Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện ly lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 47 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do lựa chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức, thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của
con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhằm đào tạo
được những người lao động mới có khả năng vận dụng linh hoạt các kĩ năng và
năng lực vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết được những nhiệm vụ đất nước đặt
ra.
Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để đáp ứng
yêu cầu phát triển của nước ta trong giai đoạn mới, trường phổ thông phải trang bị
cho học sinh không chỉ những kiến thức cơ bản mà phải phát triển các năng lực
toàn diện cho học sinh.
Hóa học là một bộ mơn khoa học tự nhiên gắn với thực nghiệm, những tri thức
mà nó đem lại rất cần thiết trong đời sống, đồng thời góp phần phát triển năng lực
(NL) tồn diện cho người học như: NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức vào thực tiễn…đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực
hành, thực tiễn của học sinh. Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học
được coi là một phương pháp để thực hiện nhiệm vụ đó. Việc sử dụng thí nghiệm
nói chung và thí nghiệm gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn nói riêng sẽ giúp
học sinh nhận thấy được vai trị của hóa học đối với đời sống và sản xuất; từ đó
tăng hứng thú, sự u thích say mê với hóa học. Do vậy việc tăng cường sử dụng
thí nghiệm từ thực tiễn cuộc sống trong dạy học hóa học sẽ góp phần thực hiện
ngun lí giáo dục:“học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí
luận gắn liền với thực tiễn”
Tuy nhiên, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học còn chưa được chú
trọng đúng mức; trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo bộ mơn Hóa học, trong
các đề thi, nội dung các bài tập liên quan thí nghiệm thực tiễn cịn ít và chưa phong
phú. Vì vậy, HS có thể giải thành thạo các bài tập hóa học định tính, định lượng


truyền thống nhưng khi cần vận dụng kiến thức hóa học vào tình huống thực tiễn
cụ thể lại lúng túng. Hơn nữa trong chương trình sách giáo khoa mới 2018 đề cao
và hướng đến những kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy và
học của mơn hóa học ở trường THPT, tơi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh từ các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện
ly lớp 11 THPT”
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1


1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học thông qua các thí nghiệm thực tiễn
- Kết hợp dạy học trải nghiệm, dạy học stem vào chương Sự điện ly - hóa
học 11 - THPT
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu vận dụng các kiến thức kĩ năng vào thực tiễn
cho học sinh thông qua chương Sự điện ly - hóa học 11 - THPT
III. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Xác định các nội dung chương sự điện ly và ứng dụng vào dạy học các thí
nghiệm thực tiễn.
IV. Những đóng góp của đề tài
1. Về lý luận
Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức áp dụng các phương pháp dạy học từ
các thí nghiệm thực tiễn chương sự điện ly mơn Hóa học 11
2. Về thực tiễn
- Khảo sát, phân tích, đánh giá khái quát thực trạng về nhận thức của giáo
viên và học sinh về áp dụng phương pháp dạy học thông qua các thí nghiệm thực
tiễn của bộ mơn Hóa học 11- THPT.

- Thiết kế các thí nghiệm dạy học liên quan thực tiễn chương sự điện ly –
hóa học 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Chế tạo các dụng cụ thí nghiệm từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS trường THPT

2


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống
Là thí nghiệm hóa học có sử dụngdụng cụ và hóa chất trong sinh hoạt hằng
ngày của con người và thiết lập được mối liên hệ giữa kiến thức khoa học hóa học
với thực tiễn cuộc sống.
1.2. Vai trị của thực hành thí nghiệm
1.2.1. Tính hiệu quả của thực hành thí nghiệm thể hiện các nội dung
- Hình thành khái niệm, lí thuyết mới
- Nghiên cứu hoặc kiểm chứng tính chất hố học của chất cụ thể
- Ơn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thơng qua thí nghiệm hố học
-Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học như: Lấy các chất, cân, đong hố chất,
lắp ráp dụng cụ, hồ tan chất, đun nóng chất, …
- Thơng qua thực hành thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng tính chất đã học.
1.2.2. Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm
- Học sinh suy nghĩ và làm việc nhiều hơn (phát triển năng lực tư duy).
- Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên (phát triển
năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…)
- Thông qua thí nghiệm, học sinh chủ động tìm tịi, phát hiện giải quyết nhiệm
vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng (phát triển năng
lực phát hiện và giải quyết vấn đề..).
- Dựa vào các tình huống thực tế khi làm thí nghiệm, học sinh dần biết cách

xử lí tình huống khi gặp sự cố một cách bình tĩnh nhưng cũng quyết đốn và nhanh
chóng.
1.2.3. Vai trị của giáo viên trong thực hành thí nghiệm
- Giáo viên lựa chọn các thí nghiệm thực hành phù hợp với đối tượng học
sinh, bài học để tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả.
- Giáo viên tổ chức, định hướng cho học sinh sử dụng thí nghiệm thực hành
trong quá trình dạy học sẽ từng bước giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất
lượng đại trà.
- Thí nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử
dụng thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với mơn học, các em
thích tham gia các hoạt động tìm tịi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện
tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm,… từ đó giúp học sinh hình thành và phát
triển nhân cách.
3


Như vậy, qua thí nghiệm hóa học, những kiến thức lý thuyết về hóa học trở
thành hiện thực. Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để
giúp học sinh thu thập và xử lý thông tin nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và
năng lực cho học sinh.
1.3. Rèn luyện kĩ năng cho giáo viên và học sinh qua thực hành thí nghiệm
1.3.1. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm
1.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
- Kiến thức cần lĩnh hội đối với HS là kiến thức mới, HS chưa được học lí
thuyết chung về chúng để có thể suy diễn, dự đoán được. Tuy nhiên từ những kiến
thức cơ sở có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau.
- HS sẽ quan sát (hoặc tiến hành thí nghiệm), phân tích các hiện tượng từ đó
xác nhận được giả thuyết đúng.
- Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu là đưa ra các giả thuyết
GV thường sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu khi dạy tính

chất của các chất mà bản chất, nguyên nhân của tính chất này không giống các chất
đã học.
1.3.1.2. Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
- GV phải tạo ra được mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã có của học sinh
với kiến thức cần lĩnh hội bằng thí nghiệm.
- Thơng qua thí nghiệm học sinh phân tích các hiện tượng, từ đó rút ra kiến
thức mới, giải quyết mâu thuẫn nhận thức lúc đầu.
- Đặc điểm của phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề cần tạo được
mâu thuẫn nhận thức
1.3.1.3. Phương pháp kiểm chứng
- HS cần dự đốn được hiện tượng thí nghiệm trên cơ sở những kiến thức đã
có.
- Thường kiến thức cần lĩnh hội là sự vận dụng có lí thuyết chung vào các
trường hợp cụ thể (những trường hợp theo đúng lí thuyết chung, khơng đặc biệt)
hoặc các tính chất của chất mới tương tự chất đã học.
Với mỗi trường hợp cụ thể, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, nội dung thí
nghiệm cũng như kiến thức, kĩ năng của học sinh mà lựa chọn phương pháp sử
dụng cho phù hợp sao cho học sinh vừa có thể tích cực lĩnh hội kiến thức mới, vừa
có thể củng cố kiến thức, kĩ năng đã có và u thích mơn học.
Để các thí nghiệm đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên cần lựa chọn phương pháp
sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực phù hợp.
4


1.4. Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm
- Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và nội dung thí nghiệm được sử dụng.
Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu dạy học. Lưu ý mục
tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ hành động có thể lượng hóa, đánh
giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghĩa là cần chỉ rõ các
kiến thức, kĩ năng học sinh cần lĩnh hội ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng,.... Mục

tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng các hoạt động dạy học.
- Bước 2: Xác định được các kiến thức, kĩ năng liên quan mà học sinh đã có.
Giáo viên cần xác định ở các lớp trước, các bài trước học sinh đã được học
kiến thức cần lĩnh hội chưa (có thể được học rồi nhưng chỉ ở mức độ biết hoặc được
giới thiệu) hay đã được học các kiến thức tương tự chưa, cách tiến hành thí nghiệm
có tương tự thí nghiệm nào mà học sinh đã biết khơng, hay đã được học lí thuyết
chung nào liên quan đến kiến thức cần lĩnh hội,…
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp
Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung thí nghiệm và kiến thức, kĩ năng đã có
của học sinh, so với bản chất, nét đặc trưng của mỗi phương pháp sử dụng thí
nghiệm ở trên mà giáo viên có sự lựa chọn phù hợp.
1.5. Nội dung thực hành gắn với thực tiễn
- Giáo viên có thể khai thác các thí nghiệm học sinh đã từng trải nghiệm trong
thực tiễn, từ đó liên hệ với kiến thức đang học. Ví dụ hiện tượng xảy ra khi vắt
chanh vào nước rau muống. Tại sao khi bị ong đốt thường bôi vôi? Hiện tượng xảy
ra với các ấm nước hoặc phích nước để lâu. Cách khử mùi tanh của cá, nước chảy
đá mịn…
- Ngồi các thí nghiệm học sinh đã từng trải nghiệm, giáo viên có thể giao các
thí nghiệm liên quan đến đời sống về nhà cho các nhóm tiến hành để củng cố lí
thuyết. Các thí nghiệm này sẽ làm các em thích thú vì do chính tay mình làm, từ đó
củng cố thêm niềm say mê khoa học cho các em.
- Từ các thí nghiệm thực tiễn trên các em hãy nghiên cứu và áp dụng chúng
vào phục vụ cuộc sống hàng ngày.
- Ngoài ra các câu lạc bộ Hóa học ở các trường có thể định hướng cho những
em học sinh có niềm say mê với bộ môn, để trong thời gian rảnh rỗi các em có thể
thảo luận, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm các em mong muốn (có thể không
nằm trong sách vở) dưới sự giám sát và giúp đỡ của giáo viên. Từ đó hình thành
niềm say mê nghiên cứu khoa học cho các em, để cho việc học khơng cịn là thụ
động tiếp thu kiến thức từ sách vở, mà là chủ động lĩnh hội, rèn thêm tính tự tin,
năng động cho các em.

- Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong q trình dạy và
học giáo viên ln có định hướng liên hệ giữa các kiến thức sách giáo khoa với
5


thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với
các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Điều này không chỉ đúng với các bài
lí thuyết mà cịn đúng với các bài có nội dung thực hành thí nghiệm.
1.6. Đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm
- Đối với việc thực hành thí nghiệm, giáo viên cần tập trung vào các năng
lực thực nghiệm, bao gồm các kỹ năng: hình thành giả thuyết nghiên cứu; thiết kế
thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, phân tích dữ liệu và rút ra kết luận.
- Việc đánh giá năng lực dễ dàng thực hiện được đối với các thí nghiệm trên
lớp, bằng cách giáo viên lắng nghe các giả thuyết của học sinh (thông qua vấn đáp
hoặc qua phiếu học tập), quan sát kĩ năng tiến hành thí nghiệm, và việc thảo luận
kết quả thí nghiệm của học sinh.
- Đối với các thí nghiệm thực tế được giao về nhà, việc đánh giá chủ yếu dựa
vào kết quả học sinh thu thập được và các kết luận tương ứng được rút ra qua các
thí nghiệm.
- Ngồi ra những thí nghiệm được tiến hành theo nhóm cần được giáo viên
thiết kế phiếu đánh giá cụ thể để các thành viên trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau
về q trình thực hiện, từ đó làm căn cứ để giáo viên đánh giá chung về năng lực
hợp tác và năng lực thực hành của học sinh.
Đánh giá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh
giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và
năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa
chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các
mức độ thể hiện của năng lực. Trong quá trình học tập, học sinh có thể cùng lúc
thể hiện nhiều năng lực, nhưng giáo viên chỉ nên tập trung vào một hoặc một vài
năng lực chính, đặc trưng.

Để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ta có thể sử dụng
các tiêu chí tương ứng với các mức độ như sau
Tiêu chí
Mức độ
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Phát hiện được
Phát hiện được vấn đề
Phát hiện được vấn Phát hiện được
vấn đề thực tiễn thực tiễn. Chỉ ra được
đề thực tiễn. Chỉ ra vấn đề thực
mâu thuẫn trong vấn đề. được mâu thuẫn
tiễn.
Đặt được các câu hỏi có trong vấn đề.
vấn đề.
Huy động được - Phân tích làm rõ được - Phân tích làm rõ
Phân tích làm
kiến thức liên
nội dung vấn đề.
được nội dung vấn
rõ được nội
quan đến vấn đề - Nêu được các kiến
đề.
dung vấn đề.
thực tiễn và đề
thức liên quan và thiết
- Nêu được các kiến
xuất được giả
lập các mối quan hệ

thức liên quan và
thuyết
giữa kiến thức đã học
thiết lập các mối
6


Tìm tịi, khám
phá kiến thức
liên quan đến
thực tiễn

Thực hiện giải
quyết vấn đề
thực tiễn và có
thể đề xuất vấn
đề mới

hoặc kiến thức cần tìm
hiểu với vấn đề thực
tiễn.
- Đề xuất được giả
thuyết khoa học.
- Đề xuất được một số
phương án tìm tòi, khám
phá kiến thức chứng
minh giả thuyết.
- Lựa chọn phương án tối
ưu và thiết kế kế hoạch
thực hiện nghiên cứu,

điều tra, khảo sát thực
địa, làm thí nghiệm...để
chứng minh giả thuyết.
Thực hiện nghiên cứu,
điều tra, khảo sát thực
địa, làm thí nghiệm...để
chứng minh giả thuyết.
Đề xuất ý tưởng mới về
vấn đề thực tiễn đặt ra
hoặc các vấn đề thực
tiễn liên quan.

quan hệ giữa kiến
thức đã học hoặc
kiến thức cần tìm
hiểu với vấn đề thực
tiễn
Đề xuất được một
số phương án tìm
tịi, khám phá kiến
thức chứng minh giả
thuyết.

Thực hiện nghiên
cứu, điều tra, khảo
sát thực địa, làm thí
nghiệm...để chứng
minh giả thuyết.

Đề xuất được

một phương án
tìm tòi, khám
phá kiến thức
chứng minh giả
thuyết.

Bước đầu thực
hiện nghiên
cứu, điều tra,
khảo sát thực
địa, làm thí
nghiệm... để
chứng minh
giả thuyết.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
2.1. Về thực trạng dạy và học sử dụng thí nghiệm gắn với thực tiễn cuộc sống
Để tìm hiểu tình hình sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học ở trường
THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hồng Mai tơi đã tiến hành khảo
sát 30 giáo viên hóa học và 124 học sinh ở 4 trường THPT trên địa bàn đầu năm
học 2020 – 2021. Kết quả thu được như sau:
2.1.1. Khảo sát giáo viên
Nội dung khảo sát
1. Mức độ sử dụng các hình thức
thí nghiệm trong q trình dạy học
hóa học ở trường THPT.

Kết quả
- Thí nghiệm biểu diễn của GV (25)
- Thí nghiệm biểu diễn của HS (22)

- Thí nghiệm thực hành của HS (24)
- Thí nghiệm ngoại khóa, ở nhà (9)
Kết quả thực nghiệm cho thấy, thí
nghiệm biểu diễn của GV và thí nghiệm
thực hành của HS được các GV thường
xuyên sử dụng.
7


2. Mức độ sử dụng các phương pháp thí - Thí nghiệm nghiên cứu (12)
nghiệm trong q trình dạy học hóa học -Thí nghiệm minh họa (26)
ở trường THPT.
- Thí nghiệm so sánh (20)
- Thí nghiệm đối chứng (22)
GV phần nhiều sử dụng thí nghiệm
minh họa, chưa thực sự quan tâm nhiều
đến thí nghiệm nghiên cứu
3. Loại phương tiện trực quan thầy (cơ) - Thí nghiệm với dụng cụ, hóa chất thật
thường dùng là
(26)
- Tranh ảnh thí nghiệm (20)
- Vẽ hình lên bảng (15)
- Phim thí nghiệm (10)
- Thí nghiệm ảo, mơ phỏng (8)
TN với dụng cụ, hóa chất được đa
số GV sử dụng. Điều này giúp khẳng
định, khơng có một phương tiện trực
quan nào có thể thay thế thí nghiệm
thật, chỉ có thí nghiệm hóa học thật mới
giúp HS có cái nhìn tồn diện, chính

xác nhất, lĩnh hội kiến thức trọn vẹn
nhất.
4. Tính hiệu quả của việc sử dụng thí - Giúp HS dễ hiểu bài (28)
nghiệm hóa học
- HS khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu
hơn (25)
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thí
nghiệm (26)
- Bài học hấp dẫn hơn (28)
- HS u thích mơn hóa học hơn (27)
- Tin tưởng vào kiến thức được học hơn
(27)
- HS học tập tích cực (25)
- Lớp học sơi động (26)
Các GV đều đánh giá cao các hiệu
quả mà thí nghiệm mang lại. Thí
nghiệm hóa học có tác dụng và hiệu quả
8


cao nhất trong việc giúp HS khắc sâu
kiến thức, nhớ bài lâu và giúp các em
tin tưởng vào kiến thức được học.
5. Trong năm học, thông thường, thầy - Dưới 20% (0)
(cơ) làm được khoảng bao nhiêu % số thí - 20 – 40% (13)
nghiệm trong chương trình yêu cầu?
- 40–60% (28)
- 60 – 80% ( 28)
- Trên 80% (21)
GV thực hiện khoảng 57.8 % số thí

nghiệm trong chương trình. Tỉ lệ thực
hiện các thí nghiệm chỉ ở mức độ trung
bình. Tỉ lệ này vẫn chưa cao so với yêu
cầu đổi mới của chương trình học đi đơi
với hành.
6. Những khó khăn thầy (cơ) gặp phải - Dụng cụ, hóa chất cịn thiếu (20)
khi sử dụng thí nghiệm trong q trình - Trường học khơng có phịng thí
dạy học
nghiệm thực hành bộ mơn (3)
- Khơng có cán bộ chun trách phịng
thí nghiệm hóa học (2)
- Việc chuẩn bị thí nghiệm mất nhiều
thời gian (25)
- Không đủ thời gian tiến hành thí
nghiệm trong giảng dạy (25)
- Có nhiều thí nghiệm độc hại, nguy
hiểm (27)
- Thiếu tài liệu tham khảo về thí nghiệm
(20)
- Trong kiểm tra, thi, số câu hỏi, bài tập
liên quan đến thí nghiệm cịn ít (26)
Những khó khăn trên chủ yếu xuất
phát từ việc GV phải mất rất nhiều thời
gian để chuẩn bị, dạy nhiều tiết với
nhiều khối trong 1 buổi nên GV không
thể tiến hành nhiều, đủ theo số thí
nghiệm trong chương trình hóa học
THPT.
9



7. Trong q trình giảng dạy, thầy (cơ) - Dùng dụng cụ đơn giản, dễ chế tạo
có cải tiến các thí nghiệm trong chương thay cho dụng cụ phịng thí nghiệm (6)
trình theo các hướng ứng
- Dùng hóa chất rẻ tiền, dễ kiếm thay
cho hóa chất trong PTN (4)
- Thay đổi cách thức tiến hành thí
nghiệm so với tài liệu hướng dẫn (2)
- Đề xuất 1 thí nghiệm mới thay thế thí
nghiệm trong chương trình (3)
Trong q trình giảng dạy hầu
hết các GV chưa khai thác hết hiệu
quả của thí nghiệm, họ vẫn chưa quan
tâm nhiều đến việc cải tiến thí nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thí
nghiệm. Đa số vẫn tiến hành thí
nghiệm với các dụng cụ, hóa chất sẵn
có trong phịng thí nghiệm, theo cách
thức, số lượng thí nghiệm được hướng
dẫn trong sách giáo khoa, sách GV.
Qua các nội dung khảo sát có thể thấy các GV đánh giá cao vai trị của thí
nghiệm trong q trình dạy học hóa học. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng thí
nghiệm vẫn chưa thật sự hiệu quả, các loại hình, phương pháp thí nghiệm vẫn chưa
được các GV sử dụng linh hoạt, thơng tin từ thí nghiệm vẫn chưa được khai thác
đúng mức.
Số lượng thí nghiệm hóa học vẫn chưa được sử dụng nhiều khi dạy học do
nhiều khó khăn chủ quan và khách quan.
Việc cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm vẫn chưa được nhiều
GV quan tâm.
Từ cơ sở thực tiễn trên, tôi lựa chọn, thực hiện đề tài này nhằm tìm ra các

giải pháp, biện pháp giúp phát huy vai trị của thí nghiệm, cải tiến và nâng cao hiệu
quả sử dụng thí nghiệm trong q trình dạy học hóa học ở trường THPT đặc biệt là
các thí nghiệm liên quan đến thực tiễn.
2.1.2. Khảo sát học sinh
Nội dung khảo sát

Kết quả
Rất muốn: 104

1. Em có muốn biết vai trị của Hóa học trong
đời sống hàng ngày không?

Muốn: 18
Không muốn: 2
10


2. Em có sử dụng kiến thức Hóa học trong đời
sống hàng này không?

Thường xuyên: 3
Thỉnh thoảng: 50
Không: 71
Rất quan trọng: 20

3. Theo em, kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa
học vào đời sống hàng ngày có quan trọng
khơng?

Quan trọng: 30

Ít quan trọng: 38
Khơng quan trọng: 36
Thường xun: 3

4. Có bao giờ em tự nghiên cứu về các kiến
thức hóa học liên quan thực tiễn khơng?

Thỉnh thoảng: 50
Khơng: 71
Rất thích: 56

5. Em có thích tự mình khám phá các kiến
thức liên quan đến thực tiễn?

Thích: 46
Bình thường: 17
Khơng: 5

6. Em có thích làm thí nghiệm hóa học
khơng?

Rất thích: 107

7. Em có thích tiến hành các thí nghiệm liên
quan đến thực tiễn?

Rất thích: 120

Khơng thích: 17


Khơng thích: 4

Qua nội dung khảo sát cho thấy Học sinh có nhiều em cịn hoang mang khơng
biết học hóa để làm gì, các em chưa thấy được những ứng dụng của hóa học. Điều
này cũng một phần do cách dạy của giáo viên còn nặng về lý thuyết chủ yếu thiên
về dạy giải bài tập, ít chú trọng đến thực hành, trải nghiệm nên làm cho học sinh
thấy nhàm chán. Hầu hết học sinh đều có mong muốn các GV bổ sung thêm những
kiến thức thực tiễn để giờ học trở nên thú vị và ý nghĩa hơn. Đặc biệt các hoạt động
thí nghiệm liên quan đến thực tiễn rất nhiều em thích nhưng lại bị lãng qn. Các
em khơng biết mình học để làm gì, ứng dụng được gì? Và kết quả điều tra cho thấy
hầu hết các em đều mong muốn được học, trải nghiệm, làm thí nghiệm với kiến
thức hóa học liên quan đến thực tiễn.
2.2. Về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
2.2.1. Về sách giáo khoa
Thứ nhất, SGK hiện hành cịn nặng về lý thuyết, tính tốn, nhiều bài thực
hành trùng lặp, xa rời với thực tiễn. Nội dung hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn
cịn ít. Qua nhiều năm giảng dạy và sử dụng SGK Hóa Học 11 tôi nhận thấy xuất
11


hiện các bài tập thực tiễn nhưng số lượng còn rất ít so với kiến thức thực tế mà các
em được học. Cụ thể: Chương 2: 3/37; 9/62. Chương 3: 4/83. Chương 4: 4/91; 2/95;
4/95; 5/116; 4/123. Chương 7: 4/169, trong đó nội dung câu hỏi cịn chung chung,
số liệu cịn cũ, chưa mang tính thời sự. Trong khi đó với chương trình hóa học 11,
có thể tiến hành các thí nghiệm gắn với thực tiễn như:
- Thuốc thử pH, thuốc thử môi trường từ rau, củ quả trái cây
- Sử đổi màu theo môi trường của một số chất trong tự nhiên và ứng dụng
vào thực tiễn
- Chế tạo dụng cụ dẫn điện từ các chất trong tự nhiên
- Từ thiết bị dẫn điện học sinh tạo ra các bình điện phân, pin điện từ củ quả

- Tự làm các thí nghiệm trao đổi đơn giản từ các chất có sẵn
Qua phân tích ta thấy các vấn đề thực tiễn rất phong phú, đa dạng có thể giải
thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống và áp dụng đơn giản trong thực tiễn.
Đặc biệt các thí nghiệm liên quan đến thực tiễn có thể áp dụng rộng rãi và mang lại
hiệu quả cao.
Thứ hai, tính giáo dục của mơn hóa thơng qua lượng bài tập thực tế trong
SGK cũng chưa thực sự nổi bật. Chủ yếu đưa ra mặt tích cực cịn về tác động tiêu
cực đến mơi trường, sức khỏe con người và giải pháp cho vấn đề này thì rất ít đề
cập. Riêng phần ứng dụng của các chất cũng thường trình bày ngắn gọn, chung
chung, trừu tượng, đôi khi sơ sài nên sự nhận thức về tầm quan trọng của các chất
và ý nghĩa của môn hóa học ở các em cịn hạn chế.
Thứ ba, những thí nghiệm hóa học trong SGK chỉ mang tính minh họa, chứng
minh, hầu như khơng có thí nghiệm nào liên quan thực tiễn, việc này làm cho hóa
học càng xa rời thực tế.
2.2.2. Về tài liệu tham khảo
Hiện nay do yêu cầu đổi mới thi cử nên những tài liệu về các bài tập hóa sử
dụng các hiện tượng thí nghiệm đã xuất hiện tương đối nhiều, tuy nhiên những tài
liệu đó cịn rời rạc chưa được hệ thống và phân loại chi tiết. Hầu hết các tài liệu chỉ
đưa ra các bài tập mà chưa có sự phân tích, thiết kế vào các bài giảng cụ thể, gây
khó khăn cho giáo viên khi tham khảo và vận dụng. Vì chưa có những tài liệu hay,
phù hợp nên giáo viên còn khá lúng túng trong khâu truyền thụ cho học sinh, cũng
chính vì thế mà việc học hóa của học sinh cịn nặng về lí thuyết, ít gắn với thực
tiễn, ít được trải nghiệm cuộc sống.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Đề xuất giải pháp
Những hạn chế trên của học sinh, giáo viên cũng là trăn trở của tơi khi giảng
dạy mơn Hóa học như: Ít sử dụng các thí nghiệm hóa học; việc sử dụng các thí
nghiệm theo hình thức kiểm chứng, biểu diễn là chủ yếu; phần lớn học sinh có nhu
12



cầu tiếp cận với các thí nghiệm thực tiễn nhưng ít khi được thực hiện; tài liệu tham
khảo còn ít. Vì vậy việc thiết kế các thí nghiệm gắn với thực tiễn cuộc sống giúp
học sinh rèn luyện kĩ năng sống, định hướng phát triển năng lực và hơn hết là vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn rất cần thiết. Chúng ta cần khắc phục thực trạng
này. Cụ thể là:
Thứ nhất, Hóa học là mơn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, do đó thí
nghiệm có ý nghĩa to lớn và giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện những
mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Bên cạnh đó, Hóa học có mối liên hệ mật thiết với các
ngành khoa học liên quan như Vật lí, Sinh học, . . . và thực tiễn đời sống con người.
Việc gắn kết thí nghiêm hóa học với cuộc sống hằng ngày sẽ góp phần giúp học
sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để làm được điều đó,
giáo viên cần có năng lực sử dụng thí nghiệm theo hướng gắn kết với thực tiễn cuộc
sống trong dạy học các mơn khoa học nói chung và mơn Hóa học nói riêng.
Thứ hai, thí nghiệm gắn với thực tiễn cuộc sống giúp học sinh có thể sử dụng
các kiến thức hóa học trong sách vở để hiểu và lí giải các hiện tượng gần gũi trong
cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt hơn các em có thể tự mình cải tiến các thí nghiệm
từ những vật dụng quen thuộc; từ lí thuyết đã học, các em có thể làm ra các sản
phẩm ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, các em có niềm tin hơn vào
khoa học và u thích mơn học hơn.
Thứ ba, phần lớn các thí nghiệm hóa học trong chương trình phổ thơng đều
sử dụng các dụng cụ, hóa chất trong phịng thí nghiệm, lâu dần người học chỉ biết
mơn Hóa học là môn học của những kiến thức khô khan với những bình hóa chất
xa rời cuộc sống. Vì vậy ngồi việc đổi mới cách dạy GV cịn cần phải đổi mới
PPDH bằng thí nghiệm. Một trong các biện pháp đó là gắn kết thí nghiệm hóa học
với cuộc sống, đem thí nghiệm đến gần với cuộc sống hơn, giúp HS thấy được
những kiến thức hóa học khơng cịn khơ khan, khó hiểu như trước nữa. Điều ấy
cũng đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên.
Thứ tư, bản thân tôi căn cứ vào tình hình thực tế ở trường học và nhu cầu của
học sinh xin góp phần thiết kế một số thí nghiệm gắn kết với thực tiễn qua chương

sự điện ly - Hóa học 11.
3.2. Tổ chức thực hiện
3.2.1. Tổng quan về đề tài
- Phạm vi kiến thức: Kiến thức chương sự điện ly – hóa học 11 THPT
- Thời gian thực hiện: 4 tuần, bao gồm 8 tiết trên lớp và thời gian thực hiện
ngoài lớp.
- Bài học liên quan: Chương 1- Sự điện ly
- Đối tượng dạy học: Học sinh lớp 11 THPT

13


3.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Về kiến thức:
+ Học sinh biết được chất điện li, chất điện li mạnh, điện li yếu.
+ Học sinh biết được các chất chỉ thị và sự thay đổi màu của môi trường theo
chỉ thị
+ Ngoài ra một số chất trong tự nhiên như: Bắp cải tím, củ dền, hoa hồng,
củ nghệ, hoa dâm bụt... cũng có thể đổi màu theo mơi trường.
+ Học sinh có thể tạo ra dụng cụ dẫn điện đơn giản thử chất dẫn điện.
+ Học sinh có thể tự thực hiện các phản ứng trao đổi từ các hóa chất có sẵn
trong cuộc sống hàng ngày.
+ Học sinh có thể ứng dụng những phản trao đổi đó để phục vụ cuộc sống
hàng ngày như dùng axit để tẩy, thông tắc các đường ống dẫn nước. Chế tạo bình
chữa cháy từ giấm và bột đá vơi.
+ Học sinh giải thích được các hiện tượng như: Nước chảy đá mòn ;
Trăm năm bia đá cũng mòn; Nước mưa cưa trời…
+ Học sinh tạo ra nhiều màu sắc khác nhau từ các chất trong tự nhiên và làm
các sản phẩm như: Cầu vồng, làm các món ăn hay thử mơi trường của các chất sử
dụng trong đời sống hàng ngày...

- Về kĩ năng:
+ Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình
huống thực tế.
+ Rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học: kỹ năng đặt câu hỏi, xây dựng
giả thuyết, xác định phương pháp thực hiện, quan sát hiện tượng trong các thí
nghiệm.
+ Rèn luyện kĩ năng giải thích và kết luận.
- Về thái độ:
+ Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt động,
thí nghiệm.
+ Biết cách bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và những người xung quanh.
+ Xây dựng được các thói quen tốt trong học tập và trong đời sống.
- Về năng lực:
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
14


+ Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp.
- Chuẩn bị
Giáo viên

+ Giáo án, bài giảng Power Point
+ Phiếu học tập

Học sinh
+ Ơn lại các kiến thức đã học có
liên quan: axit, bazơ, muối, cách

nhận biết axit, bazơ
+ Đọc lại các bài: Bài 1, 2, 3 ở
chương trình lớp 11

- Phương pháp dạyhọc
- Phương pháp dạy học trải nghiệm
3.2.3. Thiết kế các thí nghiệm liên quan đến thực tiễn chương sự điện ly
3.2.3.1.Thí nghiệm sự dẫn điện của dung
dịch chất điện li.
SGK hóa học 11 giới thiệu tiến hành
thí nghiệm chứng minh sự dẫn điện của 3
dung dịch: Nước cất, dung dịch Saccarozo,
dung dịch natri clorua bằng dụng cụ sau
Tuy nhiên bộ dụng cụ này có nhược
điểm như sau:
- Cồng kềnh
- Lắp hệ thống nguồn điện và các điện cực, bóng đèn phức tạp.
- Trong phịng thực hành thường khơng có sẵn nên giáo viên phải chuẩn bị
rất kì cơng, mất nhiều thời gian.
Trong q trình giảng dạy tơi thấy có thể chế tạo dụng cụ thử tính dẫn
điện của dung dịch chất điện li bằng nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm, dễ thực hiện.
* Mục đích của thí nghiệm:
- Chế tạo dụng cụ dẫn điện để nhận biết chất điện li từ những vật liệu có sẵn
trong đời sống.
* Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ
- Bình nhựa: số lượng 6

Hóa chất
- NaCl khan

- H2O tinh khiết
15


- Pin điện hoặc cục xạc pin điện thoại
- Bóng đèn led 1
- Lá nhôm, dây đồng (số lượng 2)
- Dây dẫn điện nhỏ (số lượng 2)
- Keo, băng dán
- Vôn kế

- Dung dịch NaCl
- Dung dịch đường
- Giấm , nước chanh

* Cách tiến hành
- Bước 1: Nối dây dẫn vào hai điện cực: lá nhôm hoặc lá đồng.
- Bước 2: Nối dây dẫn vào nguồn điện và bóng đèn led
- Bước 3: Nhúng hai điện cực vào các dung dịch để đo độ dẫn điện các dung dịch
dựa vào độ sáng của đèn hoặc vôn kế.
* Các lưu ý kĩ thuật khi tiến hành
- Đảm bảo an toàn
- Khi tiến hành thí nghiện nhúng các điện cực ngập trong các dung dịch, có
thể di chuyển vị trí các điện cực để quan sát sự thay đổi độ sáng của đèn
- Làm chậm để so sánh được độ sáng của đèn giữa các dung dịch
* Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm và cách sử dụng thí nghiệm vào:
Bài 1: Chất điện li (SGK hóa học 11)
Bài 22: Clo (SGK lớp 10)
Bài 21: điều chế kim loại (SGK lớp 12 ).
Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân vật lí lớp 11.

Đối với bài: Chất điện li (SGK hóa học 11) sử dụng thí nghiệm này khi dạy
bài mới bằngphương pháp nghiên cứu: GV giao cho mỗi nhóm HS sử dụng dụng
cụ dẫn điện mà nhóm đã chế tạo để thử tính dẫn điện của các dung dịch đã chuẩn
bị. Kết luận về khả năng dẫn điện của các chất.
* Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm
- Thế nào là chất điện li? Phân loại chất điện li? Dựa vào thí nghiệm nào để
phân biệt được chất điện li và chất không điện li ; chất điện li mạnh và chất điện li
yếu ?
- Vì sao độ sáng của đèn ở các dung dịch lại khác nhau ?
- Vì sao ở các điện cực lại có khí thoát ra?
* Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản
- Sau khi tiến hành thí nghiệm cần rửa sạch và làm khô thiết bị, bảo quản nơi khô ráo,
khơng để bản kim loại tiếp xúc với hố chất.
* Mở rộng

16


- Thí nghiệm sự dẫn điện của dung dịch chất điện li dựa trên nguyên tắc hoạt
động nào? Liên quan đến mơn học, kiến thức nào mà em biết?
- Ngồi thí nghiệm đã thực hiện ở trên, em hãy tìm hiểu xem có cách nào cải
tiến thí nghiệm này đơn giản hơn khơng?
- Tìm một số ứng dụng thực tế từ dụng cụ thí nghiệm trên như điều chế nước
javen từ điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn.
* Sản phẩm thu được

17


Sản phẩm trải nghiệm mở rộng : Thi KHKT cấp trường


18


3.2.3.2. Tạo chất chỉ thị từ các sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày
Để xác định môi trường của 1 chất HS sử dụng chỉ thị như: Quỳ tím, phenol
phtalen, chỉ thị vạn năng. Tuy nhiên có nhiều hiện tượng xảy ra trong cuộc sống
như: Sự đổi màu của 1 số loại rau luộc khi nặn chanh; một số chất khi trộn lẫn với
nhau tạo ra màu sắc khác. Các sản phẩm được sử dụng trong đời sống hàng ngày
như: Xà phòng, bột giặt, kem đánh răng, sữa tắm... có mơi trường gì? Nó ảnh hưởng
đến sức khỏe của chúng ta như thế nào? Có cách nào chúng ta có thể kiểm chứng
được? Mục đích của thí nghiệm này sẽ giúp cho học sinh trả lời được các câu hỏi
trên.
* Mục đích của thí nghiệm
- Tạo ra chỉ thị từ các chất có sẵn trong tự nhiên như: Bắp cải tím, củ dền,
hoa hồng.
- Khảo sát đặc tính của các chất chỉ thị trên.
* Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ
- Chuẩn bị nước bắp cải tím bằng cách:
Xay, luộc lấy nước hoặc ngâm chiết
bằng cồn 900

Hóa chất
- Dung dịch axit H2SO4
- Dung dịch Ca(OH)2
- Pha loãng dung dịch 1 số chất dùng
trong gia đình như: Giấm ăn, nước rửa
chén, xà phòng (sữa tắm), bột giặt, nước
tẩy bồn cầu, dầu gội…


* Cách tiến hành

19


- Cho nước bắp cải tím lần lượt vào các mẫu nước như: Dung dịch HCl,
NaOH, giấm ăn, nước rửa chén, xà phòng (sữa tắm), bột giặt, nước tẩy bồn cầu,
dầu gội đầu...
- Quan sát sự đổi màu các chất?
- Nhận xét môi trường các chất trên? Phân loại chất nào có mơi trường axit,
bazơ, trung tính?
- Những sản phẩm nào được xem là an toàn với da tay người sử dụng?
* Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm
- Áp dụng thí nghiệm trong bài Sự điện li của nước. pH. chỉ thị axit – bazơ
(SGK hóa học 11)
* Cách sử dụng thí nghiệm
Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu trong đời sống cũng có những chỉ
thị quen thuộc. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để kiểm chứng sự thay đổi màu
của những chất chỉ thị mà GV đề xuất trong các môi trường.
+ Phương pháp nghiên cứu: GV yêu cầu HS xác định môi trường của 1 số
chất điện li cho trước nhưng không cho sử dụng quỳ tím, chỉ thị vạn năng hay
Phenolphtalein. HS đề xuất một số chất trong đời sống là chỉ thị và tiến hành thí
nghiệm. Yêu cầu HS khảo sát đặc tính của các chất chỉ thị tự nhiên mà HS đã đề
xuất và lập bảng màu so màu chất chỉ thị đó.
* Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm:
- Chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của bắp cải tím thay đổi như thế nào
trong mơi trường axit, bazơ? Giải thích?
- Ngồi bắp cải tím, hãy kể tên 1 số chất đổi màu theo môi trường axit, bazơ

* Các lưu ý kĩ thuật khi tiến hành
- Lấy hóa chất cẩn thận, an tồn
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã nghiên cứu trước
* Những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản
- Nước bắp cải tím phải được bảo quản lạnh
- Các lọ đựng hóa chất phải có nắp đậy
- Sản phẩm thu được

20


* Mở rộng:
- Dựa vào sự thay đổi màu sắc khác nhau của 1 số chất trong tự nhiên, hãy đề xuất
cách tạo màu cho các món ăn? Hãy thực hiện món ăn đó theo tiêu chí: ngon, an
tồn và nhiều màu sắc.
Sản phẩm trải nghiệm mở rộng: Tạo ra các màu thực phẩm an toàn sử dụng
trong ẩm thực.

21


3.2.3.3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
a. Phản ứng giữa axit – bazơ
* Mục đích của thí nghiệm:
- Dùng bắp cải tím để thử mơi trường của bazơ, axit
- Thực hiện phản ứng trao đổi giữa chanh và nước vôi; axit sunfuric và nước
vôi, Giấm và nước vơi
* Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ
- Chuẩn bị nước bắp cải tím bằng cách:

Xay, cắt luộc lấy nước hoặc ngâm chiết
bằng cồn 900

Hóa chất
- dung dịch axit H2SO4
- Chanh, giấm
- Nước vôi
22


* Cách tiến hành:
- Cho nước vôi lần lượt vào các lọ chứa:
+ Nước bắp cải tím và H2SO4
+ Nước bắp cải tím và giấm
+ Nước bắp cải tím và chanh
- Quan sát hiện tượng, viết phương trình giải thích?
* Vị trí bài học có thể áp dụng thí nghiệm:
- Áp dụng thí nghiệm trong bài phản ứng trao đổi ion – Phản ứng axit bazơ
(SGK hóa học 11)
* Cách sử dụng thí nghiệm:
Sử dụng thí nghiệm này khi dạy bài mới bằng:
+ Phương pháp đối chứng: GV giới thiệu phản ứng axit – bazơ bằng 1 số thí
nghiệm thực tiễn. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm để kiểm chứng sự thay đổi
màu của chất chỉ thị trong môi trường axit – bazơ. Nêu hiện tượng quan sát được
và viết phương trình hóa học.
+ Phương pháp nghiên cứu: GV yêu cầu HS xác định môi trường của nước
vôi trong, chanh bằng nước bắp cải tím. Tiến hành thí nghiệm quan sát hiện tượng
xem có đúng với dự đốn của mình.
* Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm:
- Có thể dùng bắp cải tím để nhận biết nước vơi trong, nước chanh được

khơng? Giải thích?
- Hiện tượng quan sát được khi cho nước vôi trong lần lượt vào chanh, giấm?
Giải thích hiện tượng quan sát được?
* Các lưu ý kĩ thuật khi tiến hành
- Chuẩn bị các cốc sạch , cho lượng hóa chất vừa đủ để dễ quan sát màu
- Luôn chuẩn bị cốc nước để rửa ống hút
* Mở rộng:
Vì sao khi cho nước bắp cải tím vào các dung dịch giấm, chanh, nước vơi lại
có sự thay đổi màu, có thể dùng cách này để điều chỉnh màu một số thực phẩm
không?
* Sản phẩm thu được
23


24


b. Phản ứng tạo khí
* Mục đích của thí nghiệm:
- Sử dụng các chất có sẵn trong tự nhiên như vỏ trứng, giấm, tro bếp, bột nở
để tiến hành các thí nghiệm tạo khí

25


×