Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nhồi xả liên tục sẽ làm pin laptop mau ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.05 KB, 2 trang )

Nhồi xả liên tục sẽ làm pin laptop mau "chai"
Mới sắm được chiếc laptop khá "đỉnh", anh Nguyễn Đình Trung nâng niu nó từ lớp vỏ đến cả thành
phần lưu giữ năng lượng cho máy. Được nhiều người tư vấn, Trung rất kỹ càng khi mỗi lần sạc pin đầy
là rút nó ra và chỉ dùng điện.
Tuy nhiên, một người bạn khác đang làm kỹ thuật viên vi tính lại khuyên anh nên để nguyên pin khi
cắm điện vào dùng. Ngay cả khi bộ phận này đã đầy thì cũng không nên rút nó ra khi cho máy hoạt
động bằng sạc.
Nhiều người dùng khác cũng đang băn khoăn trước tình huống này. Theo anh Nguyễn Văn Hưng, một
thợ sửa máy tính tại quận 7, TP HCM, nên cho máy chạy bằng pin hơn là dùng nguồn điện trực tiếp từ
bộ phận sạc và chỉ khi nào pin hết mới cắm vào sạc.
Anh Hưng giải thích, dùng điện để chạy trực tiếp cho laptop sẽ dễ xảy ra nguy hiểm về cháy nổ. Bởi
nguồn điện cấp từ bên ngoài thường không ổn định. Bên cạnh đó, các trường hợp mất điện bất ngờ dễ
xảy ra.
Về mặt kỹ thuật các thành phần chính của máy có nguy cơ bị chạm dẫn đến hỏng máy. Hơn nữa, nếu
người dùng đang thao tác những thông tin quan trọng mà chưa kịp lưu lại thì khả năng mất dữ liệu là
hoàn toàn có thể xảy ra.
"Không nên vừa sạc pin vừa cho máy hoạt động. Cũng như việc pin đã đầy nhưng vẫn cắm điện để
dùng là điều cần tránh", anh Võ Văn Hậu, một thợ sửa laptop lâu năm tại quận Tân Bình, TP HCM
khuyên.
Trên nguyên tắc, khi cắm sạc máy sử dụng hết 3 phút thì pin sạc được khoảng 5 phút. Khoảng chênh
lệch này giúp pin có thể đầy vào một thời điểm sau đó. Nhưng điều lưu ý là việc vừa cho máy hoạt
động vừa sạc pin cũng đồng nghĩa với hiện tượng nhồi và xả năng lượng diễn ra liên tục. Trong khi đó,
các nhà sản xuất pin đều khuyến cáo phải dùng pin gần hết rồi mới sạc đầy để sử dụng tiếp.
Anh Hậu cũng khẳng định: "Cắm sạc để dùng laptop khi ở nhà hay công sở sẽ đạt hiệu quả tối đa nhất
cho tuổi thọ pin". Tuy nhiên, anh cũng lưu ý không nên quá lạm dụng cách tháo pin và không sử dụng
trong một thời gian dài đến cả tháng.
Cấu tạo pin laptop khá giống pin điện thoại di động. Vì vậy, việc ít sử dụng sẽ làm đỡ "tổn thọ" hơn.
Mặt khác, về kỹ thuật khi không sử dụng, pin để ngoài vẫn tự động xả với một lượng rất nhỏ. Do đó,
nếu hiện tượng này kéo dài suốt từ 2 đến 3 tháng, pin sẽ gặp tình trạng không thể sạc được hoặc nếu
pin sẽ không thể đầy dù cắm điện suốt 24 tiếng.
Nhiều người đã gặp tình huống này và ngỡ rằng pin mình đã bị hỏng. Nhưng thực sự các cell có trong


pin laptop sau khi xả nhỏ giọt đến mực gần cạn thì trở về trạng thái như lúc vừa được sản xuất.
Để khắc phục người dùng cần sử dụng thao tác cắm sạc và rút ra liên tục cho đến khi nhận được đèn
báo tín hiệu đang sạc pin trên máy. Người dùng để cho hệ thống sạc nhồi vào pin khoảng 8 tiếng (đối
với loại có 6 cell).
Nếu sau thời gian này pin vẫn không thể đầy thì bạn nên đem pin này ra nơi sửa chữa có uy tín để nhờ
phục hồi cell. Quá trình này đơn giản chỉ là việc dùng thiết bị sạc điện trực tiếp vào từng cell có trong
pin và sau đó mới lắp nó vào lại vị trí cũ. Đến lúc này pin mới trở lại bình thường được.
Các kỹ thuật viên máy tính cho rằng, để áp dụng cách trên thì không nên bỏ mặc pin quá 3 ngày là tốt
nhất.
Sạc đầy pin và rút điện ra rồi dùng máy. Sau khi pin đã cạn mới cắm sạc vào. Ở cách này tuổi thọ pin
có thể sẽ giảm đi chút ít so với phương thức trên, nhưng về độ an toàn dữ liệu đang thao tác hoặc các
nguy cơ cháy nổ về điện cũng được giảm thiểu rất nhiều.
Điều này có được là do việc hoạt động bằng pin được thiết kế từ nhà sản xuất sẽ luôn có dòng điện ổn
định hơn cho toàn bộ các thành phần của máy. Hơn nữa, hiện tượng bị tắt nguồn bất ngờ khó xảy ra
khi hầu hết các máy tính xách tay đều có chế độ báo hiệu pin gần cạn năng lượng.

×