Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tài liệu XÃ HỘI HÓA & HÀNH VI SỨC KHỎE docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.29 KB, 24 trang )


XÃ HỘI HÓA &
HÀNH VI SỨC KHỎE
BS, ThS Trương Trọng Hoàng
Bộ môn Khoa học Hành vi &
Giáo dục Sức khỏe


Bạn thấy gì ở bức tranh này?

Mục tiêu học tập
Bài học này tạo điều kiện để sinh viên có khả năng:
1. Biết được ảnh hưởng của xã hội lên hành vi
2. Biết được tiến trình xã hội hóa
3. Biết được khái niệm hành vi sức khỏe
4. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
sức khỏe (có được cái nhìn toàn diện về các vấn
đề sức khỏe)

1. Xã hội hóa

Hành vi của con người do đâu mà có?

1. Xã hội hóa

Hành vi là gì?

Hành vi là các hoạt động có mục đích của một
người trong đời sống
là cách con người ứng xử.


Có thể biểu hiện ra bên ngoài (overt)
hoặc ẩn ở bên trong (covert)

Có thể tự ý (voluntary)
hoặc vô ý (involuntary)

1. Xã hội hóa

Nhân cách là gì?

Nhân cách: Tổng hợp những đặc trưng về mặt
ứng xử và cảm xúc của một người cụ thể

Nhân cách không tự nhiên mà có, trái lại là kết
quả của một quá trình tương tác giữa cá nhân với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội diễn ra
từ lúc mới sinh.

1. Xã hội hóa

Xã hội hóa là một quá trình diễn ra suốt đời
người, qua đó cá nhân phát triển những tiềm
năng về nhân tính của mình và học tập các khuôn
mẫu văn hóa (Macionis).

Xã hội hóa là một quá trình qua đó người ta tiếp
thu những tín ngưỡng, thái độ, giá trị, phong tục
của nền văn hóa của họ. Đồng thời qua quá trình
này mỗi cá nhân phát triển một nhân cách đặc
biệt vì mỗi người tiếp thu theo đặc tính riêng của

mình (Glynn).

1. Xã hội hóa
->Có 2 yếu tố khiến một người này có nhân cách
khác với người khác:

Yếu tố bên trong: tình trạng thể chất, loại hình
thần kinh, cơ địa v.v…

Yếu tố bên ngoài: giáo dục, tác động của môi
trường, thông tin v.v… trong đó người ta học
lấy các chuẩn mực ứng xử thông qua bắt
chước, được dạy dỗ hoặc được khơi gợi…

1. Xã hội hóa
Xuất tâm
Nhập tâm

1. Xã hội hóa

Một đặc điểm đó là quá trình xã hội hóa không
diễn ra đồng đều ở các lứa tuổi mà đặc biệt diễn
ra mạnh mẽ ở tuổi trẻ.

Càng lớn tuổi, thần kinh kém linh hoạt, con người
càng khó tiếp thu những chuẩn mực, giá trị mới.

1. Xã hội hóa

Quá trình tái xã hội hóa (re-socialization): là quá

trình “tái huấn luyện” về mặt tâm thần và cảm xúc
một người để họ có thể hoạt động được trong
một môi trường khác với môi trường họ quen
thuộc trước đây.

Ví dụ: Giáo dục hội nhập cho những công nhân
nhập cư để họ điều chỉnh những thói quen cho
phù hợp với môi trường mới: không vứt rác
bừa bãi; học và tuân thủ những quy định về lao
động, về giao thông…

1. Xã hội hóa

Ngoài quá trình xã hội hóa chung, người ta còn
đề cập đến quá trình xã hội hóa nghề nghiệp

Là quá trình trong đó cá nhân học tập các cách
nghĩ cũng như cách làm (khuôn mẫu suy nghĩ
và ứng xử) đặc thù riêng của ngành nghề.

Người ngành Y có
những đặc điểm
gì?

1. Xã hội hóa

Cần phân biệt khái niệm xã hội hóa (socialization)
ở đây với từ “xã hội hóa” mà ta thường thấy trong
đời sống có nghĩa là lôi cuốn mọi người trong xã
hội tham gia - còn được gọi là vận động xã hội

(social mobilization).

2. Sức khỏe và Hành vi sức khỏe

Trong thực tế, có thể nhận thấy nhiều vấn đề sức
khỏe có nguồn gốc từ hành vi hay nói một cách
khác giữa hành vi và sức khỏe có mối liên hệ rất
mật thiết.

Ví dụ: một số bệnh và những hành vi dẫn đến
những bệnh đó là gì? AIDS, tiêu chảy, đái tháo
đường.

2. Sức khỏe và Hành vi sức khỏe

Có nhiều cách phân loại hành vi liên quan đến sức
khỏe.
2.1. Phân loại dựa trên mốc là bệnh

Tương ứng với các giai đoạn trong tiến trình bệnh, có
thể phân loại các hành vi của con người như sau (Kasl
& Cobb):

Hành vi sức khỏe (Health behavior): đề cập đến các
hành vi được thực hiện nhằm nâng cao SK hoặc
phòng ngừa bệnh nói chung.

Ví dụ: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều
độ đủ chất, chủng ngừa


2. Sức khỏe và Hành vi sức khỏe

Hành vi khi lâm bệnh (Illness behavior): đề cập
đến các hành vi mà người bệnh thực hiện để
xác định bệnh khi cảm thấy mình lâm bệnh.

Ví dụ: hỏi thăm người khác, đi khám bệnh

Hành vi vai trò bệnh nhân (Sick-role behavior)
đề cập đến các hành vi thực hiện nhằm để khỏi
bệnh.

Ví dụ: nghỉ ngơi, uống thuốc theo yêu cầu của
người thầy thuốc

2. Sức khỏe và Hành vi sức khỏe

Hành vi 2 và 3 còn được gọi chung là Hành vi tìm
kiếm sức khỏe (Health seeking behavior).

Thông thường bước đầu có thể là tự chăm sóc
hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân. Sau đó có
thể là đến hệ thống y tế công hoặc tư, đông y
hoặc các thầy lang vườn v.v

2. Sức khỏe và Hành vi sức khỏe
2.2. Phân loại dựa trên kết quả của hành vi về mặt
sức khỏe

Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, giữ

gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ đủ chất,
chủng ngừa, đi khám bệnh ở cơ sở y tế điều trị
đúng cách, uống thuốc đủ, đều

Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, bỏ trị
giữa chừng

Hành vi không lợi không hại: quăng răng sữa
lên mái nhà

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Minh họa: hành vi Tuân thủ Y lệnh (Compliance)
hay Hợp tác (Cooperation) của bệnh nhân.

Vấn đề không chỉ đơn giản là vì bệnh nhân
không hiểu biết hoặc bác sĩ chưa giải thích rõ.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Dưới góc độ Tâm lý học đó là vấn đề của kỹ
năng truyền thông, kỹ năng giao tiếp chưa phù
hợp khiến người nghe không hiểu hoặc không
có cảm tình dẫn đến sự bất hợp tác.

Dưới góc độ Nhân chủng học văn hóa đó là
vấn đề của niềm tin cá nhân (personal beliefs)


Ví dụ tin rằng thuốc tây nóng, thuốc kháng sinh diệt
hồng cầu nên tự động giảm liều

hoặc vì sợ bị bêu xấu là còn bệnh (lao, phong) nên
tự động ngưng thuốc.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Dưới góc độ Kinh tế học: chi phí mua thuốc
hoặc thậm chí cái giá phải trả cho thời gian mất
cho việc khám bệnh (opportunity cost)

ví dụ thuốc lao là miễn phí nhưng khi người bệnh đi
lãnh thuốc họ đã mất khoản thu nhập trong thời gian
họ bỏ ra để đi lãnh thuốc.

Dưới góc độ Xã hội học như người bệnh muốn
phản ứng lại với sự áp đặt của thầy thuốc như
là một khẳng định về quyền quyết định của
mình.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Việc xem xét, lý giải các vấn đề sức khỏe từ
nhiều góc độ đã mang lại nhiều kết quả, đặc biệt
trong việc cải thiện những vấn đề sức khỏe liên
quan đến hành vi con người.

Cái nhìn toàn diện (holistic view) hay cái nhìn mắt
chim (bird-eye view) là điều quan trọng mà các

chương trình sức khỏe hiện nay trên thế giới cố
gắng đạt tới.

Chúc các bạn học tốt!

×