Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả loài rệp sáp ferrisia virgata (cockerell, 1983) tại xã iablứ, huyện chư pưh, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ HỒNG TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
PHỊNG TRỪ HIỆU QUẢ LỒI RỆP SÁP FERRISIA
VIRGATA (COCKERELL, 1983) TẠI XÃ IABLỨ,
HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số:

60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TRỌNG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

LÊ THỊ HỒNG TRANG




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 3
4. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu ............................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TIÊU .................................... 5
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................... 5
1.1.2. Sâu bệnh hại cây tiêu ở Việt Nam ....................................................... 7
1.2.

TÌNH

HÌNH

NGHIÊN

CỨU

RỆP

SÁP

FERRISIA


VIRGATA

(COCKERELL) HẠI CÂY TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............... 10
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................... 10
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 11
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI.................................................................. 13
1.3.1. Điều kiện tự nhiên : ........................................................................... 13
1.3.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội:................................................................. 18
1.3.3. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa điểm nghiên
cứu loài rệp sáp Ferrisia virgata ................................................................. 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 28
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................................................28


2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 28
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 28
2.4.1. Phương pháp kế thừa, hồi cố tài liệu .................................................. 28
2.4.2. Phương pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa.................................... 28
2.4.3. Phương pháp xử lý, phân tích trong phịng thí nghiệm ...................... 30
2.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn ........................................................ 32
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI RỆP SÁP FERRISIA VIRGATA
(COCKERRELL, 1983) ....................................................................................... 33
3.1.1. Đặc điểm hình thái rệp sáp Ferrisia virgata...................................... 33
3.1.2. Đặc điểm vòng đời ............................................................................. 36

3.1.3. Đặc điểm sinh sản của rệp sáp Ferrisia virgata ................................ 39
3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CỦA FERRISIA VIRGATA (COCKERELL,
1983)..................................................................................................................... 45
3.2.1. Thời gian xuất hiện và biến động mật độ của Ferrisia virgata
(Cockerell, 1983) trên cây hồ tiêu ............................................................... 45
3.2.2. Chỉ số bị hại (hay có rệp sáp Ferrisia virgata) trên cây hồ tiêu ........ 52
3.2.3. Biến động rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) theo mùa ...... 53
3.2.4. Mối quan hệ giữa tuổi cây tiêu đến mật độ của rệp sáp Ferrisia
virgata .......................................................................................................... 56
3.2.5. Các loài bắt mồi ăn thịt đối với Ferrisia virgata ............................... 58
3.3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
TRỪ RỆP SÁP FERRISIA VIRGATA .................................................................. 62
3.3.1. Đánh giá về tình hình sâu hại nói chung và rệp sáp nói riêng ở vùng
nghiên cứu.................................................................................................... 62
3.3.2. Đề xuất các biện pháp phòng trừ rệp sáp ở vùng trồng tiêu IaBlứ .... 66


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 73
KẾT LUẬN.................................................................................................. 73
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 76
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ckll

: Cockerell


CSR

: Chỉ số rệp

F. virgata

: Ferrisia virgata

RS

: Rệp sáp

TN

: Thí nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Bảng 3.1

Kích thước các pha phát triển của rệp sáp F. virgata


36

Bảng 3.2

Thời gian phát dục của rệp sáp F. virgata

37

Bảng 3.3

Thời gian ủ trứng của rệp sáp Ferrisia virgata

39

Bảng 3.4

Tỷ lệ trứng nở của loài rệp sáp Ferrisia virgata

40

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Số lượng trứng trung bình của rệp sáp Ferrisia

virgata
Biến động mật độ rệp sáp (con) theo thời gian, nhiệt
độ và độ ẩm
Chỉ số rệp các vườn tiêu ở xã IaBlứ
Biến động số lượng rệp sáp Ferrisia virgata trên cây
tiêu vào mùa mưa
Biến số lượng rệp sáp Ferrisia virgata trên cây tiêu
vào mùa khô
Mật độ rệp sáp ở cây tiêu non và cây lâu năm ở Gia
Lai
Thành phần và sự xuất hiện của các loài thiên địch
của rệp sáp

41
48
52
54
55
57
60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1
Hình 1.2


Bản đồ huyện Chư Pưh
Sơ đồ địa điểm nghiên cứu loài rệp sáp Ferrisia
virgata tại xã IaBlứ

Trang
13
22

Hình 3.1

Con đực (phải) có kích thước nhỏ hơn con cái (trái)

34

Hình 3.2

Con cái và ổ trứng của F. virgata

34

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

A. thiếu trùng tuổi 1; B. thiếu trùng tuổi 2; C. thiếu
trùng tuổi 3 và D. Con cái trưởng thành
Đặc điểm hình thái các pha phát triển rệp sáp

Ferrisia virgata
Thời gian các pha phát triển của rệp sáp Ferrisia
virgata
Sức sinh sản của rệp sáp Ferrisia virgata
Hình thái rệp cái trưởng thành thay đổi sau khi đẻ
trứng

35
36
38
43
43

Hình 3.8

Rệp đực đang ve vãn rệp cái

44

Hình 3.9

Rệp đực và cái đang giao phối

44

Hình 3.10

Rệp sáp Ferrisia virgata chích hút nhựa ở rễ

46


Hình 3.11

Rệp sáp ở mặt dưới lá tiêu

46

Hình 3.12

Cây tiêu bị bụi bám mật độ rệp sáp tăng cao

47

Hình 3.13
Hình 3.14

Biến động mật độ rệp sáp trên cây tiêu theo thời gian
và nhiệt độ
Mối quan hệ giữa mật độ rệp sáp ở tầng trên và nhiệt
độ

49
49


Hình 3.15
Hình 3.16

Mối quan hệ giữa mật độ rệp sáp ở tầng giữa và nhiệt
độ

Mối quan hệ giữa mật độ rệp sáp ở tầng dưới và nhiệt
độ

50
50

Hình 3.17

Mối quan hệ giữa mật độ rệp sáp ở rễ và nhiệt độ

51

Hình 3.18

Biến động mật độ rệp sáp trên cây tiêu vào mùa mưa

54

Hình 3.19

Biến động mật độ rệp sáp trên cây tiêu vào mùa khơ

55

Hình 3.20

Mật độ rệp sáp ở các thời kỳ sinh trưởng của cây tiêu

57


Hình 3.21

Kiến vàng (Oecophyla smaragdima Fab.) ăn rệp sáp

59

Hình 3.22
Hình 3.23

Nhện nhỏ hổ phách (Theridion sisyphium (Cleck)) ăn
rệp
Các giọt bài tiết dạng sương ngọt của rệp sáp Ferrisia
virgata

62
64

Hình 3.24

Nấm bồ hóng phát triển ở lá tiêu

64

Hình 3.25

Rệp sáp chích hút nhựa làm khơ cành cành thâm đen

65

Hình 3.26


Rệp sáp chích hút gây chết cành và chùm quả

65

Hình 3.27

Rệp sáp Ferrisia virgata tạo măng xơng ở rễ

66

Hình 3.28

Rệp sáp Ferrisia virgata sau khi phun thuốc
Suprathion 40 EC 1 giờ

70


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây tiêu đen (Piper nigrum L.) thuộc họ Tiêu (Piperaceae) có nguồn gốc
từ Tây Nam Ấn Độ (vùng Ghats và Assam), là loài mọc hoang trong rừng,
được trồng cách đây khoảng 6000 năm (Ravindra và cs, 2000). Đầu thế kỷ
XIII, cây tiêu mới được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và được
sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Đến thế kỷ XVIII, cây tiêu được trồng ở Sri
Lanka và Campuchia. Đến thế kỷ XX, cây tiêu được trồng ở các nước châu
Phi như Madagasca, Nigieria, Congo và các nước châu Mỹ như Brazil,

Mexico… Cây tiêu (còn được gọi là hồ tiêu) được nhập vào Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX, đến giữa những năm 1980 cây tiêu được phát triển, trồng trên
diện rộng. Từ những năm 1990, cây tiêu mới thực sự tham gia vào thị trường
hàng hóa xuất khẩu và hạt khô của cây tiêu là mặt hàng xuất khẩu rất có giá
trị. Đến nay, hạt cây tiêu Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh
thổ, tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông… Từ
năm 2001 đến nay, Việt Nam đã là một trong những nước có sản lượng hạt
tiêu xuất khẩu đứng vào tốp dẫn đầu của các nước có xuất khẩu hồ tiêu trên
thế giới, chiếm 40% - 50% lượng hồ tiêu giao dịch toàn cầu [5], [8].
Mặc dù với diện tích khoảng 50.000 ha, chiếm 2,5% trong tổng số gần 2
triệu ha canh tác của 5 loại cây công nghiệp, nhưng cây tiêu lại chiếm trên 8%
giá trị xuất khẩu. Đặc biệt ở Tây Nguyên đã tăng diện tích cây hồ tiêu lên trên
14.440 ha, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, trong đó, tỉnh
Gia Lai có trên 5.000 ha. Tận dụng lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu,
người dân đã chuyển các loại vườn tạp, nương rẫy gieo trồng cây lúa cạn có
hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
gấp nhiều lần. Việc trồng cây tiêu đã góp phần quan trọng trong phát triển


2

kinh tế hộ gia đình, sản phẩm của cây tiêu được xem là hàng hóa chiến lược,
có thể giúp cho nơng dân ở nhiều vùng thốt khỏi cảnh đói nghèo [10].
Tuy nhiên, cây tiêu dễ bị nhiều loài sâu, bệnh phát sinh và gây hại, trong
đó các lồi rệp sáp là đối tượng gây hại mạnh nhất ở nhiều vùng trồng cây
tiêu. Điều đáng lưu ý là cho đến nay ở Tây Ngun, các cơng trình nghiên cứu
rệp sáp hại cây công nghiệp lại chủ yếu tập trung vào cây cà phê, ca cao…
Đối với cây tiêu trồng trên địa bàn Gia Lai, chỉ có một số cơng trình nghiên
cứu về tuyến trùng (giun trịn) gây hại, riêng nhóm rệp sáp (Coccoidea:
Hemiptera) cịn có ít tác giả quan tâm nghiên cứu.

Theo kết quả điều tra ban đầu của chúng tôi, trong các loài rệp sáp hại
cây tiêu tại Gia Lai, loài rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) [22] là loài
gây hại chính, lồi này xuất hiện thường xun và có mật độ cao. Lồi này
chích hút nhựa cây tiêu, kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
tiêu và là môi giới truyền các bệnh nguy hiểm cho cây tiêu làm giảm năng
suất và chất lượng sản phẩm [42]. Do đó, việc nghiên cứu các đặc tính sinh
học, sinh thái học, từ đó đề xuất các biện pháp phịng trừ lồi rệp sáp Ferrisia
virgata (Cockerell, 1983) hại cây tiêu vừa có ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn
cao vừa có tính cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất biện pháp phịng trừ hiệu quả lồi
rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) tại xã IaBlứ, huyện Chư Pưh,
tỉnh Gia Lai”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp đầy đủ các dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học và sinh
thái học của loài rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) ở vùng nghiên
cứu.


3

- Đề xuất các biện pháp phòng trừ và phát triển bền vững cây tiêu ở
huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai”.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài rệp sáp Ferrisia virgata
(Cockerell, 1983).
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của Ferrisia virgata (Cockerell,
1983).
- Tìm hiểu thực trạng phòng trừ rệp sáp hại cây tiêu ở địa bàn nghiên
cứu và đề xuất các biện pháp phịng trừ lồi Ferrisia virgate (Cockerell,

1983) theo hướng nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái vùng
trồng tiêu.
4. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Loài rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983)
4.2. Thời gian: Từ tháng 8/2012 đến tháng 3/2013
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Xã IaBlứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa, hồi cố tài liệu
- Phương pháp điều tra mẫu ngồi thực địa
- Phương pháp xử lý, phân tích trong phịng thí nghiệm
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp xử lý số liệu


4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp khá đầy đủ các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh
học và sinh thái học của lồi rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) hại
cây tiêu ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
- Từ các dẫn liệu khoa học thu được, đề xuất các biện pháp phịng trừ
lồi rệp sáp hại cây tiêu có hiệu quả và an tồn hơn đối với mơi trường sinh
thái, góp phần phát triển bền vững cây tiêu ở vùng nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần như sau :
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và bàn luận

- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TIÊU
1.1.1. Trên thế giới
Theo thống kê của FAO thì trên thế giới có 70 quốc gia trồng tiêu, trong
đó các nước trồng nhiều nhất là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Sản lượng hạt
tiêu trên thế giới tăng khơng ngừng: Năm 1954 có 64.000 tấn, năm 1978 có
160.000 tấn, năm 1990 sản lượng đạt 185.000 tấn. Các quốc gia nhập khẩu
hạt tiêu nhiều là Hoa Kỳ (khoảng 1/3 lượng tiêu thế giới), tiếp theo là Nga,
Đức, Italia và Anh. Gần đây, nhu cầu tiêu ở các nước Trung Đơng, Bắc Phi
cũng rất lớn [8].
Các cơng trình nghiên cứu về cây tiêu trên thế giới rất phong phú, tuy
nhiên tập trung theo các hướng chủ yếu sau:
- Phân định giống tiêu sử dụng trong sản xuất: Loài tiêu đen (Piper
nigrum L.) có bộ nhiễm sắc thể biến động 2n = 36 - 128 và gồm nhiều giống
(giống cây trồng – cultivar). Sự phân định giống chính xác nhất là sử dụng
phương pháp phân tích nhiễm sắc thể, tuy nhiên rất tốn kém. Vì vậy, người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu hình thái theo bảng chỉ dẫn của Viện Nghiên cứu
tài nguyên di truyền thực vật quốc tế: 29 chỉ tiêu về thân, lá và đặc tính sinh
trưởng; 30 chỉ tiêu về gié và quả (tươi); 6 chỉ tiêu về hạt. Ấn Độ là quốc gia
có tới 38 giống tiêu đang trồng và phát hiện thêm 63 giống khác [5], [41].
- Tuyển chọn và lai tạo các giống tiêu cho năng suất cao, phẩm chất tốt
và kháng được sâu bệnh. Ấn Độ đã tạo được nhiều giống tiêu tốt từ tập đồn
2.300 mẫu giống, trong đó có 940 mẫu giống tiêu hoang dại. Ở Malaysia tạo

được 3 giống, Indonesia tạo ra 5 giống…[41].
- Nghiên cứu các trụ cho cây tiêu


6

- Các điều kiện canh tác của cây tiêu (đất trồng, phân bón, nước tưới…)
- Nghiên cứu sâu và bệnh trên cây tiêu:
+ Sâu hại phổ biến là các loài rệp sáp.
Ở Ấn Độ đã phát hiện được 5 bộ, 18 họ, 34 lồi, trong đó có các lồi gây
hại chủ yếu như Ferrisia virgata, Longitarsus nigripennis, Cydia
hemidoxa…[31]. Riêng họ rệp sáp giả (Pseudococcidae) đã xác định được 5
loài gây hại quan trọng là Planococcus sp; Planococcus citri; Planococcus
lilacinus; Dysmicoccus brevipes và Ferrisia virgata [38].
Ở Malaysia các loài gây hại chủ yếu trên cây tiêu là sâu đục thân
Lophobaris piperis, bọ xít lưới Diconocoris hewitte, bọ xít mép Dasynus
piperis… [18].
Ở Iran đã ghi nhận có 17 lồi rệp sáp (Pseudococcidae) trong đó có các
lồi Ferrisia virgata, Planococcus ficus, Dysmicoccus brevipes gây hại cây
tiêu [36].
+ Một số lồi giun trịn (tuyến trùng) thuộc giống Meloidogyne (M.
arenaria và M. incognita), chúng đục lỗ chui vào rễ, hút dịch cây làm cây khô
héo, tạo thành các u ở rễ. Một số loài khác thuộc giống Pratylenchus và
Xiphinema, sống trong đất, chích rễ non cây tiêu làm cây suy yếu, tạo điều
kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập vào cây tiêu [14], [25].
Quan trọng nhất là rệp sáp và giun tròn là 2 nhóm đóng vai trị vecter
truyền bệnh nấm và virut rất nguy hiểm cho cây tiêu. Theo Kularatne (2002),
bệnh gây chết cây tiêu nhanh là do nấm Phytophthora và gây chết tiêu chậm
do nấm Fusarium. Cây tiêu bị thối gốc, thối rẽ, lá vàng, héo rũ và rụng…
Triệu chứng cây tiêu bị virus là ngọn chùn lại, lá non quăn tít, cây không phát

triển và bị lùn. Theo Sarma và cs (2001), ở Ấn Độ, badnavirrus (thuộc giống


7

Badna) gây bệnh được truyền sang cây tiêu chủ yếu do loài Ferrisia virgata
và do sự cắt cành và ghép cành [31].
Ở Malaysia, theo nghiên cứu của Eng và cs (1993), virus được truyền do
lồi rệp bột đi trắng Ferrisia virgata, loài virus gây bệnh này được xác định
là PYMV (Piper Yellow Mottle Virus). Ở Sri Lanka, theo de Silva (1996,
2002), trên cây tiêu bị virus PYMV và CMV (Cucumber Mosaic Virus) gây
hại, chúng đều do loài rệp sáp Planococcus citri lây truyền [18].
Theo nhiều nhà khoa học (Eng, 2002; Kularatne, 2002; Manohara và
Rhizal, 2002…) cây tiêu bị nhiễm virus không thể chữa trị, do vậy cần sử
dụng các giống sạch bệnh, kết hợp các biện pháp tổng hợp phòng bệnh cho
cây (vệ sinh, quảng canh, luân canh, thoát nước…) [22], [35].
1.1.2. Sâu bệnh hại cây tiêu ở Việt Nam
a. Các giống tiêu ở nước ta
Theo Chevalier (1925), Việt Nam có thể là nơi xuất xứ của cây tiêu,
chúng là cây bản địa ở Đơng Dương vì có bằng chứng cho thấy đã tìm thấy
cây tiêu dại ở vùng núi Ba Vì (miền Bắc Việt Nam) và ở Campuchia, người
Stiêng thường thu hoạch tiêu dại trong rừng. Theo Phan Hữu Trinh (1988),
cây tiêu được trồng ở Việt Nam với quy mô tương đối lớn ở vùng Hà Tiên và
đầu thế kỷ XIX [8].
Năm 1947, giống tiêu Lada Belangtoeng có nguồn gốc từ Indonesia nhập
vào nước ta, có nhiều ưu điểm về khả năng chống bệnh thối rễ (Phan Hữu
Trinh và cs, 1988). Năm 1950 đã có khảo cứu về 6 giống tiêu trồng ở cao
nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng), kết quả khảo cứu này cho kết luận là giống tiêu
Lada Belangtoeng là thích hợp với nhiều vùng đất ở nước ta nên được khuyến
cáo đem trồng ở nhiều vùng trên cả nước (Nguyễn Cao Ban, 1966). Năm

1960, giống tiêu Lada Belangtoeng được trồng ở Quảng Bình, Vĩnh Linh và


8

thể hiện tính ưu việt và thích nghi với vùng đất này (Lê Minh Xuân và
Nguyễn Văn Phấn, 1983). Công bố của Trần Văn Hồ (2001), ở nước ta có
các giống tiêu có triển vọng như Sẻ địa phương, giống Sréchesa, Kamchay,
Kampot, Kep từ Campuchia, giống Lada Belangtoeng từ Indonesia và giống
Pynniyr từ Ấn Độ.
Nhìn chung, các giống tiêu được nghiên cứu chủ yếu vào thời kỳ từ năm
1925 – 1954, được nhập nội vào nước ta và nhân giống chủ yếu vào thời kỳ
1940 – 1950 (Phan Hữu Trinh, 1988; Phan Quốc Sủng, 2000) [5], [8].
Trước năm 1975, cây tiêu chủ yếu được trồng ở Nghệ An, Quảng Bình,
Long Khánh, Lộc Ninh, Phú Quốc. Diện tích trồng tiêu tăng nhanh nhất ở các
tỉnh miền Đông Nam Bộ (9115 ha, chiếm 60,27% diện tích trồng tiêu của cả
nước). Trong 6 tháng đầu năm 2001 và 2002 Việt Nam vươn lên đứng đầu thế
giới về xuất khẩu tiêu. Thị trường tiêu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ,
Singapore và các nước EU.
Hiện nay, cây tiêu được trồng ở nước ta là các giống tiêu nhập nội, tuy
nhiên nông dân tự chọn lọc giống địa phương hay từ địa phương khác. Ở Gia
Lai, hiện nay được trồng phổ biến là giống Tiêu Sơn [5].
Nghiên cứu về sâu bệnh trên cây tiêu ở Việt Nam tập trung chủ yếu từ
năm 1990 đến nay. Các cơng trình được cơng bố về sâu bệnh trên cây tiêu
gồm:
b. Nghiên cứu về bệnh
+ Các cơng trình của Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (1998), Phan Quốc
Sủng (2000), Nguyễn An Đệ và Mai Văn Trị (2004), Tôn Nữ Tuấn Nam
(2004)… đã đề cập đến triệu chứng bệnh do virus trên cây tiêu ở một số vùng
trồng tiêu chủ yếu ở Việt Nam, phương thức lây truyền của bệnh và đề xuất

biện pháp phòng trừ [5], [41].


9

+ Theo Phan Đức Sơn (2003) đã xác định được 9 loài virus hại cây tiêu ở
Các tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Phước, Kiên Giang.
+ Nguyễn Tăng Tơn và Bùi Chí Bửu (2005) đã nghiên cứu vai trị gây
hại của nấm Phytophthora capsici trên cây tiêu, phương pháp chẩn đốn bệnh
chết nhanh do lồi nấm này, phương pháp phịng trừ tác hại của nấm. Các lồi
virus khác gây bệnh cho cây tiêu gồm PYMV, CMV, TMV, Badna
virus…[46]
+ Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Ái Thuyền (2006), trên cây tiêu
ở nước ta có 6 lồi virus ở vùng Đơng Nam Bộ.
c. Nghiên cứu về sâu
Các cơng trình nghiên cứu về sâu hại cây tiêu ở Việt Nam cịn ít ỏi, đặc
biệt là họ rệp sáp giả (Pseudococcida: Heteroptera).
+ Nguyễn Thị Chắt (2005) đã ghi nhận có 9 loài rệp sáp hại cây tiêu (1.
Dysmicoccus sp hại quả; 2. Ferrisia virgata hại lá và quả; 3. Aonidiella ciritra
hại quả; 4. Coccus hesperium hại lá; 5. Crystallotesla sp hại thân, lá; 6. Icerya
seychelarum hại quả; 7. Pseudalacaspis sp hại lá, quả; 8. Sticticoccus sp hại
thân và một loai chưa định danh [2].
+ Nguyễn Xuân Thanh và Phạm Thị Thùy (2005) cũng đã xác định loài
rệp sáp Planococcus citri Risso gây hại trên cây tiêu [6].
+ Nguyễn Thị Thùy (2011) đã nghiên cứu một số ảnh hưởng đến mức
độ phát sinh, gây hại của loài rệp sáp mềm tua ngắn (Planococcus kraunhiae
Kuwana) trên cây tiêu và cây cà phê tại Đaklak [9].


10


1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RỆP SÁP FERRISIA VIRGATA
(COCKERELL) HẠI CÂY TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Loài rệp sáp sọc vằn Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) là một lồi có
vai trị quan trọng, gây hại nhiều loại cây trồng và cây dại khác nhau và có
vùng phân bố rộng. Chính vì vậy, có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về
lồi này được cơng bố ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu
khác nhau và vai trị gây hại của lồi này ở các nước trên thế giới không giống
nhau nên nội dung và kết quả nghiên cứu đã được cơng bố về lồi rệp sáp
Ferresia virgata cũng khác nhau. Mặc dù vậy, có thể nêu tóm tắt các hướng
nghiên cứu chính về lồi này trên thế giới như sau:
Hướng nghiên cứu về khả năng lây truyền vi rút lên cây chủ: Đây là
hướng có nhiều cơng trình cơng bố nhất. Tiêu biểu có các cơng trình của A. I.
Bhat, S. Devasahayam et all [14], D.J. Williams [18], K.M.AbdullaKoya và
Mini Kallil [31], Kueh, T.K [34], William D. J. và W. Watson [48]…
Hướng nghiên cứu về hình thái phân loại học bao gồm các kết quả được
cơng bố về 11 lồi trong giống Ferrisia và mơ tả đặc điểm hình thái các pha
phát triển. Điển hình có các cơng trình của Douglass R. Miller [21], S.A
Ulenberg [22], Fied, O. G. H. [23], Gullan, P., D. Downie, và S. Steffan
[25], John W. Beardsey [29], John W. Beardsley [30], Mark P. Culik, David
dos Santos Martins và Penny J. Gullian [40], Paul, P. K., và S. K. Ghose [43].

Hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học được quan tâm từ rất sớm và
kết quả công bố khá phong phú. Đó là khả năng sinh sản, vịng đời, ni sinh
học và vai trị gây hại của lồi Ferrisia virgata trên các loại cây trồng khác
nhau. Tiêu biểu có các cơng trình nghiên cứu của Highland, H. A [26], Ilse


11


Schreiner [27], John W. Beardsey [29], Kengo Nakahira và Arakawa [32], M.
Moghaddam [36], Mani M. Krishnamoorthy [38], Yutaka Narai và Tamotsu
Muraim [49]…
Một hướng nghiên cứu khác cũng được quan tâm và chú trọng đó là
nghiên cứu các đặc điểm sinh thái (bao gồm nghiên cứu sinh thái ngoài tự
nhiên và nghiên cứu sinh thái trong phịng thí nghiệm). Nổi bật có các cơng
trình đã được cơng bố về phân bố, cây chủ, biến động số lượng… Điển hình
có các cơng trình của Ben – Dov Y[17], Devasahayam[20], K.M. Abdulla
Koya và Mini Kallil[31], Kiyindou, A.; Ru, B.Ble; Fabres. G[33], Maria de
los Angeles Martinez [37], S. Devasahayam, K.M. AbdullaKoya et all[44]…
Hướng nghiên cứu tiếp theo rất được chú ý, góp phần quan trọng cho sự
phát triển cây trồng ở các quốc gia, trong đó có cây tiêu, đó là nghiên cứu
phịng trừ loài rệp sáp Ferrisia virgata. Hướng này bao gồm nghiên cứu kỹ
thuật phịng trừ hóa học an tồn hơn và đặc biệt quan tâm đến phòng trừ sinh
học nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. Nổi bật có các
cơng trình của các tác giả sau:Attia, A. R., Radwan, S. D., Kwaiz, F. A.
M[16], DeBach, P. and S. Warner[19], Frisbie R.E., El - Zik K.M.[24],
Wilton L.I, Jamer F. Price[28], Mani, M., Krishnamoorthy, A., Singh,
S.P[39], Sarma, Y. R., and K. A. Saju[45]…
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, các cơng trình cơng bố về kết quả nghiên cứu trên cây tiêu
vẫn cịn ít ỏi. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến bệnh của cây tiêu và
một số loài rệp sáp khác truyền bệnh cho cây tiêu đã được đề cập trong các tài
liệu của các tác giả PhạmVăn Biên [1], Nguyễn Thị Chắt và nnk [2], Phan
Quốc Sủng [5], Nguyễn Xuân Thanh, Phạm Thị Thùy [6], PhanHữu Trinh và
nnk [8], Nguyễn Thị Thùy, Phạm Thị Vượng, Lê Xuân Vị [9], Ton Nu Tuan
Nam [41], Nguyen Tang Ton và Bui Chi Buu [46].



12

Loài rệp sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) được phát hiện ở Việt
Nam từ lâu, nhưng lại được xem như là loài gây hại ở nhiều loại cây trồng
khác. Kết quả điều tra của Quách Thị Ngọ, Lê Thị Tuyết Nhung (2008) nhóm
nghiên cứu Nguyễn Thị Chắt (2005) cho thấy lồi rệp sáp Ferrisia virgata
(Cockerell, 1983) có mặt trên cây trồng khác ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh [2]. Riêng các cơng trình nghiên cứu về lồi rệp sáp
Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) hại cây tiêu thì cho đến này vẫn chưa có
cơng trình nào cơng bố cả.
Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy rằng, loài rệp
sáp Ferrisia virgata (Cockerell, 1983) hại cây tiêu là một đối tượng cần quan
tâm nghiên cứu nhằm bổ sung những đặc điểm về sinh học, sinh thái học cũng
như khả năng phịng trừ có hiệu quả và an tồn mơi sinh ở Gia Lai. Đây cũng
chính là nét mới của đề tài nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cây
tiêu ở vùng Tây Nguyên.


13

1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI
1.3.1. Điều kiện tự nhiên :

Hình 1.1. Bản đồ huyện Chư Pưh
a. Vị trí địa lý
+ Phía Bắc giáp huyện Chư Sê.
+ Phía Nam giáp huyện Ia Hleo, tỉnh Đăk Lăk.
+ Phía Đơng giáp huyện Phú Thiện và huyện Chư Sê.
+ Phía Tây giáp huyện Chư Prông [13].



14

b . Địa hình
Huyện Chư Pưh nằm ở phía Tây Trường Sơn, sản phẩm phun trào của đá
bazan bao phủ hầu hết diện tích tạo nên dạng địa hình cao ngun lượn sóng,
trừ một phần nhỏ diện tích ở phía Đơng Nam cịn sót lại đỉnh núi Granit là
dung nham của phức hệ Vân Canh tuổi Trias với dạng địa hình núi trung bình.
Huyện Chư Pưh nằm trong cao nguyên Cheo Reo, có độ cao biến thiên
từ 253 m đến 767 m. Địa hình được chia làm 5 kiểu địa hình chính, trong đó
kiểu địa hình bình ngun chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ; địa hình cao
ngun chiếm khoảng 1/4 diện tích cịn lại là địa hình đồi thấp, núi thấp và
thung lũng.
Nhìn chung sự đa dạng về địa hình và tính chất đất cho phép Chư Pưh
phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm cây trồng thế mạnh
như: Hồ tiêu, cà phê, cao su... sự khác nhau về địa hình cũng đặt ra yêu cầu
phải bảo vệ đối với từng loại đất khác nhau [11], [13].
c. Khí hậu:
Nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, Chư Pưh có khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao ngun, một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; có lượng mưa trung
bình hàng năm lớn (từ 1.800 – 2.500 mm).
* Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ bình quân năm 21,60C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 35,50C
(tháng 4), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 8,70C (tháng 12).
- Tổng nhiệt bình quân năm: >8.000C.
- Tổng số giờ nắng bình quân năm: 2.567,6 giờ. Trong đó: Mùa mưa có
130 - 180 giờ nắng/tháng. Mùa khơ có 260 - 270 giờ nắng/tháng; cao nhất vào
các tháng 1,2,3 với bình quân 285 giời nắng/tháng.



15

* Chế độ mưa:
Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1.800 mm nhưng lượng mưa có
sự phân hóa cao theo mùa. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm đến
90% tổng lượng mưa cả năm. Đặc biệt về mùa nắng, hoạt động rất thất
thường của các nhiễu động gây mưa, gây ra những biến động lớn về thời tiết,
nhất là trong những tháng đầu và cuối mùa mưa. Mùa mưa ẩm ở Chư Pưh
hồn tồn trùng với mùa gió mùa mùa hạ. Các dãy núi cao chắn gió làm tăng
thêm lượng mưa ở sườn đón gió, gây nên những trung tâm mưa lớn.
* Chế độ ẩm, bốc hơi:
- Độ ẩm khơng khí bình qn năm là 82,2%, cao nhất 92,6% vào tháng
8, thấp nhất 70,8% vào tháng 3.
- Lượng bốc hơi bình qn năm là 1.024,9 mm. Trong đó cao nhất vào
tháng 4 (830,1 mm) và thấp nhất vào tháng 8 (30,7 mm).
* Chế độ gió:
- Hướng gió: Có hai hướng gió chính; gió mùa Đơng Bắc xuất hiện vào
mùa khô với tần xuất xuất hiện 70%, thường xuyên xuất hiện vào tháng 11,12
và tháng 01 năm sau; gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa với tần xuất
xuất hiện 30 – 50%, thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tốc độ gió trung bình 3 – 4 m/s, trong mùa khơ ở những khu vực có địa
hình cao ngun, bề mặt thống. Nếu có ảnh của áp thấp nhiệt đới hoặc bão
thì tốc độ gió lên tới 15 – 20 m/s, có thời điểm cao nhất tới 30 m/s.
Nhìn chung với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, ít chịu ảnh hưởng của
bão; khí hậu của Chư Pưh khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân [11].



16

d. Thuỷ văn:
Hệ thống sơng suối: Huyện Chư Pưh có hệ thống sông suối khá dày chủ
yếu nằm trong 2 lưu vực:
- Lưu vực phía Đơng Quốc lộ 14 và Nam Quốc lộ 25 gồm các nhánh
suối chính như Ia Pal và Ia Rong. Hai suối này chảy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, chảy tiếp qua địa phận huyện Phú Thiện rồi đổ ra sơng Ba.
- Lưu vực phía Tây Quốc lộ 14 gồm các sơng suối chính như sông Ia
Hlốp chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, có các nhánh như suối Ia Ko
(24 km), suối Ia Lốp đều chảy theo hướng Bắc Nam, đổ ra sông Ea Hleo;
Suối Ia Pong và Ia Lô đều chảy theo hướng Đông Tây, đổ ra sông Ea Hleo.
- Sông Ea Hle chảy theo hướng Đông – Tây dọc theo ranh giới phía Nam
của huyện với chiều dài 42 km.
Ngồi các sơng suối trên cịn rất nhiều nhánh sơng suối nhỏ, tạo thành
mạng lưới sông suối dày đặc phân bố đều trên địa bàn tồn huyện, mật độ
bình qn khoảng 0,5 km/km2. Đây là nguồn vận chuyển, dự trữ để cung cấp
nguồn tài nguyên nước để duy trì các hoạt động sản xuất, canh tác và sinh
hoạt của dân cư trong huyện.
Chế độ dòng chảy: Phân bố dòng chảy bề mặt, đối với vùng núi và sơn
nguyên bình quân 60 – 70 lít/s/km2. Dịng chảy bề mặt phụ thuộc rất nhiều
vào địa hình và lượng mưa. Đây là nhân tố cần được nghiên cứu để có hướng
xác định tập đồn lồi cây trồng cho phù hợp với điều kiện địa hình và phân
bố của lượng mưa nhằm hạn chế xói mịn, rửa trơi đất trong q trình canh tác
[11].
e. Các nguồn tài nguyên:
Chư Pưh là huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, tài ngun khống sản,
về giao thơng vận tải. Đặc biệt, huyện có diện tích đất đỏ Bazan lớn rất phù



×