Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

tài sân khấu hóa một số nội dung bài 7 tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.78 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài

2

2

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

3

Nhiệm vụ, phương pháp, tổ chức nghiên cứu

3–4
4

PHẦN 2: NỘI DUNG
4

Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài

4–8



5

Thực trạng của đề tài

8 – 12

6

Một số hạn chế, nhược điểm của phương pháp truyền thống

7

Phương pháp dạy học sân khấu hóa nội dung

8

Cách giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học

9

Một số cốt truyện và kịch bản mẫu

16 – 27

10

Một số hình ảnh

28 - 38


11

Đánh giá kết quả của đề tài

12

Tiêu chuẩn đánh giá định tính

39 – 41

13

Tiêu chuẩn đánh giá định lượng

41 – 42

14

Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía giáo viên

42 – 43

15

Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía học sinh

43

16


Đánh giá chung

44

17

Kết luận thực nghiệm

44

13
13 – 14
15

39

PHẦN 3: KẾT LUẬN
18

Tính mới, khoa học, sáng tạo và thực tiễn

45

19

Bài học kinh nghiệm

46


20

Khả năng áp dụng và kiến nghị đề xuất

47

1


MỞ ĐẦU
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Quốc phòng và an ninh liên quan đến sự tồn vong của một đất nước, thịnh
suy của một dân tộc. Chính vì vậy ngay khi đất nước giành được độc lập, tháng 9
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh nhân ngày khai
trường, trong đó có đoạn: “Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều
này: Chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân. Nhưng giặc pháp còn lăm le quay lại.
Chúng ỷ vảo kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất
cả quốc dân ta đồn kết chặt chẽ và một lịng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc.
Phải sẵn sàng mà chống giặc cướp nước….Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải
gánh việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia
vào các Hội cứu quốc để tập luyện cho quen với đời sống chiến sĩ và giúp đỡ một
vài việc nhẹ nhàng trong phòng thủ đất nước”. (Bác Hồ với Giáo dục, Nxb, Giáo
dục, Hà Nội 1991, tr 71,72). Và với những yêu cầu của thực tiễn cách mạng và lịch
sử mà môn học Giáo dục quốc phịng an ninh (GDQPAN) được hình thành, ngày
càng được quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, trở thành
mơn học chính khóa trong trường trung học phổ thông (THPT). Với mục tiêu giáo
dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng
đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, với lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam. Trang bị kiến thức, kỹ năng bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực quốc

phòng - an ninh, làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự an ninh trong
nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, tạo cho thế hệ trẻ có
điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, tham gia có hiệu quả trong sự
nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân.
Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khơng chỉ tình hình an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội, bất ổn, khó lường. Những hoạt động gây rối, chống phá của các thế
lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Mà hiện nay các tệ nạn xã hội cũng
trở nên phức tạp và phổ biến. Nó làm xói mịn đạo đức, lối sống của khơng ít bộ
phận thế hệ trẻ. Mang lại hệ lụy khôn lường cho xã hội và cho sự phát triển, ổn
định của đất nước. Chính vì vậy, nhiệm vụ của mơn học GDQPAN cịn cần phải
giáo dục các em có kỹ năng sống tốt hơn, tránh xa, bài trừ các tệ nạn xã hội. Trong
đó tệ nạn ma túy là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó xảy ra xung quanh chúng ta,
gây tác động to lớn đến thể chất và tinh thần của người sử dụng, làm khánh kiệt
kinh tế, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Chính ma túy là nguyên nhân xô đẩy những
người lương thiện vào con đường phạm tội, gây mất ổn định tình hình an ninh trật
tự, thậm chí cướp của, giết người. Vì thỏa mãn cơn nghiện, chúng sẵn sàng lôi kéo,
dụ dỗ những học sinh còn thiếu kỹ năng sống, các em còn trong độ tuổi muốn thể
hiện mình, chưa hiểu hết tác hại của ma túy.
2


Chỉ trong vài thập niên qua, ma túy đã xâm nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới,
gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tệ nạn ma túy là nguồn
gốc của nhiều loại tội phạm nghiêm trọng như cướp của, giết người, buôn bán phụ
nữ, trẻ em, rửa tiền, khủng bố. Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng phức tạp,
nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia hoạt động ngày càng táo bạo, quy mô, số lượng
lớn. Địa bàn huyện Thanh Chương là một trọng điểm khi tiếp giáp với nước bạn
Lào, có cửa khẩu Thanh Thủy và nhiều đường tắt lối mở... Vì vậy lượng ma túy
qua địa bàn huyện Thanh Chương ngày càng nhiều. Đây là một vấn đề hết sức cấp
thiết, nóng bỏng hiện nay.

Để giáo dục thể hệ trẻ về vấn đề này, chương trình GDQPAN lớp 10 đã đưa
bài học “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma
túy” vào nội dung giảng dạy. Đây là nội dung ln có sự thay đổi, ngồi u cầu
người giáo viên phải ln tìm hiểu, tiếp cận những thơng tin mới, thì địi hỏi giáo
viên cần có phương pháp truyền thụ kiến thức một cách phù hợp nội dung, lứa tuổi.
Với phương pháp truyền thụ kiến thức mang tính truyền thống như hiện nay của
một số không nhỏ giáo viên, đã không đạt được mục tiêu đề ra của môn học, bài
học. Lối truyền thụ “ Đọc - Chép” làm các em thấy hết sức nhàm chán và khơng
hứng thú. Thậm chí khi giáo viên truyền thụ kiến thức mang tính chủ quan, sơ sài
có thể gây tác hại ngược với mục tiêu đề ra. Làm các em tò mò để khám phá những
cảm giác lạ mà các đối tượng nghiện bên ngoài thường tác động, lơi kéo các em.
Chính những vấn đề bất cập nêu trên, nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục
nói chung và mơn học GDQPAN nói riêng, cần có những giải pháp mới, những
phương pháp mới trong giảng dạy. Đặc biệt giảng dạy những nội dung mang tính
lịch sử, xã hội. Đây là một vấn đề hết sức đặc biệt quan tâm trong quá trình đổi
mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy và học.
Qua những thử nghiệm, thực nghiệm tại trường THPT Thanh Chương 3,
việc sử dụng phương pháp, sân khấu hóa một số nội dung cụ thể trong môn học
GDQPAN đang mang lại nhiều kết quả hết sức tích cực. Qua q trình dạy - học,
bản thân giáo viên cũng nhanh chóng truyền thụ kiến thức cho các em, các em tiếp
nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. Các em được tự tìm hiểu, sáng tạo
và được hóa thân vào nội dung. Qua đó các em nhận biết, khám phá kiến thức một
cách tự nhiên, ghi nhớ bài học một cách sâu sắc, qua nhiều cách, nhiều hình thức
khác nhau.
Với những thành cơng bước đầu trong q trình áp dụng, tơi mạnh dạn lựa
chọn đề tài Sân khấu hóa một số nội dung bài 7: “Tác hại của ma túy và trách
nhiệm của học sinh trong phịng chống ma túy”. Qua q trình áp dụng và trình
bày rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp
II. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
3



1. Mục đích của đề tài
1.1. Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của môn học cũng như nâng cao
phương pháp truyền thụ, tiếp nhận, truyền tải thông tin phù hợp với đối tượng, lứa
tuổi, đặc thù môn học.
1.2. Qua phương pháp này giúp các em chủ động tiếp nhận các thông tin một
các nhẹ nhàng, hiệu quả, tinh thần hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
1.3. Rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn một
cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả.
1.4. Rèn luyện cho các em tính chủ động, tự tin, cách tiếp nhận thông tin,
kiến thức bằng nhiều phương pháp.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Tác động trực tiếp đến đối tượng là người học, tăng tính hấp dẫn, thu
hút được đông đảo học sinh tham gia.
2.2. Khả năng phối hợp giữa học sinh với người dạy được nâng cao từ đó
tăng tính hiệu quả mơn học GDQP - AN trong nhà trường.
2.3. Nâng cao cho các em sự tự tin trong diễn đạt nội dung, tự tin trong đóng
góp ý kiến thơng qua các tiểu phẩm mà các tiểu đội vừa biểu diễn.
2.4. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, các em được thể hiện bản
thân qua tiết học
III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
1. Nhiệm vụ
1.1. Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc sân khấu hóa nội
dung bài “Tác hại của ma túy và trách nhiệm học sinh trong phòng chống ma túy”.
1.2. Nhiệm vụ 2: Ứng dụng thực tiễn và đánh giá hiệu quả của việc sân khấu
hóa nội dung bài ma túy vào tiết lỹ thuyết môn GDQP ở trường THPT Thanh
Chương 3
2. Phương Pháp

2.1. Phương pháp điều tra, phân loại
2.2.Phương pháp quan sát, thực nghiệm sư phạm
2.3. Phương pháp toán học thống kê
2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
4


IV. Tổ chức nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10 đang học tại trường THPT Thanh Chương 3. Lớp thực
nghiệm 10A3, 10B, 10D5. Lớp đối chứng 10A2, 10D1, 10D3
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Sân khấu hóa một số nội dung trong bài 7: “Tác hại của ma túy và trách
nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy” sách GDQPAN lớp 10.
3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ 15/9/2020 đến 7/3/2021
- Giai đoạn 1: Từ 15/9/2020 đến 05/10/2020: Chọn đề tài nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Từ 05/10/2020 đến 30/10: Thu thập thông tin, viết đề cương
nghiên cứu.
- Giai đoạn 3: Từ 30/10/2020 đến 28/2/2021: Áp dụng đề tài vào thực tiễn
- Giai đoạn 4: Từ 28/2/2021 đến 7/3/2021: Đánh giá kiết quả, rút kinh
nghiệm và hoàn thiện đề tài.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm và đặc trưng của sân khấu
1.1.1. Khái niệm sân khấu
- Sân khấu là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực
tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự
kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ, ở một nơi cụ

thể, thường là nhà hát. Các diễn viên có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với
khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc. Các yếu tố của
nghệ thuật, chẳng hạn như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng
được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải
nghiệm. Nơi trình diễn sân khấu cũng được gọi tên là sân khấu.
- Sân khấu hiện đại ngày nay được định nghĩa rộng là các buổi biểu diễn của
các vở kịch và nhạc kịch có kết nối giữa sân khấu và các hình thức nghệ thuật ba
lê, opera (có sử dụng màn trình diễn được dàn dựng với trang phục đi kèm hát và
nhạc đệm của dàn nhạc) và các hình thức trình diễn khác nhau.
- Sân khấu hóa là hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được
tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ
đề) được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng dàn cảnh và biểu diễn.
5


1.1.2. Đặc trưng phân loại sân khấu
* Hoạt cảnh truyền thống: Nhằm tái hiện lại một sự kiện lịch sử, hình tượng
của một nhân vật, hình thành của một dân tộc…nhằm giáo dục truyền thống, ca
ngợi bản chất tốt đẹp của con người, đất nước.
* Sân khấu hóa lễ hội: Nhằm tái hiện lại một nhân vật được lấy làm tinh thần
của ngày lễ, thường mang yếu tố tâm linh, thiêng liêng…
* Sân khấu hóa thơng tin báo cáo: Nhằm thơng tin, báo cáo, tổng kết một
q trình hoạt động tới đông đảo các thành viên (trong tổ chức) hoặc đơng đảo
quần chúng.
* Sân khấu hóa thơng tin, giáo dục truyên truyền:
- Là những tiểu phẩm ngắn nhằm giáo dục, tuyên truyền các vấn đề xã hội
như các nội dung liên quan đến chủ quyền biển đảo, phòng chống ma túy…
- Thông qua các câu chuyện sân khấu để phân tích, thuyết phục, giáo dục cái
lợi, cái hại… của vấn đề nêu ra.
- Sân khấu hóa thơng tin, giáo dục tun truyền ln mang tính nhanh nhạy

kịp thời, sát thực tiễn cuộc sống… dễ hiểu, dễ cảm nhận, ngắn gọn và lôi cuốn.
*Đây là cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó đưa đề tài vào nghiên cứu thực
tiễn.
Ví dụ: Qua tiểu phẩm về ma túy, sân khấu hóa khai thác sự đối lập giữa cái
lợi và cái hại, các em nhanh chóng nhận ra thơng qua sự đối lập của các nhân vật
đại diện cho hai phía…
1.2. Một số khái niệm và phân loại của ma túy
12.1. Khái niệm về ma túy
- Theo Từ điển tiếng Việt: “ Ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có
tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đỡ đẫn, dùng quen thành nghiện”
- Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ma túy là bất cứ chất
nào khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của
cơ thể.
- Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc: Ma túy là những chất có nguồn gốc
tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng làm thay
đổi ý thức và trí tuệ, làm con người lệ thuốc vào nó
- Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã xác định: Ma túy bao gồm nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa; quả thuốc phiện kho, quả
thuốc phiện tươi; heroine, cocaine; chất ma túy khác ở thể lỏng hoặc rắn
- Luật Phòng, chống ma túy của nước ta đã đưa ra khái niệm về chất ma túy
như sau:
6


“Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành”
“Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng”
“ Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng”

1.2.2. Phân loại ma túy
- Phân loại theo nguồn gốc sản xuất
- Phân loại dựa vào đặc điểm cấu trúc hóa học
- Phân loại dựa vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng
- Phân loại dựa vào tác dụng đến tâm, sinh lí người sử dụng
1.3. Nguyên nhân gây nghiện và tác hại của ma túy
1.3.1. Nguyên nhân gây nghiện
- Ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, văn hóa
phẩm đối trụy, phối hợp giữa gia đình với nhà trường, xã hội chưa hiệu quả, công
tác quản lý địa phương chưa tốt.
- Do thiểu hiểu biết về tác hại của ma túy nên nhiều học sinh bị những đối
tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma túy, tham gia vận chuyển, mua bán ma
túy.
- Do muốn thỏa mãn tính tị mị tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã
chủ động đến với ma túy.
1.3.2 Tác hại của ma túy
- Tác hại đến bản thân người sử dụng.
- Tác hại đến nền kinh tế.
- Tác hại đến trật tự, an toàn xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
- Việc đưa sân khấu hóa đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều phạm vi,
chương trình cộng đồng như các buổi tuyên truyền về phịng chống bạo lực học
đường, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tuyên truyền về
Luật nghĩa vụ quân sự…và trên các phương tiện thông tin, cách chương trình ngồi
giời lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể . Việc sân khấu hóa ngày càng được áp dụng
rộng rãi và qua thực tiễn đã thấy được hiệu quả rất cao so với các phương pháp
tuyên truyền khác.
- Trong nhà trường việc Sân khấu hóa đang được áp dụng ở một số nội dung
của môn Văn học, phương pháp này cũng đem lại luồng sinh khí mới, mơi trường
7



học tập hứng khởi, vui vẻ cho học sinh. Ngoài ra trong bộ môn GDCD cũng từng
bước áp dụng phương pháp Sân khấu hóa vào việc giới thiệu một số nội dung như
Luật Hơn nhân gia đình; Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái; phòng chống bạo lực
học đường...
- Qua tìm hiểu tại trường THPT Lê Q Đơn (Hà Nội), việc đưa tác phẩm
văn học lên sân khấu đã được thực hiện có nề nếp, hiệu quả. Hầu hết các tác phẩm
ngữ văn, trích đoạn văn học trong chương trình như Chí Phèo, Vợ Nhặt, Nỗi oan
Thị Mầu, Số Đỏ... đã được sân khấu hóa với những góc nhìn, cách tiếp cận phong
phú, sinh động. Trực tiếp vào vai Thị Mầu trong tiểu phẩm "Thị Mầu ngoại truyện"
bạn Tưởng Thùy Giang, học sinh lớp 12D5, Trường THPT Lê Quý Đơn chia sẻ
cảm nhận của mình: “Theo em, sân khấu hóa các tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn
học là một cách học hay, lôi cuốn người học. Bởi khi được hóa thân vào nhân vật
trong tác phẩm văn học, chúng em tự phân tích, đánh giá, suy nghĩ về tâm lý nhân
vật, bối cảnh, diễn biến câu chuyện, qua đó cảm nhận sâu sắc về tác phẩm văn học
nói chung và từng nhân vật nói riêng”.
- Với kinh nghiệm hơn 30 năm giảng dạy môn Ngữ văn, Thạc sỹ Phạm Hà
Thanh, giáo viên trường THPT Lê Q Đơn nhìn nhận:“Việc sân khấu hóa tác
phẩm văn học có sức hấp dẫn với học sinh bởi phương pháp này đã khơi gợi được
cho các em ý muốn tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm; giúp các em
hiểu được các thông điệp mà tác giả, tác phẩm muốn chuyển tải. Đồng thời, đây
cũng là cách tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tự chủ trong việc học,
khơng bị giới hạn, bó buộc bởi những nội dung trong bài giảng của giáo viên. Khi
các em được thể hiện quan điểm của mình và được cơng nhận sẽ giúp cho các em
thêm tự tin và hứng thú trong các giờ học”.
- Tại trường THPT Thanh Chương 3, việc đưa sân khấu hóa được đưa và các
hoạt động của Câu lạc bộ Văn học; Câu lạc bộ Sức khỏe sinh sản vị thanh niên;
Câu lạc bộ Lịch sử và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Qua các hoạt động trên, các
em đều rất hứng thú và tiếp nhận các thơng tin, kiến thức nhanh chóng và hiệu quả

- Mỗi một tiểu phẩm mang một phong cách riêng, được các em lựa chọn và
tái hiện dưới nhiều hình thức sân khấu khác nhau, mang đến nhiều màu sắc phong
phú cho tiết học. Đặc biệt các em đã nhận thức sâu sắc về vai trò của bản thân đối
với cuộc sống, biết hướng đến những giá trị tốt đẹp, giàu tính nhân văn, bày tỏ và
ngợi ca những quan hệ đạo đức tốt đẹp trong xã hội; biết thông cảm, chia sẻ giúp
đỡ bạn; biết hành động hợp lẽ phải…. Đó cũng là thơng điệp mà các em gửi gắm
và thể hiện rất xuất sắc qua các tiểu phẩm được trình diễn.
II. Thực trạng
1. Thực trạng về chun mơn và cơ sở vật chất
1.1. Thuận lợi :
8


- Bộ môn GDQP – AN được sự quan tâm, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị,
sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa các bộ, ban nghành, đoàn thể. Hàng năm Sở
giáo dục và đào tạo Nghệ An đều ban hành các công văn chỉ đạo về thực hiện
chương trình mơn học, các giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về thực hiện
chương trình, những đổi mới, sửa đổi, bổ sung về môn học
- Được sự quan tâm của Cấp uỷ đảng, BGH nhà trường, tổ bộ mơn cũng như
tinh thần đồn kết của các thành viện trong tổ. Nên việc triển khai các hoạt động,
nhiệm vụ giảng dạy môn GDQP – An gặp nhiều thuận lợi.
- Bản thân là một giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi toàn quốc, được tham gia
dự giờ nhiều đồng nghiệp, với sự tâm huyết của bản thân nên tôi ln muốn tìm
tịi, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiểu quả mơn học
GDQP - AN trong nhà trường.
1.2. Khó khăn:
- Hiện nay các tài liệu liên quan rất ít, nên để tìm hiểu thơng tin phục vụ cho
đề tài cũng như mở rộng kiến thức trong sách giáo khoa gặp nhiều khó khăn
- Tệ nạn về ma túy ngày càng phức tạp và thay đổi hằng ngày nhưng nội
dung sách giáo khoa thay đổi chậm nên việc áp dụng những nội dung mới còn

nhiều vướng mắc trong quy định của Bộ, Sở.
- Nhiều thông tin mang tính nhạy cảm, bí mật nên khó tiếp cận chính xác.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy, học mơn GDQP - AN vẫn cịn rất hạn chế.
2. Thực trạng về hiểu biết tác hại của ma túy
- Theo ông lê Trung Tuấn, Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy
(PSD) cho biết, kết quả khảo sát trên 1.100 học sinh tại một số trường phổ thơng
và một số địa phương cho thấy, chỉ có 4,5% số học sinh nói rằng mình hiểu biết về
khái niệm và các chất ma túy, trong khi đó có tới 42,2 % tự đánh giá mình khơng
hiểu về nội dung này; 44% các em khơng hiểu biết gì về dấu hiệu để nhận biết
người nghiện ma túy và gần 40% chưa biết đến kỹ năng cần thiết phòng tránh ma
túy.
- Đặc biệt, những loại ma túy tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của người
sử dụng và đang trở nên phổ biến hiện nay, nhất là trong giới trẻ như
methaphetamine (ma túy đá) thì chỉ có 56,4% số học sinh cho rằng chất đó khả
năng gây nghiện, cịn một số chất khác như shisha, bóng cười cũng rất ít học sinh
biết đến. Nhận thức chưa đầy đủ cùng với tâm lý chủ quan khi cho rằng những loại
ma túy trá hình này khơng có khả năng gây nghiện và khơng nguy hại đến sức
khỏe là ngun nhân chính dẫn đến hành vi sử dụng ma túy ở học sinh hiện nay.
9


- Về nguyên nhân: 65% học sinh không biết tác hại của ma túy nên tò mò và
dùng thử; 27% do bạn bè rủ rê, mời và lôi kéo sử dụng; 8% do bị lừa mà không
hay biết.
- Viện PSD cịn tìm hiểu và đánh giá nhận thức của phụ huynh học sinh và
giáo viên về kiến thức cũng như kỹ năng hỗ trợ xử lý tình huống khi nghi ngờ và
phát hiện con em mình sử dụng chất gây nghiện. Kết quả, 32,5% phụ huynh học
sinh và giáo viên không biết về các loại ma túy và tác hại của các loại ma túy;
29,5% có hiểu biết một chút; 25% biết khá rõ và 13% biết rõ về ma túy. Tuy
nhiên, phần lớn kiến thức mà phụ huynh và giáo viên hiểu về ma túy mới chỉ dừng

lại ở việc ma túy là chất gây nghiện, có tác động tiêu cực đến người sử dụng, cón
hiểu và nhận diện đó là loại ma túy nào và tác hại ra sao, gây hậu quả thế nào với
người sử dụng thì hầu như chưa nắm vững.
- Kết quả điều tra xã hội học năm 2017 tại 6 tỉnh, TP của Tổng cục Thống kê
cho thấy, tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy là 0,6% (khoảng 600/100.000)
dân số trong độ tuổi điều tra từ 15 - 64 tuổi; 8% số người sử dụng ma túy lần đầu
dưới 18 tuổi, 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi. Toàn quốc xảy ra
1.952 vụ, so với tháng 02/2020 tăng 495 vụ (+33,97%).
- Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên nghiện ma túy chiếm khoảng
50% và gấp 100 lần so với nhóm thanh niên khơng nghiện. Đây là con số đáng báo
động khi mỗi năm VN có thêm 9.300 người nghiện.
3. Một số vụ án ma túy liên quan đến giáo viên, học sinh năm 2020:
* Lầu Bá Xìa (SN 1974) trú tại bản Trường Sơn, giáo viên tại một trường
THCS ở huyện Kỳ Sơn bị cơ quan chức năng bắt giữ về tội mua bán trái phép chất
ma túy một ngày trung tuần tháng 5/2020 gây xôn xao dư luận. Công an huyện Kỳ
Sơn bắt quả tang Lầu Bá Xìa; thu giữ 2 bánh hêrơin, 2 kg ma túy dạng đá, 97 gói
và gần 20.000 viên ma túy tổng hợp.
* Công an huyện Quế Phong cũng đã bắt giữ Thò Pạ Sáu, một giáo viên tiểu
học ở trên địa bàn khi đang vận chuyển hơn 15 bánh hêrôin đi tiêu thụ.
*Công an thành phố Ninh Bình phát hiện, bắt giữ hai học sinh Trường THPT
Trần Hưng Đạo khi 2 học sinh này đang bán trái phép hai túi ma túy (dạng cần sa)
trước cổng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
* Tòa án thành phố Bắc Giang đưa xét xử tuyên phạt Lý Đình Hùng (SN
1999), trú tại xóm Nam, thơn Song Khê 2, xã Sơng Khê (TP Bắc Giang) hai năm tù
cho hưởng án treo về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tại phiên tịa Hùng khai
nhận đã mua của một người khơng quen biết 2,413 gam ma túy cần sa với giá 200
ngàn đồng, khi đang giao dịch bán số ma túy này với giá 250 ngàn đồng thì bị phát
hiện và bắt giữ.
10



* TAND huyện Yên Dũng vừa xét xử vụ án Phạm Văn Đồn (SN 1995), trú
tại thơn Đơng Thắng, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) cùng đồng bọn phạm tội “Tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy”. Bản thân Đoàn là học sinh cấp 3
cũng là đối tượng nghiện. Do cần ma túy để sử dụng và có tiền tiêu vặt, Đoàn đã
chủ mưu bàn với 7 đối tượng nghiện khác cùng trang lứa, trong đó có 2 đối tượng
cùng là bạn học, góp tiền để thực hiện hành vi mua bán ma túy. Sau 5 ngày liên
tiếp thực hiện hành vi, Đoàn cùng đồng bọn bị bắt giữ.
* Nguyễn Quang Hợp (SN 1993), sinh viên ưu tú của trường Đại học Nông
lâm tỉnh Bắc Giang, trú tại thơn Dĩnh Cầu, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) có nhiều
nghĩa cử cao đẹp. Hợp đã dùng số tiền thưởng vì có thành tích tốt trong học tập để
ủng hộ đồng bào bão lụt, bản thân nhiều lần tình nguyện hiến máu nhân đạo, được
các cơ quan báo chí tuyên dương. Mẹ của Hợp là nhà giáo ưu tú, được Chính phủ
tặng Bằng khen vì nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Hàng tháng Hợp đều
nhận được tiền trợ cấp của gia đình để lo việc học tập, nhưng trước cám dỗ dễ
kiếm tiền nên từ một sinh viên tiêu biểu, Hợp lọt vào đường dây mua bán “cái chết
trắng”.
Theo lời khai của Hợp, bản thân có quen biết với đối tượng tên là Quý, Quý và
Hợp thống nhất là nếu bán được mỗi gói ma túy đá giá 500 ngàn đồng thì Quý sẽ
cho bị cáo 100 ngàn đồng. Ngay sau đó, đối tượng tên Quý có giao cho Hợp 2,9
gam ma túy đá (Methamphetamine) và một cân tiểu ly. Khi Hợp đang bán mua túy
tại phòng trọ của mình thuộc địa phận xã Bích Sơn (Việt n) thì bị lực lượng
Công an bắt quả tang
* Ngày 7/9/2020 Công an Thành phố Vinh bắt 5 đối tượng trú quán tại
Thanh Chương, thu giữ 13 bánh Heroine, 10,1 kg ma túy đá, 10 221 viên ma túy
tổng hợp, 2 ô tô, 120 triệu đồng
* Chuyên án 234L bắt 5 đối tượng thu giữ 120 bánh Heroine
* Chuyên án 319MT bắt 3 đối tượng thu giữ 700 kg ma túy đá
- Một số vụ án ma túy đầu năm 2021:
* Ngày 29/1/2021 công an huyện Yên Thành bắt đối tượng Nguyễn Văn

Tuấn quê huyện Quỳ Hợp, thu giữ 1 kg ma túy đá, 97 triệu đồng, 3 điện thoại.
* Ngày 3/2/2021 Công an huyện Diễn Châu bắt 3 đối tượng Lữ Thị Thúy
(1990), Phan Thị Hiền (1985), Nguyễn Thị Minh (1992), thu giữ 7000 viên ma túy
tổng hợp, 50 gói ma túy dạng đá, 0,39 kg Heroine, 150 triệu đồng, 5 điện thoại.
* Ngày 4/2/2021 Công an huyện Quế Phong bắt 2 đối tượng, Hà Văn Hoàng
(2000), Vi Quang Trung (1999), thu 2 800 viên hồng phiến.
* Ngày 7/2/2021 Bộ đội biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn bắt đối tượng Tù Lỳ
Vừ (2000), thu 8 bánh Heroine.

11


* Ngày 16/2/2021 công an huyện Diễn Châu bắt Bùi Văn Trí (sinh năm
1994) tại Viên Thành, Yên Thành thu 20 000 viên ma túy tổng hợp.
* Ngày 21/2/2021 cơ quan chức năng bắt đối tượng Bùi Tiến Vân (1983)
quê Mỹ Sơn, Đô Lương tại cửa khẩu Thanh Thủy, Thanh Chương, thu 6 kg ma túy
đá.
- Theo Ơng Ngơ Quang Dũng, Chánh tịa Hình sự (TAND tỉnh Bắc Giang)
cho biết: "Đối tượng phạm tội về ma túy đưa ra xét xử có xu hướng ngày càng trẻ
hóa. Vài năm trở lại đây, trung bình hàng năm có khoảng 30% số bị cáo mà Tòa án
hai cấp trong tỉnh phải giải quyết phạm tội về ma túy dưới 25 tuổi, trong đó có cả
lứa tuổi chưa thành niên là học sinh, sinh viên. Với độ tuổi dưới 18, sống phụ
thuộc gia đình, khơng có thu nhập thì việc sử dụng ma túy, nghiện ma túy là con
đường ngắn nhất dẫn đến việc phạm tội của lứa tuổi này".

CHỈ TIÊU BẮT GIỮ TỘI PHẠM MA TÚY NĂM 2020
(Từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/12/2020)
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh)
TT


ĐƠN VỊ

CHỈ TIÊU (vụ)

1

Cơng an tỉnh (các phịng nghiệp vụ)

102

2

Bộ đội biên phòng tỉnh

51

3

Cục Hải quan tỉnh

10

4

Thành phố Vinh

272

5


Huyện Tương Dương

86

6

Huyện Kỳ Sơn

76

7

Huyện Quế Phong

71

8

Huyện Diễn Châu

46

9

Huyện Quỳ Châu

36

10


Huyện Thanh Chương

31

11

Huyện Đơ Lương

31

12

Thị xã Hồng Mai

26

13

Huyện n Thành

26

14

Huyện Con Cng

26
12



15

Huyện Quỳ Hợp

26

16

Thị xã Thái Hòa

21

17

Huyện Nghĩa Đàn

21

18

Huyện Nghi Lộc

21

19

Huyện Quỳnh Lưu

21


20

Thị xã Cửa Lò

16

21

Huyện Tân Kỳ

16

Tổng

1080 vụ

Qua thực trạng buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma túy ngày càng
diễn ra phức tạp, đối tượng tham gia ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là các em học sinh
ngày càng nhiều. Vì vậy trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung và bộ mơn
GDQP AN nói riêng cần có những phương pháp giáo dục, tuyên truyền cho các em
hiểu ró tác hại của ma túy một cách hiệu quả nhất. Với phương pháp Sân khấu hóa
nội dung về tác hại của ma túy đang đạt hiệu quả cao hơn tát cả các phương pháp
giáo dục hiện đang áp dụng.
4. Một số hạn chế, nhược điểm của phương pháp truyền thống:
- Qua quá trình quan sát, dự giờ các đồng nghiệp thì bản thân thấy các phương
pháp truyền đạt theo lối truyền thống có một số nhược điểm, hạn chế:
+ Hạn chế về mức độ “nhớ, hiểu” trên lớp. Lý thuyết nằm ở tầng tư duy thấp, tức
là ở mức độ “nhớ, hiểu” do giáo viên truyền thụ. Thời gian 1 tiết học để tiếp thu
kiến thúc mới ngắn, nên các em không thể tư duy mà chỉ “nhớ, hiểu”. nhưng nếu 1
học sinh bị ốm, khơng tập trung…thì lượng kiến thức đó xem như bị hổng

+ Hạn chế về việc vận dụng, phân tích, sáng tạo từ kiến thúc lý thuyết khi về nhà,
ra thực tiễn
+ Hạn chế về việc phát triển các kỹ năng vốn có của học sinh. Dạy học theo
phương pháp truyền thống, quá đề cao người dạy nên học sinh luôn thụ động trong
tiếp thu kiến thức. Tiết học diễn ra đơn điệu, buồn tẻ, thiên về lý luận nên kỹ năng
thực hành, sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn bị hạn chế
III. Phương pháp dạy học bằng Sân khấu hóa nội dung
1. Các bước thực hiện
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 tên gọi ( các em trong nhóm tự chọn
tên cho nhóm mình), cử 1 thành viên làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có trách
nhiệm lập nhóm facebook
13


- Giáo viên giao chủ đề cho các nhóm, yêu cầu cần đạt được của các chủ đề. Mỗi
chủ đề do 2 nhóm thực hiện. Giáo viên đưa ra một số cốt truyện mẫu để các nhóm
tham khảo trước khi viết kịch bản
- Các nhóm trao đổi qua Fb, thống nhất nội dung trọng tâm, viết kịch bản, chọn
nhân vật
- Gửi kịch bản cho giáo viên qua mail, giáo viên chỉnh sửa, duyệt kịch bản đảm
bảo đúng, đủ nội dung đã giao, đúng thời gian quy định và gửi lại nhóm trưởng.
Mỗi tiểu phẩm khơng q 15 phút
- Nhóm trưởng gửi nội dung kịch bản lên nhóm, các nhân vật bắt đầu thục luyện
lời thoại, tự tập diễn và ghi lại cảnh diễn lên nhóm góp ý, chỉnh sửa
- Mỗi tiết học giáo viên chỉ định 2 nhóm trình diễn, 2 nhóm cịn lại quan sát và
nhận xét đánh giá, giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm quan sát 1 hình like và 1 hình
tim. Các nhóm sẽ like hoặc thả tim cho nhóm biểu diễn hay nhất.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, bổ sung và nhận xét tiết học
2. Tính mới, sáng tạo, khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Về tổ chức, thái độ, thời gian

- Việc cho các em tự chọn tên nhóm, nhóm trưởng giúp các em thấy mình
được tơn trọng, tin tưởng, tính dân chủ, thân thiện. Lập nhóm giúp các em hình
thành tính tổ chức, kỷ luật và đồn kết cùng cố gắng.
- Khi các em thảo luận để viết thành kịch bản thì mỗi thành viên đều được
giao nhiệm vụ nên trách nhiệm của mỗi em được nâng cao vì tập thể
- Việc lập nhóm Fb giúp các em chủ động về thời gian khi cần trao đổi. Các
em có thể làm việc một cách khoa học, các nhân vật có thể tự tập vai diễn của
mình ở nhà, quay video gửi lên nhóm góp ý mà khơng gây ảnh hưởng đến thời
gian các môn học khác.
- Các em làm việc, trao đổi tích cực hơn, chủ động hơn, hăng say hơn khi có
những ý mới là có thể trao đổi ngay, tăng tính hứng thú
- Việc cho các nhóm quan sát like hoặc thả tim sẽ tăng tính hấp dẫn, vui vẻ
cho tiết học
2.2. Về kiến thức
- Các em được thảo luận với nhau để có kịch bản hay nhất, phù hợp nhất.
Qua đó tính sáng tạo của các em được thể hiện để tạo ra sản phẩm.
- Để viết kịch bản các em hứng thú tìm hiểu, tìm kiến nhiều kiến thúc liên
quan trên mạng Internet, qua các thầy cơ, thậm chí qua các đồng chí cơng an tại địa
phương. Giúp các em tiếp thu, hiểu rõ nội dung trọng tâm một cách chủ động, nhẹ
nhàng.
14


- Khi luyện tập các em ghi nhớ kịch bản để biểu diễn, từ đó nội dung được
ơn luyện lần 2 một cách tự nhiên. Kể cả những em không biểu diễn cũng ghi nhớ
nội dung qua quan sát bạn tập, nhắc tập.
- Kịch bản biểu diễn, nhân vật mang tính trực quan, tính thực tiễn, gần gũi
nên các em dễ nhớ, đặc biệt là những nhân vật chính từ đó cũng ghi nhớ nội dung
sâu sắc.
- Khi hóa thân vào nhân vật giúp các em sáng tạo trong phong cách thể hiện,

tự tin trong giao tiếp.
- Các em sẽ hiểu được tác hại của ma túy một cách thoải mái, hứng thú qua
nghe, nhìn, đọc. Mỗi tiểu phẩm được lưu lại trên nhóm Fb nên các em có thể xem
lại, ôn lại nội dung bất cứ lúc nào. Các em nghỉ học vẫn có thể tiếp thu kiến thức
sau khi xem lại.
Như vậy qua phương pháp sân khấu hóa có thể thấy được tính ưu việt, tính
mới sáng tạo khoa học và sát thực tiễn. Các em được chủ động sáng tạo, được thể
hiện mình, khả năng giao tiếp được nâng cao việctiếp thu nội dung, kiến thức một
cách nhẹ nhàng và đầy hứng thú. Tiết học diễn ra vui vẻ qua những cách diễn hài
hước, lời thoại độc đáo nhưng hiệu quả. Qua nhóm Fb các em sẽ bố trí thời gian
học tập một cách khoa học nhất, đảm bảo nội dung nhưng không gây ảnh hưởng
đến thời gian học các môn khác. Các tiểu phẩm được lưu lại trên nhóm giúp các
em có thể ơn lại nội dung mỗi lần xem. Qua hình ảnh, cử chỉ, hành động của các
nhân vật trong tiểu phẩm và việc phải tìm kiến nhiều kiến thức liên quan về ma túy
trên mạng Internet giúp các em sẽ nhanh chóng nhận ra những đối tượng nghiện,
hình thức lơi kéo dụ dỗ, tác hại của ma túy và cách phòng tránh hiệu quả nhất.
3. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học
Để đạt được hiệu quả như mong muốn đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư,
chuẩn bị công phu và định hướng tốt cho các em
3.1. Giáo viên cần truyền cảm hứng cho các em học sinh, khơi dậy tính sáng
tạo trong các em đảm bảo rằng các em đều là những học sinh có khả năng tiềm ẩn
3.2. Khi giao nhiệm vụ, nội dung phải cụ thể, phải nêu trọng tâm cần đạt
được trong các tiểu phẩm
3.3. Giáo viên cần định hướng và có các cốt truyện mẫu từ đó các em sẽ
sáng tạo ra các kịch bản cho nhóm mình. Nhanh chóng sửa chữa, thơng qua kịch
bản
3.4. Làm việc, trao đổi với các nhóm trưởng, luôn đôn đốc động viên và giải
quyết các vướng mắc nhanh chóng cho các nhóm qua nhiều cách khác nhau như
gọi điện, nhắn tin, messenger, zalo, mail
3.5. Các nhóm khi luyện tập có thể gửi video về cho giáo viên, giáo viên

nhanh chóng góp ý để các em hồn thiện nhất
15


3.6. Chuẩn bị các mẫu biểu nhận xét các tiểu phẩm cho các nhóm để xem xét
rút kinh nghiệm ngay sau mỗi tiết học tại mỗi lớp
3.7. Để tăng tính hấp dẫn, sơi nổi thì giáo viên nên chuẩn bị các hình like,
tim để các nhóm biểu thị cảm xúc sau mỗi tiểu phẩm
3.8. Thành lập các câu lạc bộ truyên truyền về phòng chống ma túy, biểu
diễn các tiểu phẩm trong các tiết chào cơ đầu tuần
3.9. Tổ chức các hoạt động vẽ tranh, khẩu hiệu tuyên truyền về tác hại của
ma túy: “ Tuổi trẻ hành động vì cộng đồng khơng ma túy”; “Chung tay nói
khơng với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng”; “ Tương lai và ma túy không
cùng tồn tại”; “Đừng để ma túy lãng phí tuổi thanh xuân”; “ Sống tuổi trẻ,
nghĩ tương lai, nói khơng với ma túy”; “ Ma túy đá, phá cuộc đời”
4. Một số cốt truyện mẫu
4.1. Cốt truyện 1
Nguyễn Văn A là một học sinh ngoan nhưng gia đình rất nghèo. Bố mẹ A
phải đi lam lũ kiếm sống để nuôi con. Suốt ngày tất bật từ sáng đến khuya mới về,
khi đi con chưa dậy, khi về con đã ngủ. A lớn lên với cha mẹ mà như trẻ mồ côi.
Nhiều đêm em thức thật khuya để chờ cha mẹ về, khoe với cha mẹ thành tích học
tập của mình. Nhưng do về khuya, lại làm cả ngày vất vả, cha mẹ chỉ ừ à cho xong.
Cứ hứa lần này đến lần khác sẽ nói chuyện với A. Nhưng do cuộc sống tất bật nên
cha mẹ cũng quên. Nhà bên cạnh bạn B thì khi nào cũng được cha mẹ bên cạnh,
quan tâm, săn sóc. A cảm thấy tủi thân, dần dần A bắt đầu chán học, ham chơi, tụ
tập quán Internet. Một ngày nọ, một đám thanh niên đến hỏi chuyện và lân la làm
quen. Chúng biết A đang chán nản nên rủ rê, dụ dỗ A sử dụng ma túy để quên đi sự
đời chán nản. Vì một phút xao lịng A đã dẫn thân vào con đường nghiện ma túy.
Lúc đầu được chúng chu cấp nhưng dần dần A phải tự kiếm tiền để thỏa mãn cơn
nghiện. Trong nhà khơng có gì đáng giá, A nảy ra ý định và đi ăn trộm nhà bên

cạnh. Sau một thời gian, từ một cậu thanh niên khỏe mạnh, A trở nên gầy gò, xanh
xao…. Một ngày nọ A đang chích ma túy thị bị bắt và đưa đi cai nghiện. Cha mẹ A
lúc đó mới hiểu, cuộc sống với con khơng phải chỉ có đưa tiền con là đủ. Quá trình
cai nghiện cậu thấy sự đau khổ khi thiếu thuốc, nhưng được cha mẹ luôn đến động
viên nên A quyết tâm cai nghiện.
4.2. Cốt truyện 2
Nguyễn Văn B là một học sinh con nhà nghèo nhưng chăm ngoan, hiểu thảo
với cha mẹ. Cha B bị bại liệt nằm một chỗ, mẹ phải bươn chải cuộc sống để kiếm
tiền chăm lo gia đình. Hằng ngày B một buổi đi học, một buổi đi phụ hồ kiếm thêm
thu nhập phụ giúp mẹ. mọi việc ở nhà B đều làm giúp mẹ để mẹ đỡ mệt. Cuộc
sống đang diễn ra êm đềm, tuy nghèo nhưng gia đình ln ấp áp yêu thương của
mẹ dành cho B. Rội một hôm khi B đang học trên lớp, thầy giáo chủ nhiệm bước
vào và thông bào cho B một tin như sét đánh. Mẹ B khi đang chở xe ve chai quá
16


cồng kềnh nên không quan sát đường bị một xe tải trong hẻm đâm tình hình rất
nghiêm trọng. B vội vàng xin phép thầy giáo nhanh chóng đạp chiếc xe đạp cũ về
nhà. Về tới nhà thấy cha nằm một chỗ rưng rưng nước mắt khơng nói được gì chỉ
tay ra ngoài. B hiểu ý cha vội vàng đạp xe ra bệnh viện huyện, tới nơi B thì mẹ
đang được các bác sĩ cấp cứu. Nhìn thấy tấm thân gầy gộc, xanh xao của mẹ mà B
như bị xé nát con tim. B tự trách mình, vì muốn được đi học mà để mẹ ra nơng nỗi
này. B tìm mọi lí do để cố kết tội mình. Bác sĩ đến và gặp B, bác sĩ bảo tình hình
của mệ rất xấu, hiện bị tụ máu não cần phải phẫu thuật. Nhưng số tiền khá lớn nên
nói B chuẩn bị tinh thần. Vì thương mẹ nên B nói sẽ về chuẩn bị số tiền đó, bảo
bác sĩ mổ ngay để cứu mẹ. Nhưng B biết tìm đâu ra số tiền đó bây giờ, trong nhà
thì cũng khơng có gì đáng giá để bán. Đang ngồi ủ rũ, lo lắng bên gọc đường thì
một anh trong xóm lại gần. Hồng Mèo cịn trẻ nhưng khơng biết làm nghề gì mà
chưa đầy 1 thàng mà đã giàu có, tiền cho vay khắp xóm. Đang chết đuối như vớ
được cọc. B liền hỏi vay Hồng. Hồng khơng cho vay vì biết nhà B có gì đâu mà

trả. Để có tiền chữa trị cho mẹ nên B năn nỉ, cầu xin và hứa sẽ làm mọi việc khi
Hoàng yêu cầu. Thế là Hoàng cho B vay, có được tiền, B vội chạy ngay đến bệnh
viện để kịp trả tiền cho bệnh viện. Vài hôm sau, Hoàng gặp B và bảo B cầm một
túi xách đưa sang xóm bên sẽ có người đón nhận. B khơng quan tâm trong đó chứa
vật gì liền cầm đưa đi. Mỗi lần như vậy Hoàng trừ nợ cho B 2 triệu, thấy việc trả
nợ có vẻ dễ dàng nên B càng tích cực. Dần dần B thân thiết với Hồng hơn, cùng
nhau đi chơi, tụ tập…B dần chán học và theo Hồng đi làm ăn, việc nhẹ lương cao.
Điều gì đến cũng đã đến, B bị Hoàng lừa và trở thành con nghiện. Từ một người
con hiếu thảo, hiền lành, B trở nên hay nổi nóng, thức khuya dậy muộn. Ngày bỏ
học nhiều hơn, lên lớp thì ngủ, khơng thì cũng xin ra ngồi ngồi góc gần nhà vệ
sinh
Thấy có biểu hiện lạ nên các bạn trong lớp báo cho giáo viên chủ nhiệm, nhà
trường làm việc và cuối cùng khun giải thì B nói mình đang sử dụng ma túy. B
bị cho thôi học và báo về địa phương. Mẹ B biết chuyện tưởng chừng như gục gã.
Nhưng vì tình thương con nên bà lại cố gắng, bà khuyên nhủ B và đưa B đi cai
nghiện. Lòng thương mẹ trong B trỗi dậy, B hối hận xin lỗi mẹ và hứa sẽ cai
nghiện để làm lại cuộc đời. Còn về phần Hồng thị bị cơng an bắt khi đang vận
chuyển 30 bánh Heroine. Hồng bị tịa tun án tử hình. Cái kết cho kẻ gieo rắc cái
chết trắng
4.3. Cốt truyện 3
Nguyễn Văn C, con gia đình giàu có nhất vùng. C được cha mẹ chiều
chuộng thích gì được nấy. vì được chiều chuộng và gia đình giàu có nên C sống
không sợ trời, không sợ đất. mọi việc sai trái của C đều có cha mẹ giải quyết. Cuộc
sống với C chỉ cần có tiền cịn cha mẹ khơng cần quan tâm. C chơi bời trác táng, tụ
tập quậy phá, nhậu nhẹt, thường xuyên bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm nhiều lần gọi
điện báo phụ huynh nhưng cha mẹ C khơng tin con mình sẽ hư hỏng, thậm chí
nhiều lúc phụ huynh cịn bảo cơ vu oan cho con mình. Nhà trường yêu cầu gặp phụ
17



huynh thì lại bảo bận, th bác hàng xóm đi hộ. Biết nhà C giàu có, các đối tượng
nghiện lân la làm quen rồi tung hô C là đại ca. C càng thấy mình quan trọng, sẵn
sàng vung tiền cho lũ đàn em để thể hiện đẳng cấp của mình. Bọn nghiện một mặt
thì tung hơ nhưng mặt khác lại khiêu khích bản lĩnh đàn ơng của C. Là đại ca, đầu
đội trời, chân đạp đất, mà khơng biết khói thuốc là gì thế thì cịn gì ý nghĩa. Với
bản lĩnh của đại ca thì chỉ hút cho oai thơi chứ sao mà nghiện như bạn chúng được.
Để thể hiện oai phong, thể hiện bản lĩnh và cũng tò mò tại sao bọn này lại đam mê
khói thuốc như vậy. C bắt đầu sử dụng ma túy, mỗi lần tụ tập C lại được bọn đàn
em phục vụ chu đáo. Thấy thật là sảng khoái, bay bổng, cuộc sống thất là vi diệu.
C đã bị nghiện lúc nào không hay. Lúc này bọn đàn em trở mặt, muốn dùng thuốc
phải có tiền. C ngày càng xin tiền cha mẹ thường xuyên hơn, ngày càng nhiểu hơn.
Vì tiêu tiên quá mức nên cha mẹ C không chu cấp đủ, C bắt đầu trộm các vật dụng
trong gia đình đi bán. Mọi việc vỡ lở khi C bị công an bắt khi đang trong cơn ngáo
đá. Tin đến gia đình C, cha mẹ C lúc này mới ngỡ ngàng khi chằng quý tử của
mình đang nhún nhảy dù đang bị cịng tay. Mọi sự sụp đổ trước mặt cha mẹ C.
Mâu thuẫn gia đình nảy sinh. Cha mẹ đổ lỗi cho nhau khi không quan tâm đến con,
cuối cùng cha mẹ li hơn. Cịn C có một kết cục buồn cho một đời trai trẻ lầm lỡ
5. Một số kịch bản
5.1. Kịch bản 1: Ai có thể bản lĩnh
Diễn viên: Tâm (Chị Tình); Tình (TN bị nghiện); Trinh (BT đồn xã);
Thuận (Bán báo); Lợi (Công an)
I. Cảnh 1(trước cổng ủy ban xã)Trinh cầm tài liệu tuyên truyền về ma túy đi
qua đi lại, lẩm nhẩm đọc, thi thoảng ngước nhìn ra xa như đang chờ đợi ai đó, lúc
này nghe tiếng Thuận đang rao bán báo
Thuận:ay zô, ây zô…báo đây…báo đây. Tin tức nóng hổi vừa thổi vừa xem
đây.
Trinh: ây za, ây za. Con cào cào nào mà ồn ào quá đi
Thuận: tin hot tin nóng. Có con cá rơ bật nhảy lên bờ gây ra tai nạn chết gần
vạn sinh linh đây. Mua đi mua đi. Con chim cánh cụt bay từ Bê la rụt sang tắm
nắng Đơ Lươnghít gió Lào Thanh Chương

Trinh:Rồi. Con này chắc mới từ Nghi Phú về
Thấy Trinh, Thuận chạy tới mời mua báo
Thuận: Sư huynh ah. Có thể xót thương giúp mua cho người đẹp tờ báo
được khơng zậy. Có 5000 thơi mà, sư huynh. Sư huynh có thể trên thơng trời văn,
dưới tường đất lí đó mà.
Trinh: Ây za…Người nói ngơ ngơ cái gì zậy. Không thấy ta đây đang bận
hả. Thật là điếc cái lỗ nhĩ quá đi
18


Thuận: Thiện tai thiện tai, thanh niên giờ sao thấy gái đẹp lại vơ tình như
zậy chứ hả
Trinhvẫn cầm tập tài liệu lẩm nhẩm đọc
Thuận: Tin nóng đây. Tìm trẻ lạc: có một bé trai chừng tầm 25 tuổi lẻ, cao
một mét bẻ đơi. Đầu thì bơ phờ mặt thì ngu ngơ như 1 thằng khờ. Khi đi mặc áo
xanh quả chanh, quần chôm chôm dày ăn trộm, trên tay cầm theo đống toa thuốc
tâm thần, mặt thì đần đần miện thì lẩm bẩm. mau mua xem pà con ơi…
Trinh: ây za đứa trẻ nào mà tội nghiệp quá zậy
Thuận:cười khúc khích
Trinh:Ê..con nhỏ này mày nói tao đó hả….(rồi nhìn đồng hồ). Sao hẹn 7
rưỡi mà chưa thấy tới zậy. mần ăn chi sống nhăn ri khơng biết nữa
Thuận:(Nghó nghiêng)ủa anh đẹp trai đi tình nguyện à
Trinh: ủa, sao nhóc con biết
Thuận:(bỉu mơi) Nhóc nựa chơ, em đây 18+ rồi đó. Anh cho em đi theo làm
tình nguyện với. Em đây tình nguyện theo anh…. Mà tình nguyện chi rứa anh hai
Trinh: ôi thôi, làm em nổi hết da gà rồi chị ơi. Đi tuyên truyền về phòng
chống ma túy chị ạ.
Thuận: hả…ma túy hả…em kể cho anh nghe chuyện mới tinh mơ nè, ngay
và luôn
Trinh: Định chuyển nghề hả em gái. Không lo bán báo lại đi buôn dưa (lại

xem đồng hồ khơng để ý đên Thuận nói gì thì nói)
Thuận: khi nạy em đi qua đoạn nghịa địa. Chộ anh Lợi công an đang rượt
theo hai cao thủ võ lâm, họ chạy màđạn cụng phị ngửi khói nà. Nội công quả là
thâm hậu. Em tới nơi chỉ thấy mấy ống kim tiêm với cái bật lửa. Chắc bọn nghiện
mới chích xong. Em bớp được cấy bật mới teo ln
Trinh: (nghe từ nghiện thì giật bắn người) khi mơ, nghiện cấy chi?
Thuận: Thì nghiện ma túy đó. Anh hỏi anh Lợi công an ấy
Trinh: ừ cảm ơn em. Anh đi đây
Thuận:(Ơm tập báo , bỉu mơi)Ây za …Kẻ nậy là hay cảm ơn sng lắm ấy

Trinh(hiểu ý, móc tờ 10000) Bán cho anh một tờ. (đang chờ tiền thối thì có
điện thoại của Tâm gọi đến)
Trinh: Tâm hả, sao lâu vậy. mình có tin mới nè
Tâm: cháy nhà rồi (rồi tắt máy)
Trinh: A lô a lô…Chạy một mạch tới nhà Tâm
19


Thuận: anh….anh đẹp trai ơi báo với tiền thừa nè (chạy theo)
Cảnh 2: Tại nhà Tâm
Tình ngồi xồi dưới đất, mặt bơ phờ, áo quần xộc xệch, vừa gãi vừa ngáp
như đang trên mây. Chú Lợi đang ngồi uống nước. Tâm đang khóc
Trinh:(vừa thở vừa nói). Cháy… cháy hết chưa. Có…có ai bị sao khơng
Tâm:(nói và lau nước mắt)Ngun cả. Trinh vào đi
Trinh:(Vào thấy chú Lợi)Cháu chào chú. Nghe Tâm bảo cháy nhà con
hoảng hồn chạy đứt hơi ln. Có chuyện chi rứa biết
Chú Lợi:(chỉ tay về phía Tình)Đó…Một đống đang thăng thiên đó
Trinh: quay sang nhìn Tâm vẻ nghi nghờ, Tâm gật đầu
Trinh đứng dậy đi lại chỗ Tình, lúc này Tình đang trong cơn nghiện, miệng
ngáp tay sờ soạng khắp người, mặt bất thần. Thấy Trinh thì ơm ngay chân van xin

Tình: anh cho em xin tí, em sắp chịu không nổi rồi, em chết mất thôi
Tâm:(Lại gần tất một tát mạnh) Xin nè…đủ chưa, tỉnh chưa. Tại sao em lại
làm vậy, em được cho đi học đàng hồng mà sao lại thành ra như thế hả Tình. Em
có biết cha mẹ vì em vì gia đình này mà phải tha hương cầu thực khơng hả. Nhìn
hình ảnh mẹ gầy rộc đi mà em lại nỡ làm cái việc táng tận lương tâm vậy hả
em.Em muốn cha mẹ chết, em mới vừa lịng phải khơng hả?
Trinh: từ trước giờ em ln là người con ngoan, trị giỏi mà Tình. Cả xóm
này đi mơ ai cụng nói. Nhìn thằng Tình mà học nà. Cha mẹ em đi đâu cũng tự hào
về em. Sao giừ ra nông nỗi này hả em
Tình: (nắm lấy tay chị Tâm) em biết em sai rồi. Chỉ vì tị mị, vì sĩ diện vì
thể hiện bản lĩnh đàn ông mà em đã không vượt qua cám dỗ. giờ trở thành con
nghiện, con ma trong người xúi dục em, lâu nay mất trộm trong xóm là do em .
Tâm: Ai cũng có lần lầm lỡ em ạ. Nhưng niết sửa đổi thì mọi người sẽ tha
thứ bỏ qua cho em, giời em phải quyết tâm cai nghiện thôi em ạ.
Trinh: Cơ hội luôn dành cho những ai biết tơn trọng nó mà vượt lên chính
mình. Em hãy cố gắng lên, anh tin em sẽ làm được
Tình: Em sẽ quyết tâm đề cai nghiện để không phụ lòng tin của anh chị. Sau này
về em sẽ cùng anh chị đi tuyên truyền về tác hại của ma túy
Thơng điệp:Qua tiểu phẩm chúng em muốn nói rằng: xã hội ln có nhiều
điều tốt đẹp nhưng cũng có những hiểm họa khôn lường. ranh giới giữa tốt và xấu
thật mong manh. Đừng vì thể hiện bản lĩnh mà bị các đối tượng nghiện ma túy lợi
dụng dụ dỗ. khi thành con nghiện con người mất đi tự trọng, xóm làng mất cảnh
bình yên, gia đình mất những người con ngoan hiền, hiếu thuận
5.2 Kịch bản 2: Lầm lỡ
20


Lời dẫn: Tuấn sinh ra trong gia đình nơng dân nghèo. Cha thì bị bệnh nặng, mẹ
Tuấn hiền lành, chịu thương chịu khó, thương chơng u con. Tuy khó khăn nhưng
bà vẫn cố gắng làm thuê làm mướn cũng tạm đủ trang trải cuộc sống. Tuấn là một

học sinh ngoan hiền, thành tích học tập ln ở tốp đầu. Rồi một ngày
Trong lớp 10A2, Tuấn đang chăm chú nghe giảng
Thầy Quyết ( phó hiệu trưởng bước vào). Xin phép thầy Tiến cho tơi gặp em
Tuấn có việc
Thầy Tiến:Tuấn. em ra ngồi có thầy hiệu phó gặp
Các bạn trong lớp: Chết. hấn mần chi mà bị gọi ra rứa tề, hay khi nại ra
chơi mần chi hình
Tuấn: dạ (Bước ra khỏi lớp)Em chào thầy ạ. Dạ thầy gặp em có việc gì
khơng ạ.
Thầy Quyết:Em lấy sách vở về ngay, mẹ em gọi điện báo cha en tự nhiên bị
ngã hiện đang đưa đi bệnh viện
Tuấn:(Giật mình, hoảng hốt)Chết rồi. Cha dạo ni hay kêu chóng mặt.(Tuấn
chạy vào lớp). Dạ thưa thầy em có việc gấp cho em về trước ạ
Thầy Tiến: ừ, em làm về xem gia đình có chuyện gì không. Nhớ đi cẩn thận
nghe.
Tuấn: dạ, em chào hai thầy
Lời dẫn: Tuấn lấy xe đạp một mạch tới bệnh viện huyện. Đến nơi thấy mẹ
đang ngồi gục đầu bên ngoài phòng cấp cứu
Tuấn: Mẹ, mẹ, cha bị chi rứa mẹ, cha năng rồi mẹ.
Bà Nhung: Con, con về đó rồi à. Cha mi tự nhiên đang đi ra sân dạo tí thì
bổ nà. Các bác sỹ đang cấp cứa trong nà
Tuấn chạy lại định vào phịng nhưng cơ y tá ngăn lại.
Cơ y tá: Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, người nhà ở ngoài
tránh gây xúc động và cản trở bác sỹ cấp cứu.
1 tiếng sau
Cô y tá: Cho tôi gặp người nhà bệnh nhân.
Bà Nhung: dạ tơi đây. Ơng nhà tui ra răng rồi cơ. Trăm sự nhờ cơ
Cơ y tá: Tình hình dừ tạm thời ổn định. Nhưng theo bác sỹ nói thì nên đưa
bệnh nhân đi tuyến trên để kiểm tra kỹ và có phác đồ điều trị tốt hơn. Ở đây còn
thiếu nhiều trang thiết bị nên…

Bà Nhung: Dạ(ngồi bệt xuống như muốn gục ngã. Bà móc trong túi ra chỉ
cịn mấy trăm nghìn. Nói thầm Dừ biết mần răng đây ni nà.)
21


Tuấn:(đi mua nước sơi về)Mẹ. họ nói cha năng mẹ. cha bị chi mà bổ rứa
mẹ.
Bà Nhung: Họ nói đưa cha mi lên tuyến trên để kiểm tra mới biết chừ ở
dưới ni nỏ đủ máy móc nà.
Tuấn: Rứa để con chạy về ôm bộ áo quần rồi đưa cha đi nà.
Bà Nhung: Nhưng mẹ lưa cị mấy trăm nghìn mần năng đây con.
Tuấn:(Đứng ngẩn người ra một lúc)Mẹ để con đi vay chị Tú gần trường con
mẹ nà.
Bà Nhung:Quen biết chi mà họ có cho vay
Tuấn:Có chứ mẹ, chị ấy cho các bạn trong trường con vay suốt nà. Chị ấy
tốt lắm. (Thế là Tuấn đạp xe chạy một mạch tới tiệm cầm đồ Ngọc Tú)
Tuấn: Chị Tú ơi. Chị Tú
Tú: Ồi Tuấn đẹp trai. Nhớ chị à
Tuấn: Dạ, Chị cho em vay 5 triệu được không ạ. Em phải đưa cha em đi
viện
Tú: Ai chư Tuấn là chị OK liền. (Tú đưa tiền cho Tuấn, tay quàng qua vai
Tuấn)Em, có chi cứ đến chị nhé, chi lo cho đừng ngại.
Tuấn:Dạ, cảm ơn chị, em đi đã
Lời dẫn: Tuấn cầm tiền đi đến bệnh viện,không kịp về lấy quần áo, rồi cùng
mẹ đưa cha chuyển viện. Trên đường chuyển viện, cha Tuấn lại lên cơn đau dữ
dội. Vừa tới bệnh viện tỉnh cha Tuấn được đưa ngay tới phòng cấp cứu.
Một lát sau
Bác sỹ: có phải bà là người nhà bệnh nhân không.
Bà Nhung: Dạ
Bác sỹ: Hiện bệnh nhân đang rất nguy kịch, cần phải phẫu thuật ngay nếu

không sẽ không kịp. Bà ra làm thủ tục ngay nhé
Bà Nhung ra làm thủ tục
Y tá:dạ phẫu thuật cho bác trai hết 70 triệu.
Bà Nhung:(đứng sững người)7…7....70 triệu ạ
Thấy mẹ đứng sững người Tuấn lại hỏi:Dạ hết mấy đó chị.
Y tá: Bảy mươi triệu tiền phẫu thuật em ạ. Chưa kể các chi phí khác.
Tuấn liền nghĩ đến lời chị Tú nói hồi sáng. Khơng suy nghĩ nhiều Tuấn lại
chỗ mẹ
Tuấn: Mẹ, mẹ ở lại với cha, con về vay tiền mần phậu thuật cho cha nà
22


Bà Nhung: Vay mô ra hả con
Tuấn: Mẹ cứ yên tâm nà. (Tuấn ra bắt xe về nhà Tú)
Lúc này Tú đang ngồi bàn chuyện với mấy thanh niên xăm trổ, mặt hùng hổ.
Thấy Tuấn Tú ra hiệu bọn thanh niên giải tán
Tú: Ôi Tuấn đẹp trai của Tú về rồi à, cha năng rồi em
Tuấn: Dạ cảm ơn chị. Cha em đang nguy kịch, cần phẫu thuật ngay ạ.
Nhưng…
Tú(nhanh nhảu, hiểu ý): thiếu tiền hả em trai, em dừ cần mấy chị đưa cho
em
Tuấn:Nhưng…Nhiều ri không biết khi mô em trả được ạ
Tú:Em cứ hay lo. Em cầm 100 triệu đây. Có chi theo chị mần ăn mấy bữa là
ổn em nà.(Nghe vậy Tuấn không ngần ngại cầm tiền)
Lời dẫn: Một tuần sau, Tuấn đến quán Ngọc Tú,
Tú: (gặp Tuấn Tú nói ngay) Định khi nào trả tiền cho chị đó em trai
Tuấn: dạ, dạ dừ em chưa biết kiếm mô ra chị nà
Tú: Một là chị kêu mấy thằng em đến nhà, hai là…(Đặt tay qua vai Tuấn)
Tuấn: Em xin chị, cha em đang yếu, chị mần rứa khác chi là giết cha em ạ
Tú: Thơi, đó là chị nói rứa. Ai lại nỡ… nể tình em đẹp trai, làm việc chị.

Chuyển mấy túi hàng họ đặt trên mạng cho khách là ok. Nhẹ nhàng như cô nàng
Tuấn: Dạ, dừ chị bảo chi em cụng nghe ạ
Tú: (Đẩy nhẹ Tuấn, mắt đong đưa) ôi…ngoan quá đi cơ
Lời dẫn và cảnh Tuân đi giao hàng: Từ đó Tuấn ngoan ngỗn sip đồ, nhưng
Tuấn khơng biết trong đó là gì. Mỗi lần xong việc Tuấn đều được chị thưởng, dần
dần Tuấn quen với cuộc sống nhàn hạ và cũng thân thiết hơn với Tú, dù biết Tú
nhiều hơn Tuấn 30 tuổi.Cuộc sống vui vẻ bên chị gái, thỉnh thoảng đi sip hàng,
đêm đêm bên chị Tú say sưa trong tiệc nhậu dần dần Tuấn bị nghiện ma túy mà
không hay biết
Tại nhà Tuấn
Vừa về đến nhà Tuần lên dường nằm ngủ, khơng chào hỏi cha mẹ. Thấy lâu
nay con có biểu hiện lạ, đi thì thâu đêm, bà Nhung lại gần hỏi con
Bà Nhung: Tuấn dạo ni con hay đi về khuya, lại ngủ suất ngày, về cụng
không hỏi chi ai, cụng nỏ thèm tắm, cơm không thèm ăn là năng. Hay con bị ốm.
(Bà lấy tay định sờ lên trán con)
Tuấn: (gạt mạnh tay bà Nhung)Bà để tui yên, phiền quá đi, liên quan chi
đến bà. Rồi Tuấn lăn ra ngủ đến chập tối thì Tú đến gọi đi chơi. Thấy vậy bà
23


Nhung đi theo sau. Thấy Tuấn ôm vai cô gái hơn mình nhiều tuổi và đang chích
thuốc
Bà Nhung:(chạy lại hất tay Tuấn ra và tát cô gái)Tránh xa con tau ra, đồ hư
hỏng. tra rồi mà cịn…….
Tuấn:(Vừa chích thuốc xong đang phê thuốc, Tuấn vội đẩy bà Nhung ra)Bà
làm gì vậy. Bà là ai mà tát cô ấy. (Rồi dắt cơ gái đi để lại bà Nhung một mình trong
đau xót, bà gục ngã xuống trong thất vọng)
Lời dẫn cùng hình ảnh: Một ngày kia, Tú bị bắt khi đang bán thuốc cho một
số học sinh. Tuấn bỏ trốn. Cuộc sống bụi bờ, không nhà cựa, thiếu thuốc Tuấn như
điên, dại khơng cón sức sống. Tuấn bắt đầu đi trộm cắp. Một hôm đang định cướp

túi xách của một cô gái thì bị cơng an bắt. Tuấn được đưa đi cai nghiện
Tại nhà Tuấn, bà Nhung ngày ngày ngồi cựa ngóng trơng Tuấn, nhìn bà như
người mất hồn, thật đáng thương. Khơng biết rồi bà có đợi được đứa con lầm lỡ
trở về hay không.Một cảnh tượng thật bi thương bao trùm, cũng chỉ vì giây phút
bồng bột của tuổi trẻ.
5.3. Kịch bản 3: Tương lai và ma túy không cùng tồn tại
Trên đường đi học về, Kim hỏi Chi
Kim: Tình hình cha mẹ bay hay cại chắc nựa khơng
Chi: Chán i được. Hở tí là cại chắc. Như kiểu chưa câu được cá mà địi nấu
món chi nà. Khi trưa ngồi ăn cơm, mẹ tau ước có méng dồi chó thì ngon. Rứa là
cha tau chửi mẹ tau ngu. Năng không ước cả địa. ước méng mà ăn chắc.
Kim: haha…haha. Ngộ hết lộ chộ. Sau đó rồi năng.
Chi: thì đó, tự nhiên Nhất dương chỉ với Lăm ba di bộ. Rầm. không biết
trước năng mà ra được tau. Hơ hợi….Chán như con gián bị bán vô lầu xanh.
Kim: Ừ. Nghe cụng chán hình, mà thơi cố gắng đi nà
Chi: cố tau chết lâu rồi, dừ cò taugắng . Mà thơi, Ơi cuộc đời như ngàn
bãi…
Tại bụi cây gần đó, tự nhiên một thanh niên nhảy như lên đồng, hát bài
“Chưa có bao giờ đẹp như hơm nay”
Chi:ồ. Một thanh niên cứng đang tự hứng với điệu lăm ba đa
Kim: Bọn nớ nghiện ma túy phải. Thôi đi nhanh không lắm chuyện
Chi:(nói kiểu như hiểu biết rõ) Ồ. Khơng phải mơ nà. Có lẽ là thuốc cỏ thơi,
khơng sao khơng sao
Kim: Năng mi biết, mà không sao

24


Chi: Chơ chi. Tối mai đi nhởi đám cưới thì mi biết. Thằng mơ ơm loa nhảy
đít cơ hát bơ le rơ là đó. Chộ bựa sau cụng có can chi mô nà. Khỏe như tru

Kim: Thôi kệ, về mồ
Chi: Coi tí đã nà, nhìn phiêu chưa
Kim: mi ở lại với phái phiêu diêu, tau về đây. Về nghỉ tí túi cịn đi học tìm
kiếm tương lai. Hehe…
Chi: Hơ hợi…Học lắm ngu nhiều. Chiều rồi sẽ tối. Lo chi, nhìn tương lai mi
sẽ cầm đầu thiên hạ. Cắt tóc thơi con ạ
Kim: ầy, mi thì thống lĩnh nghìn quân. Đi chăn vịt thuê. Nói rứa chơ tau về
trước đây
Chi: Ừm
Chi đang chăm chú ngắm nhìn anh cuội lên cung trăng thì một thanh niên
đập vai hỏi
Thanh niên: Ê. Chú em mần chi mà như Thiên bồng nguyên soái muốn lên
gặp Hằng Nga rứa
Chi:(Giật mình). Dạ…dạ…em coi cho vui thơi ạ. Mà các anh nhởi thuốc cỏ
à. Nhìn phê hay thật
Thanh niên: Chú mi cụng giỏi hịnh. Cỏ Mỹ đó, Phê như con tê tê luôn.
Quên hết sự đời, lên trời ngắm hồng hơn.
Chi:Rứa hút hấn khơng nghiện à anh.
Thanh niên: Nghiện thì anh ở đây mà nói chuyện với chú được. Chỉ có phê
thơi
Chi: Mà có thật là hút vơ quên hết sự đời không anh
Thanh niên:(làm động tác đưa hai tay và ngửng mặt lên trời).Ơi. Cái cảm
giác thốt li trần tục. Thật là phiêu diêu tự tại như Nguyễn Trại làm thơ
Chi: Thôi em nỏ dám mô, hại chết i được
Thanh niên: Chú mi.. Đúng là…… xanh như nhái, thiếu thần thái đàn ông,
không như siêu anh hùng (vừa nói vừa vỗ vai Chi)
Chi:(vung tay, hất hàm)Hừ. Thanh niên A móc chứ cóc mơ ra. Đưa đây em
thử cho mà coi nà
Thanh niên:Ồ. Xin mời chiến hữu của anh. Đúng là Xmen đích thực
Chi:(Thử hút một hơi) Đạ thật anh ạ, như biết bay ln. Lâng cị lệ

ln(Biểu hiện phê, mất kiểm soát, sung sướng)
Thanh Niên: Chú em ngồi đó nghỉ tí đi. Thăng thiên mà gặp gái đẹp nhớ ới
anh nhé. Thơi. có chi tìm anh chỗ cũ. (Nói xong thì đi vào sau sân khấu)
25


×