Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Sử dụng các tác phẩm, bài nói của hồ chí minh để dạy học phần lịch sử việt nam (1930 1945), sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.47 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
SỬ DỤNG CÁC TÁC PHẨM, BÀI NĨI CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỂ DẠY
HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1930-1945), SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SVTH: Phùng Thị Ánh Hồng
Lớp 10SLS Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Trương Trung Phương
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu .........................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
6. Cấu tạo khóa luận ....................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC
TÁC PHẨM, BÀI NÓI CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM (1930-1945), SGK LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)


Ở TRƯỜNG THPT ....................................................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................7
1.1.1. Tài liệu thành văn nói chung, các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh nói
riêng trong q trình dạy học lịch sử ..........................................................................7
1.1.1.1. Tài liệu thành văn ...........................................................................................7
1.1.1.2. Các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ...................10
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông .................................................11
1.1.2.1 Về giáo dưỡng ...............................................................................................11
1.1.2.2. Về giáo dục ..................................................................................................12
1.1.2.3. Về phát triển .................................................................................................13
1.1.3. Những tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh được sử dụng để dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ..............................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................16
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM, BÀI NÓI CỦA HỒ CHÍ MINH
ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ DẠY HỌC CÁC BÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM (19301945), SGK LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG
THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................19


2.1. Lịch sử Việt Nam (1930-1945) trong chương trình sách giáo khoa lớp 12,
trường THPT .............................................................................................................19
2.2. Các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh được sử dụng để dạy học các bài lịch
sử Việt Nam (1930-1945), sách giáo khoa ở lớp 12, trường THPT .........................21
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁ TÁC PHẨM, BÀI NĨI CỦA HỒ
CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1930-1945), SGK
LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .....................................................................30
3.1. Những nguyên tắc chung đối với việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí
Minh để dạy học lịch sử Việt Nam (1930-1945) ......................................................30
3.1.1. Phải nắm vững yêu cầu chương trình và nội dung mơn học ...........................30

3.1.2. Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học ..............................................................31
3.1.3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức lịch sử ..........32
3.2. Các hình thức và biện pháp sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930-1945), SKG Lịch sử lớp 12 (Chương trình
chuẩn) ở trường THPT ..............................................................................................33
3.2.1. Đối với bài nội khóa ........................................................................................34
3.2.1.1. Bài cung cấp kiến thức mới..........................................................................34
3.2.1.2. Loại bài ôn tập, sơ kết, tổng kết ...................................................................38
3.2.1.3. Loại bài kiểm tra, đánh giá ...........................................................................39
3.2.2. Đối với bài ngoại khóa ....................................................................................40
3.3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................42
3.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...............................................................42
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................42
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................43
3.3.4. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................43
3.3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................43
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội XI của Đảng đã xác định:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và
hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành, khả năng lập nghiệp…”

Đúng như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay địi hỏi giáo dục phổ thơng phải tạo ra những con người
phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi mơn học
ở nhà trường phổ thơng với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ
trẻ, trong đó có bộ môn Lịch sử. Cùng với các bộ môn khác, bộ mơn Lịch sử với
những đặc trưng riêng của mình đã góp phần hồn thành mục tiêu giáo dục, đào tạo.
Thơng qua việc học tập Lịch sử, học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan
về quá khứ, định hướng tương lai. Vì vậy khoa học Lịch sử nói chung và bộ mơn
Lịch sử nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình giáo dục
thế hệ trẻ. Tuy nhiên thực tế hiện nay bộ môn Lịch sử ở phổ thông vẫn chưa được
quan tâm đúng mực dẫn đến chất lượng dạy và học lịch sử chưa thực sự có những
chuyển biến tích cực. Kết quả của bộ môn lịch sử trong các kỳ thi chuyển cấp, kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao
đẳng là rất thấp. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết, làm sao vừa
có thể đảm bảo chương trình vừa giúp cho học sinh hiểu bài, cùng với đó là tạo ra
tính tích cực ở học sinh đang là một bài tốn khó trong phương pháp dạy học lịch
sử.
Trong dạy học lịch sử, kiến thức trong sách giáo khoa là kiến thức cơ bản, tuy
nhiên bên cạnh đó nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh và tạo hứng thú học tập

1


giáo viên thường xuyên phải tìm hiểu, sử dụng các tài liệu thành văn mà trong đó có
các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh. Việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ
Chí Minh trong dạy học Lịch sử có vai trị và ý nghĩa vơ cùng to lớn và quan trọng.
Giúp học sinh hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, góp phần làm rõ hơn các sự kiện lịch sử của dân tộc, là một tài liệu minh
chứng cho sự lãnh đạo, tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc ta trong các cuộc

kháng chiến, qua đó góp phần vào việc tạo động lực giúp học sinh tiến hành hoạt
động học tập lịch sử có hiệu quả và tạo ra động cơ quan trọng trong việc học tập của
học sinh đó là học để xây dựng đất nước.
Tôi thấy rằng lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có nhiều biến động, nhiều
cuộc khởi nghĩa, phong trào khởi nghĩa nổ ra rầm rộ và có những chuyển biến lớn
về kinh tế, xã hội. Vì vậy sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh sẽ có vai
trị và ý nghĩa rất quan trọng trong việc dạy học, tạo hứng thú học tập, hình thành tri
thức lịch sử cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng các tác phẩm, bài nói
của Hồ Chí Minh để dạy học phần lịch sử Việt Nam (1930-1945), sách giáo khoa
lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở trường trung học phổ thơng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình, qua đó hi vọng góp
một phần cơng sức của mình để nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử ở trường phổ
thông.
2. Lịch sử vấn đề
Sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có vai
trị và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài học. Chính vì vậy
vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng ở trong và ngồi nước quan tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Trước hết phải kể đến các cơng trình lý luận chung về phương pháp dạy học
lịch sử mà tiêu biểu và tập trung điển hình nhất đó là cuốn “Phương pháp dạy học
lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi,
xuất bản năm 2002. Đặc biệt trong cuốn này có phần sử dụng sách giáo khoa và các
loại tài liệu học tập khác. Tác giả đã đề cập đến việc cần thiết phải sử dụng các tác

2


phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh, vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử. Theo tác giả “Các tác phẩm, bài nói, bài viết của Chủ

tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Có thể nói hầu hết các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có thể trích dẫn và sử
dụng trong việc học tập các khóa trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới”[19;94].
Tuy nhiên giáo trình mới chỉ dừng lại ở mức độ trình bày lý luận chung, chưa đi vào
phương pháp vận dụng cụ thể.
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, Tiến sĩ Đairi đã nêu lên
tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử. Theo Tiến
sĩ Đairi, ngoài SGK, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm
phong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu hơn quá khứ, tạo bài giảng hấp dẫn,
sinh động có sức lơi cuốn học sinh.
Ngồi ra trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Đăng Truyền
(02SLS) với đề tài “Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh để dạy học lịch sử Việt Nam
(1919-1930) ở trường THPT trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng”, đã đề cập một
cách khá rõ nét các tài liệu Hồ Chí Minh và việc sử dụng nó phù hợp khi giảng dạy
bài lịch sử Việt Nam (1919-1930) đồng thời đưa ra một số hình thức, biện pháp sử
dụng tài liệu Hồ Chí Minh một cách hợp lý và có hiệu quả. Nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu trên dù ở những góc độ nghiên cứu khác nhau đều đề cập tới việc
vận dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thơng, nêu lên sự cần thiết phải sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một cơng trình nào giải quyết một cách cụ thể, đầy
đủ về phương pháp sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945. Đề tài mà tôi nghiên cứu sẽ cố gắng
làm rõ các nhiệm vụ mà các tài liệu trên chưa giải quyết được, mặt khác góp phần
bổ sung thêm nguồn tài liệu cần thiết để phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn từ 1930 đến 1945 ở trường THPT.

3


3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí
Minh để dạy học phần lịch sử Việt Nam (1930-1945), SGK Lịch sử lớp 12 (Chương
trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định nội dung, hình thức và biện pháp sư phạm cần thiết để sử dụng các
tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy-học lịch sử Việt Nam (1930-1945) về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài là:
- Tìm hiểu chương trình, SGK lớp 12 (Chương trình chuẩn).
- Tiến hành điều tra cơ bản việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 ở trường THPT
hiện nay.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử nói chung và ý nghĩa của việc sử dụng các tác phẩm, bài
nói của Hồ Chí Minh.
- Lựa chọn được hệ thống các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh phù hợp để
vận dụng vào giảng các bài lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945.
- Đưa ra được những hình thức và biện pháp sử dụng các tác phẩm, bài nói của
Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 lớp 12
(Chương trình chuẩn) ở trường THPT có hiệu quả.
- Tiến hành thực nghiệm giáo dục để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài.
3.4. Giới hạn đề tài
Phạm vi nghiên cứu là sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh phản
ánh nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 trong SGK Lịch sử lớp
12 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT.

4



4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu
Tiến hành sưu tầm và nghiên cứu, lựa chọn và sắp xếp các loại tài liệu cần
thiết cho đề tài, sau đó tiến hành tập hợp, so sánh, đối chiếu chọn lọc nội dung chính
xác, khách quan, khoa học phù hợp với chương trình và đối tượng nhận thức của
học sinh ở trường THPT để sử dụng. Nghiên cứu cơ sở tâm lý, lý luận dạy học để
vận dụng vào việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh sao cho có hiệu quả. Phân tích
chương trình SGK khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 để nhận
thức những nội dung cơ bản, những yêu cầu cần thực hiện và mục tiêu cần đạt đến
để thiết kế và sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh phù hợp.
4.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Để nắm rõ thực tiễn việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT, tôi sẽ tiến hành điều tra về tình hình sử dụng
các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh của giáo viên dạy sử ở trường THPT và điều
tra nhận thức của học sinh qua trao đổi, quan sát giờ dạy và qua hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm.
4.3. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học và đặc biệt là
các nhà giáo giàu kinh nghiệm về phương pháp dạy học nhằm góp phần hồn thành
tốt đề tài và đưa các biện pháp sư phạm vào thực tế dạy học.
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành giảng dạy thực nghiệm toàn phần và đối chứng ở các lớp 12,
THPT.
- Trên cơ sở các tiết giảng thực nghiệm giáo dục, kiểm tra kết quả bằng trắc
nghiệm giáo dục và rút ra kết luận.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài hồn thành sẽ góp phần hồn chỉnh hệ thống cơ sở lý luận cho việc sử
dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1930-1945, qua đó góp phần làm phong phú và giúp các em hiểu sâu hơn về

lịch sử Việt Nam giai đoạn này .

5


6. Cấu tạo khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chương, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các tác phẩm, bài nói
của Hồ Chí Minh để dạy học phần lịch sử Việt Nam (1930-1945), SGK Lịch sử lớp
12 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT.
Chương 2: Hệ thống các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh được sử dụng để
dạy - học các bài lịch sử Việt Nam (1930-1945), SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình
chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Biện pháp sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh để dạy
học lịch sử Việt Nam (1930-1945), SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn) ở
trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TÁC PHẨM,
BÀI NĨI CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
(1930-1945), SGK LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Ở TRƯỜNG THPT

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tài liệu thành văn nói chung, các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh nói

riêng trong quá trình dạy học lịch sử
1.1.1.1. Tài liệu thành văn
Trong nghiên cứu lịch sử nói chung, trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ
thơng nói riêng, tài liệu lịch sử đóng vai trị hết sức quan trọng. Các nhà nghiên cứu
Xô viết cho rằng: “Tư liệu lịch sử là tất cả những gì phản ánh trực tiếp quá trình lịch
sử và cho ta khả năng nghiên cứu quá khứ của xã hội loài người. Nghĩa là tất cả
những di sản của xã hội loài người dưới dạng các hiện vật của nền văn hóa vật chất,
và có tài liệu thành văn, cho phép ta nhận thức về đạo đức, tập quán và ngôn ngữ
của các dân tộc”.
Trên cơ sở định nghĩa này, các nhà nghiên cứu Xô Viết đã chia tư liệu thành 6
nhóm:
- Di tích chữ viết
- Hiện vật khảo cổ học
- Tài liệu dân tộc học
- Tài liệu ngơn ngữ học
- Tài liệu miệng
- Tài liệu băng hình, điện ảnh, ghi âm
Trong 6 nguồn tài liệu lịch sử trên, di tích chữ viết hay cịn gọi là tài liệu thành
văn có vai trị, ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quá trình nghiên cứu, nhận thức
và giảng dạy lịch sử.

7


Tài liệu thành văn là loại tài tài liệu chứa đựng thông tin lịch sử dưới dạng văn
bản viết. Ở mỗi giai đoạn lich sử, tùy theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà
tài liệu thành văn có thêm những dạng khác nhau và có mức độ phong phú khác
nhau. Chính vì vậy, tài liệu thành văn là nơi ghi lại những gì cụ thể nhất, là phương
tiện cần thiết đối với dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông và là nguồn cung
cấp kiến thức quan trọng cho học sinh. Tài liệu thành văn bao gồm nhiều loại, nội

dung và tính chất của mỗi loại cũng khơng giống nhau; về đại thể, có thể phân thành
các loại như sau:
Thứ nhất: Tài liệu kinh điển Mác – Lênin. Đây là nguồn tài liệu cần thiết vì nó
mang tính chỉ đạo tư tưởng nên phải được sử dụng trong giờ học lịch sử. Tuy nhiên,
khi sử dụng tác phẩm kinh điển, giáo viên cần phải chú ý một số điển như: nội dung
trích dẫn chính xác, ngắn gọn, phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức
của học sinh.
Sử dụng các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vào giảng dạy lịch
sử không những giúp giáo viên làm sáng tỏ bản chất của các sự kiện và các kết luận
lịch sử, chứng minh đúng đắn, chính xác những luận điểm giáo viên đưa ra mà cịn
có khả năng giáo dục học sinh về nhân sinh quan cách mạng, thế giới quan của chủ
nghĩa mác xít, giúp học sinh có cái nhìn nhận lịch sử theo quan điểm chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
Thứ hai: Văn kiện Đảng và Nhà nước.Đây là một trong những nguồn tri thức
quan trọng bởi nó ra đời trong những hoàn cảnh cụ thể, liên quan tới những sự kiện
nhất định, là tài liệu cụ thể nhất để làm rõ hơn các sự kiện đang trình bày. Văn kiện
của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc dựng lại hình ảnh quá khứ
một cách sinh động và chân thực, đồng thời nêu ra nhiều bài học lịch sử quan trọng
và làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử. Vì lẽ đó, nguồn tài liệu này có tác dụng thiết
thực đối với việc bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy của học sinh trong học tập
lịch sử.
Ví dụ: Có thể vận dụng một đoạn trích trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ 8 (8-1941) để làm rõ tình hình Việt Nam trong những năm
1939 – 1945: “Đông Dương vừa làm nô lệ cho giặc Pháp lại làm trâu ngựa cho

8


giặc Nhật nữa. Thế là từ nay dân Đông Dương phải một cổ hai trịng, cũng vì cái
chính sách hèn nhát, tàn bạo của chúng gây nên”[39;106]. Qua đó giúp học sinh

thấy được tình hình của dân tộc phải cùng lúc chịu hai tầng áp bức, đời sống của
nhân dân hết sức cực khổ, khó khăn…
Vì vậy nếu sử dụng một cách khéo léo, biết chọn lọc thì đây cũng là một trong
những biện pháp nhằm phát triển năng lực tư duy, tăng thêm tính hứng thú trong
học tập lịch sử của học sinh.
Thứ ba: Các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh, của các nhà lãnh đạo Đảng
và nhà nước. Trong những nguồn tài liệu tham khảo (ngoài sách giáo khoa) được sử
dụng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, các tác phẩm, bài nói của
Hồ Chí Minh có vai trị to lớn và cần thiết. Có thể nói hầu hết các tác phẩm, bài nói
của Hồ Chí Minh đều có thể trích dẫn và sử dụng trong việc học tập các khóa trình
lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Ví dụ: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, đã chỉ rõ con đường cách mạng
đúng đắn và những biện pháp cụ thể để nhân dân đấu tranh giành thắng lợi trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Những quan niệm trong “Đường cách mệnh” là những
quan niệm lịch sử chính xác bởi vậy khi dạy lịch sử Việt Nam thì đây là nguồn tài
liệu vô cùng quan trọng.
Thứ 4: Tài liệu văn học. Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, trong lịch sử
dân tộc, có vai trị to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng. Bởi vì,
các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng của các hiện tượng kinh
tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội. Giữa văn học và khoa học nói
chung, sử học nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Mặt khác, các tác phẩm văn học
góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học
tập của học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dưỡng - giáo dục
và giá trị văn học. Chính vì vậy người giáo viên phải biết lựa chọn, trích dẫn những
tài liệu phù hợp nhằm đảm bảo được hai tiêu chuẩn trên đồng thời không ảnh hưởng
đến thời gian giảng của bài và nội dung kiến thức trọng tâm.

9



Thứ năm: Các cơng trình nghiên cứu chun khảo, các tác phẩm sử học nghiên
cứu có tính chất tổng hợp. Đây là tài liệu tham khảo rất cần cho giáo viên trong việc
dạy học lịch sử, cung cấp thêm những kiến thức hết sức quan trọng và làm cụ thể
hơn, sáng tỏ hơn nội dung bài học.
Trên đây là những nguồn tài liệu thành văn phục vụ cho việc dạy học lịch sử.
Tùy theo nội dung từng bài, chúng ta có thể lựa chọn, sử dụng những nguồn tài liệu
tham khảo cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của bài học. Trong phạm vi đề
tài này, tôi sẽ đề cập đến vấn đề sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh
trong việc dạy học lịch sử.
1.1.1.2. Các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một
dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân
Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
… Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các
lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng
ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là những hiện thân
của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của
mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” [25;5-6].
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX luôn luôn gắn liền với tên tuổi và
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Trong q trình hoạt động cách mạng, Hồ
Chí Minh đã viết rất nhiều các tác phẩm, tài liệu trong đó đặc biệt là những tài liệu
lịch sử.
Trong dạy học lịch sử Việt Nam việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ
Chí Minh có vai trị rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học, giúp học
sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Đồng thời, qua việc sử
dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử, thế hệ trẻ càng
tự hào về lịch sử dân tộc, càng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngồi ra, sử dụng các

tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử có tác dụng giáo dục tư

10


tưởng, nhân cách, bản lĩnh, tinh thần yêu nước, yêu giai cấp, sống có lý tưởng cách
mạng cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà việc sử dụng các tác phẩm, bài nói
của Hồ Chí Minh để dạy học lịch sử hiện nay còn một số bất cập chưa hợp lý. Vì
vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần phải lưu ý một số điểm như: giáo viên phải
lựa chọn những tài liệu phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức của
học sinh, tuy nhiên không được lạm dụng quá mức dẫn đến ảnh hưởng nội dung bài
học; giúp học sinh rút ra cái cơ bản nhất, đặc trưng nhất của sự kiện lịch sử…
Như vậy, các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh có vai trị rất quan trọng
trong giảng dạy lịch sử dân tộc. Đối với học sinh trung học phổ thơng, việc học tập
lịch sử có sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh là một trong những biện
pháp thiết thực để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em và góp phần nâng
cao chất lượng dạy học bộ mơn.
1.1.2. Vai trị và ý nghĩa của việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
1.1.2.1 Về giáo dưỡng
Trong học tập và giảng dạy lịch sử thì kiến thức trong sách giáo khoa là kiến
thức cơ bản và quan trọng, tuy nhiên để hiểu rõ được những nội dung, kiến thức ấy
địi hỏi giáo viên phải tìm tịi, nghiên cứu các tài liệu tham khảo (ngoài sách giáo
khoa) để làm rõ hơn, giúp học sinh nắm được kiến thức một cách cụ thể. Do đặc
trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo góp phần nhất định vào
việc khơi phục, tái hiện hình ảnh q khứ. Trong các tài liệu tham khảo ấy, các tác
phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Thứ nhất, sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh góp phần tạo biểu
tượng, khơi phục bức tranh lịch sử. Thông qua nhiều cách khác nhau trong việc sử

dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh
như: cụ thể hóa thời điểm, địa điểm xảy ra sự kiện, sử dụng số liệu, hình tượng hóa
sự kiện lịch sử. Học sinh có thể tiếp thu được dễ dàng mà khơng phải giải thích gì.
Ví dụ: Khi nói về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam nói chung
và phong trào Xơ viết Nghệ Tĩnh nói riêng: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh

11


(28 đồn mới được dựng ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của chính phủ, báo chí…,
đều bất lực, khơng dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ Tĩnh”[26;72]. Với
đoạn tài liệu trên giáo viên đã giúp học sinh hiểu rõ hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào cách mạng 1930-1931 nói chung và phong trào Xơ viết Nghệ Tĩnh
nói riêng.
Thứ hai, sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh góp phần làm sáng tỏ
bản chất của những sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Khi nói về sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân trước hết phải hiểu:“Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng qn nghĩa
là chính trị trọng hơn qn sự. Nó là đội tuyên truyền”[26;507].
Thứ ba, sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh nhằm cung cấp những
tri thức lý luận, những hiểu biết về những quy luật phát triển của xã hội, những
nguyên tắc về chiến lược, sách lược cách mạng. Nó giúp học sinh nắm vững những
tư tưởng chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, góp phần thực hiện
chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường phổ thơng.
Như vậy, các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh được sử dụng trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thơng có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Giúp học sinh
không những “biết” lịch sử mà còn “hiểu” lịch sử một cách sâu sắc.
1.1.2.2. Về giáo dục
Ngoài ý nghĩa về giáo dưỡng, các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh cịn có
tác dụng tích cực đối với việc giáo dục tình cảm, tư tưởng đạo đức và giá trị thẩm

mỹ cho học sinh. Khác với sách giáo khoa chỉ cung cấp kiến thức phổ thơng, cơ
bản, các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh với những sự kiện chính xác, những bài
nói, nhận định mang tính lịch sử có tác dụng khơi dậy trong trái tim xúc cảm lịch
sử, làm cho tình cảm của các em được biểu hiện rõ ràng. Hơn nữa qua đó giúp các
em hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi
dưỡng thế giới quan khoa học, giáo dục lòng tin, đạo đức cộng sản, lòng trung thành
với sự nghiệp cách mạng, nghĩa là giáo dục cho học sinh về nhân cách, bản lĩnh và
lý tưởng theo phương châm: “Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác
Hồ vĩ đại.”

12


Ví dụ: Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” Hồ Chí Minh có viết:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [26;229].
Chữ đồng ở đây có nghĩa là đồn kết. Qua hai câu thơ giúp các em rút ra một
nguyên lý, một bài học to lớn đó chính là sự đồn kết, sự đồn kết ấy đã giúp nhân
dân ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược. Qua đó
góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em và giúp các em nhận ra trong bất
cứ thời đại nào, đồn kết cũng ln tạo nên sức mạnh to lớn, từ đó gắn kết thêm tình
cảm sự đoàn kết của các em trước hết là với các bạn trong lớp và sau đó là tất cả
mọi người, gia đình, thầy cơ…
1.1.2.3. Về phát triển
Sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử khơng
chỉ có tác dụng cung cấp kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, giáo dục tư tưởng
tình cảm mà cịn góp phần phát triển năng lực tư duy logic, tư duy lịch sử, rèn luyện
năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp,
rút ra kết luận…
Ví dụ: Khi nói về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám giáo viên có thể

sử dụng trích dẫn sau:“Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế
kỷ, đã đập ta xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân
dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, độc lập, tự do, hạnh
phúc”[28,159,160]. Trích dẫn trên đã kích thích năng lực tư duy của học sinh. Qua
đó các em đã thấy được ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của Cách mạng tháng Tám,
Cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn lịch sử dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh cịn góp phần phát
triển tồn diện cái nhìn mang tính biện chứng của học sinh từ quá khứ, hiện tại đến
tương lai của lịch sử, giúp các em từ quá khứ lịch sử rút ra bài học cho cuộc sống
hiện tại và tương lai. Bởi vì những tư tưởng, lời dạy của Hồ Chí Minh – “Người cha
già” của dân tộc Việt Nam không chỉ có ý nghĩa trong q khứ mà cịn có giá trị đến
hôm nay và cả tương lai. Những tư tưởng, bài học ấy sẽ sống mãi trong tâm trí,

13


trong ý thức của người dân Việt Nam nói chung và của học sinh trung học phổ
thơng nói riêng.
Tóm lại việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh vào giảng dạy
lịch sử ở trường trung học phổ thơng góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các
mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
1.1.3. Những tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh được sử dụng để dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã để lại một khối
lượng tài liệu đồ sộ. Để tiện trong quá trình sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ
Chí Minh chúng ta có thể phân chia thành các loại như sau:
- Thứ nhất: Những tác phẩm kinh điển: Hồ Chí Minh tồn tập, Hồ Chí Minh
tuyển tập.
Bộ Hồ Chí Minh tồn tập xuất bản lần thứ hai (2004) gồm 12 cuốn, tập hợp
phần lớn những tác phẩm, bài nói, bài viết quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ

1919 đến 1969 và in thành 12 tập. Đây là một tài sản tinh thần vơ giá của tồn
Đảng, tồn dân ta, là sự phản ánh sinh động, sâu sắc quá trình Chủ tịch Hồ Chí
Minh tìm đường cứu nước và vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách
mạng Việt Nam, đồng thời phản ánh quá trình Người cùng với Đảng ta lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Có thể kết luận Hồ Chí
Minh toàn tập là bộ sách toàn vẹn nhất tập hợp tất cả các tác phẩm của Người nên
giáo viên sẽ rất thuận tiện cho việc dẫn chứng, phục vụ dạy và học lịch sử. Trong
khn khổ của đề tài thì đề tài chủ yếu sử dụng cuốn Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3.
Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3 gồm những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ
đầu năm 1930 đến 2-9-1945. Những tác phẩm viết trong thời gian này thể hiện
những cống hiến lớn lao về tư tưởng, đường lối và tổ chức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới.
Bên cạnh bộ Hồ Chí Minh tồn tập có bộ Hồ Chí Minh tuyển tập gồm 3 tập
(tập 1: 1919 – 1945; tập 2: 1945 – 1954 và tập 3: 1954 – 1969) bao gồm những bài
nói, bài viết, tác phẩm, báo cáo, diễn văn, lời chúc, lời kêu gọi…quan trọng của Hồ
Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969. Đây là nguồn tài liệu phong phú cho việc dạy

14


học lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới đặc biệt là lịch sử Việt Nam (1930 –
1945).
Hai bộ sách trên rất quan trọng và phục vụ thiết thực cho việc dạy và học lịch
sử của giáo viên và học sinh, vì vậy ở trường phổ thơng cần trang bị hai bộ sách
này.
- Thứ hai: Những bài viết, báo cáo, luận văn chính trị, những bài viết phản ánh
những sự kiện.
Đây là những tài liệu liên quan đến việc xây dựng, phổ biến, thực hiện nhiệm
vụ cách mạng. Đây là những tác phẩm mang tính chất cương lĩnh được xây dựng
trên một cơ sở quan trọng: tri thức lịch sử và thông tin đời sống xã hội đương thời.

Ví dụ: Có thể sử dụng bài viết “Báo cáo gửi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản”
để làm rõ mục hai nhỏ trong phần một lớn “Tình hình trong nước” trong bài 15
“Phong trào dân chủ 1936 – 1939”.
- Thứ ba: Những tác phẩm sử học hoặc những phần lịch sử trong một tác phẩm
của Hồ Chí Minh.
Đây cũng là một loại tài liệu vô cùng quan trọng. Trong phần lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 thì một trong những tác phẩm phục vụ thiết yếu đó chính là
tác phẩm “Lịch sử nước ta”. Nội dung tác phẩm trình bày qua trình lịch sử nước ta
từ thời dựng nước Văn Lang đến tình hình trước mắt (1942)… Mục tiêu của tác
phẩm là phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách lúc
bấy giờ. Chúng ta có thể sử dụng sử dụng tác phẩm này khi dạy bài 16 “Phong trào
giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời”.
- Thứ tư: Những tác phẩm văn học.
Tuy chưa phải là cống hiến vĩ đại nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh những thơ văn của Người có một giá trị vô cùng to lớn. Sự nghiệp
văn học của Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của
dân tộc trong từng thời kỳ; gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng con người mới
xã hội chủ nghĩa; gắn liền với tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong của Người.

15


Thời kỳ này các tác phẩm truyện và ký đặc biệt là thơ của Hồ Chí Minh chiếm
một khối lượng rất lớn. Đặc biệt là các tác phẩm trong tập thơ “Nhật ký trong tù”.
Với nội dung lên án chế độ nhà tù hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch, nêu
rõ chủ nghĩa lạc quan cách mạng, tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó
khăn, tình thân ái, cảm thông của một chiến sĩ cộng sản đối với những người cùng
cảnh ngộ, cùng vói những nét đặc sắc trong thơ của Hồ Chí Minh, “Nhật ký trong
tù” đã trở thành một tác phẩm văn học lớn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

Ngồi ra cịn những tác phầm nổi tiếng như Kính cáo đồng bào, Việt Nam độc
lập…vv
Đây là những tác phẩm văn học nhưng có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, qua các
tác phẩm trên, ta nhận thấy ở Hồ Chí Minh sự gần gũi kết hợp nguồn sử học và văn
học trong nghiên cứu, phản ánh hiện thực xã hội.
Như vậy, những tác phẩm trên là những tài liệu trích dẫn quan trọng khi giảng
dạy lịch sử, việc sử dụng các tác phẩm trên sẽ giúp bài giảng thêm sinh động, làm rõ
hơn các kiến thức lịch sử, khơi dậy sự hứng thú học tập của học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ thực tế giáo dục hiện nay địi hỏi phải có những phương pháp mới trong
dạy học lịch sử nhằm đưa lại kết quả cao hơn, chất lượng tốt hơn mà trước tiên phải
tạo khơng khí học tập mới cho học sinh để tránh lối học thầy đọc trò chép và suy
nghĩ lịch sử là một môn học khô khan, nhàm chán mà thay vào đó là sự hứng thú
của các em trong mỗi tiết học, phát huy được khả năng tư duy của học sinh. Nhận
thấy ý nghĩa và vai trò to lớn của việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam, dựa trên những điều rút ra từ cơ sở lý luận,
tơi đi vào tìm hiểu tình hình sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở hai trường THPT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
* Về phía học sinh, chúng tơi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm (xem phụ lục
2) để kiểm tra 120 học sinh ở hai trường THPT (Đà Nẵng): Trường THPT Thanh
Khê, THPT Nguyễn Thượng Hiền vào học kỳ 2 năm học 2013 – 2014 với các mục
đích như sau:

16


- Tìm hiểu xem học sinh có nhớ được nội dung các tác phẩm, bài nói của Hồ
Chí Minh có liên quan đến các sự kiện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 hay
không? (Câu 6, 7, 9) (phụ lục 2).

- Tìm hiểu xem việc nắm và hiểu các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh có
giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 hay không?
(Câu 1, 3, 5, 8) (phụ lục 2).
- Việc điều tra học sinh góp phần xác định xem phương pháp dạy học của giáo
viên có phù hợp với đặc trưng bộ mơn hay khơng? (Câu 2, 4, 10) (phụ lục 2).
Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
tốn học. Chúng tơi thấy rằng có nhiều kết quả trái chiều nhau. Đa số học sinh chưa
nắm được nội dung các đoạn trong các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh khi học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
* Về phía giáo viên, chúng tơi xây dựng 7 câu hỏi để thăm dị ý kiến của 10
giáo viên theo 3 nội dung sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu tình hình sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí
Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (Câu 1, 7) (phụ lục 7).
Nội dung 2: Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng các
tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930
– 1945 (Câu 2, 3, 4) (phụ lục 7).
Nội dung 3: Thăm dò ý kiến của giáo viên về nguyên nhân khiến cho việc sử
dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh vào giảng dạy lịch sử bị hạn chế (Câu
5, 6) (phụ lục 7).
Sau khi xử lý các phiếu điều tra từ giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng đa số
giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các tác phẩm, bài nói của
Hồ Chí Minh vào giảng dạy lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử thế giới nói
riêng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau nên việc sử
dụng còn hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là thời gian một tiết học quá ngắn so với
lượng kiến thức cần cung cấp, giảng dạy cho học sinh vì vậy khó có thể giới thiệu
cho các em về các đoạn tài liệu liên quan đến bài và nguyên nhân thú hai đó là do
thiếu các loại tài liệu tham khảo cần thiết.

17



Từ kết quả điều tra từ học sinh và giáo viên chúng tơi rút ra kết luận rằng:
Tình hình sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT hiện nay chưa đạt hiệu quả. Có
nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, mà ngun nhân ấy bắt nguồn từ nhiều
phía. Vậy yêu cầu đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó phải xây
dựng các phương pháp sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh vào giảng
dạy lịch sử một cách đúng đắn, phù hợp sẽ là một trong những biện pháp cần thiết,
quan trọng để khắc phục tình trạng việc dạy và học lịch sử ở các trường THPT hiện
nay. Để làm được điều đó yêu cầu giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, tự rèn
luyện, trau dồi kiến thức, tìm kiếm tài liệu đồng thời phải nắm bắt và sử dụng thành
thạo các thao tác, kỹ năng sử dụng tài liệu. Như vậy mới khai thác tối đa hiệu quả
phương pháp dạy học này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở
trường phổ thông.

18


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM, BÀI NÓI CỦA HỒ CHÍ MINH
ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ DẠY HỌC CÁC BÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM (19301945), SGK LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG
THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Lịch sử Việt Nam (1930-1945) trong chương trình sách giáo khoa lớp 12,
trường THPT
Ở chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 các trường trung học phổ thơng
hiện nay có tất cả 52 tiết, trong đó gồm 15 tiết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm
2000 và 37 tiết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000. Trong đó giai đoạn
lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 có 6 tiết. Cụ thể như sau:
Tiết 21 – Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935
Nội dung chính của bài là trình bày những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã

hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Ngồi
ra, cịn nêu lên những nét chính của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh
cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Đây là phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo, vì thế có
một ý nghĩa lịch sử vơ cùng quan trọng. Nó đã chứng minh rằng đường lối, nhiệm
vụ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là đúng đắn, vì vậy được nhân dân
lao động nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
của phong trào cách mạng. Đồng thời, trong bài cũng trình bày về phong trào cách
mạng trong những năm 1932 – 1935, đó là q trình phục hồi phong trào cách mạng
như phục hồi cơ quan của Đảng từ Trung ương, Xứ ủy đến các tổ chức Đảng ở địa
phương…
Tiết 22 – Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939
Nội dung cơ bản của bài đó là trình bày về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội
của đất nước nửa cuối những năm 30 của thế kỷ XX, nguyên nhân của những
chuyển biến ấy. Nội dung của bài tập trung chủ yếu vào phong trào đấu tranh 1936
– 1939. Trước những điều kiện thuận lợi của tình hình trong nước và thế giới ,
phong trào đấu tranh của dân chủ 1936 – 1939 phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Những hình thức, phương pháp đấu tranh mới mẻ lần đầu tiên được Đảng ta tiến

19


hành tiêu biểu đó là phong trào đấu tranh địi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ;
đấu tranh nghị trường; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Từ đó, phong trào thu được
kết quả hết sức to lớn, khiến chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách
của quần chúng. Phong trào đã để lại cho Đảng ta nhiều kinh nghiệm quý báu và có
ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị thêm một bước về mọi mặt cho cuộc đấu
tranh ở thời kỳ tiếp theo.
Tiết 23, 24, 25, 26 – Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời.
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 có

nhiều thay đổi lớn so với những năm 1936 – 1939. Lấy lí do chiến tranh, thực dân
Pháp trở lại áp dụng chính sách như trước đây: bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, đàn
áp phong trào cách mạng, bóc lột nhân dân thậm tệ. Đời sống của các tầng lớp nhân
dân điêu đứng. Trong bối cảnh đó, phát xít Nhật nhảy vào Đơng Dương, nhân dân
ta chịu cảnh “một cổ hai tròng”, phải chịu hai tầng áp bức Nhật – Pháp. Cả Pháp và
Nhật đều thi hành nhiều thủ đoạn trắng trợn, dã man trong việc vơ vét, bóc lột nhân
dân Đơng Dương, mọi mặt của xã hội trở nên tồi tệ hơn.
Trong bối cảnh đó, tháng 5/1941, Hội nghị trung ương lần thứ 8 của Đảng đã
họp và quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận
Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị đón thời cơ. Cơng cuộc
chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền từ sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 8 được tiến hành và khởi nghĩa từng phần là một trong những sáng tạo của
Đảng khi tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật
đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện. Trước tình hình đó, Hội nghị tồn quốc của
Đảng (8-1945) đã họp và quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa. Khởi nghĩa đã nổ
ra và giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và trong cả nước từ 16 đến 28/8/1945.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cơng hịa. Cách mạng tháng
Tám thành công đã để lại ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khơng chỉ Việt Nam mà
cịn cả thế giới.

20


Như vậy tài liệu sách giáo khoa 12 đã cung cấp một kiến thức cơ bản về một
giai đoạn lịch sử dân tộc, thông qua các bài học các em có thể hình dung về những
chuyển biến về kinh tế - xã hội trong và đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc hết sức sơi nổi của nhân dân ta, qua đó thấy được cơng lao to lớn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh với dân tộc.
Phần bố cục và phân bố thời gian cho từng bài tương đối hợp lý với tổng cộng

là 3 bài và số tiết phân phối là 6.
Như vậy, sách giáo khoa chương trình lịch sử lớp 12 phần lịch sử Việt Nam
(1930-1945) như vậy là hợp lý, giáo viên có thể sử dụng tài liệu tham khảo (ngoài
SGK) mà đặc biệt là sử dụng các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh trong q trình
giảng dạy để giúp học sinh khơng những nắm vững kiến thức cơ bản trong sách
giáo khoa mà còn nắm được bản chất các sự kiện, hiện tượng lịch sử, mở rộng kiến
thức cho học sinh giúp các em nắm được một cách cụ thể nhất, tường tận nhất về
thời kỳ lịch sử hết sức quan trọng này. Điều đó tạo tiền đề hết sức quan trọng để các
em có thể hiểu và tiếp thu các giai đoạn tiếp theo của lịch sử dân tộc.
2.2. Các tác phẩm, bài nói của Hồ Chí Minh được sử dụng để dạy học các bài
lịch sử Việt Nam (1930-1945), sách giáo khoa ở lớp 12, trường THPT
Bài và những
nội dung cần
sử dụng tài

Những đoạn tài liệu cần thiết

liệu Hồ Chí

Những tài liệu
cần sử dụng

Minh
Bài 14: Phong
trào cách
mạng 1930 1935
- Tình hình xã “Đế quốc Pháp ra sức khai thác tài ngun ở
hội

Hồ Chí Minh


Đơng Dương… Chúng tìm mọi cách để bóp nặn tồn tập, Tập 3
nhân dân ta; chúng thu thuế ngày càng nặng, bắt (2004), Nxb

21


mua “quốc trái” ngày càng nhiều, làm cho đồng

Chính trị Quốc

bào ta ngày thêm nghèo khổ” [26;8].(Xem them

gia, Hà Nội, tr8.

phụ lục I.1).
- Ngun

“Sự áp bức và bóc lột vơ nhân đạo của đế quốc

Hồ Chí Minh

nhân phong

Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách

tồn tập, Tập 3

trào cách


mạng thì sống khơng có cách mạng thì chết.

(2004), Nxb

mạng 1930 –

Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày

Chính trị Quốc

1931

càng lớn mạnh”[26;8].

gia, Hà Nội, tr8.

- Phong trào

“Từ tháng 5 đến tháng 12, có 58 cuộc bãi cơng

Hồ Chí Minh

đấu tranh của

và biểu tình của cơng nhân… Đơi khi những

tồn tập, Tập 3

cơng nhân


người bãi cơng được thắng lợi, nhưng thắng lợi

(2004), Nxb

cuối cùng khơng đạt bởi vì nhà tư bản chỉ nhận

Chính trị Quốc

những yêu sách của cơng nhân để có thì giờ

gia, Hà Nội, tr56.

chuẩn bị cuộc phản cơng của nó” [26,56]. (Xem
them phụ lục I.2).
- Giới thiệu

“Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ở cách 360

Hồ Chí Minh

về hai tỉnh

kilơmét về phía Bắc thành phố Huế, kinh đơ

tồn tập, Tập 3

Nghệ An và

nước An Nam (nơi tên vua “bù nhìn” thiết lập


(2004), Nxb

Hà Tĩnh

triều đình) và cách 326 kilơmét về phía nam Hà

Chính trị Quốc

Nội, thủ phủ xứ Đông Dương thuộc đế quốc

gia, Hà Nội ,tr70.

Pháp….
…Ngồi số cơng nhân đó và một số như vậy
quan lại, chủ đồn điền và người buôn bán…,
nhân dân hai tỉnh đều là bần và trung nông (hơn
1 triệu)”[26;70]. (Xem them phụ lục I.3).
- Thực dân

“Một mặt, chúng yêu cầu chính quyền Pari nới

Hồ Chí Minh

Pháp ráo riết

rộng quyền hành của chúng và chúng đã được

tồn tập, Tập 3

chuẩn bị


chính quyền Pari cho phép… Chúng muốn hủy

(2004), Nxb

chiến dịch

diệt toàn Nghệ An hịng đe dọa nơng dân các

Chính trị Quốc

22


×