Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu mô phỏng dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp khai thác than bằng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.61 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐÀO ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THI CÔNG
PHÙ HỢP TRONG XÂY DỰNG TẦNG HẦM TỔ HỢP
CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ DỊCH VỤ CAO CẤP UDIC
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐÀO ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THI CÔNG
PHÙ HỢP TRONG XÂY DỰNG TẦNG HẦM TỔ HỢP
CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ DỊCH VỤ CAO CẤP UDIC
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình ngầm
Mã số: 60580204

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đào Văn Canh


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2015
Tác giả

Đào Anh Tuấn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG TẦNG HẦM NHÀ CAO
TẦNG ..................................................................................................................... 4
1.1. Vài nét về lịch sử xây dựng các cơng trình có chiều cao lớn trên thế giới ............. 4
1.2. Tổng quan về tình hình xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm trên thế giới............. 9
1.2.1. Khái niệm tầng hầm và xu hướng phát triển nhà có tầng hầm.............. 9
1.2.2. Tình hình xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm trên thế giới ............... 10
1.3. Tình hình xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm ở Việt Nam.......................... 14
1.3.1. Tình hình xây dựng các tầng hầm trước năm 1975 ............................ 14

1.3.2. Tình hình xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm sau năm 1975 ............ 15
1.4. Nhận xét chương 1 ...................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ CAO
TẦNG ................................................................................................................... 20
2.1. Tổng quan về phương pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng ........................ 20
2.2. Các phương pháp thi công. .......................................................................... 20
2.2.1. Phương pháp thi công Bottom Up .................................................... 20
2.2.2 Phương pháp thi công Top Down ....................................................... 22
2.2.3. Phương pháp thi công Semi Top Down ............................................. 30
2.3. Điều kiện và phạm vi sử dụng các phương pháp thi công tầng hầm ............ 35
2.4. Nhận xét chương 2 ...................................................................................... 36


CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG
PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG KHU VỰC QUẬN CẦU
GIẤY .................................................................................................................... 37
3.1. Các vấn đề chung ........................................................................................ 37
3.2. Yếu tố điều kiện tự nhiên- xã hội khu vực xây dựng cơng trình ................... 37
3.3. Các yếu tố điều kiện địa kỹ thuật khu vực xây dựng cơng trình ................... 42
3.3.1. Điều kiện địa chất ............................................................................. 42
3.3.2. Điều kiện địa chất cơng trình............................................................. 45
3.3.3. Địa chất thủy văn .............................................................................. 57
3.3.4. Ảnh hưởng của các loại tải trọng ....................................................... 57
3.3.5. Ảnh hưởng của độ sâu tầng hầm, diện tích tầng hầm, số lượng
tầng hầm và vị trí xây dựng......................................................................... 58
3.4. Nhận xét chương 3 ...................................................................................... 58
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THI CÔNG TẦNG
HẦM NHÀ CAO TẦNG PHÙ HỢP TẠI TỔ HỢP CHUNG CƯ CAO TẦNG
VÀ DỊCH VỤ CAO CẤP UDIC QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... 60
4.1. Lựa chọn phương pháp thi công phù hợp với điều kiện địa chất khu vực

xây dựng tầng hầm nhà cao tầng ........................................................................ 60
4.2. Phân tích lựa chọn phương pháp thi công liên quan tới điều kiện kỹ thuật
công trình ........................................................................................................... 62
4.3. Nhận xét Chương 4 ..................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Một số dự án xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm trên thế giới .............. 11
Bảng 1.2: Một số cơng trình cao tầng có tầng hầm tại Tp. Hồ Chí Minh ................ 16
Bảng 1.3: Một số cơng trình cao tầng có tầng hầm tại Hà Nội ............................... 16
Bảng 2.1: Bảng so sánh một số chỉ tiêu của các phương pháp thi công .................. 35
Bảng 3.1: Tổng hợp tọa độ, cao độ vị trí khảo sát ................................................. 44
Bảng 3.2: Tổng hợp hợp khối lượng khoan khảo sát .............................................. 45
Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu của lớp đất số 2 ................................................... 46
Bảng 3.4: Tổng hợp các chỉ tiêu của lớp đất số 3 ................................................... 47
Bảng 3.5: Tổng hợp các chỉ tiêu của lớp đất số 4 .................................................. 48
Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu của lớp đất số 5 ................................................... 49
Bảng 3.7: Tổng hợp các các chỉ tiêu của lớp đất số 6 ............................................ 50
Bảng 3.8: Tổng hợp các các chỉ tiêu của lớp đất số 7 ............................................. 51
Bảng 3.9: Tổng hợp các các chỉ tiêu của lớp đất số 8 ............................................ 52
Bảng 3.10: Tổng hợp các các chỉ tiêu của lớp đất số 9 ........................................... 53
Bảng 3.11: Tổng hợp các các chỉ tiêu của lớp đất số 10 ......................................... 54

Bảng 3.12: Tổng hợp các các chỉ tiêu của lớp đất số 11 ......................................... 55
Bảng 4.1: Kích thước gầu thường sử dụng ............................................................. 68
Bảng 4.2: Kiến nghị sơ đồ phân tích, lựa chọn cơng nghệ thi công tầng hầm tổ
hợp chung cư cao tầng và dịch vụ cao cấp UDIC quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội ................................................................................ 79


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Kim tự tháp Ai Cập .................................................................................. 5
Hình 1.2:Vạn Lý Trường Thành - Trung Quốc ........................................................ 6
Hình 1.3: Tịa tháp Buri Khalifari - Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập......................... 11
Hình 1.4: Tịa nhà Taipei 101- Đài Loan ............................................................... 12
Hình 1.5: Tịa nhà Trung tâm Thương mại Thế Giới Mới - Mỹ.............................. 12
Hình 1.6: Tháp đơi Petronas - Malaysia ................................................................. 13
Hình 1.7: Mơ hình địa đạo Củ Chi ......................................................................... 14
Hình 1.8: Dinh Độc Lập - Thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 15
Hình 1.9: Bitexco Financial Tower - Tp. Hồ Chí Minh .......................................... 17
Hình 1.10: Keangnam Landmark Tower - Hà Nội ................................................. 17
Hình 2.1: Hệ thống giằng - chống trong thi công công nghệ Bottom Up ................ 21
Hình 2.2: Thi cơng neo Bulong cho tường chắn ..................................................... 21
Hình 2.3: Quy trình thi cơng tầng hầm bằng phương pháp Top-Down ................... 24
Hình 2.4: Tồn cảnh thi cơng theo cơng nghệ Top-Down ...................................... 24
Hình 2.5: Thi cơng cốt thép Top- Down tầng hầm ................................................. 26
Hình 2.6: Đào đất và thi cơng sàn tầng hầm thứ nhất ............................................. 27

Hình 2.7: Đào đất và thi công sàn tầng hầm thứ hai ............................................... 27
Hình 2.8: Đào đất và thi cơng sàn tầng hầm tiếp theo ............................................ 28
Hình 2.9: Thép dầm chờ liên kết với cột ................................................................ 30
Hình 2.10: Thi cơng đào đất tầng hầm thứ nhất ..................................................... 31
Hình 2.11: Thi cơng đổ bê tơng tầng hầm thứ nhất ................................................ 32
Hình 2.12: Tiến hành lắp dựng và đổ bê tông dầm sàn tầng hầm thứ nhất .............. 33
Hình 2.13: Thi cơng đào đất tầng hầm thứ hai ....................................................... 33
Hình 2.14: Thi cơng đài móng- dầm sàn tầng hầm thứ hai ..................................... 34
Hình 3.1: Bản đồ quận Cầu Giấy ........................................................................... 38
Hình 3.2: Khu vực xây dựng tổ hợp chung cư cao tầng và dịch vụ cao cấp UDIC.... 42


Hình 4.1: Quy trình cơng nghệ thi cơng cọc khoan nhồi ........................................ 65
Hình 4.2: Các quá trình chủ yếu thi cơng cọc khoan nhồi ...................................... 65
Hình 4.3: Tường cọc khoan nhồi ........................................................................... 66
Hình 4.4: Gầu ngoạm kiểu dạng thùng có hai cáp treo ........................................... 69
Hình 4.5: Gầu đào dùng thủy lực ........................................................................... 69
Hình 4.6: Gàu cắt đất có hai bánh răng quay .......................................................... 70
Hình 4.7: Thi cơng cọc Barrette bằng gầu cắt ........................................................ 70
Hình 4.8: Quy trình cơng nghệ thi cơng cọc Barrette ............................................ 71
Hình 4.9: Đào đất ở mép thứ nhất Panel (Barrette) ................................................ 71
Hình 4.10: Đào đất ở mép thứ 2 Panel ................................................................... 72
Hình 4.11: Đào đất ở giữa Panel ............................................................................ 72
Hình 4.12: Hạ gioăng chống thấm ......................................................................... 73
Hình 4.13: Hình ảnh về gioăng chống thấm ........................................................... 73
Hình 4.14: Hạ bộ giá có gioăng chống thấm .......................................................... 73
Hình 4.15: Lồng thép đã có lắp gioăng chống thấm ............................................... 74
Hình 4.16: Dung dịch Bentonite trong hố đào ........................................................ 74
Hình 4.17: Kiểm tra độ sâu và thổi rửa hố đào ....................................................... 75
Hình 4.18: Hạ lồng cốt thép ................................................................................... 75

Hình 4.19: Liên kết các lồng cốt thép .................................................................... 75
Hình 4.20: Hạ ống Tremie ..................................................................................... 76
Hình 4.21: Đổ bê tơng cho Panel thứ nhất ............................................................. 76
Hình 4.22: Quy trình cung cấp và thu hồi dung dịch Bentonite .............................. 77
Hình 4.23: Hồn thành Panel tường thứ nhất ......................................................... 77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Hà nội với vị trí là thủ đơ, là trung
tâm chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì
vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng của Hà Nội phải có những bước phát triển tương ứng
với vai trị đó.
Trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp, mật độ các cơng trình, đường giao thơng
trên bề mặt tương đối đầy đặc và không được quy hoạch phù hợp, để phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng nhất thiết phải phát triển hệ thống các cơng trình ngầm. Tại Hà
Nội đã có nhiều dự án nhà cao tầng như Green city, Garden city....Thi cơng các
cơng trình ngầm trong khu vực đô thị như Hà Nội lại càng nhạy cảm và nhiều nguy
cơ xảy ra rủi ro vì sự tồn tại của các cơng trình ngầm trong lịng đất. Kinh nghiệm
thi cơng cơng trình ngầm trên thế giới trong những điều kiện địa hình, địa chất
tương tự như thành phố Hà Nội đã cho thấy nguy cơ rủi ro cao, các sự cố xảy ra đa
dạng và phức tạp và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ tác động của sự cố
không chỉ giới hạn trong bản thân công trình (chi phí,con người) mà cịn có tác
động mang tính xã hội.
Vì vậy đưa ra cơng nghệ thi cơng hợp lý và nâng cao hiệu quả của công nghệ
thi công là rất quan trọng và cần thiết. Giải pháp thi công tường trong đất hoặc
tường cọc nhồi trong thi công các tầng hầm là một trong những giải pháp hiệu quả
để giải quyết những khó khăn trong thi cơng tầng hầm nhà cao tầng.


2. Mục tiêu của luận văn
Lựa chọn được giải pháp công nghệ thi công phù hợp cho tầng hầm Tổ hợp
chung cư cao tầng và dịch vụ cao cấp UDIC tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các phương pháp thi công xây
dựng tầng hầm cho nhà cao tầng của Tổ hợp chung cư cao tầng và dịch vụ cao cấp
UDIC tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.


2

4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu về xây dựng tầng hầm nhà cao tầng
- Lý thuyết chung để giải quyết các phương án thi công tầng hầm nhà cao tầng
- Cơ sở lựa chọn và định hướng phát triển phương án thi công tầng hầm nhà cao
tầng bằng phương pháp đào hở.
- Nghiên cứu lựa chọn phương pháp thi công phù hợp và sơ đồ thi công để thi
cơng cơng trình.

5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: thu thập số liệu, phân
tích, đánh giá và xử lý các số liệu, tính tốn và đề xuất giải pháp.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã nghiên cứu, lựa chọn được phương pháp thi
công phù hợp xây dựng tầng hầm cho Tổ hợp chung cư cao tầng và dịch vụ cao cấp
UDIC tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm góp phần trong

việc đề xuất phương án thi công phù hợp cho các cơng trình nhà cao tầng có tầng hầm
khu vực quận Cầu Giấy cũng như các khu vực khác có điều kiện địa chất tương tự, để
đảm bảo chi phí sao cho tốn kém ít nhất, hiệu quả khai thác cao nhất và đặc biệt là
tránh để xảy ra những tai nạn đáng tiếc trong q trình xây dựng cơng trình, là tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý và thi cơng các cơng trình nhà cao tầng.

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm: phần Mở đầu, 4 chương, phần Kết luận và kiến nghị, được
trình bày trong 82 trang với 49 hình và 18 bảng.

8. Lời cảm ơn
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Bộ mơn Xây dựng cơng trình
Ngầm và Mỏ, Khoa Xây dựng, Trường đại học Mỏ - Địa chất, tác giả được giao đề
tài “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thi công phù hợp trong xây dựng Tổ hợp chung
cư cao tầng và dịch vụ cao cấp UDIC quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”. Được sự
hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cơ, đến nay, luận văn đã được hồn thành.


3

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cơ
trong Bộ mơn Xây Dựng Cơng trình ngầm và Mỏ, Khoa Xây dựng, Phịng Sau Đại
học, các thầy, cơ đã tham gia giảng dạy khóa học.
Tác giả xin được trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đào Văn Canh đã tận tình
hướng dẫn, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo có liên quan và đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, chuyên môn để giúp đỡ tơi suốt q trình
học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG
1.1. Vài nét về lịch sử xây dựng các công trình có chiều cao lớn trên thế giới
"Trong xây dựng khơng có những phát minh trội hẳn, nó là kết quả của một
quá trình lao động lâu dài và kiên nhẫn của tất cả các thời đại".
Hàng ngàn năm trôi qua, nhân loại đã phát minh, sáng chế và cải tiến để
hoàn thiện những vật liệu, kết cấu cùng các phương pháp xây dựng mà chúng ta
đang có ngày nay. Tuy nhiên những vật liệu, kết cấu và phương pháp xây dựng vẫn
chưa hồn chỉnh, chúng ta vẫn cịn đang tiếp tục nghiên cứu để ngày một hoàn thiện
và phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Từ rất xa xưa, ngay từ thuở ban đầu của lịch sử loài ngươi, chỗ trú ngụ là
một trong những điều quan trọng trong cuộc sống. Trong thời kỳ đầu, con người
thường chọn những hang động, mái đá làm nơi trú ngụ. Mọi hoạt động săn bắn, hái
lượm chủ yếu là ở quanh chỗ ở. Khi nguồn thức ăn tại chỗ bắt đầu giảm xuống, con
người buộc phải rời khỏi hang động đi săn bắt, hái lượm ở những khu vực xa hơn.
Những túp lều được dựng bằng da và xương của các con thú được dùng làm chỗ ở
thay cho các hang động.
Hàng ngàn năm trôi qua, xã hội dần dần phát triển đã hình thành các khu dân
cư. Lịch sử phát triển nhà ở bước sang một trang mới với sự xuất hiện của các căn
nhà bằng gỗ, gạch, đá. Đây cũng chính là lãnh địa của các chủ nơ hay điền ấp của
các lãnh chúa. Do nhu cầu bảo vệ nên lúc này xuất hiện một số cơng trình sơ khai
có quy mô như pháo đài hay thành lũy chủ yếu làm bằng đất đắp hoặc đá. Tiếp sau
đó, xuất hiện những nền văn minh lớn và tại các quốc gia lớn đã có những cơng
trình kiến trúc rộng lớn kết hợp giữa gạch, đá, gỗ và nhiều loại nguyên liệu khác
phục vụ các u cầu về tơn giáo, tín ngưỡng, thể hiện uy quyền hay các cơng trình
phịng thủ.

Trải qua hàng ngàn năm với sự tàn phá của thiên nhiên và con người, phần
lớn các cơng trình đã bị hư hỏng, đổ nát, chỉ có những cơng trình cực kỳ vĩ đại mới


7

xây dựng những cơng trình to lớn nếu khơng có sự trợ giúp của thần linh thì chỉ
riêng trí óc, sức lực của con người sẽ không thể làm nổi. Vì vậy, họ cho rằng những
thành cơng xuất sắc của các nhà xây dựng phần nào được sự trợ giúp của thần linh.
Giai đoạn xây dựng Tư bản chủ nghĩa và xây dựng Xã hội chủ nghĩa là thời
kỳ phát triển rực rỡ của ngành xây dựng. Trên cơ sở những thành tựu về lý thuyết
và thực nghiệm phát triển nhanh và mạnh ở nhiều lĩnh vực nên việc xây dựng đã có
định hướng rõ rệt về nghiên cứu và phát triển để nhằm vào mục tiêu tìm ra các loại
vật liệu mới và biện pháp thi công mới.
Từ thời James Watt đã hình thành chủ nghĩa kết cấu. Khơng biết ai đã phát
minh ra khung, nhưng cho tới nay, người ta chỉ biết khung đầu tiên là do James
Watt xây dựng năm 1801 ở Manchester, miền Tây nước Anh.
Năm 1824, một loại vật liệu mới với tên gọi là xi măng được chế tạo và đặc
biệt là vào năm 1867, Monie sáng chế ra bê tơng cốt thép thì việc xây dựng được
phát triển một cách ồ ạt trên quy mơ lớn. Đây chính là một cuộc cách mạng trong
lĩnh vực xây dựng.
Từ những năm cuối thế kỷ 19 đến nay, do dân số đô thị ngày càng tăng
nhanh cộng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của nhiều loại bê
tông và việc phát minh ra thang máy đã dẫn đến sự phát triển việc xây dựng nhà cao
tầng ở khắp nơi trên thế giới. Các tòa nhà chọc trời đã ghi dấu tầm cao phát triển và
nhu cầu ngày càng tăng mạnh về diện tích đất của mỗi quốc gia. Như một hệ quả, đi
xuống ngầm đã trở thành một câu trả lời quan trọng cho việc tạo ra nhiều không
gian hơn trong các đơ thị lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Những ưu điểm nổi bật của phần khơng gian ngầm có thể kể đến như:
- Con người được sống, làm việc, sinh hoạt, mua bán, đi lại an tồn, an ninh

hơn trong lịng đất.
- Sử dụng được năng lượng từ đất (khơng phải chỉ có năng lượng từ mặt
trời): sản xuất đá (ice), khí Biomass để cung cấp năng lượng cho tịa nhà và đơ thị.
- Khai thác được khơng gian ngầm để tích chứa nhiên liệu, lương thực, nước.
- Giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông.
- Nâng cao giá trị sử dụng đất.


8

- Kết hợp cơng trình dân sự với an ninh quốc phịng.
Cơng trình ngầm có nhiều lợi ích rõ rệt, tuy nhiên việc thiết kế và thi công lại
phức tạp hơn rất nhiều so với việc thi công trên mặt đất. Việt Nam với nền khoa học
kỹ thuật chưa phát triển thì việc xây dựng cơng trình ngầm gặp nhiều khó khăn có
thể kể đến như:
- Địi hỏi có kỹ thuật và cơng nghệ mới.
- Địi hỏi có tính chun nghiệp cao, kiến thức về cơ học đất, nền móng, địa
kỹ thuật, thủy lực, phương pháp tính, giám sát, quản lý, tài chính, mơi trường,
phong thủy.
- Quan trắc, dự báo được q trình thi cơng và khai thác sử dụng.
- Khơng được chiếu sáng và lưu thơng khơng khí tự nhiên.
- Chỉ có một lối thốt duy nhất: lên trên mặt đất.
- Chịu các tác động trực tiếp của môi trường địa chất như áp lưc đất, tác động
của nước và các quá trình địa động lực khác.
- Nguy cơ tổn thất về người và tài sản vô cùng lớn khi xảy ra sự cố.
- Có độ rủi ro cao, chi phí lớn, địi hỏi phát triển nhanh do nhu cầu đất nước
và nhà ở.
- Là một chuyên ngành mới mẻ, chưa được đào tạo đầy đủ, toàn diện ở Việt Nam.
- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu đào tạo và đội ngũ chuyên gia.
Với những nhu cầu như trên, việc nghiên cứu chi tiết về cơng trình ngầm, các

phương án xây dựng... đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, những hướng
nghiên cứu cho các nhà chuyên môn nghiên cứu từ các bước quản lý thiết kế thi công
và giám sát, kiểm định, đánh giá chất lượng cơng trình làm sao cho những cơng trình
ngầm đạt những tối ưu trong quá trình xây dựng và trong quá trình khai thác.
- Về nhu cầu sử dụng:
+ Làm kho chứa hàng hóa phục vụ cư dân trong tịa nhà.
+ Là tầng phục vụ cơng cộng như bể bơi, cửa hàng, quán bar...
+ Làm ga ra ô tô, xe máy.
+ Làm tầng kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về điều hịa khơng khí, xử lý
nước thải, lắp đặt máy móc phục vụ giao thơng (thang máy), cấp nhiệt...


9

+ Làm nơi cư trú tạm thời khi có sự cố xảy ra như chiến tranh.
+ Ở các ngân hàng, kho bạc, tầng hầm còn là nơi cất giữ những tài liệu mật,
tiền bạc, vàng, đá quý và các tài sản có giá trị cao của quốc gia.
- Về mặt nền móng: Ta thấy nhà nhiều tầng thường có tải trọng rất lớn ở chân
cột, nó gây ra áp lực lớn lên nền và móng. Vì vậy khi làm tầng hầm, ta đã giảm tải
cho móng một lượng đất khá lớn trên móng đã được lấy đi. Hơn nữa, khi có tầng
hầm thì móng được đưa xuống khá sâu, móng có thể đặt vào nền đất tốt hơn, cường
độ của nền tăng lên (khi ta cho đất thời gian chịu lực).
- Về mặt kết cấu: Đối với nhà nhiều tầng khơng có tầng hầm, độ sâu ngàm
vào đất là nơng (từ 2m-3m), độ ổn định của cơng trình khơng cao do trọng tâm của
cơng trình ở trên cao. Khi nhà có tầng hầm, trong tâm của cơng trình sẽ được hạ
thấp làm tăng tính ổn định tổng thể của cơng trình. Như thế, tường, cột, dầm sàn của
tầng hầm sẽ làm tăng độ ngàm của cơng trình vào đất, tăng khả năng chịu lực ngang
như gió, động đất...
- Về an ninh quốc phịng: Tại trụ sở các cơ quan, cơng sở có tầng hầm thì nó
sẽ được sử dụng làm nơi cất các loại tài sản và tài liệu quý. Cịn ở những khu chung

cư thì tầng hầm sẽ là nơi ẩn nấp tốt nhất cho cư dân mỗi khi xảy ra chiến tranh hay
sự cố.

1.2. Tổng quan về tình hình xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm trên thế giới

1.2.1. Khái niệm tầng hầm và xu hướng phát triển nhà có tầng hầm
* Khái niệm tầng hầm
Trong các cơng trình xây dựng dân dụng nhà nhiều tầng trên thế giới, người
ta quy định phần tầng nhà là từ cao trình mặt đất tự nhiên trở lên. Nhà nhiều tầng có
thể hiểu là từ 4 tầng trở lên, khi số tầng lên đến vài chục tầng thì người ta gọi đó là
nhà cao tầng [7]. Khái niệm cao tầng hiện nay tạm định lượng như sau:
- Nhà cao dưới 9 tầng gọi là nhà thấp tầng.
- Nhà từ 10 đến 24 tầng gọi là nhà cao trung bình.
- Nhà có từ 25 tầng trở lên được gọi là nhà cao tầng.
Trong khu nhà cao tầng bao gồm: tầng trệt (tầng 1)- sàn của nó nằm trên mặt


10

đất, tiếp theo là các tầng 2, 3, 4.. có độ cao sàn dương. Còn những tầng tiếp theo ở
thấp hơn so với mặt đất (nằm dưới tầng trệt) đều được gọi là tầng hầm.
Tầng hầm có thể nửa nổi nửa chìm hoặc nằm hồn tồn trong lịng đất.
Thường ở những tịa nhà cao tầng thì tầng hầm gồm 2 tầng trở lên, tầng hầm trên
cùng có thể là nửa nổi nửa chìm nếu muốn tận dụng sự thơng gió, chiếu sáng tự
nhiên. Số lượng tầng hầm cho nhà nhiều tầng chủ yếu phụ thuộc vào ý đồ sử dụng
của chủ đầu tư, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào chiều cao của cơng trình và nền
dưới cơng trình cũng như kỹ thuật xây dựng tầng hầm hiện tại.
* Xu hướng phát triển nhà có tầng hầm:
Nhà có tầng hầm đã phát triển từ lâu trên thế giới, nó trở thành phổ biến và
gần như là một thông lệ khi xây nhà nhiều tầng. Ở châu Âu, do đặc điểm nền đất

tương đối tốt, mực nước ngầm thấp, kỹ thuật xây dựng tiên tiến và cũng do nhu cầu
sử dụng nên hầu như nhà nhiều tầng nào cũng có tầng hầm, thậm chí các siêu thị chỉ
có 2-3 tầng nhưng có tới -3 tầng hầm.
Việc xây dựng tầng hầm nhà nhiều tầng là điều rất bình thường, nó trở nên
q quen thuộc mỗi khi thiết kế và thi cơng vì nó giải quyết được các vấn đề phát
sinh do nhà nhiều tầng đặt ra.
Ở châu Á nói chung, số nhà nhiều tầng có tầng hầm chưa phải là nhiều,
nhưng ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kơng, Đài Loan, Hàn Quốc...
thì số lượng nhà nhiều tầng có tầng hầm chiếm tỉ lệ khá cao, số lượng tầng hầm
trong các nhà từ 1 đến 4 tầng hầm.

1.2.2. Tình hình xây dựng nhà cao tầng có tầng hầm trên thế giới
Từ thế kỷ 19 các cơng trình ngầm đã được các nhà khoa học châu Âu thi
công, những nhà hát ngầm dưới lòng đất, những hầm rượu... sau này phát triển hơn
là những Trung tâm thương mại, ga điện ngầm có quy mơ lớn và u cầu trình độ
khoa học kỹ thuật ngày càng cao.
Các nhà khoa học của Nhật nhận thấy rằng trận động đất và sóng thần ngày
11/3/2011 đã phá hủy nhiều cơng trình trên mặt đất, nhưng sự hư hỏng cơng trình
ngầm là rất ít. Điều đó chứng tỏ, trong điều kiện gặp thiên tai, sự ổn định và an toàn


16

Bảng 1.2: Một số cơng trình cao tầng có tầng hầm tại Tp. Hồ Chí Minh
STT

Tên cơng trình
Bitexco Financial

1


Tower

2 Vincom Center A
3 Tịa nhà Etown

Số tầng

Số tầng

hầm

nổi

Huyndai

3

68

Hịa Bình

6

9

2

11


Đơn vị thi cơng

TCT xây dựng số 1
(Cofico)

4 Kumho Asiana Plaza

Kumho Industrial

3

21

5 Tịa nhà Indochina

Indochina Group

3

23

6 Saigon Times Square

CSCE (TQ)

3

36

Bảng 1.3: Một số cơng trình cao tầng có tầng hầm tại Hà Nội

STT
1

Tên cơng trình

Đơn vị thi cơng

Số tầng

Số tầng

hầm

nổi

2

21

2

70

Vincom Center

Delta

Keangnam Landmark

TCTy xây dựng số 1


Tower

(Cofico)

3

Lotte Center

Lotte E&C

5

65

4

PVI Tower

Constrexim Holdings

2

25

5

MD Complex Tower

Vinaconex 2


3

25

6

Golden Place

4

30

7

Handico Tower

2

33

2

DA Group & Keangnam
Enterprises
Handico


18


Trong q trình triển khai và xây dựng các cơng trình ngầm, đặc biệt là hệ
thống cơng trình ngầm giao thông đô thị nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều
bất cập ảnh hưởng tới đầu tư cũng như khai thác hệ thống khơng gian ngầm. Có thể
kể đến một số yếu tố sau:
- Chưa có quy hoạch tổng thể đơ thị ngầm
- Phát triển cơng trình ngầm do các ngành và các chủ đầu tư khác nhau thực hiện
- Sự ảnh hưởng của cơng trình bãi đỗ xe ngầm đến đường hầm sẽ xây dựng.
- Thiếu một văn phịng địa kỹ thuật và cơng trình ngầm quản lý các tài liệu,
thơng tin và kiểm sốt xây dựng cơng trình ngầm.
- Thiếu bản đồ địa chất cơng trình với sự có mặt của các lớp đá
- Thiếu các hố khoan sâu đến 100m và 200m tại các đô thị lớn.
- Sự cố các cơng trình ngầm thường xun xảy ra do thiếu kiến thức, kinh
nghiệm và kỹ năng.
- Chất lượng khảo sát đất nền, mơ hình tính tốn, công nghệ thi công, công
nghệ quản lý, quan trắc công trình ngầm cịn nhiều hạn chế
- Thiếu các chỉ dẫn, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về cơng trình ngầm.
- Thiếu các cơ sở pháp lý về quyền sử dụng không gian ngầm và cơng trình ngầm.
- Thiếu các cơng ty về tư vấn và xây dựng chuyên ngành về công trình ngầm.
Bên cạnh những hạn chế ở trên thì chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách
thức khác như:
- Lún sụt bề mặt đất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng
do khai thác quá mức nước ngầm và khơng có các giải pháp phục hồi nguồn nước.
- Lụt trong các đô thị lớn do tốc độ đơ thị hóa nhanh, thiếu các cơng trình hạ
tầng thích hợp, biến đổi khí hậu, mưa nhiều và lớn hơn... đặc biệt là nước biển dâng
và triều cường ở thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sơng Cửu Long.
- Xây dựng cơng trình ngầm, đơ thị ngầm đang làm thay đổi mực nước ngầm
gây lún cục bộ các cơng trình lân cận.

1.4. Nhận xét chương 1
Việc xây dựng tầng hầm trong cơng trình cao tầng đã trở thành một vấn đề



19

thiết yếu không những chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới. Với tình hình dân số
tăng nhanh kèm theo nhu cầu về cuộc sống ngày càng tốt hơn, tầng hầm đã, đang và
sẽ là giải pháp tối ưu để đáp ứng những yêu cầu đó.
Tuy nhiên, dù chúng ta đã có những chuyển mình trong việc hướng tới sử
dụng và khai thác không gian ngầm đô thị, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại
làm ảnh hưởng tới chất lượng nói riêng và hiệu quả của dự án nói chung như thiếu
quy hoạch tổng thể, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chưa cao chưa khảo sát và
phân tích chính xác về đặc điểm khi thi cơng cơng trình ngầm trong đơ thị... đặc biệt
trong cơng tác phân tích, tính tốn và lựa chọn phương án hay cơng nghệ thi cơng
cơng trình ngầm. Vì vậy, có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định đến sự thành công của dự án.
Công nghệ thi công tầng hầm và số lượng tầng hầm phụ thuộc vào các điều
kiện thực tế của khu vực xây dựng nhà cao tầng.
Qua đây, ta có thể khẳng định việc thiết kế, xây dựng các cơng trình dân
dụng có tầng hầm tại Việt Nam là cần thiết. Chúng ta đã, đang và sẽ xây dựng nhiều
tịa nhà có tầng hầm để phục vụ dân sinh. Điều này chúng ta sẽ hồn tồn làm được
vì chúng ta có đội ngũ các kiến trúc sư, kỹ sư năng lực cao, tiếp cận và cập nhật các
kiến thức thực tế trên thế giới cũng như các công nghệ tiên tiến.


20

CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG
2.1. Tổng quan về phương pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng
Hiện nay, đối với các dự án quy hoạch đô thị, thiết kế nhà cao tầng hầu hết

đều có tầng hầm để giải quyết vấn đề chỗ đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của tòa
nhà. Phổ biến là các tòa nhà chung cư từ 10 đến 30 tầng, các trung tâm thương mại
cao tầng, khách sạn... tất cả đều được thiết kế từ 1 đến 2 tầng hầm hoặc hơn nữa để
đáp ứng nhu cầu sử dụng trong hồn cảnh cơng trình bị khống chế chiều cao và
khn viên có hạn. Việc xây dựng tầng hầm trong nhà cao tầng đã tỏ ra hiệu quả tốt
về mặt công năng và phù hợp với chủ trương quy hoạch. Đặc điểm của thi công
trong đô thị là không gian thi công chật hẹp, công trường thi công nằm ngay gần
nhà dân, gần đường giao thông... Khi triển khai thi công gặp phải rất nhiều vấn đề
như: ách tắc giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường trong thời gian thi công. Đặc
biệt khi thi công đào sâu làm thay đổi trạng thái ứng suất, biến dạng trong đất nền
xung quanh khu vực hố đào và có thể làm thay đổi mực nước ngầm dẫn đến nền đất
bị dịch chuyển và có thể gây lún, hư hại cơng trình lận nếu như khơng có giải pháp
thi cơng thích hợp.
Vấn đề được đưa ra là lựa chọn công nghệ thi công hợp lý và giải pháp thi
công đào hố sâu trong khu đặc thù liên quan tới các yếu tố kỹ thuật và môi trường.
Việc thi công tầng hầm nhà cao tầng thường sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp thi công Bottom- Up
* Phương pháp thi công Top- Down
* Phương pháp thi công Semi- Top- Down

2.2. Các phương pháp thi công.

2.2.1. Phương pháp thi công Bottom Up
Theo phương pháp này, toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu thiết kế (độ sâu
đặt móng), có thể dùng phương pháp đào thủ công hay đào bằng máy, phụ thuộc
vào chiều sâu hố đào, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, năng lực của trang thiết
bị thi công. Sau khi kết thúc công tác đào đất, tiến hành thi công kết cầu tầng hầm
theo hướng từ dưới lên trên (từ từ kết cấu móng). Để đảm ảo cho hố đào không bị



22

Sau khi lắp dựng xong hệ chống đỡ và đất được đào đến đáy móng, tiến hành
thi cơng hệ móng và các tầng hầm, tầng thân của cơng trình từ phía dưới lên theo
đúng trình tự thi cơng thơng thường.
Hệ thống chống có thể được sử dụng như là lõi cứng cho các cấu kiện dầm/
sàn của tầng hầm hoặc sẽ được dỡ bỏ sau khi các sàn tầng hầm đủ khả năng chịu lại
các áp lực tác dụng lên vách tầng hầm.
* Ưu điểm công nghệ Bottom- Up:
- Kết cấu tầng hầm đơn giản.
- Việc xử lý chống thấm cho các thành tầng hầm và việc lắp đặt hệ thống
mạng lưới kỹ thuật tương đối thuận tiện và dễ dàng.
- Cơng tác thốt nước hố móng đơn giản, có thể sử dụng bơm hút nước tại hố
thu nước để bơm lên khỏi hố móng.
* Nhược điểm cơng nghệ Bottom- Up:
- Kết cấu chống giữ thành hố đào lớn, đặc biệt với hố móng sâu.
- Thời gian thi cơng tồn bộ cơng trình kéo dài hơn.

2.2.2 Phương pháp thi cơng Top Down
Công nghệ thi công Top- Down (từ trên xuống), tiếng Anh là "Top- Down
construction method": là công nghệ thi cơng phần ngầm của cơng trình nhà, theo
phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên.
Quy trình thi cơng cơng nghệ Top down gồm có 6 bước như sau:
Bước 1: Thi cơng tường trong đất.
Bước 2: Đào đất và lắp thanh chống.
Bước 3: Thi công sàn tầng hầm thứ nhất (chừa khoảng chống để lối đi xuống
thi công tầng dưới)
Bước 4: Thi công sàn tầng hầm tiếp theo
Bước 5: Thi công tới sàn tầng hầm cuối cùng
Bước 6: Đổ bê tông tường tháo thanh chống giữ, bịt kín các khoảng chống

trên sàn và hoàn thiện.


25

Trong công nghệ Top- Down, các tầng hầm được thi công bằng cách thi công
phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của
tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi
(nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo
công nghệ cọc nhồi bê tông tới cốt ±0,00 (cốt nền ngay trên mặt đất, khơng tính
phần bê tơng chất lượng kém trên đỉnh vào trong thành phần tường).
Riêng các cọc khoan nhồi bê tơng nằm dưới móng cột ở phía trong mặt bằng
nhà thì khơng thi cơng tới mặt đất mà chỉ tới ngang cốt móng (khơng tính phần bê
tông đầu cọc nhồi, phải tẩy bỏ đi sau này). Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới
móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên
trên tới cốt ±0,00 (cốt nền ngay tại mặt đất). Các cốt thép hình này là trụ đỡ các tầng
nhà được xây dựng trong quá trình thi cơng Top- Down, nên nó phải được tính tốn
để chịu được tải trọng các tầng được hoàn thành trước khi thi công xong phần ngầm
(gồm tất cả các tầng hầm cộng thêm một số hữu hạn các tầng thuộc phần thân đã
định trước). Tiếp theo, đào rãnh trên mặt đất (làm cốp pha dầm), dùng ngay mặt đất
để làm cốp pha hoặc một phần của cốp pha đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt
±0,00. Khi đổ bê tông sàn cốt ±0,00 phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống
tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi
công tầng hầm. Sàn này phải được liên kết chắc với các cốt thép hình làm trụ chờ
sẵn nêu trên, và liên kết chắc với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh
viễn của sàn bê tông này). Sau khi bê tông dầm, sàn tại cốt ±0,00 đã đạt cường độ
tháo dỡ khuôn đúc, tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên,
xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cốt ±0,00. Sau đó lại tiến hành đổ bê
tông sàn tầng hầm này ngay trên mặt đất vừa đào rồi tiến hành lắp ghép cốt thép cột
tầng hầm, lắp khuôn cột tầng hầm và đổ bê tông (Hình 2.3, Hình 2.4)

Cứ làm như cách thi cơng tầng hầm đầu tiên này với các tầng tầng hầm bên
dưới. Riêng tầng hầm cuối cùng, thay vì đổ bê tơng sàn thì tiến hành thi cơng kết
cấu móng và đài móng.
Đồng thời với việc thi cơng mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có
thể thi cơng một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi


29

phần ngầm trước rồi mới làm phần trên. Sau khi đã thi cơng sàn tầng trệt, có thể
tách hồn tồn việc thi công phần thân và thi công phần ngầm. Có thể thi cơng đồng
thời các tầng hầm và kết cấu phần thân. Qua thực tế một số cơng trình cho thấy để
có thể thi cơng phần thân cơng trình chỉ mất 30 ngày, trong khi mỗi giải pháp chống
quen thuộc mỗi tầng hầm (kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần bê tông)
mất khoảng 45- 60 ngày, với nhà có 3 tầng hầm thì thi cơng từ 3 đến 6 tháng. Với
nhà có 3 tầng hầm thường tiết kiệm được thời gian thi công từ 5 đến 6 tháng.
- Khơng phải chi phí cho hệ thống chống tạm để chống đỡ vách tường tầng
hầm trong quá trình đào đất và thi cơng các tầng hầm. Hệ thanh chống tạm này
thường rất phức tạp, vướng không gian thi công và tốn kém.
- Việc chống vách hố đào được giải quyết triệt để vì dùng tường chống và hệ
thống kết cấu cơng trình có độ bền và ổn định cao.
- Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn vì thi cơng
trên mặt đất (đối với phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho công tác chống
đỡ và neo khá cao, kéo dài thi cơng và địi hỏi các thiết bị tiên tiến).
- Trong đơ thị thường có nhiều cơng trình cao tầng, nếu thi cơng đào mở có
tường vây, móng sau và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này
dân đến việc thường không đảm bảo cho các cơng trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra
hiện tượng trượt mái đào, lún, nứt...) phương án thi công top- down có thể giải
quyết được các vấn đề trên.
- Khi thi cơng các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt có thể giảm một phần ảnh

hưởng xấu của thời tiết.
* Nhược điểm công nghệ thi công Top-Down:
- Kết cấu tầng hầm phức tạp, phải thi công một số dầm đỡ bê tông cốt thép
thay thế cho vách bê tông khi chưa thi công được phần lõi bên dưới để đảm bảo ổn
định của hệ tường.
- Thi cơng phải có nhiều kinh nghiệm.
- Phần thi công phá dỡ đầu cộc khoan nhồi phải thi cơng trong điều kiện
phức tạp, khó thi công.


31

mặt đất đến cọc nhồi. Các cột này được thi công ngay trong giai đoạn thi công cọc
khoan nhồi.
* Thi công tầng hầm thứ nhất:
Sau khi đã thi công tường chắn và cọc khoan nhồi xong thì tiến hành thi công
các tầng ngầm:
a. Thi công đào đất
Thi công theo phương pháp Semi Topdown nên đối với tầng hầm 1 ta tiến
hành đào đất đến cốt nền tầng hầm thứ nhất và tiến hành thi cơng như bình thường.
Chiều cao cần đào là 3.30m. Tại độ sâu này, chuyển vị của tường barrette là
nhỏ, ở giới hạn cho phép, không ảnh hưởng tới khả năng chống dựng của tường.
Sử dụng máy đào kết hợp với đào thủ cơng, tính tốn máy đào 90% khối
lượng đất, còn 10% khối lượng đất được đào bằng thủ công. Đất từ máy đào được
đổ ngay lên xe ben tự đổ vận chuyển ra khỏi công trường (Hình 2.10)

Hình 2.10: Thi cơng đào đất tầng hầm thứ nhất
b. Thi công tầng bê tông dầm sàn tầng hầm thứ nhất
Thi công bê tông dầm sàn tầng hầm cốt - 3.30m bao gồm các công tác: lắp
đặt ván khuôn, đặt cốt thép, đổ bê tông dầm- sàn.

Do tận dụng nền đất để đặt trực tiếp ván khuôn dầm sàn nên đất nền phải


32

được gia cố đảm bảo cường độ để không bị lún, biến dạng khơng đều. Ngồi việc lu
lèn nền đất cho phẳng, chắc còn phải gia cố thêm đất nền bằng phụ gia. Mặt trên
nền đất được trải một lớp polime nhằm tạo phẳng và cách biệt đất với bê tông, khỏi
ảnh hưởng đến nhau.
Bê tông được đổ trong từng phân khu nhờ máy bơm tự hành vì khi này chưa
lắp đặt cần trục tháp. Bê tơng là loại có phụ gia đông kết nhanh nên hàm lượng phụ
gia phải đúng thiết kế, phải kiểm tra độ sụt trước khi đổ, kiểm tra cường độ trước
khi đặt mua bê tông thương phẩm. Chú ý công tác bảo quản và vệ sinh, quy cách,
chất lượng cốt thép các mối nối với khung thép hình. Các hệ thống gia cường cường
phải thực hiện đúng theo thiết kế để hệ kết cấu chịu lực đứng (Hình 2.11).

Hình 2.11: Thi cơng đổ bê tơng tầng hầm thứ nhất
* Thi công tầng thứ nhất:
Sau khi dầm sàn tầng hầm đã đạt đủ 70% cường độ thiết kế thì tiến hành
cơng tác đổ bê tơng cột từ sàn tầng hầm thứ nhất đến cốt đáy dầm sàn tầng 1. Có thể
song song với việc ghép ván khn cho dầm sàn tầng 1.
Sau khi hồn thành cơng tác ván khuôn và lắp đặt cốt thép ta tiến hành công
tác đổ bê tông cho dầm sàn tầng 1. (Hình 2.12)


×