Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 12 thông qua phương pháp giải bài toán về chất béo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.23 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TOÁN
CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ CHẤT BÉO

Người thực hiện: Trịnh Thị Xiêm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Hóa học

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2


2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực tính tốn
2
2.1.1.1. Khái niệm năng lực
2
2.1.1.2. Khái niệm năng lực tính tốn
2
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về chất béo
2
2.1.2.1. Khái niệm chất béo
2
2.1.2.2. Phân loại chất béo
3
2.1.2.3. Tính chất hóa học của chất béo
3
2.1.3. Các phương pháp áp dụng
4
2.1.3.1. Phương pháp bảo toàn nguyên tố
4
2.1.3.2. Phương pháp bảo tồn khối lượng
4
2.1.3.3. Đợ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ
4
2.1.3.4. Phương pháp quy đổi
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5

2.3.1. Các giải pháp
5
2.3.2. Tổ chức thực hiện
6
2.3.3. Nội dung thực hiện
6
Dạng I: Bài toán đơn giản về phản ứng xà phòng hóa chất béo
6
Dạng II: Bài tốn tởng hợp đơn giản về phản ứng cháy và phản ứng xà
8
phòng hóa chất béo
10
Dạng III: Quy đởi với bài tốn chỉ chứa mình chất béo
13
Dạng IV: Quy đởi với bài tốn chứa cả axit béo và chất béo
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
3.2.1. Đối với giáo viên
20
3.2.2. Đối với nhà trường
20
3.2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
21

Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN Ngành Giáo
dục huyện, tỉnh và các cấp cao hơn đánh giá từ loại C trở lên


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu chung của giáo dục phở thơng là “nhằm phát triển tồn diện con
người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện được mục tiêu đó, Ngành
Giáo dục và Đào tạo đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục ở mọi
cấp học với tinh thần dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh.
Trong chương trình giáo dục phở thơng hiện nay, Hố học là mơn học
tḥc nhóm mơn khoa học tự nhiên. Mơn Hố học giúp học sinh có được những
tri thức cốt lõi và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối
quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lý
thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý,
sinh học, y dược và địa chất học. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT Quảng Xương II,
đặc biệt trong quá trình ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cho học sinh lớp
12, tôi nhận thấy việc phát triển năng lực tính tốn cho học sinh là rất cần thiết.
Khi các em tìm được kết quả của bài toán mợt cách nhanh chóng và chính xác
thì sẽ tạo được niềm đam mê, hứng thú với môn học hơn cho các em, qua đó
kích thích được trí tò mò muốn chiếm lĩnh tri thức, khám phá thêm năng lực của

bản thân trong môn học đó.
Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tính
toán cho học sinh lớp 12 thông qua phương pháp giải bài toán về chất béo”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này, giúp học sinh nắm vững được cơ sở lý thuyết, tính chất
hóa học về chất béo; áp dụng được các định luật bảo toàn, vận dụng linh hoạt
phương pháp quy đởi khi giải bài tốn về chất béo. Từ đó, phát triển được năng
lực tính tốn cho học sinh lớp 12 trường THPT Quảng Xương II.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các dạng toán về chất béo theo mức đợ từ dễ đến khó.
- Nâng cao năng lực tính toán cho học sinh lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành được đề tài nghiên cứu này tơi đã sử dụng mợt số phương
pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Đưa ra hệ thống lý thuyết
liên quan đến chất béo và tổng hợp hệ thống lý thuyết thơng qua các dạng tốn
cụ thể.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Đưa ra các loại phản
ứng riêng của chất béo: phản ứng cháy, phản ứng thủy phân, phản ứng cộng rồi
hệ thống hóa lại.
1


- Phương pháp quan sát sư phạm: Nghiên cứu tình hình lớp cụ thể để phân
loại đối tượng học sinh.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu, thông tin qua thực tế
giảng dạy, qua thực trạng xã hội, qua mạng internet… Phân dạng, đưa ra hệ
thống bài tập, các phương pháp giải để tìm được phương pháp thích hợp, hiệu
quả nhất.
- Phương pháp phân tích và tởng hợp tài liệu: Nghiên cứu và xem xét lại

kết quả thu được từ việc giảng dạy các khóa trước, rút ra ưu, nhược điểm cần
khắc phục của mỗi phương pháp và bổ sung những cái mới.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: So sánh kết quả tác động lên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Phương pháp thống kê toán học: Từ việc xử lý, phân tích các số liệu thu
thập được để rút ra nhận xét, kết luận khoa học, tính khách quan về đề tài nghiên
cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực tính tốn
2.1.1.1. Khái niệm năng lực [28]
Năng lực còn được gọi là khả năng thực hiện như khả năng giải nhanh các
bài tập... là một sự kết hợp linh hoạt và độc đáo của nhiều đặc điểm tâm lý của
một người, tạo thành những điều kiện chủ quan, thuận lợi giúp cho người đó tiếp
thu dễ dàng, tập dượt nhanh chóng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực
nào đó.
2.1.1.2. Khái niệm năng lực tính tốn [28]
Năng lực tính tốn là năng lực mà học sinh có thể sử dụng thành thạo
phương pháp đại số trong toán học và mối liên hệ với các kiến thức hóa học để
giải các bài toán hóa học. Đồng thời sử dụng hiệu quả các thuật tốn để biện
luận và tính tốn các dạng bài tốn hóa học.
Thơng qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính tốn cho học
sinh. Các em có thể vận dụng thành thạo các phương pháp bảo toàn (bảo toàn
khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo tồn điện tích, bảo tồn electron…) trong
việc tính toán giải các bài toán hóa học.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về chất béo
2.1.2.1. Khái niệm chất béo [1], [28]
.
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là
triaxylglixerol.

Glixerol là ancol no, ba chức, mạch hở, công thức là: C3H5(OH)3 (M = 92)
Axit béo là axit cacboxylic đơn chức có số cacbon chẵn (thường từ 12C
đến 24C), mạch C dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no.
Các axit béo thường gặp:
- Axit béo no (gốc hiđrocacbon chỉ chứa liên kết đơn):
C17H35COOH: axit stearic (M = 284); C15H31COOH: axit panmitic (M = 256)
- Axit béo không no (gốc hiđrocacbon chứa liên kết ):
C17H33COOH: axit oleic (có 1 liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon, M = 282)
C17H31COOH: axit linoleic (có 2 liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon, M = 280)
2


R1COO  C H2
|

R COO  C H
2

|

CTCT chung của chất béo: R COO  CH2
(trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống
hoặc khác nhau)
Hoặc để tiện cho viết PTPƯ và tính tốn ta có thể sử dụng công thức:
(RCOO)3C3H5 (với R là gốc hiđrocacbon trung bình của các axit béo)
Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5: Tristearoylglixerol hay tristearin (M = 890)
(C15H31COO)3C3H5: Tripanmitoylglixerol hay tripanmitin (M = 806)
(C17H33COO)3C3H5: Trioleoylglixerol hay triolein (M = 884)
(C17H31COO)3C3H5: Triolinoleoylglixerol hay trilinolein (M = 878)
2.1.2.2. Phân loại chất béo [1]

Dựa vào gốc hiđrocacbon trong axit béo thì chất béo chia thành 2 loại:
+ Chất béo rắn (mỡ bò, mỡ cừu, mỡ lợn, mỡ gà...): Trong phân tử chứa các gốc
hiđrocacbon của axit béo đều no, như: (C17H35COO)3C3H5; (C15H31COO)3C3H5.
+ Chất béo lỏng (dầu lạc, dầu vừng, dầu cọ, dầu ô-liu…): Trong phân tử chứa
các gốc hiđrocacbon của axit béo không no, như: (C17H33COO)3C3H5…
2.1.2.3. Tính chất hóa học của chất béo
Về cấu tạo, chất béo là trieste nên chúng có tính chất của este nói chung
như: phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa, phản
ứng cháy và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
a/ Phản ứng thủy phân [1]
* Thủy phân chất béo trong mơi trường axit, đun nóng:
PTPƯ tởng quát:
3

H2SO4�

����
(RCOO)3C3H5 + 3H2O ���� 3RCOOH + C3H5(OH)3
Ví dụ:
H2SO4�
����

(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ���� 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
Đặc điểm của phản ứng thủy phân trong dung dịch axit: phản ứng thuận
nghịch, sản phẩm tạo thành chứa axit béo và gilxerol.
* Thủy phân trong chất béo mơi trường kiềm, đun nóng (gọi là phản ứng
xà phịng hóa):
Giả sử thủy phân chất béo bằng dung dịch NaOH (nếu thay NaOH bằng
KOH thì viết PTPƯ tương tự)
PTPƯ tởng qt:

t
� 3RCOONa + C3H5(OH)3
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ��
Ví dụ:
t
� 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH ��
Đặc điểm của phản ứng: phản ứng một chiều, sản phẩm tạo thành chứa
muối của axit béo (thành phần chính của xà phòng) và gilxerol.
* Lưu ý: Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
0

0

3


b/ Phản ứng cộng vào gốc hiđrocacbon không no (áp dụng đối với chất béo
lỏng) [1], [28]: Khi đó, tỉ lệ phản ứng giữa chất béo với H 2 hoặc Br2 dựa vào số
liên kết CC trong chất béo.
* Phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to): Đây là phương pháp chuyển chất béo
lỏng thành chất béo rắn.
Ví dụ: (C17H31COO)3C3H5 + 6H2 (C17H35COO)3C3H5
* Phản ứng cộng dung dịch Br2: Chất béo chứa gốc hiđrocacbon không no
có thể làm mất màu dung dịch brom.
Ví dụ:
(C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 (C17H33Br2COO)3C3H5
c/ Phản ứng oxi hóa hồn tồn chất béo (phản ứng cháy) [1]
Oxi hóa hồn tồn chất béo thu được khí CO2 và hơi H2O:
PTPƯ tổng quát:

t

CxHyO6 + (x + y/4 – 3) O2 ��
xCO2 + y/2H2O
0

2.1.3. Các phương pháp áp dụng
2.1.3.1. Phương pháp bảo toàn nguyên tố [3]
Nguyên tắc: Trong các phản ứng hóa học thơng thường, các ngun tố
ln được bảo tồn. Nghĩa là, tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố bất kì
trước và sau phản ứng luôn bằng nhau:
nnguyên tử nguyên tố trước phản ứng = nnguyên tử nguyên tố sau phản ứng
2.1.3.2. Phương pháp bảo toàn khối lượng [3]
Nguyên tắc: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất
tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm:
mtrước phản ứng = msau phản ứng
Khối lượng chất = tổng khối lượng các nguyên tố cấu tạo nên chất đó.
Ví dụ: mhiđrocacbon = mC + mH; mchất béo = mC + mH + mO
Trong bài tốn xảy ra nhiều phản ứng, khơng nhất thiết phải viết PTPƯ
mà chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để có quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất.
2.1.3.3. Độ bất bão hịa của hợp chất hữu cơ [28]
- Đợ bất bão hòa (k) là đại lượng đặc trưng cho mức độ chưa no của một
hợp chất hữu cơ, được tính bằng tởng số liên kết pi () và số vòng (V) có
trong hợp chất hữu cơ đó.
- Biểu thức tính k có thể viết như sau:
k =  + V = ½(2S4 + S3 + 2 – S1) (k ≥ 0 và là số nguyên)
Trong đó: S1, S3 và S4 là tổng số nguyên tử hóa trị I, III và IV tương ứng
(tổng số nguyên tử hóa trị II khơng ảnh hưởng đến giá trị của k)
Ví dụ: Xét hợp chất tởng qt CxHyOzNt thì k = ½(2x + t + 2 – y)
- Đối với chất có cấu tạo mạch hở (số vòng = 0) thì:

k =  =  CC trong gốc +  nhóm chức
Ví dụ:
Tristearin có cơng thức (C17H35COO)3C3H5 hay C57H110O6 thì:
k = ½(2 . 57 + 2 – 110) = 3
 Cả 3 liên kết  đều nằm trong nhóm chức COO, chất béo no.
4


- Trong phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C và H
hoặc C, H và O: Công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2kOx ta luôn có phương trình:
nchất hữu cơ = (với k ≠ 1)
2.1.3.4. Phương pháp quy đổi [28]
Quy đổi là phương pháp biến đởi tốn học nhằm đưa bài tốn ban đầu
với một hỗn hợp các chất phức tạp trở thành mợt bài tốn đơn giản hơn, qua đó
làm các phép tính trở nên ngắn gọn, dễ dàng.
Cơ sở của phương pháp quy đởi là định luật bảo tồn khối lượng và bảo
tồn ngun tố: Khi chuyển đởi hỗn hợp này thành hỗn hợp khác thì khối lượng
được bảo toàn và ngun tố cũng được bảo tồn.
Trong q trình tính tốn theo phương pháp quy đởi đơi khi ta gặp số âm
(như số mol âm, khối lượng âm) đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất
trong hỗn hợp, trong trường hợp này ta vẫn tính tốn bình thường và kết quả
cuối cùng vẫn thoả mãn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy ở các lớp, bản thân tôi nhận thấy học sinh thường bối
rối khi gặp bài toán về chất béo. Đa số các em đều không biết nên xử lý các dữ
kiện như thế nào nếu chưa được phân tích, định hướng phương pháp giải thích
hợp. Với kiểu thi trắc nghiệm như hiện nay thì các em cần phải rèn luyện kĩ
năng vận dụng được các phương pháp giải hay, các định luật bảo toàn để đưa ra
kết quả nhanh và chính xác nhất.
Bài tốn về chất béo có nhiều dạng với nhiều kiểu ra đề khác nhau. Nhiều

học sinh khi gặp bài toán vận dụng về chất béo các em bỏ qua luôn vì tưởng
chừng nó phức tạp không giải được. Theo tôi nghĩ, thực chất vấn đề khơng phải
là bài tốn về chất béo khó mà do các em chưa nắm vững được bản chất phản
ứng, chưa hiểu được mấu chốt của bài toán và chưa biết cách xâu chuỗi được
các mắt xích của đề. Vì vậy, cần trang bị cho học sinh các phương pháp giải và
kĩ năng cần thiết, khi đã nắm được thì các em sẽ tự tin hơn, linh hoạt hơn trong
q trình làm bài tập và năng lực tính tốn của các em sẽ được nâng lên.
Trong khi đó, bài toán về chất béo rất hay gặp trong các đề thi khảo sát
của các trường và các Sở Giáo dục. Trong đề minh họa và đề chính thức của Bợ
Giáo dục và Đào tạo mấy năm gần đây, kể cả đề tham khảo tốt nghiệp năm 2021
của Bộ Giáo dục công bố vào tối 31/3 vừa qua thì đều có bài toán về chất béo.
Đây cũng là câu hỏi mức độ vận dụng để phân loại đối tượng học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các giải pháp
- Nắm vững cơ sở lý thuyết, phân loại các dạng bài tập về chất béo hay
gặp trong các đề thi theo mức độ từ dễ đến khó; đưa ra phương pháp giải thích
hợp, dễ hiểu, có các ví dụ minh họa.
- Lồng ghép các bài tập liên quan đến mỗi dạng được lấy trong các đề thi
chính thức THPT Quốc gia hằng năm, các đề minh họa của Bộ Giáo dục, đề
khảo sát chất lượng 12 của các Sở Giáo dục và đề thi thử THPT Quốc gia của
các trường để học sinh làm, sau đó đưa ra một số bài tập vận dụng để các em tự
nghiên cứu thêm ở nhà.
5


- Phân loại đối tượng học sinh, tạo sự tương trợ lẫn nhau trong học tập để
các em có thể cùng chiếm lĩnh tri thức, phát huy hết những năng lực đang còn
tiềm ẩn của bản thân.

6



2.3.2. Tổ chức thực hiện
Áp dụng đề tài vào giảng dạy trực tiếp ở hai lớp 12A 2 và 12A3 trường
THPT Quảng Xương II.
2.3.3. Nội dung thực hiện
* Lưu ý: Bài toán về chất béo rất đa dạng, trong đề tài này tôi chỉ đề cập
đến các dạng hay gặp. Để học sinh không bị lúng túng khi không biết chọn cách
nào để giải thì ơ mỗi ví dụ đưa ra tơi chỉ giới thiệu một phương pháp thích hợp
cho các em dễ hiểu và dễ vận dụng khi giải các bài tập liên quan.
Dạng I: Bài toán đơn giản về phản ứng xà phịng hóa chất béo
* Phương pháp giải:
Giả sử thủy phân chất béo bằng dung dịch NaOH (nếu thay NaOH bằng
KOH thì viết sơ đồ phản ứng và phương pháp giải tương tự)
Sơ đồ thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm:
t
� Muối + C3H5(OH)3
Chất béo + 3NaOH ��
Theo sơ đồ phản ứng, luôn có:
nNaOH = nmuối = 3nglixerol = 3nchất béo; nglixerol = nchất béo
0

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mchất béo + mNaOH pư = mmuối + mglixerol
(khối lượng xà phòng thu được chính là khối lượng muối)
Khi đề yêu cầu tính khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch thì
khi đó NaOH có thể dư:
mchất béo + mNaOH ban đầu = mrắn + mglixerol
* Lưu ý: Khi làm quen với dạng tốn này rồi thì học sinh khơng cần viết
lại sơ đồ phản ứng nữa, chỉ cần nhớ tương quan số mol của các chất và vận

dụng các định luật bảo tồn.
a/ Các ví dụ
Ví dụ 1 [6]: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun
nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 89 gam
B. 101 gam
C. 85 gam
D. 93 gam
* Hướng dẫn giải:
Sơ đồ phản ứng thủy phân chất béo:
t
� Muối + C3H5(OH)3
Chất béo + 3NaOH ��
Mol:
0,3

0,1
Tính được: nglixerol = 0,1 mol  nNaOH = 3nglixerol = 0,3 mol
0

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mchất béo + mNaOH pư = mmuối +
mglixerol
 mchất béo = 91,8 + 9,2 – 40 . 0,3 = 89 gam
 Chọn A.
7


Ví dụ 2 [28]: Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml
dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m
gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 19,88 gam
B. 19,32 gam
C. 18,76 gam
D. 7,00 gam
* Hướng dẫn giải:
Tính được: nstearin = 17,8/890 = 0,02 mol; nKOH = 0,35 . 0,2 = 0,07 mol
 nKOH > 3nstearin  KOH dư  nglixerol = nstearin = 0,02 mol
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mchất béo + mKOH bđ = mrắn +
mglixerol
 mrắn= 17,8 + 56 . 0,07 – 92 . 0,02 = 19,88 gam  Chọn A.
* Lưu ý: Khối lượng chất rắn thu được bao gồm muối C17H35COOK và
KOH dư, nên có thể tính: mrắn = mmuối + mKOH dư.
Ví dụ 3 [28]: Xà phòng hóa hồn tồn chất béo X bằng dung dịch NaOH thu
được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no. Axit béo đó là
A. axit stearic
B. axit oleic
C. axit panmitic
D. axit linoleic
* Hướng dẫn giải:
Sơ đồ phản ứng thủy phân chất béo:
t
� 3RCOONa + C3H5(OH)3
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH ��
Mol:
0,3
 0,1
Tính được: nglixerol = 0,1 mol  nmuối = 0,3 mol
 Mmuối = 83,4/0,3 = 278 ⇒ Maxit = 278 - 22 = 256 (axit panmitic)
 Chọn C.
Ví dụ 4 [28]: Đun sơi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH đến phản ứng

hoàn toàn thu được 0,92 gam glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit
oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic. Công thức của X và giá trị của a là
A. (C17H31COO)2C3H5OOCC17H33; 8,36 gam
B. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 8,82 gam
C. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 4,81 gam
D. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 6,38 gam
* Hướng dẫn giải:
Tính được: nglixerol = 0,92/92 = 0,01 mol; nkali linoleat = 3,18/318 = 0,01 mol
 nglixerol : nkali linoleat = 1 : 1  Trong chất béo chứa 1 gốc của axit linoleic và 2
gốc của axit oleic  Chất béo có công thức: (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31
 mchất béo = 0,01 . 882 = 8,82 gam  Chọn B.
b/ Bài tập vận dụng
Câu 1 [28]: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol
NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng xà phòng thu được là
A. 16,68 gam
B. 18,38 gam
C. 18,24 gam
D. 17,80 gam
Câu 2 [7]: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch
chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối.
Giá trị của m là
A. 19,12 gam
B. 18,36 gam
C. 19,04 gam
D. 14,68 gam
0

8



Câu 3 [2]: Thủy phân hồn tồn 444 gam mợt triglixerit thu được 46 gam
glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH
B. C17H33COOH và C15H31COOH
C. C17H31COOH và C17H33COOH
D. C17H33COOH và C17H35COOH
Câu 4 [28]: Xà phòng hóa 178 kg chất béo trung tính với một lượng vừa đủ với
120 kg dung dịch NaOH 20%. Giả sử phản ứng hoàn toàn. Khối lượng xà phòng
thu được là A. 183,6 kg
B. 61,2 kg
C. 122,4 kg
D. 145,5 kg
Câu 5 [28]: Xà phòng hóa một chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2
gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no Y. Y là:
A. Axit axetic
B. Axit pammitic
C. Axit oleic
D. Axit stearic
Đáp án bài tập vận dụng dạng I:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
D
B
D
A

B
Dạng II: Bài tốn tởng hợp đơn giản về phản ứng cháy và phản ứng xà
phịng hóa chất béo
* Phương pháp giải:
Đối với phản ứng thủy phân chất béo: phương pháp giải giống dạng I.
Trong phản ứng đốt cháy chất béo, thường áp dụng:
+ Bảo toàn khối lượng: mchất béo = mC + mH + mO; mchất béo+
+ Bảo toàn nguyên tố oxi: 6nchất béo +
+ Gọi k là tổng số liên kết  trong chất béo thì: nchất béo =
(k = CC + CO = CC + 3; chỉ có CC mới tham gia phản ứng cộng H2 hoặc Br2)
* Lưu ý: Trong phản ứng đốt cháy chất béo (kể cả no hoặc không no) bao giờ
số mol CO2 cũng lớn hơn số mol nước.
a/ Các ví dụ
Ví dụ 1 [5]: Đốt cháy hồn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O 2, thu
được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
A. 53,16 gam
B. 57,12 gam
C. 60,36 gam
D. 54,84 gam
* Hướng dẫn giải:
Trong phản ứng cháy của chất béo áp dụng:
+ Bảo toàn khối lượng: mchất béo = 3,42 . 44 + 3,18 . 18 – 4,83 . 32 = 53,16 gam
+ Bảo toàn nguyên tố oxi: nchất béo = (2 . 3,42 + 3,18 – 2 . 4,83)/6 = 0,06 mol
Trong phản ứng xà phòng hóa: nNaOH = 0,18 mol; nglixerol = 0,06 mol
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
 mmuối = b = 53,16 + 40 . 0,18 – 92 . 0,06 = 54,84 gam  Chọn D.
Ví dụ 2 [16]: Đốt cháy hồn tồn m1 gam triglixerit X (mạch hở) cần dùng 1,55
mol O2 thu được 1,1 mol CO2 và 1,02 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng vừa
đủ với dung dịch KOH thu được m2 gam muối. Giá trị của m2 là

A. 30,78 gam
B. 24,66 gam
C. 28,02 gam
D. 27,42 gam
* Hướng dẫn giải:
9


Trong phản ứng cháy của chất béo áp dụng:
+ Bảo toàn khối lượng: mchất béo = 1,1 . 44 + 1,02 . 18 – 1,55 . 32 = 17,16 gam
+ Bảo toàn nguyên tố oxi: nchất béo = (2 . 1,1 + 1,02 - 2 . 1,55)/6 = 0,02 mol
Cứ 17,16 gam chất béo thì có số mol tương ứng là 0,02 mol
 Trong 25,74 gam chất béo thì nchất béo = (25,74 . 0,02)/17,16 = 0,03 mol
Trong phản ứng xà phòng hóa: nKOH = 0,09 mol; nglixerol = 0,03 mol
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
 mmuối = m2 = 25,74 + 56 . 0,09 – 92 . 0,03 = 28,02 gam  Chọn C.
Ví dụ 3 [17]: Hỗn hợp X gồm các triglixerit trong phân tử đều chứa gốc của axit
stearic, axit oleic, axit linoneic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần a mol oxi, thu
được 0,285 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH
vừa đủ được m1 gam muối. Giá trị a và m1 là
A. 0,8 và 0,82
B. 0,4 và 4,56
C. 0,4 và 4,32
D. 0,8 và 4,56
* Hướng dẫn giải:
Vì các triglixerit trong phân tử đều chứa gốc của axit stearic, axit oleic,
axit linoneic nên X có dạng (C17H35COO)(C17H33COO)(C17H31COO)C3H5 hay
C57H104O6
PTPƯ cháy: C57H104O6 + 80O2 → 57CO2 + 52H2O
Mol: 0,005

0,4  0,285
 a = 0,4 mol, nchất béo = 0,005 mol
Trong phản ứng xà phòng hóa: nNaOH = 0,015 mol; nglixerol = 0,005 mol
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
 mmuối = m1 = 0,005 . 884 + 40 . 0,015 – 92 . 0,005 = 4,56 gam  Chọn B.
Ví dụ 4 [28]: Thủy phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp 2
muối natri oleat và natri stearat theo tỉ lệ mol 1 : 2. Khi đốt cháy a mol X thu
được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A. b – c = 4a
B. b - c = a
C. b – c = 2a
D. b - c = 3a
* Hướng dẫn giải:
Vì thủy phân triglixerit thu được hỗn hợp 2 muối natri oleat và natri
stearat theo tỉ lệ mol 1 : 2 nên X có dạng (C17H33COO)(C17H35COO)2C3H5 với
tổng 4 liên kết  trong phân tử (k = 4)
nchất béo = a = (b – c)/3  b - c = 3a  Chọn D.

b/ Bài tập vận dụng
Câu 1 [28]: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O 2,
thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28 gam
B. 27,14 gam
C. 27,42 gam
D. 25,02 gam
Câu 2 [9]: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,2 mol O 2, thu
được 2,28 mol CO2 và 2,08 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH
0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan.
Giá trị của m là A. 43,14 gam

B. 37,12 gam
C. 36,48 gam D. 37,68 gam
10


Câu 3 [4]: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,22 mol O 2, thu
được 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ
với dung dịch NaOH, thu được bao nhiêu gam muối?
A. 36,56 gam
B. 38,08 gam
C. 40,24 gam
D. 35,44 gam
Câu 4 [28]: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 4,025 mol
O2, sinh ra 2,85 mol CO2 và 2,65 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng
vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 45,7 gam
B. 51,8 gam
C. 58,1 gam
D. 42,5 gam
Câu 5 [18]: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2,
thu được 0,228 mol CO 2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml
NaOH 0,1M và KOH 0,1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn
chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,712 gam
B. 3,692 gam
C. 2,808 gam
D. 3,768 gam
Đáp án bài tập vận dụng dạng II:
Câu
1

2
3
4
5
Đáp án
C
D
A
B
C
DẠNG III: Quy đởi với bài tốn chỉ chứa mình chất béo
* Phương pháp giải:
Quy chất béo thành:
(HCOO)3C3H5 với x mol
CH2 với y mol (tùy tḥc bài tốn sẽ có tương quan số mol của y và x)
H2 với -z mol ((z chính là số mol H 2 hoặc Br2 cần cợng vào chất béo
chưa no để tạo thành chất béo no)
* Lưu ý:
+ Nếu chất béo ban đầu đã no thì số mol H 2 bằng 0. Khi đó, chỉ quy chất béo no
thành (HCOO)3C3H5 và CH2.
+ Nếu chất béo ban đầu chưa no thì số mol H2 sẽ < 0.
Khi đó, tùy thuộc vào bài tốn mà sẽ áp dụng các định luật bảo toàn:
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon:
+ Bảo tồn ngun tố oxi:
+ Bảo tồn nhóm H2:
+ mchất béo =
a/ Các ví dụ
Ví dụ 1 [28]: Đốt cháy hồn tồn m gam mợt chất béo X cần 1,106 mol O 2,
sinh ra 0,798 mol CO 2 và 0,7 mol H2O. Biết 24,64 gam chất béo X tác dụng
vừa đủ với a mol H 2 (có xúc tác Ni, đun nóng). Giá trị của a là

A. 0,1 mol
B. 0,12 mol
C. 0,14 mol
D. 0,16 mol
* Hướng dẫn giải:
Quy chất béo X thành (HCOO)3C3H5; CH2 và H2.
+ Bảo toàn nguyên tố oxi:
 số mol (HCOO)3C3H5 = (0,798 . 2 + 0,7 - 1,106 . 2)/6 = 0,014 mol
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon  số mol CH2 = 0,798 – 6 . 0,014 = 0,714 mol
+ Bảo toàn nhóm H2  số mol H2 = 0,7 – 0,014 . 4 – 0,714 = -0,07 mol
11


(Vì chất béo chưa no nên số mol H2 âm)
 m = 0,014 . 176 + 0,714 . 14 – 0,07 . 2 = 12,32 gam
 24,64 gam chất béo thì cần số mol H2 là: 0,07 . 2 = 0,14 mol
 Chọn C.
Ví dụ 2 [28]: Đốt cháy hồn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO 2 và 1,53
mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06
mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 24,18 gam
B. 27,72 gam
C. 27,42 gam
D. 26,58 gam
* Hướng dẫn giải:
- Quy chất béo thành: (HCOO)3C3H5 với x mol; CH2 với y mol và H2 -0,06 mol
 mchất béo = 176x + 14y – 2 . 0,06 = 25,74  176x + 14y = 25,86 (I)
+ Bảo toàn nhóm H2  4x + y – 0,06 = 1,53  4x + y = 1,59(II)
Từ (I) và (II)  x = 0,03; y = 1,47

 Muối thu được gồm: HCOONa = 0,09 mol; CH2 = 1,47 mol; H2 = -0,06 mol
 mmuối = 68 . 0,09 + 14 . 1,47 – 2 . 0,06 = 26,58 gam  Chọn D.
Ví dụ 3 [27]: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu
được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa
đủ 3,22 mol khí oxi, thu được nước và 2,28 mol CO 2. Mặt khác, m gam X tác
dụng tối đa với a mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04 mol
B. 0,08 mol
C. 0,2 mol
D. 0,1 mol
* Hướng dẫn giải:
- Quy chất béo thành: (HCOO)3C3H5 với x mol; H2 -a mol; CH2 với 51x mol
(số mol của CH2 bằng 17 . 3 = 51 lần số mol của (HCOO)3C3H5)
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon  6x + 51x = 2,28 mol  x = 0,04
+ Bảo toàn nguyên tố oxi  số mol H2O = 6.0,04 + 2 . 3,22 – 2 . 2,28 =2,12 mol
+ Bảo toàn nhóm H2  số mol H2 = 2,12 – 0,04 . 4 – 0,04 .51 = -0,08 mol
 a = 0,08  Chọn B.
Ví dụ 4 [28]: Đốt cháy hồn tồn m gam mợt triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol
O2, thu được 1 mol H 2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch
KOH đun nóng, thu được dung dịch chứa 18,64 gam muối. Để chuyển hóa a mol
X thành chất béo no cần dùng 0,06 mol H2 (xúc tác Ni, to). Giá trị của a là
A. 0,06 mol
B. 0,02 mol
C. 0,01 mol
D. 0,03 mol
* Hướng dẫn giải:
- Quy chất béo X thành: (HCOO)3C3H5 với x mol; CH2 với y mol và H2 -z mol
+ Bảo toàn nhóm H2  4x + y – z = 1 (I)
+ Bảo toàn nguyên tố oxi  số mol CO2 = (6x + 2 . 1,54 – 1)/2 = 3x + 1,04
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon  6x + y = 3x + 1,04  3x + y = 1,04 (II)

- Muối thu được gồm: HCOOK = 3x mol; CH2 = y mol; H2 = -z mol
 mmuối = 84 . 3x + 14y – 2z = 18,64 (III)
Giải hệ (I), (II), (III)  x = 0,02; y = 0,98; z = 0,06
- Vì z = 0,06 bằng số mol H2 cần làm no chất béo  a = x = 0,02
12


 Chọn B.
Ví dụ 5 [26]: Xà phòng hóa hồn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit
bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm 3 muối
C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4 : 5.
Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy
hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là
A. 68,4 gam
B. 60,2 gam
C. 68,8 gam
D. 68,84 gam
* Hướng dẫn giải:
Quy hỗn hợp E thành:
(HCOO)3C3H5: a mol; CH2: mol và H2: -b mol
- Khi hiđro hóa hoàn toàn E được Y gồm (HCOO)3C3H5: a mol; CH2: 49a mol
 176a + 14 . 49a = 68,96  a = 0,08
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon  = 6 . 0,08 + 49 . 0,08 = 4,4 mol
+ Bảo toàn nhóm H2  4 . 0,08 + 49 . 0,08 – b =  = 4,24 – b
+ Bảo toàn nguyên tố oxi  6 . 0,08 + 2 . 6,14 = 2 . 4,4 + 4,24 – b  b = 0,28
 mE = 176 . 0,08 + 14 . 49 . 0,08 – 2 . 0,28 = 68,4 gam
 Chọn A.
Ví dụ 6 [28]: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y
trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), sau phản ứng thu được ba muối gồm
C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 :

1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần
vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là
A. 4,254
B. 4,100
C. 4,296
D. 5,370
* Hướng dẫn giải:
Tính được: nglixerol = 0,07 mol  nNaOH = 0,21 mol
- Gọi số mol: C15H31COONa 2,5x; C17H33COONa 1,75x và C17H35COONa x
- Bảo toàn Na: 2,5x + 1,75x + x = 0,21  x = 0,04
- Quy m gam hỗn hợp E thành: (HCOO)3C3H5: 0,07 mol (bằng số mol glixerol)
CH2: mol
H2: -1,75x = -0,07 mol
Xét trong m (gam): m = 0,07 . 176 + 3,37 . 14 – 0,07 . 2 = 59,36 gam
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon: = 6 . 0,07 + 3,37 = 3,79 mol
+ Bảo toàn nhóm H2: = 4 . 0,07 + 3,37 – 0,07 = 3,58 mol
+ Bảo toàn nguyên tố oxi: = (2 . 3,79 + 3,58 – 6 . 0,07)/2 = 5,37 mol
 Trong 47,488 gam E thì số mol O2 cần là: (47,488 . 5,37)/59,36 = 4,296 mol
 Chọn C.
* Rút kinh nghiệm: Cách nhận dạng bài toán chứa mình chất béo nên
vận dụng phương pháp quy đởi: Thường là bài tốn tởng hợp về chất béo liên
quan đồng thời đến phản ứng cháy, phản ứng xà phịng hóa và phản ứng cộng
(H2 hoặc Br2) hoặc bài toán phức tạp như ví dụ 5, ví dụ 6. Khi đó, thay vì làm
phương pháp đại số thơng thường thì dùng phương pháp quy đởi sẽ biến bài
tốn trơ nên đơn giản hơn nhiều, rút ngắn được thời gian tính tốn, góp phần
phát triển tư duy logic cho các em.
13


b/ Bài tập vận dụng

Câu 1 [33]: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng
dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm 3 muối C17HxCOONa,
C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro
hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn
m gam E thì cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là
A. 60,32 gam
B. 60,84 gam
C. 68,20 gam
D. 68,36 gam
Câu 2 [28]: Đốt cháy 51,48 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu
được 3,3 mol CO2 và 3,06 gam nước. Mặt khác, 0,05 mol X làm mất màu tối đa
100 ml dung dịch Br2 aM. Giá trị của a là
A. 1,5M
B. 0,5M
C. 0,1M
D. 1M
Câu 3 [28]: Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu
được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam nước. Mặt khác, 0,12 mol X làm mất màu tối
đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 240 ml
B. 360 ml
C. 120 ml
D. 480 ml
Câu 4 [28]: Đốt cháy hoàn tồn m gam mợt triglixerit X cần 53,088 gam O 2,
sinh ra 52,668 gam CO 2 và 18,9 gam H 2O. Số mol H 2 cần dùng để hiđro hóa
hết m gam X là A. 0,063
B. 0,168
C. 0,105
D. 0,021
Câu 5 [28]: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba chất béo cần dùng

4,77 mol O2, thu được 56,52 gam nước. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam
X trên bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t°), lấy sản phẩm tác dụng với dung
dịch KOH vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 81,42
B. 85,92
C. 81,78
D. 86,10
Câu 6 [22]: Đốt cháy hoàn tồn m gam triglixerit X cần dùng 69,44 lit khí O 2 (ở
đktc) thu được khí CO2 và 36,72 gam nước. Đun nóng m gam X trong 150 ml
dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y.
Cô cạn dung dịch Y thu được p gam chất rắn khan. Biết m gam X tác dụng vừa
đủ với 12,8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của p là
A. 33,44 gam
B. 36,64 gam
C. 36,8 gam
D. 30,64 gam
Câu 7 [23]: Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được nước và 1,1
mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng được tối đa với 0,04
mol brom trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 18,28 gam
B. 18,48 gam
C. 16,12 gam
D. 17,72 gam
Câu 8 [13]: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH
vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X
thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa
với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 20,1 gam
B. 20,60 gam

C. 23,35 gam
D. 22,15 gam
Đáp án bài tập vận dụng dạng III:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
A
C
D

6
B

7
D

8
D

DẠNG IV: Quy đởi với bài tốn chứa cả axit béo và chất béo
14


* Phương pháp giải:

Quy hỗn hợp ban đầu (gồm axit béo và chất béo) thành:
HCOOH với x mol (bằng số mol OH- cần dùng)
CH2 với y mol (tùy thuộc bài toán y và x có tương quan số mol)
C3H5(OH)3 với z mol (bằng số mol triglixerit)
H2O với -3z mol; H2 với -t mol (t chính là số mol H2 hoặc Br2 cần
cộng vào hỗn hợp ban đầu để tạo thành hỗn hợp no)
* Lưu ý:
+ Nếu hỗn hợp ban đầu đã no thì số mol H2 bằng 0. Khi đó, chỉ quy hỗn hợp
ban đầu thành: HCOOH: x mol; CH2: y mol; C3H5(OH)3: z mol; H2O: -3z mol
+ Trong dạng tốn này vẫn áp dụng các định ḷt bảo tồn và hướng tư duy
tương tự các dạng trên.
a/ Các ví dụ
Ví dụ 1 [11]: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt
cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO 2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m
gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol
và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị
của a là A. 25,86 gam
B. 26,4 gam
C. 27,7 gam
D. 27,3 gam
* Hướng dẫn giải:
Vì khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH chỉ thu được các
muối của axit béo no nên quy X thành:
HCOOH 0,09 mol; CH2 x mol; C3H5(OH)3 y mol và H2O -3y mol
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon: 0,09 + x + 3y = 1,56  x + 3y = 1,47 (I)
+ Bảo toàn nhóm H2: 0,09 + x + 4y – 3y = 1,52  x + y = 1,43 (II)
Giải hệ phương trình (I), (II)  x = 1,41; y = 0,02
Muối gồm: HCOONa 0,09 mol và CH2 1,41 mol
 mmuối = 68 . 0,09 + 14 . 1,41 = 25,86 gam
 Chọn A.

Ví dụ 2 [28]: Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt
cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,06 mol O 2, thu được H2O và 1,44 mol
CO2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và
0,03 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Giá trị
của a là A. 24,44
B. 24,80
C. 26,28
D. 26,64
* Hướng dẫn giải:
Vì khi cho E tác dụng với dung dịch kiềm chỉ thu được muối của hai axit
cacboxylic  hai muối đó là của axit panmitic và axit stearic (các axit béo no)
 Quy E thành: HCOOH 0,08 mol; CH2 x mol; C3H5(OH)3 y mol; H2O -3y mol
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon: 0,08 + x + 3y = 1,44  x + 3y = 1,36 (I)
+ Bảo toàn nhóm H2: = 0,08 + x + 4y – 3y = 0,08 + x + y
+ Bảo toàn nguyên tố oxi:
2 . 0,08 + 3y - 3y + 2 . 2,06 = 2 . 1,44 + 0,08 + x + y  x + y = 1,32 (II)
Giải hệ phương trình (I), (II)  x = 1,3; y = 0,02
- Muối gồm: HCOO- 0,08 mol; K+ 0,05 mol ; Na+ 0,03 mol và CH2 1,3 mol
15


 mmuối = 45 . 0,08 + 39 . 0,05 + 23 . 0,03 + 14 . 1,3 = 24,44 gam
 Chọn A.
Ví dụ 3 [28]: Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy
hoàn toàn m gam X, thu được 2,25 mol CO 2 và 2,15 mol H2O. Mặt khác, m gam
X tác dụng vừa đủ với 0,12 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và
dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri oleat và natri stearat. Giá trị của a
là A. 36,76
B. 37,25
C. 36,64

D. 37,53
* Hướng dẫn giải:
Quy hỗn hợp X thành:
HCOOH: 0,12 mol (bằng số mol NaOH)
CH2: 17 . 0,12 = 2,04 mol (vì các gốc đều là C17)
C3H5(OH)3: x mol
H2O: -3x mol
H2: -y mol
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon: 0,12 + 2,04 + 3x = 2,25  x = 0,03
+ Bảo toàn nhóm H2: 0,12 + 2,04 + 4x -3x - y = 2,15  y = 0,04
Muối gồm: HCOONa: 0,12 mol; CH2: 2,04 mol và H2: -0,04 mol
 mmuối = 68 . 0,12 + 14 . 2,04 – 2 . 0,04 = 36,64 gam
 Chọn C.
Ví dụ 4 [28]: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự
do với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y chứa các
muối có công thức chung C17HyCOONa. Đốt cháy hết 0,07 mol E thu được
1,845 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br 2. Các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 31,77
B. 59,07
C. 55,76
D. 57,74
* Hướng dẫn giải:
Quy m (gam) hỗn hợp E thành:
HCOOH: 0,2 mol; CH2: 17.0,2 = 3,4 mol; C3H5(OH)3: x mol;
H2O: -3x mol và H2: -0,1 mol.
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon: = 0,2 + 3,4 + 3x = 3,6 + 3x (mol)
+ Trong m (gam) E thì nE = 0,2 + x – 3x = 0,2 – 2x (mol)
 Tỉ lệ:


 mE = 46.0,2 + 14.3,4 + 92.0,03 – 18.3.0,03 – 2.0,1 = 57,74 gam
 Chọn D.
Ví dụ 5 [29]: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m
gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 57,84 gam hỗn hợp
hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 4,98 mol O 2, thu được H2O
và 3,48 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 34,48 gam
B. 32,24 gam
C. 25,60 gam
D. 33,36 gam
* Hướng dẫn giải:
Quy E thành:
HCOOH: x mol; CH2: y mol; C3H5(OH)3: z mol; H2O: -3z mol
+ Bảo toàn nguyên tố cacbon: x + y + 3z = 3,48 (I)
+ Bảo toàn nhóm H2: = x + y + 4z – 3z = x + y + z
16


+ Bảo toàn oxi: 2x + 3z – 3z + 2.4,98 = 2.3,48 + x + y + z
 -x + y + z = 3 (II)
+ Muối gồm HCOONa: x mol và CH2: y mol  68x + 14y = 57,84 (III)
Giải hệ phương trình (I), (II), (III)  x = 0,2; y = 3,16; z = 0,04
Gọi số mol của gốc C15H31COO- và C17H35COO- lần lượt là a và b
 a + b = 0,2 và 15a + 17b = 3,16  a = 0,12; b = 0,08
Từ số mol các gốc như trên mà n triglixerit = nglixerol = 0,04 nên X không thể chứa
3 gốc C15H31COO- và cũng không thể chứa 2 gốc C17H35COO-.
 X là (C17H35COO)(C15H31COO)2C3H5
 mX = 834 . 0,04 = 33,36 gam
 Chọn D.
b/ Bài tập vận dụng

Câu 1 [30]: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m
gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 58,96 gam hỗn hợp
hai muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 5,1 mol O 2, thu được
H2O và 3,56 mol CO2. Khối lượng của X có trong m gam E là
A. 32,24 gam
B. 25,60 gam
C. 33,36 gam
D. 34,48 gam
Câu 2 [31]: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m
gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 88,44 gam hỗn hợp
hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,65 gam O 2, thu được H2O
và 5,34 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 48,36 gam
B. 51,72 gam
C. 53,40 gam
D. 50,04 gam
Câu 3 [32]: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m
gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp
hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần đủ 7,47 mol O 2, thu được H2O và
5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 50,04 gam
B. 53,40 gam
C. 51,72 gam
D. 48,36 gam
Câu 4 [28]: Hỗn hợp A gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Đốt cháy
hoàn toàn m gam A cần dùng vừa đủ 9,21 mol O2, thu được H2O và 6,42 mol
CO2. Mặt khác, m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,36 mol NaOH,
thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat và
natri sterat. Giá trị của a là
A. 107,04

B. 103,56
C. 103,44
D. 106,80
Câu 5 [28]: Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và mợt triglixerit. Đốt cháy
hồn tồn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 1,445 mol O 2 thu được 1,02 mol CO2.
Mặt khác, m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 6,4 gam brom trong CCl 4.
Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ)
thu glixerol và dung dịch chỉ chứa hai muối. Khối lượng axit stearic trong m
gam hỗn hợp X là
A. 2,272 gam
B. 2,13 gam
C. 4,26 gam
D. 2,84 gam
Đáp án bài tập vận dụng dạng IV:
Câu

1

2

3

4

5
17


Đáp án


D

B

A

D

C

18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tiến hành chọn
các lớp:
- Lớp thực nghiệm là 12A2 và 12A3: Dạy học theo các phương pháp giải
toán về chất béo đã trình bày trong đề tài.
- Lớp đối chứng là 12A1 và 12A5: Dạy học theo phương pháp truyền
thống.
Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng gần tương đương nhau về số lượng
học sinh, học cùng chương trình, nội dung kiến thức, đồng đều về thời gian học
và cùng giáo viên dạy.
Trong quá trình giảng dạy, ở cả nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng tôi đã
tiến hành kiểm tra cùng một đề trắc nghiệm khách quan sau khi kết thúc bài dạy.
ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Thời gian làm bài: 20 phút
Họ và tên: ............................................... Lớp: ......... Điểm ........
Câu 1 [8]: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH,
thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là

A. 200,8 gam
B. 183,6 gam
C. 211,6 gam
D. 193,2 gam
Câu 2 [12]: Thủy phân hoàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được
glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat, natri
panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần vừa đủ 1,55 mol
khí oxi thu được nước và 1,1 mol khí CO2. Giá trị của m là
A. 17,96 gam
B. 16,12 gam
C. 19,56 gam
D. 17,72 gam
Câu 3 [15]: Một loại chất béo X được tạo thành bởi glixerol và ba axit béo (axit
panmitic, axit oleic và axit linoleic). Đun 0,1 mol X với 500 ml dung dịch
NaOH 1M, sau khi phản ứng hoàn tồn thu được dung dịch Y. Cơ cạn cẩn thận
Y (không xảy ra phản ứng khi cô cạn) thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của
m là A. 99,2 gam
B. 97,0 gam
C. 96,4 gam
D. 91,6 gam
Câu 4 [28]: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X (chứa triglixerit của axit
stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) cần vừa đủ 18,816 lit khí O2 (ở
đktc). Sau phản ứng thu được 13,44 lit khí CO2 (ở đktc) và 10,44 gam nước. Xà
phòng hoá a gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m
là A. 11,48
B. 10,68
C. 11,04
D. 11,84
Câu 5 [10]: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng mợt lượng oxi vừa
đủ, cho tồn bợ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu

được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với
khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam
trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chứa a gam muối.
Giá trị của a là A. 4,87 gam
B. 9,74 gam
C. 8,34 gam
D. 7,63 gam
Câu 6 [1]: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11%
tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà
phòng chứa 72% khối lượng natri stearat?
A. 621,26 kg
B. 789,47 kg
C. 784,3 kg
D. 698,04 kg
19


Câu 7 [25]: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được
glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy m gam X
cần vừa đủ 154,56 gam O2 thu được 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác
dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 120 ml
B. 180 ml
C. 300 ml
D. 150 ml
Câu 8 [19]: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O 2, thu
được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X
trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị
của m và a là
A. 35,6 gam và 36,72 gam

B. 36,72 gam và 35,6 gam
C. 35,6 và 31,92 gam
D. 32,4 gam và 40,4 gam
Câu 9 [24]: Đốt cháy hết m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O 2, thu được
CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu
được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol
Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,16 mol
B. 0,12 mol
C. 0,2 mol
D. 0,24 mol
Câu 10 [28]: Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác
dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam
hỗn hợp muối của các axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần
dùng 6,06 mol O2. Giá trị của m là
A. 67,14
B. 66,32
C. 68,48
D. 67,32
Đáp án đề kiểm tra thường xuyên:
Câu
Đáp án

1
D

2
D

3

C

4
B

5
C

6
C

7
A

8
A

9
B

10
D

Sau khi tiến hành kiểm tra, làm biểu điểm, chấm chi tiết và xử lý số liệu
bằng toán thống kê đã thu được kết quả ở bảng sau:
Lớp

Đối
chứng


Thực
nghiệ
m

12A1
(42HS)
12A5
(45HS)
Tổng
(87HS
)
12A2
(43HS)
12A3
(44HS)
Tổng
(87HS

0; 1

2

3

4

Điểm
5
6


0

1

2

5

10

12

7

5

0

0

0

2

4

8

12


10

6

3

0

0

0

3

6

13

22

22

13

8

0

0


0

0

0

1

4

8

11

9

8

2

0

0

1

2

4


7

12

8

7

3

0

0

1

3

8

15

23

17

15

5


7

8

9

10

20


)
Kết quả thống kê tỷ lệ phần trăm số học sinh của lớp thực nghiệm so với
lớp đối chứng:
Lớp
Đối chứng
Thực nghiệm

Yếu
25,29%
4,60%

Loại (%)
Trung bình
Khá
50,57%
24,14%
26,43%
45,98%


Giỏi
0%
22,99%

Nhận thấy: Tỷ lệ phần trăm số học sinh đạt loại khá, giỏi ở nhóm lớp thực
nghiệm (chiếm 68,97%) cao hơn hẳn so với nhóm lớp đối chứng (24,14%).
Ngược lại, phần trăm số học sinh yếu ở lớp đối chứng (25,29%) cao gấp nhiều
lần ở lớp thực nghiệm (4,60%).
Tiến hành phân tích mức đợ các câu hỏi trong bài kiểm tra thì nhận thấy,
lớp thực nghiệm nhiều em làm được cả các bài mức độ vận dụng cao, các em
không bị lúng túng khi xử lý các số liệu nữa. Khi hiểu được bản chất của phản
ứng, các phương pháp thích hợp và vận dụng linh hoạt phương pháp quy đổi vào
thì thời gian làm bài của học sinh trong nhóm lớp thực nghiệm được rút ngắn
hơn hẳn và năng lực tính tốn để đưa ra kết quả cuối cùng của các em nhanh hơn
nhiều so với các học sinh trong nhóm lớp đối chứng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với đề tài “Phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 12 thông qua
phương pháp giải bài toán về chất béo” tôi đã hệ thống, phân loại, đưa ra
phương pháp giải thích hợp và các bài tập vận dụng cho mỗi dạng. Khi áp dụng
đề tài này vào các lớp dạy cụ thể, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đáp ứng được
yêu cầu đề ra, kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt, xử lý nhanh được các
bài toán liên quan đến chất béo.
Khi đưa ra các phương pháp giải toán về chất béo thì học sinh hưởng ứng
rất nhiệt tình, hoạt đợng tích cực, sơi nởi, các em có sự trao đổi và học hỏi lẫn
nhau trên cơ sở đó tự chiếm lĩnh được tri thức mới. Trong các bài vận dụng được
giao về nhà ở mỗi dạng, đa số các em đều giải quyết được hết. Điều này khẳng
định được tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Đề tài cũng là mợt chủ đề luyện tập hữu ích đối với bản thân và các đồng
nghiệp cùng nhóm chuyên môn trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT cho học

sinh lớp 12.
Trong quá trình biên soạn đề tài, do thời gian dành cho nghiên cứu có hạn,
các thực nghiệm sư phạm chưa nhiều nên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót mà bản thân tôi chưa phát hiện ra. Để nội dung và hình thức đề tài thêm
phong phú, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội Đồng Khoa Học
Ngành, của đồng nghiệp và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn!.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên

21


Ln tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực của đồng nghiệp; tự bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân; không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các
phương pháp giải mới; trau dồi kinh nghiệm trong các buổi họp tổ chuyên môn.
Trong quá trình dạy học, cần phân loại được đối tượng học sinh để đưa ra
các bài toán phù hợp với năng lực của các em.
3.2.2. Đối với nhà trường
Hằng tuần tổ chức các buổi thảo luận theo tổ, nhóm chuyên môn về một
chuyên đề cụ thể.
Tăng cường tài liệu, sách tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học.
Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp cùng
nhóm chuyên môn để học hỏi thêm kinh nghiệm.
3.2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Phát triển, nhân rộng các đề tài có ứng dụng thực tiễn cao, đồng thời chọn
ra những sáng kiến kinh nghiệm hay để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Trịnh Thị Xiêm

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) – Phạm Văn Hoan – Từ Vọng Nghi – Đỗ
Đình Rãng – Nguyễn Phú Tuấn (năm 2017), Sách giáo khoa Hóa học 12, NXB
Giáo dục Việt Nam
2. Phạm Ngọc Bằng (Chủ biên) – Ninh Quốc Tình (năm 2010), 1000 bài trắc
nghiệm trọng tâm và điển hình mơn Hóa học - Hữu cơ, NXB Đại học Sư phạm
3. ThS. Nguyễn Khoa Thị Phượng (năm 2011), phương pháp giải nhanh các bài
tốn Hóa học trọng tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Trích đề thi giáo viên giỏi tỉnh Ninh Bình - năm 2015
5. Đề minh họa thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2017
6. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2017 – Mã đề 207
7. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2017 – Mã đề 203
8. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2017 – Mã đề 206
9. Đề thi thử THPT Quốc gia – Trường THPT Ngô Gia Tự tỉnh Đắk Lắk năm
2017
10. Đề thi thử THPT Quốc gia – Trường THPT chuyên Bạc Liêu năm 2017
11. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2018 – Mã đề 216
12. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2018 – Mã đề 205
13. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2018 – Mã đề 212

14. Đề minh họa thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2019
15. Đề thi thử THPT Quốc gia của Sở GD và ĐT tỉnh Hà Tĩnh năm 2019
16. Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 của trường THPT Đặng Thúc Hứa – tỉnh
Nghệ An năm 2019
17. Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 của trường THPT Chuyên – trường Đại học
Vinh - tỉnh Nghệ An năm 2019
18. Đề thi thử THPT Quốc gia của trường THPT Đô lương 1 – tỉnh Nghệ An
năm 2019
19. Đề thi thử THPT Quốc gia của Sở GD và ĐT Đà Nẵng năm 2019
20. Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 của Sở GD và ĐT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
21. Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 của trường THPT chuyên Nguyễn Quang
Diêu – tỉnh Đồng Tháp năm 2019
22. Đề thi thử THPT Quốc gia của Sở GD và ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm
2019
23. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2019 – Mã đề 217
24. Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD và ĐT năm 2019 – Mã đề 213
25. Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2019 của Sở GD và ĐT tỉnh Nam Định
26. Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT lần 1 – năm 2020
27. Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT lần 2 – năm 2020
28. Nguồn internet
29. Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT năm 2020 – Mã đề 202
30. Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT năm 2020 – Mã đề 217
31. Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT năm 2020 – Mã đề 206
32. Đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT năm 2020 – Mã đề 205
33. Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD và ĐT – năm 2021
23


×