Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài amin lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm giúp học sinh nói không với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.28 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO DẠY BÀI
“AMIN” – LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN NHẰM GIÚP
HỌC SINH “NĨI KHƠNG VỚI THUỐC LÁ” ĐỂ BẢO VỆ
SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Người thực hiện: Lê Thị Xn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa học

THANH HOÁ, NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
1
2
2
2
3
3
3
7
17
17
17
19
19
19
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Không phải đương nhiên mà

mỗi người chúng ta được sở hữu một thân thể khỏe mạnh mà đó phải là kết quả
của quá trình gìn giữ và rèn luyện thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Thói
quen sinh sống đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
“Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người khơng có sức khỏe chỉ có một
ước muốn duy nhất, đó là sức khỏe” [1]. Bệnh tật không trừ một ai bất kể bạn là
người giàu hay nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Nếu bạn may mắn được sở
hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc bạn đang cận kề với thành công về
mọi lĩnh vực, do vậy ta cần coi trọng và giữ gìn nó.
Trong thế kỷ 21, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho cuộc sống ngày
càng phát triển, chính vì vậy mà y tế cũng được đầu tư hơn trước, người dân
cũng ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, nhưng bệnh tật thì
khơng vì thế mà giảm đi.
Con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng chưa quan tâm nhiều
đến sức khỏe của bản thân và chưa biết cách bảo vệ sức khỏe vốn quý của mình.
Khi sức khỏe tốt khơng cảm thấy nó là q giá nhưng khi ta bị bệnh tật mới
nhận thấy một cách thấm thía và đủ đầy rằng sức khỏe cịn hơn tiền bạc, danh
vọng. Chỉ khi nào phát bệnh lúc đó mới hối tiếc, mới lo chữa bệnh. Khi đó bệnh
đã nặng chữa sẽ khó khăn, tốn kém và có nhiều người khơng chữa được nữa.
Khói thuốc lá là một trong những tác nhân lớn làm ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của con người.
Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần giáo dục con người ngay từ bé,
lúc ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ giáo dục ở nhà trường mà giáo dục các
em từ những hành vi nhỏ ở nhà, biết bảo vệ sức khỏe, biết tuyên truyền cho mọi
người phải bảo vệ sức khỏe vốn quý của bản thân và “nói khơng với thuốc lá”.
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều
coi là chiến lược của quốc gia mình. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương
lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
Giáo dục ln đổi mới về mọi mặt để phù hợp với sự thay đổi của thời đại.
Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như
vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức có tính tồn cầu thì

nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến
thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào
cuộc sống, đặc biệt vận dụng để bảo vệ sức khỏe con người, vừa mang tính giáo
dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học vào dạy bài
“Amin” – lớp 12 – chương trình chuẩn nhằm giúp học sinh “nói khơng với
thuốc lá” để bảo vệ sức khỏe con người.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp các phương pháp đặc trưng bộ môn,
lấy học sinh làm trung tâm tạo sự hứng thú học tập và nâng cao chất lượng.
1


- Tìm hiểu và lồng ghép các kiến thức liên quan đến sức khỏe con người trong
tiết học để tạo sự hứng thú, tích cực, kích thích sự ham học, nâng cao chất lượng
dạy và học mơn hóa học của học sinh Trung học phổ thông, cụ thể là học sinh
lớp 12.
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức mơn hóa vào đời sống.
- Giáo dục học sinh nam khơng nên hút thuốc lá vì ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe của bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền cho mọi người
không nên hút thuốc lá; biết tự bảo vệ sức khỏe của mình, gia đình và xã hội.
- Trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết – chuẩn bị cho hành trang bước
vào đời.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học.
- Thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới trong bài amin
chương trình chuẩn lớp 12.
- Nicotin ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn hai lớp của
trường THPT Triệu Sơn 4, trong đó lớp 12A1 năm học 2020 - 2021 làm lớp đối

chứng (ĐC) và lớp 12A2 năm học 2020 - 2021 làm lớp thực nghiệm (TN). Hai
lớp này có sự tương đồng về số lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hồn cảnh gia
đình, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập và đặc biệt là năng lực học tập, thái độ
học tập với bộ môn hóa học trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu sách, báo, tạp chí, truy cập thơng tin trên
internet để nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe con người liên quan đến nội dung
tiết học để có cách thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học.
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các nguồn tài liệu để xây
dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu vấn đề sức khỏe người dân hiện nay, căn bệnh ung thư phổi, ung thư
vòm họng, bệnh tim, bệnh răng miệng,…
+ Phương pháp quan sát: quan sát học sinh hút thuốc lá,…
+ Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức hoạt động dạy học lồng ghép bảo vệ sức khỏe
con người trong các bài giảng và rút ra kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
a. Nicotin là gì?
Nicotin là dạng hóa chất chứa nitơ có trong một vài loại thực vật thuộc họ cà
như cây thuốc lá. Không chỉ dùng để hút, nicotin còn được sử dụng làm chất diệt
côn trùng. Nicotin không phải là một chất gây ung thư nhưng lại là chất gây
nghiện cực mạnh khiến bạn lệ thuộc vào thuốc lá và gây ra những tác hại nguy
hiểm đối với cơ thể. Nicotin là một trong nhiều thành phần có trong thuốc lá.

2


Việc cai nghiện nicotin hay cai nghiện thuốc lá là q trình khó khăn khơng kém

cai nghiện ma túy.
b. Tác hại của nicotin đối với cơ thể: Mặc dù nicotin chưa được chứng minh là
nguyên nhân tạo nên các khối u ác tính, nhưng nicotin có thể gây tác hại về
nhiều mặt ở hầu hết các cơ quan và hệ thống của cơ thể, như:
- Xơ vữa động mạch.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Tác động lên hệ tiêu hóa.
- Gây ra các vấn đề tim mạch.
- Đối với phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu hút thuốc lá
hoặc ở trong mơi trường khói thuốc quá nhiều, nicotin có thể gây những tác hại
như tiểu đường tuýp 2, béo phì, cao huyết áp, rối loạn chức năng hơ hấp như khó
thở hoặc ho khan. Ngoài ra, em bé trong bụng mẹ khi trưởng thành sẽ mắc phải
các khuyết tật về hành vi thần kinh và vô sinh.
- Các tác động nguy hiểm khác: nicotin cịn có thể gây co thắt phế quản, run
và đau cơ khớp cũng như giảm insulin, góp phần gia tăng nguy cơ bệnh tiểu
đường.
Đề tài chỉ ra được mối liên hệ mật thiết và vô cùng to lớn kiến thức mơn
hóa học với sức khỏe con người.
Việc thiết kế giáo án cũng như tổ chức hoạt động cho học sinh theo hướng
phát triển năng lực toàn diện cho học sinh với nhiều giáo viên còn nhiều lúng
túng. Trong đề tài này, tôi đã vận dụng kết hợp tối đa các phương pháp dạy học
tích cực đặc trưng bộ mơn, tổ chức thành công hoạt động lồng ghép kiến thức
môn học vào bảo vệ sức khỏe con người.
c. Tại sao hút thuốc lá lại có hại cho sức khỏe của bản thân và người xung
quanh?
Qua phân tích cho thấy, trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hố chất, trong đó
có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín,
Nicotin - chất gây nghiện... Ngồi ra, trong khói thuốc lá cịn có nhiều chất kích
thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hơ hấp, gây tổn thương trong
lòng mạch máu. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ

lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Thuốc lá điện tử có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong
đó có rất nhiều loại hương liệu độc hại và có chứa nicotin là chất gây nghiện.
Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở
thành điều kiện cho nhiều căn bệnh nguy hiểm phát triển.
Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều có hại cho sức khỏe của cả người hút và
những người xung quanh (hút thuốc lá thụ động) là nguyên nhân của nhiều
trường hợp ngộ độc nicotin và gây nên nhiều bệnh cho con người, như: ung thư
phổi, ung thư vòm họng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng nguy cơ gây huyết
khối, bệnh tim mạch, đột quỵ.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3


Mơn hố học trong trường trung học phổ thơng giữ một vai trị quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục, nhận thức của học sinh. Mục đích của
mơn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn, hồn chỉnh và nâng cao cho học sinh
những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài
thực hành,… của mơn học. Hóa học khơng chỉ để làm các bài tập viết PTHH,
nhận biết các chất, tính tốn mà cịn để biết được các ứng dụng phong phú và
thiết thực trong cuộc sống. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng
tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người, biết cải tạo thế
giới theo mục đích của chính mình. Hố học xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm
phương hại đến đời sống, biết bảo vệ đời sống của bản thân, gia đình và cộng
đồng.
Để đạt được mục đích của học hố học trong trường phổ thơng thì giáo viên
dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những
phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú học sinh người giáo viên dạy hố
học cịn phải hiểu biết về hố học đời sống. Trong sáng kiến kinh nghiệm này,

tơi có đề cập đến một vấn đề đang là nỗi trăn trở của tồn xã hội “nói khơng với
thuốc lá” với mục đích góp phần sao cho học sinh có ý thức biết bảo vệ sức
khỏe của bản thân, cho những người xung quanh và tồn xã hội; qua đó các em
đam mê mơn hóa học hơn, góp phần nâng cao chất lượng môn học và trang bị
cho các em những kỹ năng sống cần thiết để các em tự tin bước vào đời.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong lý luận phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề lấy học sinh làm trung
tâm là vấn đề đặt lên hàng đầu. Nghĩa là: người học có quyền sáng tạo, tự
giác… điều này cần thể hiện thông qua phương pháp dạy học của từng giáo
viên[2]. Thế nhưng để thiết kế được một bài giảng thực sự đạt hiệu quả theo
đúng mục tiêu giáo dục và gây được hứng thú cho học sinh thì mất nhiều thời
gian và phải có sự đầu tư lớn bên cạnh đó cịn phải nắm vững các phương pháp,
phương tiện và kỹ thuật dạy học tích cực. Thực trạng hiện nay là thi vào lớp 10
khơng có mơn hóa nên các trường trung học cơ sở bộ môn này chưa được nhà
trường, phụ huynh và các em dành thời gian quan tâm nhiều nên bước chân vào
lớp 10 kiến thức mơn hóa học của các em đa số cịn rỗng kiến thức. Khơng ít
giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực; nhiều giáo viên chạy đua kinh tế làm thêm ngoài rất nhiều, thời gian
dành cho nghiên cứu bài dạy của mình cịn hạn chế,… điều này đã ảnh hưởng
trực tiếp tới thái độ đối với môn học và kết quả học tập của học sinh.
Với tình hình xã hội hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên gặp
nhiều khó khăn nên nhiều học sinh khơng có nhu cầu thi đại học chỉ thi tốt
nghiệp THPT, các em lựa chọn thi ban khoa học xã hội là chủ yếu. Với những
em không chọn ban khoa học tự nhiên thì giờ học mơn hóa đối với các em thật
nặng nề và cảm thấy nhàm chán hơn nếu như người thầy khơng có phương pháp
dạy học tích cực.
Học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng, các em là những thanh
niên chuẩn bị bước vào đời, nguồn nhân lực quan trọng của Đất nước. Ngoài
4



những kiến thức cơ bản truyền đạt cho các em người thầy cần rèn cho các em
những kỹ năng cần thiết, đặc biệt kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
Thực trạng vấn đề sức khỏe của con người Việt Nam hiện nay:
Năm 2015, theo công bố của 3 tổ chức: Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới
và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam đứng thứ 62/145 trong bảng xếp
hạng sức khỏe các nước có trên 1 triệu dân. Như vậy sức khỏe con người Việt
Nam đang ở tốp dưới. Điều đáng lo ngại là chúng ta đang đối mặt với nhiều tác
nhân gây hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu bia, mơi trường sống, thói quen sinh
hoạt,…)[3].
Tuổi thọ của người dân chưa được nâng lên, trong khi đó những nguy cơ có
hại cho sức khoẻ vẫn rất cao và ngày càng gia tăng. Trong đó, việc sử dụng thực
phẩm hàng ngày không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tồn tại. Đặc biệt, thời gian
gần đây phát hiện ra nhiều vụ sản xuất rượu bia, thực phẩm giả kém chất lượng.
Ở các vùng nơng thơn cịn ít hiểu biết chung về sức khoẻ, bệnh dịch và đặc
biệt là chưa quan tâm đến khám sức khỏe định kỳ, khi phát hiện bệnh thường đã
ở giai đoạn muộn.
Tâm lý chung của đa phần người dân thường chỉ khi bệnh nặng mới đi gặp
bác sĩ, cho thấy ý thức chăm sóc sức khỏe theo định kỳ của người dân còn thấp.
Theo thống kê cho thấy, khoảng 3/4 số người đi khám ung thư được chẩn
đoán là ung thư giai đoạn cuối, lúc này bệnh đã di căn và khó có thể chữa khỏi.
Nếu như các bệnh nhân thường xuyên đi khám bệnh định kỳ có thể phát hiện ra
sớm và có cơ hội sống thêm vài năm nữa [4].
Các cơ quan nhà nước đã có chính sách khám chữa bệnh định kỳ, tuy nhiên ở
các vùng nông thôn, ngoại thành vẫn ít được quan tâm đúng mực. Để cải thiện
tình hình, cần phải có tun truyền sâu rộng đến tồn dân. Đặc biệt, nên đưa
chương trình giáo dục sức khỏe vào học đường.
Xã hội hiện đại kèm theo những hệ lụy như ô nhiễm môi trường, áp lực công
việc, con người ít vận động, chế độ ăn uống khơng hợp lý đã làm ảnh hưởng rõ
rệt đến sức khỏe người Việt Nam.

Thực trạng vấn đề hút thuốc lá của con người Việt Nam hiện nay:
Hiện nay, ở các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm trong những thập
kỷ qua; ngược lại, tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc lá có xu hướng gia tăng.
Theo điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành do Tổng
cục Thống kê phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, so với những năm
trước đây, tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới Việt Nam giảm khoảng 2%, tuy
nhiên, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới vẫn rất cao. Tỷ lệ nam giới trưởng thành
hút thuốc là 47,4%. Trong giới trẻ độ tuổi 15-24, tỷ lệ hút thuốc trong nam giới
là 26,1% và nữ giới là 0,3%.
Việt Nam hiện có 33 triệu người khơng hút thuốc nhưng thường xun phải
hít khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường
xun hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại các nhà
hàng là 84,9%.[5]

5


Hiện nay, không những học sinh khối THPT hút thuốc lá mà học sinh THCS
hút thuốc lá cũng khơng ít, kể cả học sinh nữ. Các em học sinh hút thuốc lá
nhiều loại khác nhau: thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha,

Xu hướng hiện nay bỏ thuốc lá truyền thống và chuyển sang thuốc lá điện tử
đang gia tăng, đặc biệt là giới trẻ, thanh thiếu niên coi đây là cách thể hiện độ
sang chảnh, ăn chơi và số ít người coi là cách cai thuốc lá truyền thống.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng
nhanh chóng. Năm 2019, kết quả Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO
thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên
2,6% (năm 2015 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 0,2%). Gần đây thuốc lá điện
tử đang xâm nhập nhiều vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối
sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt

và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Tại sao hiện nay thuốc lá xâm nhập nhiều vào trường học?
Hầu hết giới trẻ đều cho rằng, hút thuốc lá là thú vui, thỉnh thoảng mới hút
thì sẽ khơng ảnh hưởng gì, mà trơng cịn ngầu hơn, có vẻ cứng rắn hoặc cảm
thấy độc lập. Học sinh đang bị lầm tưởng hay ngộ nhận việc hút thuốc lá là biểu
hiện của sự trưởng thành, chín chắn. Các em muốn thể hiện mình đã là người
lớn, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ
gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa
bằng cách hút thuốc lá…
Bên cạnh đó, rất nhiều bạn trẻ cũng bị những chi phối bởi những tác động
khách quan bên ngồi, như các bạn bị những nhóm bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập
hút thuốc cho đúng là ‘đàn anh, đàn chị’.
Ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm
cho các bạn trẻ học theo những ‘tấm gương’ đó.
Thuốc lá điện tử có mùi thơm hấp dẫn như vani, nước hoa, gà rán, hoa quả…
nên khơng chỉ lơi kéo người hút chính mà ngay cả người hút thụ động cũng cảm
thấy thích thú thậm chí là nghiện. Khơng những học sinh nam thích mà ngay học
sinh nữ cũng thích loại này.
Các em rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào, mua online và ngay trong
trường học các em học sinh cũng bn bán thuốc lá cho nhau. Ngồi ra, pháp
luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”
lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được
mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng
là học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các em là khơng khó.
Một trong những ngun nhân khơng thể khơng nhắc tới chính là sự thiếu
quan tâm, sự giáo dục cịn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.
Giáo viên mơn hóa học có thể giúp các em “nói khơng với thuốc lá”
Giáo viên cần quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, quan tâm đến vấn
đề hố học với đời sống sức khỏe con người; khơng chỉ dạy lý thuyết mà hướng


6


dẫn cho các em tư duy vận dụng kiến thức vào đời sống, giáo dục ý thức cần
thiết, kỹ năng sống quan trọng cho học sinh.
Tôi luôn trăn trở cho mỗi tiết dạy của mình, ln tìm cho mình phương
pháp để lôi cuốn, thu hút học sinh vào bài giảng để các em thấy mơn hóa khơng
bị khơ khan, nhàm chán, mà sinh động, lý thuyết không xa vời thực tiễn, học
sinh sẽ tiếp thu bài hiệu quả hơn, biết vận dụng kiến thức vào đời sống, bảo vệ
sức khỏe con người. Đặc biệt những em không chọn ban khoa học tự nhiên thi
quốc gia cảm thấy mơn hóa là mơn giải trí cho các mơn học áp lực cho kì thi
quốc gia THPT.
Ở năm học 2019 – 2020 khi dạy chương trình lớp 12 tơi chỉ mới sử dụng
một số tiết có lồng ghép hóa học với sức khỏe con người thì thấy rằng kết quả
học tập của học sinh đã có sự tiến bộ. Vì vậy năm học 2020 - 2021 tôi đã thường
xuyên vận dụng kiến thức mơn hóa vào bảo vệ sức khỏe thấy đa số học sinh hào
hứng học tập mơn hóa. Các em ln chờ đợi mơn hóa của tơi, tiết hóa học đối
với các em là tiết học thoải mái nhưng đem lại nhiều kết quả cho các em.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
Từ cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề, tôi đã thấy rằng Đổi mới
phương pháp dạy học vào dạy bài “Amin” – lớp 12 – chương trình chuẩn
nhằm giúp học sinh “nói khơng với thuốc lá” để bảo vệ sức khỏe con người sẽ
tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trị và ý nghĩa thực
tiễn trong học hố học đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe con người. Để thực hiện
được người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức
trọng tâm, các phương pháp dạy học tích cực; tìm hiểu, tham khảo các vấn đề
sức khỏe liên quan kiến thức và phù hợp với lứa tuổi học sinh, đơi lúc cần quan
tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hồ;
đơi lúc có khơi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học mơn hố

học.
a. Giải pháp thực hiện
Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài dạy, các phương pháp dạy học tích cực.
Sưu tầm về các hình ảnh người bị bệnh liên quan đến hút thuốc lá.
Học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Trên cơ sở các giải pháp trên, tôi xin đưa ra giáo án: Bài “Amin” lớp 12 –
chương trình chuẩn.
b. Tổ chức thực hiện
Thiết kế bài giảng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan)
của amin.

7


Hiểu được: Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản
ứng thế với brom.
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, gọi tên amin, xác định được
bậc của amin theo CTCT.
- Quan sát mơ hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính
chất.
- Dự đốn được tính chất hóa học của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương
pháp hố học.
- Xác định cơng thức phân tử theo số liệu đã cho.

3. Về thái độ: Rèn luyện tính chăm chỉ, sự tư duy lơ gích, ý thức bảo vệ mơi
trường khi làm thí nghiệm.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
5. Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học
- Sử dụng phiếu học tập.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Sử dụng phương tiện trực quan (Máy chiếu,..)
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng câu hỏi bài tập.
- Sử dụng kĩ thuật động não.
- Sử dụng kĩ thuật tia chớp.
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
- Phương pháp bàn tay nặn bột.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập, máy tính, máy chiếu.
Hố chất: anilin
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh, cho thấy học sinh
tính thực tiễn của hóa học.
2. Phương pháp

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở.
8


3. Nội dung phương thức tổ chức
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh về thuốc lá

Thuốc lá truyền thống

Thuốc lá điện tử

Giáo viên đặt câu hỏi, tại sao không nên hút thuốc lá?
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh nhận nhiệm vụ và cá nhân thực hiện.
c. Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trả lời câu hỏi có nội dung chính như sau:
Trong thuốc lá có nhiều chất độc có thể gây nên các bệnh nguy hiểm cho con
người (kể cả người hút thụ động), đặc biệt trong thuốc lá có chất gây nghiện là
nicotin.
d. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài (Nicotin là hợp chất Amin,
vậy amin có tính chất và cấu tạo như thế nào, tiết học hôm nay các em cùng
nhau nghiên cứu).
e. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định nghĩa, phân loại, danh pháp và đồng phân (10 phút)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành khái niệm và phân loại và cách viết đồng

phân, gọi tên các min.
2. Phương pháp
- Sử dụng kĩ thuật động não.
- Đàm thoại gợi mở.
3. Nội dung phương thức tổ chức
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên viết CTCT của NH3 và 4 amin khác, yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ
các chất trong ví dụ trên và cho biết:
- Mối quan hệ giữa cấu tạo NH3 và các amin?
- Cho biết định nghĩa tổng quát về amin?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
9


HS tiếp nhận nhiệm vụ và cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN
1. Khái niệm, phân loại
- Ví dụ: NH3 amoniac
CH3NH2
(CH3)2NH
(CH3)3N
C6H5 – NH2
- Khái niệm: Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều
nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.
- Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất:
a. Theo gốc hiđrocacbon:
+ Amin béo: ví dụ: CH3NH2, C2H5NH2

+ Amin thơm: ví dụ: C6H5NH2
b. Theo bậc của amin:
+ Bậc 1 : CH3NH2, C2H5NH2, C6H5NH2
+ Bậc 2 : (CH3)2NH
+ Bậc 3 : (CH3)3N
2. Danh pháp
- Cách gọi tên theo danh pháp:
+ Tên gốc chức: Tên gốc hiđrocacbon + tên chức amin
Ví dụ: CH3NH2
metyl amin
(CH3)2NH
đimetyl amin
(CH3)3N
trimetyl amin
C2H5NH2
etyl amin
C6H5CH2NH2
benzyl amin
C6H5NH2
phenyl amin
+ Tên thay thế: Tên hiđrocacbon + vị trí + amin
Ví dụ: CH3-CH2-CH2-CH2-NH2
Butan-1-amin
+ Tên thường chỉ áp dụng cho 1 số amin
Ví dụ: C6H5NH2 anilin
3. Đồng phân
- Ví dụ: Viết các dồng phân của C4H11N.
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2;
(CH3)2CHCH2-NH2
CH3CH2CH(NH2)CH3;

(CH3)3C-NH2
CH3CH2CH2-NH-CH3; (CH3)2CH-NH-CH3
CH3CH2-NH-CH2CH3;
(CH3)2-N-CH2CH3
- Amin có các loại đồng phân:
+ Đồng phân về mạch cacbon
+ Đồng phân vị trí nhóm chức
+ Đồng phân về bậc amin
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm
10


Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2: Tính chất vật lí (11 phút)
1. Mục tiêu
Giúp học sinh biết được tính chất vật lí amin.
Học sinh vận dụng kiến thức mơn hóa học để liên hệ thực tế bảo vệ sức
khỏe “nói khơng với thuốc lá”.
2. Phương pháp
- Sử dụng kĩ thuật động não
- Đàm thoại gợi mở
- Phương pháp học tập theo nhóm
- Sử dụng phương pháp trực quan
3. Nội dung phương thức tổ chức
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và bằng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi:
1. Nêu tính chất vật lí của amin, anilin?
2. Hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Là học

sinh các em nên hành động như thế nào với khói thuốc lá?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Nhóm học sinh thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả.
Học sinh nhóm khác nhận xét.
Học sinh nên trình bày đúng nội dung sau:
1. Metylamin, đietylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai
khó chịu, tan nhiều trong nước.
 Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi
tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
 Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong khơng khí
các amin thơm bị chuyển từ khơng màu sang màu đen.
 Các amin đều độc.
 Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước nhưng tan trong
benzen, etanol.
 Các amin đều độc.
2. Cây thuốc lá có chứa amin rất độc là nicotin: C 10H14N2 Nicotin không phải là
một chất gây ung thư nhưng lại là chất gây nghiện cực mạnh, khiến bạn lệ thuộc
vào thuốc lá và gây ra những tác hại nguy hiểm đối với cơ thể.
Trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hố chất, trong đó có 43 hố chất là
ngun nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin - chất gây
nghiện... Ngồi ra, trong khói thuốc lá cịn có nhiều chất kích thích khối u, kích
thích gây viêm nhiễm đường hơ hấp, gây tổn thương trong lịng mạch máu. Khi
hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều
kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Thuốc lá điện tử có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó
có rất nhiều loại hương liệu độc hại và có chứa nicotin là chất gây nghiện.
11



12


Khói thuốc gia tăng nguy cơ cao
bị đột quỵ và các lý tim mạch

Đục thủy tinh thể do hút thuốc

Răng miệng của người hút thuốc lá
 Đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh
nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so
với người không hút thuốc.
 Đối với trẻ em: Dễ bị cịi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng
do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.

13


Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, sau khi học xong bài các em cần
hành động:

Không hút các loại thuốc lá.

Không buôn bán thuốc lá.

Động viên các bạn trong lớp, trong trường khơng hút thuốc lá để có
trường học “khơng khói thuốc lá”.

Lên án những bạn sử dụng và buôn bán thuốc lá.


Tuyên truyền cho mọi người xung quanh khơng nên hút thuốc lá và là
người giải thích cho mọi người hiểu tác hại của khói thuốc lá.

Tham gia tích cực các chương trình “nói khơng với thuốc lá”.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm
+ Bước 5: Sản phẩm
14


Câu trả lời của học sinh
Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học (13 phút)
1. Mục tiêu
Giúp cho học sinh biết được cấu tạo của amin, từ đó rút ra những kết luận
về tính chất hóa học của các loại amin.
2. Phương pháp
- Sử dụng kĩ thuật động não
- Đàm thoại gợi mở
- Phương pháp học tập theo nhóm
-Sử dụng câu hỏi bài tập
3. Nội dung phương thức tổ chức
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên giới thiệu công thức cấu tạo của vài amin. Phân tích đặc điểm cấu tạo
của amin mạch hở và anilin. Từ công thức cấu tạo và nghiên cứu sách giáo khoa
em hãy cho biết amin mạch hở và anilin có tính chất hố học gì?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh xung phong trình bày kết quả.

Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
Nội dung học sinh cần trình bày
III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HĨA HỌC
1. Cấu tạo phân tử
R – NH2
R – NH – R’
R – N – R’
R”
Nguyên tử N trong amin còn cặp e chưa tham gia liên kết nên có tính bazơ.
2. Tính chất hóa học: Tính bazơ và phản ứng thế ở nhân thơm
a. Tính bazơ
* Thí nghiệm 1:
Nhúng giấy qùy tím vào dung dịch CH3NH2.
Nhúng giấy qùy tím vào dung dịch C6H5NH2
- Hiện tượng:
+ Dung dịch CH3NH2 quỳ tím hóa xanh
+ Dung dịch C6H5NH2: quỳ tím khơng đổi màu
- Giải thích : Các amin khi tan trong nước đã phản ứng với nước sinh ra OHCH3NH2 + H2O 
[CH3NH3]+ + OH- Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất kém với nước.
* Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa nước. Nhỏ vài giọt
anilin vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. thấy anilin tan.
- Hiện tượng: Anilin hầu như không tan trong nước và lắng xuống đáy ống
nghiệm. Khi cho anilin vào dung dịch HCl vào thấy anilin tan.
- Giải thích:
15


C6H5NH2 + HCl  [C6H5NH3]+Cl–
- Nhận xét: Dung dịch metylamin và nhiều đ.đẳng của nó có khả năng làm xanh
giấy quỳ ẩm hoặc làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ

ảnh hưởng của nhóm ankyl. Anilin có tính bazơ yếu vì lực bazơ yếu và yếu hơn
amoniac do ảnh hưởng của gốc phenyl.
* Tính bazơ: CH3NH2 > NH3 >C6H5NH2
b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

* Thí nghiệm 3: Nhỏ vài giọt brom vào ống nghiêm đã đựng sẵn 1 ml dung dịch
anilin.
- Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích : Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, ngun tử brơm dễ dàng thay thế
các nguyên tử H ở vị trí 2,4,6 trong nhân thơm của phân tử anilin.
NH2

Br

NH2
Br

+ 3Br2

+ 3HBr
Br

2, 4, 6 - tribromanilin
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận, khắc sâu kiến thức trọng tâm
+ Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời cho các câu hỏi trên
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục tiêu
Giúp cho học sinh hiểu và vận dụng tính chất hóa học của amin.

2. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng câu hỏi bài tập
- Phương pháp bàn tay nặn bột
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp dạy học theo nhóm
3. Nội dung phương thức tổ chức
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Ra bài tập theo mức độ từ biết đến vận dụng.
1. Nhận biết
Câu 1. Anilin tác dụng với chất dung dịch nào sau đây sản phẩm có kết tủa màu
trắng?
A. HCl
B. NaOH
C. Brom
D. HNO3
2. Thơng hiểu
Câu 2. Amin có CTPT C4H11N có mấy đồng phân mạch khơng phân nhánh?
A. 2
B.3
C. 5
D. 6
Câu 3. Amin thơm có cơng thức phân tử C7H9N có mấy đồng phân ?
16


A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

3. Vận dụng
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và 14,4 g H2O. CTPT của hai amin là
A. CH3NH2 và C2H7N
C. C2H7N và C3H9N
B. C3H9N và C4H11N
D. C4H11N và C5H13 N
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh làm bài độc lập.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
Học sinh xung phong chữa bài, Học sinh còn lại đánh giá, bổ sung.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên nhận xét bổ sung kết quả của học sinh
+ Bước 5: Sản phẩm
Đáp án của các câu hỏi
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TỊI MỞ RỘNG (2 phút)
1. Mục tiêu: Giúp cho học sinh hiểu và vận dụng tính chất hóa học của amin.
2. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở
- Sử dụng câu hỏi bài tập
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Nội dung phương thức tổ chức
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Khi nấu canh cá, người ta thường cho thêm các quả chua như khế chua,
dọc, sấu, me… Vì sao?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm bài độc lập hoàn thành trong 2 phút.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
Học sinh xung phong trả lời, học sinh còn lại đánh giá, bổ sung.
- Trong các có các amin như đimetylamin, trimetylamin là chất tạo ra mùi tanh
của cá. Các chất này có tính bazơ, khi cho thêm chất chua, tức là cho thêm axit

vào để chúng tác dụng với các amin trên tạo ra muối làm giảm độ tanh của cá.
R-NH2 + HCl
R-NH3Cl
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhấn mạnh nội dung quan trọng
+ Bước 5: Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã sử dụng phiếu điều tra về hứng thú
học tập của học sinh với mơn hóa học ở tiết học đầu năm lớp 12 và điều tra ở tiết
học cuối cùng của năm sau khi học xong chương trình lớp 12.
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
Bảng 1: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với mơn hóa
học qua kết quả khảo sát đầu năm học lớp 12 kết quả như sau:
17


Lớp

Sĩ số

Rất thích
SL
%

Mức độ hứng thú
Bình thường

Khơng thích
SL
%
SL
%

12A1
(lớp
42
5
11,9
20
47,6
17
40,5
ĐC)
12A2
41
4
9,8
18
43,9
19
46,3
(lớp TN)
Bảng 2: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với mơn hóa
học qua kết quả khảo sát cuối năm học kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp
Sĩ số

Rất thích
Bình thường
Khơng thích
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
42
10
23,8
18
42,9
14
33,3
(lớp ĐC)
12A2
41
20
48,8
15
36,6
6
14,6
(lớp TN)
Bảng 3. Kết quả học tập của học sinh cuối năm học lớp 12:
Giỏi
Khá

TB
Yếu - kém
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
47,
(lớp
42
7
16,7
13
30,9
20
02
4,8
6
ĐC)
12A2
19,
41
17 41,5
16

39,0
8
0
0,0
(lớp TN)
5
So sánh các bảng thống kê, cho thấy: lớp đối chứng số lượng học sinh rất
hứng thú với môn học cuối năm tăng lên một cách đáng kể so với điều tra ở đầu
năm học, tăng từ 11,9 % lên 23,8%. Số học sinh khơng thích giảm từ 40,5%
xuống cịn 23,3%. Như vậy khi mới chỉ ít sử dụng vận dụng kiến thức môn học
vào bảo vệ sức khỏe số học sinh rất thích học mơn hóa học có tăng nhưng chưa
nhiều, số học sinh khơng thích vẫn chiếm tới 23,3% và số học sinh bình thường
vẫn cao là 42,9%. Lý do vì chưa vận dụng nhiều kiến thức vào đời sống thực
tiễn, tiết học còn nhàm chán chưa lôi cuốn nên nhiều em vẫn chưa thực sự tư
duy, thậm chí vẫn cịn lười làm việc, ỷ lại vào bạn trong các hoạt động nhóm,…
Lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh rất thích học đã tăng một cách rõ rệt từ 9,8% lên
48,8% , tỉ lệ học sinh có mức độ hứng thú bình thường giảm từ 43,96% xuống
36,6%. Số học sinh khơng thích giảm từ 46,3% xuống còn 14,6 %.
Kết quả học tập năm 2020-2021 so với 2019-2020: Tỉ lệ học sinh đạt loại
giỏi tăng từ 12,2% lên 41,5%; loại khá tăng từ 31,7% lên 39,0%; loại yếu-kém
giảm xuống rõ rệt từ 12,2% xuống 0,0%.
18


Như vậy có thể khẳng định rằng việc “vận dụng kiến thức mơn hóa học
thực tiễn” là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc nâng cao hứng
thú học tập cho học sinh, hình thành cho học sinh kỹ năng quan trọng và cần
thiết hiện nay là vận dụng kiến thức môn học vào đời sống, đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học mơn hóa học.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Với phương pháp mà tơi vận dụng trong các bài dạy của mình “vận dụng
kiến thức mơn hóa học vào bảo vệ sức khỏe con người” đã mang lại hiệu quả rõ
rệt, đó là học sinh có lịng đam mê với mơn hóa, các em học tập hăng say và tích
cực hơn. Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản
thân và bảo vệ cho những người xung quanh; biết tránh xa các tệ nạn xã hội và
tuyên truyền cho mọi người biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, tránh xa các
tệ nạn xã hội và đồng thời có ý thức bảo vệ mơi trường trong sạch.
Hơn thế nữa “vận dụng kiến thức môn hóa học vào đời sống” là đã hình
thành cho các em kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn – một trong những
kỹ năng quan trọng cho các em hành trang bước vào đời.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên: ln “nói khơng với thuốc lá”, khơng ngừng tự học, tự
bồi dưỡng để hiểu biết về hóa học với đời sống để lồng ghép vào các tiết học,
biết khai thác thơng tin trên mạng Internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các
trang thiết bị dạy học hiện đại; kỹ năng kết hợp tốt các phương pháp đặc trưng
bộ môn. Đặc biệt phải biết phát huy các tính năng của trang thiết bị hiện đại
trong việc thiết kế bài dạy; mạnh dạn cho học sinh làm thí nghiệm để các em
đam mê môn học hơn và các em thấy được mơn hóa học gắn liền với thực tiễn.
Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ
động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh.
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: trang
thiết bị máy tính có nối mạng tại các phịng học, bổ sung hóa chất để các em
được làm thí nghiệm, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ
thông tin vào dạy học. Cần triển khai nhiều hơn các bài giảng về vận dụng kiến
thức mơn hóa học vào đời sống. Thường xuyên tuyên truyền dưới nhiều hình
thức khác nhau để khói thuốc lá khơng len lỏi vào trường học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ để có thể ứng dụng vào các tiết học khác nhau, môn học khác nhau để
nâng cao khả năng vận dụng kiến thức môn học vào đời sống bảo vệ sức khỏe,

tích lũy cho các em kỹ năng sống cần thiết – hành trang cho các em chuẩn bị
bước vào đời.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2021.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

19


Lê Thị Xuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
[3]. />[4]. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vũ - Phó Trưởng Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội nhắc đến trong ngày Sức khỏe thế giới 7/4/2016 diễn ra tại Mỹ.
[5]. []

20



×