Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.58 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĂN
MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI
Người hướng dẫn:
ThS. Tạ Thị Toàn
Người thực hiện:
Phan Thị Ánh Hồng

Đà Nẵng, tháng 5/2013
1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.s Tạ Thị Toàn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Phan Thị Ánh Hồng

2



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng ghi lại nơi đây lời tri ân sâu sắc đối với cô Tạ Thị Tồn,
người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trường Đại
học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, các cán bộ thư viện đã nhiệt tình giúp đỡ chúng
tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Phan Thị Ánh Hồng

3


QUY ƯỚC CÁC KÍ HIỆU

C, CN :

Chủ ngữ

V, VN :

Vị ngữ

ĐN

:


Định ngữ

TN

:

Trạng ngữ

BN

:

Bổ ngữ

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Chu Lai đã có lần tâm sự “Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào
dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch”. Là
người từng dấn thân vào cuộc chiến giải phóng đất nước, hơn ai hết, Chu Lai thấu
hiểu được thế nào là nỗi đau, nỗi kinh hồng của một phần kí ức trong ơng. Chính
vì thế mà Chu Lai viết như bị “ám ảnh”, từng trang văn như ngồn ngộn, dựng dậy
một quá khứ hào hùng nhưng cũng lắm đau thương. Nhận định về Chu Lai, nhà
văn Phạm Ngọc Tiến cho rằng, Chu Lai đã nằm trong số rất ít người được “lãi” từ
chiến trận. Chỉ có những người lính chân chính dù cầm súng hay cầm bút mới có
quyền được hưởng những gì tốt đẹp nhất được chắt của quá khứ họ đã từng sống.
Một trong những thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông là thể loại
tiểu thuyết. Đề tài mà Chu Lai ln xốy sâu chính là mảng viết về chiến tranh. Có

lần ơng đã nói: “Đế tài chiến tranh với dân tộc ta là siêu đề tài, nhân vật người lính
là siêu nhân vật chỉ sợ mình khơng còn đủ sức, đủ lực để miêu tả cho hết”. Có lẽ
ơng đã khá khiêm tốn khi nói vậy bởi những sáng tác của ông về chiến tranh luôn
để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến
tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, một bức tranh chân thực, rùng rợn về cuộc chiến trong
quá khứ. Khi nghiên cứu về tác phẩm của Chu Lai nói chung và Ăn mày dĩ vãng
nói riêng, đa phần giới nghiên cứu chỉ dừng lại ở giá trị về mặt nội dung mà chưa
có sự quan tâm thích đáng về mặt ngơn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu về đặc trưng ngôn
ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng dưới góc độ ngơn ngữ là một “mảnh đất
trống” chưa được ai khai thác. Trước thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi nắm bắt được những đặc trưng
trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, cụ thể trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng
để có thể có được những kiến thức chun sâu và khẳng định những đóng góp của
ơng trong nền văn học đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với tư cách là người bước ra từ cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc,
nhà văn Chu Lai có một sự trải nghiệm khá sâu sắc về chiến tranh. Có lẽ vì thế mà
những trang văn của ơng viết về đề tài lại rất đỗi chân thật, nhiều khi thật đến nao
5


lòng. Các sáng tác của Chu Lai từ khi ra đời đã gây được sự chú ý của rất nhiều
độc giả và giới nghiên cứu phê bình, tiêu biểu trong số đó phải kể đến tiểu thuyết
Ăn mày dĩ vãng. Rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tác phẩm này.Tuy nhiên chưa
có cơng trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về đặc trưng ngơn ngữ của nó.
Nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Chu Lai có khá nhiều bài viết, khảo
sát nhiều khía cạnh khác nhau. Trong số đó phải kể đến một số cơng trình tiêu biểu
như sau:
Với vấn đề đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết, GS Phan Cự Đệ trong bài

viết Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới nhận định tiểu thuyết
Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện
pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng hiện...”
[18].
Nguyễn Thị Bình trong Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời
điểm đổi mới đến nay cũng khẳng định những tiểu thuyết đương đại như Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Phố, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc
đời dài lắm của Chu Lai... “ít nhiều đều có “thêm vào” cho nghệ thuật trần thuật
truyền thống những cái mới” [20].
Nguyễn Đức Hạnh trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Chu Lai (2006) cũng cho rằng: “Nghiên cứu hành trình sáng tác của Chu Lai,
chúng tơi thấy các tiểu thuyết của ơng có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể
loại. Có thể coi đây là một hiện tượng văn học có tính chất điển hình, chứng minh
cho q trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ mơ hình
tiểu thuyết sử thi sang mơ hình tiểu thuyết phi sử thi” [15]. Nguyễn Văn Chung
trong luận văn Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới cũng nhận định: “Từ cái nhìn
sâu sắc về hiện thực chiến tranh” đã đi đến “cái nhìn đa diện về hiện thực thời
bình”, từ “thân phận con người trong chiến tranh” đến “thân phận con người trong
cuộc sống đời thường...” [19].
Nguyễn Hương Giang khi bàn về đề tài người lính trong sáng tác của Chu
Lai cũng cho rằng: “Sự thật về chiến tranh hơm nay được nhìn nhận là một sự thật
đã trải qua những năm tháng day dứt trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn
thế, nó thực sự là những nếm trải của người “chịu trận” [21]. Với Nguyễn Bích
Thu trong bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thì khẳng
6


định: “Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường
trong những mơi trường đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu thuyết là những
con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân

thể trong tâm hồn”. Các nhà văn thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con
người qua nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Vạn trong Bến không
chồng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Khiêm trong Ngược dòng nước lũ, Hùng
trong Ăn mày dĩ vãng...” [11, tr.231]
Đỗ Thị Thu Hà trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai bàn về đề tài
chiến tranh trong sáng tác của Chu Lai như sau: “Chiến tranh hiện lên như một
bức tranh đa sắc màu, vừa bi tráng nhưng đầy bi kịch. Trang văn của Chu Lai đã
thể hiện thấm thía sự tác động ghê gớm của chiến tranh đến tính cách, số phận con
người. Nhà văn không chú ý viết để tái hiện chiến tranh đã xảy ra như thế nào, mà
quan tâm hơn đến những số phận cá nhân đã sống ra sao trong cuộc chiến đó và
khi họ bước ra nó để về với đời thường [16]
Riêng với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã thực sự để lại ấn tượng
trong lòng người đọc. Nghiên cứu về tác phẩm này có một số cơng trình tiêu biểu
như sau:
Bùi Việt Thắng trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc
độ thể loại nhận định: “Chu Lai đã viết 11 tiểu thuyết (tính đến năm 2004), với Ăn
mày dĩ vãng (1992) như một tác phẩm tâm huyết nhất, nói như nhà văn là “của
bốn mươi bảy năm sống trên đời và hơn mười năm cầm súng ở chiến trường”, Chu
Lai đã khẳng định mình trong làng tiểu thuyết đương đại” [11, tr.183]. Trương
Thuận trong bài Một khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết khi nghiên cứu về một
số giọng điệu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại có nhắc đến tiểu thuyết Ăn mày
dĩ vãng với giọng điệu dung tục, đời thường. [23]
Viện văn học Việt Nam khi nghiên cứu về Ngôn ngữ trần thuật của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại đăng trên trang Web Vienvanhoc.org đưa ra những
nhận xét như sau: “Theo cách nói của Bakhtin, Chu Lai đã tạo nên cái gọi là vi
thoại trong lịng một cuộc độc thoại. Cuốn tiểu thuyết có cấu trúc song hành hiện
tại (thời điểm Hai Hùng lọ mọ ăn mày dĩ vãng) và quá khứ (câu chuyện còn tươi
rói về chiến tranh). Ngơn ngữ trần thuật vì vậy đa dạng, nhiều giọng; có lời người
kể chuyện ngơi ba, có lời người kể chuyện ngơi thứ nhất, có lời người kể chuyện
7



là tác giả hiển thị. Sự hòa trộn các lời phát ngôn khiến cho câu chuyện kể về chiến
tranh sinh động hơn, người nghe chuyện như sống trong hai môi trường; hòa nhập
với đời sống chiến đấu gian khổ của người lính hơm qua và đồng cảm với tâm
trạng của những người lính trở về từ chiến tranh, lạc lõng, hụt hẫng trong cuộc
sống hịa bình nhưng đầy phức tạp”. [13]
Đăng trên tạp chí Sơng Hương số 225 tháng 11 năm 2008, Trần Quốc Hội
nghiên cứu tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng trong mối tương quan so sánh với tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong bài Trình tự trong thời gian nghệ
thuật của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lý thuyết thời gian
của Genett, ông khẳng định rằng: “Nếu ở Ăn mày dĩ vãng mỗi “bloc” là một lát cắt
của sự kiện thì trong Nỗi buồn chiến tranh mỗi “bloc” là mỗi vòng tròn đồng tâm.
Hầu như trong Nỗi buồn chiến tranh khơng có sự kiện hành động mà chỉ là sự kiện
tâm trạng hay nói cách khác là tâm trạng về sự kiện. Khó mà tìm được sự liên kết
sự kiện theo kết cấu nhân quả như trong Ăn mày dĩ vãng ở Nỗi buồn chiến tranh.
Các “bloc” như những phần tử riêng lẻ, rời rạc nhưng thực ra chúng cũng như
những phần tử trọn trặn xoay quanh một vịng trịn lớn hơn đó là tác phẩm” [12]
Nghiên cứu về các tác phẩm của Chu Lai còn rất nhiều bài viết, cơng trình
nghiên cứu lớn nhỏ khác. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tơi chỉ
điểm qua một số cơng trình tiêu biểu, khái qt nhất về phong cách văn chương
Chu Lai cũng như tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng. Các nhà nghiên cứu đi trước nhìn
nhận, đánh giá Chu Lai nói chung và tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng nói riêng dưới
góc độ lý luận phê bình. Ở góc độ ngơn ngữ, chúng tơi nhận thấy chưa có cơng
trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu đặc trưng ngơn ngữ của tiểu thuyết này một
cách có hệ thống cụ thể, xác thực. Mặc dù vậy, những bài viết, những cơng trình
nghiên cứu đó cũng là nguồn tư liệu quý báu định hướng cho đề tài của chúng tôi.
Với mong muốn khẳng định về tài năng và đóng góp của Chu Lai cho nền văn
xi đương đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ trong
tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai

8


-Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai,
NXB Lao động, năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi sử dụng nhiều phương pháp, trong đó đặc biệt
chú trọng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, chứng minh
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài chia làm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương II: Khảo sát, thống kê về cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày
dĩ vãng của Chu Lai
Chương III: Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

9


NỘI DUNG
Chương 1
Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
1.1. Vài nét về phong cách ngôn ngữ

1.1.1. Phong cách ngơn ngữ
Phong cách ngơn ngữ (hay cịn gọi là phong cách chức năng ngôn ngữ) là
một trong những vấn đề trung tâm của phong cách học.
Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (1983)
đưa ra khái niệm về phong cách ngôn ngữ như sau: “Phong cách chức năng ngôn
ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các
phương tiện biểu hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngồi ngơn ngữ như
hồn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham gia giao tiếp” [3,
tr.32].
Hoàng Tất Thắng trong “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (1993) đưa ra
nhận định: “Phong cách chức năng ngôn ngữ là tổng hợp các cách thức lựa chọn
và tổ hợp các đơn vị ngôn từ nhằm phù hợp với đối tượng, mục đích và nội dung
giao tiếp” [4, tr.50].
Bùi Trọng Ngỗn trong “Giáo trình Phong cách học tiếng Việt” khẳng định:
“Phong cách ngôn ngữ hay phong cách chức năng ngôn ngữ được hiểu là những
khn mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngơn
ngữ, có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực” [8, tr.5].

10


Qua q trình tham khảo các cơng trình nghiên cứu về vấn để này, chúng
tôi nhận thấy quan niệm mà tác giả Bùi Trọng Ngoãn đưa ra là dễ tiếp cận, rõ ràng
và đầy đủ hơn cả. Vậy chúng tôi dựa vào khái niệm này để làm cơ sở lý thuyết cho
việc nghiên cứu đề tài này.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ của nhà văn
“Mỗi nhà văn thường có những sở trường ngôn ngữ. Cái sở trường ngôn
ngữ này khi thành thục tới mức mọi người phải thán phục và không ai theo được
thì thành biệt tài ngơn ngữ” [3, tr.123].
Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (1983)

cho rằng muốn xác định phong cách tác giả của ngôn ngữ văn chương cần phải
căn cứ vào hai dấu hiệu, đó là:
+ Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện nào đó
của tác giả.
+ Sự đi lệch chuẩn mực của tác giả.
Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi trong “Từ điển thuật ngữ
văn học” nhận định: “Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được
phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi
lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau”.
Trong đề tài này, chúng tôi nhận thấy nhận định của tác giả Cù Đình Tú là
rõ ràng và dễ hiểu hơn cả nên chúng tơi nhất trí theo quan điểm này.
1.2. Khái quát về các biện pháp và các phương tiện tu từ từ vựng
1.2.1. Các biện pháp tu từ từ vựng
Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” quan niệm:
“Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị từ
vựng thuộc một bậc trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong
câu, trong chỉnh thể câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ, do đó mối quan hệ
giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng [5, tr.203]. Hai tác giả này thống nhất
chia các biện pháp tu từ từ vựng thành ba dạng: (1) quan hệ quy định, (2) quan hệ
hòa hợp, (3) quan hệ tương phản.
Đinh Trọng Lạc trong một nghiên cứu khác, cụ thể trong “99 phương tiện
và biện pháp tu từ tiếng Việt” khẳng định lại một lần nữa: “ Biện pháp tu từ từ
vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một
11


đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên
câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ
vựng trong ngữ cảnh” [6, tr.142]. Tác giả phân chia thành ba biện pháp tu từ từ
vựng là: (1) biện pháp hòa hợp, (2) biện pháp tương phản, (3) biện pháp quy định.

Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra một biện pháp khác ở cấp độ từ vựng đó là biện pháp
tu từ âm. Tác giả quan niệm: “ Biện pháp tu từ từ âm ở cấp độ từ vựng là biện
pháp tu từ nảy sinh ra do kết quả của tổ chức cú đoạn đặc biệt, sử dụng khả năng
kết hợp ý nghĩa của các từ trung hòa” [6, tr. 203].
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi thống nhất với quan niệm: “Biện pháp
tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng có khả năng đem
lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh
[8, tr.45] và cách phân loại biện pháp tu từ từ vựng thành ba loại của Đinh Trọng
Lạc.
1.2.1.1. Biện pháp hòa hợp về từ vựng
“Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu hịa hợp là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó có các từ ngữ có cùng một điệu tính chung – hoặc cao quý, trang trọng
hoặc giản dị, mộc mạc – có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, quy định lẫn nhau,
hô ứng với nhau, tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa, làm xuất hiện một nét nghĩa
chung, đưa đến một hình tượng liên tưởng có giá trị tu từ nổi bật”. [6, tr.143].
VD:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
1.2.1.2. Biện pháp tương phản về từ vựng
“Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu tương phản là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau – một số có màu sắc cao quý,
trang trọng, một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc – nằm trong mối quan hệ
đối chọi nhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật,
hiện tượng phức tạp (có những nét mâu thuẫn mà thống nhất biện chứng) có giá trị
tu từ nổi bật [6, tr.145].
12



VD:
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.
(Dậy mà đi – Tố Hữu)
1.2.1.3. Biện pháp quy định về từ vựng
“Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó từ ngữ có điệu tính cao (có màu sắc cao sang, quý tộc, bác học) hoặc điệu
tính thấp (có màu sắc giản dị, mộc mạc, bình dân, nôm na) được sử dụng trên cái
nền của các từ ngữ trung hòa về tu từ học, đã quy định màu sắc tu từ học chung
của toàn bộ phát ngơn” [6, tr.148].
Ví dụ:
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
(Hồ Chí Minh)
1.2.2. Các phương tiện tu từ từ vựng
Phương tiện tu từ từ vựng là một trong những đối tượng được phong cách
học chú tâm nghiên cứu. Xoay quanh vấn đề này, các nhà nghiên cứu phong cách
học tiếng Việt đã đưa ra những quan niệm khác nhau.
Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) đưa ra
quan niệm: “Phương tiện tu từ từ vựng là những đơn vị từ vựng mà ngồi ý nghĩa
cơ bản ra chúng cịn có ý nghĩa bổ sung, cịn có màu sắc tu từ [5, tr. 187]. Các tác
giả thống nhất chia các phương tiện tu từ từ vựng thành mười loại như sau: (1) từ
thi ca, (2) từ lịch sử, (3) từ ngoại quốc, (4) từ Hán – Việt, (5) thuật ngữ khoa học,
(6) từ hội thoại, (7) biệt ngữ, (8) từ địa phương, (9) từ xưng hô, (10) thành ngữ.
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ lại cho
rằng “Phương tiện tu từ từ vựng là những từ đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản
ra chúng cịn có ý nghĩa bổ sung, cịn có màu sắc tu từ được hình thành từ bốn yếu

tố: biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tượng), cảm xúc (diễn đạt những tình
cảm, những cảm xúc), bình giá (khen, chê, tốt, xấu) và phong cách chức năng (chỉ
rõ phạm vi sử dụng, thường xuyên, cố định)”[6, tr.11]. Tác giả căn cứ vào phạm vi
13


được ưu tiên sử dụng để chia các phương tiện tu từ từ vựng thành các nhóm như
sau:
a) Nhóm từ ngữ có điệu tính tu từ cao: gồm từ thi ca, từ cũ, từ Hán – Việt, từ
mượn, từ sách vở.
b) Nhóm từ có điệu tính tu từ thấp: gồm từ hội thoại, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ
thơng tục, từ địa phương, từ láy, thành ngữ.
Ngoài những từ ngữ nêu trên cịn có những từ ngữ khơng có từ đồng nghĩa,
không nằm trong dãy đồng nghĩa, không đi vào hệ hình từ vựng tu từ, song chúng
có nhiều khả năng được sử dụng để tạo ra các biện pháp tu từ [1, tr.12].
Tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
(1983) lại dựa trên bình diện phong cách chức năng và chia hệ thống từ vựng
thành hai nhóm lớn là từ ngữ đa phong cách và từ ngữ đơn phong cách. Từ ngữ
đơn phong cách bao gồm: Từ ngữ khẩu ngữ, từ ngữ khoa học, từ ngữ chính trị, từ
ngữ hành chính và từ ngữ văn chương. Từ ngữ đa phong cách bao gồm: Từ ngữ đa
phong cách biểu thị sự vật, từ vựng đa phong cách biểu thị tính chất, từ vựng đa
phong cách biểu thị hoạt động, từ vựng đa phong cách biểu thị trạng thái, từ vựng
đa phong cách biểu thị quan hệ, quán ngữ.[8, tr 198].
Tác giả Bùi Trọng Ngỗn trong “Giáo trình phong cách học tiếng Việt”
cũng thống nhất chia các phương tiện tu từ từ vựng ra thành 11 loại, đó là: (1) từ
thi ca, (2) từ cũ, (3) từ Hán – Việt, (4) từ vay mượn, (5) từ hội thoại, (6) từ thông
tục, (7) từ lóng, (8) từ ngữ nghề nghiệp,(9) từ địa phương, (10) từ láy, (11) thành
ngữ. Đây chính là tiêu chí để chúng tôi lựa chọn để khảo sát trong đề tài này.
1.2.2.1. Từ thi ca
“Từ thi ca là những từ ngữ được sử dụng nhiều trong văn chương cổ” [8,

tr.25].
VD: giang sơn, biên cương, gấm vóc, nam thanh nữ tú, trang nam nhi...
Nếu biết vận dụng từ thi ca đúng chỗ, đúng lúc thì sẽ đạt được giá trị biểu cảm
khá lớn, chẳng hạn như:
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây.
(Đôi mắt người Sơn Tây – Quang Dũng)
14


1.2.2.2. Từ cũ
“Từ cũ là những từ hiện nay không sử dụng nữa và được coi là những dấu
vết của q trình phát triển ngơn ngữ” [8, tr.26]. Từ cũ bao gồm từ cổ và từ lịch
sử.
- Từ cổ: là những từ đã có từ đồng nghĩa thay thế làm cho nó lỗi thời.
Ví dụ: bui (duy, riêng), âu (có lẽ), chác (mua),...
- Từ lịch sử là những từ đã trở nên lỗi thời do đối tượng biểu thị của chúng trong
hiện thực khách quan khơng cịn nữa.
Ví dụ: quan tư đồ, tể tướng, thái sư,...
Trong sáng tác văn chương, từ cũ được sử dụng như một phương tiện tu từ
hữu hiệu để tái tạo những bức tranh hiện thực của q khứ, tái tạo khơng khí của
thời đại mà tác phẩm phản ánh.
1.2.2.3. Từ Hán Việt
“Từ Hán Việt là từ Việt mượn ở tiếng Hán, phát âm theo cách Việt Nam
(quy ước thời Đường Tống) [1, tr.15]. Trong “Giáo trình phong cách học tiếng
Việt”, tác giả Bùi Trọng Ngỗn chia từ gốc Hán thành hai nhóm:
+ Các từ ngữ Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là từ Hán Việt
VD:
Tiếng Hán


Tiếng Việt

doanh

tiểu đồn

liên

đại đội

+ Từ gốc Hán khơng đọc theo âm Hán Việt: từ Hán cổ du nhập vào nước ta trước
thời Đường
VD:
Hán cổ

HánViệt

chém

trảm

ngựa



cởi

giải


1.2.2.4. Từ vay mượn
“Từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với
những chuẩn mực của tiếng Việt, cho nên được dùng một cách thơng thường, mặc
dù người nói còn cảm thấy rất rõ cái nguồn gốc ngoại lai của nó” [6, tr.18].
15


VD:

Tên gọi món ăn: bít tết, ba tê, pho mát...
Từ âm nhạc: sol, đơ, rê...
Tên gọi quần áo, vải vóc: gi lê, len, sơ mi...

1.2.2.5. Từ hội thoại
“Từ hội thoại còn được gọi là từ khẩu ngữ, là những từ được dùng chủ yếu
trong lời nói miệng trong giao tiếp hằng ngày. Từ hội thoại được coi là một dấu
hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hằng ngày” [8, tr.28].
VD:

ăn đứt (hơn hẳn)
ăn gian (cố tình tính sai)
bạo phổi (liều)

Từ hội thoại có 5 kiểu cấu tạo như sau: (1) thêm yếu tố, (2) bớt yếu tố, (3) biến
âm, (4) biến nghĩa, (5) khơng lí do, ngẫu nhiên [8, tr. 28].
1.2.2.6. Từ thông tục
“Từ thông tục là những từ chỉ dùng trong lời nói miệng của giao tiếp khẩu
ngữ, mang tính suỗng sã, có khi thơ thiển” [8, tr.30].
VD:


Mẹ kiếp, lão già kinh tởm quá!
Đ.mẹ chúng mày!
Đồ rửng mỡ!

1.2.2.7. Từ lóng (tiếng lóng)
“Từ lóng là một dạng biệt ngữ và chúng được xếp vào lớp từ này bởi chỉ
được sử dụng trong một phạm vi xã hội hạn hẹp. Nếu biệt ngữ là những từ ngữ
độc lập trong hệ thống từ vựng thì tiếng lóng là những tên gọi chồng lên, hay là
những tên gọi song song, của các sự vật, hiện tượng” [8, tr.30].
VD:

bn dưa lê, tóc vàng hoe, kẹp nơ, trúng quả...

Đối với tác phẩm văn học, từ lóng có tác dụng rất lớn trong việc cá tính hóa nhân
vật.
1.2.2.8. Từ ngữ nghề nghiệp
“Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao
động, quá trình sản xuất, quá trình hành nghề của một nghề nghiệp nào đó [8, tr.
31].
VD:

Nghề hát tuồng: đào, kép, mụ...
Nghề nông: cày bừa, ...
16


Việc sử dụng từ nghề nghiệp trong tác phẩm văn học cũng phải rất hạn chế,
nhà văn phải chọn lúc, chọn chỗ mà cho nhân vật nói một vài tiếng tiêu biểu, để
gây sắc thái đặc biệt chứ không phải luôn luôn đặt vào cửa miệng nhân vật những
từ nghề nghiệp, sẽ gây khó khăn cho độc giả, làm trở ngại đến việc cảm thông của

người đọc đối với tác phẩm.
1.2.2.9. Từ địa phương
“Từ địa phương là những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào
đó của ngơn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi địa phương đó. [8, tr. 31]
VD:
Từ địa phương

Từ tồn dân

nác

nước



đâu

chộ

thấy

ngái

xa

Trong tác phẩm văn học, nếu tác giả biết sử dụng từ địa phương thích hợp
thì sẽ tạo ra được nét đặc trưng trong văn hóa của từng vùng miền.
VD:
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng mĩ lênh khênh bước cúi đầu

(O du kích, Tố Hữu)
1.2.10. Từ láy
“Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những
quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa
hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hóa [8, tr. 33].
Từ láy mang lại một số tác dụng tu từ sau:
+ Sắc thái hóa về nghĩa: khỏe khoắn, nặng nề, xanh xanh, đỏ đỏ...
+ Tính tượng thanh (mơ phỏng âm thanh): đì đồnh, nheo nhéo...
+ Tính tượng hình (giá trị tạo hình): mịt mờ, lãng đãng...
Trong văn chương, đặc biệt là trong thơ, từ láy có tác dụng rất lớn đến việc
tăng cường sắc thái trữ tình của thơ, vi dụ như:
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
17


(Chinh phụ ngâm- dịch giả Đoàn Thị Điểm)
1.2.11. Thành ngữ
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa vừa
có tính gợi cảm, được sử dụng như một đơn vị sẵn có [8, tr. 32].
VD:

mèo mả gà đồng, xanh vỏ đỏ lòng...
Về đặc điểm tu từ, thành ngữ là một phương tiện nhằm khắc phục sự hữu

hạn của các từ và tính khơng hàm súc của lời nói. Bên cạnh đó, thành ngữ m,ang
tính hình tượng và tính cụ thể, tính gợi cảm và giàu tính biểu tượng.
1.3. Khái quát về câu theo cấu tạo ngữ pháp
Câu thường tồn tại trên cơ sở nòng cốt, thường là kết cấu C – V hoặc những
kết cấu cú pháp khác [3, tr.53]. Hiện nay, việc phân loại câu diễn ra khá phức tạp.

Nguyễn Kỳ Thục – Phan Thiều trong “Ngữ pháp tiếng Việt” lớp 7 chia câu
thành:
+ Câu đơn: câu chỉ có một nịng cố C – V
+ Câu ghép: câu có từ hai nịng cốt C – V trở lên
Nguyễn Kim Thản trong “Ngữ pháp tiếng Việt”; Nguyễn Văn Tu, Nguyễn
Thanh Tùng, Hoàng Văn Thung, chỉnh lí Diệp Quang Bang, Lê Xuân Thai trong
“Tiếng Việt lớp 6” thì cho rằng;
+ Câu đơn: câu chỉ có một nịng cố C – V
+ Câu ghép:Câu có hai nịng cốt C – V trở lên, trong đó C –V này không
bao hàm C –V kia.
Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt” ( 1980), Diệp Quang Bửu trong
“Ngữ pháp tiếng Việt” (1991), Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt,
tập 2” (1999), Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008)
cùng một cách phân loại như sau:
+ Câu đơn: Câu có một nịng cốt C – V
+ Câu ghép: Câu có hai nịng cốt C – V nhưng các kết cấu C –V không bao
hàm lẫn nhau, tồn tại khách quan với tư cách là nòng cốt câu.
+ Câu phức: Câu có hai kết cấu C – V trở lên, trong đó có một kết cấu C –
V làm nòng cốt, các kết cấu C – V khác nằm trong thành phần câu.
Qua tìm hiểu các cơng trình của các tác giả, chúng tơi chọn cách phân loại
câu của nhóm các tác giả Hữu Quỳnh, Diệp Quang Bửu, Đinh Trọng Lạc, Bùi
18


Minh Toán, Diệp Quang Bang làm cơ sở cho việc khảo sát đặc trưng về câu trong
đề tài này.
1.3.1. Câu đơn
Xoay quanh vấn đề về câu đơn có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Hầu hết các cơng trình đều nhắc đến câu đơn khá cụ thể.
Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980) quan niệm: “Câu

đơn là loại câu cơ sở, phổ biến nhất của hoạt động giao tế ngôn từ. Phần lớn câu
đơn tiếng Việt ứng với một kết cấu chủ - vị” [2, tr.104]. Tác giả khẳng định thêm:
về tổ chức, câu đơn bao giờ cũng biểu hiện một vị tính và có thể biểu hiện bằng
một vị ngữ hoặc không. Về số lượng, các yếu tố tham gia vào cấu trúc cú pháp
không lớn hơn câu ghép. Tuy nhiên, mặt số lượng không phải là dấu hiệu khu biệt
câu đơn hay câu ghép. Về chức năng, câu đơn mang thông tin ngữ nghĩa tự thân,
trong lúc đó, câu ghép phần lớn mang thơng tin ngữ nghĩa kết hợp.
Tác giả Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008)
cho rằng: “Câu (câu đơn) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ
pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung
chung quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự
việc)” [1, tr. 7].
Tập hợp từ những ý kiến trên, chúng tôi quan niệm: “Câu đơn là câu chỉ có
một nịng cốt C – V hoặc một trung tâm cú pháp làm nòng cốt, thể hiện một nội
dung thông báo” [7, tr. 54].
Về việc phân loại câu đơn, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất.
* Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) chia câu đơn
thành hai loại:
+ Câu đơn bình thường
+ Câu đơn đặc biệt
* Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) chia câu đơn
thành ba loại, đó là:
+ Câu đơn hai thành phần
+ Câu đơn đặc biệt
+ Câu đơn tỉnh lược

19


Trong đề tài này, chúng tôi thống nhất theo cách chia của tác giả Diệp

Quang Bang.
1.3.1.1. Câu đơn bình thường (Câu đơn hai thành phần)
“Câu đơn bình thường là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn
bó chặt chẽ với nhau thơng qua mối quan hệ ngữ pháp C – V tạo nên một chỉnh
thể thống nhất” [7, tr.54].
Câu đơn bình thường có những kiểu cấu tạo cơ bản sau:
+ Câu có chủ ngữ là danh từ
Anh ấy// đang đi cơng tác.
CN
VN
+ Câu có động từ, cụm động từ làm vị ngữ
VD:

VD: Anh // đi đi.
CN VN
+ Câu có vị ngữ là danh từ
VD: Tơi// là sinh viên.
CN VN
+ Câu có vị ngữ là tính từ, cụm tính từ
VD: Anh ấy// rất điển trai.
CN
VN
+ Câu có các từ chỉ quan hệ làm thành tố chính vị ngữ
VD: Quyển sách đó// của tơi.
CN
VN
Ngồi ra, câu đơn bình thường cịn có động từ, tính từ làm chủ ngữ.
VD: Học tập// là một điều cần thiết.
CN
VN

Khiêm tốn// là một đức tính tốt.
CN
VN
Bên cạnh đó, câu đơn bình thường cịn được phân loại dựa trên nội dung biểu thị
của câu.
+ Câu tả: câu biểu thị sự vật, sự việc, hiện tượng, tính chất.
VD: Hơm nay, cả lớp tập trung lao động.
+ Câu luận: câu biểu thị sự nhận xét, đánh giá về sự vật, sự việc...
VD: Anh ta rất keo kiệt.
1.3.1.2. Câu đơn đặc biệt
“Câu đơn đặc biệt được làm từ một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay đẳng
lập” [7, tr.55].
20


Căn cứ vào bản chất từ loại của từ, thành tố chính, câu đơn đặc biệt được
phân thành các kiểu loại sau:
+ Câu đơn đặc biệt – danh từ: câu có trung tâm cú pháp chính là danh từ hay cụm
danh từ (chính phụ, đẳng lập).
VD:

Nhiều sao q!
Tồn chuyện vớ vẩn!

+ Câu đơn đặc biệt vị từ: câu có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay
cụm động từ, tính từ (chính phụ, đẳng lập).
VD:

Chạy!
Tắt đèn.

Thơm quá!
Thật kinh khủng!

+ Câu đơn đặc biệt văn bản (câu dưới bậc): câu được tách ra từ một thành phần
nào đó của câu đứng trước hoặc đứng sau nhằm mục đích nhấn mạnh.
VD: Hôm qua. Anh ta ra đi không một lời từ biệt.
1.3.1.3. Câu đơn tỉnh lược
“Câu đơn tỉnh lược là loại câu nhờ ngữ cảnh cho phép mà một trong hai
hoặc cả hai thành phần chính của câu bị lược bỏ” [7, tr. 56].
Câu đơn được tỉnh lược theo các kiểu sau:
+ Tỉnh lược chủ ngữ
VD:

Em đi xem phim không?
Không đi.

+ Tỉnh lược vị ngữ
VD: Ai làm cho anh ra như thế này?
Vợ tôi.
+ Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ
VD:

Anh ta đi từ lúc nào?
Hôm qua.

1.3.2. Câu phức
Hiện nay, các nhà ngữ pháp học có nhiều cách lí giải và cách gọi khác nhau
về câu phức.

21



Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) cho rằng:
“Câu phức là câu có từ hai cụm danh từ trở lên (giống câu ghép) nhưng về quan hệ
thì chỉ có một C – V làm thành phần, hay thành tố cấu tạo trong một cụm C – V
khác (giống câu đơn) [5, tr.86].
Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980) gọi câu phức là
“câu đơn phức tạp hóa”: “Câu đơn loại này được thể hiện ở sự tích lũy nhiều thành
phần hoặc nhiều tầng kết cấu C – V (ứng với một câu) [2, tr. 186].
Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) quan
niệm: “Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) cụm C – V, trong số đó chỉ có một
cụm C – V nằm ngoài cùng bao (các) cụm C – V còn lại, (các) cụm C –V còn lại
là cụm C –V bị bao. [1, tr. 53].
Từ những cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi quan niệm: “Câu phức là
câu có từ hai kết cấu C –V trở lên trong đó có một kết cấu C –V làm nòng cốt, các
kết cấu C –V khác làm thành phần nào đó trong câu [7, tr. 58].
Việc phân loại câu phức cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến riêng biệt.
Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) chia câu phức
thành 5 loại:
+ Câu phức có cụm C- V làm chủ ngữ
+ Câu phức có cụm C- V làm vị ngữ
+ Câu phức có cụm C- V làm định ngữ
+ Câu phức có cụm C- V làm bổ ngữ
+ Câu phức có cụm C- V làm trạng ngữ
Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) lại chia câu phức
thành 7 loại:
+ Câu phức có chủ ngữ là cụm C – V
+ Câu phức có vị tố là cụm C – V
+ Câu phức có bổ ngữ là cụm C – V
+ Câu phức có đề ngữ là cụm C – V

+ Câu phức có trạng ngữ là cụm C – V
+ Câu phức là câu bị động
+ Câu phức có yếu tố phụ miêu tả danh từ là cụm C – V

22


Qua tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thống nhất
với cách chia câu phức thành 6 loại như sau: câu phức thành phần chủ ngữ, câu
phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần định ngữ, câu phức thành phần bổ
ngữ, câu phức thành phần trạng ngữ, câu phức bị động [7, tr.58].
1.3.2.1. Câu phức thành phần chủ ngữ
“Câu phức thành phần chủ ngữ là câu có kết cấu C –V làm thành phần chủ
ngữ của câu” [7, tr. 58].
VD: Mưa / to// gây lũ lụt.
C
V
CN
VN
Tấm kính/ bể //làm anh ta bị thương.
C
V
CN
VN
1.3.2.2. Câu phức thành phần vị ngữ
“Câu phức thành phần vị ngữ là câu có kết cấu C –V làm thành phần vị ngữ
của câu” [7, tr. 58].
VD: Xe máy này// lốp /to và chắc.
C
V

CN
VN
Cây bưởi này// trái /to và ngọt.
C
V
CN
VN
1.3.2.3. Câu phức thành phần bổ ngữ
“Câu phức thành phần bổ ngữ là câu có kết cấu C – V làm thành phần bổ
ngữ “[7, tr. 58].
VD: Anh ấy// xem tôi /nhảy.
C V
BN
Tơi// biết anh ta /thích mình.
C
V
BN
1.3.2.4. Câu phức thành phần định ngữ
“Câu phức thành phần định ngữ là câu có kết cấu C –V làm thành phần
định ngữ” [7, tr. 58].
VD: Cái bàn /mà tôi ngồi// đã bị lấy đi.
C
V
ĐN
23


1.3.2.5. Câu phức thành phần trạng ngữ
“Câu phức thành phần trạng ngữ là câu có kết cấu C –V làm thành phần
trạng ngữ” [7, tr. 58].

VD: Mắt /nhìn thao láo, hắn //tiến lại gần tôi.
C
V
TN
CN
VN
Đầu /đội mũ vải, ông ta //chậm rãi bước vào nhà.
C
V
TN
CN
VN
1.3.2.6. Câu phức bị động
“Câu phức bị động là câu có bộ phận vị ngữ chứa động từ tiếp thu “bị” và
“được” có kết cấu C –V” [7, tr. 58].
VD: Cô ta// bị anh ấy/ bỏ rơi.
C
V
CN
VN
Anh ta// được nhà trường/ cấp bằng tốt nghiệp
C
V
CN
VN
1.3.3. Câu ghép
Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) quan
niệm: “Câu ghép là câu có từ hai cụm C –V trở lên (hai nòng cốt câu đơn); đồng
thời các cụm C –V có tính độc lập tương đối so với nhau: khơng có cụm C –V nào
làm thành phần cho cụm C –V nào” [5, tr. 87].

Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) đưa ra
nhận định: “Câu ghép là câu chứa hai (hơn hai) cụm C –V, trong số đó khơng cụm
C –V nào bao cụm C – V nào” [1, tr. 52].
Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980) lại cho rằng: “Câu
ghép là một tổ hợp các đơn vị vị ngữ hoặc các đương lượng văn cảnh được xây
dựng theo các sơ đồ cấu trúc cú pháp nhất định để truyền đi thông báo như một
đơn vị giao tế" [2, tr. 59].
Hầu hết các định nghĩa về câu ghép của các tác giả đưa ra ít nhiều có điểm
tương đồng, chúng tôi thống nhất với quan niệm : “Câu ghép là loại câu có từ hai
kết cấu C – V (hoặc hai trung tâm cú pháp) trở lên, trong đó kết cấu C –V này
không bao hàm kết cấu C –V kia. Giữa chúng ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
thành một thể thống nhất về ý nghĩa [7, tr. 59].
24


Về phân loại câu ghép, các nhà ngôn ngữ học đưa ra nhiều cách phân loại
khác nhau.
Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) chia câu
ghép ra thành 7 loại: (1) câu ghép có ý nghĩa liệt kê, (2) câu ghép có quan hệ lựa
chọn, (3) câu ghép có quan hệ đối nghịch, tương phản, (4) câu ghép có quan hệ hơ
ứng giữa các vế, (5) câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả, (6) câu ghép chỉ
quan hệ điều kiện – hệ quả, hoặc giả thuyết – hệ quả, (7) câu ghép chỉ quan hệ
mục đích.
Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) lại chia
câu ghép thành hai lớp lớn là câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ [1, tr. 55].
Trong đó, câu ghép đẳng lập được chia thành ba kiểu nhỏ như sau:
+ Câu ghép sử dụng quan hệ từ
+ Câu ghép qua lại (câu ghép tương liên)
+ Câu ghép chuỗi (câu ghép tiếp liên)
Câu ghép chính phụ được chia thành 4 kiểu với những quan hệ từ thường gặp như:

+ Câu ghép nguyên nhân
+ Câu ghép điều kiện/ giả thiết
+ Câu ghép nhượng bộ
+ Câu ghép mục đích
Ngồi ra, Diệp Quang Bang cịn chỉ ra một kiểu câu ghép nữa, đó là câu ghép chứa
lời dẫn, trong đó phân thành hai loại:
+ Câu ghép chứa lời dẫn trực tiếp: thuộc kiểu câu ghép bình đẳng
+ Câu ghép chứa lời dẫn gián tiếp: thuộc kiểu câu ghép chính phụ
Việc phân chia câu ghép của các nhà ngơn ngữ học tuy chưa nhất quán
nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng. Qua khảo sát các tài liệu liên quan đến vấn
đề này, chúng tôi thống nhất chia câu ghép thành 4 loại như sau: (1) câu ghép đẳng
lập, (2) câu ghép chính phụ, (3) câu ghép qua lại, (4) câu ghép chuỗi [7, tr. 60].
1.3.3.1. Câu ghép đẳng lập
“Câu ghép đẳng lập là câu có hai kết cấu C –V, các kết cấu C – V đó ngang
hàng, bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp cũng như ý nghĩa biểu hiện” [8,
tr.60].
VD:

Sấm chớp và mưa rơi như trút nước.
25


×