Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp đối với bài Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.75 KB, 45 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực tế hiện nay cho thấy học sinh thường có xu hướng xem nhẹ học
những môn xã hội trong đó có môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Học sinh
không say mê, yêu thích môn học này mà chú tâm vào những môn mang xu
hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học .... Chính vì điều đó đòi hỏi người giáo
viên đặc biệt là giáo viên phải tạo được sức hút đối với học sinh trong các giờ
học của mình,để học sinh thấy yêu thích môn học. Để làm điều đó người giáo
viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra những hạn chế trong quá
trình giảng dạy để kịp thời rút kinh nghiệm cho mình.
Hơn nữa, những đổi mới đồng bộ về giáo dục TH và việc xây dựng chương
trình biên soạn lại sách giáo khoa các môn học theo tư tưởng tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp
dạy học. Vì vậy, người thầy phải xác định được vai trò của mình trong phương
pháp mới sẽ là sức hút kì diệu biến giờ học trở nên hứng thú, sâu sắc hơn đối với
học sinh ngày nay.
- Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp giúp học sinh có tư duy tốt hơn,
vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề
gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình
huống khác.
- Nâng cao tinh thần tự hoc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
- Học sinh hứng thú nhiều hơn trong hoạt động học của mình.
- Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

1



- Đấu tranh phòng chống tội nạn của ma túy là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
quân, toàn quân. Trong đó, thanh niên, học sinh đang học tập tại các trường
Trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục, nhà trường cần xác định đúng đắn nhận
thức về công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường có tác dụng không chỉ
ngăn chặn tệ nạn ma túy mà đây chính là công tác giáo dục văn hóa, lối sống,
rèn luyện kỹ năng sống, góp phần giáo dục khả năng tự bảo vệ và xây dựng
phẩm chất, nhân cách của học sinh. Do vậy, công tác phòng, chống ma túy trong
trường học phải luôn được gắn kết chặt chẽ với công tác giáo dục toàn diện học
sinh.
Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình môn học Giáo dục quốc
phòng – an ninh nhiều năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp cần vận
dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp
dạy học theo chủ đề tích hợp đối với bài: Tác hại của ma túy và trách
nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma” làm vấn đề cùng các đồng
nghiệp nghiên cứu, trao đổi .
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong đề tài này, tôi dựa trên các phương pháp dạy học nói chung để
nghiên cứu phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp nói riêng.
a. Thời gian - địa điểm:
*Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu tháng 02/2016.
Hoàn thành tháng 02/2017.
*Địa điểm: Trường THPT Sông Công - Thái Nguyên.
b. Những đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn :
- Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiên cứu
sâu hơn và bổ sung thêm kinh nghiệm về phương pháp dạy hoc.
- Về thực tiễn: Có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng
dạy.


2


3. Mục đích nghiên cứu:
-Nghiên cứu thực nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm lựa chọn cách
dạy học hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiên cứu
về phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp.
- Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học bài “Tác hại
của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy” GDQP –
AN lớp 10
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã áp dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
1. Phương pháp điều tra cơ bản.
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
3. Phương pháp đàm thoại, tham khảo ý kiến đồng nghiệp qua các chuyên
đề, dự giờ thăm lớp.
4. Phương pháp thực nghiệm qua việc giảng dạy trên lớp.

3


PHẦN NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài sáng kiến:
1. Cơ sở lí luận:
Nghị quyết số 02/NQ-HNTW khoá VIII của Đảng đã nêu bật yêu cầu: "Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một

chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học". Luật giáo dục của
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu rõ: "Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tạo tư duy sáng tạo của người học,
bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý thức vươn lên".
Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp đã được thống nhất
theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức
hướng dẫn của giáo viên. Như thế một giáo án kiểu mới không chỉ là bản đề
cương nội dung chi tiết về nội dung kiến thức tâm đắc mà còn là bản thiết kế
việc làm của học sinh.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học
"tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo
hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở
mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục
có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo
đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới,
biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung
kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được
tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học

4


tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là
những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể
hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự
nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát

điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử
và Địa lí, QPAN trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục
Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống…
2. Cơ sở thực tiễn:
Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn
nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên
môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được
sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào
thực tiễn. Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm
hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này
chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá
trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những
kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về
những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay, vai trò của 2 giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là
người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và

5


ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động
hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các
chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến
thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo

viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức
liên môn, tích hợp.
Trở lại với thực tế giảng dạy môn Giáo dục QPAN, nhiều giáo viên chỉ
khai thác các bài học giá trị nội dung còn các giá trị về liên hệ thực tế cuộc sống
thì hạn chế, hoặc bị bỏ qua. Một số còn vận dụng phương pháp giảng dạy mới
một cách máy móc, hoặc chưa được thường xuyên, hoặc trở lại với thói quen
dạy học cũ: thầy nói, trò nghe, ghi chép.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thuận lợi:
Trường THPT Sông Công là một trường lớn của thành phố Sông Công.
Trường có đội ngũ giáo viên đông, yêu nghề, có năng lực chuyên môn và dày
dặn kinh nghiệm. Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh ở đều các
môn. Tổ Vật lí - Thể dục - QPAN của trường có nhiều đồng chí trẻ, khoẻ, yêu
nghề, có năng lực.
Tuy số lượng học sinh đông như vậy nhưng chất lượng giáo dục và học tập
của trường khá cao và có uy tín đối với nhân dân trong thành phố.
Mục tiêu hiện nay của nhà trường là đào tạo toàn diện nhằm giúp học sinh
có chất lượng cao về cả văn hoá và đạo đức.
Hàng năm nhà trường có nhiều học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi cấp
tỉnh và có nhiều em đạt giải cao.

6


Ngoài ra phương tiện dạy học hiện đại hơn: Máy chiếu đã được trang bị ở
các phòng học, chính vì vậy các em có đủ điều kiện để học tập.
2. Khó khăn:
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số
khó khăn sau:
Về phía học sinh:

+ Vẫn còn thói quen thụ động quen nghe chép ghi nhớ những gì giáo viên
nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Đa số học sinh chưa
chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng học vào thực tế cuộc sống, ít biết liên hệ
giữa thực tế cuộc sống . Từ đó dẫn đến việc học sinh ít nắm bắt, quan tâm hoặc
thờ ơ với những vấn đề nóng hổi bức thiết của đời sống xã hội trong và ngoài
nước. Từ thực tiễn trên có thể nói rằng việc tìm ra phương pháp tốt nhất để dạy
là một việc làm cần thiết trong xu thế phát triển ở môn Giáo dục QPAN và trong
nền giáo dục Việt Nam.
Về phía giáo viên:
+ Vốn kiến thức về thực tế cuộc sống của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự
mở rộng.
+ Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như
các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh.
+ Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh
ảnh minh hoạ trong khi đó có một số nội dung nếu học sinh được xem những
đoạn băng ghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều. Nhưng hầu hết giáo viên không
chú ý đến vấn đề này.
+ Giáo viên còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương
pháp nào và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào?
+ Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.

7


- Một số giáo viên chưa có kĩ năng sử dụng giáo án điện tử nên việc mở
rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh rất hạn chế.
- Chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học như tranh ảnh, để
bổ sung cho bài học thêm phong phú.
* Số liệu thống kê 45 em học sinh lớp 10A2 trước khi áp dụng đề tài
sáng kiến kinh nghiệm:

Nội dung
Em có thích phương pháp hoạt động nhóm không?
Em có thích thường xuyên được học theo chủ đề

Thực trạng ban đầu
15/45 = 33%
20/45 = 44%

tích hợp không?
Em có thích học theo phương pháp dự án không?
Phương pháp giảng dạy hiện hành có hợp lý không?

35/45 = 78%
25/45 = 56%

Khi được khảo sát về mức độ yêu thích, hứng thú khi học theo chủ đề tích
hợp ở lớp 10A2, kết quả nhận được là đa số các em còn mơ hồ.Do các nguyên
nhân đã phân tích ở trên. Vì thế cho nên nhận thức của các em vẫn còn rất hạn
chế.
III. Các giải pháp thực hiện
Trước những thực trạng và nguyên nhân trên tôi xin đề xuất một số phương
pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy như sau:
1. Xác định mục tiêu đặc thù của dạy học theo chủ đề tích hợp:
Thực tế cho thấy giảng dạy tích hợp - liên môn đem nhằm kích thích giáo viên
tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau
để có một phông kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng
cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học
hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển
biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Chúng ta cần tích cực dạy học theo hướng tích hợp - liên môn nhằm nâng cao

chất lượng dạy học. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các
môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng

8


vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực
tế của phương pháp dạy học tích hợp - liên môn.
* Chuẩn bị:
Về kiến thức:
Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của môn học mà
còn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng
như thu thập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại
chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm
nhạc...)
Ví dụ: Khi dạy bài “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong
phòng, chống ma túy”, giáo viên còn phải tạo thêm nguồn tư liệu bổ sung cho
bài học trên, các bài báo và tranh ảnh về chất ma túy, tác hại của ma túy. Đồng
thời giao cho học sinh sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung của bài học.
Về phương tiện dạy học:
Các phương tiện dạy học truyền thống như: sách giáo khoa, bảng đen, phấn
trắng chưa thể đáp ứng đựơc hết yêu cầu dạy học. Giáo viên có thể chuẩn bị
thêm các tư liệu khác như: Phim ảnh, tài liệu và nếu được thu thập, thiết kế và
trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ khiến các em hào hứng hơn
trong giờ học.
Có thể nói khi dạy học theo chủ đề tích hợp, giáo viên có nhiều cơ hội hơn
cho đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học
này sẽ khắc phục được thông tin tẻ nhạt, đơn điệu. Từ đó, hiệu quả dạy học bản
sẽ có hiệu quả hơn.
2. Dạy học phù hợp với chủ đề.

Dù có đề cập vấn đề thời sự bức thiết đến đâu, nội dung đưa vào phải phù
hợp. Giáo viên có thể căn cứ vào các nội dung đã học, đang học và sẽ học để
xây dựng nội dung cho phù hợp.

9


3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như:
Qua quá trình dạy học, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác
nhau: đàm thoại, đọc diễn cảm, giảng bình… Trong đó chú trọng nhất phương
pháp dạy học dự án. Giáo viên có thể cho các em hoạt động nhóm, hoạt động cá
nhân, hoạt động cặp đôi… để giờ dạy sôi nổi.
Có rất nhiều cách đưa ra những câu hỏi giúp học sinh liên hệ với thực tế
cuộc sống, có thể đưa ra những tình huống giả định hoặc những câu hỏi chứa
đựng những thông tin nhận thức về thực tế cuộc sống của các em. Có liên hệ với
thực tế có đưa học sinh trở về với vấn đề bức thiết của cuộc sống, khẳng định
vai trò, vị trí của các em trong hiện tại, tương lai mới thể hiện được giá trị của
bài học.
* Khảo nghiệm tính khả thi của phương pháp trên:
Tôi đã áp dụng những phương pháp trên thông qua bài dạy thực nghiệm:
Giờ dạy thực nghiệm được đánh giá như sau:
TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức
a) Môn giáo dục quốc phòng – an ninh
* Bài 7 – lớp 10: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong
phòng, chống ma túy.
- Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện,
dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý

- Biết vận dụng kiến thức đã được trang bị vào hoạt động thực tiễn phòng, chống
ma tuý ở trường học cũng như ở nơi cư trú sinh sống.
- Học sinh có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh, không sử dụng, không tham
gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma tuý; có ý thức phát hiện tố giác
những người sử dụng hoặc buôn bán ma tuý.
- Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma tuý, giúp họ
vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện
có ích cho xã hội.

10


- Lên án, đấu tranh với những ngời có hành vi mua bán, tổ chức, chứa chấp, dụ dỗ,
lôi kéo người khác vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
b) Môn giáo dục công dân
* Bài 2: Thực hiện pháp luật.
- Hiểu biết cơ bản về một số Luật của nước CHXHCN Việt Nam.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc tuyên truyền và thực hiện pháp luật.
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
c) Môn Văn
* Lớp 12: Tiết 16 – Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
HIV/AIDS.
- Con đường dẫn tới nhiễm HIV/AIDS.
- Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống HIV/AIDS
d) Môn sinh học lớp 10: Sự nhân lên cuả vi rút
- Con đường dẫn đến nhiễm virut HIV, sự phát triển của vi rút HIV và hậu quả
của nhiễm vivut HIV.
e) Một số tài liệu liên quan
- Bộ luật hình sự Việt Nam ngày 21/12/1999.

- Luật phòng chống ma túy 9/12/2000.
- Nghị định 82/2013/NĐ-CP danh mục chất ma túy và tiền chất.
- Tài liệu tuyên truyền phòng, chống ma túy.
+ Giúp học sinh hiểu rõ về chất ma túy, tác hại của ma tuyy và luật phòng chống
ma túy.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tìm hiểu, thu thập thông tin tư liệu từ nhiều nguồn, xử lí thông tin
dưới dạng( số liệu, hình ảnh, video clip) để rút ra các kết luận về ma túy, tác hại
của tệ nạn ma túy, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết
học sinh nghiện ma túy.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh, không sử dụng, không tham
gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma tuý; có ý thức phát hiện tố giác
những người sử dụng hoặc buôn bán ma tuý.
- Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma tuý, giúp họ
vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện
có ích cho xã hội.

11


- Lên án, đấu tranh với những ngời có hành vi mua bán, tổ chức, chứa chấp, dụ dỗ,
lôi kéo người khác vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
4. Năng lực cần hướng tới
+ Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực quản lí, năng lực giải quyết các vấn đề.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Năng lực chuyên biệt

- Năng lực tiếp nhận kiến thức về quốc phong an ninh
- Năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn.
III. Đối tượng và phương pháp dạy học
- Chủ đề được áp dụng để dạy chính khóa cho học sinh khối lớp 10.
- Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của bài học, khi dạy bài này cần phải đổi mới
phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy
học hiện đại. Trong học tập nghiên cứu nội dung này cần chú ý sử dụng các
phương pháp nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo, giảm thời lượng lên lớp
lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Nếu điều kiện cho
phép nên tổ chức một buổi thảo luận, tổ chức ngoại khóa: chiếu các Video về ma
túy, nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy và các hoạt động tuyên truyền phòng
chống ma túy, …giúp học sinh cập nhật thêm nhiều thông tin, thời sự bổ ích và
yêu cầu học sinh phải viết bài thu hoạch. Qua đó để nâng cao chất lượng bài
học.
- Căn cứ vào thực tiễn của trường, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án
và đã áp dụng thực hiện đối với học sinh lớp 10A1 – Trường THPT Sông Công.
Tôi chia nhóm học sinh, thảo luận, lựa chọn chủ đề, phân công nhiệm vụ cho
các nhóm chuẩn bị nội dung thực hiện cho bài học ( chuẩn bị nội dung, tư liệu,
hình ảnh, video, kịch…).
+ Nhóm 1(Nhóm Hiểu biết): Hiểu biết cơ bản về ma túy.
+ Nhóm 2(Nhóm Tuyên truyền): Tác hại của tệ nạn ma túy.
+ Nhóm 3(Nhóm Con đường): Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu
hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
+ Nhóm 4(Nhóm Hành động):Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống
ma túy.

12


IV. Ý nghĩa của bài học

1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình
huống khác.
- Nâng cao tinh thần tự hoc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
- Học sinh hứng thú nhiều hơn trong hoạt động học của mình.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
- Đấu tranh phòng chống tội nạn của ma túy là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
quân, toàn quân. Trong đó, thanh niên, học sinh đang học tập tại các trường
Trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục, nhà trường cần xác định đúng đắn nhận
thức về công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường có tác dụng không chỉ
ngăn chặn tệ nạn ma túy mà đây chính là công tác giáo dục văn hóa, lối sống,
rèn luyện kỹ năng sống, góp phần giáo dục khả năng tự bảo vệ và xây dựng
phẩm chất, nhân cách của học sinh. Do vậy, công tác phòng, chống ma túy trong
trường học phải luôn được gắn kết chặt chẽ với công tác giáo dục toàn diện học
sinh.
V. Thiết bị dạy học
- Phiếu học tập, sách giáo khoa các môn học liên quan, tài liệu tham khảo
- Tư liệu hình ảnh, tài liệu phát tay.
- Máy chiếu projecter.
- Máy tính có kết nối Internet….
- Phòng học bộ môn.
- Sử dụng máy chiếu powerpoint để dạy nội dung tích hợp: Việc sử

dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính
trực quan của bài dạy.

13


VI. Thời lượng dự kiến
Chuẩn bị trong thời gian 3 tuần và thực hiện dạy trong 4 tiết. Mỗi tuần
một tiết theo thứ tự phân công các nhóm. (Hoặc giáo có thể tổ chức một buổi
thực hiện chuyên đề cho cả 4 nhóm cùng thực hiện).
VII. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Tài liệu liên quan tới chủ đề bài: “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của
học sinh trong phòng, chống ma túy”
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- Phân công nhiệm vụ của từng thành viên nhóm trong quá trình thực hiện
dự án( Trưởng nhóm, người báo cáo, nhiệm vụ của từng thành viên,…).
- Các tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng có thể thu thập thông
tin liên quan tới bài học.
- Sách giáo khoa Quốc phòng 10, Sinh học 10, Công dân 12, Ngữ Văn 12,
… và các tài liệu liên quan đến Luật phòng chống ma túy.
- Xử lí các thông tin thu thập được, viết báo cáo.
- Chuẩn bị sản phẩm của dự án.
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh cần học tập và vận
dụng những kiến thức liên môn:
Môn học
Nội dung tích hợp
Ghi chú
Tác hại của ma túy và trách nhiệm của

Quốc phòng an ninh 10
học sinh trong phòng, chống ma túy.
Sinh học lớp 10
Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Công dân 12
Bài 12: Thực hiện pháp luật
- Tiết 16: Thông điệp nhân ngày thế giới
Văn 12
phòng chống HIV/AIDS

Các tài liệu

- Bộ luật hình sự Việt Nam ngày
21/12/1999.
- Luật phòng chống ma túy 9/12/2000.
- Nghị định 82/2013/NĐ-CP danh mục
chất ma túy và tiền chất.
- Tài liệu tuyên truyền phòng, chống ma
túy…

14


15


GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ
TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện,
dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
- Biết cách phòng chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng kiến thức đã được trang bị vào hoạt động thực tiễn phòng, chống
ma tuý ở trường học cũng như ở nơi cư trú sinh sống.
- Biết cách tìm hiểu,thu nhập thông tin,tư liệu từ nhiều nguồn, xử lí thông tin
dưới dạng(số liệu,hình ảnh,video clip)để rút ra các kết luậncủa bài học.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh, không sử dụng, không tham
gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma tuý; có ý thức phát hiện tố giác
những người sử dụng hoặc buôn bán ma tuý.
- Biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma tuý, giúp họ
vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện
có ích cho xã hội.
- Lên án, đấu tranh với những ngời có hành vi mua bán, tổ chức, chứa chấp, dụ dỗ,
lôi kéo người khác vào việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
4. Năng lực cần hướng tới
+ Năng lực chung
- Nguồn lực tự học
- Năng lực tự quản lí,nguồn lực tự giải quyết các vấn đề
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận kiến thức về lĩnh vực quốc phòng-an ninh
- Năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP


16


Bổ xung sơ đồ cây nội dung chính trong chủ đề
1. Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án - quyết định chủ đề
Bước 1: Chia nhóm : 4 nhóm
Bước 2: Giáo viên giới thiệu cho cả lớp biết về nội dung thực hiện dự án(thông
qua các phiếu học tập học tập mà giáo viên giao cho từng nhóm, học sinh tìm
hiểu các tài liêu liên quan về ma túy, tác hại của ma túy, nguyên nhân dẫn đến
nghiện ma túy, dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy và trách nhiệm của
học sinh trong phòng chống ma túy)

17


PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Khái niệm về ma túy?
2. Thế nào là chất gâynghiện, chất hướng thần. Ví dụ.
3. Có những cách nào để phân loại chất ma túy ?
4. Kể tên một số loại ma túy thường gặp mà em biết thông qua tài liệu?

PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Ma túy có ảnh hưởng như thế nào với bản thân người sử dụng?
2. Nêu tác hại của ma túy đối với nền kinh tế ?
3. Tác hại của ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội như thế nào?

PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Quá trình dẫn đến nghiện ma túy diễn ra như thế nào ?
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma túy ?

3. Dựa vào những dấu hiệu nào có thể nhận biết học sinh nghi là nghiện ma túy?

PHIẾU HỌC TẬP 4
1. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng, chống ma túy ?
2. Hãy lên kế hoạch, chuẩn bị và tổ chức cho cả lớp thức hiện một buổi tuyên
truyền về tác hại của ma túy đồng thời thực hiện trách nhiệm của học sinh khi
học bài học này( những khẩu hiệu, tờ rơi để phục vụ cho công tác tuyên truyền
về bài học)

18


Bước 3: Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu dự án cụ thể
+ Nhóm 1 (Nhóm Hiểu biết): Hiểu biết cơ bản về ma túy.
+ Nhóm 2(Nhóm Tuyên truyền): Tác hại của tệ nạn ma túy.
+ Nhóm 3 (Nhóm Con đường): Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu
hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.
+ Nhóm 4(Nhóm Hành động): Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống
ma túy.
- Sau khi đã thống nhất được các tiểu chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh lựa
chọn tiểu chủ đề theo sở thích của từng học sinh và yêu cầu các học sinh cùng
sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một nhóm. Lúc này tiểu chủ đề các em
chọn là vấn đề nghiên cứu của cả nhóm, tên của tiểu chủ đề chính là tên dự án
nhỏ. Các nhóm bầu nhóm trưởng để điều hành các bước hoạt động tiếp theo
của cả nhóm.
2. Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
* Lập kế hoạch
- Các em thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án trong một hoặc hai tuần.
Xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến dự án nhằm giải quyết, trả lời
câu hỏi nghiên cứu.

Sau khi xây dựng được kế hoạch nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các
nhiệm vụ cần thực hiện để đặt mục tiêu, đồng thời phân công nhiệm vụ của từng
thành viên trong nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch thực hiện
của nhóm, các nhóm khác và giáo viên bổ xung ý kiến, học sinh chỉnh sửa và
hoàn thiện kế hoạch.
Bước 1: Học sinh lập kế hoạch làm việc.
Công việc
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tìm kiếm thông tin và thu thập tài liệu
X
Phân tích và xử lí thông tin
X
Viết báo cáo
X
Giới thiệu sản phẩm
X
Bước 2: Phân công công việc trong các nhóm
- Nhóm trưởng: Phụ trách chung
- Thư kí:
- Người báo cáo:

19


Công việc
Người phụ trách
Ghi chú

Tìm kiếm và thu thập thông tin
Phân tích và xử lí thông tin
Viết báo cáo
Giới thiệu sản phẩm
3. Hoạt động 3: Thực hiện dự án
Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo nên sản phẩm
- Bước 1: Thu thập thông tin
Theo nhiệm vụ được giao học sinh các nhóm tiến hành thu thập thông tin đảm
bảo mục tiêu của dự án. Các nguồn cung cấp thông tin như sách, báo, tranh
ảnh…Các phương tiện hỗ trợ như máy ảnh, camera…
-Bước 2: Xử lí thông tin
Các thông tin thu thập được cần tiến hành xử lí, có thể xử dụng bảng biểu để xử
lí số liệu, các tranh ảnh cần được chọn lọc, bình luận, các số liệu cần được so
sánh, giải thích.
Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu và giải
quyết vấn đề. Kiểm tra tiến độ thực hiện, hỏi, tham khảo ý kiến của giáo viên
nếu cần.
- Bước 3: Viết báo cáo
4. Hoạt động 4: Giới thiệu sản phẩm
- Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm
cuối cùng. Sản phẩm trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau. Sản phẩm dự án
công bố dưới dạng bài thu hoạch, trình chiếu powerpont, kịch...
- Sản phẩm dự án được trình bày trước lớp
* Trình bày kết quả: Trong thời gian 4 tiết các nhóm phân công các thành viên
báo cáo kết quả dưới nhiều hình thức khác nhau:
Báo cáo gồm:
- Tên dự án
- Lí do nghiên cứu
- Mục tiêu dự án
- Các hoạt động tìm hiểu

- Dữ liệu và bàn luận
- Kết luận
- Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án

20


NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I. Hiểu biết cơ bản về ma túy.
Nhóm Hiếu biết: Đoàn Mai Phương Thảo lên trình bày sản phẩm, giáo viên
theo dõi, tiến hành thảo luận, bổ xung, rút ra kết luận chung.
1. Khái niệm về chất ma túy
Có nhiều quan điểm khác nhau về ma túy.
Theo từ điển tiếng Việt “Ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng
gây trạng thái ngây ngất, đẫn đờ, dùng quen thành nghiện.”
Theo quan điểm của Tổ chức Y thế thế giới (WHO): Ma túy là bất cứ chất nào
khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ
thể.
Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc: Ma túy là những chất có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng làm thay
đổi ý thức và trí tuệ, làm con người lệ thuộc vào nó.
Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 đã xác
định rõ: Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện; nhựa cần sa; cao coca; lá, hoa, quả
cây cần sa; lá cây coca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine,
cocaine; chất ma túy khác ở thể lỏng và rắn.
Chất ma túy khác nêu trong điều luật đó là những chất ma túy không nêu tên cụ
thể nhưng nó được quy định trong Danh mục chất ma túy và tiền chất, ban hành
kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ – CP ngày 1/10/2001 và Nghị định
133/2003/NĐ – CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ, Nghị định 163/2007/NĐ –
CP ngày 12/11/2007.

Dựa theo các quy định trên, Luật Phòng – chống ma túy của nước ta đã đưa ra khái
niệm về chất ma túy như sau:
“Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành”.
“Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối
với người sử dụng”.
“Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”.
2. Phân loại chất ma túy
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại chất ma túy, tuy nhiên có một số cách phân

21


loại cơ bản như sau:
a) Phân loại theo nguồn gốc sản xuất ra chất ma túy
Theo cách phân loại này, người ta dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu dùng
để sản xuất và nguồn gốc của sản phẩm tạo thành các chất ma túy. Trong
phương pháp này, người ta chia ra 3 nhóm chất ma túy:
- Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Là chất ma túy có sẵn trong tự nhiên,
là những ancaloit của một số loài thực vật như cây thuốc phiện, cây coca,
cây cần sa,... Điển hình cho chất ma túy thuộc nhóm này là: nhựa thuốc
phiện, thảo mộc cần sa, tinh dầu cần sa,...
- Chất ma túy bán tổng hợp: Là chất ma túy mà một phần nguyên liệu sản
xuất ra chúng được lấy từ tự nhiên. Từ những nguyên liệu này, người ta
cho phản ứng với các chất hóa học (tiền chất) để tổng hợp ra chất ma túy
mới. Những chất ma túy mới này được gọi là chất ma túy bán tổng hợp,
có độc tính cao hơn, có tác dụng tâm lý mạnh mẽ hơn so với chất ma túy
ban đầu.
Ví dụ: Lấy morphine (là chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên) cho tác dụng

với anhidric axetic (là chất hóa học được điều chế trong phòng thí
nghiệm) sẽ tạo thành heroine là ma túy bán tổng hợp.
- Chất ma túy tổng hợp: Là các chất ma túy mà nguyên liệu dùng để điều
chế và các sản phẩm đều được tổng hợp trong phòng thí nghiệm như
Amphetamine, Metamphetamine,...
b) Phân loại theo đặc điểm cấu trúc hóa học của chất ma túy
Đây là sự phân loại dựa theo đặc điểm cấu trúc hóa học của chất ma túy.
Cách phân loại này ít được sử dụng trong đời sống xã hội, nhưng lại được các
nhà khoa học rất quan tâm, nghiên cứu để chuyển hóa từ chất này thành chất
khác và đặc biệt tìm ra phương pháp giám định chúng hoặc nghiên cứu các
loại thuốc để cai nghiện. Ví dụ: heroine, morphine, codeine, methadone...
c) Phân loại dựa theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng
Theo phương pháp phân loại này, người ta chia chất ma túy làm hai nhóm cơ
bản:
- Nhóm chất ma túy có hiệu lực cao: Là những chất ma túy có độc tính cao,
hoạt tính sinh học mạnh, gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng như
heroine, cocaine, ecstasy,...
- Nhóm chất ma túy có hiệu lực thấp: Là những chất ma túy có độc tính
thấp hơn, mức độ hoạt tính sinh học của chúng cũng thấp, thường là
những chất an thần như: diazepam, clordiazepam,..
d) Phân loại theo pháp luật
Theo đó, ma túy được phân làm hai loại:
- Ma túy hợp pháp: là những loại ma túy thông dụng: bia, rượu, thuốc là (nicotin),

22


cafein, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường.
- Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của nước Việt Nam, những chất ma túy bất
hợp pháp có thể kể đến là thuốc phiện, cần sa, heroine, cocaine, thuốc lắc, các chất

gây nghiện kích thích dạng amphetamins.
3. Các chất ma túy thường gặp
a) Nhóm chất ma túy an thần
* Thuốc phiện: Theo phân loại của phòng thí nghiệm ma túy của Liên Hợp Quốc
thì thuốc phiện có các dạng sau:
- Thuốc phiện sống (còn gọi là thuốc phiện tươi): Là nhựa thuốc phiện đông đặc,
màu đen sẫm, không tan trong nước, được lấy từ vỏ quả thuốc phiện, chưa qua một
quá trình chế biến nào, còn gọi là thuốc phiện thô.
- Thuốc phiện chín (còn gọi là thuốc phiện khô): Là thuốc phiện đã được bào chế từ
thuốc phiện sống, bằng phương pháp sấy khô. Thuốc phiện khô được sử dụng chủ
yếu ở các nước Đông Nam Á để hút và điều chế morphine, heroine.
- Sái thuốc phiện: Là sản phẩm cháy còn lại trong tẩu sau khi thuốc phiện đã được
hút.
- Thuốc phiện Y tế (còn gọi là thuốc phiện bột): Được chiết xuất và sấy khô trong
điều kiện nhiệt độ ổn định, thường có hàm lượng morphine từ 9,5-10,5%.
Hậu quả của việc sử dụng thuốc phiện là tạo ra cảm giác êm dịu, đê mê kéo dài từ 3
đến 6 giờ. Khi đã nghiện thuốc phiện thì suy sụp về sức khỏe, da xám dần, không
muốn ăn, ăn không ngon, tiêu hóa kém, người gầy yếu, hốc hác, sợ nước, sợ rượu,
đi đứng không vững, thân hình tiều tụy. Người nghiện có thể chết do suy tim mạch
hoặc kiệt sức.
* Morphine: Là một ancaloit chính của nhựa thuốc phiện. Trong điều kiện bình
thường, morphine kết tinh dạng bột tinh thể màu trắng, không mùi, có dạng trắng.
Người nghiện sử dụng morphine nhiều lần thì morphine sẽ tích lũy ở các tế bào
sừng như: tóc, móng tay, móng chân. Nếu sử dụng morphine quá liều sẽ dẫn tới bị
ngộ độc.
* Heroine: Bình thường herine tinh khiết tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, nếu lẫn
tạp chất thì có những màu sắc khác nhau, từ màu trắng đến màu xám, không mùi,
có vị đắng.
Heroine có tác dụng giảm đau mạnh, nhưng độc hơn và gây nguy hiểm nhiều hơn
so với morphine. Heroine là một trong những chất ma túy nguy hiểm và phổ biến

nhất hiện nay.

23


b) Nhóm chất ma túy gây kích thích
Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương còn gọi là các chất “doping”. Đây là
những chất độc mạnh thuộc bảng A rất nguy hiểm và khả năng gây nghiện cao. Phổ
biến là các loại ma túy tổng hợp MDMA, estasy.
c) Nhóm chất ma túy gây ảo giác
* Cần sa và các sản phẩm của nó
Cây cần sa có tên khoa học là Cannabis – Sativa L, còn có các tên gọi khác như:
cây gai dầu, cây lanh mèo, cây gai mèo, cây đại ma, cây lanh mán, cây hỏa ma, cây
bồ đà,... Sản phẩm của cây cần sa bao gồm: thảo mộc cần sa, nhựa cần sa, tinh dầu
cần sa, tem lưỡi và ma túy đá,...
Hiện nay, cần sa là một trong những chất ma túy được sử dụng phổ biến. Tác dụng
nguy hiểm nhất của cần sa là gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhận thức và sử
dụng sai lệch. Tùy thuộc vào thần kinh của từng người nghiện mà cần sa có những
tác động gây ảo giác khác nhau.
* Lysergide (LSD)
LSD tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng, là một trong các loại ma túy gây ảo
giác mạnh nhất mà loài người biết đến. LSD là một chất bán tổng hợp, gây ảo giác
rất mạnh và rất nguy hiểm. Chỉ cần dùng 1 liều từ 20 – 50 microgam là đủ gây ra
những hoang tưởng.

24


II. Tác hại của tệ nạn ma túy
Nhóm Tuyên truyền: Bạn Doãn Minh Phương lên báo cáo sản phẩm, giáo

viên theo dõi, lớp tiến hành thảo luận và bổ sung rút ra kết luận chung.
KẾT LUẬN 2:
1. Tác hại của ma túy đổi với bản thân người sử dụng
Ma túy được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hút thuốc phiện, cần
sa; hít, tiêm chích morphine, heroine, dung dịch thuốc phiện; uống, ngậm các
loại ma túy tổng hợp,...
Chất ma túy được đưa vào cơ thể cùng với tác dụng của nó thì đều gây hại
nghiêm trọng đối với cơ thể con người. Ma túy chính là nguyên nhân phát sinh
nhiều loại bệnh tật, hủy hoại sức khỏe của người nghiện. Tuy nhiên, các chất này
tác động và gây hại đối với sức khỏe như thế nào và ở mức độ nào còn phụ
thuộc vào một số yếu tố như: chất ma túy sử dụng và lượng ma túy sử dụng.
a) Gây tổn hại về sức khoẻ
Ma túy được đưa vào cơ thể theo đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường máu,
đường tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da, niêm mạc và gây tổn hại trực tiếp cho
các cơ quan này.
- Hệ tiêu hóa: Người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không muốn ăn, tiết
dịch tiêu hóa giảm; họ thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng
lúc táo.
- Hệ hô hấp: Những đối tượng hít ma túy thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm
đường hô hấp trên và dưới.
- Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng, giảm đột ngột,
mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hướng đến hoạt động của
bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng
máu, nhiễm HIV, viêm gan B, viêm tắc tĩnh mạch. Có trường hợp viêm tắc tĩnh
mạch quá nặng buộc phải cưa chân người bệnh để cứu tính mạng hoặc sau khi
khỏi có thể để lại di chứng, teo cơ vĩnh viễn.
- Người nghiện ma túy bị rối loạn cảm giác da nên không thấy bẩn, mặt khác, họ
thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các
bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hoắc lào, viêm da.
- Làm suy giảm chức năng thải độc: Trong cơ thể, gan và thận là cơ quan chủ

yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma túy, nhất là heroine, hai cơ quan này

25


×