Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khảo sát nhận thức và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh trung học cơ sở huyện điện bàn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA


LÊ HỒ NGỌC HOA
Đề tài:

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM,
HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng - 2013


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA


Đề tài:

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ GIÁO DỤC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM,
HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC



Sinh viên thực hiện

: Lê Hồ Ngọc Hoa

Lớp

: 09 CQM

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Ngơ Thị Mỹ Bình

Đà Nẵng - 2013


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA




NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Lê Hồ Ngọc Hoa
Lớp

: 09 CQM

1. Tên đề tài

: Khảo sát nhận thức và giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả cho học sinh trung học cơ sở huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh của các trường THCS trên địa
bàn huyện Điện Bàn.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Đề tài chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu thực trạng nhận thức và giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh THCS.
+ Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên đối với học sinh các khối lớp 6, 7 và 8 của 3
trường THCS trên địa bàn huyện đó là trường THCS Quang Trung, trường
THCS Trần Quý Cáp và trường THCS Phan Thúc Duyện.

3. Nội dung nghiên cứu:
-

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm điều tra, đánh giá

hiện trạng nhận thức về việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng của
học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

-

Xây dựng và triển khai dạy chuyên đề về nâng cao ý thức cho việc sử dụng
năng lượng hiệu quả và tiết kiệm mang tên: "Hãy sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả vì mơi trường" cho học sinh lớp 7/1 trường THCS Quang Trung,
khối 4, thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.


ii

-

Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần tăng cường và nâng cao
cơng tác giáo dục về tiết kiệm năng lượng cho học sinh THCS như:
+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi với chủ đề về tiết kiệm năng
lượng.
+ Thành lập câu lạc bô yêu môi trường tại trường, hoặc tại phường, xã,
thôn...

4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngơ Thị Mỹ Bình
5. Ngày giao đề tài: ngày 15 tháng 11 năm 2012
6. Ngày hoàn thành: ngày 15 tháng 5 năm 2013
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)


(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày ... tháng ... năm 2013
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày ... tháng ... năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả
quý thầy, cơ trong khoa Hóa học của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
đã hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt thời gian học tập tại trường và trong q
trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô ThS. Ngô Thị Mỹ Bình đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho
em trong suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu các trường
trung học cơ sở tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hồn thành khóa luận một cách tốt nhất:
-

Trường THCS Quang Trung (Địa chỉ: khối 4, thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam)

-


Trường THCS Trần Quý Cáp (Địa chỉ: xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam)

-

Trường THCS Phan Thúc Duyện (Địa chỉ: xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam)
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, động

viên em hồn thành khóa luận này.
Dù đã rất cố gắng hồn thành khóa luận bằng tất cả lịng nhiệt tình và tâm
huyết, song chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý chân thành từ quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Lê Hồ Ngọc Hoa


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3
Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... .................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ....................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................5

1.2. Một số khái niệm về năng lượng .......................................................................7
1.2.1. Năng lượng ....................................................................................................7
1.2.2. Nguồn gốc năng lượng...................................................................................8
1.2.3. Phân loại năng lượng .....................................................................................8
1.2.4. Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng .........................................................9
1.2.5. Vai trị của năng lượng ..................................................................................9
1.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ....................................................10
1.3.1. Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả ......................................................................10
1.3.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ..................................................10
1.3.3. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .......................11
1.3.4. Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ...........12
1.4. Giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm cho học sinh ở trường
trung học cơ sở ........................................................................................................12


iv

1.4.1. Giáo dục là gì? .............................................................................................12
1.4.2. Giáo dục bảo vệ môi trường ........................................................................13
1.4.3. Giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm ...................................14
1.4.4. Các mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm cho
học sinh ở trường trung học cơ sở .........................................................................15
1.4.5. Định hướng các nội dung cơ bản khi tiến hành giáo dục sử dụng năng
lượng hiệu quả, tiết kiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở .........................16
1.5. Vài nét về lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và đặc điểm các trường trung
học cơ sở ...................................................................................................................16
1.5.1. Vài nét về lứa tuổi học sinh trung học cơ sở ...............................................16
1.5.2. Đặc điểm của trường THCS ........................................................................18
1.6. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .........................................................................19

1.6.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................19
1.6.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................19
1.6.3. Tình hình giáo dục hiện nay trên địa bàn huyện Điện Bàn .........................20
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ GIÁO DỤC SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ...........................22
2.1. Khảo sát nhận thức về vấn đề sử dụng năng lượng điện hiệu quả và tiết
kiệm của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Điện Bàn,
Quảng Nam ..............................................................................................................22
2.1.1. Vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện hiện nay .........................................................22


v

2.1.2. Khảo sát nhận thức ban đầu về năng lượng và vấn đề sử dụng năng lượng
điện hiện nay của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Điện Bàn, Quảng
Nam ........................................................................................................................23
2.2. Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng điện hiệu quả và tiết kiệm cho học
sinh trường THCS Quang Trung, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn,
Quảng Nam ..............................................................................................................24
2.2.1. Mục đích giảng dạy chuyên đề ....................................................................24
2.2.2. Nội dung chuyên đề "Hãy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vì mơi
trường" ...................................................................................................................25
2.3. Hoạt động ngoại khóa "Cùng suy ngẫm để hành động" .............................29
2.3.1. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ........................................................................29
2.3.2. Hoạt động 2: Xem clip về tiết kiệm năng lượng .........................................30
2.3.3. Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ ........................................................................30
2.4. Khảo sát nhận thức của học sinh sau khi được học tập qua chuyên đề ......32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................33

3.1. Kết quả điều tra ................................................................................................33
3.1.1. Khảo sát nhận thức ban đầu về vấn đề sử dụng sử dụng năng lượng điện
của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ......33
3.1.2. Kết quả đạt được sau khi giảng dạy chuyên đề về sử dụng năng lượng điện
hiệu quả và tiết kiệm cho học sinh lớp 7/1 trường THCS Quang Trung ...............40
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác giáo dục cho học sinh về sử dụng
năng lượng hiệu quả, tiết kiệm thông qua các hoạt động ngoại khóa trong
trường trung học cơ sở ...........................................................................................42
3.2.1. Mục tiêu của việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thơng
qua các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS......................................................42


vi

3.2.2. Một số nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông
qua các hoạt động ngoại khóa trong trường THCS ...............................................43
3.2.3. Thiết kế một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mang nội dung
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh ở trường
THCS .....................................................................................................................44
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................54
Kết luận ................................................................................................................54
Kiến nghị ..............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt


Viết đầy đủ

TH

Tiểu học

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDMT

Giáo dục môi trường

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp


viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1- Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ..................... 19
Hình 2 – Cho học sinh xem 2 đoạn clip nói về tiết kiệm năng lượng ............ 30
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh nhận thức trước và sau khi được giáo dục của học
sinh lớp 7/1 về câu hỏi "Theo em việc tạo ra năng lượng điện ở nhà máy thủy
điện, nhiệt điện có phải hồn tồn sạch và khơng gây ơ nhiễm đến mơi
trường?" ........................................................................................................... 40
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh nhận thức trước và sau khi được giáo dục của học
sinh lớp 7/1 về câu hỏi "Sau bài học, em đã tập thói quen phải tắt đèn không
sử dụng đến mỗi khi ra khỏi phòng chưa?" .................................................... 41


ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của năng lượng và ảnh hưởng của
việc khai thác năng lượng đối với cuộc sống .................................................. 34
Bảng 3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện đối với cuộc
sống của mỗi cá nhân ...................................................................................... 36
Bảng 3.3. Khảo sát thói quen sinh hoạt hằng ngày của học sinh ................... 38
Bảng 3.4 – Nội dung khảo sát về tình hình sử dụng nguồn năng lượng trong
nhà trường ....................................................................................................... 50
Bảng 3.5 – Đánh giá kết quả dự án của mỗi nhóm......................................... 51


-1-

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm
bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất, là nhu cầu thiết yếu để nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là nguồn động lực cho phát triển
kinh tế - xã hội. Nhưng nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp
cho nhu cầu của xã hội như dầu thơ, than đá, khí tự nhiên khơng phải là vơ tận.
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề và nguy cơ về năng
lượng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ việc khai thác, sử dụng
không hợp lý, kém hiệu quả các nguồn năng lượng. Nước Việt Nam chúng ta tuy
được thiên nhiên ưu đãi, có sự giàu có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho
thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí
và hiệu quả khơng cao. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy
hiểm.
Trước tình trạng những nguồn năng lượng truyền thống đang ngày một cạn
kiệt, nạn ơ nhiễm mơi trường, sự nóng lên của trái đất do sự phát thải trong quá
trình sử dụng năng lượng đang hàng ngày, hàng giờ tác động xấu đến đời sống xã
hội, đến sự phát triển bền vững, các quốc gia đã quan tâm đến vấn đề năng lượng ở
tầm chiến lược, mà tâm điểm là hướng tới nguồn năng lượng sạch trên cơ sở khai
thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng hiện có.
Ở nước ta, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Đảng,
Nhà nước ta quan tâm từ những năm đầu của thế kỉ 21. Đưa nội dung giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân là chương
trình mục tiêu quốc gia quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh chỉ mới được thực hiện ở các trường
thông qua việc lồng ghép vào các mơn học chính khóa ở trên lớp mà chưa có những
chương trình ngoại khóa hay một mơn học cụ thể nào giảng dạy nội dung này. Do
vậy, việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc


-2-


làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các
nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà
giáo dục có vai trị to lớn. Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất
quan trọng là phải giáo dục ý thức biết tiết kiệm năng lượng cho thế hệ trẻ, những
người chủ tương lai của đất nước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
Đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở là những con người ở độ tuổi đang phát
triển và định hình về nhân cách nên những hiểu biết cơ bản của các em được bồi
dưỡng qua việc giáo dục về cách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng sẽ để lại
dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em.
Điện Bàn là một huyện nằm ở tỉnh Quảng Nam và giáp ranh với thành phố
Đà Nẵng, là nơi giao tuyến giữa thành thị và nông thôn. Cuộc sống của người dân
Điện Bàn vừa tồn tại vẻ thôn quê đan xen cùng nét hiện đại của thành phố Đà Nẵng,
chính điều đó đã làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường đáng quan tâm mà nổi bật
hơn hết là vấn đề sử dụng sao cho hợp lí nguồn năng lượng phục vụ cho cuộc sống
cũng như cho sản xuất. Đối với một huyện còn nhiều hạn chế về mặt giáo dục mơi
trường như Điện Bàn thì tơi mong muốn góp một phần nhỏ sức lực của mình để
nhằm nâng cao ý thức về sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng nói chung và điện
năng nói riêng cho các em học sinh THCS. Chính vì vậy đề tài “Khảo sát nhận
thức và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh trung học
cơ sở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” được thực hiện nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả giáo dục ý thức về tiết kiệm năng lượng cho học sinh ở các trường THCS
và xây dựng cho các em thái độ, hành vi cư xử đúng với vấn đề thiếu hụt năng
lượng hiện nay.
Đồng thời, nếu đề tài này thành công, tôi cũng hy vọng có thể nhân rộng, áp
dụng đề tài này cho nhiều trường THCS khác trên địa bàn của huyện nhằm giáo dục
tốt hơn về ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn năng lượng cho các em học
sinh thông qua việc đề xuất các giải pháp giúp tăng cường công tác giáo dục về tiết
kiệm năng lượng cho học sinh trung học cơ sở như:



-3-

-

Tổ chức hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi với chủ đề về tiết kiệm năng
lượng.

-

Thành lập câu lạc bộ yêu môi trường tại trường, hoặc tại phường, xã, thôn...

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh của các trường THCS trên địa
bàn huyện Điện Bàn.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Đề tài chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu thực trạng nhận thức và giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh THCS.
+ Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên đối với học sinh các khối lớp 6, 7 và 8 của 3
trường THCS trên địa bàn huyện đó là trường THCS Quang Trung, trường
THCS Trần Quý Cáp và trường THCS Phan Thúc Duyện.

Mục đích nghiên cứu
-


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm điều tra, đánh giá
hiện trạng nhận thức về việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng của
học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

-

Xây dựng và triển khai dạy chuyên đề về nâng cao ý thức cho việc sử dụng
năng lượng hiệu quả và tiết kiệm mang tên: "Hãy sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả vì mơi trường" cho học sinh lớp 7/1 trường THCS Quang Trung,
khối 4, thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

-

Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần tăng cường và nâng cao
công tác giáo dục về tiết kiệm năng lượng cho học sinh THCS.

Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề

-

Phương pháp điều tra bằng phiếu trả lời trắc nghiệm



-4-

-

Phương pháp trò chuyện

-

Phương pháp quan sát

-

Phương pháp thống kê số liệu


-5-

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Đảng,
Nhà nước ta quan tâm từ những năm đầu của thế kỉ 21. Đưa nội dung giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân là chương
trình mục tiêu quốc gia quan trọng.
Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, chiến lược, những văn bản quan
trọng và các chương trình cụ thể để khuyến khích vấn đề sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. [1]
-

Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26/02/1998 của uỷ ban thường vụ

quốc hội có quy định “Mọi cơng dân có nghĩa vụ thực hành tiết kiệm trong sản
xuất, tiêu dùng để dành vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước” (trích Điều 1).

-

Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 của Chính phủ về “Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Trong đó, Điều 18 về chương trình mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nêu yêu cầu giáo
dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát
triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

-

Luật về Điện lực số 28/2004/QH11 của Quốc Hội 11. Điều 6 của Luật
yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực và trường
học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn sử dụng an toàn, tiết kiệm,
hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lệnh về điện lực.

-

Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về “Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”. Trong đó, (Đề án thứ ba của Chương trình) nêu rõ: Đưa
các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ
thống giáo dục quốc dân.


-6-


-

Quyết định số 4024/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
"Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ
thống giáo dục quốc dân".

-

Công văn 1390/BGDĐT-GDCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về
việc hướng dẫn thực hiện học phần giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong chương trình đào tạo TCCN khối ngành Khoa học Xã hội.

-

Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/6/2010 “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả”. Trong luật này có quy định về đầu tư hợp lý cho cơng tác tuyên
truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.

-

Ngày 02 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết
định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015. Trong các dự án cụ
thể của Chương trình có: "Dự án 1: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ
biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường."
Dựa trên những chính sách, chiến lược của nhà nước, nhiều thầy cô ở các


trường THCS và THPT khắp các tỉnh thành trên cả nước đã có những cơng trình
nghiên cứu, các sáng kiến kinh nghiệm tham gia viết về đề tài tích hợp giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các mơn học ở chương trình phổ thông cho
học sinh như:
-

Nguyễn Thị Như Ý (Hiệu trưởng trường TH Đinh Bộ Lĩnh – Bù Gia Mập) Châu Thị Thùy Trang (Hiệu trưởng trường TH Tân Phước B - Đồng Phú) Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng trường TH Tân Khai B - Hớn Quản), Tập
huấn tích hợp nội dung giáo dục sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào môn Thủ công – kỹ thuật - Năm 2010.

-

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng, Tập huấn về tiết kiệm năng lượng, kĩ
năng sống và bảo vệ môi trường, năm 2010.


-7-

-

Lưu Quang Ban – Trương Công Đức – Trần Văn Sơn, Trường THCS Đồng
Nai, Chuyên đề "Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong môn học vật lí ở bậc THCS" – Năm 2011.

-

Trương Xuân Cảnh, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Tập huấn giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong môn Sinh học bậc THCS ở các
trường phổ thông trung học nội trú – Năm 2011.


-

Dương Thị Nga, Trường THPT Trần Nhân Tơng – Hà Nội, Sáng kiến kinh
nghiệm "Tích hợp, lồng ghép sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào
mơn Hóa học THPT" – Năm 2011.

-

Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đảo, Hội nghị giao ban Giáo dục
THPT, Đề án "Giáo dục mơi trường tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiêm
và hiệu quả cho học sinh THPT" – Năm 2012.
Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Điện Bàn nói riêng, về lý

luận và thực tiễn vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống dựa trên đặc
điểm đặc thù của địa phương, cũng như chưa có một mơn học dành riêng cho vấn đề
này hay những chương trình ngoại khóa cho học sinh về mục tiêu sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả. Vì vậy, qua đề tài này, tơi mong rằng sẽ có thể góp một
phần cơng sức nào đó vào việc tìm ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho
vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng hợp lý hơn cho các em học sinh THCS trên địa
bàn huyện nhà.
1.2. Một số khái niệm về năng lượng
1.2.1. Năng lượng
Có nhiều cách định nghĩa, diễn đạt về năng lượng: [3]
-

Trong Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông, “Năng lượng là đại
lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật”.

-


Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả: “Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao
gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ


-8-

cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua q trình chuyển hố
năng lượng sơ cấp”.
Ứng với mỗi cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra những cách diễn đạt
khác nhau về năng lượng. Trong tài liệu này, khái niệm năng lượng được sử dụng
như đã nêu trong “Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” (Luật số
50/2010/QH12), do Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 17/6/2010: “Năng
lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua
chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo” (Điều 3).
Các đơn vị đo năng lượng thông dụng là: Jun (J), kilôjun (kJ); calo (cal),
kilôcalo (kcal).
1.2.2. Nguồn gốc năng lượng [3]
"Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu:
năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất".
-

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính như: bức xạ mặt trời, năng
lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí
quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dịng hải lưu, thuỷ triều, dịng chảy của
sơng, v.v...), năng lượng hố thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).

-

Năng lượng lòng đất bao gồm: nhiệt lòng đất (biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt,

núi lửa) và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố hóa học như U, Th,
Po,...

1.2.3. Phân loại năng lượng
Hiện nay có nhiều cách phân loại năng lượng. Tùy thuộc vào cách tiếp cận
hay mục tiêu tiếp cận mà người ta có những cách phân loại năng lượng khác nhau.
-

Tiếp cận theo q trình biến đối năng lượng gồm có: cơ năng, nhiệt năng (nội
năng), điện năng, quang năng, hóa năng, thủy năng, năng lượng hạt nhân.

-

Tiếp cận theo nguồn gốc và khả năng tái sinh năng lượng gồm có: năng
lượng vật chất chuyển hóa tồn phần, năng lượng tái sinh, năng lượng không
tái sinh, năng lượng sinh khối, năng lươ ̣ng cơ bắ p.


-9-

-

Tiếp cận theo dịng biến đổi năng lượng (q trình từ khai thác, biến đổi,
truyề n tải và sử du ̣ng năng lượng), người ta chia ra các da ̣ng năng lươ ̣ng sau:
năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp, năng lượng cuối cùng được cấp tới
nơi tiêu thụ, năng lượng hữu ích.

1.2.4. Sự bảo tồn và chuyển hóa năng lượng
Năng lượng có thể chuyển hố từ dạng này sang các dạng khác, song trong
một hệ kín năng lượng có giá trị khơng đổi: cơ năng thành nhiệt, cơ năng thành

điện, quang năng thành điện, điện năng thành các dạng khác.
Trong kĩ thuật người ta thường vận dụng định luật bảo tồn và chuyển hóa
năng lượng để phân tích các q trình sử dụng năng lượng, từ đó tìm ra phương
thức sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả nhất.
1.2.5. Vai trị của năng lượng
Từ xa xưa, lồi người đã biết sử dụng năng lượng sẵn có trong tự nhiên để
mưu sinh và tồn tại. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc con người sử
dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, xây dựng đi lại và trong sinh hoạt đời
sống hàng ngày. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng
bức thiết, mục đích sử dụng năng lượng ngày càng phong phú, phạm vi sử dụng
năng lượng ngày càng rộng, trình độ khai thác, sử dụng năng lượng ngày càng cao.
Năng lượng càng lúc càng khẳng định vai trị sống cịn đối với cuộc sống con
người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người.
Ngày nay, có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có
tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước
đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề "an ninh năng lượng "
đối với sự phát triển của quốc gia. [1]
Ở Việt Nam, để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành
sản xuất quan trọng như: công nghiệp, giao thông vận tải; thương mại và dịch vụ
công cộng; nông, lâm, ngư nghiệp; các hoạt động thuộc lĩnh vực nâng cao chất


-10-

lượng cuộc sống đều phải tiêu thụ năng lượng. Vì vậy, năng lượng đóng vai trị quan
trọng như là một yếu tố nâng cao năng suất trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1.3.1. Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả
1.3.1.1. Tiết kiệm
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học Việt Nam): "Tiết kiệm là sử

dụng đúng mức, khơng phí phạm". Như vậy, tiết kiệm không đồng nghĩa với hạn
chế về mặt số lượng việc sử dụng đến mức làm ảnh hưởng tới sự phát triển, sức
khoẻ và hiệu quả công việc.
Ví dụ: Việc cắt điện khơng có kế hoạch, khơng báo trước sẽ dẫn đến việc
đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ cơng việc có nhu cầu sử dụng điện, dẫn
đến sự lãng phí (thời gian, sức lao động), thì khơng phải là tiết kiệm.
1.3.1.2. Hiệu quả
Theo Từ điển tiếng Việt: "Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại".
Về ý nghĩa, hiệu quả có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau, trong lĩnh
vực tiêu dùng, hiệu quả có nghĩa là để đạt được cùng một mục đích, nhưng chi phí
thấp hơn, tốn kém ít hơn; trong xã hội học, một hiện tượng, một sự biến có hiệu quả
xã hội tức là có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của xã hội, của lĩnh vực đó.
1.3.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng năng lượng tiết kiệm nghĩa là sử dụng năng lượng khơng lãng phí,
sử dụng những thiết bị ít tiêu hao năng lượng, hạn chế tối đa việc tiêu thụ năng
lượng không cần thiết, không đúng cách. [3]
Sử dụng năng lượng hiệu quả là sử dụng phù hợp với mục đích, giảm mức
tiêu thụ năng lượng cho cùng một nhu cầu, một công việc hoặc một đơn vị sản
phẩm song vẫn đạt nục đích sử dụng. [3]
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 của Chính phủ về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giải thích: " Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu


-11-

quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng,
giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng
lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất,
dịch vụ và sinh hoạt". [1]
1.3.3. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày nay đang là xu hướng chung
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là một trong những giải pháp quan trọng của mỗi quốc
gia để góp phần giải quyết các vấn đề có tính tồn cầu hiện nay như: vấn đề môi
trường, phát triển bền vững,...
Để lý giải cho sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có
thể nêu lên một số vấn đề cụ thể sau: [9]
-

Các nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu hố thạch
có hạn (than, dầu mỏ và khí thiên nhiên), đang dần bị cạn kiệt do sự khai
thác ồ ạt, với tốc độ và tần suất lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội.

-

Những vấn đề bức xúc về mơi trường, trong đó có ngun nhân từ các hoạt
động của con người, trong việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng.

-

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là góp phần quan trọng và thiết
thực vào việc thực hiện mục tiêu và các nguyên tắc phát triển bền vững của
Trái đất cũng như của mỗi quốc gia.
Trong xã hội văn minh, con người không thể sống thiếu năng lượng. Ngày

nay, nhu cầu sử dụng năng lượng lớn hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhưng do nguồn năng lượng là hữu hạn nên nhân loại phải sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bằng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng, các cá nhân, hộ gia đình, tập thể cơ quan, trường học, các đơn vị

doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, đồng thời góp phần tiết kiệm được tài
nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường.


-12-

1.3.4. Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả [9]
1.3.4.1. Các biện pháp quản lí
-

Xây dựng các văn bản pháp qui về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

-

Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng.

-

Có chính sách ưu tiên đối với việc phát triển các nguồn năng lượng mới và
nguồn năng lượng tái sinh.

-

Hợp lí hố q trình sản xuất.

1.3.4.2. Các biện pháp tun truyền, giáo dục
-

Đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các cấp
học.


-

Tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình,
trường học, cộng đồng.

-

Xây dựng nhà trường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1.3.4.3. Các biện pháp kĩ thuật
-

Giảm tổn thất trong quá trình vận chuyển và sử dụng năng lượng.

-

Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất máy móc, tăng cường sử dụng thiết
bị điều khiển tự động, các thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao.

-

Thu hồi năng lượng thải từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử dụng.

-

Khai thác, sử dụng nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hoá thạch.

1.4. Giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm cho học sinh ở trường
trung học cơ sở

1.4.1. Giáo dục là gì?
1.4.1.1. Khái niệm [2]
Con người từ khi xuất hiện, qua quá trình lao động, cải tạo tự nhiên đã phát
hiện và nhận thức được các quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của thế giới
khách quan. Những tri thức và kinh nghiệm của thế hệ trước tích lũy được thế hệ
sau lĩnh hội kế thừa có chọn lọc và phát triển. Đây là hiện tượng đặc thù chỉ xuất


-13-

hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loại người –
hiện tượng giáo dục. Đây là một hiện tượng tất yếu và vĩnh hằng.
Giáo dục là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự phát triển của cá
nhân và xã hội. Giáo dục làm phát triển con người trong sự phát triển của xã hội và
phát triển con người để phát triển xã hội. Giáo dục góp phần truyền bá tư tưởng
chính trị, luật pháp và chuẩn mực đạo dức, chuẩn bị cho xã hội có những người
cơng dân khỏe mạnh có cuộc sống hài hịa, có năng lực nghề nghiệp, lối sống văn
hóa lành mạnh...
Vậy giáo dục là hoạt động có mục đích, được tổ chức có kế hoạch, được
chọn lựa về nội dung, phương pháp thực hiện có hệ thống nhằm tác động đến đối
tượng nào đó, làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất và năng lực
như yêu cầu đề ra.
1.4.1.2. Con đường giáo dục [2]
-

Giáo dục thực hiện qua các giờ dạy chính khóa trên lớp

-

Giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: giáo dục qua lao động, giáo

dục qua các hoạt động ngoại khóa.

1.4.2. Giáo dục bảo vệ mơi trường
Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục bảo vệ mơi trường.
Nhưng có thể nói, giáo dục bảo vệ môi trường không nhất thiết là một môn học
chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, GDMT mang đặc trưng của một
chương trình hành động.
Trong khuôn khổ của việc giáo dục bảo vệ môi trường thơng qua các mơn
học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục bảo vệ mơi trường “là q trình tạo dựng
cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về
môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, hình thành thái độ và lịng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc
phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn
đề mới có thể xảy ra cho tương lai". [7]


×