Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề số phức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.8 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THANH THỦY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12
THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SỐ PHỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TOÁN

HÀ NỘI – 2015

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THANH THỦY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12
THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SỐ PHỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TOÁN
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học (bộ môn Toán)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Anh Vinh

HÀ NỘI – 2015


ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………………..

i

Mục lục…………………………………………………………………………..... ii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….

1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……………………………….

5

1.1.

Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………..

5

1.1.1

Các nghiên cứu trên thế giới về tự học…………………………………...

5

1.1.2


Các nghiên cứu ở Việt Nam về tự học……………………………………

6

1.2.

Một số khái niệm cơ bản…………………………………………………. 7

1.2.1

Khái niệm tự học…………………………………………………………. 7

1.2.2

Một số hình thức tự học cơ bản…………………………………………... 9

1.2.3

Năng lực và năng lực tự học của học sinh………………………………..

1.2.4

Phân biệt năng lực với tri thức kỹ năng, kỹ xảo………………………….. 11

1.2.5

Các năng lực hình thành năng lực tự học của học sinh…………………..

12


1.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tự học của học sinh………………..

14

1.3.1

Ảnh hƣởng của ý thức, động cơ học tập………………………………….

14

1.3.2

Ảnh hƣởng của năng lực trí tuệ…………………………………………... 14

1.3.3

Ảnh hƣởng của phƣơng pháp học tập của trò……………………………

15

1.3.4

Ảnh hƣởng của phƣơng pháp dạy học của thầy…………………………

15

1.4


Thực trạng dạy học theo hƣớng phát triển năng lực tự học môn Toán ở

10

trƣờng THPT Đào Duy Từ……………………………………………….. 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1………………………………………………………..

18

Chƣơng 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC SỐ PHỨC THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH…………..

18

2.1.

Một số vấn đề về nội dung chƣơng IV -Số phức…………………………

18

2.1.1

Mục đích chƣơng…………………………………..…………………….

18

2.1.2

Nội dung và phân phối chƣơng trình chƣơng…………………………


18

2.2.

Một số giải pháp của giáo viên nhằm phát triển năng lực tự học cho học
sinh……………………………………………………………………

2.3.

20

Thiết kế một số giáo án giảng dạy theo hƣớng phát triển năng lực tự học
của học sinh………………………………………………………………. 24

i


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2………………………………………………………..

62

Chƣơng 3. Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM………………………………………

63

3.1.

Mục đích thực nghiệm …………………………………………………..


63

3.2.

Nhiệm vụ thực nghiệm…………………………………………………… 63

3.3.

Phƣơng pháp thực nghiệm……………………………………………….

63

3.4.

Tổ chức thực nghiệm……………………………………………………..

64

3.4.1

Đối tƣợng thực nghiệm…………………………………………………...

64

3.4.2

Kế hoạch thực nghiệm…………………………………………………....

64


3.4.3

Tiến hành thực nghiệm…………………………………………………...

64

3.5.

Nội dung thực nghiệm…………………………………………………...

64

3.5.1

Nội dung thực nghiệm 1………………………………………………….

65

3.5.2

Nội dung thực nghiệm 2………………………………………………….. 68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3………………………………………………………..

72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………

73


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………

75

PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 79

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

ii


Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với mỗi cá nhân ngày càng cao.
Vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học cũng thay đổi. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời dạy
cung cấp kiến thức cho ngƣời học chủ yếu bằng một số hình thức nhƣ: thuyết trình
giảng giải thì ngày nay ngƣời dạy đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời định
hƣớng nhận thức cho ngƣời học. Và nhiều hình thức học tập mới với nhiều cách chủ
động tiếp nhận, lĩnh hội tri thức của ngƣời học đã thay thế cho cách học thụ động.
Để có thể chủ động tiếp nhận, lĩnh hội tri thức thay thế cho cách học thụ động
đòi hỏi mỗi học sinh phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải
giành thời gian cho việc tự học. Vấn đề tự học đóng vai trò quan trọng trong việc
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức môn học cũng nhƣ phát huy năng lực của bản thân
trên cơ sở chính là sự hƣớng dẫn của giáo viên.
Việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu học tập đối với học sinh là hoạt động vô
cùng cần thiết, mặc dù đã làm quen với hình thức này từ các lớp dƣới, nhƣng học
sinh vẫn gặp một số khó khăn do chƣa thực sự tìm ra phƣơng pháp học tập hiệu quả.
Học sinh còn nhiều vƣớng mắc, khó khăn khi học tập, chƣa thực sự dành nhiều thời
gian cho việc tự học, chƣa thƣờng xuyên thực hiện tự học chƣa đƣợc chú trọng đến
phát triển năng lực tự học một cách hợp lí.
Số phức là chủ đề thƣờng xuất hiện trong các kỳ thi học kỳ, tốt nghiệp, thi

tuyển sinh vào đại học và cao đẳng của học sinh. Tập hợp số phức là tập hợp trừu
tƣợng để giảng dạy cho học sinh ngƣời giáo viên phải hiểu rõ bản chất về tập hợp số
phức mới có thể giảng dạy một cách hiệu quả. Qua đó giúp học sinh hiểu về tập số
phức và ý nghĩa của nó. Học tốt tập hợp số phức trong chƣơng trình trung học phổ
thông sẽ giúp học sinh học tốt các môn toán cao cấp ở bậc đại học.
Do vậy, việc xây dựng hệ thống bài giảng nhằm phát huy năng lực tự học của
học sinh thông qua chủ đề số phức là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên và điều kiện nghiên cứu của bản thân, tác giả lựa chọn đề
tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề số
phức” cho luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

3


Xậy dựng các bài giảng và tổ chức triển khai các bài giảng nhằm phát triển
năng lực tự học cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề số phức trong môn
toán chƣơng trình trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài. Trong phần này, đề tài hê ̣ thố ng cơ sở lý luâ ̣n về khái
niệm tự học, các hình thức tự học, các năng lực hình thành nên năng lực tự học.
Tìm hiểu thực trạng tự học của học sinh tại trƣờng THPT Đào Duy Từ - Hà
Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.
Xây dựng một số giáo án dạy học nội dung số phức theo hƣớng phát triển
năng lực tự học cho học sinh.
Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp cần
thực hiện khi xây dựng bài giảng nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đã
đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Kế hoạch hƣớng dẫn học sinh tự học nội dung Số
phức - môn Toán 12 ở trƣờng trung học phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực tự học của học sinh.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Làm thế nào để phát triển năng lực tự học của học sinh.
- Tổ chức dạy học nội dung số phức nhƣ thế nào để phát triển năng lực tự học
cho học sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng và triển khai các bài giảng theo hƣớng phát triển năng lực tự học của
học sinh thông qua dạy học chủ để số phức có thể thực hiện đƣợc và áp dụng một
cách hợp lý sẽ mang lại sự chủ động hơn đối với học sinh trong quá trình chiếm
lĩnh tri thức góp phần rèn luyện và phát triển năng lực tự học của học sinh.

4


7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1

Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu nội dung số phức trong sách giáo khoa và bài tập giải tích 12 nâng

cao và sách tham khảo.
7.2

Phạm vi thời gian
Tháng 2 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận của đề tài :
Bƣớc đầu xác định đƣợc cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn của hoạt động tự
học.
Đề ra phƣơng án dạy học nội dung số phức theo hƣớng phát triển năng lực tự
học cho học sinh.
-Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Luận văn có thể giúp giáo viên có thêm tài liệu để phục vụ việc giảng dạy số
phức trong chƣơng trình toán 12 trung học phổ thông.
Luận văn có thể đƣợc áp dụng rộng rãi với các nội dung khác của môn toán, góp
phần phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao chất lƣợng dạy học.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận: Sƣu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
Điều tra, quan sát: Tiếp thu ý kiến của giảng viên hƣớng dẫn, các giáo viên
bộ môn. Quan sát giờ dạy của mình để rút ra kết luận trong quá trình giảng dạy.
Khảo sát phƣơng pháp học tập của học sinh và đánh giá kết quả học tập của học
sinh trƣớc và sau khi giảng thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm giảng dạy để đánh giá tính khả thi của
đề tài. Thực nghiệm kiểm tra, so sánh với nhóm đối chứng để đánh giá mức độ hiệu
quả của đề tài.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc trình bày theo 3 chƣơng.

5


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động tự học.
Chƣơng 2: Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
thông qua dạy học chủ đề số phức.

Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tự học
Qua tìm hiểu tƣ tƣởng của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới về vấn đề tự
học có thể kết luận rằng: Tự học không phải là vấn đề mới mà là vấn đề đƣợc nhiều
nhà giáo dục học trên thế giới quan tâm dƣới nhiều góc độ khác nhau: Phát huy tính
tích cực, tính tự giác, tính độc lập, tính sáng tạo của ngƣời học qua tƣ tƣởng của các
nhà giáo dục tiêu biểu nhƣ Xôcơrat, Khổng Tử, Platon, Aristốt Cômenxki,
Dixtecvec…đề cập tới [28].
Ngay từ thời cổ đại các nhà giáo dục lỗi lạc của Hy Lạp nhƣ Xôcrát (469 –
390 TCN), Arixtốt (384 – 322 TCN) và nhiều nhà giáo dục nổi tiếng khác ở Phƣơng
Đông nhƣ Khổng Tử (551 – 479 TCN), Mạnh Tử (372 – 289 TCN) … đã nhận thấy
và đánh giá cao vai trò của tự học, tự tu dƣỡng. Trong dạy học các ông đều muốn
tìm ra các phƣơng pháp phù hợp để giúp ngƣời học tự tìm ra chân lý. Theo Khổng
Tử: Thầy giáo chỉ cho trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác học trò từ đó mà
tìm ra, thầy giáo không đƣợc làm thay hết cho học trò [28].
Từ những năm trƣớc công nguyên, Xôcơrat(469 – 390 TCN) đã đƣa ra
quan niệm nổi tiếng của mình: giáo dục phải giúp cho con ngƣời khẳng định
chính mình. Dựa vào quan điểm đó vào trong dạy học, ông cho rằng cần phải
để cho ngƣời học tự suy nghĩ, tự tìm tòi, giúp cho ngƣời học tự thấy cái sai
lầm của mình và tự khắc phục cái sai lầm đó [28].
Đến thế kỷ 17 J.A. Cômenxki (1592- 1670) đã tìm ra phƣơng pháp cho phép
giáo viên nói ít hơn, học sinh học nhiều hơn. Ông đề ra một số nguyên tắc dạy học

mà cho đến nay vẫn còn nguyên tác dụng nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh: Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trọng dạy học, nguyên tắc đi từ cái
chung đến cái riêng, nguyên tắc tôn trọng đặc điểm đối tƣợng [28].
Cuối thế kỷ XX ảnh hƣởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ảnh
hƣởng của cuộc cách mạng công nghệ, phần lớn các nhà giáo dục học đã nghiên
cứu tự học theo hai hƣớng chính: Hƣớng thứ nhất nhiên cứu áp dụng công nghệ dạy
học, nhằm thay đổi vị trí của thầy và trò trong quá trình dạy học, thầy từ chuyên gia

7


về việc dạy chuyển sang chuyên gia về việc học của ngƣời học. Hƣớng thứ hai là
dạy học phân hóa, dạy học tiến hành theo nhịp độ cá nhân ngƣời học để đạt tới năng
suất và hiệu quả cao nhất trong việc học, dạy học cần phải đƣợc tổ chức hƣớng vào
ngƣời học. Tiêu biểu cho các hƣớng nghiên cứu trên là Raja Roy Singh [28], ông
đã nghiên cứu vai trò của năng lực tự học trong việc học tập thƣờng xuyên và học
tập suốt đời, đề cao vai trò chuyên gia cố vấn của ngƣời thầy trong việc học tập,
trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của ngƣời học.
Nhƣ vậy, vấn đề tự học trong lịch sử giáo dục thế giới đã đƣợc quan tâm, đề
cập và nghiên cứu từ lâu với nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau, nhƣng tựu trung
đều nhấn mạnh vai trò to lớn của tự học, tự nghiên cứu trong hoạt động học tập của
ngƣời học, vấn đề này cho đến nay vẫn đƣợc các nhà giáo dục ngày nay đặc biệt
quan tâm và nghiên cứu.
1.2.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam về tự học
Trong lịch sử giáo dục tại Việt Nam, hoạt động tự học cũng đƣợc chú ý từ rất
lâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng sáng về tinh thần tự học và học suốt
đời, đồng thời Ngƣời cũng đặt niềm tin rất lớn vào khả năng tự học của mỗi con
ngƣời. Trong thƣ gửi các học sinh toàn quốc nhân ngày khai trƣờng năm 1945,
Ngƣời đã viết “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ

một phần vào công học tập của các cháu” . Trong câu nói này đã hàm chứa một
chân lý sâu sắc đó là: Đất nƣớc Việt Nam muốn phát triển sánh vai với các cƣờng
quốc năm châu phải dựa vào “công học tập”, trong đó khả năng tự học của mỗi học
sinh là vô cùng quan trọng.
Các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Lê Công Triêm, Bùi Văn
Nghị… cũng đã đề cập nhiều về vấn đề tự học, đã có những công trình nghiên cứu
về hoạt động tự học của ngƣời học, các biện pháp sƣ phạm của ngƣời dạy nhằm
nâng cao chất lƣợng tự học của ngƣời học, phƣơng pháp hƣớng dẫn ngƣời học tự
học, phƣơng pháp viết tài liệu hƣớng dẫn ngƣời học tự học….
Tác giả Trịnh Quốc Lập [18] trong bài báo “Phát triển năng lực tự học trong
hoàn cảnh Việt Nam” cũng đã cho rằng năng lực tự học không chỉ là một phẩm chất
dành cho ngƣời học thuộc thế giới phƣơng Tây, về bản chất mà nói ngƣời châu Á

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, , Nhà xuất bản Giáo
dục.
2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), Tìm hiểu khái niệm đánh giá theo năng lực
và đề xuất một số biện pháp đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh, Tạp chí
khoa học Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Hữu Châu (2012), Tập bài giảng lớp Thạc sỹ lý luận –Phương pháp
dạy học môn Toán, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Duyên (2009), Dạy học số phức ở trường phổ thông, Luận văn
thạc sĩ - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Văn Dũng (2010), Phương pháp giải toán số phức và ứng dụng, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Điển (2000), Phương pháp số phức và hình học phẳng, Nhà

xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên, 2008), Giải tích 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên, 2008), Giải tích 12- Sách giáo viên, Nhà xuất
bản Giáo dục.
9. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị (2013), Lịch sử giáo dục thế giới, Nhà xuất
bản Đại học Sƣ phạm.
10. Võ Sỹ Hiện (2013), Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần
hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, Tạp chí khoa học Đại học Sƣ phạm TP
Hồ Chí Minh.
11. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2013), Lý luận dạy học đại học, Nhà xuất bản
Đại học Sƣ phạm.
12. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục.
13. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, Nhà

xuất bản Giáo Dục.
14. Đào Phƣơng Huệ, Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Phát triển năng lực tự học,

tự nghiên cứu và năng lực nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm, Kỷ yếu hội thảo
khoa học: Nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu cho giáo viên trung học phổ
9


thông. Viện nghiên cứu giáo dục - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phồ Hồ Chí
Minh.
15. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng
tiếp cận năng lực, Bài giảng lớp đo lƣờng và đánh giá, Viện Đảm bảo chất lƣợng
Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Bá Kim (2011) , Phương pháp dạy học môn Toán . Nhà xuất bản Đại học
Sƣ phạm.
17. Nguyễn Văn Khuê, Lê Mậu Hải (2001), Hàm biến phức, Nhà xuất bản Đại

học quốc gia Hà Nội.
18. Trịnh Quốc Lập (2008), Phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt
Nam, Tạp chí trƣờng Đại học Cần Thơ, (số 10) tr. 169-176.
19. Lê Thị Minh Loan (2005), Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tự học
của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đề tài khoa học mã số QG.05.39.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý
học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Mậu (2009), Chuyên đề số phức và áp dụng, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Mậu, Đàm Văn Nhỉ (2012), Đồng nhất thức và phương pháp
tọa độ trong hình học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
23. Lê Đức Ngọc (2009), Đo lường và đánh giá thành quả học tập (tài liệu tham
khảo).
24. Bùi Văn Nghị (2011), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể
môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
25. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở
trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
26. Bùi Văn Nghị (2002), Đổi mới cách viết sách giúp người học tự học tích cực,
Kỷ yếu Hội nghị đổi mới phƣơng pháp dạy học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà nội.
27. Bùi Văn Nghị, Nguyễn Thế Thạch, Nguyễn Tiến Trung (2010), Dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán 12. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

10


28. Lƣơng Việt Nhi, Hoàng Thu Hà (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo
dục tiêu biểu trên thế giới, Nhà xuất bản Tri Thức.
29. Hoàng Phê (chủ biên) (1996), Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
30. Đoàn Quỳnh (1997), Số phức với hình học phẳng, NXB Giáo dục.

31. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên, 2008), Giải tích 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.
32. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên, 2008), Giải tích 12 Nâng cao - Sách giáo viên,
NXB Giáo dục
33. Đào Tam (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong
dạy học Toán ở trường đại học và trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
34. Lê Văn Tiến (2005) , Phương pháp dạy học môn toán ở trường phổ thông, Nhà
xuất bản Đại học Sƣ Phạm TP Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Thị Tính (2001). Dạy cách học cho sinh viên – mục tiêu quan trọng của
hoạt động giảng dạy ở đại học sư phạm. Tạp chí Giáo dục số 11 (08/2011). Trang 1516.
36. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy – tự học, Nhà xuất bản Giáo dục.
37. Nguyễn Cảnh Toàn (2013) – Lê Khánh Bằng, Phương pháp dạy và học đại
học, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
38. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh
viên đại học, Tạp chí giáo dục số 8, tr 30 – 35.
39. Nguyễn Quốc Trịnh (2011), Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung
học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế
(PISA), Luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội.
40. Nguyễn Quang Uẩn – Trần Quốc Thành (1992), Vấn đề kỹ năng và kỹ năng
học tập, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.
41. Võ Thanh Vân - Lê Hiển Dƣơng - Nguyễn Ngọc Giang (2009), Chuyên đề

ứng dụng số phức trong giải toán trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sƣ
phạm.
42. Phạm Viết Vƣợng (2007), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà

Nội.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh

11



1. Denise Arnold, Graham Arnold (2001), Cambridege Mathematics 4 Unit,
Cambridege University Press
2. Titu Andreescu, Dorin Andrica (2002), Complex numbers from A to–Z.
3. Giorgio T. Bagni (2010), Rafael Bomebllis’ Algebra and a new mathematical
Object: A semiotic Analysis, Department of Mathematics and Computer Science
University of Udine (Italy).
4. Liang-shin Hahn, Complex and Geometry, The Mathematical Association of
America.
5. Orlando Merino (2006), A Short History of Complex Numbers, University of
Rhode Island.
6. T. Needham (1997), Visual Complex Analysis, Oxford University Press, New
York.

12



×