Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học của lá cây cỏ lào bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 87 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH
VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA LÁ CÂY CỎ LÀO BÌNH ĐỊNH

Chun ngành : Hóa hữu cơ
Mã số
: 60 44 27

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2012


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuỳ Trang




iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHÊN CỨU

2

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

3

6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

4

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CỎ LÀO

4

1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc của cây cỏ lào trong giới thực vật

4

1.1.2. Cây cỏ lào

6

1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY
CỎ LÀO

7

1.2.1. Thành phần hóa học tinh dầu cây cỏ lào

7

1.2.2. Thành phần hóa học falvonoid của cây cỏ lào


8

1.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY CỎ LÀO

12

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

15

1.5. HỢP CHẤT FLAVONOID

17

1.5.1. Định nghĩa

17

1.5.2. Phân loại

18

1.5.3. Tính chất một số hợp chất flavonoid

20

1.5.4. Các phương pháp định tính và định lượng

21


1.5.5. Các phương pháp chiết xuất và tổng hợp flavonoid

22

1.5.6. Tác dụng sinh học và ứng dụng

23

CHƯƠNG 2. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

28

2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT

28

2.1.1.Thu gom nguyên liệu

28


iv

2.1.2. Xử lí nguyên liệu

29

2.1.3. Thiết bị - dụng cụ và hóa chất

30


2.2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Xem hình 2.4)

30

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HỐ LÍ

30

2.3.1. Xác định độ ẩm

30

2.3.2. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu

33

2.3.3. Xác định hàm lượng một số kim loại trong lá cây cỏ lào bằng
phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

34

2.4. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC

35

2.5. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG VÀ CTCT CÁC CHẤT
CÓ TRONG TINH DẦU LÁ CỎ LÀO VÀ DỊCH CHIẾT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GC-MS


36

2.6. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT ĐỂ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CỦA LÁ CÂY CỎ LÀO

37

2.7. CHƯNG CẤT DUNG MÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤT QUAY
CHÂN KHÔNG

38

2.8. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN DỊCH CHIẾT TỪ LÁ CÂY CỎ LÀO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC-MS

39

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

40

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HỐ LÍ CỦA LÁ CỎ
LÀO

40

3.1.1. Độ ẩm

40


3.1.2. Hàm lượng tro

41

3.1.3. Hàm lượng một số kim loại

41

3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG VÀ CTCT MỘT SỐ
CẤU TỬ CHÍNH CĨ TRONG TINH DẦU LÁ CỎ LÀO

42

3.3. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG VÀ CTCT CÁC HỢP
CHẤT CĨ TRONG DỊCH CHIẾT LÁ CỎ LÀO KHƠ

50


v

3.3.1. Thành phần, hàm lượng và CTCT các hợp chất có trong dịch
chiết với dung mơi etyl axetat

50

3.3.2. Thành phần, hàm lượng và CTCT các hợp chất có trong dịch
chiết với dung môi n-hexan

58


3.3.3. So sánh thành phần và hàm lượng các hợp chất có trong dịch
chiết với dung mơi etyl axetat và dung môi n-hexan

64

3.4. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG MỘT SỐ HỢP CHẤT
FLAVONOID CÓ TRONG DỊCH CHIẾT LÁ CỎ LÀO TƯƠI

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
nm

nanomet


μm

micromet

ppm

nồng độ phần triệu

ppb

nồng độ phần tỉ

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCT

Công thức cấu tạo

GC-MS

Sắc ký khí ghép nối khối phổ

LC-MS

Sắc ký lỏng ghép nối khối phổ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

3.1

Kết quả khảo sát độ ẩm

40

3.2

Kết quả khảo sát hàm lượng tro

41

3.3

Bảng hàm lượng một số kim loại trong lá cây cỏ lào

42

3.4

Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây cỏ lào Bình
Định


3.5

So sánh các thành phần hố học chính của tinh dầu cỏ
lào ở Bình Định với Phú Yên, Nghệ An và Hà Tĩnh

3.6

53

Thành phần hoá học của dịch chiết lá cỏ lào khơ với
dung mơi n-hexan

3.8

49

Thành phần hố học của dịch chiết lá cỏ lào khô với
dung môi etyl axetat

3.7

44

59

So sánh thành phần và hàm lượng các hợp chất có trong
dịch chiết với dung môi etyl axetat và dung môi n-

3.9


hexan

64

Thành phần hoá học của dịch chiết L1

69


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

Trang

1.1

Lá, hoa của cây cỏ lào mọc ở Bình Định

7

1.2

Một số cơng thức của flavonoid


19

1.3

Phương pháp tổng hợp flavonoid

24

2.1

Cây cỏ lào tại Bình Định

28

2.2

Lá tươi rửa sạch và cắt nhỏ

29

2.3

Lá cỏ lào sấy khô

29

2.4

Sơ đồ nghiên cứu


32

2.5

Bộ dụng cụ chưng cất lôi cuốn hơi nước

36

2.6

Bộ dụng cụ soxhlet

37

2.7

Máy cất quay chân không

38

3.1

Tinh dầu lá cỏ lào

42

3.2

Sắc kí đồ GC của tinh dầu lá cỏ Bình Định


43

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của isocaryophyllen

47

3.4

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của germacrene D

47

3.5

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của Diopro2.0.2.5

3.3

undecan, 8-methylene

48

3.6

Dịch chiết lá khô với dung mơi etyl axetat

50

3.7


Sắc kí đồ GC của dịch chiết lá cỏ lào khơ với
dung mơi etyl axetat

3.8

52

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của 4-Hydroxy-3-(4methoxycinnamoyl)-6-methyl-2H-pyran-2-one

55


ix

3.9

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của (+)-Epibiclosesquiphellandrene

55

3.10

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của All-trans-squalene

56

3.11

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của α-Amyrin


56

3.12

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của 2-(4-methoxy-2,5dimethyl-phenyl-2H-benzo[g]indazole

57

3.13

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của Carophylene

57

3.14

Dịch chiết lá khô với dung mơi n-hexan

58

3.15

Sắc kí đồ GC của dịch chiết lá cỏ lào khơ với
dung mơi n-hexan

59

3.16


Sắc kí đồ phổ khối (MS) của All-trans-squalene

62

3.17

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của Germacrene D

62

3.18

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của Caryophylene

63

3.19

Sắc kí đồ phổ khối (MS) của Cadina-3,9-diene

63

3.20

Sắc kí đồ LC của lá cỏ lào tươi chiết soxhlet

68


1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì chất lượng cuộc sống
con người ngày càng nâng cao, bên cạnh đó con người cũng phải đối mặt với
nhiều vấn đề hơn. Một trong những vấn đề lớn mà con nguời phải đương đầu
đó là bệnh tật. Các nhà khoa học khơng ngừng nghiên cứu để tìm kiếm những
phương thuốc trị bệnh tối ưu. Xu hướng của y học hiện đại là tìm kiếm các
hoạt chất trong có trong các lồi thảo mộc có tác dụng chữa bệnh.
Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, ánh sáng nhiều, lượng mưa lớn, độ
ẩm cao nên thực vật phát triển rất mạnh. Thảm thực vật nước ta đa dạng và
phong phú với hàng nghìn họ, hàng vạn lồi, đó là một nguồn dược liệu quý
giá đang cần được nghiên cứu và khai thác.
Cây cỏ lào (Eupatorium odoratum L.; Chromolaena odorata King &
Robinson) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cỏ lào còn được gọi là cây cộng sản,
n bạch, bớp bớp, bù xích, chùm hơi, nhả nhật, muồng mung phia, hay tên
tiếng Anh là fragrant thoroughwort, bitter bush và tên tiếng Pháp là langue de
chat, eupatoire odorante …là loài cây mọc hoang và lan rộng chiếm địa bàn
phân bố nhanh ở nhiều vùng trên thế giới. Ở Việt Nam, cỏ lào thường gặp ở
nhiều nơi từ các tỉnh đồng bằng đến các miền trung du và vùng đồi núi thấp.
Về công dụng trong y học, từ lâu dân gian đã biết dùng cỏ lào để cầm máu,
chữa lành các vết thương, vết bỏng và trị một số bệnh nhiễm khuẩn về đường
ruột, ung nhọt, ghẻ lở, viêm đại tràng , đau nhứt xương, cảm cúm…
Thành phần hoá học của cỏ lào đã được nhiều tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu. Học viện quân y 17 đã nghiên cứu dịch chiết toàn phần của
cây cỏ lào để bào chế dạng thuốc trị vết thương, vết bỏng. Một nghiên cứu
của viện y học cổ truyền Trung ương cho thấy dịch chiết từ lá cây cỏ lào, ở


2


những nồng độ nhất định có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào gốc
dây cuống rốn. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành nghiên cứu các chế phẩm điều trị
bệnh nan y. Các nghiên cứu cho thấy cỏ lào chứa đạm, phosphor và kalium.
Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin, flavonoid, coumarin.
Tuy nhiên cỏ lào ở những nơi khác nhau sẽ có có sự khác nhau ít nhiều về
thành phần cũng như hàm lượng các cấu tử. Để tìm kiếm vùng nguyên liệu tốt
cần tiến hành nghiên cứu cỏ lào ở những vùng khác nhau. Với hy vọng góp
một phần nhỏ vào việc biến cây cỏ lào thành những chế phẩm chữa bệnh hữu
hiệu cho mọi người, tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu chiết tách và xác
định thành phần hố học của lá cây cỏ lào Bình Định”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu điều kiện chiết tách và xác định thành phần hố học các
hợp chất có trong lá cây cỏ lào ở Bình Định
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHÊN CỨU
Lá cây cỏ lào (tươi, khô) và dịch chiết từ lá cỏ lào bằng phương pháp
chiết soxhlet. Lá cỏ lào được lấy từ cây cỏ lào mọc hoang trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+ Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng
quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hố học, ứng
dụng của cây cỏ lào.
+ Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
 Áp dụng phương pháp phân huỷ mẫu phân tích để khảo sát hàm tro. Xử lý
mẫu bằng phương pháp tro hố mẫu khơ ướt kết hợp.
 Đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm lượng một số
kim loại có trong mẫu tro hố.
 Chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước



3

 Chiết bằng phương pháp soxhlet với dung môi: H2O-C2H5OH tỉ lệ 1: 1, nhexan và etyl axetat.
 Dùng phương pháp sắc kí khí- khối phổ liên hợp (GC-MS) để xác định
thành phần, công thức cấu tạo của tinh dầu lá cỏ lào và xác định thành
phần hoá học của dịch chiết.
 Dùng phương pháp sắc ký lỏng cao áp - phổ khối liên hợp (LC-MS) để xác
định thành phần các hợp chất flavonoid có trong dịch chiết.
5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Luận văn gồm 75 trang trong đó có 9 bảng và 30 hình. Phần mở đầu (3
trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (3 trang) và phần
phụ lục. Nội dung của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1- Tổng quan (24 trang )
Chương 2- Những nghiên cứu thực nghiệm (12 trang)
Chương 3- Kết quả và bàn luận (31 trang).
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Phần tổng quan luận văn đã tham khảo 23 tài liệu khoa học về cây cỏ
lào và những kiến thức liên quan. Hiện tại trong và ngồi nước đã có nhiều
nghiên cứu về cây cỏ lào, các kết quả nghiên cứu đã xác định được thành
phần hóa học chính của cây cỏ lào, đã phân lập được một số cấu tử chính và
thử hoạt tính sinh học của chúng. Tuy nhiên mỗi một nghiên cứu đều có
nguồn nguyên liệu khác nhau. Cỏ lào ở những nơi khác nhau sẽ có sự khác
nhau về thành phần cũng như hàm lượng các cấu tử. Hiện nay vẫn chưa có
một cơng trình nghiên cứu nào về cây cỏ lào ở Bình Định, vì vậy việc nghiên
cứu thành phần hóa học của cây cỏ lào Bình Định là cần thiết, để giúp cho
việc tìm kiếm vùng nguyên liệu tốt phục vụ cho quá trình biến cây cỏ lào
thành những chế phẩm chữa bệnh cho con người.


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CỎ LÀO
1.1.1. Sơ lược về nguồn gốc của cây cỏ lào trong giới thực vật
Cây cỏ lào có tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King &
Robinson hoặc Eupatorium odoratum L, thuộc bộ Cúc (Asterales), họ Cúc
(Asteraceae hay Compositae), chi Chromolaena, loài C. odorata.[7]
Bộ Cúc hay bộ hoa Cúc hoặc bộ Hướng dương (danh pháp khoa học:
Asterales) là một bộ thực vật có hoa bao gồm họ phức hợp là họ Cúc
(Asteraceae) (hướng dương và hoa cúc) và các họ có quan hệ gần khác.
Bộ này phân bổ rộng khắp thế giới và chủ yếu là các lồi cây thân thảo,
mặc dù có một lượng nhỏ là cây thân gỗ (chi Lobelia) và cây bụi. Bộ
Asterales bao gồm khoảng 11 họ, trong đó các họ lớn nhất là họ Cúc
(Asteraceae) với khoảng 25000 loài và họ Hoa chng (Campanulaceae) với
khoảng 2000 lồi. Các họ cịn lại có tổng cộng khơng q 500 lồi.
Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae), còn gọi là
họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi
khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây) và có từ gốc tiếng Hy Lạp mang
nghĩa ngơi sao-hình dáng của bơng hoa trong các lồi của nó, được điển hình
hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc. Họ này theo các định nghĩa khác
nhau chứa khoảng 900-1650 chi và từ 13000-24000 loài. Các chi lớn nhất là
Senecio (1500 loài), Vernonia (1000 loài), Cousinia (600 loài), Centaurea
(600 loài), Chromolaena (400 lồi). Định nghĩa các chi thường có vấn đề và
một số chi thường xuyên bị chia nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn.
Họ Asteraceae phân bố rộng khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất tại các
khu vực ôn đới và miền núi nhiệt đới.


5


Ở Việt Nam có 125 chi ( trên 350 lồi ) bao gồm: Achillea,
Adenostemma, Ageratum, Ainsliaea, Anaphalis, Anisopappus, Anthemis,
Arctium, Artemisia, Aster, Athroisma, Atractylodes, Aukclandia, Bidens,
Blainvillea,

Blumea,

Blumeopsis,

Calendula,

Callistephus,

Calotis,

Camchaya, Carpesium, Carthamus, Centaurea, Centipeda, Centratherum,
Chromolaena, Chrysanthemum, Cichorium, Cirsium, Colobogyne, Conyza,
Coreopsis, Cosmos, Cotula, Crassocephalum, Crepis, Crossostephium,
Cyathocline,

Cynara,

Dahlia,

Dichrocephala,

Doronicum,

Eclipta,


Elephantopus, Emilia, Enydra, Erechtites, Erigeron, Ethulia, Eupatorium,
Gaillardia, Galinsoga, Gerbera, Glossogyne, Gnaphalium, Gochnatia,
Grangea, Gynura, Helianthus, Helichrysum, Hemisteptia, Heteropappus,
Hypochaeris, Inula, Ixeris, Kalimeris, Lactuca, Lagenophora, Laggera,
Launaea, Leontopodium, Liatris, Ligularia, Matricaria, Melampodium,
Microglossa, Mikania, Montanoa, Myriactis, Nannoglottis, Parthenium,
Pentanema, Petasites, Picris, Pluchea, Pseudelephan-topus, Pterocaulon,
Pulicaria, Rhynchospermum, Rudbeckia, Saussurea, Senecio, Sigesbeckia,
Silybum, Solidago, Soliva, Sonchus, Sphaeranthus, Sphaeromorphaea,
Spilanthes, Stevia, Struchium, Synedrella, Tagetes, Tanacetum, Taraxacum,
Thespis, Tithonia, Tridax, Vernonia, Wedelia, Xanthium, Youngia, Zinnia.
Chi Chromolaena thường là các cây thảo mọc thành bụi. Cành nhánh
trải ra theo góc thẳng. Lá đơn, mọc đối. Hoa xếp thành ngù, các cụm hoa đầu
hình trụ, gồm tồn hoa hình ống giống nhau, bao chung có nhiều lá bắc xếp
dày đặc, đế chung của cụm hoa hình cầu.
Gồm tới 400 lồi ở các vùng nhiệt đới và nóng của châu Mỹ, vùng ôn
đới ẩm ở châu Âu. Ở nước ta chi này có khoảng 10 lồi, trong đó lồi
Chromolanae odorata (cây cỏ lào) là quen thuộc nhất. Có nguồn gốc ở đảo
Antilles, sau đó phát tán sang nhiều nước nhiệt đới, đặc biệt là các nước Đông


6

Nam và Nam châu Á. [12]
1.1.2. Cây cỏ lào
Cây cỏ lào cịn có tên là n bạch, cỏ hơi, cỏ việt minh, cỏ tàu bay, cây
cộng sản, cây lốp bốp, cây ba bớp, cây bớp bớp, cây bù xích, cây chùm hôi,
cây phân xanh, cỏ nhật (theo giám định của GS Vũ Văn Chuyên thực vật học
tập 2 trang 209). Tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King & Robinson

hoặc Eupatorium odoratum L, thuộc họ Cúc (ASTERACEAE). Ngồi ra cịn
có các tên thông dụng khác: agonoi, hagonoy, huluhagonoi (Phi-lip-pin),
bitter bush, chromolaena, jack in the bush, siam weed (Anh), rumput belalang,
rumput golkar (Indonesia Bahasa-Indonesia), Siam-Kraut (Tiếng Đức).
Đây là một loài cây bụi, có nhiều thân chính và tỏa nhiều nhánh hoặc
thân ở gần gốc, tạo thành các tầng, thân hình trụ thẳng cao tới hơn 2 mét, có
nhiều cành. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 - 10cm, rộng 3 - 6cm,
khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch. Đầu lá nhọn,
mép có răng cưa thưa, có lơng thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành, có
ba gân chính. Vị lá và cành non có mùi thơm hắc. Cụm hoa đầu, hình trụ dài
9 - 11mm, đường kính 5 - 6mm. Lúc mới nở, hoa màu xanh tím nhạt, sau
trắng. Quả bé, nhỏ dài, đầu có túm lơng nên có thể phát tán đi rất xa nhờ gió
(xem hình 1.1). Ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Tuy nhiên tùy theo
mơi trường mà mùa hoa có thể thay đổi: ở Sa Pa vào tháng 4, ở Cúc Phương
từ tháng 6 đến tháng 9. Tuổi thọ của cây khoảng từ 1 – 2,5 năm
Loài này ưa sáng, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu hanh khơ, có
thể sống trên mọi loại đất. Cỏ lào thường mọc ở những nơi bãi hoang, thảo
nguyên, bìa rừng. Ở Việt Nam, cỏ lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền
núi thấp, ngay ở ngoại thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn Cỏ lào mọc ven
đường, nhất là đất nương rẫy đã bỏ hoang. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển
nhanh trong mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8. Ở Bình Định cỏ lào mọc ở ven


7

đường, ở các vùng gò đồi và các bãi đất trống.

Hình 1.1. Lá, hoa của cây cỏ lào mọc ở Bình Định
Cây có thể sinh sản vơ tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá,
cắm xuống đất chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm

chồi mạnh. Với số lượng hạt giống nhiều, lại phát tán nhờ gió nên cỏ lào
chiếm lĩnh và mỡ rộng vùng phân bố cực mạnh, mọc rất khỏe, phát triển
nhanh chóng trong mùa mưa, khả năng tái sinh mạnh, vì vậy nó có tên là cỏ
nhật, cỏ việt minh, cây cộng sản. Mãi đến năm 1935 các nhà thực vật học mới
ghi nhận cây cỏ lào ở Việt Nam.[2], [8]
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY
CỎ LÀO
Những nghiên cứu cho thấy cỏ lào chứa tinh dầu (có nhiều trong lá
tươi), tanin (thuộc nhóm tanin pyrogalic), flavonoid (flavonol, flavanol,
chalcol, dihydroflavonol), coumarin, ankaloit (có nhiều ở rễ), antraquinon,
glucoxit, saponin. Trong đó chủ yếu là tinh dầu và flavonoid [8].
1.2.1. Thành phần hóa học tinh dầu cây cỏ lào
Đối với tinh dầu tiến hành chưng cất lơi cuốn hơi nước, sau đó tiến
hành đo GC-MS có thể xác định cấu trúc của một số hợp chất chính như sau:
Alpha pinene; Beta pinene; D-limonene; Beta ocimene; Caryophylene;


8

Pregeijerene; Germacrene-D; Delta-cadinene; Alpha-copaene; Caryophyllene
oxide; Delta-humulene….[10]
Theo tài liệu nước ngoài, tinh dầu cây cỏ lào ở Ấn Độ chứa các thành
phần chính là Limonen; Cadinen. Ở cỏ lào Nigeria: Alpha pinene (19,3%);
Cadinen (19,1%); Camphor (15,5%); Limonen (10,2%); β-Caryophyllen
(7,1%). Ở cỏ lào Cameroon: Alpha pinene(14,3%); Muurolen (9,8%). [10]
Trong thành phần của tinh dầu cỏ lào Phú Yên có khoảng 30 hợp chất.
Trong đó có 28 hợp chất được xác định với 4 thành phần chính là:
Cyclohexene-5,6-diethyl-1-methyl (23,046%); Beta cubebene (14,281%);
Tetracyclo[5.2.1.0(2,6).0(3,5)]decane;


4,4-dimethyl-(12,49%)



Beta

caryophyllene (10,059%).
Thành phần chính của tinh dầu Cỏ lào ở Ivory Coast là: Alpha pinene
(18,8%); Pregeijerene (14,3%); Beta pinene (10,5%) và Germacrene-D
(8,2%). [5]
Thành phần chính của tinh dầu Cỏ lào ở Nghệ An và Hà Tĩnh lần lượt
là: Geijerene (20,7%; 15,5%); Germacren-D (20,5%; 16,8%); Alpha pinene
(11%; 11,1%) và Beta caryophyllene (9,1%; 7,3%). [5]
1.2.2. Thành phần hóa học falvonoid của cây cỏ lào
Đối với flavonoid, chúng được chiết từ cây cỏ lào bằng các dung môi
phân cực như CH3OH, C2H5OH dịch chiết sau khi đuổi dung môi đem phân
lập bằng hệ thống các dung mơi có độ phân cực khác nhau C 6H14, CHCl3,
CH3COOC2H5. Dịch chiết etylaxetat được cất loại dung môi dưới áp suất
thấp, sau đó dịch cơ này được phân lập bằng sắc kí cột lặp lại trên silicagen
pha thường và pha đảo có thể tách được các cấu tử có độ tinh khiết cao. Kết
hợp các phương pháp sắc ký - khối phổ (LC-MS), phổ tử ngoại – khả kiến
(UV-VIS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR) và cộng hưởng từ
hạt nhân cacbon 13 (13C-NMR) có thể xác định được cấu trúc một số hợp


9

chất. [11], [12], [16]
 Odoratin ( 2’- hydroxyl-4,4’,5’,6’-tetramethoxylchalcone)
CTPT: C19H20O6 (M = 344)

OCH 3
OH

H 3CO
H 3CO

OCH 3 O

 Obuin (3,3,5’- trihydroxyl – 4’,7 – dimethoxyl flavone)
CTPT: C17H14O7 (M = 330)
OH
OCH 3
O

H 3CO

OH
OH

O

 4,2-Dihydroxy-4,5,6-trimethoxychalcone
CTPT: C18H18O6 (M = 330)
OH
H 3CO

OH

H 3CO
OCH 3 O



10

 6,7-Dihydroxy-5,4’- dimetoxyflavanon
CTPT: C17H16O6 (M=316)
OCH 3
O

HO

HO
OCH 3 O

 5,7-Dihydroxy-4’- metoxyflavanon
CTPT: C16H14O5 (M=286)
OCH 3
HO

O

OH

O

 3, 5,7-Trihydroxy-4’- metoxyflavon
CTPT: C16H12O6 (M=300)
OCH 3
HO


O

OH
OH

O

 5,7-Dihydroxy-4’- metoxyflavon
CTPT: C16H12O5 (M=284)
OCH 3
HO

O

OH

O


11

 5-Hydroxy-4’,6,7- trimetoxyflavon
CTPT: C18H16O6 (M=328)
OCH 3
H 3CO

O

H 3CO
OH


O

 3,5-Dihydroxy-4’,3’,7- trimetoxyflavon
CTPT: C18H16O7 (M=344)
OCH 3
OCH 3
H 3CO

O

OH
OH

O

 3,5,4’-Trihydroxy-3’,7- dimetoxyflavon
CTPT: C17H14O7 (M=330)
OCH 3
OH
H 3CO

O

OH
OH

O

 Persicogenin (5,3'-dihydroxy-7,4'-dimethoxyflavanone)

 5,6,7,4'-Tetramethoxyflavanone
 2'-Hydroxy-4,4',5',6'-tetramethoxychalcone
 Luteolin (5,7,3',4'-tetrahydroxyflavone)


12

1.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY CỎ LÀO
Nhân dân ta dùng cỏ lào để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đau nhức xương,
ghẻ lở, phòng và trị đỉa cắn, viêm đại tràng. Lá cỏ lào giã nát hoặc ép lấy dịch
đắp trị vết thương chảy máu và làm liền sẹo, trị nhiễm khuẩn, mụn nhọt và vết
loét lâu liền. Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc [14].
Nhân dân Campuchia và Haiti uống nước sắc cỏ lào chữa ho, cảm
lạnh, cúm. Nhân dân Đominic, Trinidat dùng lá cỏ lào đắp chữa mụn nhọt và
vết loét lâu liền [14].
Theo Đơng y cỏ lào có vị đắng, ấm. Có sách nói mùi thơm, có sách cho
là hơi nên cịn có nơi gọi cỏ hôi. Đây là vị thuốc chữa chấn thương của quân
và dân cả nước trong kháng chiến do có tính năng hành huyết, chỉ huyết, sát
khuẩn, giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Có tác dụng cầm máu rất hiệu quả, đối
với trường hợp chảy máu ngoài chỉ cần vò nát hoặc giã nhuyễn đắp lên vết
thương là máu thôi chảy. Cỏ lào chế dạng nước sắc, sirô để chữa lỵ, tiêu chảy
trẻ em, chữa đau nhức xương người lớn. Chữa lở ghẻ thì dùng lá cỏ lào giã
nhuyễn xoa xát hoặc nấu nước ngâm tắm rửa. Để phòng chống đỉa cắn thì
cũng làm như vậy để xoa xát tay chân... Rễ cỏ lào sắc nước uống chữa sốt.
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên
cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liều độc của cỏ lào. Tác
dụng chống viêm: lá, thân, rễ cỏ lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả.
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc cỏ lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ
trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella [22].
Đến năm 1983 đã nghiên cứu xác định hiệu lực kháng khuẩn của cỏ

lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá thu hái trong các tháng đều có
hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực kháng khuẩn kém (điều này khác với
các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất). Cao đặc và cao khô
(chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80 oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm


13

không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô cỏ lào hút nước
mạnh hơn cao khô dược liệu khác. Cỏ lào được sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng
khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc [22].
Viện Bỏng quốc gia hồn thành quy trình sản xuất thuốc mỡ Eupolin
điều trị bỏng từ cỏ lào, thuốc mỡ này có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, kích
thích biểu mơ phát triển, làm nhanh liền vết thương và giảm sưng viêm.
Học viện Quân y đã nghiên cứu dịch chiết toàn phần từ cây cỏ lào và
một số dạng bào chế của nó (cao lỏng, cao đặc, thuốc mỡ SH-91) để điều trị
vết bỏng. Những nghiên cứu của Th.S Mai Mạnh Tuấn (Khoa Nghiên cứu
Đông y Thực nghiệm, bệnh Viện Y học Cổ truyền Trung ương) và các cộng
sự về cỏ lào đã tập trung nghiên cứu về tố chất với sự tăng trưởng của tế bào
gốc, góp phần sáng tỏ tác động của thuốc tới khả năng phục hồi tổn thương.
Việc nghiên cứu đã tiến hành cả trên tế bào gốc đã được biệt hóa thành tế bào
mỡ, tế bào thần kinh, tế bào xương sụn, tế bào da, tế bào tiết chế insulin, cũng
như trong quá trình thực nghiệm 3 bệnh nhân. Kết quả thử nghiệm cho thấy
cỏ lào có thể tác động tích cực tới khả năng di cư lấp đầy vết thương trong các
thực nghiệm của tế bào gốc dây rốn. Với ghép tế bào, thời gian làm liền tổn
thương nhanh hơn điều trị bằng phương pháp thông thường. Thạc sỹ Mai
Mạnh Tuấn khẳng định: “Dịch chiết phenolic từ lá cây cỏ lào, ở nồng độ nhất
định có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào gốc phân lập từ cuống
rốn”, đây sẽ là cơ sở để tiến hành nghiên cứu các chế phẩm điều trị bệnh nan

y, ví dụ như điều trị vết loét do biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường [23].
Quân y viện Binh đoàn 12 (Binh đồn Trường Sơn) dùng cao đặc cỏ
lào bơi chữa viêm lợi, viêm ổ răng sau mổ đạt kết quả tốt [8].
Viện mắt Trung ương nghiên cứu dùng lá non cỏ lào làm thuốc chữa
viêm giác mạc.


14

Cao chiết với cồn của cả cây cỏ lào trừ rễ có tác dụng chống co thắt cơ
trơn gây bởi histamin và acetycholin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Ức chế
sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, Escherichia coli, Proteus, trực khuẩn mủ
xanh. Những chủng này được phân lập từ các bệnh phẩm lâm sàng đều nhờn
với các loại kháng sinh thông dụng [16].
Các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá cỏ lào làm
phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm, lân, kali. Lá và
ngọn non cỏ lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân (P2O5) 0,5%.
Ngoài ra cỏ lào giã nát hoặc chặt nhỏ cho xuống ruộng lúa, sẽ cho tác dụng
diệt các loại ký sinh trùng hại người, trừ được cỏ dại, có lẽ do tinh dầu mùi
hăng và alcaloid mà nó chứa [8].
 Một số bài thuốc dùng trong gia đình và y tế cơ sở từ cây cỏ lào
- Chữa vết thương phần mềm: Do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn
đánh. Lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết
thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần [22].
- Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa
sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sơi để 5 phút trời lạnh, 10 phút
trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80 oC hoặc
sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước
thuốc rồi cơ cịn 150ml. Thêm 30 - 50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn

uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi [22].
- Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có
thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt
có cocticoid). Ngọn cỏ lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày
sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch,
cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu khơng có nồi áp


15

suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt
nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguội; đắp gói thuốc rồi
băng lại, để nạn nhân nằm ngửa, 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì
24 giờ là khỏi [22].
- Chữa bỏng: Dùng lá và thân phơi trong râm cho khô, hoặc sấy
vàng, xay nhỏ. Ngâm trong rượu 400 hoặc cồn 700, tỷ lệ 4/1 trong 7 – 10
ngày. Khi dùng điều trị pha thành dung dịch tỷ lệ 20% (hoặc chiết xuất cho
cồn bốc hơi). Dạng ngâm cồn điều trị có kết quả, nhưng sử dụng dạng cồn
khơng thơng dụng, bơi kích thích khó chịu ít dùng [12].
- Dạng chiết bằng nước dùng làm nước súc miệng: Cao nhủ tương
hoặc cao đặc của lá cỏ lào, lấy 5ml pha trong 100ml nước sôi, lắc đều. Dùng
3-5 ngày, không để lâu, bảo quản trong chai sạch, nút kín. Trước khi dùng lắc
đều (thuốc lên bọt) súc miệng (ngậm 5-10 phút). Ngày súc miệng 2-3 lần sau
bữa ăn, trước khi đi ngủ [12].
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện tại ở Việt Nam đã có một số đề tài:
- Nghiên cứu hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây yên bạch,
đề tài cấp Bộ năm 1994 của Đào Hùng Cường (Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng ).
- Thành phần flavonoid từ cây cỏ lào Chromolaena odorata (L.)

King & Robinson (asteraceae) của Châu Văn Minh, Nguyễn Tiến Đạt,
Nguyễn Hải Đăng, Phan Văn Kiệm (Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên,
Viện KH&CN Việt Nam), Alessandra Braca (Khoa sinh hoá và dược, trường
ĐH Pisa, Italia).
- Một số kết quả nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu và
flavonoid trong cây cỏ lào của Ngô Quốc Luân (Khoa sư phạm, ĐHCT), Lâm
Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hạnh (Viện công nghệ hoá học, viện KH&CN


16

Việt Nam)
- Phân lập và nhận danh cấu trúc một chalcone từ dịch chiết
ethylacetate của cây cỏ lào của Ngô Quốc Luân, Nguyễn Ngọc Châu (Khoa
sư phạm, ĐHCT), Nguyễn Ngọc Hạnh (Viện cơng nghệ hố học, TPHCM)
- Thành phần hóa học của tinh dầu cây cỏ lào ở Nghệ An và Hà
Tĩnh của Lê Văn Hạc, Nguyễn Thị Thanh Hoài, Nguyễn Xuân Dũng (Khoa
Hóa ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội)
Trên thế giới có một số cơng trình:
- Extraction and Simultaneous Detection of Flavonoids in the
leaves of Chromolaena Odorata by RP-HPLC with DAD (S. K. Ling, A.
Abdull Rashih, M. Salbiah, A. B. Siti Asha, M. P. Mazura,M. G. H. Khoo, S.
Vimala, B. K. Ong, M. Mastura & M. A. Nor Azah)Forest Research Institute
Malaysia, Kepong, 52109 Selangor Darul Ehsan, Malaysia.
- Standardi Sation and formulation of chromolaena odorata for
herbal preparation (S. K. ling, m. a. nor azah, m. mastura, m. G. h. Khoo, S.
Saidatul husni,M. Salbiah, A. Abdulrashih, M. P. Mazura, S. Vimala, B. K.
ong, A. B. Siti Asha & A. M. Nuraini)Forest Research Institute Malaysia
(FRIM), 52109 Kepong, Selangor Darul Ehsan (Project No. 01-04-01-10006).
- Chemical profile of chromolaena odorata l. (king and robinson)

leaves (Igboh M. Ngozi , Ikewuchi C. Jude and Ikewuchi C. Catherine
Department of Biochemistry, Faculty of Science, Abia State University,
P.M.B. 2000, Uturu, Nigeria Department of Biochemistry, Faculty of Science,
University of Port Harcourt, P.M.B. 5323, Port Harcourt, Nigeria).
- Flavonoids of chromolaena odorata (R. N. Barua. R. P. Sharma,
G. Thyacsarajan and Weryer Hertzt Regional Research Laboratory, Jorhat785006, India : Department of Chemistry, The Florida State University,
Tallahassee,Florida 32306, U.S.A.)


×