Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân loại đối tượng học sinh để nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn GDCD lớp 12 tại trường THPT triệu sơn 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO KẾT
QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD LỚP 12 TẠI
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): GDCD

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………….........................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………..............................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.............................................3
2. NỘI DUNG...................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn..................................................................4
2.1.1. Phương tiện dạy học................................................................................4
2.1.2. Cách thức phân loại học sinh..................................................................5
2.2. Thực trạng của vấn đề................................................................................6
2.2.1.Quy mô trường lớp...................................................................................6
2.2.2. Thế mạnh................................................................................................6


2.2.3. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục....................................................6
2.3. Các giải pháp đã thực hiện........................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................16
3.1. Kết luận.....................................................................................................16
3.2. Kiến nghị...................................................................................................16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh
chóng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hầu như các quốc gia đang phát triển đều
đặt ra vấn đề cải cách, đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đủ
sức cạnh tranh với nước khác. Vấn đề nhân lực đã trở thành yếu tố cơ bản, quyết định
đối với sự phát triển, thịnh vượng và trường tồn của mỗi dân tộc, quốc gia.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà là phải đào tạo ra những
con người phát triển tồn diện về thể lực, trí lực để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi một mơn học trong nhà trường đều phải góp phần vào
việc đào tạo thế hệ trẻ, trong đó mơn giáo dục cơng dân (GDCD) là một mơn học quan
trọng. Mơn GDCD góp phần trang bị cho các thế hệ học sinh những tri thức khoa học,
về việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, hình thành và phát triển
nhân cách của con người, công dân với đạo đức, Công dân với kinh tế, cơng dân với các
vấn đề chính trị - xã hội, cơng dân với pháp luật… Tìm hiểu và học tập môn GDCD để
đúc rút được những kinh nghiệm vận dụng vào hoạt động thực tiễn để phục vụ đắc lực
cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay mơn GDCD đang ngày càng ít được quan tâm, chú ý. Do đó
chất lượng dạy và học GDCD đang ngày càng giảm sút. Lại một mùa tuyển sinh mới lại
đến với bao bộn bề, lo lắng của các sĩ tử. Và năm nào môn GDCD cũng dành một lượng
thời gian rất ít để ơn luyện cho học sinh đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT và
kì thi tuyển sinh Đại học sắp tới. Làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy và chất

lượng ôn tập đạt kết quả cao đang được đặt ra cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng
dạy những nỗi niềm băn khoăn lo lắng.
Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, ở các trường THPT từ cấp quản lý đến giáo
viên đều coi GDCD là môn phụ. Vì vậy chưa có sự đầu tư thích đáng, mặt khác đa số
học sinh coi đây là môn học thuộc lịng, khơng cần phải tư duy nên học sinh khơng hệ
thống các quan điểm lí luận chung của thế giới, mà mới dừng lại ở biết GDCD, học
trước quên sau, kiến thức môn GDCD mơ hồ, chung chung ... Những hạn chế trong
phương pháp dạy học cũng làm cho chất lượng bộ môn suy giảm, nhiều giáo viên vẫn
dạy theo phương thức truyền thụ một chiều, thầy đọc trò chép, thầy chủ động truyền
kiến thức, trò bị động tiếp thu kiến thức, làm cho giờ học môn GDCD trở nên khô khan
và nhàm chán.
“Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho
giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội
cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát
triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học
cơ sở”{1}
“Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi,
kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”{2}


Vậy làm thế nào để dạy và học đạt được kết quả tốt nhất, đó là mong muốn của
tất cả giáo viên chúng ta. Để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy học giáo viên cần làm tốt tất
cả các khâu, các bước, tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập cho học sinh từ cách ổn
định lớp, đến cách vào bài rồi cách triển khai bài học đến khâu cuối củng cố bài và giao
bài tập về nhà.
Dạy học GDCD ở nhà trường phổ thông là một môn học quan trọng, dạy học môn

GDCD không chỉ giúp các em lĩnh hội kiến thức mà từ đó góp phần giáo dục tư tưởng,
tình cảm, khơi dậy lịng u q hương đất nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ Tổ
quốc.Trong suốt những năm qua, bằng nhiệt huyết giảng dạy của mình tơi khơng ngừng
tìm tịi, nghiên cứu, tìm ra cách thức để nâng cao hiệu quả giảng dạy ở mỗi tiết dạy
GDCD. Từ thực tiễn giảng dạy và qua những tiết thao giảng tôi đã nhận thấy sử dụng
trong một số tiết học thực sự là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả. Từ những
lí do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn GDCD tôi đã mạnh
dạn chọn đề tài “Phân loại đối tượng học sinh để nâng cao kết quả thi tốt nghiệp
THPT môn GDCD lớp 12 tại trường THPT Triệu Sơn 4”. Với đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này tơi rất mong được sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện và đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khi tham gia nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy muốn nâng cao kết quả thi tốt
nghiệp THPT cần thiết và quan trọng đó là khâu phân loại các đối tượng học sinh, để
giáo viên tìm thêm những phương pháp, cách thức truyền đạt đến với những đối tượng
học sinh khác nhau. Nhằm đem lại kết quả cao trong học tập và trong ơn thi tơt nghiệp
THPT. Vì vậy tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : “Phân loại đối tượng học
sinh để nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn GDCD lớp 12 tại trường
THPT Triệu Sơn 4”. Với đề tài này tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của mọi
người để tơi được hồn thiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh khối lớp 12.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Triệu Sơn 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp khái quát.
- Phương pháp thực nhiệm.
- Phương pháp so sánh.

- Nghiên cứu tư liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát thực tiễn qua thông tin trên mạng và qua thực trạng học môn GDCD của
trường THPT mà tơi đang dạy để có cái nhìn khái quát về thực trạng dạy học môn
GDCD và thực trạng của việc giáo dục truyền thống đạo đức, kinh tế, các đường lối chủ
trương, chính sách và pháp luật của nhà nước cho học sinh hiện nay.
- Vận dụng kiến thức lớp 11 và 12 để ôn tập cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT
đạt kết quả tốt nhất.


1.5. Những điểm mới của SKKN.
- Là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng và
kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Là căn cứ để giáo viên xậy dựng kế hoạch bài dạy cho phù hợp với tình hình thực
tiễn tại nhà trường.
- Giúp học sinh có thể tự nhận thức được thế mạnh và hạn chế của mình trong q
trình ơn luyện thi tốt nghiệp để từ đó đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho bản thân mình.
- Là căn cứ để giáo viên xây dựng các hình thức khen thưởng động viên kịp thời
đối với các học sinh đạt chỉ tiêu đề ra.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Phương tiện dạy học:
Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận bằng
giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.
Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích nào đó
bao gồm các điều kiện, các cơng cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá trình đạt
mục đích đó. Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động. Phương
tiện được sử dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thì năng suất, chất lượng của hoạt động
càng cao, làm cho mục đích định trước càng dễ dàng được thực hiện.

PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong q trình dạy học để đảm
bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
phương tiện dạy học (PTDH). PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo
viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh.
Cịn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để
tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục. PTDH được bao gồm tập
hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trị phụ trợ để giúp cho thầy – trị có thể
thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.
Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị dạy học
(như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ thuật mà
thầy trị dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó khơng dùng để chỉ các hoạt động của
giáo viên và học viên.
PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp
cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic
nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm
chất nhân cách cho người học.
PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng
quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố phương
tiện được chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm bằng gì? để
thực hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được sử dụng trong
dạy học như là cái giá mang cụ thể của việc tiếp thu các tri thức trừu tượng nhằm nâng
cao hiệu quả của quá trình này.
Những tri thức học sinh lĩnh hội được hình thành thơng qua bằng con đường trực
quan, ngồi ra khơng có con đường nào khác. Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri
thức của học sinh trở nên dễ dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn, tạo ra hứng thú
học tập của học sinh, là phương tiện tốt nhất để giáo viên gần gũi với học sinh và là
phương tiện quan trọng để phát triển tư duy cho học sinh. V. Lênin nhận xét: “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ đó trở về thực tiễn - đó là con đường biện

chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan[3].


Phương tiện dạy học bao gồm những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc
truyền tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình dạy học. Đó
là: mơ hình, hình vẽ, sách giáo khoa, máy vi tính, máy chiếu... Theo Phạm Ngọc Quang,
“ Phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được
dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo”[4].
Phương tiện dạy học giữ vai trị quan trọng góp phần hướng dẫn hoạt động nhận
thức của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập của
học sinh, góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho học sinh. V.P. Golov cho
rằng: “Phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nội
dung giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạy học”[5].
2.1.2. Cách thức phân loại học sinh.
Để thực hiện đầy đủ các bước khi tham gia công việc phân loại học sinh trong
một lớp cần nhận định rõ và nắm vững những đối tượng học sinh. Quan tâm đến học
sinh yếu kém, học sinh khuyết tật ( nếu có ), học sinh khá giỏi. Cần nắm bắt và phân
loại để chuẩn bị kiến thức và hệ thống câu hỏi để ôn tập thật tốt.
Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh
giá tiếp cận năng lực

Đánh giá theo hướng

Đánh giá theo hướng

tiếp cận nội dung

tiếp cận năng lực


STT

1

Các bài kiểm tra trên giấy được thực Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực
hiện vào cuối một chủ đề, một hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…)
chương, một học kì,...
trong suốt q trình học tập

2

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

3

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của Quan tâm đến đến phương pháp học tập,
việc dạy học
phương pháp rèn luyện của học sinh

4

Chú trọng vào điểm số

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm,
chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi
tiết của sản phẩm để nhận xét

5

Tập trung vào kiến thức hàn lâm


Tập trung vào năng lực thực tế và sáng
tạo

Nhấn mạnh sự hợp tác


Đánh giá theo hướng

Đánh giá theo hướng

tiếp cận nội dung

tiếp cận năng lực

STT

6

Đánh giá được thực hiện bởi các cấp
Giáo viên và học sinh chủ động trong
quản lí và do giáo viên là chủ yếu,
đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và
cịn tự đánh giá của học sinh khơng
đánh giá chéo của học sinh
hoặc ít được cơng nhận

7

Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn

đến việc chấp hành nội quy nhà diện, chú trọng đến năng lực cá nhân,
trường, tham gia phong trào thi khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và
đua…
năng lực bản thân

2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Quy mô trường lớp.
- Trường THPT Triệu Sơn 4 năm học 2020 – 2021 có 21 lớp với tổng số 834
học sinh. Trong đó có 07 lớp khối 12 với 285 học sinh, có 4,5 lớp chọn mơn thi tổ hợp
xã hội với 189 học sinh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tồn trường là 47 đồng chí trực tiếp giảng
dạy, mơn giáo dục cơng dân có 02 đồng chí: 02 đồng chí đều có trình độ cử nhân Đại
học.
2.2.2. Thế mạnh:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng
các bộ mơn, trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD), nên đã lập kế hoạch, sắp xếp
tổ chức ôn tập cho học sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) cho
học sinh khối 12 đăng kí thi tổ hợp xã hội.
- Đại đa số các em học sinh có ý thức trong việc học tập, ôn thi của bộ
môn, chủ động làm bài tập và tìm kiếm tài liệu ơn thi.
- Số lượng học sinh đăng kí thi tổ hợp xã hội chiếm đa số, mỗi năm
khoảng 04/07 lớp gần 200 học sinh.Đây chính là động lực to lớn cho giáo viên tìm tịi,
trau rồi kiến thức, ơn thi tận tâm, có trách nhiệm.
- Đề thi mơn GDCD có kiến thức chủ yếu trong hai chuyên đề kinh tế và
pháp luật rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống nên việc học của học sinh khá thuận lợi.
Đa số các em u thích mơn học này.
- Hiện nay một số trường Đại học cũng chọn khối xét tuyển có mơn
GDCD như khối C19, C20. Vì vậy nhiều học sinh cũng tích cực học khối này nên tạo
điều kiện cho giáo viên tích cực, chủ động tìm tịi nội dung, phương pháp truyền đạt đến
học sinh làm sao đạt kết quả cao nhất.

2.2.3. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:
- Trong 4,5 lớp 12 chọn thi tổ hợp Khoa học xã hội thì có 2,5 lớp thuộc diện đại
trà, học lực học sinh của những lớp này chưa cao, thậm chí có những em học rất yếu cho


nên để kết quả thi tốt nghiệp của học sinh cao và đồng đều thì cần có những biện pháp
ơn thi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Một số phụ huynh và học sinh chưa quan tâm và cịn xem nhẹ vai trị, vị trí của
mơn GDCD. Cho rằng đây là môn học phụ nên học sinh không dành nhiều thời gian,
tâm huyết cho mơn học vì vậy kết quả học tập chưa cao.
- Ý thức học tập của một bộ phận không nhỏ của học sinh chưa tốt, thường nghỉ
học, ngủ trong giờ. Do đó, để nâng cao kết quả thi cho những đối tượng học sinh này rất
khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy.
- Từ năm học 2016 - 2017 đến nay Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa chương trình
mơn Giáo dục cơng dân vào chương trình thi THPT, vai trị của bộ mơn đã được nâng
lên. Tuy nhiên, khi được đưa vào chương trình thi THPT Quốc gia, mơn GDCD được
xem là môn muộn nhất trong các môn tham gia thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, chưa có
nhiều sách, tài liệu về các phương pháp ôn thi cho giáo viên và học sinh tham khảo.
- Trình độ nhận thức của học sinh trong các lớp là không đồng đều. Chính vì vậy,
giáo viên cần phân loại học sinh theo các nhóm đối tượng từ đó, đưa ra các phương
pháp giáo dục phù hợp để nâng cao chất lượng hiệu quả môn GDCD.
2. 3. Các giải pháp thực hiện
Để công tác giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD đạt kết quả cao thì
có rất nhiều biện pháp như: xây dựng kế hoạch ôn tập, bám sát đề minh hoạ, phân tích
cấu trúc ma trận đề thi; phân loại đối tượng học sinh, đăng kí thi đua…nhưng trong
phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ làm rõ biện pháp phân loại đối
tượng học sinh để ôn luyện đạt kết quả cao nhất.
Phân loại đối tượng học sinh là một trong những biện pháp quyết định đến kết quả
thi của học sinh cao hay thấp. Do vậy, muốn phân loại được đối tượng học sinh, giáo
viên bộ môn sẽ tiến hành theo các bước sau:

2.3.1.Thứ Nhất: Thông qua giáo viên chủ nhiệm và kết hợp với việc dạy học trên lớp
của giáo viên để tìm hiểu về những đối tượng học sinh cá biệt về đạo đức, hay ngủ
trong giờ, lười học bài, hay sử dụng điện thoại…
Biện pháp cụ thể đối với học sinh cá biệt về đạo đức, ngủ trong giờ và lười học.
Thông qua giáo viên chủ nhiệm và các bạn học sinh trên lớp để tìm hiểu nguyên
nhân học sinh lười học, hay ngủ trong giờ, cá biệt về đạo đức. Có thể do bố mẹ thiếu
quan tâm, gia đình khơng hạnh phúc, bạn bè xấu lôi kéo, chơi điện tử nhiều…để từ đó
đưa các biện pháp giáo dục phù hợp.
Giáo viên nên dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc nhưng không
được cứng nhắc. Tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm các em xấu hổ trước bạn
bè. Giáo viên phải gần gũi các em và thường xuyên phải nhắc nhở, quan tâm,động viên
khen thưởng kịp thời.
VD: Trong tiết học luyện đề có em học sinh thường xuyên nằm ra bàn ngủ, đầu
tiên tôi sẽ đánh thức học sinh dậy, cho ra ngoài rửa mặt để tỉnh ngủ. Sau đó vào lớp tơi
u cầu em đó làm đề và tôi sẽ đứng bên cạnh hướng dẫn em làm bài cùng, trao đổi, giải
thích tận tình và khi có giáo viên đứng bên cạnh thì học sinh đó không nằm ra bàn nữa


và sẽ phải làm bài theo sự hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên, nhiều lần tác động như thế
sẽ trở thành thói quen tốt giúp em ý thức được việc học của mình.
Những học sinh thường xuyên ngủ trong giờ học, giáo viên cần quan tâm, nhắc
nhở, động viên để tạo nên, hình thành nên, gây dựng lại sự hứng thú trong khi tiếp nhận
kiến thức.


Với những đối tượng học sinh này giáo viên chỉ nên cho các em nắm được
những nội dung câu hỏi ở dạng nhận biết và thông hiểu như:
Câu 1: Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc
tổ chức thực hiện là vi phạm
A. kỷ luật.

B. hành chính.
C. dân sự.
D. hình sự.
Câu 2: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại bộ luật hình sự là vi phạm
A. kỷ luật.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. hình sự.
Câu 3: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì
mà pháp luật quy định phải làm. Đây là
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 4: Khơng có pháp luật xã hội sẽ khơng
A. hịa bình và dân chủ.
B. trật tự và ổn định.
C. sức mạnh và quyền lực.
D. dân chủ và hạnh phúc.
Câu 5: Khi cần khám xét chỗ ở của một người thì cần phải có quyết định của
A. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. cơ quan cơng quyền.
C. cơ quan chức năng.
D. cơ quan thực thi pháp luật.
Câu 6: Nhà nước hay dùng các quy phạm đạo đức nào để biến nó thành các quy phạm
pháp luật
A. nặng về tình cảm.
B. ít phổ biến.
C. phổ biến.
D. quen

thuộc.
Câu 7: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng
đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của


A. lãnh đạo nhà nước.
B. công dân.
C. nhân dân.
D. nhà nước.
Câu 8: Trong các đặc trưng của pháp luật, đặc trưng nào được xem là ranh giới để phân
biệt với các quy phạm xã hội khác?
A. Tính xác định chặt chẽ.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính chủ quan, ý chí.
Câu 9: Cơ quan nào sau đây giải quyết ly hôn cho vợ chồng?
A. Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú.
B. Ủy ban Nhân dân xã nơi cư trú.
C. Cơ quan công an huyện nơi cư trú.
D. Hội đồng Nhân dân tỉnh nơi cư trú.
Câu 10: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. tự do lựa chọn việc làm.
B. thay đổi nội dung hợp đồng lao
động.
C. trong tuyển dụng lao động.
D. trong giao kết hợp đồng lao động.
2.3.2. Thứ Hai: Tìm hiểu trong lớp xem có đối tượng học sinh khuyết tật khơng?
* Nếu trong lớp có học sinh khuyết tật thì giáo viên sẽ tìm hiểu xem học sinh thuộc
dạng khuyết tật nào. Khuyết tật vận động hay khuyết tật nhận thức hoặc khuyết tật dạng
tăng động…, và từ đó lựa chọn dạng kiến thức phù hợp với cấp độ nhận thức của từng

đối tượng học sinh. Khơng nên cho các em tìm hiểu các câu hỏi khó, địi hỏi khả năng
tư duy cao các em không nắm bắt được. Bởi vậy để ôn luyện đạt kết quả cao thì giáo
viên cần lựa chọn những câu hỏi dễ để đạt điểm trung bình.
VD: Học sinh khuyết tật nhận thức thì giáo viên cố gắng cho học sinh đạt được
cấp độ nhận thức nhận biết.
Câu 1: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành
vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lí.
B. tuân thủ quy chế.
C. thực thi đường lối.
D. thi hành nội quy.
Câu 2: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các
A. quy tắc quản lý của nhà nước.
B. quan hệ hành chính của nhà nước.
C. quan hệ kinh tế của nhà nước.
D. quy định quản lý của nhà nước.
Câu 3: Hành vi trái luật của chủ thể còn được gọi là
A. hành vi bất hợp pháp.
B. hành vi hành động.
C. hành vi không hành động.
D. hành vi phi hành động.
Câu 4: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực
hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà khơng bị ép buộc phải thực
hiện?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi trái luật, có lỗi, xâm hại đến
A. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. trật tự quản lý kinh tế - xã
hội.
C. quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
D. quan hệ quản lý
trật tự xã hội. Câu 6: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào
người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện cơng dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lý.
B. nghĩa vụ trong kinh doanh.


C. quyền lao động.
D. quyền tự chủ kinh doanh.
Câu 7 : Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất
kì cơng dân nào vi phạm pháp luật đều
B. bị xử lí nghiêm minh.
A. được đền bù thiệt hại.
C. bị tước quyền con người.
D. được giảm nhẹ hình phạt.
Câu 8: Một trong căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lí là
A. năng lực pháp lý.
B. năng lực pháp luật.
C. năng lực pháp minh.
D. năng lực pháp y.
Câu 9: Công dân được hưởng về quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng
các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuốc vào
A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh.
B. khả năng, điều kiện, địa lí.
C. khả năng, điều kiện, ý thức.
D. khả năng, điều kiện, trình độ.
Câu 10: Khi yêu cầu vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con cái gia đình, anh Hịa đã vi

phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm.
Trước khi đưa ra hệ thống câu hỏi này giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cơ bản
của từng bài. Ôn tập theo hệ xương cá để học sinh dễ nắm bắt hơn.

2.3.3. Thứ Ba: Giáo viên dựa vào kết quả học tập của năm học trước, kết quả thi
khảo sát đầu năm kết hợp với việc dạy hàng ngày trên lớp để phân loại trình độ học
sinh theo 3 nhóm đối tượng sau: nhóm khá giỏi; nhóm trung bình; nhóm yếu kém.
2.3.3.1.* Đối với học sinh trung bình thì sẽ luyện nhiều dạng câu hỏi ở cấp độ
nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Các dạng câu hỏi ôn tập trắc nghiệm được làm thường xuyên, liên tục sẽ làm
cho học sinh nhận biết và nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn. Tuy nhiên đối với những
học sinh học ở mức độ trung bình thì việc ôn luyện đề để kiến thức cơ bản vững chắc
hơn là rất tốt.
Các dạng câu hỏi thường gặp và thường làm là:
Câu 1: Do bị chồng là anh P khơng cho tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài
nên chị M bỏ về sinh sống cùng mẹ đẻ là bà G. Nghe bà G xúi giục, chị M đã giấu anh P


rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mua vàng giữ làm tài sản riêng. Chị M và bà G cùng
vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Chiếm hữu và định đoạt.
B. Tài chính và việc làm.
C. Hơn nhân và gia đình.
D. Lao động và cơng vụ.
Câu 2: Cán bộ huyện Y là chị Q đã nhận 50 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông A
được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Chị Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Hình sự và dân sự.
B. Kỉ luật và dân sự.
C. Dân sự và hành chính.
D. Hình sự và kỉ luật.
Câu 3: Cơ quan chức năng phát hiện bà C giám đốc doanh nghiệp X chưa lắp đặt hệ
thống xử lí rác thải theo quy định và thường xuyên sử dụng chất cấm trong sản xuất
hàng hóa. Bà C khơng thực hiện pháp luật theo những hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 4: Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy máu
có nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, mẹ cháu bé vơ tình nghe H
kể chuyện này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này, những ai chưa
tuân thủ pháp luật?
A. Anh K, mẹ cháu bé, L và Q.
B. Chị L, H và Q.
C. Chị L, anh K, Q và H.
D. Anh K, chị L và Q.
Câu 5: Hai công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải
ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lý đạt chuẩn cho phép. Ngược lại công ty B vì lợi
nhuận nên đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy, công ty B đã vi phạm
pháp luật nào dưới đây?
A. Kỷ luật
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Hành chính.
Câu 6: Đang trên đường đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ
tai nạn giao thông, học sinh T lấy điện thoại ra quay video. Sau đó T dùng video đó để
tống tiền anh B. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa T. Những ai dưới đây phải chịu

trách nhiệm pháp lý?
A. Vợ chồng anh B và T.
B. Vợ anh B.
C. Vợ chồng anh B
D. Anh B.
Câu 7: Cơng dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản thuộc loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm quy chế
B. Vi phạm công vụ
C. Vi phạm hành chính
D. Vi phạm dân sự
Câu 8: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại
biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Phổ thơng.
Câu 9: Cán bộ xã X là ông M đã nhận 20 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông K
được hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước đối với công dân bị ảnh hưởng do dịch covid
19. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hành chính và dân sự.
B. Hình sự và kỉ luật.


C. Kỉ luật và dân sự.
D. Hình sự và dân sự.
Câu 10: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xơng vào
nhà K để lục sốt tìm kiếm. Chị M đã khơng thực hiện pháp luật theo hình thức nào
dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Trước khi đưa ra hệ thống câu hỏi này giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cơ bản của
từng bài. Ôn tập theo hệ xương cá để học sinh dễ nắm bắt hơn.

2.3.3.2. Đối với nhóm đối tượng học sinh khá giỏi luyện đề thi ở các cấp độ nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Nhưng sẽ tăng số lượng đề và luyện
đề nhiều hơn ở dạng vận dụng thấp và vận dụng cao.
Ngoài việc các học sinh khá, giỏi này cần phải nắm được những câu hỏi ở phận
nhận biết, thơng hiểu, vận dụng thấp thì giáo viên cần phải cho các em học sinh này
nắm được các bài tập vận dụng cao để rèn luyện tư duy.
Câu 1: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một
hạt kiểm lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau
chị P mới đến thăm chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm
anh K nên bị đồng nghiệp của anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi
công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan
cơng an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân?
A. Anh M và ông Q.
B. Anh K và anh M.
C. Anh K, anh M và ông Q.
D. Anh K, anh M và anh A.
Câu 2: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang
chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị
B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết
định điều động anh Q vào vị trí trưởng phịng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết


chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu

trách nhiệm hình sự?
A. Ơng H , anh Q và K.
B. Ông H, anh M .
C. Anh M, ông H, anh Q và anh K.
D. Anh M, anh K và anh Q.
Câu 3: Anh M và anh Q cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh. Biết hồ sơ cùa mình chưa
đủ điều kiện theo quy định, anh M đã nhờ lãnh đạo cơ quan chức năng là ông C giúp đỡ.
Ông C đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền là chị S làm giả một số giấy tờ để hoàn thiện hồ
sơ rồi cấp phép kinh doanh cho anh M. Thấy anh M được cấp phép kinh doanh trong khi
hồ sơ của mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, anh Q đã tung tin anh M
chuyên bán hàng giả. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông C, chị S và anh Q.
B. Anh M, ông C và anh Q.
C. Anh M, ông C và chị S.
D. Anh M, ông C, chị S và anh Q.
Câu 4: Ông B là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh A là nhân viên cùng công
tác tại sở X. Phát hiện ông B cùng chị S vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại của
ngân sách nhà nước 5 tỉ đồng, anh A đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan
chức năng là ông D vô tình làm lộ thơng tin khiến ơng B biết anh là người tố cáo. Vì
vậy, ơng B liên tục gây khó khăn cho anh A trong cơng việc. Bức xúc, anh A đẫ ném
chất thải vào nhà riêng của ông B. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm
hình sự và kỉ luật?
A. Ơng B, chị S và anh A.
B. Ơng B và ơng D.
C. Ơng B, chị S và ơng
D. Ơng B và chị S.
Câu 5: Do không làm chủ được tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên ông M đã va
chạm vào anh H sinh viên đang điều khiển xe đạp ngược đường một chiều khiến anh bị
xây xát nhẹ. Tức giận vì ơng M khơng xin lỗi cịn lớn tiếng chửi bới, anh H kể chuyện
này với anh rể tên T. Vơ tình biết được ông M làm chung công ty với anh P bạn thân

mình, anh T bí mật rủ anh P cầm theo hung khí tìm ơng M trả thù. Bị ông M lớn tiếng
chửi mắng anh P đã đâm ông M trọng thương phải nhập viện điều trị 3 tháng. Những ai
dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh P và anh T.
B. Ông M và anh H
C. Ông M, anh H và anh T
D. Ông M và anh T
Câu 6: Bắt quả tang anh M vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là cán bộ
chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Anh M đã quyết liệt chống đối nên anh B
đẩy anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T bố anh M thuê anh K bắt cóc cháu N con gái
anh B. Vì bị nhốt và bỏ đói trong kho chứa đồ của anh K suốt hai ngày, cháu N kiệt sức
phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của cơng dân?
A. Ơng T, anh M và anh B.
B. Anh M và anh B.
C. Anh B, ông T và anh K.
D. Anh M và ông T.
Câu 7: Vào ca trực của mình tại trạm thủy nơng, anh A rủ các anh B, C, D đến liên
hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D
thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mị bấm thử, khơng ngờ chạm phải
cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại
nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Những ai
dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?


A. Anh A, C và D.
B. Anh B, C và D.
C. Anh A. B, C, và D.
D. Anh C và D.
Câu 8: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào

ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị
ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K khơng xin lỗi ơng L mà cịn lớn tiếng
qt tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can
ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thơng đến xử lí.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Ơng L và anh X.
B. Anh X, chị H và chị P.
C. Anh K và ơng L.
D. Anh K và anh X.
Câu 9: Ơng A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh
doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ơng A đã chuyển nhượng quầy
hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng
là ơng P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A khiến ông
phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự
vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông A, bà B và ơng P.
B. Ơng A, anh H, bà B và ơng P.
C. Ơng A và anh H.
D. Bà B và ông P.
Câu 10: Do nghi ngờ anh T bịa đặt nói xấu mình trong cơng ty nên chị M cùng đồng
nghiệp là anh K đã đưa tin đồn thất thiệt lên mạng xã hội về chuyện gia đình của vợ
chồng anh T khiến cuộc sống và uy tín của họ bị khủng hoảng. Biết chuyện nên em trai
anh T là Q cùng chị G là vợ anh T đã vào nhà anh K gây gổ và làm con anh K là cháu N
bị thương. Theo qui định của pháp luật, người nào khơng phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị M, G, anh K và T.
B. Chị G và anh K.
C. Anh T, Q chị G và cháu N.
D. Anh T và cháu N.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được tôi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ở bộ

môn GDCD thơng qua chương trình ơn thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12. Quá
trình vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm không chỉ thực hiện trong một bài học nhất
định mà tôi luôn chú trọng vận dụng vào nhiều giờ học và trong toàn bộ kiến thức mà
học sinh ôn tập. Trong giờ ôn luyện đề thi tôi nhận thấy kiến thức truyền tải đỡ khô
cứng, rập khuôn theo kiến thức của sách giáo khoa, đặc biệt giáo viên có thể giúp học
sinh ghi nhớ, lĩnh hội được kiến thức của bài học ngay tại lớp. Hiện nay, trong cách thi
trắc nghiệm việc vận dụng phân loại các đối tượng học sinh trong giờ học môn GDCD
càng thực sự hiệu quả và có tác dụng lớn đối với sự nhận thức của từng đối tượng học
sinh.Thực hiện đề tài sáng kiến kinh ngiệm này tôi nhận thấy học sinh đã có sự thay đổi
nhất định trong cách học, cảm thấy say mê với môn học này hơn, giờ học hứng thú hơn,
học sinh tích cực tham gia hoạt động, cộng tác cùng giáo viên.Trong kì thi học kì I của
năm học 2020 - 2021 tôi đã vận dụng cách phân loại này ở một số lớp khối 12, thông
qua bài thi khảo sát lần một tôi nhận thấy chất lượng của học sinh có sự thay đổi trước
và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy như sau:
Tổng

Bài thi khảo sát lần 1trước khi áp dụng đề tài


cộng
189
Học
sinh

Kém
Yếu
SL TL% SL TL%
2
1,1
30

15,9
Dưới trung bình
32
16,9

Trung bình
Khá
Giỏi
SL TL% SL TL% SL
TL%
80
42,3 66
34,9
11
5,8
Trên trung bình
157
83,1

Tổng
cộng
189
Học
sinh

Bài thi khảo sát lần 3 sau khi áp dụng đề tài
Kém
Yếu
Trung bình
Khá

Giỏi
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL
TL%
0
0
28
14,8
75
39,7
72
38,1
14
7,4
Dưới trung bình
Trên trung bình
28
14,8%
161
85,2%
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy sự chuyển biến rất rõ rệt, sau khi áp
dụng SKKN tỉ lệ điểm yếu khơng cịn, Trung bình giảm đáng kể từ 16,9% xuống
14,8%, cùng với đó là tỉ lệ bài kiểm tra trên trung bình tăng mạnh từ 83,1% lên 85,2%.
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Kinh nghiệm phân loại các đối tượng học sinh lớp 12 nói riêng và áp dụng các
phương pháp dạy học mới nói chung trong chương trình giáo dục hiện nay là một yêu
cầu cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trong nhà trường
trung học phổ thông. Việc phân loại học sinh để đưa ra các dạng bài tập phù hợp để các
em lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Tuy nhiên, việc phân
loại này cần đến sự nổ lực biên soạn hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng học sinh của

giáo viên cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc
biệt cần phải có sự hợp tác tích cực của các em học sinh trong lớp. Với cách phân loại
này được tiến hành ở chương trình GDCD lớp 10 tạo nền tảng để các em có sự cố gắng
rèn luyện kĩ năng trong q trình học tập mơn GDCD ở lớp 11, 12 và đặc biệt là giúp
các em ôn thi đạt kết quả cao nhất trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Với suy nghĩ như vậy, tôi mạnh dạn trình bày quan điểm cùng kinh nghiệm của
mình về vấn đề: “Phân loại đối tượng học sinh để nâng cao kết quả thi tốt nghiệp
THPT môn GDCD lớp 12 tại trường THPT Triệu Sơn 4”. để các bạn đồng nghiệp
cùng tham khảo và đóng góp. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả đạt được bước đầu trong sáng kiến kinh nghiệm và từ thực tiễn dạy
học hiện nay, tôi xin phép được đề xuất một vài kiến nghị sau :
* Về phía nhà trường.
- Các cấp quản lý phải thực sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên khuyến khích giáo
viên giảng dạy mơn GDCD, dành thời gian ôn luyện nhiều hơn, đầu tư thêm các tài liệu
ơn tập để có kết quả cao hơn .
* Đối với giáo viên:


- Bản thân người giáo viên phải chịu khó đầu tư thời gian, cơng sức, tích cực đổi mới
phương dạy học đặc biệt áp dụng các kĩ thuật dạy học mới .Giáo viên không ngừng học
hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường và tham khảo tư liệu trên hệ
thống thông tin điện tử.
* Đối với phụ huynh
- Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục học sinh.
* Đối với học sinh:
- Cần phát huy tinh thần, ý thức tự giác trong học tập, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo
viên giảng dạy trực tiếp. Bởi vì, giáo dục thực sự có hiệu quả khi học sinh lĩnh hội tri

thức và vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn. Tích cực chuẩn bị những nội dung
mà giáo viên yêu cầu.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Đoàn Ngọc Thanh
Nguyễn Thị Hoàn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN.
{1} Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam ( Ngày
25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 )
{2} Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam ( Ngày
25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 )
{3} Triết học Mác - Lê nin.
{4}Phạm Ngọc Quang bàn về phương tiện dạy học,
{5} V.P.Golov nói về vai trò của thiết bị dạy học.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. SGK GDCD lớp 11. Nhà xuất bản giáo dục
2. SGK GDCD lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục.
3. Triết học Mác - Lê nin. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Do GS.TS Nguyễn Duy Quý

trưởng ban.
4. Hướng dẫn ôn tập Môn GDCD kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Ông Bùi Văn Dũng
Chủ biên. Nhà xuất bản Đại Học Vinh.
5. Tài liệu chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học
sinh THPT Môn GDCD.
6. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 11. Do ông Đinh Văn Đức
( Tổng chủ biên ) Nguyễn Văn Long - Đào Thị Ngọc Minh ( chủ biên ). Nhà xuất bản
Đại học sư phạm.
6. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD lớp 12. Do Đinh Văn Đức ( Tổng
chủ biên ) Nguyễn Văn Long - Đào Thị Ngọc Minh ( chủ biên ). Nhà xuất bản Đại học
sư phạm


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoàn
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 4
TT

1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
Kết quả
Năm học
xếp loại
đánh giá xếp đánh giá xếp

(Ngành GD cấp
loại
loại
huyện/tỉnh;
(A, B, hoặc
Tỉnh...)
C)
Giáo dục tích hợp môi
Tỉnh
C
2013 - 2014
trường trong giảng dạy
môn GDCD lớp 10



×