Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
LLLĐ : Lực lượng lao động.
XKLĐ: Xuất khẩu lao động.
KTQT: Kinh tế quốc tế.
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
TTLĐ: Thị trường lao động.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hội nhập KTQT trong xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra những điều kiện nhất định
cho Việt Nam phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của phân công và hiệp tác lao
động quốc tế làm cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam ngày càng khởi sắc. XKLĐ cho
phép Việt Nam phát huy được lợi thế của mình về nhân lực, XKLĐ đem lại cho Việt
Nam rất nhiều lợi ích: giảm thất nghiệp, tăng thu ngân sách, tăng thu nhập cho người
lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các
nước. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động XKLĐ nên em đã
chọn đề tài: “XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình
hội nhập KTQT” để làm đề án môn học.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tế để luận
giải nhũng nhân tố ảnh hưởng đến XKLĐ, vai trò của XKLĐ trong công tác tạo việc
làm, đánh giá tình hình thực hiện XKLĐ, những tồn tại , nguyên nhân và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ trong điều kiện hội nhập KTQT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập, cụ thể ở đây là hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động XKLĐ – đưa lao động đi làm việc ở một số
nước giai đoạn 2000 – 2007 của Việt Nam.
4. Tên đề tài và kết cấu của đề án.
Tên đề tài: “ XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến
trình hội nhập KTQT”.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kết cấu đề án:
Phần I: cơ sở khoa học về XKLĐ – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội
nhập KTQT .
Phần II: Thực trạng của công tác XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao
động.
Phần III: phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
XKLĐ – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHÁP
TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT.
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM.
1. Việc làm – thất nhiệp.
XKLĐ là một trong những giải pháp tạo việc làm khá phổ biến đặc biệt là đối
với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Trước khi đi vào tìm hiểu
về XKLĐ ta cần hiểu một số khái niệm liên quan như việc làm, thất nghiệp, tạo việc
làm,...
• Việc làm.
Theo nghĩa chung nhất thì việc làm được hiểu là phạm trù chỉ trạng thái phù
hợp giữa số lượng lao động và điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công
nghệ,...) để sử dụng sức lao động đó.
Theo Điều 13, Chương II, Bộ Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam ghi
rõ “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa
nhận là việc làm.
Theo ILO – Tổ chức lao động quốc tế “ việc làm là hoạt động lao động được trả
công bằng tiền và hiện vật”.
• Thất nghiệp.
Theo đúng nghĩa của từ thì thất nghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sức lao
động ra khỏi tư liệu sản xuất.
Theo ILO - tổ chức lao động quốc tế, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số
người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm ở
mức lương thịnh hành.
2. Tạo việc làm.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng
và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội để kết hợp sức lao động và
tư liệu sản xuất.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vấn đề tạo việc làm luôn được các nước quan tâm, đặc biệt đối với Việt Nam-
nước có tốc độ gia tăng dân số, nguồn lao động khá cao trong khi tốc độ phát triển
kinh tế còn chưa cao do hạn chế về vốn, tư liệu sản xuất còn dưới mức của nhu cầu
kết hợp với sức lao động. Do vậy mà công tác tạo việc làm là rất cần thiết để góp
phần làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp; đáp ứng các nhu cầu, nghĩa vụ và quyền lợi
cho người đang trong độ tuổi lao động; thu nhập của người lao động tăng lên, chất
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao...
Các hướng chủ yếu trong công tác tạo việc làm của nước ta hiện nay:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hợp lý.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của TTLĐ.
- Phát huy lợi thế so sánh của đất nước tiến hành XKLĐ giải quyết việc làm
tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoàn thiện và phát triển TTLĐ non trẻ trong nước.
- Động viên người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghề kinh tế.
3. Kinh tế quốc tế và hội nhập KTQT.
3.1. Khái niệm.
Nền kinh tế thế giới (KTQT) là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên
trái đất có mối liên hệ hữu cơ và mối quan hệ qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công
lao động quốc tế cùng với quan hệ KTQT của chúng.
Hội nhập KTQT chỉ sự tham gia chủ động tích cực của một quốc gia vào quá
trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa
trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương nhưng vẫn giữ sự kiểm soát
và bản sắc riêng của nền kinh tế.
Hội nhập KTQT là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác
kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy
định chung.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2. Những thuận lợi và thách thức khi hội nhập KTQT
Hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, quá trình hội nhập KTQT khẳng
định Việt Nam đã có bước tiến mới trong phát triển kinh tế, nâng vị thế của mình trên
trường quốc tế, có điều kiện phát huy lợi thế của đất nước khi tham gia vào phân công
lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế; được tiếp cận với thị trường hàng hóa
và dịch vụ của các nước thành viên với mức thuế thấp, có vị thế bình đẳng như các
thành viên khác trong việc hoạch định các chính sách thương mại, có điều kiện học
hỏi và rút kinh nghiệm từ các nước đi trước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển,
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, việc làm tăng lên, thất nghiệp
giảm, thu nhập của người lao động tăng, chất lượng cuộc sống dần được nâng lên
đáng kể,...
Như vậy, tiến trình hội nhập KTQT sẽ là rất cần thiết để phát triển kinh tế, và
đặc biệt với công tác tạo việc làm, người lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận với
TTLĐ ngoài nước thông qua hoạt động XKLĐ.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình hội
nhập KTQT: sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu trên thị trường thế giới;
nguồn nhân lực nước ta chất lượng còn chưa cao, cùng với nguy cơ tụt hậu so với nền
kinh tế khu vực và thế giới là rất lớn thêm vào đó là những ảnh hưởng của sự mất ổn
định của môi trường kinh tế - tài chính – tiền tệ của khu vực và toàn cầu gây khó khăn
cho Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình và chính sách phát triển kinh tế.
Trước những thuận lợi và khó khăn này đòi hỏi có những giải pháp cần thiết để
Việt Nam phát huy những lợi thế của mình trong tiến trình hội nhập KTQT.
4. Xuất khẩu lao động.
Trước khi đi tìm hiểu về XKLĐ ta cần nắm được một số khái niệm cơ bản sau:
Nhập cư chủ yếu đề cập đến người lao động ( có nghề hoặc không có nghề ) từ
nước ngoài đến một nước nào đó để làm việc.
Xuất cư chủ yếu đề cập tới người lao động ra đi từ một nước nào đó tới nước
mà họ lao động (có thể là từ quê hương hoặc từ một nước quá cảnh).
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hợp tác quốc tế về lao động là thuật ngữ được sử dụng trong một số nước
XHCN trong phạm vi khối SEV trước đây. Thuật ngữ này không nêu được bản chất
của xuất khẩu lao động dưới hình thức không ngang giá sức lao động – một loại hàng
hóa đặc biệt.
(7, tr 11)
Xuất khẩu lao động ( XKLĐ) là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có tính
chất thông dụng để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Nó gồm cả xuất khẩu lao động tại chỗ. Tham gia vào quá trình này gồm hai
bên: bên nhập khẩu lao động và bên XKLĐ.
Nghị định số 152/ 1999/ NĐ – CP ngày 20/ 9/ 1999 của Chính phủ nêu rõ: “
XKLĐ và chuyên gia là hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải
quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động tăng
nguồn thu ngoại tề cho đất nước,…cùng với giải pháp giải quyết việc làm trong nước
là chính,XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây
dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa…”
(7, tr 11,12)
.
Lao động xuất khẩu nói về bản thân người lao động hoặc tập thể người lao
động có những độ tuổi khác nhau, sức khẻo và kỹ năng lao động khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động XKLĐ chủ yếu là nhằm mục đích đích kinh tế
và nó vươn ra ngày càng nhiều TTLĐ của các nước trên thế giới.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – GIẢI PHAP TẠO
VIỆC LÀM VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và chất
lượng cuộc sống cho mọi người chính là mục tiêu phát triển kinh tế của bất cứ quốc
gia nào ở bất cứ thời kỳ nào. Cùng với quá trình hội nhập KTQT thì xu thế phân công
và hiệp tác lao động quốc tế là một tất yếu khách quan, trong đó XKLĐ - một hình
thức của phân công lao động quốc tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc
phân phối lao động giữa các quốc gia trên thế giới. Do vậy để XKLĐ không chỉ mang
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tính chiến lược mà còn có khả năng cạnh tranh cao thì bản thân XKLĐ đã trải qua
một quá trình hình thành và phát triển lâu dài:
Trước đây khi chưa có hoạt động XKLĐ, do nhu cầu của cuộc sống muốn nâng
cao thu nhập và hiện tượng thiếu lao động ở những nước phát triển có nền sản xuất
lớn đã xuất hiện hiện tượng di chuyển lao động từ vùng này sang vùng khác và từ
nước này sang nước khác dưới hai dạng làm việc lâu dài và làm việc tạm thời.
Như vậy việc di chuyển lao động ( ra khỏi biên giới một quốc gia) trước hết là
một hiện tượng khách quan trong quy luật hoạt động của bản thân người lao động,
tiếp đó là sự thúc ép về việc làm đối với nước có quá nhiều lao động và nguồn thu từ
hoạt động XKLĐ mang lại và một loạt các nguyên nhân khác nữa.
Đến khoảng 20 năm trở lại đây,cùng với quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa
nền kinh tế, việc đưa lao động ra nước ngoài đã được nâng lên một tầm mới cả về quy
mô, hình thức và chất lượng. Đó là do nền kinh tế toàn cầu đang phát triển và chuyển
biến về chất không đồng đều giữa các nước trên thế giới trên cơ sở của tiến bộ kĩ
thuật và khoa học công nghệ.
Từ thực tiễn ta thấy sức lao động của các quốc gia dư thừa lao động đã trở
thành hàng hóa mang tính quốc tế mà các quốc gia đem đổi lấy ngoại tệ dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Như vậy đến nay việc di chuyển lao động giữa các nước không còn là hoạt
động đơn lẻ, tự phát của bản thân người lao động mà đã được thực hiện một cách có
tổ chức dưới hình thức tổ chức XKLĐ của nhà nước hay tổ chức tư nhân hoạt động về
XKLĐ.
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển cùng với quá trình hội nhập khu vực
hóa, toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng thì phân công và hiệp tác lao động cũng không
ngừng phát triển. Đặc biệt là đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập KTQT là điều
kiện thuận lợi để Việt Nam tiến hành XKLĐ sang các nước, giải quyết việc làm cho
người lao động đồng thời tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, nâng cao chất lượng
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần vào công cuộc phát triển đất
nước với mục tiêu: dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng văn minh.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT.
XKLĐ là hoạt động liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và quốc gia khác nhau
do vậy nó cũng mang những nét đặc trưng riêng:
- XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập
KTQT.
- XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập
KTQT là hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội.
- XKLĐ là sự kết hợp hài hòa giữa sự quản lý vĩ mô của nhà và sự tự chịu trách
nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động diễn ra trong một môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ.
- XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động là một hoạt động đầy biến
động.
IV. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - GIẢI PHÁP TẠO
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
XKLĐ của Việt Nam có hai hình thức chủ yếu đó là XKLĐ tại chỗ và hình
thức XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong đề án này chỉ đề cập
đến hình thức XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
Hoạt động XKLĐ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc được chia thành
các hình thức chủ yếu sau:
- Các nhân lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài: hình thức này ra đời sớm
nhất và phổ biến đối với các nước có chung đường biên giới.
- Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động.
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Lao động đi làm việc theo công trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác
trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài.
- Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các Hiệp định, thỏa thuận, cam
kết của Chính phủ.
- Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng thực tập nâng cao
tay nghề.
Việc phân chia hoạt động XKLĐ nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý XKLĐ
được dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất.
V. SỰ CẦN THIẾT CỦA XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KT.
1. Tính quy luật của phân công và hiệp tác lao động quốc tế.
C.Mac đã nhận định: khi lực lượng sản xuất phát triển tất yếu dẫn đến sự phân
công và hiệp tác lao động quốc tế ngày càng được tăng cường và hoàn thiện.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất của
nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ chưa từng có. Sản xuất lớn chỉ đạt được hiệu
quả cao khi mở rộng phân công và hiệp tác lao động trên phạm vi quốc tế.
Sự phát triển mất cân đối về kinh tế giữa các quốc gia, cùng với sự phân bố dân
cư và tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia dẫn đến một số quốc gia thiếu
nguồn lực để phát triển sản xuất. Để khắc phục tình trạng trên thị trường quốc tế về
các yếu tố của sản xuất ngày càng phát triển trong đó có thị trường sức lao động
Với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, quan hệ cung – cầu về lao
động đã vượt ra ngoài biên giới một quốc gia trong đó bên cung sẽ là xuất khẩu còn
bên cầu sẽ là nhập khẩu.
1. Nguyên nhân của XKLĐ trên thế giới.
Do tác động của các cách mạng khoa học trên thế giới, lực lượng sản xuất ngày
càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, sản xuất được mở rộng.
Hai là, tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác với khối lượng lớn để
bắt nhịp cùng sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ba là, do sự chênh lệch về thu nhập và mức sống của người dân giữa các nước.
Bốn là, sự gia tăng dân số, nguồn lao động không đồng đều giữa các quốc gia.
Năm là tác động của xu thế kinh tế lớn của nền kinh tế thế giới – toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới cùng tiến trình hội nhập nền KTQT.
Sáu là nguồn thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, nâng cao tay nghề lao động, giải
quyết tình trạng thất nghiệp đang tăng nhanh mà hoạt động XKLĐ mang lại.
3. Điều kiện tiến hành xuất khẩu lao động.
XKLĐ không chỉ là hoạt động kinh tế của một quốc gia mà có rất nhiều bên
liên quan. Những bên tham gia hoạt động XKLĐ có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ
sở kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên. Để đạt được điều đó và để hoạt động XKLĐ
đạt được hiệu quả cao cần có những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, người lao động phải được tự do sở hữu năng lực lao động của mình
và không có tư liệu sản xuất hoặc không có đủ tư liệu sản xuất để sức lao động được
trở thành hàng hóa.
Thứ hai, phải phá vỡ được những rào cản của quan hệ xã hội không còn phù
hợp như: quan hệ phong kiến, những hủ tục lạc hậu, ….
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình hội nhập KTQT, người lao động bị quốc tế
hóa. Sự di chuyển về vốn định hướng và quyết định sự di chuyển về sức lao động.
Thứ tư, sự phát triển không ngừng của các loại hình giao thông và các phương
tiện giao thông hiện đại đã tạo điều kiện cho sự di chuyển quốc tế sức lao động nói
chung và sự phát triển của hoạt động XKLĐ.
4. Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam.
Quy mô và chất lượng của LLLĐ là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động XKLĐ, với quy mô lao động lớn và chất lượng lao động ngày càng được nâng
cao đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện hoạt động XKLĐ.
11