Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý nhằm khai thác phần trữ lượng than nằm dưới suối tại các mỏ hầm lò vùng quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - A CHT
-----------------o0o------------------

NGUYN XUN TRNG

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật
công nghệ hợp lý nhằm khai thác phần
trữ lượng than nằm dưới suối tại các mỏ
hầm lò vùng Quảng Ninh

LUN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hµ Néi- 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - A CHT
-----------------o0o------------------

NGUYN XUN TRNG

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật công
nghệ hợp lý nhằm khai thác phần trữ lượng
than nằm dưới suối tại các mỏ hầm lò vùng
Quảng Ninh

Ngành: Khai th¸c má
M· sè: 60520603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.TS. Đào Hồng Quảng
2.TS. Nguyễn Phi Hùng

Hµ Néi- 2015


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thực hiện và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Trường


CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu
(chữ viết tắt)

1

LK


2

PGS.TS

3

TS

4

TVD

5

V6

Ý nghĩa (chữ viết đầy đủ)
Lỗ khoan
Phó giáo sư, Tiến sỹ
Tiến sỹ
Tây Vàng Danh
Vỉa 6


mục lục
tt

Nội dung
Mở đầu


Trang
1

Điều tra, khảo sát, đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất
Chương 1

và tổng hợp trữ lượng than nằm dưới suối tại một số mỏ

5

hầm lò vùng quảng ninh
1.1

1.2
1.3

Kết quả điều tra, khảo sát đặc điểm các dòng suối chảy qua
một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất và tổng hợp trữ lượng
than nằm dưới suối tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
Nhận xét đánh giá

5

10
29

Nghiên cứu các ảnh hưởng khi khai thác hầm lò phần trữ
Chương 2


lượng dưới suối trong điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ vùng

30

Quảng Ninh
2.1

2.2

2.3
2.4

Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dịch chuyển, biến
dạng bề mặt địa hình do khai thác hầm lò
Nghiên cứu lý thuyết xác định các thông số dịch chuyển, biến
dạng bề mặt suối do khai thác hầm lò
Nghiên cứu lý thuyết xác định chiều sâu khai thác an toàn
dưới suối
Nhận xét đánh giá

30

34

41
49

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ khai
Chương 3


thác trữ lượng than dới suối trong điều kiện các mỏ hầm

50

lò vùng Quảng Ninh
3.1

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp gia cường, xử lý lßng suèi

51


3.2
3.3
Chương 4

4.1
4.2
4.3
4.4

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ khai thác hợp lý
và an toàn cho trữ lượng than nằm dưới suối
Nhận xét đánh giá
Lập phương án áp dụng giải pháp đề xuất cho một điều
kiện mỏ hầm lò cụ thể vùng Quảng Ninh
Nghiên cứu ảnh hưởng khi khai thác hầm lò dưới suối Vàng
Danh
Nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ khai thác

Tính toán công nghệ khai thác lò chợ điều khiển đá vách
bằng chèn lò

52
78
81

81
99
101

Nhận xét đánh giá

112

Kết luận và kiến nghị

113

Danh mục các công trình đà công bố của tác giả

117

Tài liệu tham khảo

118


DANH MụC CáC Hình vẽ và biểu đồ
Tên


Nội dung

hình vẽ
Hình 1.1.
Hình 1.2.

Tỷ lệ phân bố trữ lượng than nằm dưới suối theo các mỏ
Biểu đồ phân bố trữ lượng than nằm dưới suối theo các miền
chiều dày và góc dốc

Trang
27
28

Hình 2.1.

Sơ đồ dịch chuyển, biến dạng đất đá mỏ do khai thác hầm lò

30

Hình 2.2.

Sơ đồ xác định các thông số dịch chuyển, biến dạng

35

Hình 2.3.

Sơ đồ trụ bảo vệ đối tượng chứa nước trong các trường hợp


45

Hình 2.4.

Sơ đồ xác định độ sâu khai thác an toàn tập vỉa than

47

Sơ đồ công nghệ cột dài theo phương, cơ giới hóa đồng bộ
Hình 3.1.

khấu than bằng combai kết hợp dàn chống tự hành, điều

54

khiển đá vách bằng chèn lò toàn phần
Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu than
Hình 3.2.

bằng khoan nổ mìn, chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di

56

động, điều khiển đá vách bằng chèn lò toàn phần
Sơ đồ công nghệ khai thác chia lớp nghiêng, khấu than bằng
Hình 3.3.

khoan nổ mìn theo trình tự lớp dưới trước, lớp trên sau, chống
giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động, điều khiển đá vách bằng


58

chèn lò toàn phần
Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc, khấu theo các
Hình 3.4.

dải ngắn (phân tầng), chèn lò theo trình tự từ dưới lên bằng tự

60

chảy hoặc khí nén
Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc, khấu theo các
Hình 3.5.

dải ngắn (phân tầng) và chèn lò theo trình tự từ dưới lên bằng
phương pháp thủy lực

62


Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo hướng dốc, khấu than
Hình 3.6.

bằng máy combai đào lò và chèn lò toàn phần theo trình tự từ

64

dưới lên
Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc khai thác chia

Hình 3.7.

lớp nghiêng từ dưới lên với chèn lò (đối với vỉa có chiều dày

66

> 3,5 m)
Hình 3.8.

Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc khai thác chia
lớp ngang nghiêng với chèn lò theo thứ tự từ dưới lên

69

Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc khai thác chia
Hình 3.9a

lớp bằng khấu than bằng máy combai với chèn lò theo thứ tự

72

từ trên xuống, đối với vỉa có chiều dày 3,5 ữ 5 m
Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc khai thác chia
Hình 3.9b

lớp bằng khấu than bằng máy combai với chèn lò theo thứ tự

73

từ trên xuống, đối với vỉa có chiều dày 5 ữ 10 m

Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc khai thác chia
Hình 3.9c

lớp bằng khấu than bằng máy combai với chèn lò theo thứ tự

74

từ trên xuống, đối với vỉa có chiều dày 10 ữ 15 m
Sơ đồ công nghệ khai thác cột dài theo độ dốc, khai thác chia
Hình 3.10.

lớp nghiêng từ trên xuống khấu các lớp chèn lò theo thứ tự từ

77

dưới lên
Hình 4.1a

Mặt cắt xác định các thông số về dịch động- Mặt cắt 1-1

84

Hình 4.1b

Mặt cắt xác định các thông số về dịch động- Mặt cắt 2-2

85

Hình 4.1c


Mặt cắt xác định các thông số về dịch động- Mặt cắt 3-3

86

Hình 4.1d

Mặt cắt xác định các thông số về dịch động- Mặt cắt 4-4

87

Hình 4.1e

Hình 4.2.

Mặt cắt xác định các thông số về dịch động- Mặt cắt Tuyến
IIE
Sơ đồ bố trí các trạm quan trắc mức độ sụt lún trên mặt địa
hình

88

96


Hình 4.3.

Kết quả đo độ lún tại tuyến quan trắc số 5

97


Hình 4.4.

Kết quả đo độ lún tại tuyến quan trắc số 7

97

Hình 4.5.

Kết quả đo độ lún tại tuyến quan tr¾c sè 10

97


DANH MụC CáC BảNG
Tên bảng
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3

Bảng 1.4

Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7

Nội dung
Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ
Mạo Khê

Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ
Vàng Danh
Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ Quang
Hanh
Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ
Mông Dương
Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ
Khe Chàm
Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới suối tại một số mỏ hầm lò
Phân loại trữ lượng than nằm dưới suối theo các yếu tố chiều
dày và góc dốc vỉa

Trang
13

17

21

22

26
27
28

Bảng 2.1

Bảng tra giá trị góc dịch chuyển giới hạn theo đờng phơng 0

37


Bảng 2.2

Bảng tổng hợp công thức xác định các góc dịch chuyển

37

Bảng 2.3

Bảng tra giá trị N1 và N2

38

Bảng 2.4

Bảng tra giá trị các hàm số mẫu S(z), S(z), S(z)

38

Bảng 2.5

Bảng giá trị hệ số d2: d3, C2: C3

41

Bảng 3.1

Tỷ lệ thành phần vật liệu chèn lò khí nén

58


Bảng 4.1

Giá trị góc dịch chuyển đặc trưng cho địa tầng dưới suối
Vành Danh

83


Bảng ước tính độ lún cực đại và các thông số dịch động theo
Bảng 4.2

mặt cắt MC1-1, MC2-2, MC3-3, MC4-4, MC T.IIE , MC PH

90

khai th¸c vØa 8 vØa 7 khoáng sàng than Vàng Danh
Bảng 4.3

Các thông số dịch động tại mặt cắt 1-1 vỉa 7

91

Bảng 4.4

Các thông số dịch động tại mặt cắt 2-2 vỉa 7

91

Bảng 4.5


Các thông số dịch động tại mặt cắt 3-3 vỉa 7

91

Bảng 4.6

Các thông số dịch động tại mặt cắt 4-4 vỉa 7

92

Bảng 4.7

Các thông số dịch động tại mặt cắt 1-1 vỉa 7

92

Bảng 4.8

Các thông số dịch động tại mặt cắt 2-2 vỉa 7

92

Bảng 4.9

Các thông số dịch động tại mặt cắt 3-3 vỉa 7

93

Bảng 4.10 Các thông số dịch động tại mặt cắt 4-4 vỉa 7


93

Bảng 4.11 Các thông số dịch động tại mặt cắt tuyến IIE vỉa 7

93

Bảng 4.12 Tọa độ các điểm giới hạn phạm vi ảnh hưởng

94

Bảng 4.13 Tổng hợp các giá trị dịch chuyển, biến dạng bề mặt

95

Bảng 4.14

Đánh giá ảnh hưởng do khai thác hầm lò dới suối TVD-2 theo
yếu tố chiều dày khai thác trong cụm vỉa 7, 6, 5

Bảng 4.15 Các thông số về điều kiện địa chất kỹ thuật lò chợ II-7-4

98
101

Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giải pháp khai thác lò chợ áp
Bảng 4.16 dụng giá thủy lực di động, điều khiển áp lực mỏ bằng chèn lò
toàn phần

111



1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết quả đánh giá sơ bộ tài liệu địa chất các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
cho thấy, trữ lượng than phân bè d­íi khu vùc s«ng, si, ao hå (n»m trong giới hạn
cấp phép của các mỏ) tương đối lớn, khoảng 30 triệu tấn, tập trung chủ yếu tại các mỏ
Mạo Khê, Vàng Danh, Quang Hanh, Mông Dương và Khe Chàm. Nếu tính cả trữ
lượng than nằm dưới các sông, suối, ao, hồ trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản
thì con số này có thể lên tới 90 ữ 100 triệu tấn. Khai thác phần trữ lượng này bằng các
phương pháp hầm lò thông thường, điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần có thể
tiềm ẩn nguy cơ bục nước mỏ, tăng độ xuất nước từ đối tượng chứa nước vào không
gian khai thác, gây khó khăn, thậm chí mất an toàn cho khai thác hầm lò, đồng thời
làm thay đổi chế độ nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt trên bền mặt đất. Việc để lại trụ than bảo vệ có thể đảm bảo khai
thác an toàn khu vực trữ lượng vùng lân cận và bảo vệ được các đối tượng chứa nước
trên bề mặt, song gây lÃng phí tài nguyên và làm giảm hiệu quả của các dự án khai
thác mỏ.
Trên thế giới, tại một số nước như Nga, Ba Lan, Trung Quốc, ấn Độ, úc v.v...
đà có nhiều giải pháp phù hợp để khai thác an toàn và hiệu quả trữ lượng than nằm
dưới sông, suối, ao, hồ. Ví dụ: tại các mỏ Zapadnaia, Kirov (Nga) đà áp dụng giải
pháp chèn lò để khai thác trữ lượng than trong trụ bảo vệ dưới các suối Batrat, Inhia;
tại bể than Bihar (ấn Độ) nằm dưới lưu vực sông Damodar đà khai thác tập các vỉa
than dày 5 ữ 7 m, ở độ sâu từ 50 ữ 500 m bằng các giải pháp khai thác chèn lò toàn
phần sử dụng đá xít thải của mỏ; mỏ than Illawara (úc) đà khai thác thành công trữ
lượng than dưới lưu vực sông Nepean và sông Georges bằng công nghệ khai thác cột
dài theo phương, điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần, với việc áp dụng các
giải pháp gia cường lòng suối và địa tầng dưới suối để bảo vệ suối và ngăn chặn sự
xuất nước. Từ những kết quả nghiên cứu địa cơ mỏ, kết hợp với các kết quả theo dõi,

quan trắc dịch động đá mỏ và bề mặt địa hình, tổng hợp kinh nghiệm thường xuyên,
lâu dài trong thực tế khai thác mỏ, người ta đà nghiên cứu và xây dựng thành hệ thống
những quy định, quy phạm an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật và giải pháp công nghÖ khi


2
khai thác dưới các sông suối, ao hồ chứa nước (ví dụ, tại Nga, Ba Lan).
Tại Việt Nam, vấn đề khai thác trữ lượng than dưới các đối tượng sông, suối
chủ yếu được đề cập đến như dưới các đối tượng cần bảo vệ trên bề mặt trong một số
đề tài như: Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ hợp lý để khai
thác than ở các khu vực có di tích lịch sử văn hóa, công trình công nghiệp và dân
dụng do PGS.TS. Phùng Mạnh Đắc làm chủ nhiệm; Nghiên cứu công nghệ khai
thác chèn lò phục vụ công tác điều khiển đá vách và bảo vệ các đối tượng công trình
bề mặt trong điều kiện các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh do TS. Nguyễn Anh Tuấn
chủ nhiệm. Các đề tài nói trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp nhằm bảo
vệ công trình, đối tượng trên bề mặt đất như nhà cửa, công trình công nghiệp và dân
dụng, có yêu cầu bảo vệ bề mặt cao, cùng với đó là chi phí lớn hoặc phải chấp nhận
tổn thất than cao. Đối với việc khai thác trữ lượng than nằm dưới sông, suối, yêu cầu
chủ yếu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đảm bảo mức độ xuất nước từ các đối
tượng chứa nước nói trên vào công trình hầm lò không vượt quá giới hạn an toàn. Do
đó, có thể cho phép áp dụng các giải pháp ít tốn kém hơn.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa được triển khai một
cách tổng thể, có hệ thống trong toàn vùng Quảng Ninh, và chưa tập trung xem xét
vấn đề khai thác than bên dưới hoặc lân cận các đối tượng sông suối, đồng thời đề ra
được các giải pháp kỹ thuật và công nghệ khai thác hợp lý đảm bảo an toàn và góp
phần bảo vệ môi trường. Do đó, trong quy hoạch của các mỏ hầm lò vùng Quảng
Ninh, trữ lượng than dưới suối chủ yếu được đưa vào trữ lượng để lại trụ bảo vệ và
không được huy động vào khai thác. Điều này đà góp phần làm giảm hiệu quả đầu tư
khai thông, mở vỉa, hiệu quả sản xuất của khu mỏ. Chính vì vậy, việc nghiên đề xuất
các giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý nhằm khai thác phần trữ lượng than dưới suối

tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh đảm bảo an toàn và hiệu quả là hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật công nghệ hợp lý nhằm khai
thác phần trữ lượng than nằm dưới suối tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh với mục
tiêu đề xuất được công nghệ khai thác hợp lý, an toàn và hiệu quả để tận thu tối đa tài
nguyên than và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trên bề mặt (dòng suối)
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đà tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đặc
điểm điều kiện địa chất và tổng hợp trữ lượng than nằm dưới suối tại một số mỏ hầm
lò vùng Quảng Ninh gồm Mạo Khê, Vàng Danh, Quang Hanh, Mông Dương và Khe
Chàm. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cứu tính toán xác định chiều sâu khai thác an toàn
dưới suối, xây dựng phương pháp tính toán dự báo ảnh hưởng dịch động do khai thác
hầm lò đến lòng suối và bề mặt đất. Đồng thời đề xuất các giải pháp kỹ thuật công
nghệ hợp lý nhằm khai thác an toàn và hiệu quả trữ lượng than nói trên. Từ những kết
quả đó, đề tài đà nghiên cứu lựa chọn và lập phương án giải pháp kỹ thuật, công nghệ
nhằm khai thác trữ lượng vỉa than vỉa 7 khu II mức +0 ữ +50 nằm dưới suối Tây Vàng
Danh.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá, tổng hợp trữ lượng và điều kiện địa chất các vỉa than nằm dưới suối
tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng khi khai thác hầm lò phần trữ lượng dưới suối
trong điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ vùng Quảng Ninh.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác phần trữ
lượng than dưới suối trong điều kiện các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.
- Lập phương án áp dụng giải pháp đề xuất cho điều kiện mỏ Vàng Danh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu lý thuyết kết hợp với

nghiên cứu thực nghiệm trong thực tế của mỏ than hầm lò.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp trữ lượng than, điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ
gắn với phạm vi áp dụng của công nghệ.
- Phương pháp tổng quan, kÕ thõa kinh nghiƯm ë trong vµ ngoµi n­íc.
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- ý nghĩa khoa học: Đề xuất được công nghệ khai thác hợp lý, an toàn và hiệu
quả để tận thu tối đa tài nguyên than.
- ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để triển khai áp
dụng các giải pháp công nghệ khai th¸c cho c¸c khu vùc vØa than n»m d­íi si t¹i


4
vùng than Quảng Ninh, đảm bảo nâng cao mức độ an toàn, tận thu tối đa tài nguyên
than và bảo vệ các đối tượng chứa nước trên bề mặt địa hình.
7. Cơ sở tài liệu và cấu trúc luận văn
+ Cơ sở tài liệu:
- Tài liệu tổng hợp trữ lượng và điều kiện địa chất các vỉa than nằm dưới suối
tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.
- Tài liệu tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dịch chuyển, quan trắc biến
dạng bề mặt địa hình trong khai thác hầm lò
- Các tài liệu về công nghệ khai thác dưới các công trình cần bảo vệ bề mặt
- Bản đồ địa hình, địa chất các khoáng sàng các mỏ Vàng Danh, Nam Mẫu,
Quang Hanh, Khe Chàm, Mông Dương...
- Tài liệu tham khảo của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, thư viện trường Đại
học Mỏ - Địa chất và một số tài liệu được biên dịch từ nước ngoài
+ Cấu trúc luận văn.
Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận. Nội dung
của luận văn được trình bày trong 118 trang đánh máy vi tính khổ A4 với 29 bảng, 27
hình. Luận văn được hoµn thµnh d­íi sù h­íng dÉn khoa häc cđa TS. Đào Hồng
Quảng & TS. Nguyễn Phi Hùng.

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu trường Đại
học Mỏ - Địa Chất, Phòng Đào tạo và Sau đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác hầm
lò, Ban lÃnh đạo Công ty than Vàng Danh, Mạo Khê, Quang Hanh, Khe Chàm, Mông
Dương, Phòng nghiên cứu Công nghệ Khai thác Hầm lò, Phòng Tư vấn Đầu tư Viện
Khoa học Công nghệ Mỏ... đà giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
của TS. Đào Hồng Quảng; TS. Nguyễn Phi Hùng và các thầy giáo trong Bộ môn khai
thác hầm lò, trường Đại học Mỏ - Địa Chất. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn
đối với các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp đà tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn nµy.


5
Chương 1
Điều tra, khảo sát, đánh giá đặc điểm điều kiện địa
chất và tổng hợp trữ lượng than nằm dưới suối tại
một số mỏ hầm lò vùng quảng ninh
1.1. Kết quả điều tra, khảo sát đặc điểm các dòng suối chảy qua
một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
Hầu hết các khoáng sàng than vùng Quảng Ninh phân bố dưới vùng đồi núi,
bề mặt địa hình phân cắt mạnh hình thành nhiều sông, suối. Những mỏ có trữ lượng
than lớn phân bố dưới khu vực sông, suối gồm Mạo Khê, Vàng Danh, Quang Hanh,
Mông Dương và Khe Chàm. Xem xét các dự án quy hoạch khai thác than hầm lò cho
thấy, phần trữ lượng than nằm dưới hoặc lân cận các con suối thường phải để lại làm
trụ bảo vệ, do viƯc khai th¸c chóng cã thĨ tiỊm Èn nguy cơ bục nước mỏ, tăng độ xuất
nước từ đối tượng chứa nước vào không gian khai thác, gây khó khăn, thậm chí mất
an toàn cho khai thác hầm lò, đồng thời gây sụt lún bề mặt đất, phá hủy các dòng suối
chảy trên bề mặt địa hình, làm thay đổi chế độ nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng tới
sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên bền mặt đất.
Đề tài đà tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng các sông, suối chính chảy qua

địa hình các mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Quang Hanh, Mông Dương và Khe Chàm.
Tổng hợp kết quả như sau:
1.1.1. Đặc điểm, hiện trạng các suối trên bề mặt địa hình mỏ Mạo Khê
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trên bề mặt địa hình mỏ than Mạo Khê có một
số suối chảy qua như: suối Văn Lôi, suối Bình Minh, suối Đoàn Kết và suối Tràng
Khê. Các suối này đều có đặc điểm chung là bắt nguồn từ dÃy núi cao phía Bắc chảy
theo hướng Bắc - Nam qua khu vực mỏ rồi đổ vào sông Đá Bạc, nước mặt phân bố ở
các suối có nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa với dòng chảy thay đổi theo mùa.
Đặc điểm chi tiết của từng suối được phân tích cụ thể như sau:
* Suối Văn Lôi: Hướng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chiều dài trên 2
km, lòng suối rộng từ 2 ữ 4 m, đoạn suối từ tuyến T.IIIA về tới đập Văn Lôi lòng suối
mở rộng đến 20 m, nước gần như cạn chỉ còn vũng nhỏ, lòng suối là đá lăn nhỏ, cát
bùn. Lưu lượng toàn bộ đo được Q = 1,6 l/s. Lưu vực của suối đi qua chứa các vỉa than


6
V8, V9 ,V9b và V10. Dưới suối có các vỉa than đà và đang khai thác. Lộ vỉa 9b từ
tuyến IV-VI đà bị bóc (độ cao +130 m). Tại các khu vực vỉa than đà khai thác, đá
vách bị phá hủy tạo thành vùng sập đổ lớn, khiến nước mưa và nước suối chảy xuống
hầm lò. Ngày 17-5-1993, lò chợ +30 lấy trụ bảo vệ vỉa 9b tại vị trí đúng ngà 3 suối
Văn Lôi sau mấy ngày mưa to lòng suối bị tụt xuống gây đổ lò chợ. Lưu lượng nước
chảy vào lò 40 ữ 50 m3/h, lò chợ phải dừng khai thác.
* Suối Bình Minh: Hướng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chiều dài trên
2km, được hình thành từ 3 nhánh suối nhỏ là nhánh suối chảy gần tuyến T.II (Bình
Minh 1), nhánh suối chảy giữa tuyến T.IIa và T.III (Bình Minh 2) và nhánh suối chính
(Bình Minh 3). Các nhánh suối chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam cắt qua các vỉa
than cánh Nam như V8, V9, V9a, V9b và V10. Hướng chảy của suối trùng với hướng
cắm của các vỉa than. Các nhánh suối đều dốc làm cho điều kiện tập trung nước thuận
lợi. Vào mùa mưa lưu lượng của suối lên tới 28.930 l/s mùa khô giảm xuống còn 0,905
l/s. Theo tài liệu thu thập được, hồi 11h30 ngày 19/5/1987 lòng suối Bình Minh bÞ sơt

cã kÝch th­íc 7 m x 6,5 m sâu 8,0 m nằm trên lộ V9 cách cầu Non Đông 10 ữ 15 m,
đây là hố sụt do ảnh hưởng của lò cũ Pháp khai thác V9 mức (-97) lên mức (- 49).
* Suối Đoàn Kết: Suối nhỏ phân bố gần tuyến T.VI và tuyến T.VIa, bắt nguồn
từ dÃy núi cao phía Bắc chảy theo hướng cắm Đông Bắc - Tây Nam cắt qua các vỉa
than cánh Nam như V6, V7, V8A, V8, V9, V9a, V9b, V10 và đổ vào hồ Ba Cọc.
Hướng chảy của suối trùng với hướng cắm của các vỉa than. Lòng suối rộng từ 1,5 ữ
2,0 m.
* Suối Tràng Khê: Suối phân bố gần tuyến T.VIII và tuyến T.VIIIa, bắt nguồn
từ dÃy núi cao phía Bắc chảy hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ vào hồ Cầu Cuốn, gồm
nhiều nhánh phụ.
1.1.2. Đặc điểm, hiện trạng các suối trên bề mặt địa hình mỏ Vàng Danh
Khoáng sµng má than Vµng Danh gåm 6 vØa than cã giá trị công nghiệp là vỉa
4, 5, 6, 7, 8 và vỉa 8a, nằm ở trung tâm cánh Nam dải than Bảo Đài, trong cánh cung
Đông Triều. Trên bề mặt địa hình khu mỏ có hai nhánh suối chính được hợp bởi nhiều
khe suối nhỏ bắt nguồn từ phần địa hình cao của dÃy Bảo Đài và chảy theo hướng từ
Bắc xuống Nam, cắt qua hầu hết các địa tầng chứa than, đến gần lỗ khoan LK.69 thì
nhập lại thành suối Vàng Danh và đổ ra sông Uông Bí. Lòng c¸c suèi th­êng réng tõ


7
3 ữ 10 m nằm trên địa hình dốc, lưu lượng nước suối phụ thuộc vào nước mưa. Sau
những trận mưa to nước suối thường rất lớn tạo thành dòng lũ chảy xiết, sau khi mưa
từ 1 ữ 4 giờ lưu lượng nước giảm dần. Các suối này có thể ảnh hưởng đến khai thác
hầm lò bên dưới.
Nhánh suối Tây Vàng Danh (thường gọi là suối TVD-1) là suối tương đối lớn
có lượng nước chảy quanh năm. Mùa mưa nước dâng cao, lưu lượng lớn vào khoảng
1.277 ữ 1.376 lít/giây; mùa khô lưu lượng nước nhỏ, chỉ vài lít/giây. Suối chảy theo
hướng từ Bắc xuống Nam cắt qua các vỉa than V7, V6, V5 và V4. Tại vị trí gần lỗ
khoan LK 715 do việc khai thác lộ vỉa V8 đà tạo thành moong lộ thiên, làm thay đổi
hướng chảy của suối. Trong địa tầng của nhánh suối này, 2 vỉa than phân bố phía trên

là V7, V6 đà được khai thác từ mức +122 m trở lên theo phương pháp hầm lò; riêng
2 vỉa than V5, V4 phân bố ở sâu thường cách đáy suối khoảng trên 100 m nên chưa
được khai thác. Phân bố ở dưới đáy suối Tây Vàng Danh (TVD-1) là các vỉa than V7,
V6, V5 và V4; trong đó các vỉa than V7, V6 đà được khai thác từ trước bằng phương
pháp hầm lò, nên trong giới hạn này chỉ còn lại các vỉa V5 và V4 phải để lại trụ bảo
vệ suối.
Phân bố về phía Đông cách nhánh suối Tây Vàng Danh khoảng 500 m là nhánh
suối thứ hai (thường gọi là suối TVD-2) cũng bắt nguồn từ các dÃy núi cao phía Bắc
và chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam, Tây Nam rồi nhập với suối TVD-1 ở gần khu
nhà sàng của mỏ Vàng Danh. Nhánh suối TVD-2 cũng chảy cắt ngang qua các vỉa
than V8, V7, V6, V5, V4. Trong địa tầng của nhánh suối này, vỉa than V8 (trong
phạm vi dưới đáy suối) là tập sét than dày, chất lượng xấu và nhiều vị trí đà bị khai
thác từ trước; các vỉa than V7, V6,V5 và V4 nằm trong giới hạn độ sâu khai thác nên
để lại trụ bảo vệ suối.
1.1.3. Đặc điểm, hiện trạng các suối trên bề mặt địa hình mỏ Quang Hanh
Mỏ than Ngà Hai, Công ty than Quang Hanh có địa hình bề mặt gồm các dÃy
đồi núi cao nối tiếp nhau và bị chia cắt mạnh tạo nhiều khe suối nhỏ, mương máng.
Phần phía Tây Nam cao hơn với cốt cao từ +200 ữ +250 m, thấp dần về phía Bắc, Tây
- Bắc với cốt cao từ +50 ữ +150 m. Qua khảo sát điều kiện địa chất thủy văn cho thấy,
khu mỏ bao gồm một sè s«ng, suèi chÝnh nh­ sau:


8
* Sông Diễn Vọng: Sông Diễn Vọng chảy qua phía Tây khu mỏ theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam rồi đổ ra vịnh Cuốc Bê (Hòn Gai). Sông có lưu vực rộng từ 30
đến 35 m theo mép nước vào mùa khô, vào mùa mưa ngấn nước sông rộng tới 100 m.
Phần chảy qua khu mỏ chỉ là một phần nhá cã chiỊu dµi 3 km. ChiỊu cao cét n­íc
trong sông thay đổi từ 2,5 m ữ 5,0 m. Theo tài liệu quan trắc của trạm thủy văn Dương
Huy phục vụ cho việc xây đập Đá Bạc: Qmax =296m3/s (Tháng 8/1963); Qmin =0,09m3/s
(Tháng 3/1965). Trước năm 1975 nước thủy triều ngập tràn toàn bộ chiều dài sông có

trong khu mỏ, sau năm 1975 do có đập chứa nước Đá Bạc ở tọa độ X=27,000 ữ 27,200,
Y= 416,500 ữ 416,700, nước thủy triều và tàu thuyền không ra vào được. Nước mặt
từ các hệ thống suối chảy đổ về sông làm ngọt hóa hoàn toàn và dùng cho tưới tiêu
trồng trọt.
* Suối Ngà Hai: Suối Ngà Hai là sự hòa nhập của hệ thống suối từ Khe Tam
chảy ra và hệ thống suối Hữu Nghị bắt nguồn từ sườn Bắc của dÃy núi Quang Hanh
đổ xuống, gặp nhau tại trung tâm Ngà Hai rồi đổ ra sông Diễn Vọng. Tổng chiều dài
suối lớn Ngà Hai là 3075 m (Theo kết quả đo vẽ ĐCTV- ĐCCT). Lòng suối rộng từ 6
ữ 8 m, trắc diện ngang hình chữ U thoải, trắc diện dọc tương đối bằng, không có đoạn
bậc thang, lòng suối có nhiều cát, cuội sỏi. Địa hình hai bên bờ si cã gãc dèc thay
®ỉi tõ 10o ®Õn 40o. Tr­íc đây suối có nước sâu 2 ữ 3 m, hiện tại chỉ còn từ 0,3 ữ 1,0
m, diện lộ đá gốc ít gặp. Độ cao mực nước suối thay đổi theo mùa, đặc biệt đợt lũ
ngày 26/8/1975 nước lũ cao hơn mức nước suối là 7,05 m cản trở nhiều đến giao
thông. Suối Ngà Hai là hướng tiêu thoát duy nhất cho nước mưa, nước mặt, nước tháo
khô khu mỏ. Vào mùa mưa nếu lượng mưa trong ngày trên 250 mm kéo dài 1ữ2 ngày
thường phát sinh ra lũ, thời gian tiêu lũ khi ngừng mưa từ 2 ữ 4 giờ. Về mùa khô
nguồn cung cấp cho suối là nước ngầm.
* Suối Đại Bình: Suối Đại Bình nằm ở phía Bắc khu mỏ chảy theo hướng Đông
- Tây, đoạn chảy qua khu Ng· Hai dµi 4000 m, héi nhËp víi suối Ngà Hai tại đập tràn
Dương Huy rồi đổ ra sông Diễn Vọng. Lòng suối rộng từ 3 ữ 5 m tiết diện dọc khá
bằng phẳng, suối đón nhận nước mưa và nước ngầm từ sườn Bắc đỉnh Bao Gia và một
phần nhỏ là của dÃy núi phía Bắc ở khu mỏ Đông Ngà Hai còn diện tích lưu vực lớn
lại nằm ngoài khu mỏ.


9
1.1.4. Đặc điểm, hiện trạng các suối trên bề mặt địa hình mỏ Mông Dương
Kết quả khảo sát cho thấy, mỏ than Mông Dương có các suối gồm:
* Suối Khe Chàm: Phân bố ở phía Tây khu mỏ và được bắt nguồn từ khu Cao
Sơn chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc rồi đổ vào sông Mông Dương. Dọc theo

bên phải của bờ suối là đường sắt và đường ôtô đi từ mỏ Cao Sơn đến Cửa Ông và
chạy cách bờ suối từ 12 ữ 110 m. Suối Khe Chàm chảy cắt qua các vỉa than K(8),
G(9), H(10), II(11), hướng suối chảy trùng với hướng cắm của các vỉa than gây ảnh
hưởng trực tiếp đến các vỉa than này trong quá trình khai thác.
* Suối Vũ Môn: Nằm về phía Đông và cách suối Khe Chàm khoảng 700m được
bắt nguồn từ khu Cọc Sáu - Quảng Lợi chảy theo hướng từ Nam đến Bắc rồi đổ vào
sông Mông Dương. Lưu lượng suối trong mùa khô khoảng 10 ữ 20 l/s còn mùa mưa
lúc cao nhất lên tới 150 l/s. Về phía Tây chạy dọc theo bờ suối có đường ô tô nằm
cách bờ suối khoảng 2 ữ 60 m. Suối Vũ Môn chạy cắt qua các vỉa than K(8), G(9),
H(10), II(11) hướng suối chảy trùng với hướng cắm của các vỉa than. Riêng trong
đoạn từ lỗ khoan LK5 đến lỗ khoan LK703 suối chảy trùng với đường phương của các
vỉa than.
* Suối H(10): Nằm về phía Đông và cách suối Vũ Môn khoảng 1.300 m được
bắt nguồn từ khu Cọc Sáu - Quảng Lợi rồi chảy theo hướng từ Nam lên Bắc và đổ vào
sông Mông Dương. Nằm về phía Tây, chạy dọc theo bờ suối có đường ô tô cách bờ
suối khoảng 2 ữ 20 m. Suối H(10) chạy dọc theo đường phương vỉa K(8), G(9), H(10)
đến cầu đường sắt rồi đổi hướng Tây Bắc theo hướng cắm của vỉa than trước khi đổ
vào sông Mông Dương.
1.1.5. Đặc điểm, hiện trạng các suối trên bề mặt địa hình mỏ Khe Chàm
Kết quả khảo sát cho thấy, mỏ Khe Chàm có hệ thống các suối như sau:
* Suối Khe Chàm: Suối Khe Chàm bắt nguồn từ dÃy núi Bao Gia chảy theo
hướng từ Tây sang Đông và qua khu vực mặt bằng sân công nghiệp Khe Chàm I và
sân công nghiệp Cao Sơn rồi hoà với suối Bàng Nâu đổ vào sông Mông Dương, lòng
suối rộng 10 ữ 20 m, sâu từ 1,5 ữ 2,0 m. Đây là suối thoát nước chính của mỏ Cao
Sơn và Khe Chàm. Do việc khai thác lộ vỉa, đổ thải nên lòng suối đà bị chèn lấp một
phần gây ra hiện tượng ngập úng các mặt bằng sau những trận mưa lớn. Suối Khe
Chàm cắt qua các vỉa than V14-5, V14-4, V14-2, V13-2, V13-1, V12, V11 ë phÝa


10

Nam khu mỏ. Trong phạm vi này suối Khe Chàm chảy gần trùng với đường phương
các vỉa than. Chạy men theo bờ phải của suối là đường ô tô và đường sắt, cách bờ suối
khoảng 12 ữ 250 m. Trong phạm vi sân công nghiệp Cao Sơn và Khe Chàm I, suối
Khe Chàm chạy ở giữa sân công nghiệp từ tuyến T.XI đến tuyến T.XVIII. Lưu lượng
lớn nhất Qmax = 2,688l/s đo được lúc mưa to, nhỏ nhất 0,045l/s, mùa mưa lũ còn lớn
hơn rất nhiều, làm ngập lụt cả một phần thung lũng Đá Mài. Suối có độ dốc khá lớn,
chênh lệch độ cao từ thượng nguồn xuống hạ nguồn khoảng 230 ữ 300 m. Vì vậy nước
tập trung khá nhanh, nhưng thoát cũng dễ dàng, trong nửa ngày là trở lại bình thường.
* Suối Bàng Nâu: Suối Bàng Nâu bắt nguồn từ khu mỏ Khe Tam chảy theo
hướng từ Tây sang Đông qua khu vực phía Bắc của khai trường mỏ Khe Chàm I, rồi
hòa vào suối Khe Chàm để đổ vào sông Mông Dương. Suối chảy qua địa phận khu
mỏ Khe Chàm có độ dốc nhỏ, lòng suối rộng từ 10 ữ 25 m. Suối Bàng Nâu chảy qua
các vỉa than V16, V15, V14-5, V14-4, V14-2. Trong phạm vi qua khu vực mỏ, suối
Bàng Nâu chảy gần trùng với đường phương vỉa. Riêng đoạn từ tuyến T.XIIB đến tuyến
T.XIV suối chảy vuông góc với đường phương vỉa và ngược với hướng cắm của các
vỉa than.
Hai hệ thống suối này gặp nhau ở phía Đông Bắc khu mỏ và đổ ra sông Mông
Dương, tại đây lưu lượng đo được lớn nhất là 91.686,7 l/s, lưu lượng nhỏ nhất 188,3
l/s. Ngn cung cÊp n­íc cho hai si chÝnh trªn chủ yếu là nước mưa và một phần
do nước của tầng chứa than cung cấp qua các điểm lộ.
1.2. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất và tổng hợp trữ lượng
than nằm dưới suối tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
1.2.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất và tổng hợp trữ lượng các vỉa than
nằm dưới suối tại mỏ Mạo Khê
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các dòng suối chủ yếu chảy qua các vỉa
10, 9b, 9a, 9, 8, 8a, 7 và vỉa 6 tại khu cánh Nam mỏ Mạo Khê. Các vỉa than này có
hướng cắm Nam, Tây Nam. Đặc điểm các vỉa than như sau:
- Vỉa 10: Phần lộ vỉa phân bố trong khu dân cư đông đúc, đồng ruộng và gần
đường điện cao thế 110 KV. Toàn bộ trữ lượng của vỉa 10 từ T.Id đến T.IXa, LVữ 150 được giữ lại làm trụ bảo vệ cho các công trình bề mặt. Trong khu vực, chiều dày
vỉa biến đổi từ 0,93 ữ 19,78 m, trung bình 4,03 m thuộc loại vỉa dày. Phía Tây vỉa rất



11
dày và càng dần về phía Đông vỉa có xu hướng mỏng dần. Vỉa có cấu tạo phức tạp,
trong vỉa có từ 1 ữ 15 lớp đá kẹp với chiều dày từ 0,34 ữ 4,06 m, trung bình 0,8 m.
Góc dốc vỉa từ 43o ữ 65o, trung bình 55o.
- Vỉa 9b: Phần lộ vỉa phân bố trong khu dân cư đông đúc và mặt bằng công
nghiệp. Toàn bộ trữ lượng vỉa 9b từ T.Id đến T.IXa, LVữ -150 được giữ lại làm trụ
bảo vệ cho các công trình bề mặt. Chiều dày vỉa biến đổi từ 0,18 ữ 9,61 m, trung bình
3,48 m, thuộc loại vỉa dày trung bình. Phía Tây vỉa dày rồi mỏng dần về phía Đông.
Vỉa cấu tạo phức tạp, trong vỉa có 1 ữ 6 lớp đá kẹp với chiều dày từ 0,25 ữ 2,82 m
trung bình 0,55 m, góc gốc vỉa từ 48o ữ 80o, trung bình 61o.
- Vỉa 9a: Phần lộ vỉa phân bố trong khu dân cư đông đúc với nhiều vườn cây
ruộng lúa, ao hồ nhỏ. Toàn bộ trữ lượng của vỉa 9a từ T.Id đến T.IXa, LVữ -150 được
giữ lại làm trụ bảo vệ cho các công trình bề mặt. Trong phạm vi từ tuyến T.IIIa ữ
T.IVa có thể đà được Pháp khai thác đến mức -50. Từ tuyến T.Va trở về phía Đông
vỉa chia hai lớp: lớp vách có chiều dày vỉa biến đổi từ 0,81 ữ 12,79 m, trung bình 5,25
m thuộc loại vỉa dày, vỉa phức tạp, có 1 ữ 12 lớp đá kẹp với chiều dày đá kẹp từ 0,27
ữ 4,24 m, trung bình 1,29 m; lớp trụ có chiều dày vỉa biến đổi từ 1,44 ữ 6,94 m, trung
bình 3,37 m, có từ 1 ữ 7 lớp đá kẹp với chiều dày đá kẹp từ 0,19 ữ 1,91 m, trung bình
0,75 m. Tập đá kẹp giữa 2 lớp dày 0,67 ữ 8,2 m, trung bình 4,5 m. Góc dốc vỉa biến
đổi từ 50 ữ 80, trung bình 63.
- Vỉa 9: Phần lộ vỉa phân bố trong khu dân cư đông đúc và gần kho mìn 56.
Ngoài ra, theo tài liệu, phần lộ vỉa đà khai thác đến -32 (từ T.V ữ T.VIa) và hệ thống
lò cũ đà khai thác đến -63 (T.VIa ữ T.VIIa). Toàn bộ trữ lượng của vỉa 9 từ T.Id đến
T.IXa, LVữ -150 được giữ lại làm trụ bảo vệ. Vỉa 9 được chia thành 2 lớp: lớp vách
có chiều dày từ 0,95 ÷ 6,86 m, trung b×nh 3,45 m, cã tõ 1 ữ 5 lớp đá kẹp với chiều dày
đá 0,13 ữ 2,65 m, trung b×nh 0,76 m; líp trơ cã chiỊu dày từ 1,0 ữ 7,04 m, trung bình
2,93 m, vỉa cấu tạo từ 1 ữ 5 lớp đá kẹp với chiều dày đá kẹp 0,3 ữ 1,35 m, trung bình
0,56 m. Góc dốc vỉa biến đổi từ 43o ữ 75o, trung bình 59o. Tập đá kẹp giữa 2 lớp than

dày 0,8 ữ 7,5 m trung bình 2,8 m.


12
- Vỉa 8: phân bố từ T.II ữ T.IX. Phần lộ vỉa từ T.II ữ T.V nằm trong khu vực
các vườn cây và gần mặt bằng sân công nghiệp 56, trữ lượng trụ bảo vệ từ LVữ -150
có chiều dài tõ 407 ÷ 705 m, chiỊu réng 142 ÷ 175 m. Từ T.V ữ T.IX phần lộ vỉa
đà được khai thác đến mức +25. Phần trữ lượng trụ bảo vệ từ LV ữ -150 có chiều dài
từ 501 ữ 540 m, chiều rộng 120 m. Vỉa 8 được chia thành 2 lớp: lớp vách có chiều dày
vỉa từ 0,68 ữ 5,63 m, trung bình 1,75 m, cấu tạo đơn giản có 1 ữ 2 lớp đá kẹp với 0,12
ữ 1,73 m, trung bình 0,26 m; lớp trụ có chiều dày vỉa biến đổi từ 1,17 ữ 13,18 m . Góc
dốc của vỉa từ 50o ữ 65o, trung bình 59o.
- Vỉa 8a: Phân bố từ T.II ữ T.IX, phần lộ vỉa từ T.II ữ T.V nằm gần khu vực
dân cư, mặt bằng sân công nghiệp 56 và được khai thác một phần trong quá trình san
gạt mặt bằng, trữ lượng trụ bảo vệ từ LVữ -150 có chiều dài từ 470 ÷ 881 m, chiÒu
réng 81 ÷ 129 m. Tõ T.V ữ T.IX phần lộ vỉa đà được khai thác đến mức +25. Phần trữ
lượng trụ bảo vệ từ 0 ữ -120 có chiều dài từ 487 ữ 615 m, chiều rộng 47 ữ 91 m. Chiều
dày của vỉa thay đổi từ: 0,64 ữ 3,04 m, trung bình 1,51 m. Cấu tạo vỉa đơn giản có từ
1 ữ 5 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp trung bình 0,15 m. Góc dốc của vỉa thay đổi từ:
55o ữ 70o, trung bình 60o.
- Vỉa 7: Phân bố từ T.V ữ T.IX, trước đây chưa bị Pháp khai thác, sau này ở
một số vị trí được mở moong khai thác lộ vỉa nhưng chiều dày không lớn nên
đà ngừng. Phần trữ lượng để lại trụ bảo vệ chủ yếu cho các moong khai thác lộ thiên
cũ, các suối Đoàn Kết, Tràng Khê chảy qua. Phần trữ lượng trụ bảo vệ từ -25ữ -150
có chiều dài từ 540 ữ 620 m, chiều rộng 64 ÷ 86 m. ChiỊu dµy cđa vØa tõ 0,54 ÷ 3,32
m, trung bình 1,54 m thuộc loại vỉa dày trung bình và rất không ổn định. Phần từ
T.VIa ữ T.IX vỉa bị vát mỏng nhất là phần từ mức 0 trë xng. CÊu t¹o vØa phøc t¹p.
Gãc dèc cđa vØa thay đổi từ 58o ữ 67o, trung bình 63o.
- Vỉa 6: Phân bố từ T.V ữ T.IXa, chia làm hai lớp: lớp vách và lớp trụ. Phần lộ
vỉa ở một số vị trí đà khai thác trong phạm vi hẹp. Trữ lượng để lại trụ bảo vệ chủ yếu

cho các moong khai thác lộ thiên cũ từ LV ữ -150 lớp vách có chiều dài trung bình
580 m, chiều rộng 85 m; líp trơ cã chiỊu dµi 691 m, chiỊu réng 100 m. ChiỊu dµy


13
của vỉa từ 0,8 ữ 3,75 m, trung bình 1,82 m thuộc loại vỉa dày trung bình và rất không
ổn định. Góc dốc vỉa từ 57o ữ 70o, trung bình 61o.
Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ Mạo Khê xem bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tổng hợp trữ lượng than nằm dưới các suối tại mỏ Mạo Khê

Tên suối

Tên vỉa
than

V9b
V9a
Suối Văn
Lôi
V9 Vách
V9 Trụ
Tổng
V9b
Suối
V9a
Bình
Minh 1 V9 Vách
V9 Trụ
Tổng
V10

V9b
V9a
Suối
V9 Vách
Bình
V9 Trụ
Minh 2
V8 Vách
V8 Trụ
V8a
Tổng
V10
V9b
V9a
V9 Vách
Suối
Bình
V9 Trụ
Minh 3 V8 Vách
V8 Trụ
V8a
V7
Tổng
V9a Vách
Suối
V9a Trụ
Đoàn
V9 Vách
Kết
V9 Trụ


Kích thước TBV suối (m)

Chiều dày
Theo
Theo đường vỉa trung
bình (m)
hướng dốc
phương
300
380
400
400

30
70
45
45

8,77
5,44
4,22
5,3

100
90
140
140

95

60
70
70

2,14
9,32
5,05
3,7

120
110
100
80
80
50
50
120

95
100
50
33
33
110
110
130

4,71
3,54
9,32

5,05
3,7
1,62
5,68
1,41

70
50
55
40
40
45
45
60
70

60
65
60
78
78
95
95
120
150

4,71
3,54
9,64
5,24

3,94
2,25
7,11
1,48
2,22

110
110
105
105

50
50
60
60

6,4
5,55
6,53
4,42

Trữ
Góc dốc
lượng
vỉa trung
địa chất
bình (độ)
(1000T)
46
112,0

40
201,9
38
43,0
38
53,7
410,6
66
28,3
65
72,2
60
70,4
66
47,9
218,8
62
75,3
64
59,5
63
65,3
59
36,5
59
31,9
59
13,2
59
16,5

56
25,0
323,2
62
36,2
66
42,3
65
45,5
66
61,3
66
42,6
59
26,3
59
91,9
62
36,3
61
47,5
429,9
66
38,5
66
43,9
65
62,6
65
49,2



14
V8 V¸ch
V8 Trơ
V8a
V7
V6 V¸ch
V6 Trơ

80
80
65
140
82
82

55
55
90
90
125
125

1,41
7,14
1,4
1,92
1,73
1,64


60
60
60
58
59
59

V9 V¸ch
V9 Trơ
V8 V¸ch
V8 Trơ
V Øa 8a
Vỉa 7
V6 Vách
V6 Trụ

110
110
130
130
110
100
62
62

30
30
150
150

110
130
110
110

3,77
3,21
2,61
5,69
2,01
3,34
1,08
1,08

64
64
67
67
70
60
63
63

V6 Vách

100

150

1,08


63

8,7
39,6
21,8
30,5
27,7
25,40
347,90
14,6
11,4
46,0
85,7
33,6
34,2
7,7
11,7
244,9
14,6

V6 Trụ

100

150

1,08

63


20,0

Tổng

Suối
Tràng
Khê

Tổng
Suối
Tràng
Bạch
Tổng
Tổng
cộng

34,6
2009,9

1.2.2. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất và tổng hợp trữ lượng các vỉa than
nằm dưới suối tại mỏ Vàng Danh
Nhánh suối thứ nhất (suối TVD-1) cắt qua các vỉa 7, 6, 5, và vỉa 4. Tại vị trí
gần lỗ khoan 715 do việc khai thác lộ vỉa 8 tạo ra moong lộ thiên, đà làm thay đổi
hướng chảy của suối. Trong địa tầng của nhánh suối này, 2 vỉa than phân bố phía trên
là vỉa 7 và vỉa 6 từ mức +122 m trở lên đà được khai thác. Hai vỉa 5 và vỉa 4 và một
phần trữ lượng vỉa 6 phân bố ở phía sâu hơn, cách đáy suối khoảng 120m chưa được
khai thác. Theo thiết kế quy hoạch khai thác phần giếng nghiêng tầng +105 ữ 0 khu
Trung tâm, một phần trữ lượng phân bố ở các vỉa 6, 5 và vỉa 4 sẽ được giữ lại làm trụ
bảo vệ nhánh suối TVD-1. Phần trữ lượng các vỉa than để lại làm trụ bảo vệ suối TVD1 có đặc điểm cấu tạo như sau:

- Vỉa 6 nằm cách đáy suối khoảng từ 45 ữ 55 m, trung bình 50 m. Vỉa có chiều
dày từ 2,35 ữ 4,25 m, trung bình 3,4 m, góc dốc thay đổi từ 15o ữ 20o, trung bình 18o.
Vỉa có 0 ữ 1 lớp đá kẹp với chiều dày từ 0,1 ữ 0,8m. Theo thiết kế quy ho¹ch vØa 6 sÏ


×