ
[8].
Trần Duy Ngọc và cs. (2009) đã nghiên cứu tính chất địa động vật của khu hệ ếch
nhái và bò sát của tỉnh Phú Yên. Các tác giả đã thống kê được 21 loài ếch nhái thuộc 7
họ, 2 bộ [36].
Đỗ Thành Trung và cs. (2009) đã nghiên cứu khu hệ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện
Biên từ năm 2007 đến 2008 và thống kê được 16 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ [4].
Ziegler et al. (2009) đã tổng kết 10 năm nghiên cứu đa dạng sinh học ếch nhái,
Bò sát ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ năm 2000 đến 2009 và thống kê được
45 loài ếch nhái [41].
Trong báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ III năm 2009, có một số kết quả nghiên cứu về đa dạng khu hệ ếch
nhái của một số vùng trên cả nước:
Ngô Thái Lan và cs. (2009) điều tra thành phần loài ếch nhái ở xã Kháng Nhật,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ghi nhận 19 loài thuộc 6 họ, 2 bộ [24].
Ngô Thái Lan và cs. (2009) điều tra thành phần loài ếch nhái ở xã Trung Mĩ,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, đã thống kê 26 loài thuộc 4 họ, 1 bộ [25].
Lê Nguyên Ngật và cs. (2009) điều tra thành phần loài và đã thống kê được 22
loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La [15].
Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009) điều tra đa dạng ếch nhái bò sát tại VQG Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận 29 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ [35].
Nguyễn Thiên Tạo (2009) điều tra ở khu vực rừng núi Pi Oắc, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận cho khu hệ 29 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 3 bộ [29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Nguyễn Kim Tiến (2009) điều tra tại VQG và KBTTN tỉnh Thanh Hóa đã thống
kê được 48 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ [26].
Trong báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ IV năm 2011, có một số báo cáo nghiên cứu về đa dạng khu hệ ếch
nhái:
Lê Vũ Khôi và cs. (2011) điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã thống
kê được 25 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ [20].
Hoàng Thị Nghiệp và cs. (2011) điều tra và thống kê được 24 loài ếch nhái thuộc
6 họ, 2 bộ tại vùng An Giang, Đồng Tháp [9].
Poyarkov (2011) nghiên cứu khu hệ VQG Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thống
kê được 11 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 2 bộ [79].
Nguyễn Kim Tiến (2011) nghiên cứu khu hệ KBTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa
thống kê được 32 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ [27].
Lê Nguyên Ngật và cs. (2011) điều tra khu hệ vùng Tây Bắc Việt Nam bao gồm
4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình, đã thống kê được 59 loài ếch nhái
thuộc 9 họ, 3 bộ [17].
Hoàng Xuân Quang và cs. (2012) điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát ở VQG Bạch
Mã, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thống kê được 44 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ [11].
Bên cạnh những điều tra, nghiên cứu về khu hệ các tác giả đã công bố mô tả
những loài mới trong khu hệ nghiên cứu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, rất nhiều
loài mới hay những ghi nhận mới cho khu hệ:
Lathrop et al. (1998) đã mô tả hai loài mới với mẫu vật thu được từ tỉnh Gia Lai
Leptobrachium banae và L. xanthospilum, các tác giả cũng đã mô tả lại đặc điểm hình
thái của loài L. chapaense [42].
Ohler (2003) mô tả loài mới Ophryophryne gerti và O. hansi với mẫu thu được
tại Langbian, tỉnh Lâm Đồng [68].
Orlov et al. (2003) mô tả loài Rana trankieni với mẫu thu được ở khu hệ tỉnh Sơn
La. Năm 2007, loài này được chuyển sang giống Odorrana [70].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Bain and Nguyen (2004) mô tả 3 loài mới cho giống Mycrohyla: M. marmorata,
M. nanapollexe và M. pulverata với mẫu thu được ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
[45].
Bain (2003) mô tả sáu loài mới thuộc giống Rana: Rana bacboensis và R.
megatympanum với mẫu thu được ở Nghệ An, R. banaorum và R. morafkai với mẫu
thu được ở tỉnh Gia Lai, R. daorum và R. hmongorum với mẫu thu được ở tỉnh Lào
Cai. Các loài này sau này được chuyển sang giống Odorrana [43].
Bain & Nguyen (2004) đã công bố danh sách khu hệ ếch nhái, bò sát của tỉnh Hà
Giang năm 2000, ở khu hệ này các tác giả đã thống kê được 36 loài ếch nhái và mô tả
hai loài mới Rana iriodes và Rana tabaca [45].
Matsui & Orlov (2004) mô tả loài Chirixalus ananjeva với mẫu thu được ở tỉnh
Hà Tĩnh [58].
Orlov (2005) khảo sát đa dạng sinh học núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum và mô tả
loài Vibrissaphora ngoclinhensis cho khu hệ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan
hệ di truyền sau đó của các tác giả Rao & Wilkinson (2008) và Zheng et al. (2008) đã
thống nhất chuyển các loài thuộc giống Vibrissaphora sang giống Leptobrachium [72].
Orlov et al. (2004) mô tả loài Philautus supercornutus ở khu hệ Thừa Thiên-Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam. Sau đó, Delorme et al. (2005) đã chuyển loài này và đưa về
giống Gracixalus với tên khoa học Gracixalus supercornutus [71].
Từ năm 2005 đến nay đã có hàng loạt loài mới được mô tả như: Philautus
truongsonensis (Orlov et al., 2005); Rana khalam (Stuart et al., 2005); R. gigatympana
(Orlov et al., 2006), Theloderma ryabovi (Orlov et al., 2006); Amolops spendissimus
và A. monutus (Orlov et al., 2007); Rhacophorus chuyangsinensis (Orlov et al., 2008);
Philautus quyeti (Nguyen et al., 2008); Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009);
Leptolalax applebyi (Rowley et al., 2009); Odorrana geminata (Bain et al., 2009);
Rhacophorus vampyrus (Rowley et al., 2010); Leptolalax croceus (Rowley et al.,
2010); Leptolalax bidupensis (Rowley et al., 2011); Theloderma palliatum và T.
nebulsum (Rowley et al., 2011); Gracixalus quangi (Rowley et al., 2011);
Leptobrachium leucops (Stuart et al., 2011); Ichthyophis nguyenorum (Nishikawa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
2012); Leptolalax firthi (Rowley et al., 2012) [73, 87, 74, 75, 76, 77, 61, 47, 80, 48,
82, 81, 85, 86, 84, 83, 88, 67 ].
Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, nhiều công trình nghiên cứu đã được
công bố về quan hệ di truyền tiến hóa cũng hỗ trợ cho việc sắp xếp và hệ thống lại các
loài ếch nhái ở Việt Nam. Hàng loạt các loài thuộc một số giống như Philautus được
chuyển sang giống Gracixalus và Theloderma (Rowley et al., 2011; Orlov et al., 2012)
[78].
Orlov et al. (2012) đã đưa ra đánh giá về hiện trạng phân loại và phân bố của ếch
cây thu được trong hệ thống núi bị cô lập của Miền Nam dãy Trường Sơn và khu vực
xung quanh. Dựa trên cơ sở các bằng chứng hình thái học và phân tử, các tác giả đã
thảo luận lại sự phân loại của Rhacophorids ở miền Nam Việt Nam. Đồng thời các tác
giả đã mô tả và công bố 3 loài mới trong Họ Rhacophoridae là Theloderma
chuyangsinensis, Theloderma bambusicolum và Rhacophorus robertingeri (trước đây
được định loại là R. calcaneus) ở phía Nam dãy Trường Sơn. Ở bài viết này các tác giả
cũng đã chuyển loài Philautus laevis thành Theloderma laeve [78].
Về nghiên cứu sinh thái, sinh học một số loài ếch nhái trong điều kiện tự nhiên và
trong nuôi nhốt để đề ra những phương hướng bảo tồn và phát triển kinh tế có một số
những nghiên cứu điển hình như sau:
Nguyễn Văn Sáng và cs. (2003) đã nghiên cứu và khảo sát thực địa ở các huyện
Ba Bể và Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với mục tiêu đánh giá hiện trạng loài cá cóc Tam
Đảo ở khu vực này và xây dựng chương trình thích hợp nhất nhằm bảo tồn loài cá cóc
này và sinh cảnh sống của chúng [32].
Ngô Đắc Chứng và cs. (2009) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học
của ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1973) ở vùng A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên - Huế [22].
Lê Vũ Khôi và cs. (2009) đưa ra những dẫn liệu về sự sinh trưởng và phát triển
của chàng xanh đốm Polypedates dennysi trong điều kiện nuôi nhốt ở Trại thực
nghiệm Sinh học Cổ Nhuế - Hà Nội [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của một số loài ếch cũng được thực hiện trong
thập kỷ gần đây. Hendrix et al. (2007) mô tả hình thái và phân tích trình tự DNA nòng
nọc loài ếch cây Rhacophorus annamensis Smith, 1924 (Anura: Rhacophoridae) ở
Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình [55].
Năm 2009, Gawor et al. nghiên cứu đặc điểm của nòng nọc 4 loài thuộc giống
Hylarana ở Việt Nam và Thái Lan. Dựa vào sự sai khác các đặc điểm hình thái và
phân tích di truyền phân tử, các tác giả đã mô tả và so sánh quá trình phát triển nòng
nọc 4 loài giống Hylarana ở Việt Nam và Thái Lan [52].
Hoàng Xuân Quang và cs. (2009) mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc 2 loài
trong giống Quasipaa Dubois, 1992 ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Việt Nam [10].
Cũng trong năm 2009, Lê Thị Thu và cs. công bố kết quả nghiên cứu mô tả
hình thái nòng nọc 4 loài thuộc 3 giống Megophrys (nay là giống Xenophrys),
Leptolalax và Leptobrachium của họ Megophryidae (Anura) ở miền núi Tây Nghệ An,
tỉnh Nghệ An [18].
1.2. Một số nghiên cứu về ếch nhái ở vùng núi Yên Tử
Nguyễn Văn Sáng và cs. (1968): đã tiến hành nghiên cứu ếch nhái ở các xã
Thanh Sơn, Lục Sơn, An Lac (Tài liệu chưa được công bố).
Năm 1999: Viện điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu đa dạng sinh học ở khu
vực này trong đó có các loài ếch nhái để làm luận chứng cho xây dựng KBTTN [2].
Hồ Thu Cúc và cs. (2005): Thành phần loài ếch nhái ở một số khu vực thuộc
vùng núi Đông Bắc Việt Nam bao gồm 82 loài thuộc 9 họ, 3 bộ. Trong đó khu vực núi
Yên Tử có 18 loài, đây là khu vực có mức độ thấp nhất trong những vùng được nghiên
cứu [16].
Boehme et al. (2005) mô tả loài Cá Cóc sần việt nam Tylototriton vietnamennsis
với mẫu thu được ở vùng núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang [50].
Trần Thanh Tùng và cs. (2006) đã thống kê được ở khu vực núi Yên Tử có 41
loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ [37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Lê Nguyên Ngật và cs. (2007) nghiên cứu về sự phân bố của các loài ếch nhái và
bò sát theo sinh cảnh và độ cao của vùng núi Yên Tử. Qua nghiên cứu này các tác giả
đã thống kê được 49 loài ếch nhái thuộc 17 giống, 8 họ, 3 bộ. Các tác giả cũng đã nhận
xét về sự phân bố của Lớp Ếch nhái phân bố chủ yêu ở độ cao 100-300m, sau đó là độ
cao dưới 100m, với độ cao trên 300m thì số loài ghi nhận ít nhất.[13].
Trần Thanh Tùng và cs. (2008) mô tả loài Odorrana yentuensis cho khu hệ núi
Yên Tử, tỉnh Bắc Giang [90].
Trần Thanh Tùng và cs. (2008) điều tra sự đa dạng và hiện trạng ếch nhái, bò sát
ở vùng núi Yên Tử trong thời gian 2004 đến năm 2008 đã thống kê được 50 loài ếch
nhái thuộc 8 họ, 2 bộ [38].
Nguyen et al. (2008) ghi nhận hai loài mới cho khu hệ ếch nhái vùng núi Yên Tử
gồm Rhacophorus maximus và R. rhodopus [64,65].
Năm 2010, Windelhues et al. đã mô tả các giai đoạn nòng nọc và con trưởng
thành ếch cây loài Rhacophorus maximus ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh
Bắc Giang [91].
1.3. Điều kiện tự nhiên KBTTN Tây Yên Tử
1.3.1. Diện tích và vị trí địa lý
KBTTN Tây Yên Tử có tổng diện tích đất rừng là 13022,7 ha, nằm trên địa bàn
hành chính của các xã An Lạc, Tuấn Mậu, Thanh Luận, Thị trấn Thanh Sơn (huyện
Sơn Động), Lục Sơn (huyện Lục Nam). Toạ độ địa lý của KBT: 21
0
9'–21
0
13' vĩ độ
Bắc và 106
0
33'–107
0
2' kinh độ Đông. Phía Đông và phía Nam giáp các tỉnh Quảng
Ninh, Hải Dương, phía Tây và Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và phần còn lại của Thị trấn
Thanh Sơn, các xã Thanh Luận, An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, Lục Sơn. Trụ sở
chính của KBTTN đặt tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động [2].
1.3.2. Địa hình
KBTTN Tây Yên Tử nằm ở sườn tây của dãy núi Yên Tử với đỉnh cao nhất là
đỉnh núi Yên Tử (1068 m so với mực nước biển). Địa thế thấp dần từ Đông Nam sang
Tây bắc. Dãy Yên Tử có độ dốc 30
0
. Địa hình chia cắt phức tạp với nhiều 0vách đá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
dựng đứng. Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 35–40
0
. Do địa
hình phức tạp đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời chứa đựng tiềm năng đa
dạng sinh học cao, đặc trưng cho vùng Đông bắc Việt Nam [2].
1.3.3. Khí hậu
Khu vực Tây Yên Tử nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng bởi
dạng thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc
Giang (trong khoảng năm 2005-2009), nhiệt độ trung bình năm là 23
0
C (trung bình
tháng cao nhất là 28,5
0
C, trung bình tháng thấp nhất là 15,1
0
C). Lượng mưa trung bình
năm là 1483,3 mm (tháng cao nhất là 317,1 mm; tháng thấp nhất là 11,4 mm). Tổng số
ngày mưa là 120 ngày, tập trung vào các tháng V–VIII. Độ ẩm không khí bình quân
hàng năm là 82%, thấp nhất là 79%. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng I–II và
IX–XII. Sơn Động và Lục Nam chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa là gió mùa Đông
Bắc xuất hiện vào mùa đông, kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng XI đến tháng
III năm sau); gió mùa đông nam từ tháng IV đến tháng X, trong mùa này thường nóng
và xuất hiện giông bão, kèm theo mưa to đến rất to [2].
1.3.4. Thuỷ văn
KBTTN Tây Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây, có 7 suối lớn là: Đồng Rì, Đồng
Bài, Nước Nóng, Nước Vàng, Đá Ngang, Khe Đin và Khe Rỗ. Các suối nằm ở thượng
nguồn và cung cấp nước cho sông Lục Nam. Diện tích rừng của vùng thượng lưu đã
giúp cho việc tích luỹ nước thường xuyên cho các suối trên. Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân ở các xã Thanh Sơn, Thanh Luận,
Lục Sơn và An Lạc [2].
1.3.5. Địa chất, thổ nhưỡng
Theo chi cục Kiểm lâm Bắc Giang 2010, đất thuộc các xã An Lạc, Thanh Luận,
Lục Sơn, và Thị trấn Thanh Sơn được hình thành trên phức hệ đất trầm tích, gồm các
loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, cuội kết và phù sa cổ. Trong
KBTTN Tây Yên Tử có hai loại đất chính sau:
Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 300 m trở lên, hầu hết được che phủ nởi
các tán thực vật nên tầng đất sâu ẩm và có lớp thảm mục khá dầy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200–300 m, tập trung chủ yếu ở khu Tây bắc
KBT, hình thành trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch Tầng đất từ trung bình đến dầy còn
mang tính chất đất rừng [2].
1.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hội
1.4.1. Dân số, dân tộc, lao động
Dân số trên địa bàn Thị trấn Thanh Sơn và 4 xã An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu
và Lục Sơn là 17446 nhân khẩu với tổng số hộ là 3778, số người trong độ tuổi lao
động là 6649, trong đó có 3524 nữ và 3125 nam. Thành phần dân tộc gồm: Cao Lan,
Hoa, Kinh, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Sán Trắng, Tày [2].
1.4.2. Tình hình sản xuất và đời sống
Từ khi KBTTN Tây Yên Tử được thành lập, một bộ phận các hộ gia đình đã
tham gia vào công tác bảo vệ rừng, trồng rừng theo các chương trình, dự án của khu
bảo tồn. Hiện nay, đời sống của người dân trong KBT và vùng đệm đã từng bước được
nâng cao do chuyển đổi tập quán canh tác như trồng một số cây công nghiệp (chè, cây
ăn quả), cây dược liệu (sả, hương bài) [2].
1.4.3. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải: Năm 2009, trục đường chính 289 chạy qua Thị trấn Thanh
Sơn, các xã Thanh Luận, Lục Sơn đã được nâng cấp trải nhựa tạo điều kiện thuận lợi
cho lưu thông và phát triển kinh tế. Giao thông đi lại trong KBTTN Tây Yên Tử chủ
yếu là hệ thống đường lâm nghiệp cũ, đường mòn.
Thuỷ lợi: Nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người
dân trong và quanh KBT phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên ở các suối
thuộc lưu vực Tây Yên Tử.
Y tế, giáo dục, văn hoá: Toàn bộ dân cư trên địa bàn KBT và vùng đệm đã có điện
lưới quốc gia, nên đời sống văn hóa các hộ gia đình đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các xã đều
có trường học và trạm xá. Việc mua bán trao đổi hàng hoá tập trung ở các chợ: Nòn (Thị
trấn Thanh Sơn), Đồng Đỉnh (xã Lục Sơn), và Vân Sơn (xã Vân Sơn) [2].
1.5. Đa dạng sinh học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Trong những năm gần đây, KBTTN Tây Yên Tử là địa điểm triển khai hàng loạt
nghiên cứu về lâm nghiệp và đa dạng sinh học. KBTTN đã phối hợp với các cơ quan
trong và ngoài nước thực hiện các nghiên cứu chuyên đề của nghiên cứu sinh và chuyên
gia, khảo sát thực tế cho các sinh viên. Kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ góp
phần phát hiện và nâng cao giá trị đa dạng sinh học mà còn là cơ sở quan trọng cho việc
quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững trong khu vực.
1.5.1. Hệ thực vật
Tại Tây Yên Tử đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính: ở độ cao dưới 100
m: trảng cỏ và cây bụi; ở độ cao 100–200 m: trảng hóp xen cây gỗ nhỏ và tre nứa; ở độ
cao 200–900 m: kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường xen cây lá kim, mưa
ẩm nhiệt đới; trên 900 m: kiểu rừng cây gỗ lá rộng.
Về hệ thực vật, theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Lâm nghiệp (1999), đã
thống kê được 492 loài thực vật bậc cao có mạch, xếp theo 8 nhóm sử dụng: nhóm cho
gỗ 32,3%; nhóm cây thuốc 20,9%; còn lại là các nhóm cho ta-nanh, nhóm cho tinh dầu
và nhựa, nhóm làm thức ăn cho người và động vật nuôi, nhóm làm vật liệu xây dựng,
nhóm làm hàng mỹ nghệ và nhóm cây cảnh (chủ yếu là loài lan). Trong số đó có trên
40% tổng số loài cây đã thống kê được có khả năng làm dược liệu [2].
1.5.2. Hệ động vật
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2003, 2009),
bước đầu đã thống kê được sự đa dạng về thành phần phân loại học của các lớp thú,
chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài. Trong số đó có nhiều loài quý
hiếm bị đe doạ cấp quốc gia ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và cấp toàn cầu ghi
trong Danh lục Đỏ IUCN (2009). Bên cạnh đó, hàng loạt ghi nhận mới đang tiếp tục
được nghiên cứu và công bố. Như vậy, có thể nói rằng KBTTN Tây Yên Tử chứa đựng
tiềm năng đa dạng sinh học khá cao, cần tiếp tục được nghiên cứu và khám phá trong thời
gian tới.
Các loài thú quan trọng đã ghi nhận ở KBTTN Tây Yên Tử như: Cu li lớn
Nycticebus bengalensis, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ vàng Macaca mulatta,
Mèo rừng Prionailurus bengalensis, Sơn dương Capricornis sumatraensis. Một số loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
chim có giá trị bảo tồn có mặt trong KBTTN như: Gà lôi trắng Lophura nycthemera,
Cú lợn lưng nâu Tyto longimembris, Cú mèo khoang cổ Otus lempiji, Yểng Gracula
religiosa, Khướu bạc má Garrulax chinensis. Các loài bò sát quan trọng như Rùa tròn
đẹp Cuora cyclornata, Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons, Rùa sa nhân Cuora
mouhotii, Rùa đất s-peng-le Geoemyda spengleri, Rùa đầu to Platysternon
megacephalum, một số loài thằn lằn và rắn cũng được ghi nhận trong khu vực rừng
Yên Tử và Khe Rỗ [2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
CHƢƠNG II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
- Các đợt khảo sát: Cùng với các chuyên gia và đồng nghiệp, tôi đã tiến hành 3
đợt khảo sát trong từ năm 2010 đến 2012: Đợt 1: Từ 30/5/2010 đến 26/6/2010; đợt 2:
Từ 15/11/2011 đến 21/11/2011; đợt 3: Từ 29/6/2011 đến 11/7/2012
Bảng 2.1. Địa điểm, thời gian và sinh cảnh thu mẫu Ếch nhái ở KBTTN Tây Yên Tử
Địa điểm, thời gian, tọa độ, độ cao của khu vực nghiên cứu được trình bày cụ thể
ở Hình 2.1 và Phụ lục 3, Phần Phụ lục.
Stt
Địa điểm
thu mẫu
Tọa độ
Thời gian thu mẫu
Sinh cảnh thu
mẫu
1
KV Đồng
Rì
21
0
10.131’ B
106
0
48.727’ Đ
Từ 30/05 -
06/06/2010
Từ 15-16/11/2011
- Rừng thường xanh ít
bị tác động
- Rừng thứ sinh đang
phục hồi
2
KV Đồng
Thông - Ba
Bếp
21
0
10.940’ B
106
0
42.725’ Đ
Từ 07/06 -
15/06/2010
Từ 17-19/2011
- Rừng thường xanh ít
bị tác động
- Rừng thứ sinh đang
phục hồi
- Rừng trồng quanh
khu dân cư
3
KV Khe Rỗ
21
0
18.530’ B
106
0
53.624’ Đ
Từ 21 – 26/06/2012
- Rừng thường xanh ít
bị tác động
- Rừng thứ sinh đang
phục hồi
4
KV Đá Lửa
21
0
10.940’ B
106
0
42.725’ Đ
Từ 20-21/2011
Từ 16 - 21/06/2012
Từ 8-11/7/2012
- Rừng thường xanh ít
bị tác động
- Rừng thứ sinh đang
phục hồi nhiều tre nứa
- Rừng trồng quanh
khu dân cư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Hình 2.1. Bản đồ thu mẫu ếch nhái ở KBTTN Tây Yên Tử
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập mẫu vật
- Khảo sát thực địa:
Chọn địa điểm thu mẫu: Thường tập trung ven các suối, vũng nước, ao nhỏ hoặc
các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng, dưới gốc cây mục trong rừng hoặc
trên cành cây, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ven các cửa hang và vách đá. Xác
định toạ độ các điểm nghiên cứu bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin Dakota 20.
Thời gian thu mẫu: Một số loài ếch nhái có thể thu thập mẫu vật và quan sát vào
ban ngày. Hầu hết các loài ếch nhái hoạt động vào ban đêm, do đó thường thu mẫu và
quan sát ếch nhái vào buổi tối từ 18h:00 đến 24h:00.
Phương pháp thu mẫu: ếch nhái trưởng thành chủ yếu được thu thập bằng tay,
mẫu nòng nọc được thu bằng vợt (một số mẫu chúng tôi chỉ quan sát và chụp ảnh ghi
nhận)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Xử lý mẫu vật: Mẫu vật thu được thường đựng trong các túi nilon. Sau khi chụp
ảnh, một số mẫu thông thường được thả lại tự nhiên, hoặc giữ lại làm tiêu bản.
- Làm tiêu bản:
Gây mê: Mẫu vật được gây mê bằng miếng bông thấm etyl a-xe-tat. Mẫu cơ dùng
để phân tích sinh học phân tử (ADN) được lưu giữ trong cồn 95%.
Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, đeo nhãn ký hiệu vào cho mẫu vật: nhãn và chỉ
buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Nhãn được buộc
vào chân đối với Bộ Có chân và Bộ Có đuôi, với Bộ Không chân thì khâu chỉ dưới da
gần cổ.
Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc
quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn
hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu
ếch nhái cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.
Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định thì chuyển sang ngâm
cồn 70%.
2.2.2. Phân tích mẫu vật
+ Mẫu vật nghiên cứu
- Mẫu vật nghiên cứu: đã phân tích 110 mẫu ếch nhái.
- Mẫu vật được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
+Đo đếm Các chỉ tiêu hình thái
- Tiến hành đo các chỉ số hình thái của mẫu vật: Các chỉ tiêu về kích thước được
đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm.
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hình thái (đơn vị đo: mm)
STT
Kí
hiệu
Giải Thích
Thân và đầu
1.
SVL
Chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
2.
AG
Khoảng cách từ nách đến bẹn:
Đo từ phía sau hốc nách sau chi trước đến hốc trước chi sau.
3.
HW
Rộng đầu: Đo phần lớn nhất của đầu
4.
HL
Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới.
5.
HD
Cao đầu: chiều cao nhất của đầu, đo ở phía trước ổ mắt.
6.
UEW
Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên
7.
IOD
Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng hẹp nhất giữa 2 ổ mắt
8.
AOD
Khoảng cách góc trước giữa hai ổ mắt
9.
POD
Khoảng cách góc sau giữa hai ổ mắt
10.
ED
Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang
11.
TD
Đường kính lớn nhất của màng nhĩ
12.
SL
Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt
13.
TED
Khoảng cách màng nhĩ-mắt: đo từ bờ trước màng nhĩ đến góc sau của
mắt
14.
IND
Khoảng cách gian mũi: khoảng cách giữa hai lỗ mũi.
15.
END
Khoảng cách mắt đến mũi: khoảng cách từ góc trước mắt đến lỗ mũi.
Chi trước
16.
FLL
Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách
17.
F1L
Chiều dài ngón tay I
18.
F2L
Chiều dài ngón tay II
19.
F3L
Chiều dài ngón tay III (Ngón dài nhất)
20.
F4L
Chiều dài ngón tay IV
21.
FTD
Đường kính đĩa bám ngón tay III
22.
NPL
Chiều dài chai tay
23.
MKTi
Chiều dài củ bàn trong
24.
MKTe
Chiều dài củ bàn ngoài
Chi sau
25.
HLL
Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
26.
FL
Chiều dài đùi
27.
TL
Chiều dài ống chân
28.
FOT
Chiều dài bàn chân: đo từ mép ngoài của ngón IV đến gốc của xương
cổ chân.
29.
T1L
Chiều dài ngón I
30.
T2L
Chiều dài ngón II
31.
T3L
Chiều dài ngón III
32.
T4L
Chiều dài ngón IV (Ngón dài nhất)
33.
T5L
Chiều dài ngón V
34.
HTD
Đường kính đĩa bám ngón chân IV.
35.
MTTi
Chiều dài củ bàn trong
36.
MTTe
Chiều dài củ bàn ngoài
+. Định loại và phân tích số liệu
Định loại mẫu vật: So sánh hình thái của mẫu vật thu được với các mẫu đã được
định tên đang lưu giữ ởViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam, Hà Nội. Định loại tên loài theo các tài liệu của Bourret (1942); Hendrix et
al. (2008); Inger et al. (1999); Nguyen et al. (2009); Taylor (1962); Ohler (2003);
Ziegler et al. (2002) và một số tài liệu khác có liên quan. Tên khoa học và phổ thông
của loài theo Nguyen et al. (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây.
Thống kê:
Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001) để phân tích thống kê
và so sánh sự tương đồng về thành phần loài ếch nhái giữa KBTTN Tây Yên Tử với
các KBT lân cận.
Số liệu về phân bố được mã hóa theo dạng đối xứng (1: có mặt, 0: không có
mặt). Chỉ số tương đồng (Dice index) dựa trên công thức của Sorensen được tính như
sau:
djk = 2M / (2M+N) trong đó M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài
chỉ ghi nhận ở một vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài ếch nhái ở KBTTN Tây Yên Tử
Qua phân tích và định loại mẫu vật, chúng tôi ghi nhận có 35 loài ếch nhái ở
KBTTN Tây Yên Tử. Mô tả của từng loài được trình bày dưới đây theo hệ thống phân
loại của Nguyen et al. (2009) và tham khảo Frost (2012).
Họ Cóc Bufonidae
1. Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)
Mẫu vật nghiên cứu: Cá thể đực trưởng thành TYT 2012.37 (SVL 64,38 mm) thu
vào tháng 7/2012.
Đặc điểm nhận dạng: Mõm tròn, nhô về phía trước so với hàm dưới; gờ mõm rõ,
vùng má xiên; vùng giữa 2 ổ mắt lõm; khoảng cách gian ổ mắt bằng khoảng 1,5 lần
chiều rộng mí mắt trên (IOD 7,69 mm; UEW 5,01 mm); gờ mõm và gờ sọ rõ; gờ sau ổ
mắt và gờ ổ mắt-màng nhĩ rõ; tuyến mang tai rất phát triển; mắt lớn; lỗ mũi tròn, nằm
gần mút mõm hơn so với mắt; màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ bằng khoảng 2/3 lần
đường kính mắt (TD 5,12 mm, ED 7,06 mm); không có răng lá mía.
Chi khỏe, các ngón tay tự do, ngón tay I dài hơn ngón II; ngón chân khoảng 1/3
có màng; củ bàn trong dài hơn củ bàn ngoài; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm tới ổ
mắt.
Trên thân và chi có các mụn to nhỏ không đều, các mụn ở giữa lưng thường lớn
hơn và bé dần sang hai bên, đầu các mụn thường đen. Mặt trên thân màu vàng sẫm,
đôi khi xám nhạt; bụng trắng bẩn với các vệt đen; mút các ngón tay, ngón chân màu
đen, các gờ sọ màu xám đến đen (Định loại theo Bourret, 1942; Inger et al., 1999;
Ziegler, 2002).
Phân bố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
KBTTN Tây Yên Tử: Gặp ở hầu hết các sinh cảnh.
Việt Nam: Khắp cả nước.
Thế giới: Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái
Lan, Căm-pu-chia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin.
2. Cóc rừng Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864)
Mẫu vật nghiên cứu: Con cái còn non VH44 (SVL 39,04 mm) thu vào tháng
10/2009, ở độ cao 400-600 m so với mực nước biển.
Đặc điểm nhận dạng: Mõm ngắn, hơi nhọn; mắt lớn, khoảng cách gian ổ mắt
rộng hơn chiều rộng mí mắt trên (UEW 3,67 mm, ED 4,04 mm); gờ mõm rõ, vùng
giữa hai gờ ổ mắt lõm; gờ giữa ổ mắt và tuyến mang tai dày, rất phát triển; lỗ mũi nằm
gần mút mõm hơn so với mắt; màng nhĩ rõ (TD 2,85 mm), đường kính màng nhĩ gần
bằng 3/4 lần đường kính mắt; không có răng lá mía; lưỡi dài, hẹp, tròn ở phía sau.
Mút ngón tay và ngón chân tù; ngón tay I dài hơn ngón II; ngón chân ½ có màng,
hai củ bàn rõ. Trên thân và chi có nhiều mụn; các mụn ở 2 bên lớn hơn xếp thành dãy;
mụn ở trên mi mắt và các chi nhỏ hơn.
Đầu và thân màu nâu vàng hoặc xám nâu, hai bên sườn vàng; gờ sọ có màu nâu
vàng; có một vệt sẫm nhỏ xếp thành hình chữ V ngược giữa 2 tuyến mang tai, một vệt
khác lớn hơn giữa lưng; chi thẫm màu hơn trên thân, có vệt sẫm vắt ngang; bụng xám
hơi vàng với một số vệt sẫm màu (Định loại theo Bourret, 1942; Inger et al., 1999;
Ziegler 2002).
Phân bố
KBTTN Tây Yên Tử: Mẫu VH44 được tìm thấy vào buổi chiều muộn trong rừng
gần Suối Tuyến II. Một cá thể trưởng thành khác đã được nhìn thấy gần ao Ba Bếp vào
chiều 03/6/2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Việt Nam: Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hoa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng,
Đồng Nai.
Thế Giới: Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia.
Họ cóc Bùn Megophryidae
3. Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể cái trưởng thành VH29 (SVL 76,55 mm) thu bởi
Nguyễn Quảng Trường vào tháng 5/2009.
Đặc điểm nhận dạng: Đầu rộng hơn dài; mí mắt trên không có riềm da; mõm tròn
không nhô về phía trước so với hàm dưới; con ngươi dọc, phần trên mống mắt màu
trắng; vùng má lõm; màng nhĩ rõ (TD 4,69 mm); lỗ mũi ở phía bên, gần mút mõm hơn
so với mắt; khoảng cách hai lỗ mũi xấp xỉ bằng chiều rộng mí mắt trên; khoảng cách
gian ổ mắt lớn hơn khoảng cách gian mũi; gờ da trên màng nhĩ kéo dài từ sau mắt đến
phía trên của chi trước; không có răng lá mía, lưỡi xẻ đôi ở phía sau.
Chi trung bình, ngón tay I bằng ngón tay II, hai củ bàn tay nổi rõ; ngón chân 1/4
có màng; củ bàn trong hình bầu dục, không có củ bàn ngoài; khi gập dọc thân khớp
chày-cổ chạm đến sau ổ mắt, khớp cổ-bàn chạm gần tới mõm.
Đầu và thân màu nâu sẫm, vùng má nhạt hơn; phía bên thân có các vết sẫm đen
xen lẫn với các đốm trắng nhỏ; hai bên sườn, bụng, mặt dưới và phía sau chân nổi hạt
rõ; cằm và họng màu trắng đục, có nhiều hạt nhỏ; mặt dưới bàn tay và bàn chân màu
nâu, có các chấm và vân trắng; chi sau có vệt ngang sẫm màu, mảnh (Định loại theo
Athrop et al., (1998); Bourret, 1942; Ziegler, 2002).
Phân bố
KBTTN Tây Yên Tử: mẫu vật thu được trên mặt đất trong khu rừng tre gần trạm
Vũng Tròn, Khe Rỗ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế.
Thế Giới: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan.
4. Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893)
Mẫu vật nghiên cứu: Cá thể cái trưởng thành IEBR 3659 thu vào tháng 4/2008.
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 11,27 mm, HW 10,71 mm); mõm
hơi nhô ra về phía trước so với hàm dưới, chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt (SL
5,75 mm, ED 4,61 mm); chiều rộng mí mắt trên lớn hơn khoảng cách gian mũi (UEW
3,91 mm, IND 3,02 mm); lỗ mũi hình bầu dục nằm gần đỉnh mút mõm hơn so với mắt;
màng nhĩ rõ, tròn (TD 3,32 mm), khoảng cách mắt màng-nhĩ bằng 3/4 đường kính
màng nhĩ (TED 2,44 mm); có răng lá mía.
Các ngón tay không có riềm da phía ngoài, không có màng bơi; các ngón chân
không có đĩa bám, 1/4 có màng bơi; chai dưới khớp rõ, củ xương bàn chân ngắn.
Da lưng, trên đầu, giữa mắt, hai bên sườn có các nốt sần nhỏ, hai bên đầu có các
gai nhỏ; mặt trên của đùi, cổ chân có các mụn cóc nhỏ nằm rải rác; cổ họng, ngực,
bụng, mặt dưới các chi nhẵn.
Màu sắc mẫu ngâm trong cồn: Lưng, đầu và thân có màu nâu xen với các vệt
nhỏ; hai bên sườn xám nâu bên trái có 8 đốm, bên phải có 10 đốm nâu to; màng nhĩ
màu nâu với viền màu nâu đen; môi trên màu nâu sáng với các vệt màu nâu sẫm; mặt
trên của các chi trước màu be, tối hơn với những vệt ngang màu nâu; mặt trên của đùi
và cẳng chân có màu nâu vàng với các vệt ngang màu nâu tối, một phần phía sau của
đùi màu be; ngực, bụng, mặt dưới của các chi có màu trắng với những đốm nâu nhỏ
(Định loại theo Inger et al., 1999; Ohler et al., 2011).
Phân bố:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
KBTTN Tây Yên Tử: Mẫu vật của loài này bắt gặp ở suối quanh khu vực Vũng
Tròn (Khe Rỗ), Đồng Rì, Đồng Thông-Ba Bếp.
Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-
Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai.
Thế giới: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xia.
5. Cóc núi miệng nhỏ Ophryophryne microstoma (Boulenger, 1903)
Mẫu vật nghiên cứu: Cá thể đực trưởng thành TYT 2010.34 (SVL 36,73 mm) thu
vào tháng 6/2010, một cá thể đực IEBR 3627 (SVL 34,36 mm) thu vào tháng 4/2008,
hai cá thể đực VH20 (SVL 34,15 mm) và VH21 (SVL 38,49 mm) thu bởi Nguyễn
Quảng Trường vào tháng 5/2009; một cá thể cái trưởng thành VH41 (SVL 46,36 mm)
thu vào tháng 10/2009, ở độ cao 400-600 m so với mực nước biển.
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 11,03-11,16 mm, HW 10,07-10,81
mm); chiều dài mõm ngắn hơn so với đường kính mắt (SL 3,06-3,61 mm, ED 3,52-
4,43 mm), mõm tù ở phía trước; vùng má lõm; khoảng cách gian mắt rộng gần bằng
mí mắt trên (IOD 4,7-4,9 mm, UEW 4,61-4,75 mm); gai da trên mí mắt rõ, mắt nhỏ,
đường kính mắt lớn hơn màng nhĩ (TD 2,49-2,81 mm); màng nhĩ rõ; con đực có túi
kêu lớn.
Chi mảnh, các ngón tay và ngón chân hơi phình ở mút; không có củ bàn dưới
ngón; củ bàn tay và bàn chân không rõ; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm tới vai
hoặc màng nhĩ. Da lưng với những mụn nhỏ; các hạt xếp thành gờ da đối xứng, có hai
gờ hình chữ V trên đầu và phần trước của lưng, một hình chữ X ở phần sau của lưng.
Thân màu hơi xám hoặc nâu đỏ; có các đốm đen ở hai bên thân và các chi; có
mụn trắng ở mỗi bên của ngực (Định loại theo Bourret, 1942 và Ohler, 2003).
Phân bố