Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Cách tân trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.3 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

CÁCH TÂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA
NGUYỄN TRÃI
Người hướng dẫn:

Th.S Lê An Vinh
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài “ Cách tân
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ” là cơng trình do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo – Thạc sĩ Lê An Vinh.
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một
cách cụ thể, chi tiết.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những nội dung được trình bày trong
khóa luận tốt nghiệp này.


Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Lĩnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn cô giáo – Th.S Lê An
Vinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn quý thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên
trong Khoa Ngữ Văn đã đóng góp ý kiến để luận văn
hoàn thành được tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Lĩnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 8
NỢI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NGUYỄN TRÃI – CON NGƯỜI VÀ VĂN NGHIỆP ......... 9
1.1. Thời đại Nguyễn Trãi – những biến động lớn lao ................................ 9
1.2. Cuộc đời của nhà văn hoá, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi .... 11
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi .................................................... 17

CHƯƠNG 2: NHỮNG CÁCH TÂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA
NGUYỄN TRÃI VỀ MẶT NỘI DUNG ...................................................... 21
2.1. Hình ảnh thiên nhiên, đất nước mang đậm nét dân tộc .................... 21
2.2. Con người với những nét tính cách Việt .............................................. 35
CHƯƠNG 3: NHỮNG CÁCH TÂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA
NGUYỄN TRÃI VỀ MẶT NGHỆ THUẬT ............................................... 48
3.1 Sự cách tân về ngơn ngữ - khẳng định vai trị to lớn của Tiếng Việt 48
3.2 Cách tân về thể loại ................................................................................ 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây hơn sáu thế kỉ, trên đất nước ta đã ra đời một con người mà
mỗi khi nhắc đến, khơng ai khơng kính phục về tài năng, phẩm cách, về công
lao cứu nước và giữ nước, đó là Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc, một nhà
văn hóa xuất sắc, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một
nhà ngoại giao thiên tài, một nhà lý luận văn nghệ kiệt xuất đã làm rạng rỡ
cho non sông, đất nước Việt Nam. Những gì Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế
đủ chứng minh vị trí đặc biệt của ơng trong lịch sử văn hóa, văn học của dân
tộc. Có thể nói Nguyễn Trãi là một con người vĩ đại trong cả sự nghiệp đấu
tranh bảo vệ độc lập tự do dân tộc, xây dựng quốc gia, và trong cả sự nghiệp
xây dựng nền văn học nước nhà. Chất chiến sĩ và chất nghệ sĩ trong con người
của Nguyễn Trãi kết hợp hài hòa với nhau, “ văn võ song tồn”. Tuy nhiên,
khi nhắc đến ngơi sao Kh Nguyễn Trãi thì những tia sáng đầu tiên tỏa ra ấy
là một sự nghiệp thơ văn vô cùng phong phú và đa dạng. Qua những tác phẩm
văn chương của Ức Trai, người đọc hôm nay mới thấu hiểu tâm hồn ông:

nhân ái, tài ba, tinh tế, trong sáng và giản dị.
Nếu như trong những tác phẩm văn chương chữ Hán của Nguyễn Trãi
dữ dội, hồnh tráng bao nhiêu, thì đến với những vần thơ Nơm bất hủ lại mộc
mạc và bình dị bấy nhiêu. Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm tiêu biểu trong
những sáng tác của Nguyễn Trãi, được đánh giá là tập đại thành của thơ ca
Tiếng Việt. Quốc âm thi tập đã khẳng định vai trò và khả năng to lớn của
ngôn ngữ Tiếng Việt với đầy đủ những chức năng thẩm mỹ trong việc phản
ánh đời sống xã hội và tâm trạng con người. Ngôn ngữ dân tộc đạt đến trình
độ thi ca, cách điệu, phong phú và đa dạng. Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy
tiềm năng của ngôn ngữ thơ ca Tiếng Việt. Phải là một con người có ý thức


2
dân tộc rất cao và khát vọng xây dựng một nền văn hóa Việt đậm màu sắc dân
tộc mới có những cách tân đáng nể như vậy?
Với tấm lòng trân trọng và niềm say mê đối với Nguyễn Trãi cũng như
các tác phẩm văn chương của ông, đặc biệt là thơ Nôm, chúng tôi đã lựa chọn
đề tài “Cách tân trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” để nghiên cứu. Qua
đề tài này, chúng tơi muốn góp một phần nghiên cứu ít ỏi của mình vào việc
khẳng định vai trò và vị thế to lớn của Nguyến Trãi cũng như ý nghĩa lớn lao
của Quốc âm thi tập đối với nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Trãi và những tác phẩm của ông đã trở thành mảng đề tài thu
hút nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, và cụ thể là đã có khơng ít những
cơng trình nghiên cứu, những bài viết giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Trãi và
tập thơ Quốc âm thi tập. Đề tài mà chúng ta nghiên cứu vẫn còn đang là Miền
đất hứa cho nhưng ai quan tâm tìm hiểu.
Đánh giá về Nguyễn Trãi đã có những nhận định rất tinh tế của vua Lê
Thánh Tông ( trị vì những năm 1434 – 1442): “ Tiên sinh giúp đức Thần
Khảo ta thay trời làm việc, sánh được với thượng đế”. Hay như vua Lê Nhân

Tơng ( trị vì những năm 1443 – 1459) cũng đánh giá: “ Nguyễn Trãi là người
trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp loạn tặc, giúp đức Thái Tơng sửa sang thái
bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi các danh tướng của bản
triều không ai sáng bằng...”.
Đương thời với Nguyễn Trãi, nhiều người đã ca tụng đức tài của ơng,
ví dụ như Nguyễn Mộng Tuân ( Thanh Hóa), cùng tham gia kháng chiến với
Nguyễn Trãi. Trong một bài thơ, Nguyễn Mộng Tuân đã khen Nguyễn Trãi
hết lời: “ Ông đúng là người xây dựng và làm vẻ vang cho nước, xưa nay
chưa có ai được như vậy” (Kinh bang, hoa quốc cổ vô tiền). Hoặc như
Nguyễn Tử Tấn, Bác sĩ Quốc Tử Giám, cũng khen Nguyễn Trãi có phong thái


3
ung dung và lạc quan. Hoặc nữa, như Phan Phu Tiên, cựu Tiến sĩ và cựu sử
gia đời Trần, sau khi thi khoa Minh kinh ở Bồ Đề năm 1429, khen Nguyễn
Trãi là: “ người giác ngộ sớm trên đường dắt dẫn dân” (Sinh tri tiên giác, giác
tư dân), và cũng là người có tài như tể tướng, kiểu Phó Duyệt giúp vua Cao
Tông nhà Ân,...[9, tr.13].
Tác giả Tô Thế Huy ( thế kỉ XVII – XVIII) đã đề cao ơng: “ Chính đó
là sơng Giang, sơng Hán trong các sông và sao Ngưu, sao Đẩu trong các sao
vậy”. Sử gia Phan Huy Chú cũng khẳng định trong Lịch triều hiến chương
Loại chí: “Ơng có văn chương mưu lược, gặp được vua, ra giúp nước, làm
công thần khai quốc thứ nhất. Về nhà muốn an nhàn, khơng có ý tham luyến
địa vị”. [11, tr.15].
Các thế hệ về sau vẫn miệt mài nghiên cứu về cuộc đời và tài năng của
Nguyễn Trãi. Các tác giả đã nêu bật lên được con người Nguyễn Trãi tồn
diện trên mọi khía cạnh, khơng chỉ xứng đáng là người anh hùng vĩ đại của
dân tộc mà cịn là bậc danh nhân văn hóa của cả thế giới. Như trong cuốn
sách Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa dân tộc (1980), tác giả đã đưa ra
những nhận định, đánh giá của mình về những đóng góp của Nguyễn Trãi đối

với dân tộc: “ Đất nước ta, nhân dân ta đã từng sản sinh ra những anh hùng.
Nhưng có được những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, mà lại là người anh
hùng, nhà tư tưởng, nhà văn hóa lỗi lạc thì tự hào biết bao nhiêu. Nguyễn Trãi
đã nêu lên tấm gương sáng trong lịch sử về tư tưởng yêu nước lo đời, về lòng
nhân ái, về khí phách anh hùng, về tâm hồn vừa suy tưởng vừa mơ mộng.”[5,
tr.11]
Nguyễn Trãi mang lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn học
nước nhà không chỉ trên lĩnh vực văn thơ chữ Hán mà cả thơ chữ Nôm. Quốc
âm thi tập là tập thơ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Trãi, được đánh giá là tập thơ


4
khởi nguồn cho một nền văn học cổ điển Việt Nam. Bởi vậy, đã có khơng ít
những bài viết, cơng trình nghiên cứu về tập thơ này.
Nghiên cứu thơ Nơm Nguyễn Trãi, trong Văn học Việt Nam thế kỉ X –
nửa đầu thế kỉ XVIII, Đinh Gia Khánh viết: “ Trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Trãi, tính chất dân tộc đã thể hiện rất rõ ở chỗ phản ánh thiên nhiên của đất
nước ta và cuộc sống của ông cha ta. Với thơ Nơm ơng đã có thể phản ánh
một cách cụ thể và sinh động hơn thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy”, “ Nếu như
thơ Nôm Nguyễn Trãi vừa sinh động, vừa hàm súc, vừa chân chất vừa mỹ lệ,
lại nhiều khi gân guốc, độc đáo thì trước hết là ơng có tâm hồn phong phú, tư
tưởng cao đẹp, tình cảm tế nhị, tính cách phóng khống”.
Trong cuốn Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa dân tộc (1980), các
tác giả nhận định về Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi trong sự tiếp thu và
sáng tạo văn học: “ Có thể coi Nguyễn Trãi là người mở đầu trác tuyệt của thơ
Nôm nước nhà. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã chứng tỏ được sự đa
dạng, sức khái quát của thơ văn, ngôn ngữ Việt Nam”.[5, tr.19].
Cũng trong cuốn sách này, Xuân Diệu đã so sánh giữa sáng tác chữ
Hán với sáng tác chữa Nôm của Ức Trai và cho rằng: “ Bên cạnh Bình ngơ
đại cáo, bên cạnh thơ chữ Hán Ức trai thi tập may sao cịn có thơ Quốc âm

thi tập; cịn có tập thơ Nơm của Nguyễn Trãi nữa, thì ta mới thấy hết con
người Nguyễn Trãi, con người “ trần thế nhất trần gian”. [5, tr. 252]
Với bài viết “ Quốc âm thi tập – tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt
Nam”, tác giả Xuân Diệu đã khẳng định được vị thế sáng tạo của Nguyễn Trãi
trong thơ Nôm của dân tộc: “ Nguyễn Trãi còn để lại cho chúng ta những câu
tục ngữ ngày xưa mà người đã lấy ý tứ và hình tượng đưa vào thơ hoặc người
đã dựa theoi lối sáng tạo của rục ngữ để bản thân mình cũng viết những câu
tục ngữ”.[5, tr.256]


5
Cũng tác giả Xuân Diệu trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
(1981), tác giả thêm một lần nữa đưa ra những đánh giá của mình về vị trí của
Quốc âm thi tập trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam trong bài viết
“Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Đó là vị trí kế thừa và khai sáng cho
nền văn học dân tộc, một vị trí vơ cùng quan trọng, một q trình tiếp biến về
cả ngôn ngữ, đề tài: “Nguyễn Trãi là nhà thơ thành công hơn cả trong việc
dùng thể thơ lục ngôn sáu tiếng; có như vậy, thể thơ ấy mới cịn lại và truyền
đến với chúng ta… Ức Trai cho vào thơ nhiều từ Nôm rất nôm na và sinh
động, mỗi khi ta gặp làm cho ta thấy thú vị”.[2, tr.54]
GS. Lê Trí Viễn trong Học tập thơ văn Nguyễn Trãi (1994) đã nêu lên
ý thức của Nguyễn Trãi trong việc học tập ngơn ngữ quần chúng, góp phần
nâng cao giá trị Văn học của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày cáng phong
phú. GS. Lê Trí Viễn khẳng định: “ Đóng góp lớn nhất cho nền Văn học nước
nhà có lẽ là tác phẩm Quốc âm thi tập sau bài hung văn mn đời Bình ngơ
đại cáo tập thơ ấy viết bằng tiếng Việt, Nguyễn Trãi một mặt nâng cao tiếng
nói hằng ngày lên thành tiếng nói Văn học, trong đó bên cạnh sự lựa chọn cịn
có sử dụng thích hợp lối Văn học dân gian ở thành ngữ, tục ngữ. Mặt khác đã
làm tốt việc thu nhận và biến hoá nhiều tư liệu Văn học Trung Quốc vào vốn
ngôn ngữ văn học của ta.”

Trong cuốn Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi, tác giả Hồng Tuệ đã
phân tích được tài năng liệt xuất của Nguyễn Trãi trong con đường tiếp biến
nghệ thuật thơ Nôm: “cống hiến của Nguyễn Trãi đối với Tiếng Việt, đó là
cống hiến thực lớn lao! Nếu như về Tiếng Việt, đến thế kỉ XIX, Nguyễn Du
tạo nên được niềm tự hào, thì ở thế kỉ XV điều mà Nguyễn Trãi đã tạo nên
được đó là niềm tin. Nguyễn Trãi người mở đầu gian khổ và xuất sắc sự
nghiệp lớn lao của tiếng Việt văn học”.[8, tr.176]


6
Cũng trong cuốn sách này, Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiệu với bài
viết “ Một vài nhận xét bước đầu vể ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi”: “
Chúng ta quý Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta khá nhiều thơ Nơm, nhưng
cịn đáng q hơn nữa là Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta không phải một
lối thơ Nôm bác học mà là một lối thơ Nôm viết bằng ngôn ngữ đậm đà màu
sắc dân tộc”.[7, tr.183]
PGS - TS Nguyễn Phong Nam trong cuốn Dấu tích văn nhân (2001),
cũng đã dành cho Nguyễn Trãi những cảm nhận rất đỗi tinh tế, đồng thời
khẳng định một quá trình tiếp biến văn chương rất đặc sắc trong thơ Nôm của
Nguyễn Trãi: “ Quốc âm thi tập – sự khởi đầu đầy ấn tượng của thơ Nôm Việt
Nam. Đây cũng là kết quả mỹ mãn của những nỗ lực lớn lao trong q trình
tiệp biến khn mẫu văn chương Trung Quốc”.[7, tr.24]
Tác giả Thanh Lãng trong cuốn Nguyễn Trãi – tác gia tác phẩm nhận
xét: “Quốc âm thi tập là cái thước để ta đo sự tiến hoá của văn hố Việt Nam
vê mặt tâm lí dân tộc, tư tưởng quốc gia, tâm tình con người, về mặt ngơn ngữ
của một thời xa xưa cách đây năm thế kỉ, về mặt nghệ thuật, trình độ thẩm
mỹ. Nỗ lực xây dựng một nền văn hoá dân tộc được bộc lộ rõ rệt, thái độ lạc
quan, yêu đời được ghi nhận với những nét đậm đà”.[11, tr.805]
Trong tạp chí Văn học số 4 – 1980, sau được in trong Nguyễn Trãi – về
tác gia và tác phẩm, tác giả Phạm Luận có bài viết “ Nguyễn Trãi và thể thơ

Việt Nam trong Quốc âm thi tập [11, tr.970-982]. Ông đã bàn nhiều về các
vấn đề trong thơ Nôm của nguyễn Trãi, hiện tượng dùng câu sáu tiếng xen lẫn
câu bảy tiếng trong các bài thơ. Đặc biệt tác giả đã có cơng tập hợp số lượng
câu sáu và vị trí của từng câu sáu trong mỗi bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Từ
đó, tác giả đã lý giải hiện tượng thất niêm, một hiện tượng thường thấy trong
Quốc âm thi tập. Cũng trong cuốn sách này, ông giới thiệu bài viết “ Thể loại
thơ trong Quốc ân thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam” trong đó


7
ông đã đề cập đến vấn đề tên gọi của thể loại này bằng cách dẫn ra các ý kiến
khác nhau. Bên cạnh đó ơng cũng đưa ra ý kiến của mình về hiện tượng ngắt
nhịp trong Quốc âm thi tập và giải quyết được câu hỏi “ Phải chăng hiện
tượng ngắt nhịp (cả câu bảy với nhịp 3/4 và câu sáu với nhịp 2/2/2, 2/4…) tức
nhịp cuối là nhịp chẵn chủ yếu là do tác động của thơ ca dân gian Việt
Nam?”.
Tác giả Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam – tập
1 (2005) đã đi sâu vào phân tích những nét đặc sắc cả về nội dung cũng như
hình thức của Quốc âm thi tập để làm nổi bật vai trị, vị trí quan trọng của tác
phẩm trong lịch sử văn học Việt Nam: “ Quốc âm thi tập giữ vị trí quan trọng
trong lịch sử văn học Việt Nam. Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tác phẩm
đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện có. Đây đồng thời cũng là tập đại
thành của thơ ca Tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là nhà “khai
sơn phá thạch”, người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học
dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ luật Đường Trung Quốc”. [6 ,
tr.133]
Ngồi ra cịn rất nhiều những tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời,
con người, sự nghiệp thơ văn và vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học
dân tộc. Mỗi bài viết, mỗi cơng trình nghiên cứu khai thác trên những bình
diện khác nhau, mặc dầu vậy đó đều là những nhận xét, đánh giá chung hoặc

chưa đi sâu vào khám phá những cách tân trong Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi trong vị trí là người khai sáng cho nền thơ ca Tiếng Việt.
Trên cơ sở thu thập và phát triển những thành quả của người đi trước,
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về đề tài: “ Cách tân trong Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi”. Với đề tài này, chúng tơi hi vọng góp một phần nhỏ, hữu
ích trên con đường nghiên cứu, khẳng định tài năng kiệt xuất cũng như vị trí


8
tiếp biến, khai sáng vô cùng quan trọng của Nguyễn Trãi cho nền thơ ca cổ
điển Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài “ Cách tân trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ”,
chúng tơi tập trung đi sâu tìm hiểu những nét biểu hiện cách tân trong thơ
Nôm của Nguyễn Trãi trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, đồng thời
chúng tơi cịn liên hệ, so sánh đối chiếu với các bài thơ chữ Hán và các sáng
tác khác của Nguyễn Trãi cũng như với một số tác giả khác trong văn học
trung đại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú và đa dạng. Vì
thời gian và vốn hiểu biết còn hạn chế nên với đề tài này, chúng tơi chỉ tập
trung đi sâu tìm hiểu 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi được in trong cuốn
Thơ quốc âm Nguyễn Trãi của tác giả Bùi Văn Nguyên, 2003, NXB Giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện dề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
5. Bố cục của khóa luận

Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có ba chương:
Chương 1: Nguyễn Trãi – con người và văn nghiệp
Chương 2: Những cách tân trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi về
mặt nội dung.
Chương 3: Những cách tân trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi về
mặt nghệ thuật.


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGUYỄN TRÃI – CON NGƯỜI VÀ VĂN NGHIỆP
1.1. Thời đại Nguyễn Trãi – những biến động lớn lao
Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV là thời kì biến động và đầy thử thách
của đất nước. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh lầm than, các cuộc khởi nghĩa
của nông dân nổi lên khắp nơi, đất nước Đại Việt đang bị đe dọa bởi giặc
ngoại xâm. Trong khi đó, uy thế của vương triều nhà Trần (1225 – 1400) đang
rơi vào tình trạng suy yếu, lối sống hưởng thụ xa hoa, mua quan bán tước đã
diễn ra thường ngày bởi chính cái mâu thuẫn nội tại trong triều đình đã phát
triển và tác động mạnh mẽ tới bọn tham quan và cuối cùng người gánh chịu
hậu quả không ai khác lại là người dân. Thuế nặng, tô cao, phu phen, tạp dịch
tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác cùng với thiên tai đã đẩy
dân lành vào cảnh khốn cùng, bạo động nông dân cũng từ đó mà ra. Từ sự
mâu thuẫn nội tại đó đã tạo cơ hội cho các nước láng giềng có cơ hội để thực
hiện ý đồ xâm lược.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên vào cuối thế kỉ XIV, ông có thể thấy
những lãnh địa rộng lớn, sự giàu có xa hoa của đại quý tộc nhà Trần với hàng
nghìn gia nô. Rồi ông lại chứng kiến sự suy tàn của giai cấp quí tộc bới những
cải cách của Hồ Qúi Ly, nhất là cuộc đại tàn sát qúi tộc năm 1399. Ơng có thể

chứng kiến uy thế của nhà Hồ, với những bạo lực cải cách: phát hành tiền
giấy, di dân khẩn hoang qui mơ, xây thành trì kiên cố, đóng thuyền chiến, dời
đơ vào Thanh Hóa,... Rồi ơng lại chứng kiến sự thất bại nhanh chóng của nhà
Hồ trước sự xâm lược của giặc Minh, việc cha con Hồ Qúi Ly và cả người
cha thân yêu của ông bị bắt. Ông đã từng trải qua những năm sống cơ cực
dưới ách chiếm đóng của giặc Minh. Nguyễn Trãi thương dân, thương thân,
đau khổ vì thấy mình bất lực: “ Thần châu từ lúc nổi can qua. Muôn dân kêu
van biết làm sao được”. Ông đã chứng kiến phong trào kháng chiến anh dũng


10
do các quí tộc nhà Trần lãnh đạo lần lượt thất bại. Ông cũng được chứng kiến
sự thiết lập một chế độ chiếm đóng quân sự của bọn xâm lược Minh với thành
lũy và đồn bốt khắp nơi, với chính sách làm kiệt quệ sức người, sức của của
dân ta, với sự khủng bố tàn bạo chưa từng có. Những chính sách dã man, tàn
bạo đó của nhà Minh đã được tiến hành trên một quy mô rộng lớn nhằm biến
Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và Hán hóa dân tộc Việt Nam,
có thể thấy rõ chính sách dã man đó ở những điểm sau:
Một là: Nhà Minh đã thực hiện một chế độ chiếm đóng quân sự trên đất
nước ta mà trong lịch sử từ trước cho đến lúc bấy giờ chưa từng có. Ba mươi
chín thành trì kiên cố, trong đó có những thành rất lớn rải ra khắp tồn quốc
khơng kể các hệ thống đồn canh, với một đạo quân khổng lồ - mỗi phủ huyện
có khi tới năm sáu nghìn qn.
Hai là: Một bộ máy hành chính, tài chính với những Ty, Sở hơn tám
trăm cơ quan, thành một hệ thống quan liêu sâu mọt nặng nề nhằm kiểm soát,
huy động nhân dân, đi lao dịch – xây thành trì, lâu đài dinh thự - và khai thác
lâm, thổ, hải sản và vơ vét của cải.
Ba là: Thủ tiêu nền văn hóa dân tộc, bằng cách đập phá bia, đốt sạch tất
cả sách, tài liệu do người Việt viết, hoặc thu nhặt đem về Trung Quốc. Bắt ăn
mặc theo kiểu Trung Quốc.

Đất nước đã tưởng chìm sâu vào thảm cảnh của họa diệt vong; bỗng
nhiên lại hồi sinh khí, từ rừng núi Lam Sơn nhóm họp một phong trào kháng
chiến mới, non sơng đã cất vang bài ca đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Bình
Định Vương Lê Lợi. Chính Nguyễn Trãi đã chứng kiến và tự mình tham gia
vào một cuộc kháng chiến kì diệu nhất, lâu dài nhất và thắng lợi rất vẻ vang
trong lịch sử của dân tộc. Trong mười năm đấu tranh gian khổ đó đã hồn
thành sứ mệnh của thời đại và trong khoảng thời gian ấy có một ngôi sao
Khuê đã tỏa sáng soi chiếu cho vị vua hiền những bước đi đúng đắn, đó chính


11
là Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã tiếp thu, thấm nhuần được tinh thần dân tộc
một cách sâu sắc và phát huy rực sáng trong thực tiễn đấu tranh giải phóng
dân tộc và cả thời bình lúc xây dựng đất nước. Là sản phẩm lịch sử ưu tú của
thế kỉ XIV – XV, Nguyễn Trãi đồng thời cũng là tinh hoa, khí phách của dân
tộc trong nhiều thời kì chung đúc lại. Một con người tụ hội được nhiều tài hoa
và phẩm chất cao quý, khí phách anh hùng như vậy thật là hiếm. Ông xứng
đáng là niềm tự hào của dân tộc ta, nhân dân ta. Ông thật sự xứng đáng với lời
khen tặng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ Nguyễn Trãi là người dân
chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại
lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lú bấy giờ, suốt đời tận tụy
cho một lý tưởng cao quý…Sự nghiệp và sáng tác của Nguyễn Trãi là một bài
ca yêu nước và tự hào dân tộc”.
1.2. Cuộc đời của nhà văn hoá, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi xuất thân trong một dòng tộc, nhiều đời làm võ quan cao
cấp dưới nhiều triều đại. Cuộc đời của Nguyễn Trãi có thể chia thành ba giai
đoạn gắn liền với từng bước đi của lịch sử dân tộc ở nửa đầu thế kỷ XV:
Nguyễn Trãi trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (từ năm 1380 đến
khoảng 1418)
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, sinh ở Thăng Long trong gia

đình của ơng ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. quê ở Nhị Khê (Hà
Tây). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, tên hiệu
là Nhị Khê, vốn gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn ( nay thuộc huyện
Chí Linh, Hải Dương), nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi ( sau đổi tên thành
làng Nhị Khê), huyện Thượng Phúc ( nay là huyện Thường Tín, Hà Tây). Lúc
cịn là thư sinh, Nguyễn Ứng Long vì nổi tiếng hay chữ cho nên được Trần
Nguyên Đán, tể tướng và là tôn thất nhà Trần gả con gái là Trần Thị Thái cho.
Năm 1374, Nguyễn Ứng Long đi thi, đỗ Thái học sinh, nhưng vì là con nhà


12
thứ dân mà dám lấy con gái nhà hoàng tộc cho nên khơng được Trần Nghệ
Tơng cho làm quan vì vậy ông đành trở về quê dạy học.
Khi Nguyễn Trãi lên năm tuối thì mẹ mất, ơng phải về Cơn Sơn ở với
ông ngoại. Đến mười một tuổi, ông ngoại cũng qua đời, Nguyễn Trãi theo cha
trở về sống ở làng Nhị Khê. Tuổi thơ của ông là một thời kì thanh bần nhưng
ơng vẫn quyết chí gắng cơng học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có
nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của kẻ sĩ yêu nước,
thương dân.
Năm 1400, Hồ Qúi Ly mở khoa thi đầu tiên. Nguyễn Trãi ra thi, đỗ Thái
học sinh. Ông được Hồ Qúi Ly cho giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng.
Hồ Qúi Ly là người u nước, có ý thức dân tộc và có hồi bão lớn.
Trong khi làm quan với Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tơng, Đế Hiện, Trần
Thuận Tơng, ơng đã có dịp thấy rõ sự thối nát của chế độ điền trang thái ấp và
chế độ nơ tì. Khi đã nắm chắc chính quyền ở trong tay, ơng thi hành chính
sách hạn điền và hạn nô. Những cải cách của Hồ Qúi Ly không đáp ứng được
yêu cầu phát triển của xã hội đương thời. Vì ơng chỉ biến tư nơ thành cơng nơ
mà khơng giải phóng nơ tì là giai cấp xã hội cực khổ nhất trong xã hội cuối
thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV.
Nguyễn Trãi cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ, dự hàng quan to trong

triều đình với chức Ngự sử đài chính chưởng. Sự lựa chọn này của Nguyễn
Trãi – không đi theo quý tộc nhà Trần đã trở thành bảo thủ, lạc hậu mà chấp
nhận Hồ Quý Ly với những cải cách táo bạo, chứng tỏ Nguyễn Trãi khơng chỉ
có nhiệt huyết muốn được đem tài năng ra giúp đời, giúp nước mà cịn có cái
nhìn rất thức thời, tiến bộ.
Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Hồ Qúy Ly thất bại, cha
của Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo chăm sóc cha.
Nghe lời khuyên của cha: “Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục


13
cho nước trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha,
khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?”, Nguyễn Trãi đã phải gạt nước
mắt quay trở về tìm đường cứu nước. Nhưng trên đường về, ông bị quân
Minh bắt lại ở thành Đông Quan (tức Hà Nội ngày nay). Thượng thư nhà
Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài cao chí cả nên
tìm cách dụ dỗ người ra làm quan cho bọn chúng nhưng mặc cho quân Minh
tìm mọi cách để dụ dỗ, khuyên nhủ ông vẫn kiên quyết không theo giặc. Sau
10 năm bị giam lỏng ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đã vượt được vòng vây của
giặc, đến với phong trào tụ nghĩa Lam Sơn, ơng vào Thanh Hóa theo Lê Lợi
và gặp vị thủ lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang.
Nguyễn Trãi trong thời gian khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng từ 1418
đến 1428)
Đây là mười năm gian khổ cũng là mười năm hạnh phúc nhất của
Nguyễn Trãi. Mười năm tài năng Ức Trai có điều kiện phát huy tới mức cao
nhất để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Có thể coi đây là giai đoạn nhà
thơ – chiến sĩ trong cuộc đời Nguyễn Trãi.
Thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi dâng cho Lê
Lợi tác phấm “Bình Ngơ sách” với phương châm cơ bản “khơng nói đánh
thành mà giỏi bàn về cách đánh vào lòng người” (Ngô Thế Vinh – Tựa Ức

Trai thi văn tập). Đường lối chiến lược của Nguyễn Trãi là “tâm công” (đánh
bằng lòng người, tức đánh bằng nhân nghĩa) đã được Lê Lợi khen là đúng và
ông đã vận dụng chiến lược này để đánh thắng qn Minh. Từ đó, ơng đã gắn
bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự,
chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như: soạn thảo
thư từ địch vận ,tham mưu vạch ra chiến lược, chiến thuật cho nghĩa quân
Lam Sơn.


14
Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho việc
soạn bài Cáo Bình Ngơ nổi tiếng.
Nguyễn Trãi sau khởi nghĩa Lam Sơn (khoảng từ năm 1428 đến
1442)
Sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi lên ngơi hồng đế, Nguyễn Trãi
được phong nhiều chức vị cao trong triều đình và trở thành một trong những
người có cơng lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, ở triều
đình thời gian đó lại nảy sinh ra một số phần tử tiêu cực, chống đối, ganh ghét
với ông. Nguyễn Trãi bắt đầu cay đắng nhận ra sự nham hiểm, độc ác của
miệng lưỡi thế gian, ông đã viết:
Miệng thế nhọn hơn chơng mác nhọn
Lịng người quanh nữa nước non quanh.
( Bảo kính cảnh giới - bài 9 )
Thấy mình không được vua tin cậy như trước nữa, ông đã xin về ở ẩn tại
Côn Sơn để giữ trọn vẹn tâm hồn minh bạch của mình.
Đến năm 1440, Lê Thái Tông sau khi lên đã mời ông ra giao việc lớn.
Nhà vua cử Nguyễn Trãi cai quản công việc quân dân hai đạo Đông và Bắc.
Hai đạo Đông, Bắc hồi ấy là miền đất bao gồm các tỉnh Hải Phòng, Hải
Hưng, Hà Bắc, lạng Sơn và Quảng Ninh ngày nay. Miền đất này ở tất cả các
thời kì lịch sử đều có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của

đất nước bới các cuộc xâm lược từ phương Bắc vào Việt Nam về mặt đường
bộ cũng như về mặt đường thuyền đều đi qua miền đất nói trên. Vua Lê Thái
Tơng tỏ ra có ý muốn nắm chặt lấy vùng đât này để bảo vệ đất nước và góp
phần làm cho nước Đại Việt được thịnh trị. Nhà vua càng tỏ ra rất tin tưởng ở
Nguyễn Trãi.
Ơng đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ án Lệ Chi Viên (Trại Vải Bắc Ninh). Đầu đuôi vụ án như sau :


15
Ngày 27 tháng 7 năm Nhâm tuất tức ngày 1 tháng 9 năm 1442, vua Lê
Thái Tông đi xem duyệt võ ở Chí Linh. Chí Linh là một huyện nhỏ nằm ở bờ
sông Lục Đầu và sông Kinh Thầy. Côn Sơn là miền đất nằm ở giữa huyện Chí
Linh.
Nguyễn Trãi, người đứng đầu cai quản miền Đơng, Bắc, có nhiệm vụ
phải đón tiếp nhà vua khi vua đến miền này.
Vua Thái Tông vốn trọng Nguyễn Trãi, vị công thần khai quốc, đã từng
lãnh nhiệm vụ dạy dỗ nhà vua khi còn là Thái tử. Nên sau khi xem duyệt võ
xong, nhà vua đã đến thăm nhà riêng của Nguyễn Trãi.
Khi vua Thái Tơng rời Cơn Sơn về Đơng Kinh, có Nguyễn Thị Lộ, vợ
lẽ yêu của Nguyễn Trãi, vừa xinh đẹp vừa hay chữ, và đang giữ chức Lễ nghi
học sĩ trong triều, phụ trách dạy dỗ cung nhân, cũng theo nhà vua về Kinh đô.
Ngày 4 tháng 8 năm Nhâm tuất tức ngày 7 tháng 9 năm 1442, xa giá
vua Thái Tông về đến Trại Vải ( tứ Lệ Chi Viên) ở lành Đại Lại, huyện Gia
Bình (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc) thì nghỉ lại. Nửa đêm hơm ấy
nhà vua bị cảm và đến sáng thì mất.
Các quan hộ giá giữ kín việc này. Đến ngày 6 tháng 8, khi đã đưa linh
cữu nhà vua về đến Đơng Kinh, triều đình mới làm lễ báo tang, và sau đó truy
xét về cái chết của Lê Thái Tông.
Kẻ thù của Nguyễn Trãi dĩ nhiên không bỏ lỡ cơ hội. Trước hết, chúng
bắt giam ngay Nguyễn Thị Lộ. Nguyễn Trãi bấy giờ đang đi kiểm tra ở miền

Đông, Bắc, được tin vua mất, vội trở về Đông kinh, cũng bị bắt và khép vào
tội “ xui Nguyễn Thị lộ dùng thuốc độc giết vua” .
Rồi chỉ khoảng sáu, bảy ngày sau, Nguyễn Trãi và gia đình bị xử tử
hình vì cái án tày trời : chu di tam tộc, vào ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất
tức ngày 19 tháng 9 năm 1442. Thế là một công thần khai quốc suốt đời đấu
tranh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân, cuối cùng lại bị rơi đầu vì chính cái


16
triều đình mà mình từng đem tồn bộ tâm huyết ra vun đắp, xây dựng. Đó là
bi kịch vơ cùng đau thương của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Mãi đến hai mươi năm sau, vào năm Quang Thuận thứ 5 tức năm 1464,
vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi,
truy phong ông chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, tước Tán trù bà, cất
nhắc một người con duy nhất của Nguyễn Trãi trốn thoát nạn tru di tam tộc là
Nguyễn Anh Vũ lên làm tri huyện. Nhà vua lại cấp cho gia đình họ Nguyễn
một trăm mẫu ruộng để dùng vào việc tế tự. Đặc biệt nhà vua lại cử riêng
Trần Khắc Kiệm lo việc sưu tầm di cảo thơ văn của ơng, cũng nhờ đó mà một
phần tác phẩm q giá của ơng đến ngày nay cịn giữ lại được.
Nhìn chung lại ở cuộc đời Nguyễn Trãi chúng ta thấy nổi lên hai điểm cơ
bản sau :
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, là một nhà văn hóa lớn thế kỉ XV
và cũng là một nhân vật toàn tài kiệt xuất số một của lịch sử Việt Nam trong
thời đại phong kiến. Ông vừa là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc vừa là một
nhà thơ vĩ đại, có tâm hồn thanh cao và tình u thiên nhiên tha thiết. Tác
phẩm của ông đã kết tinh những thành tựu và tinh hoa dân tộc, là di sản q
báu mãi mãi của dân tộc ta.
Nhưng chính ơng cũng lại là người đã phải hứng chịu nhiều nỗi oan
khiên thảm khốc nhất do xã hội cũ gây nên tới mức thật hiếm có trong lịch sử
phong kiến nước nhà.

Như vậy, cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời hoạt động không mệt
mỏi, suốt đời vất vả lo toan. Cuộc đời đó tựa như một sức xn ln tn trào
mạnh mẽ, Nguyễn Trãi quả là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa
lớn. Năm 1980, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã cơng nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.


17
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học, xuất sắc cả
trong sáng tác chữ Hán và sáng tác chữ Nôm. Không thể tách rời sự nghiệp và
thơ văn ở con người Nguyễn Trãi. Ở ông, sự nghiệp đã phát triển cùng với thơ
văn, và thơ văn là tấm gương soi của sự nghiệp. Ông là tác giả đã để lại khối
lượng tác phẩm lớn với nhiều tác phẩm có giá trị, tuy nhiên sau thảm họa tru
di tam tộc, tác phẩm của Nguyễn Trãi đã bị thất lạc hoặc bị thiêu hủy nhiều,vì
thế di sản văn học Nguyễn Trãi còn đến ngày nay chắc chắn chưa phản ánh
được đầy đủ sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
Những tác phẩm chính bằng chữ Hán:
“Quân trung từ mệnh tập” gồm khoảng trên dưới 70 bài văn từ lệnh viết
dưới triều Lê đặc biệt là trong thời gian kháng chiến chống quân Minh xâm
lược. Phần lớn là thư từ giao thiệp với các tướng tá nhà Minh như: Sơn Thọ,
Mã Kỳ, Phương Chính, Vương Thơng, Thái Phúc, với bọn ngụy quan như
Lương Nhữ Hốt và bè lũ tay sai, các bức thư dụ hàng các thành Điêu Diêu,
Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An... Ngồi ra lại cịn biểu cầu phong và tấu
cầu phong gửi vua nhà Minh, văn tấu cáo các vua nhà Trần, lệnh hiệu các
tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, chiếu khuyến dụ
hào kiệt,…Như vậy, “Quân trung từ mệnh tập”, ngoài những bài có tính chất
đối ngoại, lại có cả những bài có tính chất đối nội; đối ngoại thì tranh biện với
địch quân, đánh vào tinh thần của chúng, đối nội thì kêu gọi hào kiệt ra giúp
nước, cổ lệ tướng hiệu quân nhân nỗ lực giết giặc lập công. “Quân trung từ

mệnh tập” cũng phản ánh được tình hình địch và ta trong các giai đoạn chính
của cuộc kháng chiến, cũng thể hiện chiến lược và sách lược của nghĩa quân.
Ngoài ra, “Quân trung từ mệnh tập” cũng là một trong những tác phẩm thể
hiện đầy đủ, xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.


18
“Bình Ngơ đại cáo” do Nguyễn Trãi phụng chỉ Lê Lợi soạn thảo áng
thiên cổ hùng văn này được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu
năm 1428), sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Có thể coi
“Bình Ngơ đại cáo” là một bản tun ngôn độc lập, một áng hùng văn vào
loại bậc nhất trong lịch sử nước nhà, tác phẩm đã phát biểu một cách có hệ
thống chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi.
“Băng Hồ di sự lục” (1428) nói về ý chí của người quân tử trải qua một
cuộc đời đầy sóng gió.
“Lam Sơn thực lục” (1432) là một tập lịch sử kí sự về cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn và cuộc kháng chiến trường kỳ chống Minh. Những sự kiện mà tác
giả đã chứng kiến được trình bày một cách hệ thống với một lối văn súc tích,
ngắn gọn, sinh động và chứa chan tình cảm chân thành. Sách gồm ba cuốn.
Cuốn thứ nhất kể về sự việc từ khi tằng tổ của Lê Lợi đến sinh cơ lập nghiệp
ở Lam Sơn cho đến khi Lê Lợi khởi nghĩa và bắt đầu chuyển sang đà chiến
thắng, vây chặt thành Nghệ An (năm Giáp thìn 1425). Cuốn thứ hai chép sự
việc từ khi vây thành Nghệ An cho đến khi đánh đuổi xong giặc Minh ( năm
Đinh mùi 1427). Cuốn thứ ba chép việc Lê Lợi lên ngôi, phong thưởng tướng
sĩ, tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” được chép trong cuốn thứ ba này. Trong
“Lam Sơn thực lục” có những đoạn thần kì ít nhiều mang tính chất dân gian
như lời sấm báo trước việc Lê Lợi sẽ làm vua, việc Lê Lợi và Lê Thận quăng
chài vớt được gươm thần trên có khắc chữ “ Thuận Thiên” và “ Lợi”, việc Lê
Lợi nhường vợ giặc...
“ Dư điạ chí” (1435) là một bộ sách địa lý cổ nhất nước ta. “ Dư điạ chí”

trình bày địa thế núi sơng, một số khu vực hành chính và sự thay đổi của tên
nước ta, tên các khu vực hành chính qua các thời đại, các sản vật, các nghề
nghiệp ở từng vùng. Tác phẩm thể hiện niềm yêu mến quê hương, niềm tự
hào về khí thiêng sơng núi, về sự giàu có của đất nước.


19
“Ức Trai thi tập” gồm 105 bài thơ, là những lời tâm sự của Nguyễn Trãi
trước cuộc đời, trước con người và thiên nhiên, những trăn trở, suy tư của
mình trong thời buổi đất nước bị xâm chiếm.
Và nhiều tác phẩm khác nữa…
Sáng tác bằng chữ Nôm:
Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi tập trung trong “Quốc âm thi tập” hiện
còn 254 bài. “Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm cổ nhất hiện cịn và là tài sản
tinh thần vơ giá của dân tộc ta, được Xuân Diệu đánh giá là “ tập đại thành
của thơ ca Việt Nam” . Nội dung, tư tưởng là những suy nghĩ của Nguyễn
Trãi trước cuộc sống ngang trái, bất công của con người, trước cuộc sống ẩn
dật và tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Tác phẩm được diễn đạt bằng
thứ tiếng mẹ đẻ: ngôn ngữ Nôm- ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện sức sống của
tinh thần dân tộc, điều này cho ta thấy ý thức dân tộc trong con người Nguyễn
Trãi vô cùng mạnh mẽ.
Trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, các bài thơ được chia làm
bốn môn loại ( Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú mơn). Trong
mỗi loại lại có nhiều đề mục, tất cả là 53 đề mục. Một đề mục có thể chỉ gồm
một bài thơ, nhưng có đề mục lại gồm một chùm thơ. Ví dụ như đề mục Ngơn
chí có 21 bài, đề mục Mạn thuật có 14 bài,.. Những chùm thơ như vậy được
sáng tác theo một mạch, rất có thể là trong một hơi, và trong từng chùm thơ
số bài nhiều hoặc ít như vậy là tùy thuộc hàm lượng nguồn thi hứng của tác
giả về mỗi loại vấn đề. Trong các chùm thơ Nơm thì Bảo kính cảnh giới là
nhiều hơn cả có 61 bài và Tự thán là 41 bài. Qua đó, có thể thấy trong thơ

Nơm Nguyễn Trãi chủ yếu bộc lộ tâm trạng của ông lúc ông đi ở ẩn. Nguyễn
Trãi muốn để lại trong thơ Nơm “ tấm gương báu” để tự răn mình, biết tu
dưỡng, giữ vững phẩm chất, không chịu uốn theo thói xấu của thế nhân, và dè
chừng sự hiểm độc của họ. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi là lời than của một


20
người đau xót vì lý tưởng khơng thực hiện được, lo lắng vì việc đời ngày càng
rối ren.
Nhìn chung, Nguyễn Trãi đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ
và trong lịch sử văn học thời kỳ phong kiến thì Nguyễn Trãi là một trong
những tác giả viết nhiều nhất. Nguyễn Trãi phải bôn ba, vất vả từ năm 27 tuổi
đến năm 49 tuổi trong thời gian giặc Minh chiếm đóng nước ta, trước thì lẩn
tránh sự truy bức của giặc, sau thì tham gia cuộc kháng chiến rất khó khăn
gian khổ. Từ năm 50 tuổi cho đến năm 62 tuổi, ơng cũng khơng lúc nào có thì
giờ rảnh rỗi, trừ những năm ở ẩn tại Côn Sơn. Thế nhưng phải thấy rằng chính
vì suốt đời cống hiến không biết mệt mỏi mà Nguyễn Trãi mới viết được
nhiều như vậy. Suốt cuộc đời Nguyễn Trãi, ông viết để đánh giặc, để dựng
xây đất nước, để tự tu dưỡng, để giữ vững phẩm chất của người quân tử trong
những cơn bĩ cực. Ở Nguyễn Trãi con người hành động và con người sáng tác
nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau. Ở Nguyễn Trãi ta có thể tìm thấy một
mẫu mực về sự gắn bó giữa văn nghệ và cuộc sống và ta cũng thấy ở con
người này xứng đáng là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.


21

CHƯƠNG 2: NHỮNG CÁCH TÂN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ MẶT NỘI DUNG
2.1. Hình ảnh thiên nhiên, đất nước mang đậm nét dân tộc

Các nghệ sĩ lớn thường có tâm hồn đặc biệt nhạy cảm với thiên nhiên.
Thiên nhiên, từ xa xưa đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thi ca.
Nguyễn Trãi cũng đi theo nguồn cảm hứng vừa xa cũ, vừa mới mẻ đó nhưng
ơng có cái nhìn khác với mọi người: “ Cái đẹp là sự sống ” và cái đẹp cũng
chính là thơ. Ức Trai rất yêu cuộc sống, nên ông rất yêu thơ. Đứng trước một
cảnh tượng của thiên nhiên, một biểu hiện của tạo vật tồn tại, Nguyễn Trãi có
một năng lực rung cảm dào dạt, lạ thường. Dù là một ngọn gió thống qua,
một gợn mây, một tiếng chim kêu, một nhánh cúc nở ; dù là những cảnh
tượng bao la, hùng vĩ như vịnh Hạ Long, cửa biển Bạch Đằng, như trấn Vân
Đồn, như cửa Thần Phù, như núi Non Nước, tâm hồn nhà thơ đều gắn bó với
chúng, quyện lấy chúng. Bao trùm lấy chúng và chan hịa với chúng trong
một niềm thơng cảm như giữa những tâm hồn tri kỉ, khơng ai cịn bí mật với
ai, khơng ai cịn giữ kẽ với ai, khơng ai cịn kiêu điệu với ai, còn thấy lớn
hoặc còn thấy bé với ai.
Non nước cùng ta đã có duyên !
( Tự thán - bài 4)
Cảnh vật thiên nhiên dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi sinh động lên,
sống lên bằng sức sống riêng, bằng đủ đường nét, màu sắc, âm thanh, hương
hoa và lắm khi bằng đủ đặc điểm độc đáo của nó nữa.
Mảng đề tài thơ viết về thiên nhiên là một trong những nội dung chính
trong các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi. Ông đến với thiên nhiên trong
mọi hồn cảnh: thời chiến, thời bình, lúc buồn, lúc vui, lúc bận rộn hay khi
thư giãn... Trong hoàn cảnh nào tâm hồn nhà thơ cũng rộng mở đón nhận
thiên nhiên : “ Túi thơ chứa hết mọi giang san ” ( Tự thán – bài 2). Có thể nói


×