Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quốc tế học tại trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ YẾN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số:

60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN MINH TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

PHAN THỊ YẾN


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO HỆ THỐNG ISO .................................. 7
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO............................................................................................................. 7
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 11
1.2.1. Quản lý ............................................................................................. 11
1.2.2. Chất lƣợng ........................................................................................ 13
1.2.3. Đào tạo.............................................................................................. 15
1.2.4. Chất lƣợng đào tạo............................................................................ 15
1.2.5. Quản lý chất lƣợng đào tạo ............................................................... 17
1.3. MƠ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO 9001 Ở TRƢỜNG
ĐẠI HỌC ............................................................................................................ 18
1.3.1. Đặc trƣng mô hình quản lý ISO 9001 ............................................... 18
1.3.2. Cấp độ quản lý chất lƣợng ................................................................ 20
1.3.3. Nguyên tắc quản lý chất lƣợng theo mơ hình ISO 9001 ................... 25
1.3.4. Ý nghĩa của việc áp dụng mơ hình quản lý chất lƣợng ISO 9001 ở
trƣờng đại học ............................................................................................. 28


1.4. CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH
QUỐC TẾ HỌC .................................................................................................. 29

1.4.1. Đặc trƣng ngành Quốc tế học ........................................................... 29
1.4.2. Yêu cầu việc quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học theo
tiêu chuẩn ISO 9001 ................................................................................... 32
1.5. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC TẾ HỌC THEO
MƠ HÌNH ISO 9001 ........................................................................................... 33
1.5.1. Quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học ................................ 33
1.5.2.Các yếu tố tác động đến quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế
học .............................................................................................................. 35
1.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC
TẾ HỌC .............................................................................................................. 42
1.6.1. Quản lý việc xây dựng tiêu chí chất lƣợng, mục tiêu và chính sách
chất lƣợng trong việc đào tạo ngành Quốc tế học....................................... 42
1.6.2. Quản lý chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên ngành
Quốc tế học ................................................................................................. 43
1.6.3. Chuẩn hóa, thiết lập các quy trình cơng việc trong quản lý chất
lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học ............................................................... 44
1.6.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng trong quản lý đào tạo ngành
Quốc tế học ................................................................................................. 45
1.6.5. Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng trong quản lý đào tạo ngành
Quốc tế học ................................................................................................. 45
1.6.6. Quản lý công tác kiểm tra - đánh giá việc thực hiện quy trình quản
lý chất lƣợng ............................................................................................... 46
1.6.7. Quản lý việc cải tiến hệ thống quản lý chất lƣợng đào tạo ngành
Quốc tế học ................................................................................................. 46
Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 47


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI
HỌC ĐÀ NẴNG ................................................................................................ 48

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ............................ 48
2.2.1. Tình hình đào tạo ngành Quốc tế học tại Việt Nam.......................... 48
2.2.2. Tình hình đào tạo ngành Quốc tế học tại Trƣờng Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Đà Nẵng ............................................................................... 49
2.2. KHÁI QT Q TRÌNH KHẢO SÁT .................................................... 50
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 50
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 50
2.2.3. Đối tƣợng, phạm vi khảo sát ............................................................. 51
2.2.4. Tổ chức khảo sát ............................................................................... 51
2.2.5. Xử lý số liệu ..................................................................................... 51
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC
TẾ HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHĐN ............................. 51
2.3.1. Quản lý mục tiêu đào tạo ngành Quốc tế học tại Trƣờng Đại học
Ngoại ngữ - ĐHĐN .................................................................................... 51
2.3.2. Quản lý kế hoạch, nội dung chƣơng trình đào tạo, tuyển sinh .......... 57
2.3.3. Quản lý chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng viên ................................. 61
2.3.4. Quản lý chất lƣợng đội ngũ sinh viên ............................................... 64
2.3.5. Quản lý chất lƣợng về phƣơng pháp đào tạo .................................... 66
2.3.6. Quản lý chất lƣợng thƣ viện, giáo trình, tài liệu học tập................... 67
2.3.7. Quản lý chất lƣợng cơ sở vật chất .................................................... 70
2.3.8. Quản lý chất lƣợng mối quan hệ giữa nhà trƣờng với đơn vị sử
dụng lao động ............................................................................................. 72
2.3.9. Quản lý chất lƣợng công tác kiểm tra – đánh giá ............................. 74


2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC TẾ HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ - ĐHĐN ..................................................................................................... 77
2.4.1. Điểm mạnh (S).................................................................................. 78

2.4.2. Điểm yếu (W) ................................................................................... 78
2.4.3. Cơ hội (O) ......................................................................................... 78
2.4.4. Thách thức (T) .................................................................................. 79
Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 79
CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐHĐN THEO MƠ HÌNH QUẢN LÝ ISO 9001 ............................................. 80
3.1. NGUN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP .................................................... 80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................... 80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................... 80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................... 80
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................... 81
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.................................................... 81
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH
QUỐC TẾ HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHĐN ................. 82
3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện mục tiêu và
chính sách chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học ...................................... 82
3.2.2. Nâng cao nhận thức về quản lý chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ
giảng viên và sinh viên ngành Quốc tế học ................................................ 84
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng Hệ thống quản lý chất
lƣợng ISO 9001 trong việc quản lý đào tạo ngành Quốc tế học ................. 86
3.2.4. Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lƣợng ISO trong việc quản
lý đào tạo ngành Quốc tế học ..................................................................... 87


3.2.5. Tăng cƣờng quản lý các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo
ngành Quốc tế học ...................................................................................... 88
3.2.6. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng và các đơn vị sử dụng lao
động ngành Quốc tế học ............................................................................. 96
3.2.7. Hồn thiện hệ thống quản lý thơng tin thị trƣờng lao động cho sinh
viên ngành Quốc tế học .............................................................................. 99

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................... 101
3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT.................................................................................... 103
3.3.1. Tổ chức quá trình khảo nghiệm ...................................................... 103
3.3.2. Phân tích kết quả............................................................................. 104
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 106
1. KẾT LUẬN................................................................................................... 106
2. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 109

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH TW8

Ban chấp hành Trung ƣơng khóa 8

CBGD

Cán bộ giảng dạy

CBGV

Cán bộ giảng viên

CBQL


Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CEFR

Common European Framework of Reference for
Languages (Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ)

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH

Đại học

ĐHĐN

Đại học Đà Nẵng

ĐHNN

Đại học Ngoại ngữ

DN

Doanh nghiệp


GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

HT QLCL

Hệ thống quản lý chất lƣợng

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)

KPI

Key Performance Indicators (Chỉ số đánh giá thực hiện
công việc)

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

QLCL

Quản lý chất lƣợng


QMS

Quality management system (Hệ thống quản lý chất
lƣợng)

QT

Quy trình

QTH

Quốc tế học


SV

Sinh viên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TQC

Total quality control (Kiểm soát chất lƣợng toàn diện)

TQM

Total quality management (Quản lý chất lƣợng toàn diện)


UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thƣơng mại thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
Bảng 1.1

Hệ thống tiêu chuẩn và phiên bản của bộ tiêu chuẩn
ISO 9000

Trang

19

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo
Bảng 2.1


ngành Quốc tế học Trƣờng Đại học Ngoại ngữ -

55

ĐHĐN
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý kế hoạch đào tạo
ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý chƣơng trình đào
tạo ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác tuyển sinh
đào tạo ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN

57

58

60

Ý kiến của cán bộ quản lý về chất lƣợng đội ngũ cán
Bảng 2.5

bộ giảng viên ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN -

61


ĐHĐN
Ý kiến của cán bộ giảng viên về quản lý chất lƣợng đội
Bảng 2.6

ngũ cán bộ giảng viên ngành Quốc tế học Trƣờng

62

ĐHNN - ĐHĐN
Ý kiến của sinh viên về quản lý chất lƣợng đội ngũ cán
Bảng 2.7

bộ giảng viên ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN -

63

ĐHĐN
Bảng 2.8

Kết quả khảo sát về quản lý chất lƣợng đội ngũ sinh
viên ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN

64


Bảng 2.9

Kết quả khảo sát về quản lý chất lƣợng phƣơng pháp
đào tạo ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN


66

Kết quả khảo sát về quản lý chất lƣợng thƣ viện, giáo
Bảng 2.10 trình, tài liệu học tập ngành Quốc tế học Trƣờng

67

ĐHNN - ĐHĐN
Kết quả khảo sát về quản lý chất lƣợng cơ sở vật chất
Bảng 2.11 phục vụ đào tạo ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN -

70

ĐHĐN
Kết quả khảo sát về quản lý chất lƣợng mối quan hệ
Bảng 2.12 giữa nhà trƣờng với đơn vị sử dụng lao động ngành

72

Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN
Kết quả khảo sát về quản lý chất lƣợng công tác kiểm
Bảng 2.13 tra - đánh giá ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN -

74

ĐHĐN
Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý chất
Bảng 2.14 lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN -


77

ĐHĐN
Bảng 3.1

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý chất lƣợng
đào tạo ngành Quốc tế học Trƣờng ĐHNN - ĐHĐN

104


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Q trình xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng

18

Hình 1.2

Sơ đồ của quy trình kiểm sốt chất lƣợng

22


Hình 1.3

Tháp chất lƣợng tồn diện của Westinghouse

25

Hình 1.4

Tám nguyên tắc Quản lý chất lƣợng

26

Hình 1.5
Hình 2.1

Mơ phỏng mơ hình liên kết đào tạo giữa nhà
trƣờng với nhà tuyển dụng
Số lƣợng sinh viên ngành Cử nhân Quốc tế học

42
50

Đánh giá của Cơ quan, Doanh nghiệp về khả năng
Hình 2.2

lao động ngành Quốc tế học mới ra trƣờng khi bắt

76

đầu cơng tác tại đơn vị

Hình 3.1

Mơ hình quản lý chất lƣợng theo ISO 9001 của
Trƣờng ĐHNN

102


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
Đây là lợi thế để thành phố Đà Nẵng mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu, thu
hút các nhà đầu tƣ trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình khai thác các
nguồn lực của khu vực và thế giới. Một trong những vấn đề đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc quan tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập của đất nƣớc.
Trƣớc sự phát triển không ngừng của thế giới, của xã hội, Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”
và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam”. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020 đã định hƣớng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”. Chiến lƣợc
phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trƣơng,
định hƣớng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020 của đất nƣớc.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều
điều kiện nhƣng quan trọng nhất quyết định sự thành công vẫn là nguồn nhân
lực. Nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội nƣớc ta. Đây là nhân tố quan trọng để đƣa nƣớc ta nhanh
chóng trở thành một nƣớc cơng nghiệp phát triển. Do vậy, khai thác, sử dụng
và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng góp phần thực hiện thành


2

cơng q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nƣớc. Muốn có đƣợc một
nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cần phải có những hoạt động tích cực để
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc nhà mà trƣớc hết phải bắt đầu từ
công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục, đào tạo và bồi dƣỡng nhằm trang bị
kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng kỹ xảo trong hoạt
động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và tâm lý của
ngƣời lao động tạo nên những sản phẩm đặc trƣng và tƣơng ứng với mỗi xã
hội nhất định. Nội dung của giáo dục, đào tạo quy định nội dung của các
phẩm chất tâm lý tƣ tƣởng, đạo đức và định hƣớng sự phát triển của mỗi nhân
cách. Đó là một chiến lƣợc đúng đắn của nƣớc ta hiện nay, chiến lƣợc đào tạo
nguồn nhân lực gắn với thực tế nhu cầu xã hội.
Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của ngành
giáo dục đại học ở nƣớc ta là đào tạo chƣa gắn với nhu cầu xã hội, đặc biệt là
nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đào tạo gắn với
nhu cầu sử dụng của xã hội, của doanh nghiệp là một yêu cầu bức thiết nhằm
tạo ra những ngƣời lao động có chất lƣợng và giảm chi phí, thời gian cho nhà
tuyển dụng. Thế nhƣng hiện nay, nhiều sinh viên khi ra trƣờng vẫn khó tìm
đƣợc việc làm hoặc khi đã tìm đƣợc việc làm thì nhà tuyển dụng buộc phải

đào tạo lại. Để tìm ra những giải pháp phù hợp, vừa có lợi cho sinh viên khi ra
trƣờng vừa giảm bớt thời gian, tiền của cho doanh nghiệp khi tuyển dụng,
những ngƣời làm cơng tác đào tạo cần phải có đầy đủ thông tin về “thị
trường” lao động để xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp.
Từ những bức xúc của ngành giáo dục nƣớc ta, Đại học Đà Nẵng cũng
đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 là cải tiến công tác đào tạo, tập trung đầu tƣ
công tác nghiên cứu khoa học, kiểm định lại các chƣơng trình đào tạo… tất cả
đều hƣớng đến ngƣời học, đảm bảo sản phẩm đào tạo luôn đáp ứng nhu cầu
của nhà tuyển dụng. Đặc biệt, khi thành phố Đà Nẵng cùng với cả nƣớc trong
tiến trình hội nhập, mở cửa đón nhận đầu tƣ từ các nƣớc trên thế giới, việc tạo


3

ra nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Hàn,
Thái...) là mục tiêu chiến lƣợc của Nhà trƣờng. Trên cơ sở mục tiêu của Đại
học Đà Nẵng, chiến lƣợc phát triển của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ là đào tạo
cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ, có kiến thức đa ngành, đa
lĩnh vực; có chun mơn sâu về lĩnh vực học, về khu vực học phù hợp với
tiêu chí của nhà tuyển dụng.
Từ những lý do đó, năm 2006 Đại học Đà Nẵng đã cho phép thành lập
Khoa Quốc tế học thuộc Trƣờng Đại học Ngoại ngữ. Sự ra đời của Khoa
Quốc tế học đánh dấu bƣớc phát triển trong việc đào tạo nguồn lực có kiến
thức đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực trong giai đoạn hội
nhập và phát triển hiện nay của xã hội. Từ khi thành lập đến nay đã có 3 khóa
tốt nghiệp thế nhƣng chƣa có một hệ thống quản lý chuẩn mực, chƣa có sự
kiểm chứng chất lƣợng đào tạo với nhu cầu thực tế cũng nhƣ mục tiêu đào tạo
của Khoa và Nhà trƣờng. Việc quản lý công tác đào tạo chỉ dựa trên Quy chế
đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của
Nhà trƣờng. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý chất

lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Đà Nẵng” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài này tập trung
khảo sát về chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học của Trƣờng Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Đà Nẵng theo mơ hình quản lý chất lƣợng ISO 9001; qua đó
góp phần cải tiến nội dung, phƣơng pháp đào tạo đảm bảo nâng cao chất
lƣợng đào tạo theo định hƣớng gắn với nhu cầu xã hội. Ngoài ra, đề tài góp
phần xây dựng một HT QLCH đào tạo để ngành Quốc tế học phát triển bền
vững, khẳng định thƣơng hiệu trong xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học tại trƣờng Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng theo mơ hình quản lý ISO 9001, đề xuất các biện pháp quản


4

lý phù hợp, mang tính khả thi để nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế
học, đáp ứng yêu cầu xã hội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đào tạo cấp Khoa, trƣờng Đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học tại Trƣờng
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lƣợng đào tạo ở Khoa Quốc tế học Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng trong những năm qua đã có những kết quả đáng kể song vẫn còn
một số hạn chế nhất định. Công tác quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế
học ở Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu quản lý giáo dục và nhu cầu của xã hội. Nếu áp dụng mơ hình quản lý
chất lƣợng phù hợp với đặc điểm của ngành đào tạo có thể khắc phục đƣợc

các mặt hạn chế, chất lƣợng đào tạo sẽ nâng cao, đáp ứng yêu cầu nguồn lực
của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lƣợng đào tạo ở trƣờng Đại
học.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lƣợng đào tạo
ngành Quốc tế học tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học
tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận


5

Nghiên cứu các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, các văn
bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cƣờng
chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học ở Việt Nam.
Phân tích, tổng hợp các bài viết và các giải pháp nâng cao chất lƣợng
đào tạo ngành Quốc tế học để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu thực trạng đào tạo về phƣơng pháp đào tạo, công tác
giảng dạy, đội ngũ CBQL, kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo, chất lƣợng cơ
sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo và tìm hiểu thực trạng quản lý
chất lƣợng đầu vào, mục tiêu đào tạo, chƣơng trình đào tạo, quản lý thực hiện
và quản lý xây dựng chƣơng trình đào tạo, chất lƣợng đầu ra, khả năng đáp
ứng nhu cầu xã hội của sinh viên…
Đề tài khảo sát trên đối tƣợng sinh viên, giảng viên, CBQL, nhà tuyển

dụng.
* Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn CBQL đào tạo, Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào
tạo, Trƣởng phịng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa, CBGV của Khoa, giảng
viên giảng dạy tại Khoa, nhà tuyển dụng để tìm hiểu nguyên nhân của thực
trạng. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng ý kiến chuyên gia để giải quyết các vấn đề
nghiên cứu.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng cơng cụ tính tốn trên excel để xử lý số liệu, tính trị số trung
bình các kết quả khảo sát.
Sử dụng bảng kết quả, mơ hình, sơ đồ, đồ thị... để minh họa kết quả
nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Về nội dung


6

Đề tài giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý và một số biện pháp quản
lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng theo mơ hình quản lý ISO 9001.
7.2. Về đối tượng
Đề tài tiến hành tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Đối
tƣợng khảo sát là CBQL các phòng ban chức năng, sinh viên ngành Quốc tế
học, các nhà tuyển dụng tại thành phố Đà Nẵng có sử dụng nhân lực đƣợc đào
tạo từ ngành Quốc tế học Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
Mở đầu, 03 chƣơng và Kết luận
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý chất lƣợng đào tạo ở trƣờng Đại học

theo mơ hình ISO.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học tại
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Chƣơng 3. Các biện pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học
tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng theo mơ hình quản lý ISO
9001.
Kết luận và khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO HỆ THỐNG ISO
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO
Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế Quốc tế đòi hỏi các tổ chức giáo dục
phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao năng lực quản lý, chất lƣợng giáo
dục và đào tạo. Việc nâng cao năng lực quản lý chất lƣợng đào tạo trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh bình đẳng giữa các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới là một yêu cầu cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo.
Việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nhằm hƣớng tới mục tiêu ngày càng đáp
ứng và đóng góp nguồn lực lao động có chất lƣợng cao cho xã hội.
Vấn đề chất lƣợng giáo dục nói chung, giáo dục Đại học nói riêng đã
đƣợc nhiều học giả nƣớc ngoài quan tâm từ những năm 80 của thế kỉ trƣớc.
Diễn đàn giáo dục cho mọi người do UNESCO tổ chức tại Dakar, Senégan
tháng 4 năm 2000 đã phân tích 10 yếu tố cấu thành chất lƣợng giáo dục.

Trong đó, đề cập đến các yếu tố nhƣ: chất lƣợng của các điều kiện học tập,
chất lƣợng giảng viên và ngƣời hƣớng dẫn, sự bình đẳng học tập và các điều
kiện đảm bảo sự bình đẳng này, chất lƣợng quản lý và các nhà quản trị, khai
thác và ứng dụng công nghệ thông tin.
Năm 1987, bộ tiêu chuẩn chất lƣợng ISO đầu tiên ra đời, đã đặt ra chuẩn
mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lƣợng và nâng
cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp - khách
hàng. Từ đó, khơng chỉ trong các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh mà cả trong
giáo dục - đào tạo đã đặt ra vấn đề đảm bảo chất lƣợng và quản lý chất lƣợng.
Trên thế giới, các mơ hình kiểm tra, kiểm sốt chất lƣợng ra đời.


8

Về phƣơng thức đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học phổ biến ở Hoa kì
và một số nƣớc châu Âu là đánh giá tổng quan (peer review) và đánh giá sản
phẩm (outcome assessment). Trong tài liệu The Higher Education System:
Academic Organization in Cross-National Perspective, B.R.Clark đã phân
tích hai cách tiếp cận đánh giá chất lƣợng đào tạo này theo mơ hình Newman
và mơ hình Humboldt [55]. Ở những nƣớc chịu ảnh hƣởng của mơ hình
Newman, giáo dục đại học có tính tự chủ cao, thì đánh giá tổng quan là
phƣơng thức đánh giá thông dụng nhất để giúp các trƣờng đại học cải tiến
chất lƣợng, nhằm đáp ứng yêu cầu học thuật của nhà trƣờng và định hƣớng
phát triển cá nhân của ngƣời học. Đánh giá tổng quan chú trọng đánh giá đầu
vào và q trình đào tạo, thơng thƣờng đƣợc tiến hành sau khi nhà trƣờng đã
thực hiện tự đánh giá trên cơ sở một hệ thống tiêu chí đƣợc đặt ra. Đây là
đánh giá làm tiền đề cho các hoạt động đánh giá bên ngoài nhƣ kiểm toán chất
lƣợng (quality audit) hay kiểm định chất lƣợng (quality accreditation) đƣợc sử
dụng nhiều ở Mỹ, Bắc Mỹ và gần đây đƣợc sử dụng nhiều ở châu Âu, châu Á.
Ở những nƣớc chịu ảnh hƣởng của mơ hình Humboldt thì tiếp cận phƣơng

thức đánh giá sản phẩm để đánh giá chất lƣợng đào tạo. Công cụ để thực hiện
đánh giá sản phẩm là bộ chỉ số thực hiện bao gồm các yếu tố định lƣợng, có
thể thu thập qua cơng tác thống kê. Các yếu tố định tính (nhƣ thái độ, sự hài
lòng) sẽ đƣợc đo đếm bằng các phƣơng pháp định lƣợng (điều tra, quan sát).
Bộ chỉ số thực hiện cho phép giám sát chất lƣợng giáo dục đại học hàng năm,
không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp nhƣ đánh giá đồng nghiệp, có thể
thực hiện đồng loạt trên qui mô cả nƣớc.
Về quản lý chất lƣợng đào tạo của giáo dục đại học, có các cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (Quality assurance in higher
education) của Sanjaya Mishra [56] đã lý giải các quan niệm về chất lƣợng
giáo dục đại học, các yếu tố đảm bảo chất lƣợng giáo dục, mối quan hệ giáo


9

dục đại học với chất lƣợng nền kinh tế, những thách thức cho giáo dục đại học
thế kỉ XXI.
- B. Davies và L. Ellison [57] trong cơng trình nghiên cứu về Kế hoạch
phát triển nhà trường (School Development Planning) đã phân tích 10 yếu tố
đảm bảo cho sự cạnh tranh về chất lƣợng nhƣ chƣơng trình học, việc dạy và
học; nguồn nhân lực; phúc lợi cho học sinh và sinh viên; cơ sở vật chất;
nguồn tài chính; hồ sơ học sinh và marketing; cơ cấu và các cách thức quản
lý; cơ chế quản lý và đánh giá nội bộ; sự quan tâm của cộng đồng, xã hội; xây
dựng thông tin chiến lƣợc qua việc điều tra.
- John West – Burham [62] đã có nhiều nghiên cứu về chất lƣợng giáo
dục trong các trƣờng học. Trong cuốn sách Quản trị chất lượng trong các
trường học (Managing Quality in Schools) đã trình bày 5 nội dung và minh
họa bằng 10 câu hỏi. Tác giả đã nhấn mạnh đến sự giảm thiểu khoảng cách và
giá trị, ơng nhấn mạnh: khoảng cách giữa hình ảnh và giá trị càng lớn thì tổ

chức sẽ càng ít khách hàng, chất lƣợng của việc dạy quyết định thành tích của
các học sinh và chất lƣợng của ngƣời lãnh đạo quyết định chất lƣợng của việc
dạy học, vì vậy, ban lãnh đạo đã trở thành thuốc chữa bách bệnh cho các đau
ốm về giáo dục.
Vấn đề quản lý trong trƣờng ĐH, CĐ nói chung, quản lý đào tạo nói
riêng đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm. Qua thống kê 46 tác giả, đề tài nghiên
cứu, bài viết đăng trên các tạp chí, các cuộc hội thảo, có một số vấn đề nổi bật
sau đây:
- Nguyễn Ngọc Tài [46, tr 41] đề xuất các giải pháp cho vấn đề quản lý
trong trƣờng ĐH, CĐ cho rằng: Trưởng bộ môn là công cụ số 1 của lãnh đạo
giúp nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng. Phòng Đào tạo và Phòng Khoa học Công nghệ là công cụ số 2 trong quản lý đào tạo. Nhƣ vậy, các đơn vị quản lý
quan trọng nhất của trƣờng ĐH, CĐ theo thứ tự là tổ bộ mơn, phịng Đào tạo,


10

phịng Khoa học cơng nghệ, trong đó tổ trƣởng bộ mơn là then chốt, quan
trọng nhất.
- Trong khi đó, Nguyễn Thị Thanh Huyền [46, tr 340] lại cho rằng xây
dựng tơn chỉ hoạt động phù hợp sẽ có đƣợc phong cách quản lý hiệu quả.
Theo đó, nhà trƣờng khuyến khích “tính tự chủ” cho các khoa đào tạo chuyên
ngành và các khoa phải xác định đƣợc tôn chỉ đào tạo, từ đó xây dựng các
hoạt động để đạt mục tiêu, kế hoạch hành động.
- Theo Nguyễn Việt Phú [46, tr 56] có 6 giải pháp đổi mới quản lý giáo
dục đại học trong nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có đổi mới về chất lượng
quản lý giáo dục đại học, xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông,
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy đại học. Điểm nhấn của
giải pháp này là “chuẩn hóa chƣơng trình” đào tạo theo tín chỉ, “quốc tế hóa”
chƣơng trình và giáo trình, duy trì tốt hơn nữa ngân hàng giáo trình điện tử.
- Theo Hồng Tâm Sơn [46, tr 97] thì đổi mới hoạt động quản lý của

hiệu trƣởng là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý GDĐH. Tác giả
đề xuất đổi mới 5 nguyên tắc tổ chức hoạt động của trƣờng ĐH, CĐ.
- Nghiên cứu về tự chủ đại học Việt Nam, Nguyễn Đức Ngọc [47, tr83]
đƣa ra triết lý quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội là hai mặt thống nhất
trong mọi hoạt động của một nhà trƣờng. Tự chủ chủ yếu để đảm bảo hiệu
quả và hiệu suất cao, còn trách nhiệm xã hội chủ yếu đảm bảo chất lƣợng và
công bằng xã hội. Đồng thời đƣa ra 4 mô hình quản lý tự chủ nhƣ mơ hình
Napoleon (sử dụng ĐH nhƣ cơng cụ để hiện đại hóa xã hội, thơng qua việc
kiểm sốt chặt chẽ nhà trƣờng), mơ hình Humboldt (nhà nƣớc đảm bảo tính
độc lập của cơng tác giảng dạy và nghiên cứu), mơ hình Hoa kỳ (dựa vào
nền tảng quy luật thị trƣờng, gắn chặt với kinh tế – xã hội và mang tính đại
chúng), mơ hình Anh (tự trị về thể chế rộng rãi).
- Nghiên cứu và thảo luận về quản lý đào tạo theo tín chỉ, Hội thảo khoa
học “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ” do


11

Trƣờng ĐH Ngoại ngữ - ĐHĐN tổ chức tháng 9/2011 đã nhận diện một cách
tổng quát về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đồng thời khẳng định việc chuyển
đổi sang phƣơng thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tất yếu.
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào vấn đề đổi mới quản lý chất lƣợng
giáo dục đại học, nghiên cứu một số công cụ quản lý chất lƣợng, đƣa ra các
mơ hình quản lý chung chứ chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về quản lý chất
lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học một cách cụ thể. Do đó nghiên cứu này có ý
nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành Quốc tế học
nhằm cung ứng cho xã hội nguồn lực phù hợp, khẳng định vị thế của ngành.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Trong khoa học và thực tiễn, quản lý đã đƣợc xác định vừa là khoa học

vừa là nghệ thuật. Khái niệm quản lý có nhiều cách tiếp cận khác, trong phạm
vi của đề tài, tác giả xin đề cập tới một số cách tiếp cận có liên quan.
* Khái niệm quản lý của một số tác giả nước ngoài:
Theo Các Mác: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành
trên một quy mơ khá lớn, đều u cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà
những hoạt động cá nhân. Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình nhƣng
một giàn nhạc thì phải có nhạc trƣởng” [8, tr34].
F.W.Taylor (Mỹ, 1856-1915) đƣợc đánh giá là “Cha đẻ của thuyết quản
lý khoa học” đã đƣa ra định nghĩa: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
ngƣời khác làm và sau đó khiến đƣợc họ hồn thành cơng việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất”.[58, 23].
H Fayol (Pháp,1841-1925) nói về nội hàm của khái niệm nhƣ sau: “Quản
lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”[59, 60].


12

Peter F. Drucker quan niệm “Quản lý là một chức năng xã hội nhằm để
phát triển con ngƣời và xã hội với những hệ giá trị, nội dung, phƣơng pháp
biến đổi không ngừng”[36, 54].
Trong tác phẩm Management (1995) Stoner và Freemance đã nêu:
“Chức năng quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các
công việc của các thành viên trong tổ chức và việc sử dụng tất cả các khả
năng, cách tổ chức để đạt mục tiêu đã đề ra”[56, 2].
* Một số tác giả Việt Nam có cách tiếp cận như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản lý đƣợc định nghĩa
là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị cơ quan”[44].
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí: “Hoạt động
quản lý là hoạt động có định hƣớng, có chủ định của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc

mục tiêu của tổ chức”[27].
Theo tác giả Ngô Trung Việt thuật ngữ quản lý “management” bắt nguồn
từ chữ Latinh “Manus” nghĩa là bàn tay. Theo nghĩa gốc, thực hiện quản lý là
“Nắm vững trong tay”, “Điều khiển vững tay”. Theo một nghĩa nào đó, quản
lý là một nghệ thuật khiến ngƣời khác phải làm việc [47].
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có định hƣớng của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý hay tổ chức quản lý) lên
khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế bằng một hệ thống các
luật, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng”[14,
tr.7].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Công tác quản lý là thực hiện hai quá trình
liên hệ chặt chẽ với nhau “quản” và “lý”. Q trình “quản” gồm sự coi sóc
giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định. Quá trình “lý” gồm việc sửa sang, sắp
xếp, đổi mới đƣa hệ vào thế “phát triển” [1].


13

Theo tác giả Trần Khánh Đức: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con
ngƣời nhằm phối hợp hành động của một nhóm ngƣời hay một cộng đồng
ngƣời để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [15, 4].
Tóm lại, quản lý là tổng hịa các yếu tố để tạo nên một hiệu quả nhất
định đúng theo mong muốn của ngƣời quản lý theo cách thức vận hành nhuần
nhuyễn 4 nội dung cơ bản của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực
hiện, kiểm tra đánh giá.
1.2.2. Chất lƣợng
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá, trong tiêu chẩn ISO 9000: 2000,
đã đƣa ra định nghĩa sau:
“Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc

tính vốn có” [40].
Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã đƣợc công bố, ngầm hiểu chung
hay bắt buộc.
Yêu cầu đƣợc công bố là đƣợc nêu ra dƣới dạng tài liệu hay bằng lời.
Yêu cầu quy định trong một hợp đồng là một dạng yêu cầu đã đƣợc công bố.
Chất lƣợng là một vấn đề rất trừu tƣợng, không ai nhìn thấy đƣợc và cảm
nhận đƣợc nó một cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, khơng thể đo
lƣờng bằng những cơng cụ đo thơng thƣờng. Vì vậy, nhiều học giả đã cố gắng
lý giải chất lƣợng thông qua các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đầu vào, q
trình và đầu ra.
Chất lƣợng là: “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật
(sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác
[43].
Chất lƣợng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái
tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”[49].
Chất lƣợng là: “Mức hoàn thiện, là đặc trƣng so sánh hay đặc trƣng tuyệt
đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”[53].


×