PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI
Văn học dân gian là phần lời của văn nghệ dân gian, một loại hình nghệ
thuật mang tính nguyên hợp, trong đó nghệ thuật ngôn từ đóng vai trò quan
trọng và luôn gắn liền với các thành tố nghệ thuật khác của nghệ thuật biểu diễn
dân gian.
Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người đọc, được gọt
dũa bởi hàng vạn nhà thơ dân gian nhân dân, ca dao Việt Nam đã trở thành
những viên ngọc óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc. Có thể nói
hàng ngàn thế hệ người Việt Nam không ai không thuộc ít hơn một câu ca dao.
Điều đó cũng đủ cho ta thấy ca dao Việt Nam đi sâu vào đời sống tinh thần, tâm
hồn mọi người dân đất Việt.
Ca dao đã vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện một
cách chính xác tinh tế cuộc sống và hơn thế nữa để biểu hiện một cách sinh
động và đầy hình tượng nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống. Và sẽ thật
đáng tiếc cho những ai không biết cái hay vẻ đẹp toát ra từ những câu ca dao
như: hình tượng người phụ nữ, những lời tỏ tình mượt mà của các chàng trai cô
gái trong ca dao, hay những lời ru của bà của mẹ ru con vào giấc ngủ. Khi lớn
lên chúng ta tìm về tuổi thơ với lời ru thoang thoảng hiện về trong ký ức. Bởi ca
dao dùng một loại ngôn ngữ rất đặc trưng - ngôn ngữ thuần Việt ngôn ngữ rất
đời thường rất gần gũi.
Dù theo nhịp điệu của cuộc sống theo hướng phát triển của nhân loại
nhưng những câu ca dao xưa vẫn là những lời hát ru dành cho con trẻ hôm nay
càng ngày con người càng nghiên cứu và tìm ra được nhiều vẻ đẹp, nét độc đáo
đặc trưng của nó. Đó là tất cả những lý do để chúng tôi chọn đè tài: “Đặc trưng
ngôn ngữ trong ca dao”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô cùng
phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công trình có
tính chất sưu tầm vẫn chiếm đa số như: kho tàng ca dao người Việt (tập 1,2,3)
do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên), tổng hợp
tổng tập văn học dân gian người Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia; tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của các giả Vũ Ngọc
Phan,…trong khi đó những công trình nghiên cứu, phê bình bình giảng ca dao
lại còn khá khiêm tốn. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như: ca dao
Việt Nam và những lòi bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn), Thi
pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính,Văn học dân gian của nhóm tác giả Đinh
Gia Khánh (chủ biên), Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận, bình giảng ca
dao của tác giả Triều Nguyên,…Riêng về nghiên cứu ngôn ngữ ca dao thì có rất
ít như : Nguyễn Xuân Kính trong bình giảng ca dao, Mai Ngọc Chừ viết về
ngôn ngữ ca dao Việt Nam,…Còn nhiều công trình nghiên cứu khác mà chúng
tôi chưa có dịp tìm hiểu đề cập tới.
3. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ca dao là một loại hình văn học dân gian khá phong phú, có thể nghiên
cứu về những khía cạnh khác nhau nhưng ở trong đề tài này đối tượng nghiên
cứu là: Đặc trưng ngôn ngữ ca dao Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian chúng tôi chủ yếu khảo sát trong phạm vi công
trình kho tàng ca dao người Việt; ca dao trữ tình Việt Nam; Tục ngữ ca dao dân
ca Việt Nam; Ca dao tục ngữ Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra chúng tôi đã vận dụng các phương
pháp: khảo sát, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để tìm ra đặc trưng ngôn
ngữ ca dao.
5.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung của đề tài này gồm có hai
chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương một: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Đặc trưng thi pháp văn học dân gian
Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm hình thức nghệ thuật
sáng tác diễn xướng dân gian của tập thể nhân dân, vừa có đặc điểm ngôn ngữ
văn học vừa có đặc điểm văn bản thực hành giao tiếp, là loại hình văn học phản
ánh bằng ngôn từ giới hạn trong những khuôn mẫu định sẵn mang phong cách
dân tộc, phong cách khu vực và địa phương rõ rệt, được thể hiện trong một hệ
thống thể tài đặc thù.
1.2.Vài nét về ca dao
Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm tiếng láy hay
còn gọi ca dao là lời ca dân gian.
Ca dao là một thể loại văn học dân gian. Ca dao là những bài có hoặc
không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc được miêu tả tự sự,
ngụ ý và diễn đạt tình cảm.
Những tác phẩm ở thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người
trong lao động trong sinh hoạt gia đình xã hội hay nói lên những kinh nghiệm
sống và hành động thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con người
đối với những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả một cách khách
quan nhũng hiện tượng những vấn đề cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình được nổi
lên rất rõ.
Nội dung được phản ánh trong ca dao đó là: phản ánh khát vọng chinh
phục thế giới tụ nhiên để cuộc sống con người được sung sướng no đủ hơn;
phản ánh tâm tư tình cảm của con người; phản ánh hiện thực xã hội của dân tộc.
Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết trong phong tục tập quán trong
sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là sự bộc lộ
tinh thần dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và xã hội.
Với tính cách là thơ theo ý nghĩa đầy đủ của thơ, ca dao đã vận dụng mọi
khả năng ngôn ngữ của dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc
sống hơn nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy hình tượng nguyện vọng
của nhân dân về cuộc sống ấy.
Đặc trưng nghệ thuật ca dao: “ca dao cũng là thơ một loại thơ rất
riêng”(Xuân Diệu) điều đó nói lên rằng ca dao thuộc loại trữ tình dân gian, nó
có đặc trưng với tự sự và kịch. Mặt khác tuy giống thơ nhưng cũng khác thơ vì
nó không được sáng tạo ra để đọc mà để hát, nó gắn liền với môi trường ca hát,
nghệ nhân diễn xướng và các yếu tố âm nhạc tạo hình vũ đạo.
1.3Ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ca dao.
“Ngôn ngữ là hệ thống trong đó mọi yếu tố khăng khít ,mà giá trị của yếu
tố này chỉ là sự tồn tại đồng thời của yếu tố khác” (Fde.Saussure). Ngôn ngữ là
công cụ là chất liệu cơ bản cuả văn học,vì vậy văn học được gọi là loại hình
nghệ thuật ngôn từ. M.Go-rơ-ki khẳng định : “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của
văn học.
Ngôn ngữ nhân dân là cuội nguồn của ngôn ngữ văn học được chọn lọc,
rèn dũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đến lượt mình nó lại góp phần
nâng cao làm phong phú ngôn ngữ nhân dân.
Trong tác phẩm ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng
thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn
bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu săc ngôn ngữ nhân dân,
cần cù lao động để trao dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.
Tính chính xác tính hàm súc tính đa nghĩa tính tạo hình và biểu cảm là
những thuộc tính của ngôn ngữ văn học .Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ
văn học với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ chính là ở chổ : ngôn ngữ văn
học là hình thái hoạt động mang ý nghĩa thẫm mỹ. Nó được sử dụng để phục vụ
nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì
vậy tính hình tượng, tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất xuyên thấm vào mọi
thuộc tính khác, quy định những thuộc tính ấy.
Ngôn ngữ ca dao vừa là ngôn ngư thơ vừa là ngôn ngữ giao tiếp, nó có
cấu trúc lời đôi và chính nó là ngôn ngữ đối đáp hội thoại. Vai giao tiếp và vị
thế giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến hệ thống xưng hô và cách ứng xử. Kiểu nhân vật
nào thì có kiểu nói năng tương ứng.Mỗi kiểu dạng nhân vật ca dao có một hệ
thống cấu trúc ngôn ngữ tương ứng và mỗi hệ thống văn bản là lời ca thể hiện
một nội dung ý nghĩa nhất định.
Chương hai: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CA DAO
2.1. Kết hợp ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường
2.1.1. Cách dùng từ trau chuốt mượt mà
Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kế tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời
nhất của tiếng Việt. Nó có cả những đăc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học
(mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận động linh hoạt, tài tình,
có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại và một loại ngôn ngữ
truyền miệng đặc biệt: truyền miệng bằng thơ. Ở ca dao chúng ta bắt gặp những
cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị đầy chất thơ như:
- Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa vào.
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sáng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng?
-Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa.
- Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này.
Qua những lời ca dao trên ta thấy rằng: Đó là những lời tỏ tình thật dễ
thương, cách dùng từ thật trau chuốt, mượt mà đầy chất thơ.
Không chỉ có vậy, ở ca dao ta còn gặp cả những lời “dao to búa lớn” đầy
sức mạnh, mang tính khẩu ngữ:
- Chuột chù chê cú rằng hôi
Cú lại trả lời – Cả họ mày thơm.
- Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại (vốn phù hợp
với hình thức truyền miệng) với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ gọt dũa đã tạo nên
những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của ngôn ngữ ca dao.
2.1.2. Mang tính khẩu ngữ
Tính khẩu ngữ được thể hiện trong ca dao trước hết ở hiện tượng thêm
(bớt) âm tiết đối với những thể thơ truyền thống. Hiện tượng này rất hay gặp ở
thể lục bát. Thêm hoạc bớt âm tiết càng làm cho ca dao gần gủi với lời nói hàng
ngày của quần chúng lao động. Có thể dẫn một số ví dụ như sau:
-Nữa đêm trăng tắt sao thưa
Em mong thầy mẹ ngủ để em đưa anh về
-Em như con cá giữa vời
Ai nhanh tay thì được, ai chậm lời thì thôi
- Một mình lòng dạ ngẩn ngơ
Giường không gối lạnh biết chờ đặng không.
- Dù cho trúc mọc thành mai
Không xiêu lòng dạ nghe ai phỉnh phờ.
Tính chất khẩu ngữ, truyền miệng của cao dao con được thể hiện ở cách
sử dụng các lớp từ đặc biệt là những đại từ nhân xưng. Nếu như các cặp
“anh - em”, “chàng - nàng”, “mình - ta” thiếp - chàng” thường có hương vị
đậm đà, ngọt ngào của cách nói trau chuốt, gọt dũa thì “anh - tôi”, “mày -
tao” lại mang nặng tính chất khẩu ngữ mạnh mẽ quyết liệt.
- Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi.
- Nhà mày lắm đất lắm ao
Lắm trâu, lắm ruộng, con tao ăn gì.
- Một lời nói tựa nhát dao
Thề cùng giặc Pháp có tao không mày.
Các cặp đại từ như đã thấy, thường gắn kết với hình thức đối thoại – tất
nhiên ở đây đối thoại bằng thơ.