Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Cảm thức lưu vong trong văn xuôi việt nam hải ngoại (qua khảo sát tác phẩm của thuận, đoàn minh phượng, linda lê và nam lê)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.53 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG THỊ THU HIỀN

CẢM THỨC LƢU VONG TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI
(QUA KHẢO SÁT TÁC PHẨM CỦA THUẬN,
ĐOÀN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ VÀ NAM LÊ)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN

Đà Nẵng, Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

HOÀNG THỊ THU HIỀN




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................13
5. Bố cục luận văn........................................................................................13
CHƢƠNG 1. VĂN XI THUẬN, ĐỒN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ
VÀ NAM LÊ TRONG DÒNG CHẢY VĂN XUÔI VIỆT NAM
HẢI NGOẠI ........................................................................................................14
1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM .......................................................................14
1.1.1. Lƣu vong ............................................................................................14
1.1.2. Văn học hải ngoại ..............................................................................15
1.2. VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI TRONG BỨC TRANH CHUNG
CỦA VĂN HỌC DI DÂN THẾ GIỚI .................................................................16
1.2.1. Nhu cầu văn hóa, văn học của ngƣời Việt Nam hải ngoại ................16
1.2.2. Những ám ảnh, mặc cảm và khát vọng hợp lƣu, hội nhập ................21
1.3. THUẬN, ĐOÀN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ VÀ NAM LÊ – HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHỮNG THÂN PHẬN LY HƢƠNG .....................26
1.3.1. Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê – những mảnh
đời văn chƣơng xa xứ ..................................................................................26
1.3.2. Sự gặp gỡ của tâm thức Việt và ám ảnh về nguồn cội trong văn
xi của Thuận, Đồn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê .......................30
CHƢƠNG 2. VĂN XI THUẬN, ĐỒN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ
VÀ NAM LÊ – THẾ GIỚI CỦA NHỮNG PHẬN NGƢỜI XA XỨ .............38
2.1. NHỮNG KIẾP NGƢỜI LẠC LOÀI NƠI ĐẤT KHÁCH ............................38
2.1.1. Trên hành trình lạc xứ........................................................................38



2.1.2. Với ám ảnh “về nguồn” .....................................................................46
2.2. NHỮNG TÂM HỒN LƢU VONG GIỮA CÕI NGƢỜI .............................51
2.2.1. Mặc cảm cô đơn .................................................................................51
2.2.2. Mặc cảm vong thân ............................................................................61
2.2.3. Khát vọng truy tìm bản thể ................................................................65
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC LƢU VONG
TRONG VĂN XI THUẬN, ĐỒN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ VÀ
NAM LÊ ..............................................................................................................71
3.1. CỐT TRUYỆN..............................................................................................71
3.1.1. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép ........................................................71
3.1.2. Kết thúc mở........................................................................................74
3.2. KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ..........................................76
3.2.1. Kết hợp khơng gian hành trình và khơng gian tâm lí ........................76
3.2.2. Thời gian đa chiều .............................................................................81
3.3. NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT .......................................................................85
3.3.1. Ngơn ngữ độc thoại nội tâm ..............................................................85
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại đa thanh .............................................................89
3.4. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT.....................................................................92
3.4.1. Giọng trữ tình đậm chất triết lí ..........................................................92
3.4.2. Giọng tự vấn – hồi nghi ...................................................................94
3.5. MƠ TÍP GIẤC MƠ VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT.......97
3.5.1. Mô típ giấc mơ ...................................................................................97
3.5.2. Hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật ......................................................102
KẾT LUẬN .......................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn chƣơng nhân loại, hiện tƣợng các nhà văn hải ngoại
thành danh ngày càng nhiều. Giải Nobel văn chƣơng danh giá hằng năm đƣợc
tổ chức tại Viện Hàn lâm Thụy Điển đã từng chứng kiến và tôn vinh nhiều tài
năng văn chƣơng hải ngoại kiệt xuất. Đó là nhà văn Pháp gốc Do Thái
H.Bergson (Nobel 1927), nhà văn Đức Thomas Mann (Nobel 1929), nhà văn
Colombia Gabriel Garcia Marquez (Nobel 1982), nhà văn Mỹ gốc Nga J.
Brodsky (Nobel 1987), nhà văn Pháp gốc Trung Quốc Cao Hành Kiện (Nobel
2000), nhà văn Anh gốc Ấn Độ V.Naipaul (Nobel 2001)… Điều đó chứng tỏ
rằng, khơng có ranh giới địa lý cho văn chƣơng nghệ thuật. Những tác phẩm
văn chƣơng đích thực vẫn đƣợc khẳng định dù ngƣời khai sinh ra nó đang
sống ở đâu, mang quốc tịch nào bởi tầm nhân loại mà các tác phẩm đó
vƣơn tới.
Dẫu vậy, ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài, những danh xƣng:
“văn học Việt Nam hải ngoại”, “văn học lƣu vong”, “văn học di dân”…
thƣờng bị các nhà nghiên cứu văn học trong nƣớc né tránh vì nó ít nhiều đụng
chạm tới vấn đề chính trị. Những lí luận kiểu “Ngƣời Việt Nam ở hải ngoại
khơng thể đóng góp vào văn học Việt Nam đƣợc vì họ đang mất dần sự thuần
chất của ngơn ngữ, mất cái tiếng đang đƣợc nói ở Việt Nam” [67] không phải
là cá biệt. Nhƣng, bất chấp những khoảng cách địa lý, sự khác biệt về chính
trị và những rào cản văn hóa – ngơn ngữ, theo dịng thời gian, văn học Việt
Nam ở hải ngoại đã từng bƣớc chinh phục độc giả quốc tế bằng những tác
phẩm cảm động về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, thực sự làm nên một
diện mạo mới và góp phần mở rộng tấm bản đồ của văn chƣơng Việt Nam
đƣơng đại.


2


Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê là những tên tuổi nổi
bật trong đời sống văn chƣơng Việt Nam hải ngoại những năm gần đây. Các
tác phẩm của họ đến tay độc giả trong nƣớc dù đƣợc viết bằng tiếng mẹ đẻ
hay bằng ngoại ngữ, đều thấm đẫm nỗi cơ đơn, lạc lồi nơi đất khách và khát
vọng “về nguồn” của những tâm hồn Việt đầy ƣu tƣ và mẫn cảm. Cảm thức
lưu vong đã trở thành một dòng cảm thức đặc biệt xuyên suốt nhiều tác phẩm
văn xuôi của bốn tác giả hải ngoại này, dẫn dắt độc giả dấn thân vào những
địa hạt rộng lớn của hiện thực cuộc sống và tâm hồn con ngƣời hiện đại.
Trong văn chƣơng hải ngoại nói chung và văn xi Việt Nam hải ngoại
nói riêng, lưu vong đã trở thành một dòng chảy ngầm làm nên dấu ấn và bản
sắc cho tác phẩm của các nhà văn xa xứ. Với ám ảnh về sự mất mát, trôi dạt,
lưu vong vừa là một trạng huống mang tính khách quan của hồn cảnh, vừa là
một nét tâm lí đặc thù của con ngƣời hiện đại, đặc biệt là những kiếp phận tha
hƣơng. Bởi lẽ, sự thay đổi không gian sống tất yếu sẽ kéo theo hệ lụy về
những đổi thay trong tâm lí con ngƣời, đẩy con ngƣời vào bi kịch “lƣu vong
kép” với nỗi cô độc, bơ vơ đến tận cùng… Mặc dù chƣa có độ sâu về lý
thuyết và tầm rộng về ảnh hƣởng nhƣng cùng với nữ quyền, hậu thực dân,
hậu thuộc địa, liên văn bản…, lưu vong cũng đƣợc xem là một trong những
phát hiện độc đáo của lí thuyết văn học và văn hóa học thế giới những năm
cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.
Chọn đề tài Cảm thức lưu vong trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại (qua
khảo sát tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê),
chúng tôi mong muốn phát hiện và lí giải những khía cạnh tiêu biểu của cảm
thức lƣu vong - một phạm trù mĩ học mới mẻ - trong văn xuôi của bốn tác giả
hải ngoại qua hai bình diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, bƣớc đầu khát
quát những đặc điểm cơ bản của cảm thức lưu vong trong văn xuôi Việt Nam
hải ngoại sau năm 1975. Thực hiện đề tài, chúng tôi cũng hi vọng góp thêm



3

một tiếng nói khẳng định giá trị của văn xi Việt Nam hải ngoại, triển vọng
phát triển cũng nhƣ khả năng hợp lƣu với văn học trong nƣớc của dòng văn
học “ngoài biên giới” này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về văn học Việt Nam hải ngoại
Việc nghiên cứu văn học Việt Nam hải ngoại đã đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu phê bình quan tâm.
Đáng chú ý là cuốn tiểu luận Nghĩ về văn học hải ngoại của Nguyễn
Mộng Giác. Tiểu luận là sự tập hợp của nhiều bài viết tiêu biểu của tác giả đã
đƣợc in trên các tạp chí văn học hải ngoại từ những thập niên trƣớc đó nhƣ:
Khả năng và triển vọng của văn học hải ngoại, Nhìn lại những trang viết cũ,
Sống và viết ở hải ngoại, Đồng hồ dừng lại từ 30 - 4 - 1975, Sơ thảo về các
giai đoạn hình thành và phát triển của giịng văn xi ở hải ngoại từ năm
1975 đến nay… và một số bài trả lời phỏng vấn của tác giả trên các báo. Với
tiểu luận này, Nguyễn Mộng Giác đã thể hiện sự hiểu biết của mình về đời
sống văn học Việt Nam ở hải ngoại sau năm 1975, đồng thời bày tỏ niềm tin
tƣởng về triển vọng phát triển của dòng văn học này “Một thế hệ ngƣời viết
trẻ xuất hiện, ngay từ tác phẩm đầu tay đã tỏ ra già dặn lão luyện. Phải công
nhận ngƣời cầm bút hiện nay ở hải ngoại có quá nhiều chất liệu để sáng tác”
[16]. Ông cũng hi vọng “Viết sách, in sách, ra báo, hội họp, tuy không phải là
một business, nhƣng là lẽ sống, một phƣơng cách đi tìm “căn cƣớc” của nhiều
ngƣời Việt lƣu vong. Chính đó là sức mạnh trƣờng cửu, là nguồn sống nuôi
dƣỡng văn học hải ngoại” [16].
Năm 1996, Nguyễn Văn Nam trong bài viết Văn học hải ngoại như một
món quà cho quê hương đã ghi nhận một số hình thái cơ bản của văn học hải
ngoại. Bài viết đã thể hiện thái độ trân trọng những thành tựu mà văn học hải
ngoại trong những năm qua đạt đƣợc: “Một cộng đồng tƣơng đối nhỏ, độ



4

chừng hai triệu ngƣời sống rải rác trên khắp thế giới, mà tạp chí văn chƣơng
khơng khan hiếm (…). Cộng đồng ta đã có nhật báo, tuần báo, nguyệt san,
bên cạnh các tạp chí văn học đã hiện diện lâu dài trong suốt thời gian 20 năm
nơi xứ ngƣời: tạp chí Văn, Thế Kỷ 21, Văn Học, Khởi Hành, Thời Tập, Làng
Văn, Hợp Lưu, Quê Mẹ (…). Các nhà sách ngƣời Việt cũng không thiếu
những tác phẩm văn chƣơng đã đƣợc xuất bản, bên cạnh vô số các loại sách
khác. Số ngƣời làm văn chƣơng cũng rất đông đảo, nhiều nhất là các thi sĩ”
[55]. Cho nên, cùng với “món q khoa học, món q kinh tế”, thì “món q
văn học cũng (…) bắc một nhịp cầu giao cảm cho ngƣời nội địa với đất trời
viễn xứ” [55].
Với bài viết Văn học hải ngoại: dịng riêng có gặp dịng chung?, Nguyễn
Vĩnh Nguyên đã bày tỏ niềm hi vọng trƣớc sự xuất hiện của các tác phẩm hải
ngoại trong đời sống văn chƣơng quốc nội: “Có những cuốn sách của ngƣời
viết hải ngoại xuất hiện trong “mặt bằng” văn học trong nƣớc, bản thân sự
xuất hiện đã minh chứng sự cởi mở văn học bất ngờ, đáng mừng” [59]. Tác
giả đã nêu bật khả năng và yêu cầu hội nhập của văn học hải ngoại với văn
học trong nƣớc khi cho rằng “Với nhiều nhà văn chân chính ở hải ngoại,
khơng bị câu thúc bởi những hằn học quá khứ và những lý do cầm bút phi văn
chƣơng, ai cũng muốn đƣợc hợp lƣu trƣớc khi hội nhập. Nhìn nhận và đón
nhận dịng chảy văn chƣơng hải ngoại là một câu thúc nội tại để đƣa nền văn
học phát triển hơn” [59].
PGS.TS Sử học Anatoly Sokolov trong bài viết Văn học Việt Nam ở hải
ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay đã đƣa ra nhiều nhận định có
giá trị về dòng văn chƣơng Việt Nam hải ngoại. Bên cạnh việc phân kì các
giai đoạn phát triển, tác giả còn đề cập tới các khuynh hƣớng chủ yếu của
dòng văn học này, góp phần định hƣớng tiếp cận cho độc giả trong nƣớc.
Theo ông: “Nếu thử nêu lên vắn tắt tình hình văn học Việt Nam ở hải ngoại



5

thì đó là sự phân chia rạch rịi của các nhà văn ra làm hai khuynh hƣớng mà
quan điểm tƣ tƣởng - nghệ thuật và sáng tác đƣợc định hƣớng vào quá
khứ hay vào hiện tại. Từ khoá đối với các nhà văn thuộc khuynh hƣớng đầu
là hồi niệm, cịn đối với các nhà văn thuộc khuynh hƣớng thứ hai là hội
nhập. Văn học Việt Nam ở hải ngoại đƣợc hình thành và tiếp tục tồn tại chính
là trong cái hệ toạ độ ấy” [45].
Nguyễn Mạnh Trinh trong bài nghiên cứu Thử phác họa một vài chân
dung tác giả gốc Việt đã thể hiện sự am hiểu của mình về văn chƣơng hải
ngoại trong những năm qua và điểm mặt một số tên tuổi đang đƣợc văn đàn
thế giới quan tâm: Phạm Xuân Quang, Andrew Lam, Nam Lê, Monique
Trƣơng, Nguyễn Minh Bích... Ở những nhà văn thuộc thế hệ di dân một rƣỡi
hoặc hai này, “họ tuy có những suy nghĩ độc lập nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng
nhiều của văn hóa Việt Nam. Từ lối sống và suy nghĩ, họ nhƣ ngƣời đi song
song giữa hai nền văn hóa” [68]. Cho nên “Đọc những tác phẩm viết bằng
ngoại ngữ của các tác giả Việt Nam, từ tiểu thuyết đến thơ ca, từ tiểu luận văn
chƣơng đến những ký sự có nét sinh động của đời sống, tất cả bàng bạc bản
sắc của dân tộc” [68].
Cũng tác giả này, trong bài Vài ghi nhận về văn học hải ngoại năm 2012
đã điểm lại những đóng góp của các nhà xuất bản, các nhà thơ, nhà văn hải
ngoại Việt Nam chủ yếu sống tại Mỹ trong năm qua. Tuy bài viết này chƣa
phải là một tổng kết tình hình văn học Việt Nam hải ngoại năm 2012 nhƣng
với những nỗ lực của mình, Nguyễn Mạnh Trinh đã giúp ngƣời đọc nhận diện
đƣợc sự khởi sắc và triển vọng tốt đẹp của văn học Việt Nam hải ngoại qua
việc điểm mặt các tác giả với những tác phẩm có giá trị nhƣ: Nhật Tiến với
Hành trình chữ nghĩa; Nguyễn Xn Thiệp với Tơi cùng gió mùa, Thơ
Nguyễn Xuân Thiệp, Tản mạn bên tách cà phê; Nguyễn Văn Sâm với Quê



6

hương vụn vỡ, Nguyễn Tƣờng Thiết với Căn nhà An Đông của mẹ tôi, Huy
Phƣơng với Những người muôn năm cũ, Song Thao với Phiếm… [69].
Cuối năm 2012, trong bài Văn học di dân Việt Nam trong bối cảnh văn
học di dân các nước Đông Á tại Hoa Kỳ, Trần Lê Hoa Tranh đã đƣa ra nhiều
nhận định có giá trị về văn học di dân trên nhiều bình diện: khái niệm, đề tài
và lịch sử phát triển của văn học di dân các nƣớc Đông Á tại Hoa Kỳ, trong
đó có Việt Nam. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến xu hƣớng vƣợt thốt khỏi
“dân tộc tính” của các tác phẩm văn học hải ngoại: “Dòng văn chƣơng damàu-mới, trong bối cảnh di dân đƣơng đại ít than vãn hơn, ít dùng những hồi
ức khơng tƣởng về truyền thống lịch sử họ để đòi chỗ đứng xứng đáng gần
trung tâm hơn trong cộng đồng dân tộc Mỹ. Những mô tả về những ngƣời ở
quê hƣơng không nằm trong quá khứ mà thƣờng là những tiến trình đang xảy
ra, vì những quan hệ xuyên quốc gia vẫn tiếp diễn, nếu khơng muốn nói
chúng đã biến thành kinh nghiệm phổ qt của đa số con ngƣời trên mặt đất ở
thế kỷ chúng ta” [66]. Vì thế, theo tác giả, khái niệm “văn học di dân” ngày
nay mang tính chất tồn cầu và đƣợc hiểu với một biên độ rất rộng.
Tuy xuất hiện còn rải rác nhƣng những bài viết, bài tiểu luận trên đã
bƣớc đầu lên tiếng khẳng định giá trị của bộ phận văn chƣơng Việt Nam ở hải
ngoại.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về cảm thức lưu vong trong văn
xuôi Việt Nam hải ngoại
Trong Lưu vong như một phạm trù mĩ học Nguyễn Hƣng Quốc đã đƣa ra
một cái nhìn đa diện về khái niệm lƣu vong: “Lƣu vong khơng phải chỉ là một
hình thái xã hội (social form) mà còn là một kiểu ý thức (type of
consciousness) và là một phƣơng thức sản xuất văn hoá (mode of cultural
production). Ứng dụng vào lãnh vực văn học nghệ thuật, kiểu ý thức và
phƣơng thức sản xuất này có thể đƣợc xem nhƣ một phạm trù mỹ học mới



7

mẻ, từ đó có khả năng mở ra nhiều góc độ và viễn cảnh khác nhau, giúp
chúng ta hiểu rõ hơn không những các tác phẩm văn nghệ hay giới văn nghệ
sĩ mà cịn về cả nền văn hố văn chƣơng làm nền tảng cho mọi hoạt động
sáng tạo và cảm thụ của con ngƣời nói chung” [62].
Cịn trong Sống và viết như những người lưu vong, Nguyễn Hƣng Quốc
lại nêu ra những biểu hiện cụ thể của tâm lí con ngƣời trong cuộc sống lƣu
vong: “tâm lý lƣu vong là một thứ tâm lý bảo thủ. Điều ngƣời lƣu vong không
thể cảm nhận nổi là ý niệm về sự vận động trên quê hƣơng mình” [36].
Bài viết Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học di dân Việt
Nam của Nguyễn Hạnh Nguyên là cái nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tƣ của
thế hệ sinh trƣởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30
tháng 4 năm 1975, thể hiện sự am hiểu và thấu cảm của tác giả với những
mảnh đời di dân: “Hầu hết những cây bút của Văn học di dân Việt Nam đã
sáng tác với tâm nguyện nhƣ thế - ghi lại những nỗi niềm mà chính họ đã trải
nghiệm bằng ký và tự truyện. Nỗi niềm ấy vƣợt ra khỏi tâm tình của một cá
nhân cụ thể, bởi tìm đƣợc sự đồng điệu của nhiều tâm hồn khác nữa. Sự đồng
điệu của chung một quá khứ và gần nhƣ chung những chuyến tàu vƣợt biên...
Do vậy, là nỗi niềm chung của cả một thế hệ - thế hệ thuyền nhân và di tản
phải lìa xa tổ quốc trong mất mát” [58].
Không đi sâu cắt nghĩa khái niệm và những biểu hiện cụ thể của cảm
thức lƣu vong trong bài nghiên cứu của mình, Hồng Ngọc Tuấn lại hƣớng
ngƣời đọc tới một vấn đề mang tính chất quyết định trong sáng tạo văn
chƣơng – vấn đề ngôn ngữ. Ngƣời viết ý thức đƣợc tầm quan trọng của ngôn
ngữ đối với các nhà văn lƣu vong: “Đến sống trên một xứ sở xa lạ, không ai
tránh khỏi trở ngại ngôn ngữ. Đối với ngƣời làm văn chƣơng, trở ngại này cịn
nặng nề gấp mn lần: ngơn ngữ khơng chỉ đơn giản là cơng cụ thơng tin mà

chính là đối tƣợng của văn chƣơng” [70]. Bài viết đem tới cái nhìn tồn cảnh


8

về đặc điểm ngôn ngữ văn chƣơng của các thế hệ những nhà văn di dân tiêu
biểu trên thế giới, từ đó làm cơ sở để soi chiếu vào đặc điểm ngôn ngữ văn
chƣơng Việt Nam hải ngoại.
2.3. Những công trình nghiên cứu bàn về tác phẩm của Thuận, Đồn
Minh Phương, Linda Lê và Nam Lê
Nghiên cứu về tác phẩm của Thuận, các nhà phê bình đã chú tâm vào
đánh giá kĩ thuật viết và cảm thức về sự lạc lồi của con ngƣời trong xã hội
tiêu thụ.
Trong đó, PGS.TS Nguyễn Thị Bình khẳng định sự cách tân trong ngơn
ngữ, kĩ thuật viết văn mang âm hƣởng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của
Thuận: “Rõ ràng, tiểu thuyết của Thuận đã giúp những ngƣời nghiên cứu tìm
thấy những vấn đề đích đáng, nhất là lối viết” [47].
Tác giả Hồng Nguyễn trong bài viết Đôi nét về thi pháp và kết cấu của
Chinatown thì cho rằng, Chinatown ra đời thực sự đã “quấy rầy” độc giả, đặc
biệt là trên phƣơng diện thi pháp và kết cấu. Tác giả đã ví von Chinatown nhƣ
một “bản nhạc Jazz; một nhịp điệu đều đều, lặp lại qua các giai điệu khác
nhau. Tỏa ra từ nhịp điệu ấy là sự day dứt, cay đắng về thân phận của kẻ tha
hƣơng, lữ thứ, thậm chí mang ba quốc tịch mà vẫn vơ tổ quốc” [60].
Cịn Trịnh Đặng Nguyên Hƣơng lại đi sâu cắt nghĩa và lí giải khá chi tiết
cảm thức lạc loài trong các tác phẩm của Thuận. Theo tác giả, “Cảm thức lạc
lồi khơng phải phát kiến của Thuận trên hành trình sáng tạo nhƣng đến
Thuận, nhân vật lạc loài trở thành phổ biến, khơng phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp, màu da, giới tính, quốc gia: một thế giới lạc lồi khơng biên giới”
[51].
Các vấn đề “thi pháp”, “dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại”, “nhân vật hiện

sinh” trong tiểu thuyết của Thuận đã đƣợc nghiên cứu khá kĩ lƣỡng ở các


9

cơng trình nghiên cứu của Đỗ Minh Phúc [33], Phạm Thị Thu [40], Hà Thị
Thanh Huế [20].
Thái Phan Vàng Anh là một trong số những tác giả dành nhiều quan tâm
đến tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng. Bên cạnh những bài viết trực tiếp chọn
tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng làm đối tƣợng nghiên cứu nhƣ Những cái
tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng [5], tác giả cịn dùng tiểu
thuyết Đoàn Minh Phƣợng làm cứ liệu cho các bài nghiên cứu về Thời gian
trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại [2], Giọng điệu trần thuật
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại [4]… Nhìn chung, những bài viết của
Thái Phan Vàng Anh đều tập trung khai thác khía cạnh kĩ thuật viết tiểu
thuyết Đoàn Minh Phƣợng.
Đỗ Minh Phúc với đề tài Thi pháp tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của
Thuận và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng dưới góc nhìn so sánh [33]
đã mở ra cánh cửa Và khi tro bụi bằng chiếc chìa khóa của thi pháp học và
văn học so sánh.
Tác giả Lê Tuấn Anh cũng chọn tiếp cận tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng
dƣới góc nhìn tự sự học với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng [1].
Tác giả Trần Thị Yến Minh trong đề tài Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng lại đi vào cắt nghĩa những giá trị triết lí, ý nghĩa nhân
sinh - là những yếu tố làm nên bản sắc tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng [27].
Với Linda Lê, nữ nhà văn gốc Việt, một trong những nhà văn gốc Việt ở
nƣớc ngồi thành cơng nhất hiện nay, dịch giả Nguyễn Khánh Long đã bày tỏ
sự yêu thích đặc biệt với tác phẩm của nhà văn này: “Đọc Linda Lê, khi nắm
đƣợc những gì gửi gắm trong từng từ, từng câu, phải nói đó quả là một niềm

hoan lạc, dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi quan” [53].


10

Trong bài viết Linda Lê: Cuộc đời và tác phẩm, Đào Nhƣ đã khẳng định:
mặc dù cuộc đời Linda Lê cơ đơn và thiếu vắng tình thƣơng nhƣng “chƣa bao
giờ Linda Lê cảm thấy cơ đơn trong dịng văn học Pháp hiện tại. Trái lại cơ
đƣợc các giới trí thức và báo chí văn học Pháp tích cực chia sẻ với cô. Tác
phẩm của Linda Lê, chẳng những đƣợc trọng vọng tại Pháp, đƣợc nhiều giải
văn học tầm cỡ của Pháp, mà còn đƣợc dịch sang Anh ngữ, Đức ngữ” [61].
Thời báo uy tín của Pháp Le Monde cũng dành những lời tốt đẹp khi viết về
nữ nhà văn gốc Việt này: “Ngòi bút của Linda Lê rất tinh tế, khắt khe, cổ
điển, đƣợc thấm nhuần khả năng phân tích sắc bén nhƣ là sự kế thừa của dòng
văn chƣơng thế kỉ XVII” [46].
Thu Thủy trong bài viết Linda Lê – trăn trở Viết và Chết đã phát hiện
rằng “các sáng tác của Linda Lê đề cập nhiều đến sự “lƣu vong”. “Lƣu vong”
ở đây không nên hiểu theo cách hiểu của địa lý mà là sự lƣu vong trong tâm
tƣởng. Các nhân vật của cô luôn luôn ở một nơi nào khác, khơng gắn bó với
thế giới họ sống. Khi viết văn, và cả trong cuộc sống, bản thân Linda Lê cũng
cho mình là một kẻ lƣu vong, là một nhà văn khơng quốc tịch” [65]. Nhƣng
chính tác giải cũng khẳng định sức hút “khó cƣỡng” mà tác phẩm của Linda
Lê mang lại: “ẩn sâu trong bóng tối của chết chóc, trong những lƣu đày khổ ải
của việc viết là nét đẹp huyền bí pha lẫn cao ngạo của văn chƣơng đích thực,
vƣợt xa mọi thứ đèm đẹp của câu từ mà ngƣời ta vẫn gặp ở khắp mọi nơi”
[65].
Ra mắt tập truyện ngắn Con thuyền vào năm 2008, Nam Lê thực sự đã
làm rúng động đời sống văn chƣơng thế giới trong một thời gian dài. Nhiều tờ
báo uy tín nhƣ The New Yord Times, The Times, Library Journal, San
Francisco Chronicle… đã dành những lời có cánh để ca ngợi tác giả và tập

truyện ngắn xuất sắc này. Theo đó, Con thuyền là “Một tác phẩm đầu tay tinh
tế và mạnh mẽ đáng kinh ngạc. Tự tin tột bậc” [22, bìa 3]. Họ cịn khẳng định,


11

“Sự khẩn thiết nhiệt thành và đầy cảm xúc của Nam Lê trao cho ngòi bút nhà
văn một sức mạnh bản năng vĩ đại” [22, bìa 3], và “Nam Lê đã viết một tập
truyện ngắn về cả thế giới, mỗi nhân vật đều điển hình và sống động, mỗi
mẩu truyện đều phong phú sánh ngang một tiểu thuyết. Rất đáng đọc” [22, bìa
3]…
Giới phê bình trong nƣớc cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới Con
thuyền. Trƣơng Quế Chi trong Lên thuyền cùng Nam Lê cho rằng “các nhân
vật trong truyện của Nam Lê đều là những thân phận phải đối mặt và đấu
tranh với nỗi sợ hãi của con ngƣời hiện đại” [48]. Chính điều này đã đƣa tác
phẩm của Nam Lê vƣợt thốt khỏi “dân tộc tính” và vƣơn tới tầm nhân loại
rộng lớn.
Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Trên con thuyền của Nam Lê đã nhận
ra dụng ý nghệ thuật trong sự kiến tạo nhân vật và cấu trúc tác phẩm : “Những
truyện ngắn của anh tạo ra một tình thế cân bằng vi diệu giữa một cực là cái
thế giới tàn nhẫn bên ngoài (…), một cực là thế giới tình cảm bên trong (…),
và trơi nổi giữa hai cực đó là những con ngƣời nhỏ bé hoặc “có trái tim tan
nát” hay “có một quá khứ đau thƣơng”. Họ quá cô đơn để thuộc về thế giới
tình cảm, và cũng quá tình cảm để thuộc về thế giới tàn nhẫn bên ngồi,
nhƣng chính sự cơ đơn và trăn trở của những con ngƣời nhỏ bé đó lại tạo nên
sức ảnh hƣởng lớn lao của một cực thứ ba nữa trong thế giới truyện ngắn này”
[64]...
Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy các nhà phê bình, nghiên cứu đã quan
tâm đến cảm thức lưu vong trong văn học Việt Nam hải ngoại và cả trong các
tác phẩm của Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê. Tuy nhiên,

chƣa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu nào về cảm thức lưu vong
trong văn xuôi của bốn tác giả hải ngoại này. Vì thế, vấn đề Cảm thức lưu
vong trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại (qua khảo sát tác phẩm của Thuận,


12

Đồn Minh Phượng, Linda Lê và Nam Lê) có thể đƣợc coi là một hƣớng
nghiên cứu mới, có tính khoa học. Việc nghiên cứu, nếu thành công, không
chỉ chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cảm thức lưu vong trong văn xuôi của
bốn tác giả hải ngoại trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, lí giải nó một
cách hệ thống, góp phần làm nổi bật các giá trị của văn xi Việt Nam hải
ngoại mà cịn góp thêm nguồn tƣ liệu hữu ích cho những ngƣời quan tâm tới
văn học Việt Nam hải ngoại và sáng tác của Thuận, Đoàn Minh Phƣợng,
Linda Lê và Nam Lê.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tác phẩm văn xuôi của bốn nhà văn hải ngoại Thuận, Đoàn Minh
Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê. Cụ thể:
Thuận: Made in Vietnam (Nxb Văn mới, California, 2003), Paris 11
tháng 8 (Nxb Đà Nẵng, 2005), T mất tích (Nxb Hội nhà văn, 2006),
Chinatown (Nxb Văn học, 2009), Vân Vy (Nxb Đà Nẵng, 2009).
Đoàn Minh Phƣợng: Và khi tro bụi (Nxb Trẻ, 2006), Mưa ở kiếp sau
(Nxb Văn học, 2007).
Linda Lê: Vu khống (Nxb Văn học, 2009), Lại chơi với lửa (Nxb Văn
học, 2010).
Nam Lê: Con thuyền (Nxb Hội nhà văn, 2011).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những biểu hiện của cảm thức lƣu vong trên phƣơng diện nội dung và
nghệ thuật trong sáng tác văn xi của Thuận, Đồn Minh Phƣợng, Linda Lê

và Nam Lê.


13

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
4.1. Phương pháp hệ thống – cấu trúc
Cấu trúc toàn bộ các tác phẩm văn xi của Thuận, Đồn Minh Phƣợng,
Linda Lê và Nam Lê thành một hệ thống hoàn chỉnh; tiến hành khảo sát các
tác phẩm trong tính hệ thống nhằm xem xét, đánh giá cảm thức lƣu vong
trong hệ thống đó.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Xem xét, lí giải, đánh giá các vấn đề của cảm thức lƣu vong đƣợc đặt ra
trong tác phẩm văn xuôi của bốn tác giả, khái quát các biểu hiện cụ thể của
cảm thức lƣu vong trên các bình diện nội dung và nghệ thuật.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Tìm ra nét tƣơng đồng, dị biệt của cảm thức lƣu vong trong sáng tác
của Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi còn sử dụng một số
phƣơng pháp hỗ trợ khác.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung
gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Văn xi Thuận, Đồn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê
trong dịng chảy văn xi Việt Nam hải ngoại.
Chƣơng 2: Văn xi Thuận, Đồn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê –
Thế giới của những phận ngƣời xa xứ.
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện cảm thức lƣu vong trong văn xi Thuận,

Đồn Minh Phƣợng, Linda Lê và Nam Lê.


14

CHƢƠNG 1
VĂN XI THUẬN, ĐỒN MINH PHƢỢNG, LINDA LÊ
VÀ NAM LÊ TRONG DỊNG CHẢY VĂN XI
VIỆT NAM HẢI NGOẠI
1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM
1.1.1. Lƣu vong
Lưu vong vốn không phải là một khái niệm mới. Trƣớc khi xuất hiện
trong văn học, nó đã xuất hiện trong đời sống văn hóa của nhiều quốc gia với
nhiều tầng nghĩa phong phú.
Ở Ấn Độ, từ xa xƣa, ngƣời ta xem “lƣu vong” - vanavasa (tiếng
Sanskrit) có nghĩa đen là “đời sống ở trong rừng” là một thử thách đẹp cần có
cho tâm hồn. Khái niệm “lƣu vong” đã xuất hiện trong tiếng Hi Lạp nhiều thế
kỉ trƣớc công nguyên, đƣợc dùng để chỉ hiện tƣợng ngƣời Do Thái bị đánh
bật khỏi quê hƣơng của họ và tản mát khắp nơi cả mấy chục năm trời. Chữ
“lƣu vong” trong tiếng Tây Ban Nha là destierro, nghĩa đen là “bứng khỏi mặt
đất”. Nó gợi đến một ý nghĩa sâu xa hơn: đó là sự cắt lìa mối liên hệ giữa linh
hồn và mặt đất. Còn ở Việt Nam, ngƣời Việt thƣờng chiết tự từ lưu vong một
cách đơn giản theo nghĩa Hán – Việt: “lƣu” với nghĩa trôi nổi, “vong” với
nghĩa mất mát. Trôi nổi và mất mát, nội hàm ý nghĩa này đã chứng tỏ lưu
vong là một vấn đề nhuốm màu sắc bi kịch. Nhƣ vậy, lưu vong trong từ điển
ngôn ngữ của đa số các dân tộc lại gắn liền với ám ảnh về sự mất gốc.
Những năm gần đây, khái niệm lưu vong đã đƣợc nghiên cứu kĩ hơn. Đó
là “Sống xa hẳn quê hƣơng, do nghèo đói phải tha phƣơng cầu thực”, “Sống
hoặc hoạt động chính trị ở nƣớc ngồi, do khơng có điều kiện và cơ sở để
sống và hoạt động trong nƣớc” [29]. Tuy nhiên, trong tâm thức ngƣời Việt

“thừa nhận lƣu vong có vẻ nhƣ thừa nhận sự hiện hữu của một cộng đồng đối


15

kháng đơng đảo, từ đó, thừa nhận phần nào sự thất bại của họ hoặc về chính
trị hoặc về kinh tế” [62].
Để nhận diện hiện tƣợng lƣu vong, có nhiều tiêu chí đã đƣợc đặt ra
nhƣng các ý kiến đều mang ý nghĩa tƣơng đối. Cho đến nay, thuyết phục số
đơng hơn cả là các tiêu chí do William Safran nêu lên trong một bài tiểu luận
đăng trên số ra mắt của tạp chí Diaspora tại Canada. Theo ơng, lưu vong bao
gồm tất cả những ngƣời: (1) hoặc bản thân họ hoặc tổ tiên của họ rời khỏi quê
gốc để đến một hay nhiều vùng đất tạm dung nào đó; (2) ở đó, họ vẫn giữ kí
ức tập thể và huyền thoại về quê gốc; (3) họ luôn luôn cảm thấy lạc lõng trên
đất tạm dung và không tin vùng đất tạm dung ấy chấp nhận họ hoàn toàn; (4)
với họ, quê gốc mới là quê thật: đó là nơi họ sẽ trở về khi có điều kiện; (5)
trong lúc chƣa trở về đƣợc, họ cảm thấy có bổn phận bảo vệ hoặc khôi phục
quê gốc; (6) bằng cách này hay cách khác, họ tiếp tục duy trì mối quan hệ với
quê gốc ấy [62].
Quan niệm của Safran không hẳn đạt tới chân lí nhƣng với một cái nhìn
rộng mở về hiện tƣợng lƣu vong, do đó đã đƣợc số đơng học giả chấp nhận.
Bởi các tiêu chí mà Safran đƣa ra đều hƣớng ngƣời đọc tới một cách hiểu
thống nhất: lưu vong vừa là một tình trạng (ngƣời bị xa nƣớc), vừa là một tâm
trạng (nhớ nƣớc). Do đó, lưu vong chính là động cơ thúc đẩy con ngƣời
hƣớng về đất nƣớc, về quê tổ.
1.1.2. Văn học hải ngoại
Văn học hải ngoại (còn gọi là văn học lưu vong hay văn học di dân) là
khái niệm đƣợc dùng phổ biến để chỉ sáng tác của các nhà văn sống ở nƣớc
ngoài. Đây là mảng văn chƣơng xuất hiện ở Âu – Mỹ từ trên 100 năm nay,
khởi đầu với Josept Conrad, tiếp theo là những tên tuổi lớn nhƣ James Joyce,

Thomas Mann, Samuel Beckett, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges,
Gabriel Garcia Marquez… Ở dòng văn học này, các nhà văn có thể sáng tác


16

tác phẩm của mình bằng tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nƣớc sở tại. Vì vậy, sáng tác
của họ ln đứng giữa hoặc vƣợt qua lằn ranh của hai ý thức hệ: ý thức hệ
đang tồn tại trên quê hƣơng họ và ý thức hệ đang chủ trì trên chính quốc gia
mà hiện thời họ sinh sống.
Nhiều học giả đã đƣa ra các tiêu chí để nhận diện một tác phẩm thuộc
dịng văn chƣơng hải ngoại. Trong đó, ngồi việc chú ý đến tính phi – yếu
tính luận với đặc tính khơng thuần nhất, khơng ổn định, các tiêu chí: địa lí (tác
giả ở trong nƣớc hay nƣớc ngồi), chính trị (các hệ tƣ tƣởng chính trị), ngơn
ngữ (trƣờng hợp các tác giả viết bằng ngoại ngữ), nơi xuất bản sách (in ở
trong nƣớc hay nƣớc ngoài)… cũng đƣợc đề cập. Tuy nhiên, trên thực tế, ranh
giới địa lí khơng đồng nhất với ranh giới văn học vì văn chƣơng nghệ thuật là
địa hạt vƣợt không gian và thời gian. “Quốc tịch” của một tác phẩm văn học,
ngồi địa lý, chính trị, ngôn ngữ… là những vấn đề về nguồn cội, về quê
hƣơng, về va đập văn hóa giữa hai dân tộc đƣợc nhà văn phản ánh trong tác
phẩm của họ.
Với quan điểm nhƣ vậy, ở luận văn này, chúng tôi giới hạn tiêu chí khảo
sát văn chƣơng hải ngoại trong những sáng tác của những nhà văn Việt Nam
hiện đang sinh sống (định cƣ hoặc tạm trú) tại nƣớc ngoài, đƣợc viết bằng
tiếng Việt hoặc chính thứ quốc ngữ nơi nhà văn đó sinh sống, đề cập đến
những vấn đề liên quan đến đất và ngƣời Việt Nam hoặc những vấn đề về con
ngƣời trong một kỉ nguyên hội nhập. Cảm thức lưu vong trong luận văn này
đƣợc dùng với nghĩa truyền thống: cảm giác về sự cô đơn, lạc loài, mất mát,
phiêu dạt của con ngƣời hiện đại.
1.2. VĂN XUÔI VIỆT NAM HẢI NGOẠI TRONG BỨC TRANH

CHUNG CỦA VĂN HỌC DI DÂN THẾ GIỚI
1.2.1. Nhu cầu văn hóa, văn học của ngƣời Việt Nam hải ngoại


17

Lịch sử đấu tranh và phát triển của loài ngƣời gắn liền với hiện tƣợng di
dân. Di dân vừa là bản năng sinh tồn, vừa là kết quả của xu hƣớng tồn cầu
hóa và sự bành trƣớng ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy, di
dân thƣờng đƣợc coi là đặc trƣng của loài ngƣời. Từ nguồn gốc lúc đầu là ở
Châu Phi, các nhóm ngƣời đã tỏa đi các vùng đất khác trên hành tinh này.
Hiện thực đời sống xã hội sinh động ấy đƣợc phản ánh vào trong văn học, tạo
nên dòng văn học di dân. Theo đó, dịng văn học này đã tồn tại từ rất lâu
trong lịch sử văn chƣơng nhân loại.
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI,
con số những nhà văn di dân trên thế giới ngày càng đông và tác phẩm của họ
hiện đang đƣợc độc giả khắp hành tinh tán thƣởng nồng nhiệt. Sống trong thời
kỳ mà “tiếng nói bình đẳng” đƣợc cất lên từ mọi đối tƣợng, thế hệ các nhà
văn chuyển di cũng bắt đầu định hƣớng đƣợc vị trí của mình trên văn đàn thế
giới. Các sáng tác của họ khơng cịn nằm trong “vịng cấm địa” của q nhà
cũng nhƣ nơi họ đang sinh sống, mà ngƣợc lại, đƣợc dịch, đƣợc xuất bản,
đƣợc đánh giá một cách công khai. Hiện tƣợng các nhà văn di dân giành đƣợc
giải thƣởng văn học lớn ở quốc gia bản xứ không cịn hiếm hoi nhƣ trƣớc.
Điều này cũng có nghĩa là nhà văn di dân có độc giả trên khắp thế giới và vì
vậy, việc sách của họ có đƣợc đọc ở chính trên mảnh đất chơn rau cắt rốn hay
khơng giờ đây khơng cịn là yếu tố quyết định trong việc sáng tác và đánh giá
nữa.
Ở Châu Á, trong những năm gần đây, văn học di dân cũng đạt đƣợc
những thành tựu đáng ghi nhận. Những cái tên Cáp Kim, Amy Tan (nhà văn
Trung Quốc), Philip Kan Gotanda, Karen Tei Yamashita (nhà văn Nhật Bản),

Nora Okja Keller, Sook Nyul Choi (nhà văn Hàn Quốc) hay Monique
Trƣơng, le thi diem thuy (nhà văn Việt Nam)… đã trở nên quen thuộc đối với
độc giả văn chƣơng quốc tế. Điều đó cho thấy văn học di dân dƣờng nhƣ đã


18

trở thành một trào lƣu văn học có tiếng nói mạnh mẽ và cơng khai tại những
quốc gia có nhiều sắc dân nhập cƣ. Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh khẳng định:
“Văn học di dân nên là một phần của văn học dân tộc và cũng là một phần của
văn học nƣớc sở tại trong bối cảnh văn học không biên giới nhƣ hiện nay”
[66].
Đặt trong mối tƣơng quan với văn học di dân thế giới và khu vực, văn
học di dân Việt Nam cũng phát triển và đạt đƣợc thành tựu nổi bật vào cuối
thế kỉ XX, đặc biệt là sau năm 1975. Đây là mốc đánh dấu sự di dân hàng loạt
của ngƣời Việt sau những biến cố chính trị lớn. Mặc dù đã đƣợc manh nha từ
đầu thế kỉ nhƣng phải đến thời điểm này, văn học hải ngoại Việt Nam mới
hình thành nên một “dịng” văn học đúng nghĩa bởi sự hội tụ của các nhân tố
cần và đủ của một nền văn chƣơng hiện đại.
Hiện tƣợng ngƣời Việt Nam lƣu vong trên khắp thế giới gắn liền với
những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trƣớc năm 1975, ngƣời Việt Nam chỉ mới lẻ
tẻ di trú ở một vài nƣớc. Những di dân đầu tiên ra đi khi nƣớc Việt Nam còn
là thuộc địa, chủ yếu sinh cơ lập nghiệp ở Pháp với số lƣợng không lớn. Sau
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ yếu vào những năm 1960 - 1970,
các nhóm sinh viên từ miền Nam Việt Nam đến học ở Mỹ, Canada, Nhật, Ý
và các nƣớc tƣ bản khác. Nhƣng sau tháng Tƣ năm 1975, có trên 150.000
ngƣời di tản. Từ năm 1979, liên tiếp nhiều đợt vƣợt biên diễn ra đã nâng tổng
số ngƣời Việt sống ở nƣớc ngoài lên gần hai triệu ngƣời. Bơ vơ giữa đất
khách, phần lớn những ngƣời Việt xa xứ chƣa đọc đƣợc ngoại ngữ. Nhƣng họ
cần một cái gì đó để đọc, để tìm sợi dây liên hệ với tổ quốc, với thế giới xung

quanh. Do đó, thƣởng thức văn chƣơng trở thành một nhu cầu tất yếu. Hiện
tại, chƣa có một cơng trình khảo sát nào có thể thống kê đích xác số lƣợng
độc giả Việt Nam ở hải ngoại. Tuy vậy, xét theo địa dƣ thì hiện tại số độc giả
sách Việt cƣ ngụ vùng Bắc Mỹ cao nhất, tiếp theo đó mới tới Âu châu và Úc


19

châu. Tại Bắc Mỹ, số độc giả phụ thuộc vào mật độ tập trung của các cộng
đồng ngƣời Việt. Ðông đảo nhất là vùng Nam tiểu bang California Hoa Kỳ,
nhất là ở hai hạt Los Angeles và Orange. Tiếp đó là các tụ điểm nhƣ San Jose,
Houston, Seattle, Washington DC, Toronto (Canada), Montréal (Canada)… Ở
Âu châu, tụ điểm văn hóa là Paris, còn ở Úc châu là Sydney bang New South
Wales [16].
Nhu cầu thƣởng thức văn chƣơng của cộng đồng hải ngoại đơng đảo nhƣ
vậy địi hỏi phải hình thành một đội ngũ ngƣời viết giàu tâm huyết và đủ nhiệt
thành. Cùng với các nhà văn Việt Nam sống ở hải ngoại trƣớc năm 1975, các
nhà văn thế hệ một rƣỡi hoặc hai đã nỗ lực vƣợt lên hoàn cảnh, tập hợp lực
lƣợng sáng tác để hình thành một sinh hoạt văn học. Bù đắp cho những thiếu
thốn về vật chất và tinh thần trong thời kì đầu, ngƣời cầm bút hải ngoại có
một kho tàng chất liệu sáng tác dồi dào lấy từ thực tại đời sống, thậm chí
“khơng cần tƣởng tƣợng thêm thắt, nhiều ngƣời chỉ cần kể lại cuộc đời họ đã
đủ thành một cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu mạo hiểm” [16]. Cho nên “nếu ai có
“can đảm” đọc lƣợc qua toàn bộ tác phẩm của ngƣời Việt ở hải ngoại trong 25
năm nay (từ 1975 đến 2000 – NV), thì sẽ ghép đƣợc mảnh puzzle lớn lao về
lịch sử, xã hội, chính trị Việt Nam trong cuộc dâu bể nửa thế kỉ này” [52]. Nỗ
lực đáng ghi nhận của các nhà văn hải ngoại Việt Nam đã tạo nên một bức
tranh văn học sôi động ở bên ngoài lãnh thổ.
Cũng nhƣ văn học di dân của các dân tộc khác, văn học của các nhà văn
Việt Nam xa xứ có thể đƣợc phân ra hai dịng: “dịng chính” (Mainstream

Literature) bao gồm sáng tác của các nhà văn gốc Việt đƣợc viết bằng tiếng
nƣớc sở tại và “dòng thiểu số” (Ethic Literature) bao gồm sáng tác đƣợc viết
bằng tiếng mẹ đẻ. Hai “dòng” văn học này phát triển độc lập với đối tƣợng
độc giả riêng nhƣng tựu trung lại đều tập trung miêu tả hoặc đề cập tới những
vấn đề về cội nguồn, bản thể (identiy), về quê hƣơng, về sự va đập văn hóa


20

dân tộc mà bản thân họ hoặc đã trải nghiệm hoặc đã từng chứng kiến. Những
nhà văn thuộc “dịng chính” tiêu biểu nhƣ Monique Trƣơng, Bich Minh
Nguyen, le thi diem thuy, Dƣơng Văn Mai Elliott… ở Hoa Kì, Linda Lê ở
Pháp, Nam Lê ở Úc... Những tác giả thuộc thế hệ một rƣỡi hay thế hệ thứ hai
này ít bị mặc cảm quá khứ chi phối nên tƣ duy của họ mới mẻ và sáng tác của
họ cũng dễ hòa nhập vào dòng chảy văn chƣơng nơi mảnh đất họ định cƣ.
Tuy nhiên, tác phẩm của họ hầu nhƣ vẫn là “ngƣời lạ” với bạn đọc tiếng Việt.
Còn những tác giả thuộc “dòng thiểu số” viết bằng tiếng mẹ đẻ nhƣ Võ Phiến,
Mai Thảo, Nhã Ca, Trùng Dƣơng…, thành công của họ chủ yếu đƣợc công
nhận trong cộng đồng ngƣời Việt ở hải ngoại. Đối với độc giả trong nƣớc,
việc tiếp cận và bình giá các tác phẩm văn chƣơng hải ngoại này cịn có phần
hạn chế, trừ một vài trƣờng hợp hiếm hoi các tác giả có sách in trong nƣớc
nhƣ Nguyễn Mộng Giác, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thƣ, Trần Mộng Tú.
Tuy nhiên, những năm gần đây, các tác phẩm hải ngoại viết bằng tiếng
mẹ đẻ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn chƣơng dân tộc. Tên
tuổi của Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Mai Ninh, Thuận, Đoàn Minh
Phƣợng… đã trở nên gần gũi với độc giả Việt. Những giải thƣởng của Hội
nhà văn dành cho sáng tác hải ngoại vào các năm 2000, 2005, 2007 chính là
sự ghi nhận cho đóng góp bƣớc đầu của các tác giả đối với văn chƣơng trong
nƣớc, đặc biệt là về phƣơng diện đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết – một nhân tố
quan trọng giúp văn học nƣớc nhà xích lại gần với trào lƣu hậu hiện đại của

văn chƣơng thế giới. Bên cạnh đó, tác phẩm của các nhà văn đã gia nhập vào
“dịng chính” nhƣ Linda Lê, Nam Lê cũng bắt đầu đƣợc dịch và giới thiệu đến
độc giả trong nƣớc. Dẫu số lƣợng chƣa nhiều và cịn có phần dè dặt nhƣng
phải nhận thấy rằng cuối thế kỉ XX và đặc biệt là vào thập niên đầu của thế kỉ
XXI, sáng tác của các nhà văn Việt Nam xa xứ đƣợc in tại quê nhà đã thổi
một luồng gió mới vào đời sống văn chƣơng Việt.


21

1.2.2. Những ám ảnh, mặc cảm và khát vọng hợp lƣu, hội nhập
Nhƣ một lẽ tất yếu, trong tâm thức của các cá thể di dân luôn tồn tại song
song hai nền văn hóa khác nhau, thậm chí là đối chọi nhau. Và để có tiếng nói
trong dịng văn học chính thống ở ngoại xứ, họ phải tìm cách dung hịa tình
trạng một bên là “ngoại quốc”, một bên là “cố hƣơng” trong bản sắc của
mình. Tuy nhiên với những nhà văn di dân gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn
rau cắt rốn, việc cắt bỏ bản sắc thuộc về cội rễ của mình là điều khơng bao giờ
xảy ra bởi hơn ai hết, họ ý thức rất rõ về nguồn gốc và giá trị của con ngƣời
mình. Trong văn xuôi Việt Nam hải ngoại, những ám ảnh quá khứ, hoài niệm
về một thời đã qua trở thành tâm điểm, gốc rễ của mọi xúc cảm thực tại.
Với mỗi con ngƣời, khơng ai sống mà khơng cần kí ức, bởi lẽ kí ức là
nguyên liệu của lịch sử và là nền tảng của văn hóa. Với những kẻ tha hƣơng,
kí ức khơng chỉ là tài sản mà cịn là bầu khí quyển thuần khiết mà họ có thể
quay về trên bƣớc đƣờng di dân mệt mỏi. Kí ức giúp họ lƣu giữ hình ảnh của
quê hƣơng, nguồn cội. Bởi thế, họ cần kí ức và bị ám ảnh bởi kí ức một cách
day dứt. “Chân trời mới nhìn thấy nào cũng vẫn từ chân trời trí nhớ” [36] là
tâm lý chung của những ngƣời tị nạn xa xứ gửi gắm vào trong văn chƣơng.
Ám ảnh quá khứ đã khiến cho tâm lí lƣu vong trở thành một thứ tâm lí
bảo thủ. Nỗi nhớ quê hƣơng, cố quốc đã biến mọi hình ảnh họ lƣu giữ trong
quá khứ trở nên lấp lánh, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Đối sánh với những hình

ảnh hóa thạch ấy, thực tại nào với họ cũng trở thành lạ lùng. Chính vì mang
tâm lí bảo thủ này nên những nhà văn di dân trở thành những kẻ xa lạ với văn
học quốc gia mình định cƣ. Với sinh hoạt văn chƣơng dân tộc, chỗ đứng của
họ cũng nhạt nhòa. Ở đâu họ cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng là “ngƣời
ngoại quốc” nhƣ cách nói của Julia Kristeva, bởi khơng gian mà họ thuộc về
lại nằm trên lằn ranh giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa đó và đây,
giữa quá khứ và hiện tại. Cảm giác không thuộc về bất cứ đâu đã mang tới


×