Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Anh huong cua gio mua Dong Bac den vung Tay Bacva Bac Trung Bo o Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.11 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>
<b>KHOA ĐỊA LÍ</b>


<b></b>


------BÀI TIỂU LUẬN


<b>ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CÁC LỤC ĐỊA</b>



Đề tài:



GVHD: Th.S Trương Văn Tuấn
SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuyền


<i>Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011</i>



<b>MỤC LỤC</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

II.1. Các khái niệm liên quan...3


II.1.1. Khái niệm về gió mùa...3


II.1.2. Khái niệm về khơng khí lạnh ở Việt Nam...4


II.1.3. Khái niệm về gió mùa Đơng Bắc ở Việt Nam...4


II.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến gió mùa Đơng Bắc ở vùng Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ của Việt Nam...4



II.2.1. Vị trí địa lý...4


II.2.2. Địa hình...4


II.2.3. Khí hậu...5


II.3. Những đặc điểm chung về gió mùa Đơng Bắc...6


II.3.1. Nguồn gốc, tính chất...6


II.3.2. Các thời kỳ gió mùa Đơng Bắc ảnh hưởng đến Việt Nam...7


II.4. Ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc đến vùng Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ...11


III. Kết luận...12


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I.</b>

<b>PHẦN TỔNG QUAN</b>



 <b>Lý do chọn đề tài</b>


Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ, vừa thuộc lục địa Á – Âu rộng lớn, lại vừa
giáp biển nên khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa. Gió mùa
Đơng Bắc mang lại cho khí hậu nước ta một mùa đơng lạnh, ảnh hưởng nhiều tới đời
sống và sản xuất.


Với những hiểu biết của bản thân, cộng với vốn kiến thức học được trên giảng
đường em hy vọng khi thực hiện đề tài này sẽ nắm được ở mức độ khái quát về nguồn
gốc, tính chất của gió mùa Đơng Bắc, trên cở sở đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng
của kiểu thời tiết này tới vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.



 <b>Mục đích đạt được</b>


Đề tài cần giải quyết được một số vấn đề đặt ra như sau:


- Hiểu được nguồn gốc, phạm vi, tính chất của gió mùa Đơng Bắc.


- Hiểu được cơ chế hoạt động của gió mùa Đơng Bắc đối với vùng Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ của Việt Nam.


- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc tới vùng cần nghiên
cứu.


 <b>Giới hạn đề tài</b>


Mặc dù phạm vi hoạt động của gió mùa Đơng Bắc trên lãnh thổ nước ta là khá
rộng nhưng trong giới hạn nghiên cứu của mình em xin đi sâu nghiên cứu về tính chất
cũng như mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc đến vùng Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ, dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố khí tượng trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc
hoạt động như: khơng khí, bức xạ mặt trời, nhiệt độ, gió, độ ẩm…


 <b>Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>


 <i><b>Phương pháp luận</b></i>


Dựa trên quan điểm tổng hợp, chúng ta xem xét tác động của gió mùa Đơng Bắc
trong mối quan hệ của các yếu tố với nhau như: đất đai, địa hình, khí hậu, thủy văn….;
các mối quan hệ bên trong và bên ngoài: mối quan hệ bên trong (là mối quan hệ giữa
các yếu tố trong gió mùa Đơng Bắc với nhau), mối quan hệ bên ngoài (là mối quan hệ
giữa các yếu tố trong gió mùa Đơng Bắc với các thành phần tự nhiên cũng như kinh tế


xã hội khác).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

một năm và trong nhiều năm để có cái nhìn tồn diện hơn, chính xác hơn cho những
định hướng trong tương lai.


 <i><b>Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp nghiên cứu trong</b></i>


<i>phòng)</i>


Phương pháp này bao gồm các bước: sưu tầm tài liệu (những tài liệu liên quan về
khí tượng trên sách, vở, cùng các tạp chí, báo đài…); phân tích tổng hợp (các tài liệu
sau khi thu thập phải được phân tích, tổng hợp lại, sàng lọc những nội dung cần thiết
để viết bài tiểu luận); sử dụng bản đồ, biểu đồ (trên cơ sở phân tích các bản đồ, biểu đồ
về khí tượng thủy văn để đưa ra các nhận xét, đánh giá tác động của các yếu tố trong
gió mùa Đơng Bắc tới vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ).


<b>II.</b>

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>



<b>II.1. Các khái niệm liên quan</b>



<b>II.1.1. Khái niệm về gió mùa</b>


Theo Gơlan Tơrenvacta, một người thuộc nhóm các nhà quan sát gió mùa đầu
tiên thì “danh từ gió mùa dùng cho cả một hệ thống gió, đặc trưng bởi sự đảo ngược
hướng ưu thế giữa mùa đơng và mùa hạ”. Có ý kiến cho rằng, danh từ gió mùa xuất
phát từ chữ Arập “Mausin” hoặc từ tiếng Malaixia “Monsin” có nghĩa là “mùa”.


Theo Hồng Thiếu Sơn (Địa lý tự nhiên đại cương – tập I), danh từ gió mùa chỉ
có thể dùng cho trường hợp có sự đảo ngược Gradien khí áp đem theo sự đảo ngược
hướng gió giữa hai mùa trong năm. Tình trạng đảo ngược ấy làm cho hướng gió chính


của hai mùa hoặc ngược hẳn nhau, hợp thành một góc 1800<sub>, như gió mùa Đơng Bắc và</sub>
gió mùa Tây Nam ở Việt Nam, hoặc cùng nhau hợp thành một góc 900<sub>, như gió mùa</sub>
Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam ở Việt Nam.


Người ta thường dùng danh từ “gió mùa” để chỉ một loạt những hiện tượng rất
khác nhau. Tùy trường hợp sử dụng mà có các dạng: gió mùa bình lưu, gió mùa
Malaixia, gió mùa châu Âu, gió mùa Ấn Độ hoặc những gió mùa Ấn Độ, gió mùa châu
Á hoặc những gió mùa châu Á. “Gió mùa” đơi khi dành gọi cho “gió mùa hành tinh”,
hay “gió mùa địa phương”. Việc dùng tùy tiện các cách gọi gió mùa khác nhau đơi khi
gây nhầm lẫn khi nói về châu Á, nơi có phạm vi gió mùa hoạt động rộng lớn. Hiện
nay, trên tồn bộ châu Á khơng chỉ có một mà có ít nhất là 3 hệ thống gió địa phương:
gió mùa Ấn Độ, gió mùa Malaixia, gió mùa Nhật Bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Theo nghĩa rộng: gió mùa là một loại gió xuất hiện theo mùa do sự chênh lệch về</i>
nhiệt độ và khí áp giữa hai hệ thống khí quyển lục địa và đại dương rộng lớn sinh ra.


<i>Theo nghĩa hẹp: gió mùa là một loại gió thổi từ lục địa ra biển (gió mùa mùa</i>
đơng) và thổi từ biển vào lục địa (gió mùa mùa hè).


<b>II.1.2. Khái niệm về khơng khí lạnh ở Việt Nam</b>


Khơng khí lạnh là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm do khối khơng khí lạnh từ
phía bắc xâm nhập xuống nước ta, hệ thống gió tồn tại ở miền Bắc thay đổi một cách
cơ bản trở thành hệ thống gió có hướng lệch bắc và thời tiết biến đổi rõ rệt, đặc biệt là
nhiệt độ giảm đáng kể trên diện rộng.


<b>II.1.3. Khái niệm về gió mùa Đơng Bắc ở Việt Nam</b>


Gió mùa Đơng Bắc là một hiện tượng gió mùa mùa đơng, đó chính là một đợt
khơng khí lạnh từ phía bắc xâm nhập xuống nước ta đủ mạnh gây ra sự chuyển hướng


gió cơ bản lệch bắc trong đất liền cấp 3 – cấp 4, vùng ven biển cấp 5, ngoài khơi từ cấp
6 trở lên, đồng thời làm cho thời tiết biến đổi mạnh mẽ: lượng mưa tăng lên, có thể có
dơng mạnh kèm theo gió giật mạnh trên cấp 6, tố, lốc và mưa đá….


<b>II.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến gió mùa Đơng Bắc ở vùng Tây</b>


<b>Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam</b>



<b>II.2.1. Vị trí địa lý</b>


Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến
Thừa Thiên Huế. Bao gồm khu vực Tây Bắc của Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Trung
Bộ.


Kéo dài trên khoảng 7 vĩ độ (từ khoảng 160<sub>B - 23</sub>0<sub>B).</sub>


Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, nam giáp vùng Nam Trung Bộ và
Nam Bộ, đông giáp vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, vịnh Bắc Bộ.


<b>II.2.2. Địa hình</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Các dãy núi và sơng lớn nhìn chung đều có hướng chính là Tây Bắc – Đơng
Nam. Một số dãy núi cao như: Hồng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường
Sơn Bắc, Hồnh Sơn, Bạch Mã... Nhiều hệ thống sơng lớn: sơng Mã, sơng Cả, sơng
Đà, sơng Gianh... Nhiều hồ: hồ Hồ Bình, hồ Kẻ Gỗ.


Địa hình khu vực chia làm hai miền rõ rệt:


+ Miền núi: Nằm ở phía Tây. Đây là vùng có
nhiều khối núi cao chạy dọc theo biên giới Việt –Lào, nhiều đoạn núi ăn sát ra biển
chia đồng bằng thành nhiều ơ nhỏ. Núi có sườn Tây thoải chạy dài về phía Lào và dốc


đứng ở phía Đơng thuộc Việt Nam. Trên dãy núi cao lại có nhiều thung lũng cắt ngang
(như thung lũng Tương Dương) là những “ống” dẫn những luồng gió thổi đến vùng
thâm nhập sâu xuống đồng bằng.


+ Miền đồng bằng: Là dãy nhỏ hẹp chạy dọc ven biển. Phần lớn có diện tích nhỏ
và bị chia cắt bởi các dãy núi ăn sát ra biển. Đồng bằng nằm kề sát ngay miền núi nên
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí khi thổi qua vùng.


<b>II.2.3. Khí hậu</b>


Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt


đới ẩm gió mùa của nửa cầu Bắc. Về mùa đông, nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
gió mùa Đơng Bắc gây ra thời tiết có mùa đơng lạnh (chủ yếu là ở Bắc vĩ tuyến 160<sub>B).</sub>
Khi đến dãy Bạch Mã (160<sub>B) gió mùa Đơng Bắc chỉ cịn những ảnh hưởng rất ít tới</sub>
các vùng phía nam. Như thế có thể nói dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên phân chia
khí hậu nước ta thành hai miền khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Khí hậu khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ rất đặc biệt do tác động của địa hình:
Mùa đơng ngắn (đến muộn và kết thúc sớm), mùa hạ có gió phơn Tây Nam khơ nóng.


Chịu tác động và bị chi phối bởi các khối khí từ các trung tâm:


- Trung tâm áp cao Xibia là vùng áp cao rộng lớn và mạnh mẽ nhất trên Trái Đất
có tâm ở vào khoảng vùng hồ Baican. Trung tâm áp cao này phát triển mạnh mẽ nhất
là vào khoảng tháng 1 với trị số khí áp trung bình hơn 1.035mb, đơi khi vượt q
1.070mb. Đây là trung tâm chính cung cấp và chi phối các đợt khơng khí lạnh, gió
mùa Đơng Bắc tràn xuống nước ta.


- Trung tâm áp thấp Aleut: nằm ở khu vực Bắc Thái Bình Dương. Sự tồn tại và


phát triển của áp thấp này đóng vai trị quan trọng đến hướng di chuyển và mức độ tác
động của khơng khí lạnh khi tràn xuống miền Bắc nước ta.


<b>II.3. Những đặc điểm chung về gió mùa Đơng Bắc</b>



<b>II.3.1. Nguồn gốc, tính chất</b>


Cũng như gió mùa châu Á nói chung và gió mùa Đơng Nam Á nói riêng, gió mùa
Đơng Bắc ở Việt Nam luôn chịu sự chi phối của các trung tâm thời tiết tác động theo
mùa trong mối quan hệ phức tạp của hồn lưu chung khí quyển. Sự tác động gió mùa
Đơng Bắc ở nước ta có nguồn gốc từ áp cao Xibia và bị áp thấp Aleut chi phối, ảnh
hưởng đến hướng chuyển động.


Bản chất của gió mùa Đơng Bắc là sự di chuyển của khối khơng khí cực đới lục
địa (NPc) từ vùng áp cao Xibia thổi về. Tại đây khơng khí rất lạnh và khơ, nhiệt độ,
nhiệt độ trung bình mùa đơng khoảng -400<sub>C đến -15</sub>0<sub>C, độ ẩm tuyệt đối khoảng </sub>
1-2g/m3<sub>. Đây là vùng áp cao nhiệt mạnh nhất trên Trái Đất. Trị số áp suất ở đây lên tới</sub>
1040 – 1060mb, khiến cho trên biểu đồ đẳng áp nhiệt trung bình tháng 1 của Trái Đất
vùng áp cao này chi phối sự phân bố khí áp trên toàn khu vực châu Á làm lu mờ cả hệ
thống áp cao cận chí tuyến nơi phát sinh các dịng tín phong, khiến cho hệ thống này
chỉ hiện ra như vùng rìa của nó. Thơng thường, vùng áp cao Xibia xuất hiện từ đầu
tháng 9 và đạt cực đại vào tháng 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trường hợp gió mùa Đơng Bắc đều lạnh hơn gió tín phong và nhiệt độ ln xuống dưới
200<sub>C.</sub>


<b>II.3.2. Các thời kỳ gió mùa Đơng Bắc ảnh hưởng đến Việt Nam</b>


Hằng năm, gió mùa Đơng Bắc thường tràn về miền Bắc
nước ta, gây ra gió mạnh cấp 4 – cấp 5 trong đất liền, vùng


ven biển cấp 6 – cấp 7, ngoài khơi cấp 8. Đồng thời làm thời
tiết thay đổi đột ngột, lượng mưa tăng lên, nhiệt độ giảm
mạnh. Các đợt gió mùa Đơng Bắc thường xảy ra từ tháng 11
đến tháng 6 năm sau. Những đợt gió mùa sớm thường xảy ra
vào thượng tuần tháng 9 và những đợt gió mùa muộn thường
xảy ra vào trung tuần tháng 6. Tháng 7 và tháng 8 hầu như
khơng có gió mùa Đơng Bắc. Theo thống kê trong vịng 40
năm (1961 – 2000) chỉ có hai đợt khơng khí lạnh xảy ra vào
tháng 7 và sáu đợt xảy ra vào tháng 8 nhưng đều là những
đợt yếu, chỉ ảnh hưởng đến một phần phía Bắc của Bắc
Bộ.


Trong một năm, khơng khí lạnh tràn về miền Bắc nước ta nhiều nhất vào tháng 1,
tháng 11 và tháng 12, đó cũng là thời kỳ chính đơng (giữa mùa đơng).


Số đợt khơng khí lạnh tràn về khá đều. Khơng khí lạnh có cường độ mạnh cũng
như cường độ yếu hằng năm trung bình có khoảng 9 đợt, khơng khí lạnh có cường độ
trung bình là 9 – 10 đợt/năm.


Thơng thường, những năm có ít đợt khơng khí lạnh mạnh tràn xuống, chính là
năm hoạt động của khơng khí lạnh yếu. Chẳng hạn như năm 1974 có 4/26 đợt khơng
khí lạnh mạnh, năm 1992 có 5/21 đợt khơng khí lạnh mạnh và năm 1993 có 6/20 đợt
khơng khí lạnh mạnh tràn xuống nước ta.


<b>Hình:</b> Nguồn gốc gió mùa châu Á và mơ hình lát cắt gió mùa châu Á
vào mùa đơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Gió mùa Đơng Bắc tràn về nước ta có sự luân phiên của các thời kỳ sau:


<b>II.3.2.1 Khối khí cực đới lục địa (NPc)</b>



Nguồn gốc của khối khơng khí này là từ áp cao Xibia, xuống theo sự phát triển
của lưỡi áp cao, khơng khí cực đới tràn về phía Nam có thể di chuyển thẳng theo
đường Trung Quốc, hay theo một đường vòng qua biển Nhật Bản, Hồng Hải và biển
Đơng Trung Hoa.


Dù là đường nào, trong q trình di chuyển hàng vạn kilơmet, những thuộc tính
ban đầu cũng thay đổi đáng kể: khơng khí càng nóng lên nhiều khi đi về phía nam với
Gradien nhiệt độ tăng vào khoảng 0,5 – 0,8/vĩ tuyến, tính chất ẩm cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, tính chất ẩm lại khác nhau nhiều tùy vào phương thức biến tính, đường đi
của khối khí. Dựa vào đó ta có các kiểu khơng khí cực đới lục địa như sau:


a. Khơng khí cực đới lục địa biến tính khơ (NPc đất)


Vào thời kỳ đầu mùa đơng, các đợt khơng khí lạnh tràn xuống miền Bắc nước ta
thường di chuyển theo hướng Bắc – Nam và chịu sự biến tính khi đi qua lục địa Trung
Quốc.


Khơng khí lục địa biến tính khơ là khơng khí lạnh nhất và cũng khơ nhất trong
khu vực nước ta. Trị số Gradien trung bình vào khoảng 0,2 – 0,30<sub>/100m. Thời tiết đặc</sub>
trưng là trời lạnh, khô, quang mây. Ở trên cao thường xuất hiện các nghịch nhiệt dày
(nhiệt độ tăng theo độ cao) do sự chuyển động đi xuống của đới gió tây trên cao. Điều
này khiến lượng hơi ẩm vốn đã rất ít của khối khơng khí cực đới khơ bị khống chế ở
tầng thấp khơng thể chuyển động lên cao ngăn cản q trình tạo mây.


Cũng như mọi khối khơng khí, các tính chất của NPc đất có sự thay đổi theo
khơng gian và thời gian. Trong suốt mùa đơng, những thuộc tính nhiệt ẩm của khối
khơng khí này có sự thay đổi đáng kể. Vào giữa mùa, nhiệt độ và độ ẩm riêng rất thấp
(nhiệt độ và độ ẩm riêng thấp nhất trong phạm vi miền Bắc nước ta là khoảng 0 – 50<sub>C</sub>
và 5 – 8g/kg; ở miền Nam con số này là 10 – 150<sub>C và 10 – 12g/kg). Vào đầu mùa,</sub>


nhiệt độ thường cao hơn (luôn luôn từ 150<sub>C trở lên).</sub>


Có thể nhận thấy ở nước ta mức độ biến tính thể hiện rất rõ. Ngay trong phạm vi
Bắc Bộ, chênh lệch về các thuộc tính nhiệt ẩm cũng rất lớn giữa các vùng lãnh thổ
phía Đơng và Tây. So với vùng Đông Bắc (Cao Bằng – Lạng Sơn), nơi cửa ngõ đón
gió mùa trực tiếp tràn về, nhiệt độ ở đồng bằng cao hơn xấp xỉ 10<sub>C và độ ẩm hơn</sub>
2g/kg; ở Tây Bắc độ chênh lệch tới 20<sub>C và 3g/kg.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Bộ, những trường hợp xâm nhập của khối khí cực đới mạnh nhất cũng khơng gây ra sự
chênh lệch nhiệt độ so với Bắc Bộ. Thường thì khi Bắc Bộ đang chịu sự chi phối của
thời tiết gió mùa cực đới với nhiệt độ cực tiểu dưới 50<sub>C, lúc đó nhiệt độ thấp nhất của</sub>
Nam Bộ là trên 150<sub>C. Về độ ẩm riêng, khơng khí cực đới ở Nam Bộ cao hơn Bắc Bộ</sub>
4-5g/kg, có khi cao hơn.


Khơng khí cực đới biến tính khơ rất thịnh hành ở phần phía bắc lãnh thổ nước ta
(từ khoảng vĩ độ 16 – 180<sub>B trở lên) trong nửa đầu của gió mùa mùa Đơng. Nó duy trì</sub>
kiểu thời tiết “áp cao khô”, với những trị số nhiệt độ và độ ẩm thường là thấp nhất
trong năm. Đó chính là nguyên nhân của “mùa hanh” đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ.


<b>Bảng 1</b>: Những đặc trưng tiêu biểu của không khí cực đới biến tính khơ khi
tới đồng bằng Bắc Bộ.


Thời kỳ Nhiệt độ trung bình
ngày (0<sub>C)</sub>


Độ ẩm riêng trung
bình (g/kg)


Độ ẩm tương đối
trung bình (%)


Tháng 11
Tháng 12-1-2
Tháng 3
18-20
14-16
18-20
10-12
7-9
10-12
<75
70-78
75-80
<i><b>Nguồn: Phạm Ngọc Tồn, Phan Tất Đắc (1993) – Khí hậu Việt Nam – NXB</b></i>


<i>Khoa Học Kỹ Thuật</i>


b. Khơng khí cực đới lục địa biến tính ẩm (NPc biển)


Vào thời kỳ chính đông (giữa mùa đông), là những tháng rét nhất trong năm và
cũng là thời kỳ co nhiều đợt gió mùa nhất trong năm. Vào thời kỳ này các dịng gió tây
phát triển rất mạnh ở các vĩ độ trung bình kết hợp với trung tâm áp cao lục địa châu Á
dịch chuyển sang phía đơng nên đường đi của khối khơng khí lạnh bị lệch theo hướng
Đơng Bắc – Tây Nam và bị biến tính do qua biển nên ấm hơn, lượng ẩm tăng lên rõ
rệt.


Sự lạnh đi của bề mặt đất trên lục địa trong giai đoạn này khiến cho nhiệt độ khối
khơng khí tiếp giáp mặt đất cũng lạnh đi rất nhiều làm độ ẩm nhanh chóng đạt trạng
thái bão hịa. Trong khi đó, đới gió ở trên cao hơn đi qua biển nên được cung cấp
nguồn ẩm thường xun và có nhiệt độ cao hơn. Chính điều này đã tạo nên một nghịch
nhiệt ở tầng thấp tồn tại gần sát mặt đất, khơng khí khơng chuyển động lên cao được


và hình thành màn mây tầng (St) dày đặc ở tầng rất thấp gây ra các đợt mưa nhỏ, mưa
phùn ổn định trên toàn miền Bắc. Biên độ nhiệt ngày đêm rất thấp, nên thời kỳ này
cũng là thời kỳ rét nhất trong năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

riêng cũng lớn hơn khoảng 4 - 5g/kg. Vào giữa mùa đông, ở Bắc Bộ trị số nhiệt thấp
nhất khoảng chừng 10 – 120<sub>C và độ ẩm riêng từ 9 – 11g/kg. Đến cuối mùa, nhiệt độ có</sub>
thể cao hơn chừng 3 – 50<sub>C, độ ẩm 3 – 4g/kg. Kiểu thời tiết thịnh hành là trời lạnh, đầy</sub>
mây, âm u, có mưa phùn và mưa nhỏ rải rác, rét buốt khó chịu.


Sự chênh lệch về tính nhiệt ẩm giữa các vùng lạnh thổ cũng rất rõ rệt. Giữa đồng
bằng Bắc Bộ và Tây Bắc, nhiệt độ chênh lệch tới 2 – 40<sub>C trong khi độ ẩm hầu như</sub>
không tăng, điều này cũng đúng khi đi từ bắc vào nam. Ở Bắc Bộ độ ẩm tương đối có
thể đạt 95%, nhưng ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ chỉ xấp xỉ 85%.


Trên lãnh thổ nước ta, NPc biển thường gặp vào nữa sau mùa đông, khoảng từ
cuối tháng 1 đến cuối tháng 3. Trong thời gian này có mưa là do hai nguyên nhân: do
NPc biển (chiếm khoảng 25% số lượng mưa), do frond cực (giữa NPc biển và NPc đất,
giữa NPc biển và Tm) là chủ yếu.


Khi frond lạnh ở cực tràn về gặp và đẩy frond nóng đang tồn tại ở Việt Nam làm
nhiệt độ giảm nhanh, trung bình một ngày giảm khoảng 3 – 50<sub>C, có khi đến 5 – 10</sub>0<sub>C.</sub>
Frond cực tác động gây mưa vào nữa đầu mùa đông là mưa nhỏ, rải rác, nữa sau mùa
đông là mưa nhỏ, mưa phùn, thỉnh thoảng có mưa rào.


<b>Bảng 2:</b> Những đặc trưng tiêu biểu của khơng khí cực đới biến tính ẩm khi
tới đồng bằng Bắc Bộ


Thời kỳ Nhiệt độ trung bình
ngày (0<sub>C)</sub>



Độ ẩm riêng trung
bình (g/kg)


Độ ẩm tương đối
trung bình (%)
Tháng 1-2


Tháng 3-4


16-17
18-22


9-11
12-14


90-95
90
<i><b>Nguồn: Phạm Ngọc Tồn, Phan Tất Đắc (1993) – Khí hậu Việt Nam – NXB</b></i>


<i>Khoa Học Kỹ Thuật</i>


<b>II.3.2.2 Khơng khí nhiệt đới biển Đơng Trung Hoa</b>


Đây là khối khơng khí nhiệt đới hóa, vốn dĩ là khơng khí cực đới Xibia trải qua
một q trình biến tính về căn bản do nằm lại lâu ngày trên vùng biển ven bờ Trung
Quốc. Nó khác với khơng khí biển thuần túy (như xuất phát từ áp cao trên Thái Bình
Dương) vì nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Tùy thuộc vào trạng thái ban đầu của nó mà có hai kiểu biến tính khơ hay ẩm.
Trường hợp khô độ ẩm tương đối khoảng 80 – 85%, trường hợp ẩm con số này trên


90%.


Sự chênh lệch về thuộc tính của khối khí này ít rõ hơn so với khơng khí cực đới.
Từ bắc tới nam nhiệt độ và độ ẩm tăng dần, nhiệt độ chênh nhau tới khoảng 20<sub>C, độ</sub>
ẩm chênh chừng 5%. Riêng khu Tây Bắc, do tác dụng che chắn của dãy Hoàng Liên
Sơn nên khơng khí khơ hơn khá nhiều.


Khơng khí nhiệt đới biển Đơng Trung Hoa có mặt trên lãnh thổ nước ta trong
suốt thời kỳ mùa đông, xen kẽ với các đợt khơng khí cực đới. Ở phần phía bắc, vào
những tháng đầu mùa đơng và cuối mùa đơng, khối khí này chiếm ưu thế hơn so với
khơng khí cực đới, vào giữa mùa nó bị lấn át bởi khơng khí cực đới.


Ở phần phía nam của nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đơng từ khối
khơng khí này. Tuy nhiên, vào những tháng 11 – 12 – 1 đôi khi cũng bị thay thế bởi
khơng khí cực đới biến tính. Cịn những tháng đầu mùa và cuối mùa, nó thường xen kẽ
với khơng khí nhiệt đới của lưỡi áp cao Thái Bình Dương.


Nhìn chung, khơng khí nhiệt đới biển Đơng Trung Hoa là khối khơng khí ấm và
ẩm, khá ổn định, mang lại thời tiết nắng nóng, ít mây, tạnh ráo. Trong khoảng nửa sau
của mùa đông ở Bắc Bộ, khi xâm nhập vào đồng bằng thay thế các áp cao lạnh, khơng
khí nhiệt đới biển tiếp xúc với bề mặt lạnh càng ổn định hơn và độ ẩm đạt tới bão hịa.
Trong trường hợp đó, hình thành kiểu thời tiết rất độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ
là thời tiết “nồm”, đặc trung bởi nhiệt độ khá cao, độ ẩm trên 95%, có mây thấp và
mưa phùn.


Đơi khi có sự xuất hiện nhiễu động trên cao, kiểu như rãnh nhiệt đới trên cao,
khơng khí nhiệt đới biển Đơng Trung Hoa có thể cung cấp tiềm lực ẩm để mang lại
những trận mưa khá lớn trong mùa đông.


<b>II.4. Ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc đến vùng Tây Bắc và Bắc</b>



<b>Trung Bộ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

độ ở đây so với nơi có cùng độ cao tuyệt đối của khu Đơng Bắc thì nóng hơn 2 – 30<sub>C,</sub>
và phải lên cao 500m thì mới có tháng rét dưới 150<sub>C, nghĩa là phải lên hẳn miền núi</sub>
Tây Bắc mới thấy rét như ở vùng đồi khu vực Đông Bắc và đồng bằng sơng Hồng.


Theo thống kê trung bình, số ngày mưa phùn ở Sơn La và Lai Châu trong hai
tháng 1 và 2 chỉ có 1 – 2 ngày so với 23 ngày ở Móng Cái, 19 ngày ở Bắc Cạn, Cao
Bằng 14 ngày. Cũng trong thời gian này, số ngày nhiều mây ở Lai Châu là 19 ngày,
Nà Sản là 24 ngày so với Móng Cái là 38 ngày, Cao Bằng 39 ngày.


Nếu loại đi yếu tố địa hình núi cao thì nhiệt độ ở Lai Châu – vùng Tây Bắc sẽ
nóng ngang với Huế. Khi đó đường đẳng nhiệt của miền sẽ chếch theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam, đặc biệt khi đó đường đẳng nhiệt của tháng 1 (tháng lạnh nhất) là 180<sub>C</sub>
sẽ chạy từ đèo Ngang tới phía tây thị xã Vinh, phía đơng Sơn La tới núi Pu Khao
Lương ở phía đơng Phong Thổ. Như thế, để có được nền nhiệt Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ như nhau, một mặt là do tác dụng của bức chắn Hoàng Liên Sơn, mặc khác là do
tác dụng của vĩ độ thấp và ảnh hưởng của biển đông, vịnh Bắc Bộ.


Với dạng địa hình núi cao ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ kết hợp với địa hình
cánh cung của vùng Đơng Bắc Bắc Bộ, vừa đón gió vừa ngăn chặn gió, từ đó tạo cho
vùng tồn tại nhiều vành đai khí hậu khác biệt gần như song song với hướng núi.


Đặc biệt, khí hậu ở đây lạnh chủ yếu do núi cao, các tác động của gió mùa Đơng
Bắc đã giảm nhiều. Cũng do ảnh hưởng của hướng địa hình cao theo hướng Tây Bắc –
Đơng Bắc có tác dụng như bức tường thành ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc mà mùa đơng ở đây đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với vùng Đơng Bắc
Bắc Bộ.


Ngồi ra, ở phía Miến Điện (đơi khi có cả ở Tây Bắc – Việt Nam) thỉnh thoảng


xuất hiện một áp thấp ngay cả trong mùa đơng. Khi có áp thấp, thời tiết nóng dễ xuất
hiện, đơi khi có cả dơng trái mùa. Đây cũng là một trong những điều kiện khiến cho
mùa đông ở Tây Bắc có phần nóng và ngắn, mùa hạ đến sớm, khơng có mùa xn và
mưa phùn như ở Đơng Bắc. Sự giảm sút về cường độ lạnh vào mùa đông đã khiến cho
biên độ nhiệt trong năm tương đối nhỏ, chỉ khoảng 9 – 100<sub>C (so với 12 – 14</sub>0<sub>C ở Đông</sub>
Bắc).


<b>III.</b>

<b>Kết luận</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

chất và cường độ, khi đó nó được thay thế bởi gió mùa Tây Nam và Đông Nam ở Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.


Với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình núi cao mà gió mùa ở Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ có gió mùa hoạt động tương đối yếu. Khơng khí lạnh bắt đầu tác động vào vùng
thường là vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 và thay đổi tùy từng năm cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


Tài liệu sách:


1) Đặng Duy Lợi (2010) – Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 – NXB Đại học Sư Phạm.
2) Hoàng Thiếu Sơn (1963) – Địa lý tự nhiên đại cương – tập I – NXB Giáo Dục.
3) Ngô Đạt Tam (2009) – Atlat địa lý Việt Nam – NXB Giáo Dục.


4) Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993) – Khí hậu Việt Nam – NXB Khoa Học
Kỹ Thuật.


5) P. Peđơlabooc (1977) – Gió mùa – NXB Khoa học và kỹ thuật.


6) Vũ Tự Lập (1978) – Địa Lý tự nhiên Việt Nam – Tập I – NXB Giáo Dục.
Tài liệu internet:



1)
2) www.tailieu.vn


</div>

<!--links-->
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf
  • 32
  • 1
  • 5
  • ×