Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học qua môn địa lý lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MƠN ĐỊA LÍ LỚP 4,5

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Kim Cúc
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Xuân Diệu
Lớp
: 10STH1

Đà Nẵng, tháng 5/2014


Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc đến các thầy cô giáo
Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã tận tình
dạy dỗ, giúp tơi trang bị cho mình hành trang kiến thức vững chắc trong suốt 4 năm
học qua.
Đặc biệt, em xin gởi đến cô giáo - Thạc Sĩ Trần Thị Kim Cúc lời biết ơn sâu
sắc. Cơ là người đã hết lịng giúp đỡ, dìu dắt và chỉ bảo em tận tình, cũng như chia
sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình em hồn thiện luận văn.
Bên cạnh đó, để có được thành công ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn
đến các thầy cô giáo ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Tiểu Học Trần Cao Vân
và Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện, giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành tốt luận
văn.
Đồng thời tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln ln cổ vũ sát
cánh bên tơi, động viên nhiệt tình, ln ln tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn


thành tốt khóa luận.
Trong một thời gian ngắn, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nên trong q
trình nghiên cứu và hồn thành đề tài khơng thể tránh khỏi những khuyết điểm. Tôi
rất mong muốn nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến từ quý thầy cơ và các bạn
để đề tài được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Diệu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
6. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................4
7. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................4
8. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
9. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
10. Cấu trúc khóa luận ...............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ...................... 6
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................6
1.1.1 Tổng quan về môi trường ...................................................................................6
1.1.1.1 Khái niệm môi trường .....................................................................................6
1.1.1.2 Thành phần môi trường ...................................................................................7

1.1.1.3 Các chức năng của mơi trường .......................................................................8
1.1.1.4 Tình hình mơi trường ở Việt Nam hiện nay..................................................10
1.1.1.5 Những hậu quả gây nên do sự tác động của con người vào mơi trường ......12
1.1.2 Tình hình và quan điểm chung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong
nhà trường ở nước ta .................................................................................................13
1.1.2.1 Quan điểm chung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường ở
nước ta .......................................................................................................................13
1.1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc của việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường trong
nhà trường nước ta ...................................................................................................15
1.1.2.3 Tìm hiểu về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 17
1.1.3 Nội dung của chương trình mơn Địa lí lớp 4,5 ................................................19
1.1.3.1 Mục tiêu của chương trình mơn Địa lí lớp 4,5 ..............................................19
1.1.3.2 Nội dung của chương trình mơn Địa lí lớp 4,5 .............................................20


1.1.4 Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ..........................................20
1.1.4.1 Đặc điểm các quá trình nhận thức .................................................................20
1.1.4.2 Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học.........................................................23
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................25
1.2.1 Vai trò của người giáo viên Tiểu học về việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi
trường ........................................................................................................................25
1.2.2 Tìm hiểu thực tế của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu
học qua mơn địa lí lớp 4,5 .........................................................................................26
1.2.2.1 Đối tượng điều tra ........................................................................................26
1.2.2.2 Nội dung điều tra ..........................................................................................26
1.2.2.3 Phương pháp điều tra ...................................................................................26
1.2.2.4 Kết quả điều tra .............................................................................................27
* Tiểu kết chương 1 .................................................................................................42
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC BÀI HỌC, CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH
THỨC TỔ CHỨC DẠY ĐỂ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MƠN ĐỊA LÍ LỚP 4, 5 ................................ 45
2.1 CÁC BÀI HỌC CĨ NỘI DUNG VỀ MƠI TRƯỜNG ĐỂ TÍCH HỢP GIÁO
DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4,5 ...........45
2.1.1 Các mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn Địa lí lớp 4,5 ...45
2.1.1.1 Mức độ toàn phần..........................................................................................45
2.1.1.2 Mức độ bộ phận ...........................................................................................45
2.1.1.3 Mức độ liên hệ...............................................................................................46
2.2 HỆ THỐNG CÁC BÀI HỌC CĨ NỘI DUNG VỀ MƠI TRƯỜNG ĐỂ TÍCH
HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP
4,5. .............................................................................................................................46
2.2.1 Lớp 4 ................................................................................................................46
2.2.2 Lớp 5 ................................................................................................................50
2.3 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4,5.....................52
2.3.1 Dạy học trên lớp ...............................................................................................53
2.3.1.1 Dạy học cá nhân ............................................................................................53
2.3.1.2 Dạy học nhóm ...............................................................................................54
2.3.1.3 Dạy học theo lớp .......................................................................................... 54
2.3.2 Dạy học tại hiện trường ....................................................................................54


2.3.3 Tham quan ........................................................................................................55
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIÁO
DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG MƠN ĐỊA LÍ LỚP 4,5 ...........55
2.4.1 Phương pháp trực quan ....................................................................................56
2.4.2 Phương pháp vấn đáp .......................................................................................56
2.4.3 Phương pháp thảo luận nhóm...........................................................................57
2.4.4 Phương pháp điều tra .......................................................................................59
2.4.5 Phương pháp kể chuyện ...................................................................................59
2.4.6 Phương pháp thực hành ....................................................................................60

* Tiểu kết chương 2 .................................................................................................60
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 62
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................................62
3.2 CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM ............................................................................62
3.2.1 Địa điểm thực nghiệm ......................................................................................62
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................62
3.2.3 Nội dung thực nghiệm ......................................................................................62
3.2.4 Tiến hành thực nghiệm.....................................................................................62
3.2.5 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................63
3.2.5.1 Xử lí kết quả thực nghiệm .............................................................................63
3.2.5.2 Nhận xét kết quả thực nghiệm ......................................................................65
* Tiểu kết chương 3 .................................................................................................65
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 67
I. Kết luận ..................................................................................................................67
II. Kiến Nghị .............................................................................................................68
III. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài .......................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 - Bảng kết quả mức độ liên hệ thực tế về thực trạng môi trườngở địa
phương ............................................................................................................. 27
Bảng 1.2 - Bảng hiệu quả mang lại được qua việc dạy tích hợp nội dung giáo dục
mơi trường trong mơn Địa lí lớp 4,5 ..........................................................29
Bảng 1.3 - Bảng biểu thị những thuận lợi trong q trình tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh thơng qua mơn Địa lí lớp 4,5 ..................30
Bảng 1.4 - Bảng biểu thị những khó khăn trong q trình tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ mơi trường cho học sinh thơng qua mơn Địa lí lớp 4,5 ..................31
Bảng 1.5 - Bảng biểu thị các phương pháp dạy giáo viên thường dùng để giáo dục

học sinh ý thức bảo vệ môi trường. ............................................................32
Bảng 1.6 - Bảng biểu thị mức độ sử dụng các hình thức dạy học để giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường ......................................................................................33
Bảng 1.7 - Bảng thể hiện thái độ, ý kiến của giáo viên đối với các quan điểm ........34
Bảng 1.8 - Bảng thể hiện các hình thức giáo viên có tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ
mơi trường cho học sinh ngồi những giờ học trên lớp .............................35
Bảng 1.9 - Bảng biểu thị mức độ giáo viên tham dự các lớp tập huân về giáo dục
bảo vệ môi trường ......................................................................................36
Bảng 1.10 - Bảng kết quả sự u thích mơn Địa lí của học sinh ..............................37
Bảng 1.11 - Bảng nhận thức của học sinh về vai trị của mơi trường đối với cuộc
sống con người ...........................................................................................38
Bảng 1.12 - Bảng nhận thức của học sinh về môi trường sống xung quanh chúng ta
hiện nay ......................................................................................................38
Bảng 1.13 - Bảng biểu thị nhận thức của học sinh về trách nhiệm bảo vệ môi trường ......39
Bảng 1.14 - Bảng nhận thức của học sinh về các nguyên nhân gây ô nhiễmmôi
trường .........................................................................................................40
Bảng 1.15 - Bảng kết quả của học sinh về sự mong muốn liên hệ về môi trường ở
địa phương và cách bảo vệ môi trường trong mơn Địa lí. .........................40
Bảng 1.16 - Bảng thể hiện các hoạt động dã ngoại do nhà trường tổ chức để các em
tham gia tìm hiểu về mơi trường ................................................................41
Bảng 1.17 - Bảng thể hiện mức độ các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường do nhà trường tổ chức .....................................................................41
Bảng 3.1 - Đối tượng thực nghiệm ...........................................................................62
Bảng 3.2 - Bảng kết quả đạt được ở khối lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ .....63
Bảng 3.4 - Bảng kết quả đạt được ở khối lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi .......64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 - Biểu đồ biểu thị mức độ liên hệ thực tế về thực trạng môi trườngở địa
phương .................................................................................................28

Biểu đồ 1.2 - Biểu đồ biểu thị mức độ sử dụng phương pháp dạy học để giáo dục
bảo vệ môi trường ...............................................................................32
Biểu đồ 1.3 - Biểu đồ biểu thị mức độ giáo viên tham dự các lớp tập huấn về giáo
dục bảo vệ môi trường.........................................................................36
Biểu đồ 1.4 - Biểu đồ biểu thị nhận thức của học sinh về vai trị của mơi trường đối
với cuộc sống con người .....................................................................38
Biểu đồ 3.1 - Biểu đồ biểu thị kết quả đạt được ở khối lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh
Ngọc Huệ .............................................................................................62
Biểu đồ 3.2 - Biểu đồ biểu thị kết quả đạt được ở khối lớp 5 trường Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi .................................................................................63


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, mơi trường đang là vấn đề nóng ở hầu khắp các quốc gia trên thế
giới. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đã có những tác động
và cải tạo thiên nhiên nhằm mang lại lợi ích cho bản thân nhưng lại gây ra những
tiêu cực cho mơi trường sống của chính mình. Cụ thể là con người đã và đang phải
đối mặt với sự cạn kiệt của tài ngun thiên nhiên, ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước,
hạn hán, lũ lụt .... Hiện nay, con người đã có ý thức về những ảnh hưởng do chính
con người gây ra. Do đó, bảo vệ mơi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế
giới quan tâm.
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, đang phải gánh chịu những hậu quả
về ô nhiễm môi trường. Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP
và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi
trường: “ Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối
quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các
nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt những mối nguy cơ
về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của
con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính

nhận thức và trình độ, hiểu biết của họ.” Do đó, giáo dục mơi trường là một phương
tiện khơng thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường” . Ý thức được vấn
đề đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục môi trường vào trường học
nhằm tác động đến quá trình nhận thức của học sinh bằng chương trình tích hợp
giáo dục mơi trường trong các môn học ở Tiểu học cũng như các cấp học khác.
Giáo dục môi trường cho học sinh các cấp học nói chung và ở Tiểu học nói
riêng là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Vì giáo dục mơi
trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng, hành động trong môi trường cho học
sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. Việc
giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học mang một ý nghĩa to lớn, bởi Tiểu học
là bậc học nền tảng, cơ bản cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Giáo
dục ở bậc Tiểu học không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thơng mà cịn đặt nền

1


móng cho tồn bộ sự hình thành nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục
mơi trường ở tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành thái độ, hành vi
ứng xử, sự nhận thức của các em về bảo vệ môi trường trong cấp học này và các cấp
học sau.
Giáo dục mơi trường được dạy tích hợp qua các mơn học ở Tiểu học, trong đó
có mơn Địa lí. Mơn này giúp học sinh nhận biết được một số đặc điểm khái quát về
tự nhiên, dân cư, hoạt động của con người ở các miền địa hình, ở các châu lục và
một số nước tiêu biểu trên thế giới, giúp học sinh nhận biết, thích ứng các sự vật
gần gũi với môi trường xung quanh các em đang sống để các em dần hình thành
kiến thức về mơi trường xung quanh của mình, thành phần mơi trường, mối quan hệ
giữa con người và các thành phần môi trường, xác định được nguyên nhân làm ô
nhiễm và biện pháp bảo vệ mơi trường để sống hịa hợp, gần gũi và bảo vệ môi
trường tự nhiên xung quanh mình.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường cho học sinh tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4,5”
2. Lịch sử vấn đề
Tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường trong dạy học nói chung và trong dạy
học mơn Địa lí ở tiểu học nói riêng là một trong những nội dung được Bộ giáo dục
hết sức chú trọng. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về tích hợp giáo dục môi
trường ở các cấp học trong nhiều môn học khác nhau như Tự nhiên Xã hội, Hóa
học, Sinh hoc, Văn học…
Giáo dục môi trường cho học sinh là một đề tài đã được nhiều tác giả nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau , tiêu biểu như
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong
cuốn “ Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thơng”, Nhà xuất bản Hà
Nội – 2003. Ba tác giả đã nêu một số nhận thức cơ bản về môi trường, hiện trạng
khai thác, sử dụng và việc bảo vệ các nguồn tài nguyên, thiên nhiên và môi trường.
Đồng thời giáo dục môi trường qua môn Địa lí cho học sinh phổ thơng.
- Chất thải trong q trình sản xuất và vấn đề bảo vệ mơi trường của tác giả Lê
Văn Trình, Phạm Văn Hải, Nguyễn Thắng Lợi, Bùi Hồng Quang đã đưa ra khái
niệm cơ bản về chất thải trong sản xuất và ảnh hưởng của nó đến mơi trường, các

2


văn bản pháp lý về kiểm soát chất thải và bảo vệ mơi trường. Các giải pháp xử lí
chất thải.
- Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh của tác giả
Trần Thị Thảo đã nêu lên vị trí, ý nghĩa, nhiệm vụ, phương pháp, hình thức giúp trẻ
làm quen với môi trường xung quanh.
- Sức khỏe môi trường của tác giả Trịnh Thị Thanh – Đại học Quốc gia Hà
Nội 2007 đã nhắc đến các hình thức tác động và một số yếu tố ảnh hưởng độc tính
đến con người. Ảnh hưởng của chất độc và môi trường đến sức khỏe con người.
Các tác giả đã đưa ra nội dung giáo dục môi trường trong các môn học khác

nhau mà chưa đề cập đến giáo dục mơi trường trong mơn Địa lí ở Tiều học. Tuy
nhiên, tất cả là những tài liệu quý báu để tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề
tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung về giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn Địa lí lớp
4,5 để xác định các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học dùng để giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4,5. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan về giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học.
- Tìm hiểu nội dung các bài học được dạy tích hợp để giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4,5.
- Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.
- Thiết kế một số kế hoạch bài học giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường
và thực nghiệm sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung Địa lí lớp 4,5.

3


6. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học thơng qua
mơn Địa lí lớp 4,5
7. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên và học sinh lớp 4,5 trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và Nguyễn
Văn Trỗi.

- Các bài học được dạy tích hợp để giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho
học sinh tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4,5.
- Các phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4,5.
8. Giả thuyết khoa học
- Nếu giáo viên nắm vững nội dung các bài học được dạy tích hợp để giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học trong mơn địa lí lớp 4,5 , đồng
thời phải kết hợp với việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
thích hợp, cùng với nội dung liên hệ vào bài học được thực tế, gần gũi với các em
thì sẽ giúp các em khắc sâu, ghi nhớ được nội dung bài học trong việc hình thành ý
thức và thói quen bảo vệ mơi trường cho học sinh tiểu học.
9. Phương pháp nghiên cứu:Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng cácphương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để thu thập
thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các giờ dạy mơn Địa lí lớp 4,5.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Thống kê, phân tích, xử lí số liệu,đánh giá kết quả của việc thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra Anket
Dùng hệ thống các câu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên về vấn đề cần
nghiên cứu.

4


10. Cấu trúc khóa luận
Đề tài gồm 3 phần
Phần mở đầu

- Lí do chọn đề tài
- Lịch sử vấn đề
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh tiểu học
Chương 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4,5 qua môn
Địa lí
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận và kiến nghị

5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Tổng quan về môi trường
1.1.1.1 Khái niệm môi trường
Thuật ngữ “ môi trường”đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực, nhiều phạm vi khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì mơi trường là tổng
hợp những yếu tố bao quanh một vật thể và có quan hệ nhất định với vật thể đó.

Như vậy, nói đến mơi trường tức là nói tới mơi trường của một vật thể, một đối
tượng nhất định.
Chương trình mơi trường của UNEP định nghĩa : “ Môi trường là tập hợp các
yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng
đồng”
Theo UNESCO (1981), mơi trường bao gồm tồn bộ các hệ thống tự nhiên và
các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và những cái vơ hình, trong
đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. [1,2]
Định nghĩa về mơi trường, viện sĩ địa lí người Nga S.V.Kalesnik đã đưa ra
định nghĩa nổi tiếng về môi trường: “ Môi trường là một bộ phận của Trái Đất bao
quanh xã hội loài người ở một thời điểm nhất định, bị thay đổi bởi xã hội loài người
ở mức độ này hay mức độ khác. Cịn xã hội lồi người ở một thời điểm nhất định có
quan hệ trực tiếp với nó trong đời sống và trong hoạt động sản xuất của mình” ( Các
quy luật chung của Trái Đất – NXB KHKT, Hà Nội, 1972).
Với nhà địa lí học Nga Geraximox thì “ môi trường là khung cảnh của cuộc
sống, của lao động, và sự nghỉ ngơi giải trí của con người”.
Trong cuốn Luật môi trường ban hành tháng 12 năm 1993, điều I, có đưa ra
khái niệm về mơi trường: “ Mơi trường bao gồm tồn bộ các yếu tố tự nhiên và các

6


yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
[1]
Theo Từ điển bách khoa Larouse, thì mơi trường được mở rộng hơn “ là tất cả
những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc
khơng có sự sống. Các yếu tố chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý,

mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ, bảo
tồn vật chất…Trong đó hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù cục bộ.
Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp
với sinh vật và quần xã sinh vật” [1,3]
Như vậy, cho dù các định nghĩa trên có khác nhau về quy mô, mức độ và giới
hạn nhưng có thể hiểu mơi trường là một tập hợp tất cả các thành phần của thế giới
vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và
những hoạt động của sinh vật. Môi trường là nơi sống của sinh vật, cho phép các
sinh vật sinh trưởng và phát triển. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại
và diễn biến trong một môi trường nhất định. Đối với con người, mơi trường cịn
chứa đựng nội dung rộng hơn, cịn được gọi là “ môi trường sống của con người”.
1.1.1.2 Thành phần môi trường
Môi trường sống của con người thường bao gồm các thành phần môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo
a. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học
tồn tại khách quan. Chính là khoảng khơng gian ngun sinh của bề mặt Trái Đất,
trong đó có chứa các thành phần vật chất của tự nhiên tạo cơ sở đầu tiên cho sự
sống của con người. Mơi trường tự nhiên có nhiều thành phần cấu tạo nên như:
nham thạch, đất, nước, khơng khí, nhiệt, ánh sáng, âm thanh, năng lượng, thực vật,
động vật, vi khuẩn. Các thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên
một tổng thể tự nhiên đặc trưng của Trái Đất, nó tồn tại một cách khách quan không
phụ thuộc vào ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người[1, 6]

7


b. Môi trường nhân tạo
Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật lí, sinh học, xã hội…do con
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như thành phố, làng mạc, đường

sá, nhà máy, đồng ruộng, trường học, bệnh viện, cơng viên…Trình độ khoa học kĩ
thuật ngày càng phát triển, xã hội ngày càng phát triển thì mơi trường nhân tạo càng
thay đổi nhanh chóng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. [2,6]
c. Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội gồm các mối quan hệ giữa con người với con người,
là các hệ thống tổ chức xã hội và kinh tế cùng các mối quan hệ của chúng như các
hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục…
Như vậy ba thành phần môi trường này cũng tồn tại, xen lẫn vào nhau và
tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần mơi trường ln chuyển hóa và diễn ra
theo chu kì. Thông thường là ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm bảo cho
sự sống trên trái đất phát triển ổn định. Các chu trình tuần hồn phổ biến thường
gặp là chu trình tuần hồn cacbon, nitơ, lưu huỳnh, photpho…gọi chung là chu trình
sinh-địa-hóa học.
Sinh vật và mơi trường xung quanh ln có quan hệ tương hỗ với nhau về vật
chất và năng lượng thông qua các thành phần mơi trường như khí quyển, thủy
quyển, địa quyển, sinh quyển cùng các hoạt động của hệ mặt trời.
Con người vừa là một thực thể sinh học, vừa là một thực thể văn hóa – mơi
trường sống của con người – cịn gọi là mơi trường nhân văn, là tổng hợp các điều kiện
vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa bao quanh và có ảnh hưởng
đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và của các cộng đồng người. [11,2]
1.1.1.3 Các chức năng của mơi trường
Đối với sự sống nói chung và với con người nói riêng thì mơi trường sống có
các chức năng cơ bản sau:
a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định
để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất, đường
xá…

8



Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ kĩ thuật và
cơng nghệ sản xuất. Con người có thể gia tăng khơng gian sống của mình bằng việc
khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian như cải tạo các
vùng đất mới, khai hoang…Việc khai thác quá mức không gian và các tài nguyên
thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống trên Trái đất không thể phục
hồi.[1,2]
b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên
Lịch sử phát triển của xã hội lồi người chính là lịch sử khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu và sự phát triển của xã hội lồi người.
Mơi trường là nơi cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu, năng lượng, thông tin
(kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí của
con người
Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng làm cho tài
nguyên không tái tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái tạo không được phục hồi. Dẫn đến
môi trường bị cạn kiệt, suy thối và ơ nhiễm. [2, 6]
c. Mơi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, sự tiến hóa
của sinh vật, sự xuất hiện và phát triển văn hóa của lồi người.
Mơi trường là nơi cung cấp các chỉ thị khơng gian và tạm thời mang tính tín
hiệu, báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật trên Trái đất : bão,
động đất, núi lửa, sóng thần…
Mơi trường là nơi lưu giữ, cung cấp cho con người sự đa dạng về các nguồn
gen, các loài sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên, giá trị
văn hóa, tơn giáo…[1,2]
d. Mơi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Trong quá trình sống, sản xuất, tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào
thải các chất thải vào môi trường. Các chất thải dưới tác dụng của các vi sinh vật và
các yếu tố môi trường sẽ bị phân hủy, biến đổi, nó tham gia vào hàng loạt các q
trình sinh địa hóa phức tạp.


9


Sự gia tăng dân số, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, làm cho lượng
chất thải tăng lên không ngừng. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ lượng chất thải trở nên q
tải đối với mơi trường.
Mơi trường có khả năng biến đổi, phân hủy các chất thải:
+ Biến đổi lí - hóa học: pha lỗng hoặc phân hủy hóa học nhờ ánh sáng , nhờ
hấp thụ, nhờ tách, chiết…
+ Biến đổi sinh hóa : sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và các bon,
khử độc bằng sinh hóa…
+ Biến đổi sinh học: khống hóa các chất hữu cơ, mùn hóa, amơn hóa…. [2]
1.1.1.4 Tình hình môi trường ở Việt Nam hiện nay
Nước ta là nước giàu về tài nguyên thiên nhiên, đất đai phì nhiêu, khí hậu nóng
ẩm tạo điều kiện cho cây trồng và vật ni sinh trưởng, phát triển quanh năm,
khống sản phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta đã gây ra khơng ít những hậu quả xấu đến tự
nhiên và môi trường. Con người đã tác động mạnh mẽ đến các tài ngun đất, rừng,
biển, khống sản…làm cho mơi trường biến đổi sâu sắc. Trong các báo cáo tại Hội
nghị Quốc tế về môi trường và phát triển tại Hà Nội tháng 12-1990 đã nêu ra những
biểu hiện cụ thể về suy thối mơi trường ở Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất ở các mặt
sau:
- Tài nguyên rừng: Năm 1943 rừng vẫn cịn 14,352 triệu ha (chiếm ½ diện
tích lãnh thổ). Nhưng đến năm 1984 rừng chỉ còn lại là 7,8 triệu ha ( chiếm 23,6%
diện tích lãnh thổ cả nước), ở những năm 90 con số trên còn giảm sút rất nhiều, cứ
tốc độ như trên thì chỉ 40 năm sau nước ta sẽ khơng cịn rừng. [2, 14]
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất nước ta là 33 triệu ha, chia bình qn
đầu người diện tích này chỉ được 0,51 ha/ người (năm 1990) và 0,44ha/ người (năm

2000). Trong 33 triệu ha đất của nước ta thì đất sử dụng vào nông nghiệp chỉ chiếm
khoảng 7 triệu ha ( 20,84%). Diện tích đất canh tác đã quá ít, thì q trình canh tác
lại chưa hợp lí nên đất bị thối hóa, bạc màu nhiều, dân số ở các vùng nơng thơn
tăng nhanh nên diện tích canh tác tính trên đầu người lại càng giảm đi.

10


Diện tích đồi núi chiếm khoảng 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất đồi
núi thì dốc, địa hình phức tạp nguy hiểm trở nên sử dụng khó khăn. Nạn dốt nương
làm rẫy, khai thác lâm sản bừa bãi cũng làm cho diện tích đồi trọc và đất trống tăng
nhanh. [3, 11]
- Tài ngun khống sản: Nước ta có khoảng 3500 mỏ quặng và trên 80 loại
khoáng sản, trong đó có nhiều loại quý và quan trọng như: than, dầu mỏ, khí đốt,
sắt, thiếc, đồng, vàng, bơ – xít, apatit…Nhưng do trình độ khoa học cịn thấp, lại
thiếu sót trong q trình thăm dị, thiết kế mỏ và q trình khai thác, chế biến mà
làm tổn thất, lãng phí nặng nề bằng 2 – 3 lần chỉ tiêu cho phép. Tình trạng chỉ khai
thác các quặng giàu hoặc chỉ lựa chọn quặng cần thiết, bỏ loại quặng nghèo, không
tổng hợp lợi dụng toàn bộ quặng đã khai thác xảy ra ở khắp nơi trong các khu mỏ
gây lãng phí 1/3 lượng tài nguyên tiềm tàng. Có những nơi để đáp ứng được nhu
cầu trước mắt đã sử dụng những quặng quý dùng vào những việc bình thường như:
lấy đá dùng làm vật liệu ốp lát, trang trí, làm đá rải đường… các bãi thải bừa bãi, bố
trí tùy tiện vừa làm ô nhiễm môi trường vừa làm biến đổi cảnh quan tự nhiên. [1,
13]
- Tài nguyên sinh vật: Cho đến nay nước ta đã thống kê hơn 7000 loài thực
vật bậc cao có mạch, nhưng theo dự đốn của các nhà khoa học thực vật thì nước ta
có tới 12000 loài. Nhân dân ta cũng đã biết được nhiều lồi thực vật có ích, ít nhất
là 2300 lồi đã được sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, dược phẩm, lấy gỗ,
lấy dầu…Hệ thống động vật nước ta cũng rất phong phú, chúng ta thống kê được
273 loài thú, 773 lồi chim, 1801 lồi bị sát, 80 lồi ếch nhái… Chủ yếu những loài

thực, động vật sống ở rừng. Nước ta lại có hệ thống sơng, suối, hồ, đầm dày đặc, ở
đây lại chứa một lượng cá và các sản phẩm nước ngọt rất lớn khoảng 20000 đến
30000 tấn/năm. Đặc biệt sinh vật biển ở nước ta rất đa dạng, có nhiều lồi đặc sản
q giá. Biển nước ta có khoảng 2000 lồi cá, 70 lồi tơm, 650 lồi rong tảo biển và
nhiều loài đặc sản quý khác. Thế nhưng việc sử dụng và khai thác chưa được là bao,
và cũng chưa hợp lí, phương tiện khai thác thơ sơ, khơng đúng quy cách nên đã làm
cho nhiều lồi bị mất đi, hoặc phải di cư làm tổn hại lớn tài nguyên sinh vật. [1]
- Môi trường sống: Ở nước ta, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là các q trình sản
xuất, đặc biệt là sản xuất cơng nghiệp. Cơng nghiệp nước ta đang ở thời kì đầu chưa

11


phát triển mạnh, nhưng do kĩ thuật còn lạc hậu, các thết bị còn cũ kĩ, chắp vá nên
vấn đề rác thaair là nguy cơ gây ô nhiễm hàng đầu. Các loại khí độc, bụi, các loại
nước thải độc…gây ơ nhiễm cho bản thân người lao động và các khu dân cư lân
cận. Bên cạnh công nghiệp là các hệ thống phương tiện giao thông. Ở các thành phố
lớn lưu lượng ô tô lên tới 6000 – 8000 ô tô và 40000 – 50000 xe gắn máy/ ngày.
Trong nông nghiệp, người ta sử dụng một cách thiếu khoa học cấc loại thuốc trừ sâu
và số lượng sử dụng ngày càng tăng nhanh, năm 1959 khoảng 100 tấn/ năm, năm
1978 là 22000 tấn/ năm. Hiện nay khoảng 50% diện tích đất canh tác được phu các
loại thuốc trừ sâu. Nhiều vùng thâm canh rau nồng độ phun thuốc cao hơn nồng độ
cho phép 2 - 3 lần, có khi gấp 10 lần. Tình hình trên đã gây ơ nhiễm mơi trường
nặng, đặc biệt là môi trường sinh thái đồng ruộng, nước ngầm bị nhiễm độc…khơng
những thế cịn gây nhiễm độc cho con người, hàng năm có tới hàng nghìn người bị
nhiễm độc, ngộ độc và có hàng trăm người chết. [3]
1.1.1.5 Những hậu quả gây nên do sự tác động của con người vào môi trường
Từ khi con người xuất hiện đã có những tác động đến mơi trường tự nhiên,
đặc biệt là trong giai đoạn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thơng qua các
hoạt động sản xuất xã hội đã làm cho mơi trường biến đổi nhanh chóng và sâu sắc.

Chính những biến đổi ấy đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.
Những hậu quả gây nên do sự tác động của con người vào môi trường được thể hiện
cụ thể qua:
- Hoạt động nông nghiệp: thực trạng môi trường nông thôn cho thấy vấn đề
môi trường bức xúc nhất trong nông nghiệp và nông thơn hiện nay là suy thối các
loại tài ngun ( rừng, đất, nước và đa dạng sinh học), ô nhiễm môi trường do chất
thải (chủ yếu là chất thải rắn), sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp, nước sạch và vệ
sinh môi trường
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian dài đã sử dụng quá nhiều phân
hóa học cho độ phì đất suy giảm, một khối lượng lớn về đạm, lân đã bị rửa trôi,
nước bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng nitrat, nitrit tăng mạnh đã làm cho môi trường
nước, đất giảm chất lượng và ngày càng xấu đi. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật quá mức dẫn đến dư lượng thuốc trong đất và nước ngày càng nhiều đã nhiễm

12


độc trở lại nông phẩm, thực phẩm, gây tác hại cho môi trường sống và sức khỏe của
con người. [3]
- Hoạt động công nghiệp: là hoạt động tác động mạnh nhất đến môi trường và
gây nhiều hậu quả xấu nhất đối với môi trường. Cụ thể là việc khai thác mỏ là phá
hủy môi trường tự nhiên, gây nên sự sụt lún, làm thay đổi mạng lưới thủy văn, thay
đổi hệ sinh thái…
Mặc khác các nhà máy điện nguyên tử là nguồn thải các chất phóng xạ độc
hại nhất vào môi trường. Các chất thải công nghiệp cùng với nhiều khí nhà kính
khác đã làm Trái Đất nóng lên, hủy hoại tầng ôzôn, nguy cơ tan băng ở hai cực làm
cho nước đại dương dâng lên, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. [1,3]
- Hoạt động giao thông vận tải: Giao thông vận tải phát triển nhanh chóng ở
tất cả các loại phương tiện, nó tiêu thụ khoảng 30% năng lượng toàn cầu và đồng
thời cũng thải ra một khối lớn các khí thải như Co2, NO2… cùng với tiếng ồn và

bụi cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề. [3, 10]
1.1.2 Tình hình và quan điểm chung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong nhà trường ở nước ta
1.1.2.1 Quan điểm chung về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường
ở nước ta
Trong mấy chục năm gần đây, nhất là sau các hội nghị quốc tế về môi trường
trên thế giới, đặc biệt là hội nghị về giáo dục bảo vệ môi trường tổ chức ở Bêôgrát (
Nam Tư) vào tháng 10 năm 1975 thì hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều
thấy rõ tầm quan trọng và vị trí của giáo dục mơi trường trong nhà trường, từ đó
mỗi nước đã xây dựng cho mình một chiến lược giáo dục môi trường phù hợp với
đối tượng và thực tế của quốc gia.
Ở nước ta vấn đề giáo dục mơi trường trong nhà trường được chính thức bắt
đầu vào những năm 1980, với những nghiên cứu của Viện khoa học giáo dục kết
hợp với các trường Đại học trong cả nước, đã đưa ra được một số định hướng cho
các trường sư phạm trong việc giáo dục môi trường cho sinh viên của một số khoa
như: Địa lí, Sinh học, Hóa học, Vật lí… và một số nội dung cơ bản trong việc giáo
dục môi trường ở các trường phổ thơng, thơng qua các mơn học có nhiều thuận lợi

13


như: Tìm hiểu tự nhiên – xã hội, Đạo đức, Giáo dục sức khỏe (Tiểu học), Địa lí,
Sinh học…[2]
Năm 1986, tài liệu đầu tiên về giáo dục môi trường trong nhà trường phổ
thông được biên soạn, dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường phổ
thơng dưới góc độ định hướng và cung cấp một số kiến thức cơ bản về giáo dục môi
trường.
Gần đây nhất từ năm 1997 đến nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo và chương trình
phát triển của Liên Hiệp Quốc – UNDP đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ
thống về vấn đề giáo dục môi trường ( Dự án VIE 95/041), từ việc xác định vị trí,

vai trị, mục tiêu, ngun tắc và phương pháp giáo dục môi trường. Đặc biệt đã biên
tập được tài liệu hướng dẫn giáo dục môi trường cho những người đào tạo giáo
viên. Chương trình nghiên cứu đã đưa ra được quan điểm mới về giáo dục môi
trường ở nước ta là:
- Giáo dục môi trường có ý nghĩa sống cịn đối với tương lai của đất nước,
đặc biệt là nguyên tắc giáo dục “ vì mơi trường” phải trở thành đạo lí của thời đại.
- Giáo dục mơi trường là q trình giáo dục, khơng phải là một mơn học nên
nó được tiến hành ở tất cả các môn học, cấp học, bậc học và là một q trình giáo
dục suốt đời.
- Giáo dục mơi trường được hịa nhập vào chương trình học chung, bởi tất cả
các môn học đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức về thế giới và sử
dụng thế giới của mình vì thế chỉ định hướng lại chương trình hiện có ở các mơn
học chứ khơng địi hỏi thêm thời gian trong chương trinh.
- Giáo dục môi trường là một quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt
động thực tiễn. Quan điểm mới này cho thấy, nhà nước Việt Nam đã coi giáo dục
môi trường là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục đào tạo và là sự nghiệp
của toàn dân, giáo dục môi trường được thực hiện trong nhà trường, trong gia đình
và ngồi xã hội. Trong nhà trường giáo dục môi trường được thông qua tất cả các
môn học, cấp học, bậc học. Mỗi mơn học có thể có cơ hội và mức độ riêng, nhưng
đều phải có trách nhiệm giáo dục mơi trường. [7,8]
Đó chính là những cơ sở pháp lí rất quan trọng và những định hướng chung
nhất để các bộ môn học trong nhà trường xác định nội dung và phương pháp giáo

14


dục môi trường phù hợp với đặc trưng và cơ hội của từng bộ môn riêng, nhằm thực
hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường, người thực hiện trách nhiệm này chính là các
giáo viên bộ mơn. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường trong
thời gian qua chưa liên tục, chưa đều, chưa đồng bộ, chưa gắn với thực tế và chưa

trở thành pháp lệnh nên hiệu quả chưa cao. Cần phải có một bước chuyển biến
mạnh mẽ hơn nữa trong việc tiến hành giáo dục môi trường thì mới đạt được hiệu
quả mong muốn.
1.1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong
nhà trường nước ta
a. Mục tiêu của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường
nước ta
Nhà nước ta coi giáo dục môi trường trong trường học là một bộ phận hữu cơ
của sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của toàn dân. Với tư tưởng chiến lược đó, giáo
dục mơi trường được đưa ra vào nhà trường chính thức từ năm 1980. Giáo dục môi
trường không phải là một môn học mà là một q trình nên nó có thể được thực
hiện thơng qua bất kì mơn học nào một cách tự nhiên và ở bất kì một cấp học nào:
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học…
Giáo dục môi trường trong nhà trường phải làm cho học sinh đạt được các
mục tiêu sau:
+ Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của mơi
trường và những vấn đề liên quan đến môi trường.
+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về quan hệ giữa
con người và môi trường.
+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn mơi trường, kĩ năng dự đốn,
phịng tránh và giải quyết những vấn đề mơi trường nảy sinh.
+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khơi phục, giữ gìn và bảo vệ mơi
trường.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe
con người, với chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường.
[8, 6]

15



b. Nguyên tắc
Giáo dục môi trường trong nhà trường ở nước ta được thực hiện theo các
nguyên tắc:
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục Bảo vệ Môi trường phải phù hợp với mục tiêu
đào tạo của cấp học, bậc học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục nói
chung.
- Phải hướng việc giáo dục Bảo vệ mơi trường tới việc cung cấp cho học sinh
những kiến thức về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm, sinh
lý từng lứa tuổi.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng các vấn đề thực hành,
trên cơ sở đủ hình thành các kĩ năng, phương pháp, hành động cụ thể để học sinh có
thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của
đất nước phù hợp với lứa tuổi. Đưa giáo dục bảo vệ mơi trường vào nhà trường một
cách thích hợp với mơi trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của giáo
dục môi trường phải liên quan trực tiếp đến môi trường của địa bàn nhà trường.
-Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo điều kiện cho người học
chủ động tham gia vào quá trình học tập tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn
đề môi trường và tìm ra hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của
giáo viên.
-Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến
thức cơ bản của mơn học, tính logic của nội dung và không làm quá tải kiến thức và
tăng thời gian của bài học.
-Giáo dục môi trường được thực hiện về mơi trường, trong mơi trường và vì
mơi trường, trong đó hiệu quả cao nhất sẽ đạt được khi tạo ra được thái độ và tình
cảm vì mơi trường.
- Làm cho người học và người dạy nhận thấy giá trị của môi trường đối với
chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân. Làm cho mọi người
hiểu rằng trong những quyền cơ bản của con người, bất kể chủng tộc, màu da hay
tín ngưỡng nào đều có quyền sống trong mơi trường lành mạnh, có nước sạch để

dùng và khơng khí trong lành để thở.[2]

16


1.1.2.3 Tìm hiểu về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
a. Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dục được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng: “Giáo dục bao
gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra
trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũng như trong gia đình và ngồi xã
hội”. Cịn theo nghĩa hẹp: “ Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ
trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi… nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động
cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội.
b.Khái niệm giáo dục môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong các con đường có tác dụng tích cực
và hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo
chiến lược cho cuộc sống bền vững.
Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình hình thành và phát triển ở người học
sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều
kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự
hiểu biết và sự nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó, những khái niệm
cơ bản về mơi trường và bảo vệ mơi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong
việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục
các thành viên khác cùng tham gia, tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về
mơi trường và có những hành động thích hợp giải qut vấn đề.
c.Vai trị và ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh tiểu học
Bậc Tiểu học là bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Số
lượng học sinh ở bậc học này rất lớn. Theo thống kê năm 2008, ở nước ta có 7 triệu

học sinh tiểu học. Đây là một lực lượng hùng hậu, những chủ nhân tương lai của đất
nước.
Các em đều là những học sinh ở lứa tuổi nhỏ từ 6 đến 11 tuổi, là lứa tuổi
đang phát triển và định hình về nhân cách, các em coi trọng và dễ nghe lời người
lớn, nhất là thầy cô giáo. Việc chuẩn bị cho các em những hiểu biết về môi trường,

17


để các em có ý thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường là điều vô cùng quan
trọng đối với tương lai của đất nước.
Học sinh tiểu học có đặc điểm tâm sinh lí rõ nét nhất đó là hiếu động, nghịch
ngợm, dễ hưng phấn và dễ xúc cảm. Giáo viên rất dễ dàng giáo dục tình cảm yêu
thiên nhiên, yêu cỏ cây, chim thú, biết nâng niu, chăm sóc, nhưng nếu khơng giáo
dục kịp thời, đúng lúc các em cũng rất dễ có những hành động phá hoại mơi trường
một cách vơ ý thức, hoặc có ý thức như leo cây, bẻ cành, bắt chim…
Bậc tiểu học còn là bậc học phổ cập, đây là cơ hội rất tốt để có thể giáo dục ý
thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường cho đông đảo nhân dân, điều này có ý
nghĩa chiến lược to lớn trong phát triển bền vững quốc gia.
d.Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
Mục đích cuối cùng của việc giáo dục mơi trường trong nhà trường nói
chung và trong trường Tiểu học nói riêng là: mỗi trẻ em được trang bị một ý thức
trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất, một khả năng biết đánh giá
vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách sâu sắc bởi một nền tảng đạo lí vì
mơi trường. Mục tiêu cụ thể giáo dục môi trường ở bậc tiểu học:
* Về kiến thức: Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh
có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
+ Các thành phần môi trường tự nhiên: đất, nước, khơng khí, ánh sáng , động,
thực vật và mối quan hệ giữa chúng.
+Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường tự nhiên.

+Sự ơ nhiễm, suy thối mơi trường tự nhiên và hậu quả đối với con người.
+Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh như môi trường nhà ở, lớp học,
trường học, thơn xóm, bản làng…
*Về thái độ: Từng bước phát triển những tình cảm và thái độ:
+ Tình cảm u q, tơn trọng thiên nhiên, u q gia đình, trường lớp, quê
hương, đất nước.
+ Thái độ thân thiện với mơi trường.
+ Có ý thức quan tâm đến các vấn đề mơi trường xung quanh, giữ gìn vệ sinh
thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.
*Về kĩ năng: Bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng, hành vi:

18


×