BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
“GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS”
Lĩnh vực: 02
Tên lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Lê Thi Bích Hồng : Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thị Thu Yến : Thành viên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
Giáo viên: …………………………..
MỤC LỤC
1
NỘI DUNG
TRANG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
5
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
14
2.1. Ý nghĩa khoa học
14
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
14
3. Mục tiêu nghiên cứu
14
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
14
5. Phương pháp nghiên cứu
15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÍ KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA,
15
TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM
1.1. Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
15
Nam.
1.1.1. Vài nét khái quát chung về biển Đông
15
1.1.2. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
18
1.2. Phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
22
1.3. Cơ sở pháp lí khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam
23
1.3.1. Nguồn sử liệu Việt nam
23
1.3.2. Nguồn sử liệu nước ngoài
55
1.3.3. Nguồn sử liệu Trung Quốc
68
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
THCS VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
74
CHƯƠNG 3: NHỮNG NỘI DUNG VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN
ĐẢO CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THCS
77
3.1. Giáo dục cho học sinh về vai trò to lớn của biển, đảo trong
2
phát triển kinh tế- xã hội, trong Lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc.
77
3.2. Giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc
gia nói chung, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng.
80
3.3. Giáo dục cho học sinh việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ
ngoài biển Đông của Việt Nam là đi ngược lại với luật pháp
quốc tế và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
81
CHƯƠNG 4: CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH THCS
82
4.1. Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần
82
4.2. Giáo dục thông qua tích hợp, lồng ghép vào các giờ chính
khoá môn Lịch sử, Địa lý, Văn học, GDCD, HĐGDNGLL.
84
4.3. Giáo dục chủ quyền biển đảo quê hương thông qua hoạt
động ngoại khóa (HĐNK) Lịch sử.
87
KẾT QUẢ
95
KẾT LUẬN KHOA HỌC
97
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99
PHỤ LỤC
101
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Học sinh:
HS
3
Trung học cơ sở:
THCS
Trung học phổ thông:
THPT
Giáo dục:
GD
Hoạt động ngoại khoá:
HĐNK
Giáo dục công dân:
GDCD
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: HĐGDNGLL
Công nghệ thông tin:
CNTT
Dạy học tích hợp:
DHTH
Chương trình- sách giáo khoa:
CT-SGK
Nhà xuất bản:
NXB
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
4
Thứ nhất: Do hiểu được vai trò to lớn của biển đảo và tình hình
biển Đông
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất. Biển ngày càng
trở nên quan trọng hơn đối với loài người, đặc biệt với các quốc gia ven biển.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh)
đến Hà Tiên (Kiên Giang), vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km 2 với
hàng ngàn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án
ngữ trên biển Đông - một ưu thế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng- an ninh và bảo vệ đất nước
chúng ta.
Ngày nay trên thế giới xu hướng chung của tất cả các nước đều muốn
vươn ra biển, làm chủ biển khơi. Nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng,
không gian sinh tồn trên đất liền trở nên chật hẹp, nhiều nước muốn vươn ra
biển để mở rộng không gian sinh tồn; mặt khác tài nguyên trong trong biển lại
vô cùng phong phú, khoa học - công nghệ đã phát triển vượt bậc, cho phép
loài người có thể nghiên cứu, thăm dò, khai thác hiệu quả hơn, vươn ra xa
hơn. Việc vươn ra biển của các nước dẫn đến tình hình tranh chấp về biển đảo
trên thế giới hiện nay diễn ra hết sức quyết liệt và ngày càng trở nên phức tạp.
Khu vực Biển Đông là nơi có các cuộc tranh chấp phức tạp nhất hiện nay, bởi
liên quan đến lợi ích của nhiều nước. Biển Đông hiện nay đang xảy ra tranh
chấp giữa các nước: Việt Nam; Trung Quốc; Philippin; Malaixia, Brunei và
Đài Loan. Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp này là do vai trò to lớn của
biển, đảo đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và
quân sự. Việc phân định biên giới trên biển rất khó khăn và phức tạp, vì có
nhiều vùng chồng lấn và những vấn đề do lịch sử để lại, trong khi các nước lại
có những quan điểm rất khác nhau về phân định các vùng biển. Nhưng có lẽ
nguyên nhân cơ bản nhất là do tham vọng các nước, nhất là các nước lớn
muốn sử dụng ưu thế về kinh tế và quân sự để chiếm phần lợi về mình.
5
Thứ hai: Do Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt
Nam.
Qua tìm hiểu trên mạng Internet và theo dõi chương trình thời sự trên
vô tuyến truyền hình, chúng em biết rằng: Từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc
liên tiếp đơn phương gây hấn với Việt Nam và các nước tuyên bố chủ quyền
ở biển Đông ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện âm mưu
độc chiếm biển Đông. Vị trí các điểm Trung Quốc gây hấn đều nằm trong
đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra và tuyên bố đơn phương.
Theo quan sát của các chuyên gia, các hành động mang tính gây hấn
đơn phương của Trung Quốc trong 4 năm qua có một điểm chung là đều diễn
ra trước mỗi kỳ đối thoại Shangri-la.
Cụ thể, 5h58 phút ngày 26/5/2011, trước khi kỳ đối thoại Shangri-la
diễn ra 10 ngày, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vào sâu trong thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để cắt cáp tàu Bình Minh 02 của tập
đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Vị trí mà 3 tàu hải giám Trung Quốc phá
hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên khoảng
120 hải lý.
Tương tự, trước thềm đối thoại Shangri la năm 2012, Trung Quốc tiếp
tục có hành động gây hấn đơn phương nghiêm trọng khiến tình hình biển
Đông tiếp tục căng thẳng hơn. Sự việc xảy ra vào tháng 4/2012, Trung Quốc
chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines bằng việc kéo
gần 100 tàu thuyền các loại ra bãi cạn này chiếm đóng.
Tiếp tục chiêu trò cũ, ngày 20/3/2013, trước thềm đối thoại Shangri-la
2013 khoảng 1,5 tháng, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trong lúc đang
đánh bắt tại ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin.
An toàn Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc hạ đặt trái
phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào vị trí hoàn toàn nằm trên thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng
6
Ngãi) 120 hải lý về phía đông của Trung Quốc vào ngày 2/5/2014 - trước
thềm hội nghị Shangri-la 2014 một tháng khiến tình hình Biển Đông trở nên
đặc biệt nguy hiểm.
Giàn khoan Hải Dương 981 trên biển Đông vào tháng 5-2014
Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn liên tiếp đưa các loại tàu, trong
đó có cả tàu chiến, tàu ngầm tên lửa, máy bay vào vùng biển Việt Nam và cố
tình gây va chạm, khiêu khích lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển,
làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến an
ninh khu vực và khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại.
7
Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, dùng vòi rồng làm vỡ cửa kính.
Tàu kiểm ngư Việt Nam (phải) bị tàu Trung Quốc đâm khi đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền biển đảo trong đợt Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển của
Việt Nam tháng 5-2014
Ngang nhiên hơn nữa, Trung Quốc còn tiến hành xây dựng, cải tạo…
trên quần đảo Trường sa, Hoàng sa của chúng ta để nhằm biến hai quần đảo
này thành của chúng. Tiêu biểu là: Trung Quốc đã xây hai đường băng tại hai
bãi đá Subi và Chữ Thập. Đến tháng 9/2015, Trung Quốc lại tiến hành xây
thêm đường băng trái phép thứ 3 trên đá Vành khăn- một trong những hòn
đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp tại quần đảo Trường sa của
Việt Nam.
8
Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 2.4.2015 cho thấy công trình đường băng phi pháp của Trung
Quốc ở đá Chữ Thập
Công trình Trung Quốc xây phi pháp trên Đá Xu Bi của Việt Nam
Quy hoạch đá Vành Khăn của Trung Quốc.
9
Đến tháng 10/2015, Trung Quốc khánh thành hai ngọn hải đăng tại đá
Châu Viên và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam.
Một trong hai ngọn hải đăng tại Trường Sa mà Trung Quốc mới khánh thành
Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp, xây
dựng, cải tạo…phi pháp khác trên hai quần đảo của chúng ta.
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông
10
Bãi đá Gạc Ma tại thời điểm Trung Quốc xây dựng trái phép
Một cơ sở Trung Quốc xây dựng trái phép gần bãi Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam
Ảnh chụp hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của
Việt Nam
11
Bia chủ quyền TQ xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập mà TQ gọi là Vĩnh Thử
Những hành động ngang nhiên và phi pháp nói trên của Trung Quốc đã
làm cho nhân dân Việt Nam và nhân dân nhiều nước trên thế giới bất bình.
Bản thân chúng em là học sinh THCS, dù chưa thể làm gì trước hành động ấy
nhưng chúng em hiểu rằng, việc giáo dục cho học sinh nói chung, học sinh
THCS nói riêng những kiến thức về chủ quyền biển đảo, ý thức trách nhiệm
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc là vô cùng quan trọng và trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết.
Thứ ba: Do thực trạng nhận thức của học sinh THCS về vấn đề
chủ quyền biển đảo và việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh
thông qua các môn học trong nhà trường hiện nay.
Thực tế hiện nay, đa số các bạn học sinh THCS còn thiếu kiến thức về
biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học về biển đảo
còn hạn chế trong chương trình Địa lí, Lịch sử và các môn học khác nên chưa
thể giúp các bạn có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề biển
đảo Việt Nam. Mặt khác do bài học Lịch sử còn quá dài do đó GV chỉ đủ thời
gian truyền đạt cho HS những kiến thức trong SGK, việc liên lệ thực tiễn
cũng hạn chế. Bởi vậy, vẫn còn nhiều bạn còn mơ hồ về vùng biển chủ quyền
của đất nước, về diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài
12
nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo, vấn đề tranh chấp ở biển Đông... Tình
hình biển Đông hiện nay với thực trạng do sự nhận thức còn hạn chế như vậy
cùng với công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng trong nhà trường và xã
hội đã khiến cho dư luận xã hội quan tâm đặc biệt, nhiều ý kiến đã nêu rõ sự
quan ngại:
GS Phan Huy Lê- nhà sử học, đã nói: "Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT
phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển
Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không
thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về
biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, là cái tội của người
lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ".
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng phát biểu: “...chúng ta quá đơn
giản, không thấy ý thức trách nhiệm trong việc đào tạo cho thế hệ trẻ ý thức
về chủ quyền lãnh thổ dân tộc của mình. Không phải tự nhiên ông cha ta xưa
kia luôn luôn coi Văn, Sử, Triết là 3 kiến thức cơ bản nhất để đào tạo con
người. Giờ đây chúng ta có rất nhiều nhu cầu về kiến thức khác, đặc biệt là
khoa học công nghệ. Nhưng chúng ta đừng quên rằng cái căn bản đối với mỗi
một con người của mỗi một quốc gia chính là những kiến thức cơ bản về khoa
học xã hội, nhân văn”.
Trong khi Bộ GD-ĐT chưa chính thức đưa nội dung chủ quyền biển,
đảo vào chương trình giáo dục, nếu mỗi nhà trường chú trọng hơn đến vấn đề
này bằng những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực,
trong đó có việc đưa vấn đề chủ quyền biển, đảo vào giáo dục lồng ghép trong
giảng dạy một số bài học, trong các hoạt động cụ thể thì tin chắc rằng các bạn
học sinh, là những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ ý thức được trách
nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, biến khát vọng “rừng vàng,
biển bạc” của dân tộc ta thành hành động cụ thể.
13
Xuất phát từ những lí do trên chúng em đã quyết định lựa chọn vấn đề:
“Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo quê hương cho học sinh THCS”
làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn
Lịch sử, Địa lí, …
- Giúp học sinh có thêm kiến thức, thêm nguồn tài liệu về biển đảo, chủ quyền
biển đảo để từ đó có thể nghiên cứu và học tập tốt hơn, nâng cao hiệu quả,
chất lượng các môn học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng
tài liệu về chủ quyền biển đảo trong các hoạt động tuyên truyền, giảng dạy
các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp….
- Kết quả nghiên cứu đề tài này góp phần giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ
chủ quyền biển đảo quê hương đồng thời giúp cho việc giảng dạy lồng ghép,
tích hợp ở trường THCS hiện nay được triển khai thực hiện tốt hơn.
- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề
này đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên và giáo viên bộ môn Lịch sử, Địa
lí...
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Trang bị cho học sinh THCS những kiến thức về chủ quyền biển, đảo.
- Giáo dục chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng cho học sinh THCS từ đó nâng
cao ý thức trách nhiệm của công dân, giáo dục truyền thống yêu nước.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông đặc biệt là đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
14
+ Học sinh trường THCS Vũ Di - Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Từ tháng 2/2015 – tháng 11/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Vũ Di.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập thông tin qua mạng Internet, phỏng vấn, điều tra.
- Phương pháp phân tích
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÍ KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA, TRƯỜNG
SA LÀ CỦA VIỆT NAM
1.1. Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
1.1.1. Vài nét khái quát chung về biển Đông
Biển Đông còn gọi là biển Giao chỉ Dương, biển Nam Hải, biển Nam
Trung Hoa theo tên tiếng Anh (The South China Sea), là một biển rìa Tây
Thái Bình Dương. Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen
như một danh từ riêng.
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km 2, trải
rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông.
Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc,
Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống
của khoảng 300 triệu người dân của các nước này. Biển Đông không chỉ là
địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của
châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ.
15
* Tiềm năng và tầm quan trọng của Biển Đông
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú và đa dạng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và sự phát triển kinh tế
của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên thuỷ sản, khoáng sản
(dầu khí), du lịch.
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất
thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai
thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia,
Brunei, Indonesia, Thái Lan …trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng
ở Biển Đông là 7 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo
đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ
thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ
thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu
tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Ngoài ra, theo các chuyên
16
gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài
nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang
bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế
dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai thác
được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo
này.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền
Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á.
Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên
quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh
đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á
đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi
Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và
Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai
của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông,
trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có
trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536
cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng
Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng
gia tăng ở khu vực. Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc
sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và
các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của
thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển
Đông. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng
45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển
Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng
17
hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển
bằng đường biển qua Biển Đông.
1.1.2. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Đảo theo cách hiểu thông thường là một vùng đất có nước bao quanh.
Theo nghĩa pháp lí một đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy
triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (trích Điều 121, Công ước luật
biển năm 1982).Trên các Đảo các quốc gia cũng có chủ quyền hoàn toàn và
đầy đủ như trên đất liền.
Quần đảo là một tập hợp các đảo.
Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể
tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với chiều dài bờ biển khoảng 3260
km và rất nhiều các đảo ven bờ, xa bờ. Hệ thống đảo tiền tiêu phía bắc bao
gồm có các đảo: đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn
18
Mát, Hòn Mê (Thanh Hóa)...các đảo lớn ven bờ giàu tiềm năng như: Phú
Quốc, Phú Qúy, Côn Đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở giữa Biển
Đông...Các đảo của nước ta có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã
hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phần lớn các đảo của Việt Nam là các đảo gần bờ, chỉ có 2 quần đảo xa
khơi đó là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là hai quần đảo san hô nằm ở
giữa Biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước, hai quần đảo này thường được gọi
dưới tên chung là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa,
Vạn Lý Trường Sa…Các nhà hàng hải và truyền giáo phương tây (Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) gọi dưới các tên Paracels, Parcels hoặc Pracels.
Trên các bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương tây, hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau hình lá cờ đuôi
nheo nằm dọc bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng tới cuối đồng bằng
Nam Bộ. Vài thế kỷ gần đây, nhờ sự phát triển của ngành hàng hải và ngành
đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách ra hai quần đảo riêng biệt mang tên
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trên các bản đồ nước ngoài
thường gọi là quần đảo Paracels và quần đảo Sprataly.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng vĩ độ 15045’ đến 17015’ Bắc;
kinh độ 111000’ đến 113000’ Đông, án ngữ ngang cửa Vịnh Bắc Bộ, cách đảo
Lý Sơn (Cù Lao Ré) Quảng Ngãi hơn 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung
Quốc) khoảng 140 hải lý. Quần đảo gồm trên 30 hòn đảo, đá cồn, san hô, bãi
cát nằm rải trên một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng 100 hải lý, từ
bắc xuống nam khoảng 85 hải lý, chiếm một diện tích khoảng 15.000 km2.
Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm:
Nhóm phía đông, gồm khoảng 8 hòn đảo nhỏ và một số mỏm đá san hô
mới nhô lên khỏi mặt nước. Lớn nhất là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn rộng
trên dưới 1,5 km2, có nhiều cây cối, xung quanh, có những bãi san hô và bãi
cát ngầm. Một số đảo khác như đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam… có
19
diện tích từ 0,4 km2 trở xuống, nhiều đảo có bờ cát trắng hoặc bãi san hô viền
quanh.
Nhóm Phía Tây, gồm khoảng 15 hòn đảo nhỏ. Các đảo Hoàng Sa, Hữu
Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Én, Tri Tôn… diện tích
khoảng từ 0,5 km2 trở xuống và cao hơn mặt nước từ 4 m đến 6 m.
Trong quần đảo Hoàng Sa, đảo Linh Côn nằm ở ngoài cùng về phía
đông và đảo Tri Tôn nằm ngoài cùng về phía nam. Tổng diện tích phần nổi
của tất cả các đảo thuộc quần đảo khoảng 10km 2. Ngoài các đảo, còn có
những cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm
nước giữa biển khơi. Có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng.
Quần đảo Hoàng Sa không có mùa đông lạnh giá, mà mùa hè nóng nực,
nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 23 0C, Cao nhất trong tháng 7 là
280C. Thời tiết có thể chia làm hai mùa.Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6, mùa
mưa từ tháng 7 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1170
mm. Từ tháng 6 đến tháng 8, bão thường xuyên đi qua quần đảo này.
Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng. Có đảo cây cối um
tùm, nhưng có đảo chỉ có các bụi cây nhỏ và cỏ dại.Thực vật phần lớn thuộc
các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam. Nhiều triều vua trước đây
của Việt Nam đã ra lệnh đem các loại cây ra trồng trên các đảo để thuyền bè
qua lại dễ nhận, tránh khỏi tai nạn.
Trên các đảo có nguồn phốt phát vôi do phân chim tích tụ từ lâu đời bị
phong hóa. Qua khảo sát, các nhà địa chất Pháp ước tính trữ lượng khoảng
gần 10 triệu tấn. Đây là nguồn phân bón có giá trị lớn. Hải sản ở Hoàng Sa có
nhiều loài quý như tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi…và một loại
rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế.
Quần đảo Trường Sa ở về phía đông nam nước ta trong khoảng vĩ độ
6030’ đến 12000’ Bắc; kinh độ 111030’ đến 117030’ Đông, gồm khoảng hơn
100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên một vùng biển rộng từ
tây sang đông khoảng gần 350 hải lý, từ bắc xuống nam khoảng hơn 360 hải
20
lý, chiếm một diện tích biển khoảng tử 160.000 đến 180.000km 2. Đảo gần đất
liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà) khoảng 250 hải
lý, cách hòn đảo ở gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) ít nhất cũng khoảng trên
600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.
Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quẩn đảo Hoàng
Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5 mét. Lớn nhất là đảo Ba Bình
rộng khoảng 0,6 km2, sau đó là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết,
Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩn Viễn, An Bang… Ngoài ra
còn nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu
Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Các đảo ở đây cũng có vành
đá san hô ngầm, rộng hàng trăm mét, che chở cho đảo khỏi bị sóng đánh tràn
lên. Có những vành đai san hô bao quanh dài, rộng hàng chục km như đảo
Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lớn. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá,
cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 10 km 2 tương đương với quần đảo
Hoàng Sa, nhưng quần đảo Trường Sa trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn
10 lần quần đảo Hoàng Sa.
Chất đất trên các đảo của quần đảo Trưởng Sa là cát san hô, có lẫn
những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày từ 5 đến 10 cm. Một số đảo trong
quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa, đảo Song Tử
Đông. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như cây phong ba, phi lao và một
số loại dây leo cỏ dại.
Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, có nhiều loại
cá tập trung với mật độ cao, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ
đại dương có giá trị kinh tế cao.
Khí hậu, thời tiết ở vùng biển quần đảo Trưởng Sa khác biệt lớn so với
các vùng ven bờ. Mùa hè mát hơn và mùa đông ấm hơn.Một số hiện tượng
thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền.
Hàng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6
trở lên, phân phối không đồng đều trong các tháng. Có thể chia ra làm 2 mùa:
21
mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa
trung bình hàng năm rất lớn, khoảng hơn 2500 mm. Hiện tượng dông trên
vùng biển quần đảo này rất phổ biển, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng
có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.
1.2. Phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam
Theo tài liệu 100 câu hỏi về biển, đảo dành cho tuổi trẻ của Ban tuyên
giáo Trung ương, Nxb thông tin và truyền thông 2013 thì:Chủ quyền là quyền
làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền
của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong
phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên
cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm
thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó
vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu,
gió...
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong
việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như:
cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân
tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của
quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền
tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường
để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực
hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không
22
gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ
quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định
đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác).
1.3. Cơ sở pháp lí khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của
Việt Nam
1.3.1. Nguồn sử liệu Việt nam
Nước Việt Nam nằm bên bờ phía Tây của Biển Đông. Bao đời nay,
biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất và đời sống của
dân tộc ta. Ngay từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã biết khai thác biển,
lúc đầu là đánh bắt các hải sản ven bờ, sau tiến ra các đảo và vùng biển xa
hơn. Câu chuyện về chàng Mai An Tiêm bị vua cha hiểu lầm đuổi ra đảo
hoang đã cùng vợ bỏ sức khai phá và trồng dưa hấu trên hòn đảo gần bờ biển
vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) đã phần nào phản ánh: Từ xa xưa, người Việt đã
tới sinh sống và sản xuất trên các hải đảo ven bờ. Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ
XVIII, các triều dại phong kiến Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động khai
thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
một cách hiệu quả, lâu dài. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lí và các cứ
liệu lịch sử có giá trị để chứng minh rằng Việt Nam là nước đầu tiên trong
lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này phù hợp với
nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Trước hết, thông qua các bản đồ cổ của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn
có cơ sở để khẳng định hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam.
Ngay từ thời vua Lê Thánh Tông đã cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là
“Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và
Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt.
23
Bản đồ An Nam quốc đồ - Hồng Đức năm 1490
Hồng Đức Bản Đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18.
Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi
Đến năm 1834, trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (Bản đồ Việt Nam
vẽ năm 1834) cũng có Hoàng sa, Vạn lý trường sa thuộc lãnh thổ Việt Nam :
24
Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834)
Năm 1853, nhà Nguyễn đã cho in vào sách giáo khoa tiểu học bản quốc
địa đồ trong đó ghi rõ ở ngoài khơi khu vực miền Trung có quần đảo Hoàng
sa.
25