Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 4, 5 thông qua môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
----------------

Đề tài:
GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA MƠN ĐỊA LÍ

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Đình Ngàn
Sinh viên thực hiện : Trần Trương Lê Phương
Lớp
: 10STH2

Đà Nẵng, tháng 5/2014


Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên em xin gửi lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc tới cơ giáo hướng dẫn, người đã tận tình giúp đỡ
em trong q trình làm khóa luận - Thạc sĩ Vũ Đình Ngàn.
Tiếp đến là các thầy cơ giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm
non cũng như các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã
trang bị cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em thực hiện
đề tài.
Và cuối cùng, em xin cảm ơn ban lãnh đạo trường Tiểu học Huỳnh
Ngọc Huệ thuộc quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện
thuận lợi để em hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài khơng tránh khỏi nhiều điều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cơ giáo để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Trương Lê Phương


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 5
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 5
6. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5
7. Giả thiết khoa học ........................................................................................................ 5
8. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 6
9. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 6
10. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................. 7
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................ 8
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 8
1.1.1. Một số khái niệm về biển, đảo, chủ quyền biển đảo .................................... 8
1.1.1.1. Khái niệm biển, đảo và quần đảo ......................................................... 8
1.1.1.2. Khái niệm về chủ quyền biển đảo ........................................................ 8
1.1.1.3. Khái niệm ý thức, giáo dục và giáo dục ý thức ................................... 9
1.1.2. Khái quát về biển Việt Nam và ranh giới trên biển của Việt Nam ......... 10
1.1.2.1. Khái quát chung về biển Việt Nam .................................................... 10
1.1.2.2. Ranh giới trên biển của Việt Nam...................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học......................................................... 15

1.1.3.1. Tư duy ................................................................................................ 15
1.1.3.2. Trí nhớ ................................................................................................ 16
1.1.3.3. Ý chí ................................................................................................... 16
1.1.3.4. Nhu cầu nhận thức ............................................................................. 16


1.1.3.5. Sự phát triển nhân cách ...................................................................... 16
1.1.4. Môn Địa Lí ở Tiểu học ...................................................................................... 17
1.1.4.1. Mục tiêu của mơn Địa Lí ................................................................... 17
1.1.4.2. Cấu trúc bài học trong SGK ............................................................... 17
1.1.4.3. Nội dung chương trình mơn Địa Lí.................................................... 18
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................. 19
1.2.1. Tìm hiểu thực tế việc giáo dục ý thức, hiểu biết về chủ quyền biển đảo
cho học sinh lớp 4, 5 qua môn Địa Lí ........................................................................ 19
1.2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 19
1.2.1.2.Nội dung điều tra................................................................................. 19
1.2.1.3. Phương pháp điều tra. ........................................................................ 20
1.2.1.4. Đối tượng điều tra .............................................................................. 20
1.2.1.5. Kết quả thu được ................................................................................ 21
1.2.2. Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông ............. 29
1.2.2.1. Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa..... 29
1.2.2.2. Tình hình tranh chấp hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa trên
Biển Đông ....................................................................................................... 30
1.2.3. Các đảo và quần đảo của Việt Nam ................................................................ 31
1.2.3.1. Quần đảo Hoàng Sa............................................................................ 34
1.2.3.2. Quần đảo Trường Sa .......................................................................... 35
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC GIÁO
DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH QUA
MƠN ĐỊA LÍ.................................................................................................. 36
2.1. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU VÀ TÁC DỤNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý

THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH ................................... 36
2.1.1. Mục đích của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS ....... 36
2.1.2. Mục tiêu của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS ........ 36
2.1.2.1. Về kiến thức ....................................................................................... 36


2.1.2.2. Về kĩ năng .......................................................................................... 37
2.1.2.3. Về thái độ ........................................................................................... 37
2.1.3. Tác dụng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS ....... 37
2.2. HỆ THỐNG CÁC BÀI HỌC CÓ NỘI DUNG VỀ BIỂN ĐẢO ĐỂ TÍCH
HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUA SGK MƠN
ĐỊA LÍ LỚP 4, 5 ............................................................................................................. 38
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC
VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN ĐỊA
LÍ ......................................................................................................................................... 43
2.3.1. Phương pháp thuyết trình .................................................................................. 43
2.3.2. Phương pháp trực quan ...................................................................................... 45
2.3.3. Phương pháp hỏi – đáp (đàm thoại)................................................................ 46
2.3.4. Phương pháp kể chuyện ..................................................................................... 48
2.3.5. Phương pháp thảo luận....................................................................................... 50
2.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ
CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH THƠNG QUA MƠN HỌC ..... 51
2.4.1. Hình thức dạy học trong lớp ............................................................................. 51
2.4.1.1. Dạy học đồng loạt cả lớp ................................................................... 51
2.4.1.2. Dạy học theo nhóm ............................................................................ 52
2.4.1.3. Dạy học cá nhân ................................................................................. 53
2.4.2. Trò chơi học tập ................................................................................................... 54
2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ................................................................... 55
2.5.1. Xây dựng bảng tin về biển, đảo Việt Nam.................................................... 56

2.5.2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp ....................................................................................................................................... 56
2.5.3. Tổ chức các hội thi tìm hiểu về biển, đảo cho học sinh trong các hoạt
động ngoại khóa của nhà trường. ................................................................................ 58


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 61
3.1. CÁC CƠ SỞ ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ......................................... 61
3.2. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................ 61
3.3. CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM ............................................................................. 62
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 62
3.3.2. Nội dung TN ......................................................................................................... 62
3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM .......................................................................... 63
3.4.1. Lớp đối chứng ...................................................................................................... 63
3.4.2. Lớp thực nghiệm.................................................................................................. 63
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ......................... 64
3.5.1. Xử lí kết quả TN.................................................................................... 64
3.5.2. Nhận xét sơ bộ...................................................................................................... 66
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 69
1. Kết luận ......................................................................................................................... 69
2. Một số kiến nghị ......................................................................................................... 70
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài........................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Bảng 1.1: Danh sách các tỉnh, thành giáp biển của Việt Nam ........................ 10
Bảng 1.2. Tọa độ các điểm nối đường cơ sở của Việt Nam ........................... 13

Bảng 1.3: Mức độ thực hiện việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho
HS trong q trình dạy học mơn ĐL .............................................. 21
Bảng 1.4: Kết quả mức độ liên hệ thực tiễn vấn đề chủ quyền biển đảo ở địa
phương............................................................................................ 22
Bảng 1.5: Bảng kết quả mức độ sử dụng các PPDH để giáo dục ý thức về chủ
quyền biển đảo cho HS trong dạy học môn ĐL ............................. 24
Bảng 1.6. Danh sách các đảo và quần đảo lớn của Việt Nam ........................ 32
Bảng 3.1. Số lớp - Số HS và GV tham gia TN ............................................... 62
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra TN............................................................... 65
Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra ĐC .............................................................. 65
Hình 1: Đường cơ sở thẳng của Việt Nam năm 1982 ..................................... 14
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ biểu thị mức độ thực hiện việc giáo dục ý thức về chủ
quyền biển đảo cho HS thông qua dạy học môn ĐL ..................... 22
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ biểu thị mức độ liên hệ ................................................. 23
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng các PPDH để giáo dục ý thức
về chủ quyền biển đảo cho HS trong dạy học môn ĐL ................. 24
Biểu đồ 1.4. Biểu đồ biểu thị mức độ sử dụng các HTDH ............................. 25
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả ở lớp TN và lớp ĐC............................. 66


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐL

Địa lý

HS

Học sinh


GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

PPDH

Phương pháp dạy học

HTDH

Hình thức dạy học


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven bờ Biển Đông, nằm trên bán đảo Đơng
Dương, khu vực Đơng Nam Á, có các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ
quyền và quyền tài phán rộng khoảng 1 triệu km2 với đường bờ biển dài

khoảng 3.260km. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn có hàng nghìn đảo nhỏ ven bờ
và hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa án ngữ trên tuyến đường hàng hải
quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phịng, an ninh và phát triển kinh tế.
Vùng biển Việt Nam là cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Dọc bờ biển nước ta có hơn 80 cảng biển,
trong đó có nhiều nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu với năng lực
thơng quan hàng hóa qua cảng đạt khoảng 200 triệu tấn/năm nên đường biển
từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam. Có thể nói
đây chính là cánh cửa rộng mở để cho Việt Nam vươn ra đại dương bao la,
nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới một cách có hiệu quả.
Với lợi thế 3 mặt giáp biển, Việt Nam có thể phát triển các ngành nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản, chế biến hải sản một cách quy mơ, tồn diện, tạo ra
nguồn lợi xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam nằm trong vùng có triển vọng về dầu khí. Trữ lượng dầu khí
ngồi khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy
biển Đơng.
Ngồi ra biển Việt Nam cịn có nhiều điều kiện để phát triển du lịch ngành cơng nghiệp khơng khói khi có nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang
động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ. Những tiềm năng nói trên sẽ tạo điều
kiện để Việt Nam phát triển các loại hình dịch vụ - du lịch hiện đại.
Vùng biển nước ta khơng những có vị trí quan trọng về kinh tế mà cịn
có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự đối với đất nước, các nước trong khu
vực và trong chiến lược của các nước lớn. Đây chính là biên giới - một tuyến

1


phịng thủ tiền tiêu bảo vệ sườn phía đơng của đất nước. Đặc biệt là quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa phịng thủ chiến lược rất quan trọng. Quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã hội
trong khu vực biên giới biển là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ

chức, đơn vị lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và mọi cơng dân.
Để mỗi công dân, mỗi thế hệ học sinh đều ý thức được trách nhiệm,
nghĩa vụ của bản thân đối với sự nghiệp bảo vệ và giữ gìn tồn vẹn lãnh thổ
thì chúng ta cần phải ra sức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia
các hoạt động thiết thực, cùng hành động vì một Việt Nam thống nhất, tồn
vẹn... Chính những việc làm này sẽ làm cho tinh thần dân tộc ăn sâu vào tâm
trí của mỗi người hơn.
Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 4, 5 là lứa tuổi đang dần hình
thành ý thức, nhận thức về các mối quan hệ xã hội, về các vấn đề gần gũi với
các em. Các em dễ dàng tiếp nhận những kiến thức, dễ dàng hình thành kĩ
năng cũng như bản thân các em sẽ có những thái độ đúng đắn nếu như được
thầy cô, cha mẹ, xã hội giáo dục những điều hay, lẽ phải. Chính vì thế, việc
hình thành ý thức ở lứa tuổi này nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả
to lớn.
Tuy nhiên, thực tiễn đang diễn ra ở nước ta cho thấy, đa số học sinh tiểu
học nói chung và lớp 4, 5 nói riêng vẫn cịn thiếu kiến thức về biển đảo, chưa
có ý thức về chủ quyền biển đảo và chưa được giáo dục nhiều về vấn đề này.
Do đó, việc giáo dục, hình thành ý thức về chủ quyền biển đảo cho hs lớp 4, 5
là cấp thiết.
Môn học Địa Lí là một mơn học giúp học sinh nhận biết một số đặc điểm
khái quát về tự nhiên, dân cư và hoạt động của con người ở các vùng miền, ở
nước ta, ở các châu lục và một số nước trên thế giới. Đặc biệt, mơn Địa Lí cịn
giáo dục các em lòng tự hào, lòng yêu quê hương, yêu thiên nhiên, biển, đảo,
ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo… Chính vì thế, chúng ta có thể dễ dàng

2


lồng ghép giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho các em thông qua môn
học này.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục ý thức về chủ
quyền biển đảo cho học sinh lớp 4, 5 thơng qua mơn Địa Lí” làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Bên cạnh việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn định nền chính trị - xã
hội thì vấn đề biển đảo và giữ vững chủ quyền biển đảo cũng là một trong
những mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Do đó Nghị quyết
Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa X), được sự
chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân chủng Hải quân, Trung tâm
thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị Quân chủng Hải quân
biên soạn cuốn “Biển và hải đảo Việt Nam” xuất bản tại Hà Nội, năm 2007.
Tài liệu đã cung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước; các tư liệu, tài liệu về biển, đảo Việt Nam và
quốc tế.
Các tác giả biên soạn “Tài liệu tập huấn GV cốt cán giáo dục quốc
phòng - an ninh” do Vụ giáo dục quốc phịng và chương trình phát triển Giáo
dục phổ thông ban hành đã khẳng định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những văn bản của Đảng và Nhà
nước về biển, đảo; các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa.
Tác giả Trần Cơng Trục (2011) trong “Dấu Ấn Việt Nam trên biển
Đông” đã nhấn mạnh về vị trí vai trị của biển Đơng trong lịch sử dân tộc,
đồng thời tác giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành
về nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Theo đó,

3


một quốc gia ven biển như Việt Nam không chỉ có chủ quyền trên đất liền mà

cịn giữ chủ quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ”.
Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành cuốn “Tài liệu hướng dẫn dạy học
nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho HS Trung học phổ
thông” hay “Giáo dục bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp” nhằm bổ sung thêm thông tin và giáo dục cho HS
những hiểu biết về tiềm năng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc. Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa để
giáo dục cho HS ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong nhà trường phổ
thơng.
Bên cạnh đó vào7/2013, tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã cho
xuất bản cuốn sách “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa” với nhiều thơng tin q giá, được chắt
lọc từ 4 thập niên miệt mài nghiên cứu.
Khơng những thế vấn đề giáo dục tình u biển đảo còn được phát hành
qua tập sách “Bubu đi du lịch Trường Sa” của Nhà xuất bản Trẻ.
Ngồi ra cịn có đề tài luận văn Thạc sĩ do cơ Đậu Thị Hải Vân nghiên
cứu với đề tài “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS trong
dạy học Lịch sử Việt Nam” vào năm 2012.
Không những thế, vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo cũng được nhiều
nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu ấy chỉ xoay quanh đến
bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như giáo dục tình yêu biển đảo cho đối tượng
HS, sinh viên mà chưa có một tác giả nào đề cập tới vấn đề giáo dục ý thức về
chủ quyền biển đảo cho HS lớp 4,5 thông qua mơn Địa Lí. Vì vậy đề tài của
tơi là một đề tài có phạm vi và đối tượng nghiên cứu hoàn toàn khác so với
những đề tài được nêu ở trên.

4



3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát các phương pháp và hình thức dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS lớp 4, 5
trong dạy học ĐL, mà cịn góp phần bồi dưỡng tình u biển đảo cho các em.
4. Phạm vi nghiên cứu
Q trình dạy học mơn ĐL lớp 4, 5 có lồng ghép nội dung giáo dục ý
thức về chủ quyền biển đảo tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ - quận
Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng.
5. Nội dung nghiên cứu
Sơ lược về biển, đảo Việt Nam và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên
biển.
Các bài có nội dung về biển, đảo hoặc có thể tích hợp giáo dục ý thức về
chủ quyền biển đảo cho HS thuộc phân môn ĐL trong sách giáo khoa Lịch sử
và Địa lí lớp 4, 5.
Các biện pháp đã được sử dụng để giáo dục ý thức về chủ quyền biển
đảo cho HS tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.
Một số biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS thông
qua môn ĐL lớp 4, 5.
6. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục HS.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục ý thức về chủ quyền biển
đảo cho HS lớp 4, 5 thông qua môn ĐL.
7. Giả thiết khoa học
Ở lớp 4, 5 trong bậc học Tiểu học, các em được tiếp thu những kiến thức
về địa lí Việt Nam cũng như Thế giới qua một mơn học độc lập – mơn Địa
Lí.Tuy nhiên, với số lượng bài học về biển đảo cịn hạn chế trong chương
trình chưa thể giúp HS có cái nhìn tồn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề
biển đảo Việt Nam. Mặt khác, các bài học này chỉ nêu vài nét khái quát về

5



tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển. Vì thế, việc giáo dục ý thức về
chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho HS đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và vận
dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH Địa Lí, phù hợp với điều kiện thực tế tại
các trường Tiểu học thì sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn cũng
như hình thành ở các em một tình yêu với biển đảo quê hương.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài: “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh lớp 4, 5
thông qua mơn Địa Lí” nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
+ Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến biển, đảo, chủ quyền
biển đảo và ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
+ Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đề xuất
một số biện pháp để giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho HS.
+ Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình mơn ĐL để thiết kế, xây
dựng một số kế hoạch bài học để giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo cho
HS.
+ Tiến hành TN để tìm hiểu thực tế dạy học các bài có nội dung về biển
đảo và giáo dục ý thức, hiểu biết về chủ quyền biển đảo cho HS qua môn ĐL.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp lý thuyết.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thu
thập thông tin, cơ sở lý luận của đề tài.
9.2. Phương pháp điều tra bằng Anket.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập ý kiến của GV và HS về vấn đề
nghiên cứu.
9.3. Phương pháp phỏng vấn.
- Phỏng vấn GV về việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo trong
dạy học môn ĐL.


6


9.4. Phương pháp thực nghiệm
- Đề xuất các giáo án dạy các bài trong mơn ĐL lớp 4, 5 có nội dung về
biển đảo.
- Thực nghiệm giảng dạy.
9.5. Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu.
- Thu thập các số liệu, phân tích kết quả điều tra thực trạng, kết quả thí
nghiệm của lớp ĐC và lớp TN.
10. Cấu trúc đề tài
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm giáo dục
ý thức về chủ quyền biển đảo cho học sinh qua mơn Địa Lí.
Chương 3: Thực nghiệm về việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo
cho học sinh.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm về biển, đảo, chủ quyền biển đảo
1.1.1.1. Khái niệm biển, đảo và quần đảo
a. Biển
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại

dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thơng ra đại
dương một cách tự nhiên. [12]
b. Đảo
Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng
đất này vẫn ở trên mặt nước [4; tr.11]
c. Quần đảo
Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các
vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau
chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa
lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử. [4; tr.11]
1.1.1.2. Khái niệm về chủ quyền biển đảo
a. Chủ quyền
Chủ quyền là tính có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lí. Nó
được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và
riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.[12]
b. Chủ quyền biển đảo
Chủ quyền biển đảo là quyền tối cao và tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt
của quốc gia đối với biển đảo thuộc lãnh thổ đất nước. [12]

8


c. Bảo vệ chủ quyền biển đảo
Là bảo vệ chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
trên các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của quốc gia phù hợp với luật
pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực,biển đảo Việt Nam bất khả
xâm phạm. [12]
1.1.1.3. Khái niệm ý thức, giáo dục và giáo dục ý thức
a. Ý thức

Theo từ điển Tiếng Việt:
Ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ hành động cần
phải có (ý thức được việc làm của mình).
b. Giáo dục
Giáo dục theo nghĩa rộng là q trình tồn vẹn hình thành nhân cách,
được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các hoạt động
và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và
chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng
thể(QTGDTT)- là q trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm,
thái độ, những nét tính cách,những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong
xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, chính trị, tư tưởng, thẩm mĩ, vệ sinh,…
chức năng trội của giáo dục theo nghĩa hẹp là hình thành phẩm chất đạo đức
của con người [6; tr.18]
c. Giáo dục ý thức
Giáo dục ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan, hình thức
thơng qua q trình giáo dục con người. Giáo dục ý thức chính là quá trình
giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách quan. [8; tr.9]

9


1.1.2. Khái quát về biển Việt Nam và ranh giới trên biển của Việt Nam
1.1.2.1. Khái quát chung về biển Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia lớn ở Đơng Nam Á với diện tích
đất đai khoảng 330.363 km2 và diện tích vùng biển gấp 3 lần diện tích đất
liền, tính trung bình thì cứ 100km2 đất liền thì có 1km bờ biển, là nước có tỉ lệ
chiều dài bờ biển so với đất liền vào loại cao nhất thế giới, trong khi đó trên
thế giới trung bình cứ 600km2 diện tích đất liền mới có 1km bờ biển.

Việt Nam có 28/64 tỉnh thành ven biển, chiếm 17% diện tích cả nước.
Bờ biển dài 3260 km kéo dài tự Vịnh Bắc Bộ tới Vịnh Thái Lan, dọc theo bờ
biển Đông - biển lớn nhất trong 6 biển lớn của thế giới và là biển nối liền 2
đại dương. Chỉ số tính biển của Việt Nam (chiều dài bờ biển/diện tích đất
liền) là 0,01; đứng đầu Đơng Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia.
Không kể hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa nằm ở giữa biển Đơng,
Việt Nam có hơn 3.000 hịn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, các đảo
lớn nằm tập trung trong các vùng Quảng Ninh – Hải Phòng, Quảng Nam – Đà
Nẵng, Kiên Giang, Cà Mau. Một số đảo ven bờ cịn có vị trí quan trọng được
sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ
lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên các vùng biển.
Vùng biển Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú.
Đây chính là nguồn lợi mà biển đem lại cho Việt Nam.
Bảng 1.1: Danh sách các tỉnh, thành giáp biển của Việt Nam
Các tỉnh, thành giáp biển
Quảng Ninh
Thành phố Hải Phòng

Khu vực miền Bắc

Thái Bình
Nam Định

10


Ninh Bình
Thanh Hóa

Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên –Huế
Thành phố Đà Nẵng
Quảng Nam
Khu vực miền Trung

Quảng Ngãi
Bình Định
Phú n
Khánh Hịa
Ninh Thuận
Bình Thuận
Bà Rịa – Vũng Tàu
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền Giang
Bến Tre

Khu vực miền Nam

Trà Vinh
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
Kiên Giang

1.1.2.2. Ranh giới trên biển của Việt Nam
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về các vùng biển đã xác định đầy đủ

các vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

11


kinh tế và thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước luật biển – 1982
của Liên hợp quốc. Theo đó, các vùng biển được xác định như sau:
a. Ðường cơ sở và nội thuỷ
* Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và là ranh giới
phía ngồi của nội thủy, do nước ven biển quy định trên cơ sở phù hợp với
Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đường cơ sở là căn cứ để
xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác như vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Có hai loại đường cơ sở:
+ Đường cơ sở thông thường: Là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ
biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển
chính thức cơng nhận.(Điều 5, Cơng ước Luật biển 1982).
+ Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra của bờ biển lục địa
hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia
cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố về đường cơ sở
và vùng hải phận quốc gia (lãnh hải) cho vùng bờ biển từ cửa Vịnh Bắc Bộ
cho tới vùng biển trong vịnh Thái Lan. Việt Nam tuyên bố đường cơ sở thẳng
với 11 đoạn được nối qua 12 điểm men theo bờ biển [7; tr.8]

12


Bảng 1.2. Tọa độ các điểm nối đường cơ sở của Việt Nam
Điểm


Vị trí địa lý

Tọa độ N Kinh độ E

0

Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch

9015’0

103027’0

sử của nước CHXHCNVM và CPC
A1

Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ chu tỉnh Kiên Giang

9015’0

103027’0

A2

Tại Hịn Đá Lẻ của Đơng nam Hịn Khoai, tỉnh

8022’8

104052’4


Minh Hải
A3

Tại Hịn Tài Lớn, Cơn Đảo, BR-VT

8037’8

106037’5

A4

Tại Hịn Bơng Lang Cơn Đảo, BR-VT

8038’9

106040’3

A5

Tại Hịn Bảy Cạnh, Cơn Đảo, BR-VT

8039’7

106042’1

A6

Tại Hịn Hải, (nhóm đảo Phú Q) tỉnh Bình Thuận

9058’0


109005’0

A7

Tại Hịn Đơi, tỉnh Bình Thuận

12039’0

109028’0

A8

Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh

12053’8

109027’2

A9

Tại Hịn Ơng Căn, tỉnh Phú Khánh

13054’0

109021’0

A10

Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi


15023’1

109009’0

A11

Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Bình

17010’0

107020’6

13


Hình 1.1: Đường cơ sở thẳng của Việt Nam năm 1982
* Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong của Đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền
cộng đồng có tổ chức và đáp ứng các qui tắc riêng biệt.
14


Nội thủy bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh,
các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và Đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải. [3; tr.20]
b. Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải
* Lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngồi nội thủy. Ranh giới ngồi
của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của
mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý (1 hải lý = 1,852km) tính từ đường cơ sở.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải
tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và
thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. [4; tr.20]
* Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ
ranh giới ngồi của lãnh hải. [3; tr.20]
c. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
* Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính
từ đường cơ sở.
* Thềm lục địa là vùng đất biển và lịng đất dưới đáy biển, tiếp liền và
nằm ngồi lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngồi của rìa lục địa.
Thềm lục địa ra biển cách đường cơ sở tối là 350 hải lý. [1; tr.6]
1.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
1.1.3.1. Tư duy
Tư duy của HS tiểu học nói chung và HS lớp 4, 5 nói riêng mang đậm
màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm
chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả
năng khát quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát
hóa lý luận.

15


1.1.3.2. Trí nhớ
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ logic.
Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm
ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa.

Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng
cường. Ghi nhớ có chủ đích đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi
nhớ có chủ đích cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập
trung trí tuệ của các em.
1.1.3.3. Ý chí
Ở đầu tuổi Tiểu học, hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc vào nhiều
yêu cầu của người lớn. Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành
vi ở các em còn yếu.
Bước vào lớp 4, 5, các em đã có khả năng biến yêu cầu của người khác
thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí vẫn cịn thiếu bền
vững, chưa trở thành nét tính cách của các em.
1.1.3.4. Nhu cầu nhận thức
Trong những năm đầu của bậc tiểu học, nhu cầu nhận thức của HS phát
triển rất rõ nét đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh: khát vọng
hiểu biết - đầu tiên là nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, những hiện
tượng riêng biệt ở lớp 1, lớp 2, sau đó, nhu cầu gắn liền với sự phát hiện
những nguyên nhân, quy luật các mối liên hệ, quan hệ phụ thuộc giữa các
hiện tượng ở lớp 3, lớp 4, đặc biệt là lớp 5.
1.1.3.5. Sự phát triển nhân cách
Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong
quá trình phát triển, trẻ ln ln bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm,
ý nghĩ của mình một cách hồn nhiên, vơ tư, thật thà và ngay ngắn. Nhân cách
của các em lúc này cịn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các
em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc

16


lộ và phát triển. Và đặc biệt nhân cách của các em cịn mang tính đang hình
thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với

HS Tiểu học cịn đang trong q trình tồn diện về mọi mặt, vì thế mà nhân
cách của các em sẽ được hồn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của
mình.
1.1.4. Mơn Địa Lí ở Tiểu học
1.1.4.1. Mục tiêu của mơn Địa Lí
Trong chương trình mơn lịch sử và ĐL ở các lớp 4, 5, nội dung các bài
học ĐL liên quan đến chương trình ĐL Việt Nam và ĐL thế giới được trình
bày thành một mơn học riêng. Ngồi ra, cịn phải kể tới một số nội dung ĐL
và mơi trường được tích hợp trong mơn Khoa học. Mục tiêu của dạy học các
bài ĐL ở lớp 4, 5 nhằm giúp HS đạt được các yêu cầu ở 3 mặt sau:
a. Về kiến thức
Nhận biết được một số đặc điểm khái quát về tự nhiên, dân cư và hoạt
động của con người ở các miền địa hình và cả nước ta, ở các châu lục và một
số nước tiêu biểu trên thế giới.
b. Về kĩ năng
Bước đầu vận dụng được một số kĩ năng đơn giản về bản đồ (hiểu bản
đồ, đọc tên, địa danh một số đối tượng…) và tranh, ảnh ĐL.
c. Về thái độ
Quan tâm đến một số vấn đề về tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế và
môi trường đang đặt ra cho đất nước, cho một số quốc gia và cho cả thế giới.
[9; tr.188]
1.1.4.2. Cấu trúc bài học trong SGK
a. Về phương pháp, cấu trúc của các bài ĐL trong SGK gồm:
Phần cung cấp kiến thức: gồm các thông tin từ kênh chữ và các thơng tin
từ kênh hình được khai thác qua các hoạt động học tập của HS (quan sát, thực
hành với các phương tiện trực quan: bản đồ, lược đồ, biểu đồ).

17



×