Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Hướng dẫn học sinh tích hợp tư tưởng đạo đức hồ chí minh qua bài 17 nước việt nam dân chủ cộng hòa (SGK lịch sử 12 – ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.4 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

MỞ ĐẦU
1
2
3
4
5
I
II
1
2
III

1
2
3

1

2
3

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu
Tính mới của đề tài
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của đề tài: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thực trạng của đề tài
Thực trạng của học sinh
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy Bài 17: Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/45 đến trước
ngày19/12/1946 (SGK Lịch sử 12 – Ban cơ bản)
Xác định bài giảng có thể tích hợp và lựa chọn nội dung tích
hợp phù hợp với bài giảng và khả năng nhận thức của học sinh.
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua nội dung bài giảng lịch sử.
Những kết quả đạt được sau khi tích hợp tư tưởng đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Ý nghĩa thực tiễn của việc tích hợp kiến thức liên mơn và tư
tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1954.
Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức giờ dạy.
Những kiến nghị và đề xuất.
Tài liệu tham khảo

2
3
4
4
5
5
5

6
7

7
8
12

14

14
15

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1


Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là truyền thống dân tộc và
tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày nay và mãi mãi sau
này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta
giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa
ra thế giới”. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ
nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản, nhưng đồng thời cũng là
tấm gương đạo đức của một con người rất đỗi bình dị mà trong mỗi chúng ta ai
cũng có thể học tập để trở thành một người công dân tốt. Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã nói: “Hồ Chí Minh cao mà khơng xa, mới mà khơng lạ, chói mà
khơng rợp, mới gặp lần đầu đã thấy thân quen. Người ra đi, nhưng Người đã để
lại mn vàn tình u thương cho cả dân tộc Việt Nam, muôn vàn bài học về đạo
đức cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Những bài học đạo đức cách
mạng của Người đều được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt

Nam, được kế thừa từ những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lê Nin - đạo đức của
người cộng sản chân chính. Vì vậy, đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần
giá trị rất quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay, trước những âm mưu, thủ đoạn trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến
hịa bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc bóp méo sự thật của kẻ
thù về Bác Hồ, về Đảng cộng sản Việt Nam, phá hoại chủ trương, đương lối chính
sách pháp luật của nhà nước.
Trong thời gian qua, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, các
thầy cơ giáo đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố Lịch sử gắn liền
với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn thì giờ đây trên
cơ sở sự liên hệ đó chúng ta khắc họa sâu hơn cho học sinh. Nhận thức được ý
nghĩa và tầm quan trọng ấy, Bộ chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị số 06CT/TƯ, ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” ra đời và chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011
của Bộ chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh đã dấy lên một phong trào sâu rộng, lan tỏa đến mọi
nơi, mọi tầng lớp trong toàn xã hội. Đặc biệt, khi chỉ thị số 05-CT/TW ngày
15/05/2016 của Bộ chính trị được tun truyền rộng rãi thì phong trào thi đua học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng trở nên mạnh mẽ và có
kết quả sâu rộng.
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự hưởng
ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhưng nay Đảng xác định cần đưa tư
tưởng đó vào thực tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ này
đặt lên vai ngành giáo dục, đặc biệt là môn Lịch sử. Bên cạnh đó, cùng với việc
đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp
thiết để nâng cao chất lượng giáo dục . Đây là một vấn đề lớn, thu hút sự quan
2


tâm của người giáo viên nói riêng và của tồn xã hội nói chung.Vì vậy,việc tích

hợp liên mơn trong giảng dạy là một trong những phương pháp dạy học mới
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường, mặc dù địa
bàn tuyển sinh kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân sống rất chất
phát thật thà. Mặc dù vậy, người dân luôn quan niệm môn Lịch sử là môn học phụ
không cần thiết, chính vì thế khơng quan tâm, chú trọng nhiều. Còn đối với các
em học sinh sự hứng thú với mơn học gần như khơng có, kỹ năng sống cịn rất
nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử bậc
Trung học phổ thông, trong suốt q trình dạy học tơi ln tìm tịi và đổi mới
phương pháp nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn và qua một số bài học
nhằm lồng ghép tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh để nhằm giáo dục
nhân cách cho học sinh, đồng thời phát động phong trào học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Từ những lí do trên tơi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh tích hợp tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ
sau ngày 2/9/45 đến trước ngày 19/12/1946” (SGK Lịch sử 12 – Ban cơ bản) để
làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2020-2021 của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi hướng đến
những mục đích, nhiệm vụ sau:
- Giáo dục cho học sinh tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người đã ln đặt
lợi ích của dân tộc của nhân dân lên trên hết, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt trong con người Bác luôn đầy ắp tình yêu
thương đối với dân tộc ta, từ cụ già cho đến em nhỏ, từ người lính, anh chị em
dân công và kể cả tù binh của Pháp với một tình cảm rất đỗi yêu thương, bình dị,
ngọt ngào.
- Thơng qua bài học, ngồi việc giúp học sinh nắm được nội dung chính
của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954, tơi cịn muốn hướng học sinh tới việc
vận dụng những phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hình

ảnh chân thực, bình dị đó đi vào cuộc sống, biết cách sống giản dị, tiết kiệm, biết
yêu thương bạn bè và những người xung quanh, biết sống vị tha bao dung nhằm
xây dựng nhân cách của người học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là học sinh lớp 12 Trường
THCS& THPT Như Xn nơi tơi dạy, ngồi ra cịn có sự tham gia của 1 số học
sinh ở một số trường trên địa bàn Huyện.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả thiết thực từ việc tích hợp tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ
3


cộng hòa từ sau ngày 2/9/45 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử 12 –
Ban cơ bản) tại trường tôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở lí thuyết cho đề tài: Lý luận
dạy học lịch sử, các tài liệu dạy học chủ đề, các tài liệu dạy học liên môn, tăng
cường các hoạt động trải nghiệm.
- Nghiên cứu chương trình SGK lớp 12, các tư liệu lịch sử Việt Nam liên
quan , các môn học như Văn học, Địa lý, Âm nhạc, Quốc phịng.., các tài liệu
khoa học như báo chí, tranh ảnh, Intemet..có liên quan đến đề tài..
- Phương pháp so sánh, đối chứng, liên hệ thực tế: nhằm khảo sát tình hình,
kết quả sau khi tổ chức dạy học qua phiếu câu hỏi giành cho học sinh khối 12.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu
5. Tính mới của đề tài
Việc lồng ghép tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù đã
được thực hiện ở nhiều bài trong chương trình, nhưng ở Bài 17: Nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/45 đến trước ngày19/12/1946 (SGK Lịch sử
12 – Ban cơ bản) lại rất đặc biệt. Ở bài này đã tổng hòa được hầu hết các cốt cách
của con người Bác thông qua những hình ảnh chân thực trong cuộc sống hàng

ngày, đồng thời đã toát lên được cốt cách của một vị lãnh tụ thiên tài trong việc
dùng người, trong đối sách với kẻ thù và đưa ra được những quyết định vơ cùng
sáng suốt. Từ đó, giúp học sinh có cách nhận thức con người Bác một cách toàn
diện, biết học tập và vận dụng nó vào cuộc sống.
Đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học, nó có tính khả thi khơng
chỉ đối với bản thân tơi ma cả nhóm giáo viên mơn Lịch sử của trường nhằm nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn và trên thực tế còn được nhân rộng ra các trường
trên địa bàn của Huyện.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận: Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng như trong
sinh hoạt đời thường đã hình thành nên những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Trong hàng loạt các nét văn hóa truyền thống ấy cha ơng ta ln coi trọng việc
giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp là một trong những yếu
tố quan trọng hàng đầu, bởi đó là những nét đẹp của con người Việt Nam ta về
tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết thủy chung, hiếu học, sự cần cù..
Không chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc thì
dân tộc ta mới quan tâm và phát huy những truyền thống cao đẹp ấy, mà hôm nay
trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Đảng ta vẫn luôn chăm lo và phát huy
truyền thống ấy. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước tiến mạnh trên con đường XHCN, hội nhập quốc tế thì ngành giáo dục
4


phải đảm bảo thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có năng lực, có trí thức, được giáo dục theo quan điểm CN Mác- Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong đó giáo dục đạo đức là khâu quan trọng nhất.
Chương trình sách giáo khoa mơn Lịch sử lớp 12 có nhiều sự kiện về Chủ
tịch Hồ Chí Minh, về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tuy nhiên, qua
nội dung bài học, phần lớn các em tiếp thu kiến thức nặng về cảm tính, thậm chí

một bộ phận học sinh khơng chịu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức cịn mang tính đối phó, nên tác động về tư
tương Hồ Chí Minh đến suy nghĩ và hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa
có hiệu quả cao.
Qua q trình dạy học, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức
tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nằm nâng cao tư
tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Tuy nhiên, việc lồng ghép địi hỏi giáo
viên cần có sự uyển chuyển, linh động trong cách tích hợp theo từng đối tượng
học sinh, biến cái “ cao siêu” trong suy nghĩ của các em thành những cái “ thật
gần”, để các em dễ dàng tiếp nhận. Từ đó, việc tích hợp đạo đức tư tưởng Hồ Chí
Minh trong bài dạy thật sự có giá trị, góp phần hình thành nhân cách, lối sống, lối
sinh hoạt theo đúng pháp luật, nội quy của nhà trường nhằm hạn chế vấn đề học
sinh vi phạm trong trường học cũng như ngoài xã hội.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng của đề tài
Dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thơng có tác dụng to lớn đối với thế hệ
trẻ về lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc, hình thành nên thế giới quan khoa
học..Song do đặc thù của bộ môn Lịch sử, do một số giáo viên còn chưa thực sự
hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn phụ thuộc vào sách giáo khoa,
tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khơ khan, nhàm chán , nặng
nề, tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn học. Hơn nữa, tư tưởng coi
môn Lịch sử là “mơn khơng quan trọng”, học sinh “học gì thi đấy” nên nhiều học
sinh quay lưng với môn Lịch sử.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc
lập nhận thức của học sinh hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Lịch
sử là một môn học chứa đựng một lượng kiến thức lớn, bao gồm lịch sử thế giới,
lịch sử dân tộc từ thời tiền sử cho đến ngày hơm nay. Nó gắn liền với các sự kiện,
các nhân vật lịch sử, các địa danh nên học sinh rất khó ghi nhớ trong quá trình
học. Việc nắm bắt các kiến thức lịch sử một cách có hệ thống là một vấn đề hết
sức khó khăn. Vì vậy, chất lượng mơn học cịn rất thấp, đặc biệt là qua các kì thi

tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử luôn xếp ở vị trí sau cùng. Ngun nhân
của thực trạng đó đang là mối trăn trở của nhiều giáo viên môn Lịch sử đang trực
tiếp giảng dạy. Vì vậy, phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, tăng
thêm tính hấp dẫn đối với học sinh được nhiều giáo viên đặc biệt quan tâm. Nhiều
5


phương pháp dạy học đổi mới đã được thử nghiệm và góp phần mang lại hiệu quả
trong bài học như phương pháp nêu và giải quyết tình huống, đàm thoại, sử dụng
các đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động ngoại khóa…. Đặc biệt từ việc tích lũy
kiến thức liên mơn đó để lồng ghép nói về tấm gương đạo đức hồ Chí Minh trong
một bài học thì thực sự đang là phương pháp mới mẻ đối với cả giáo viên và học
sinh. Sở dĩ như vậy là do đây là phương pháp dạy học đạt hiệu quả kiến thức mơn
lịch sử cao nhưng khó thực hiện đối với giáo viên, nhất là giáo viên công tác ở
những vùng xa xơi, điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn.
2. Thực trạng học sinh
Tại trường THCS&THPT nơi tôi dạy, trước năm 2019, khi chưa tích hợp
vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài cụ thể, sự tiếp thu bài học
của học sinh rất khô khan, học sinh thiếu chủ động trong giờ học, chưa phát huy
được sự hứng thú, tích cực chủ động trong học sinh, vì vậy hiệu quả giờ học
khơng cao. Đặc biệt học sinh chưa nắm được những giá trị tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong từng bài học.
Xuất phát từ những lí do và thực trạng trên, trong thời gian qua tơi đã tìm
tịi, nghiên cứu và thử áp dụng phương pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh vào trong một số bài học và đã thu được một số kết quả khả quan. Đối với
bài 17: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày
19/12/1946”, trong tiết 1. Với mục tiêu là nhằm giúp học sinh hiểu được những
khó khăn mà nhân dân ta phải đương đầu sau ngày cách mạng tháng Tám thành
công. Qua bài học, giúp các em thấy được khả năng lãnh đạo tài tình sáng suốt
của Đảng và đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh để đưa đất nước vượt qua khó

khăn, thử thách. Từ đó hình thành cho các em tinh thần tương thân, tương ái, tinh
thần vượt khó để vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Trong xu thế hiện nay, việc giáo dục đạo đức lối sống cho HS thực sự cần thiết
hơn bao giờ hết. Để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn và
liên hệ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đóng vai trị quan trọng nhằm làm rõ các
nội dung mà bài học đề cập đến.
III. Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy Bài 17: Nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/45 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK
Lịch sử 12 – Ban cơ bản)
1. Xác định bài giảng có thể tích hợp và lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp
với bài giảng và khả năng nhận thức của học sinh
Để xác định đúng các bài giảng có thể tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh phù
hợp với bài giảng, phù hợp với nhận thức của học sinh, yêu cầu GV phải căn cứ
vào Chương trình giáo dục mơn học của Bộ GD-ĐT, phân phối chương trình của
Sở GD- ĐT, nội dung Sách giáo khoa, yêu cầu về chuẩn kiến thức kỉ năng của
từng bài học. Nắm vững và hiểu biết sâu sắc các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí
6


Minh đã được học tập và bồi dưỡng. Hiểu biết về kiến thức các mơn học có thể
vận dụng vào bài học cho phù hợp.
Giáo viên cần thực hiện các bước sau để tiến hành tích hợp tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh.
- Bước 1: Xác định rõ tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong
những hoạt động nào của Người. Từ đó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các bài hát,
các tác phẩm văn học, bản đồ, các bài viết, hình ảnh về Người, các bộ phim tư
liệu.. .viết về Người liên quan đến nội dung tích hợp.
- Bước 2: Tiến hành soạn bài, chú ý xác định rõ các chuẩn kiến thức kỹ năng, mục
tiêu của bài dạy. Xác định rõ nội dung tích hợp vào các đơn vị kiến thức cụ thể.

Xác định rõ phương pháp tích hợp và các tư liệu liên quan phục vụ cho bài dạy.
Cần chú ý phần chuẩn bị tư liệu có cả của học sinh và giáo viên.
Nội dung và các phương pháp tích hợp vào các đơn vị kiến thức cụ thể
trong Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/45 đến trước
ngày19/12/1946 (SGK Lịch sử 12 – Ban cơ bản) như sau:
Bài
Nội dung tích hợp
Phương thức tích hợp
Bài 17: Nước
Tư tưởng đạo đức của Hồ
- Lồng ghép trong bài giảng
Việt Nam dân
Chí Minh:
của GV(Mục II: Bước đầu xây
chủ cộng hịa từ + Giáo dục tinh thần yêu
dựng chính quyền cách mạng,
sau ngày 2/9/45 nước, vì nước vì dân, vượt
giải quyết khó khăn về nạn
đến trước
qua mọi khó khăn, thử thách đói, nạn dốt và khó khăn về tài
ngày19/12/194 để đạt mục đích cách mạng.
chính)
6
+ Về đạo đức cách mạng
- GV cho HS xem vi deo, sử
cần , kiệm, liêm, chính, chí
dụng bài tập tình huống, tổ
cơng vơ tư.
chức cho HS giải quyết tình
+ Về tình u thương con

huống.
người, lịng nhân ái bao
- HS nghiên cứu SGK trả lời
dung.
câu hỏi
- Lồng ghép trong bài giảng
của GV( Mục II: Bước đầu
xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn
dốt và khó khăn về tài chính )
2. Tích hợp tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy Bài 17:
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/45 đến trước
ngày19/12/1946
2.1. Giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần vì nước vì dân, vượt qua mọi khó
khăn thách thức để đạt được mục đích cách mạng.
- Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946, dạy mục II: mục 1, 2,3.
7


+ Nội dung tích hợp: Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa giành thắng lợi, từ
chiến khu Việt Bắc Bác trở về Hà Nội, Bác rất đau lòng khi thấy nhân dân ta trải
qua nạn đói khủng khiếp do hậu quả của chính sách cai trị tàn bạo của bọn thực
dân, phong kiến. Vì vậy, ngay sau khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Người đã ra sắc lệnh diệt “Giặc đói”, giặc dốt.
Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem
đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm.
+ Hình thức tích hợp: Cho học sinh xem 1 đoạn video về diệt giặc đói, giặc
dốt của Hồ chí Minh.
+ Hỏi: Từ những hình ảnh đó giúp chúng ta cảm nhận được điều gì ở con

người của Bác?
Các em học sinh hiểu được đó là lịng yêu nước thương dân, cống hiến hết
mình cho sự nghiệp cách mạng.
GV nêu câu hỏi:Tại sao Bác lại chủ trương diệt “giặc dốt”? Việc làm đó
có ý nghĩa gì?
GV sử dụng một số tranh ảnh về các lớp bình dân học vụ để giúp học sinh
hiểu rõ hơn hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta thời điểm đó.

Bên cạnh nạn đói là nạn dốt, do chính sách ngu dân của thực dân, phong
kiến nên sau ngày cách mạng tháng Tám thành cơng cả nước có hơn 90% dân số
mù chữ. Bác viết: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực
dân dùng để cai trị chúng ta, hơn 90 % dân số mù chữ, nhưng chỉ cần 3 tháng đủ
8


để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu, vì vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh kí sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”, kêu gọi nhân dân cả nước
tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.
Cùng với việc diệt giặc đói, giặc dốt là việc xây dựng chính quyền cách
mạng, khi dạy mục 1: Xây dựng chính quyền cách mạng.
- Nội dung tích hợp: Giúp học sinh hiểu rõ hơn hoàn cảnh đất nước đang
trong tình thế lâm nguy, chính phủ Lâm thời khơng cịn phù hợp, vì vậy Bác đã
chủ trương phải bầu ra một Quốc hội - đó là cơ quan quyền lực tối cao của nhân
dân sẽ cử ra một chính phủ thực sự của toàn dân và ấn định cho nước Việt Nam
một hiến pháp dân chủ có đủ cơ sơ pháp lý để đấu tranh chống thù trong, giặc
ngồi
- Hình thức tích hợp: GV nêu câu hỏi phát vấn, HS trả lời.
GV nêu câu hỏi: Tại sao trong lúc nạn đói, nạn dốt đang hồnh hành Người
lại chủ trương tổng tuyển cử bầu Quốc hội?

GV cho HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày quan điểm của
mình.
Qua đây giáo dục cho học sinh tinh thần vì dân vì nước của Bác. Tư tưởng
này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua nhiều bài dạy.
Suốt cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước
cho đến khi vĩnh biệt chúng ta, Người chỉ có một “Ham muốn tột bậc là làm sao
cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành…”
2.2. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng bắt nguồn từ đạo đức của
dân tộc Việt Nam, kế thừa đạo đức Phương Đơng, những tinh hoa văn hóa đạo
đức của nhân loại. Hồ Chủ Tịch coi đạo đức là nền tảng của cách mạng, như gốc
của cây. Chính vì vậy, Người luôn quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho mọi
người. Theo Người, đạo đức cách mạng là: “Trung với nước, hiếu với dân; Yêu
thương con người; Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư và tinh thần quốc tế
trong sáng”. Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu lên những
nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng là: “Nói phải đi đôi
với làm, xây phải đi đôi với chống, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời”.
Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946.
Mục II. 2: Giải quyết nạn đói
- Nội dung tích hợp: Sau cách mạng thành cơng, đất nước ta phải đối đầu
với một nạn đói nghiêm trọng chưa từng thấy, cảnh người chết đói đầy đường, tha
phương cầu thực.Trong hồn cảnh đó, Bác đã đưa ra những biện pháp thiết thực:
9


lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất... Trong
những lần kêu gọi đó, Bác ln là người gương mẫu thực hiện trước và nhắc nhở

các đồng chí cùng thực hiện.
- Hình thức tích hợp: Yêu câu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi, GV sử
dụng hình thức phát vấn.
GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh về nạn đói.

10


+ GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh rồi nêu câu hỏi: Từ những hình ảnh trên
em cảm nhận được điều gì về tình cảnh nước ta sau cách mạng, Bác đã có chủ
trương gì?
+ HS trả lời, GV chốt lại 1 số ý chính và kết luận: Chính những việc làm của
Bác và Trung ương Đảng đã đưa đất nước ta bước đầu giải quyết được khó khăn
về nạn đói.
Từ đó hình thành cho học sinh tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá
rách, biết giúp đỡ những người xung quanh.
2.3. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về tình u thương con người, lịng
nhân ái bao dung
Yêu thương con người, tấm lòng nhân ái bao dung, đã làm nên giá trị tinh
thần lớn lao và sâu sắc của vị cha già kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan
điểm vì con người của Bác đã trở thành một triết lý nhân sinh cao cả, kết tinh từ
những giá trị truyền thống, của dân tộc, của nhân dân và thời đại. Suốt cuộc đời,
từ khi bơn ba ra nước ngồi tìm đường cứu nước đến khi vĩnh biệt thế giới Chủ
tịch Hồ Chí Minh đều một lịng vì nước, vì dân.
- Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946; Mục II.2, 3. Giải quyết nạn đói, giải quyết nạn dốt.
- Nội dung tích hợp: Ngay từ ngày đầu cách mạng tháng Tám thành công,
tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Nhà nước là: làm cho dân có ăn, làm cho dân có
mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Để làm được điều đó,

Người đề ra nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói, giặc dốt, Bác là người gương mẫu
thực hiện đầu tiên.
- Hình thức tích hợp: lồng ghép vào nội dung bài giảng
Qua đó, giáo dục các em tình u thương con người, tinh thần tương thân
tương ái, “lá lành đùm lá rách”, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội. Lúc cịn sống tình u thương con người của Bác được biểu hiện với tất cả
mọi người, từ cụ già đến trẻ nhỏ, nhưng đặc biệt hơn là với các chiến sĩ.
3. Những kết quả đạt được sau khi vận dụng tích hợp tư tưởng đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy.
3.1. Kết quả khảo sát của cá nhân và nhóm sử.
11


Năm học

Lớp

Sĩ số

2018
2019

12A
12B
12C

40
39
40
119

39
41
40
120
38
36
34
108

Tổng

2019
2020

12A
12B
12C

Kết quả kiểm tra học sinh
Hiểu bài, nắm
Hiểu sơ sài,
vững kiến thức kiến thức chưa
Chưa hiểu bài
đầy đủ
Số
Số
Số
lượng
Tỉ lệ
lượng

Tỉ lệ
lượng
Tỉ lệ
hs
%
hs
%
hs
%
13
11
12
36
9
11
12
32
30
27
27
84

32,5%
28,2%
30,0%
30,2%
23,0%
26,8%
30,0%
26,6%

78,9%
75,0%
79,4%
77,8%

20
22
20
62
26
26
25
77
8
9
7
24

50,0%
56,4%
50,0%
52,2%
66,7%
63,4%
62,5%
64,2%
21,1%
25,0%
20,6%
22,2%


7
6
8
21
4
4
3
11
0
0
0
0

17,5%
15,4%
20,0%
17,6%
10,3%
9,8%
7,5%
9,2%
0
0
0
0

Tổng
2020
12A

2021
12B
12C
Tổng
3.2. Hiệu quả đạt được.
So sánh kết quả 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020 khi đang sử dụng
phương pháp truyền thống với năm học 2020-2021 khi GV tích hợp tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy tơi nhận thấy.
- Đa số các em học sinh có thái độ học tập tích cực, chủ động, tập trung vào
bài học, khơng có hiện tượng nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. Các
thông tin, nội dung bài học của giáo viên được học sinh tìm hiểu say mê, hứng
thú, tiếp thu bài tốt.
- Giờ học Lịch sử khơng cịn khơ khan với những con số, những trận đánh
mà các em đã biến nó thành các trị chơi như hái hoa trả lời câu hỏi, đóng kịch, kể
chuyện, hát..từ đó các em u thích hơn; Riêng đánh giá về những đóng góp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 thông
qua việc tích hợp tư tưởng đạo đức của Bác bằng nhiều phương pháp khác nhau
như đóng vai, kế chuyện, thuyết trình, xem video.. các em đã nhận thức được:
+ Đây là giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của cách mạng Việt Nam, khó khăn
chồng chất, chính những quyết định của đúng đắn của Trung ương Đảng đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta đã từng bước vượt qua tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”
+ Đối với khó khăn trong nước như nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài
chính.Bác đã có những biện pháp khắc phục kịp thời có hiệu quả. Đối với kẻ thù
xâm lược, Bác đã đưa ra phương pháp ngoại giao vừa mềm dẻo về sách lược, vừa
cứng rắn về nguyên tắc để giữ vững chủ quyền dân tộc; Bác cùng với Trung ương
12


Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hồn tồn, buộc thực dân Pháp

phải kí Hiệp định Giơnevơ rút quân về nước.
+ Các em có hiểu biết sâu sắc về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí
Minh, càng thêm yêu quý và kính trọng Bác, để từ đó tự rèn luyện bản thân học
tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
- Học sinh biết vận dụng kết hợp kiến thức các môn học Văn Học, Giáo dục
công dân, Âm nhạc, Địa lý… để giải quyết các tình huống, xử lí thơng tin và trả
lời các câu hỏi mà các em được tiếp cận một cách chính xác, có tư duy logic.
- Việc vận dụng linh hoạt kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh vào giảng dạy trong bài học đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, các em có
cái nhìn đa chiều, hiểu sâu sắc nội dụng của bài học và biết vận dụng những kiến
thức đó vào thực tiễn của cuộc sống.
- Khi thực hiện giáo viên cần chú ý đến yếu tố thời gian, đặc điểm của học
sinh để vận dụng đạt được hiệu quả cao.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa thực tiễn của việc tích hợp tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954.
Từ những kết quả đã đạt được trong việc dạy học tích hợp tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và dạy học liên môn qua các bài giảng lịch sử trong năm học 20202021, bản thân tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Thứ nhất, việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua các bài giảng đã làm
cho giờ học sinh động hơn, dễ hiểu hơn, giúp học sinh nắm chắc và hiểu sâu sắc
hơn các kiến thức lịch sử trong bài học. Học sinh hứng thú và say mê học tập môn
học lịch sử, giờ học lịch sử không cịn là mơn học, giờ học nhàm chán, khơ khan
như trước đây.
- Thứ hai, việc giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh thơng qua việc
tích hợp các nội dung đạo đức Hồ Chí Minh đã giúp cho học sinh bước đầu có
những nhận thức cơ bản về đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần trong việc
giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách học sinh THPT.
- Thứ ba, việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh qua các bài
giảng lịch sử góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
Để thực hiện được các tiết dạy có tích hợp, u cầu người giáo viên phải chuẩn bị

công phu hơn, sưu tầm tài liệu, soạn bài, phân phối thời gian, lựa chọn các
phương pháp dạy học thích hợp, thiết bị dạy học phù hợp.
- Thứ tư, việc dạy học tích hợp giáo dục đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh là
một việc làm cụ thể, thiết thực và tích cực hưởng ứng cuộc vận động của Trung
ương Đảng, Bộ chính trị về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” bởi vì: để dạy học tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thì trước hết
bản thân người giáo viên phải học tập và thấm nhuần đạo đức tư tưởng Hồ Chí
13


Minh, hiểu được hệ thống tư tưởng của Người thì mới có thể làm tốt việc giáo
dục cho học sinh, thực sự là một tấm gương cho học sinh noi theo.
Như vậy, chúng ta càng yêu quý biết bao con người Bác! Tư tưởng, tâm
hồn của Bác thanh cao, giản dị mà vô cùng vĩ đại. Mỗi người dân Việt Nam ở mọi
vùng miền, mọi nghành nghề cùng đồng lòng, nguyện học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh để ln xứng đáng với những mong ước của Bác,
đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các nước bạn bè trên thế giới.
2. Một số điều cần lưu ý khi tổ chức giờ dạy.
- Khi tổ chức giờ học trên lớp giáo viên là người giữ vai trị, chức năng tổ
chức, hướng dẫn, định hướng chứ khơng phải truyền thụ áp đặt một chiều, học
sinh được đặt vào vị trí trung tâm của q trình tiếp nhận, đóng vai trị chủ thể
cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá,
chiếm lĩnh kiến thức.
- Tổ chức hoạt động đọc hiểu và quan sát vận dụng kiến thức liên môn trên
lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học,
phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong giờ học. Vì vậy, giáo
viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho
học sinh, cịn học sinh khơng thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học
thuộc, rồi làm mất dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tịi, xử lí
thơng tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.

- Tổ chức dạy học tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết
trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề
dạy học để các em tự tìm tịi, khám phá nội dung liên quan.
3. Những kiến nghị và đề xuất
Từ những kinh nghiệm tổ chức một bài học dạy học theo hướng tích hợp tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và kiến thức liên mơn và hiệu quả đạt được sau khi
vận dụng phương pháp sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài học
cụ thể tôi nhận thấy: môn Lịch sử là một môn học không chỉ đơn thuần là những
kiến thức, những số liệu khơ khan mà đó là cả một kho tàng kiến thức về văn hóa,
lịch sử của cả Việt Nam và thế giới. Việc tích hợp, lồng ghép các nội dung kiến
thức liên quan vào bài học là khơng khó, hồn tồn có tính khả thi trong việc phát
huy hơn nữa khả năng tự học của người học, cũng như góp phần hình thành và
rèn luyện các kỷ năng sống cho học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện
nay.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này vào trong dạy học cịn gặp nhiều
khó khăn do sách báo, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị… phục vụ
cho q trình dạy học cịn thiếu và yếu, đời sống của giáo viên Lịch sử còn gặp
nhiều khó khăn nên khó tự trang bị. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin,
sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến nội dung bài học còn
14


hạn chế. Việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất cơng phu nên giáo viên cịn ngại
thực hiện.
Từ những quan điểm trên, tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau
đây:
- Về phía chính quyền địa phương, ủy ban nhân dân xã, huyện nơi tôi công
tác cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để cung cấp cho giáo viên và học sinh các
tài liệu của địa phương để phục vụ cho công tác lồng ghép vào các bài học phần
nội dung lịch sử địa phương, các di tích lịch sử; đẩy mạnh việc học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đối với cơ quan quản lý cấp trên, Sở Giáo dục đào tạo Thanh Hoá cần tổ
chức hội thảo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong toàn nghành. Trong các đợt
thanh kiểm tra cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức và phương pháp
để giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học nhằm đạt kết quả giáo dục
cao, có tác động chuyển biến tích cực trong nhận thức của học sinh đối với các
vấn đề cụ thể mà các em được tiếp thu.
- Đối với cấp trường, tổ chun mơn cần có kế hoạch cụ thể, u cầu giáo
viên bộ mơn có liên quan phối hợp lồng ghép nhiều hơn các vấn đề của bài học
vào mơn học của mình. Về phía nhà trường cần tạo điều kiện về trang thiết bị
máy chiếu cho giáo viên tổ chức tiết dạy tại các phòng học để giờ học đạt kết quả
tốt. Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp thao giảng, đưa
hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và
giáo viên hằng năm. Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học
tích hợp liên mơn.
Ngồi ra, cần tích cực tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan
đến chủ đề tích hợp liên mơn mà bộ đã phát động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác, về những đức tính giản
dị, yêu thương gần gủi đồng bào của Bác..Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên
được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn huyện thông qua các cuộc hội thảo
chuyên đề.
Hiểu rõ được những điều đó bản thân tơi là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy môn Lịch sử trong nhiều năm qua, tơi thấy mình phải có trách nhiệm giáo
dục các em trở thành những cơng dân Việt Nam hồn thiện về nhân cách đạo đức,
có lối sống trong sáng lành mạnh, là người có ích cho gia đình và xã hội, đồng
thời giúp các em có những hiểu biết đầy đủ kiến thức xuyên suốt các bộ môn
trong nhà trường một cách tích cực, hứng thú. Xuất phát từ những suy nghĩ đó tơi
mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này trong năm học 2020-2021 để thực hiện
cùng các đồng nghiệp nhằm phát huy tính tích cực tự học tự tìm hiểu của học sinh
và nâng cao hiệu quả của việc dạy học thông qua việc vận dụng tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh vào dạy học mơn Lịch sử. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thực hiện của
riêng tơi nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tơi kính
15


mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này được
hoàn thiện hơn và được vận dụng vào quá trình dạy học về sau đạt kết quả cao
hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.

Lê Doãn Huy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Bộ GD-ĐT: Chuyên đề tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua các bài giảng Lịch
sử ở trường THCS và Trường THPT- Hà Nội 9/2010
2. Bộ GD-ĐT: SGK Lịch Sử lớp 12
3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương: Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí MinhNXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh (tóm tắt tiểu sử và sự
nghiệp)- NXB Văn hóa dân tộc. Hà Nội 2000.
5. Chiến sĩ cách mạng lỗi lạc- Những hồi kí về Hồ Chủ Tịch- NXB Tiến Bộ, Mátxcơ- va 1990.
6. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Ban Chấp Hành Trung ương Đảng cọng
sản Việt Nam. Hà Nội 1999.

7. Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Tập bài
giảng)- NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nôi 1995.
8. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1,2 chương trình chuẩn NXB GD.
9. Nguyễn Bảo (2007) , Tuyển tập thơ Tố Hữu- NXB Văn học Hà Nội.
10. Kharlamốp I.F(1978) phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào
tập 1,2- NXB GD Hà Nội.
11. Phan Ngọc Liên (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông- NXB Đại học sư phạm HN.
12. Nhiều tác giả (2008), Một phần Lịch sử Việt Nam qua thơ, NXB Quân đội
nhân dân Hà Nội.
Một số thông tin tham khảo trên các trang mạng

17



×