Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu, đánh giá chất lượng một số chế phẩm vitamin c sản xuất trong nước hiện đang lưu hành trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA

NGUYỄN THỊ ĐAN HÀ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MỘT
SỐ CHẾ PHẨM VITAMIN C SẢN XUẤT
TRONG NƢỚC HIỆN ĐANG LƢU HÀNH TRÊN
THỊ TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Cử Nhân Hóa Dƣợc

Đà Nẵng - 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và Tên sinh viên : Nguyễn Thị Đan Hà
Lớp


: 11CHD

1. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng một số chế phẩm Vitamin C
sản xuất trong nƣớc hiện đang lƣu hành trên thị trƣờng.
2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất
2.1. Dụng cụ, thiết bị
- Dụng cụ: bình định mức, cốc, buret, pipet, bình tam giác, phễu, ống
nghiệm, cố chày và một số dụng cụ khác.
- Thiết bị: cân phân tích, máy sắc kí lỏng cao áp hiệu cao năng HPLC, máy
đo pH, máy đo độ rã.
2.2. Hóa chất sử dụng
Acid ascorbic chuẩn, dd Na2S2O3 chuẩn, I2 tinh thể, KIO3 tinh khiết, dd
AgNO3, CH3COOH, dd HCl, dd HNO3, Na2HPO4, KH2PO4, dd H3PO4,
phenolphthalein, hồ tinh bột và các hóa chất cần thiết khác.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, thu thập tài liệu, tƣ liệu, bài báo khoa học mà các nhà nghiên
cứu đã thực hiện trong và ngồi nƣớc có liên quan đến đề tài.
3.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Phƣơng pháp chọn mẫu: Chế phẩm vitamin C dƣới dạng viên nén 100mg,
500mg và thuốc tiêm 500mg/5ml sản xuất trong nƣớc, lƣu hành trên thị trƣờng.
- Đối với dạng viên nén: kiểm tra độ rã, tính đồng đều về khối lƣợng, định
tính, bằng phƣơng pháp phổ hồng ngoại.


- Định lƣợng bằng phƣơng pháp hóa hoc và phƣơng pháp lý hóa. Kiểm tra
các thơng số về tính chất.
- Đối với dạng tiêm: kiểm tra các thông số về tính chất, độ pH, định tính,
định lƣợng.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Đỗ Thị Thúy Vân

5. Ngày giao đề tài: 10/08/2014
6. Ngày hoàn thành: 15/04/2015
Chủ nhiệm khoa

PGS.TS. Lê Tự Hải

Giáo viên hƣớng dẫn

Ths.Đỗ Thị Thúy Vân

Sinh viên hoàn thành và nộp báo các cho Khoa ngày…. tháng …. năm 2015
Kết quả đánh giá:
Ngày….tháng…năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trường Đại Học Sư Phạm, đặc
biệt là quý Thầy, Cơ khoa Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều để em có thể
hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo, thạc sĩ Đỗ Thị
Thúy Vân đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình làm luận văn.
Trong quá trình làm, em vẫn cịn tồn tại rất nhiều thiếu sót, mong q Thầy,
Cơ thơng cảm và bỏ qua.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến quý Thầy Cô.
Chúc Thầy Cô sẽ luôn thành công trong sự nghệp giảng dạy cao quý của mình.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Đan Hà


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTCP:

Công ty cổ phần

CT:

Công ty

LDDP:

Liên doanh dƣợc phẩm

DĐVN IV:

Dƣợc điển Việt Nam IV

TT:

Thuốc thử

SĐK:

Số đăng ký



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu, hóa chất và dụng cụ thiết bị dùng trong nghiên cứu .........2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................2
3.2. Nguyên liệu..........................................................................................................2
3.3. Hóa chất sử dụng .................................................................................................2
3.4. Dụng cụ, thiết bị ..................................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2
4.1.1. Nghiên cứu lý thuyết ........................................................................................2
4.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................................3
5. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................3
6. Bố cục đề tài ...........................................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Đại cƣơng về Vitamin C: [1],[2],[3],[4],[8],[10],[11],[12],[13].........................4
1.1.1. Nguồn gốc [2],[3],[4],[13]................................................................................4
1.1.4. Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng ................................................................6
1.1.5. Tính chất [4],[11],[12],[13] ..............................................................................6
1.1.5.1. Lý tính ...........................................................................................................6
1.1.5.2. Hóa tính .........................................................................................................7
1.1.6. Tác dụng dƣợc lý, dƣợc động học [11],[12][13] ..............................................9
1.2. Chỉ định, chống chỉ định ....................................................................................11
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thuốc trong quá trình bảo quản ............12
1.3.1. Nhiệt độ ..........................................................................................................12
1.3.2. pH ...................................................................................................................12
1.3.3. Ánh sáng, độ ẩm, bao gói ...............................................................................12
1.4. Vài nét về các chế phẩm vitamin C lƣu hành ở Việt Nam : [10],[16] ...............12
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................14



2.1. Dụng cụ và hóa chất ...........................................................................................14
2.1.1. Dụng cụ ...........................................................................................................14
2.1.2. Hóa chất ..........................................................................................................14
2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................................................14
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................................15
2.3.1. Đánh giá các chỉ tiêu chất lƣợng đối quy trình kiểm nghiệm dạng bào chế
thuốc viên nén và thuốc tiêm. ...................................................................................15
2.3.1.1. Tính chất cảm quan: [5] ...............................................................................15
2.3.1.2. Độ đồng đều khối lƣợng ( đối với viên nén): [5] ........................................16
2.3.1.3. Độ rã ( đối với viên nén): đo bằng máy thử độ rã pharmatest: [5] ..............16
2.3.1.4. pH ( đối với thuốc tiêm): đo bằng máy pH Metrolm: [5] ............................16
2.3.1.5. Hàm lƣợng ....................................................................................................17
2.4. Định tính: [5] ......................................................................................................17
2.5. Định lƣợng: [5] ..................................................................................................17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................23
3.1. Đánh giá chất lƣợng viên nén 100mg ................................................................23
3.1.1. Giới thiệu về sản phẩm....................................................................................23
3.1.1.1. Chế phẩm chứa Vitamin C viên nén 100mg của công ty liên doanh dƣợc
phẩm Éloge France Việt Nam ...................................................................................23
3.1.1.2. Chế phẩm chứa Vitamin C viên nén 100mg của cơng ty CPDP Quảng
Bình ...........................................................................................................................23
3.1.2. Kết quả đánh giá định tính: ............................................................................24
3.1.3. Kết quả định lƣợng ..........................................................................................25
3.2. Đánh giá chất lƣợng viên nén 500mg ................................................................27
3.2.1 Giới thiệu sản phẩm .........................................................................................27
3.2.1.1. Chế phẩm chứa Vitamin C viên nén 500mg của CTCPDP Quảng Bình. ...27
3.2.1.2. Chế phẩm chứa Vitamin C viên nén 500mg của CT LDDP Éloge France
Việt Nam ...................................................................................................................28
3.2.2. Kết quả đánh giá định tính: .............................................................................28

3.2.3. Kết quả định lƣợng ..........................................................................................30


3.3. Đánh giá chất lƣợng thuốc tiêm .........................................................................32
3.3.1. Giới thiệu về sản phẩm....................................................................................32
3.3.1.1. Chế phẩm chứa vitamin C dạng thuốc tiêm 500mg/5ml của CTCP Fresenius
Kabi Bidiphar ............................................................................................................32
3.3.1.2. Chế phẩm chứa vitamin C dạng thuốc tiêm 500mg/5ml của CTCP dƣợc
phẩm TƢ vidiphar. ....................................................................................................33
3.3.2. Kết quả đánh giá định tính ..............................................................................34
3.3.3. Kết quả định lƣợng ..........................................................................................35
3.4. Bàn luận: ............................................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................39
I. Kết luận .................................................................................................................39
II. Kiến nghị...............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................41
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................42


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu định tính vitamin C viên nén


31

100mg của Cơng ty CPLD Éloge France Việt Nam.

Bảng 3.2

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu định tính vitamin C viên nén

32

100mg của Cơng ty CPDP Quảng Bình
Bảng 3.3

Kết quả định lƣợng Vitamin C viên nén 100mg của CT

33

LDDP France – Việt Nam.

Bảng 3.4

Kết quả định lƣợng Vitamin C viên nén 100mg của CT

33

CPDP Quảng Bình.
Bảng 3.5

Kết quả đánh giá chất lƣợng viên nén 100mg của 2 cơ sở


34

CT LDDP France – Việt Nam và CT CPDP Quảng Bình.

Bảng 3.6

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu định tính vitamin C viên nén

36

500mg của CT CPDP Quảng Bình
Bảng 3.7

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu định tính vitamin C viên nén

36

500mg của CT LDDP Éloge France Việt Nam
Bảng 3.8

Kết quả định lƣợng Vitamin C viên nén 500mg.

37

Bảng 3.9

Kết quả đánh giá chất lƣợng vên nén 500mg của CT

39


CPDP Quảng Bình và CT LDDP France – Việt Nam
Bảng 3.10

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu định tính thuốc tiêm

41

500mg/5ml
Bảng 3.11

Kết quả định lƣợng thuốc tiêm 500mg/5ml

42

Bảng 3.12

Bảng đánh giá chất lƣợng thuốc tiêm Vitamin C

43

500mg/5ml của 2 cơ sở CTCP Fresenius Kabi Bidiphar
và CT CPDP Quảng Bình


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

Trang


Hình 1.1

Vitamin C chứa trong một số loại rau, củ, quả

10

Hình 1.2

Một số chế phẩm vitamin C trong và ngoài nƣớc hiện đang

19

lƣu hành trên thị trƣờng
Hình 3.1.

Vitamin C viên nén 100mg của CT LDDP Éloge France

30

Việt Nam
Hình 3.2

Vitamin C viên nén 100mg của CT CPDP Quảng Bình

31

Hình 3.3

Chế phẩm Vitamin C viên nén 500mg của cơng ty CPDP


34

Quảng Bình
Hình 3.4

Chế phẩm Vitamin C viên nén 500mg của CT LDDP

35

Éloge France Việt Nam
Hình 3.5

Chế phẩm chứa Vitamin C dạng thuốc tiêm 500mg/5ml

40

của CTCP Fresenius Kabi Bidiphar
Hình 3.6

Chế phẩm vitamin C dạng thuốc tiêm 500mg/5ml công ty
CPDP T.Ƣ Vidipha

40


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Vitamin C là một một loại dinh dƣỡng thiết yếu cần cho các loài linh trƣởng
bậc cao và cho một số loài khác. Hiện nay Vitamin C đã có hàng loạt các nghiên
cứu trên lâm sàng và trong cộng đồng chứng tỏ tính hữu ích của Vitamin C qua rất
nhiều cách: giảm tỷ lệ ung thƣ, tăng cƣờng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống
ô nhiễm và thuốc lá, thúc đẩy quá trình hàn gắn vết thƣơng, tăng tuổi thọ, giảm
nguy cơ đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu còn cho thấy sử dụng vitamin C hữu ích
cho rất nhiều tình trạng sức khỏe của cơ thể nhờ đặc tính chống oxy hóa và tăng
cƣờng khả năng miễn dịch của nó. Do đó, vitamin C là một thành phần quan trọng
khơng thể thiếu của hầu hết các chế phẩm bổ sung dinh dƣỡng và mọi chƣơng trình
dinh dƣỡng khác.
Mặt khác, việc tăng số lƣợng các thƣơng hiệu khác nhau của các loại thuốc từ
nhiều nguồn trong nƣớc nhằm cải thiện hệ thống phân phối y tế tổng thể. Tuy nhiên,
điều này lại đi kèm với sự gia tăng số lƣợng thuốc giả và kém chất lƣợng, gây khó
khăn cho các nhà chăm sóc y tế trong việc lựa chọn hiệu quả sản phẩm tốt từ trong
một số nhãn hiệu có chứa các thành phần hoạt tính tƣơng tự. Theo WHO, ƣớc tính
vào năm 2006, hơn 10% thị trƣờng toàn cầu bao gồm các loại thuốc không đạt tiêu
chuẩn, đối với những nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, con số này đƣợc
ƣớc tính là 25% và ở một số nơi con số này có thể cao tới 50%. Thành phần của
thuốc kém chất lƣợng không đáp ứng các thông số kỹ thuật trong u cầu chất
lƣợng, do đó chúng khơng hiệu quả và gây nguy hiểm tính mạng cho ngƣời sử
dụng.
Các loại chế phẩm vitamin C đƣợc sản xuất từ rất nhiều cơng ty khác nhau,
đa dạng về hình thức, chủng loại, nên việc kiểm định chất lƣợng loại sản phẩm này
càng đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý quan tâm nhiều hơn. Bản chất của vitamin C
rất dễ bị oxi hóa trong khơng khí, đặc biệt là trong mơi trƣờng chứa Fe và Cu…,
mặc dù đã có những cải tiến trong quy trình bào chế nhƣng Vitamin C vẫn thƣờng bị
biến màu và giảm hàm lƣợng dẫn đến ảnh hƣởng quá trình tiêu thụ trên thị trƣờng.


2


Theo số liệu thống kê hàng năm của Viện Kiểm Nghiệm, Bộ y tế cho thấy
khá nhiều chế phẩm vitamin C sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu bị thu hồi do
khơng đạt về hàm lƣợng theo quy định.
Để góp phần trong việc kiểm định chất lƣợng của Vitamin C trên thị trƣờng
Đà Nẵng, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá chất lượng một số chế phẩm
vitamin C sản xuất trong nước hiện đang lưu hành trên thị trường”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Lựa chọn chế phẩm, dạng bào chế Vitamin C đại diện cho công ty.
- Đánh giá chất lƣợng của các loại chế phẩm Vitamin C theo DĐVN IV.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, hóa chất và dụng cụ thiết bị dùng trong nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các loại chế phẩm chứa Vitamin C đƣợc sản xuất trong nƣớc lƣu hành trên
thị trƣờng.
3.2. Nguyên liệu
- Các chế phẩm chứa Vitamin C dƣới dạng uống và dạng tiêm.
3.3. Hóa chất sử dụng
Acid ascorbic chuẩn, dd Na2S2O3 chuẩn, I2 tinh thể, KIO3 tinh khiết, dd
AgNO3, CH3COOH, dd HCl, dd HNO3, Na2HPO4, KH2PO4, dd H3PO4,
phenolphthalein, hồ tinh bột và các hóa chất cần thiết khác
3.4. Dụng cụ, thiết bị
- Dụng cụ: bình định mức, cốc, buret, pipet, bình tam giác, phễu, ống nghiệm,
cố chày và một số dụng cụ khác.
- Thiết bị: cân phân tích, máy sắc kí lỏng cao áp hiệu cao năng HPLC, máy đo
pH, máy đo độ rã.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, thu thập tài liệu, tƣ liệu,bài báo khoa học mà các nhà nghiên cứu
đã thực hiện trong và ngồi nƣớc có liên quan đến đề tài.



3

4.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Đối với dạng viên nén: kiểm tra độ rã, tính đồng đều về khối lƣợng, định
tính, bằng phƣơng pháp phổ hồng ngoại
- Định lƣợng bằng phƣơng pháp hóa học và phƣơng pháp lý hóa. Kiểm tra các
thơng số về tính chất.
- Đối với dạng tiêm: kiểm tra các thơng số về tính chất, độ pH, định tính, định
lƣợng.
5. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: cung cấp thêm những chỉ tiêu về cách kiểm nghiệm chất
lƣợng của một dạng thuốc lƣu hành trên thị trƣờng.
- Ý nghĩa thực tiễn: góp phần cung cấp thêm một số thơng tin về chất lƣợng
của chế phẩm, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm thuốc sản xuất trong nƣớc, đang
lƣu hành trên thị trƣờng hiện nay.
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 50 trang, trong đó có bảng và hình. Phần mở đầu (3 trang). Phần
kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo (1 trang) và phần phụ lục.
Nội dung của đề tài chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan (10 trang)
Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (11 trang)
Chƣơng 3: Kết quả và bàn luận (16 trang)


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về Vitamin C: [1],[2],[3],[4],[8],[10],[11],[12],[13]
1.1.1. Nguồn gốc [2],[3],[4],[13]

Có nguồn gốc từ tự nhiên và tổng hợp:
- Nguồn gốc tự nhiên: trong tự nhiên, chủ yếu có trong thực vật, đặc biệt trong
cải xoong, bắp cải, cam, chanh, quýt, bƣởi… Một lƣợng nhỏ có trong thịt cá, tập
trung chủ yếu ở gan, thận.

Hình 1.1: Vitamin C chứa trong một số loại rau củ quả.
Trong thiên nhiên, thông thƣờng các loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng
có hàm lƣợng vitamin C cao hơn. Nếu tính số mg vitamin C có trong 100g rau quả


5

ăn đƣợc (mg%) theo “Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam” (NXB Y học 1972) thì nó có nhiều nhất trong rau ngót (185 mg%), sau đó là cần tây (150 mg%),
rau mùi (140 mg%), kinh giới (110 mg%), rau đay (77%mg), súp lơ, rau thơm, su
hào, rau diếp, rau muống... Trong các loại quả thì nhiều nhất là thanh trà (177
mg%), sau đó là bƣởi (95 mg%), thị (81 mg%),ổi (62 mg%), nhãn (58 mg%), đu đủ
chín (54 mg%), quýt, cam, chanh, vải, dứa...
- Nguồn gốc tổng hợp: Vitamin C đƣợc sản xuất thƣơng mại bằng phƣơng
pháp chiết xuất từ thực vật. Tổng hợp hóa học bằng phƣơng pháp lên men và hỗn
hợp lên men.
Các sản phẩm chứa Vitamin C chủ yếu đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp hóa
học đi từ D-glucozo.
1.1.2. Cơng thức [4]
Cơng thức phân tử: C6H8O6
Công thức cấu tạo:

hay
Tên khoa học: 5-(1,2-dihydroxyethyl)-3,4-dihydroxy-5H-furan-2-on.
Tên theo IUPAC: 2-oxo-L-threo-hexono-1,4-lactone-2,3 enediol.
Tên thông thƣờng: Acid ascorbic, Vitamin C, sinh tố C.

Tên gọi khác: L-ascorbate.
1.1.3. Cấu trúc [10],[11],[12]
 Nhân furan, vòng 5 cạnh có dị tố oxy
 Cầu oxy giữa cacbon 1 với 4.
 Nhóm dienol ở vị trí 2 với 3.
 Dây nhánh mang nhóm alcol ở vị trí 5 và ancol bậc I ở vị trí 6.


6

 2 cacbon bất đối xứng C4 và C5.

1.1.4. Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng
 Dạng đồng phân: Vitamin C là dạng acid L-ascorbic, dạng D khơng có hoạt
tính.
 Nhân furan: Có gắn nhóm thế thì bị giảm hoặc mất tác động.
 Dây nhánh: Thay 1 trong 2 nhóm alcol bậc I ( vị trí 6) hoặc bậc II ( vị trí 5)
bằng nhóm methyl, vẫn giữ đƣợc hoạt tính.
 Nhóm dienol: Tính chất khử mạnh của acid ascorbic phụ thuộc vào nhóm
dienol trong phân tử của nó.
1.1.5. Tính chất [4],[11],[12],[13]
1.1.5.1. Lý tính
 Tinh thể bột màu trắng hoặc hơi ngà vàng, không mùi, vị chua.
 1 gam hịa tan khoảng 3ml nƣớc, 30ml alcol, 100ml glycerol. Khơng tan
trong cloroform, ether, benzen, dầu, chất béo.
 Nhiệt độ nóng chảy: 1900C.
 Năng suất quay cực:[α]D20 từ +20,50 đến +21.50 (dung dịch vitamin C 10%
trong nƣớc ở 200C).
 pKa1 = 4,17, pKa2 = 11,56
 Acid ascorbic có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại, UVmax= 254 nm (E

1cm=

695) tại pH= 2; UVmax= 265 nm (E 1%1cm= 940) tại

pH= 6,4.

1%


7

1.1.5.2. Hóa tính
Hóa tính của Vitamin C đƣợc quyết định bởi nhóm chức lacton, của các nhóm
hydroxyl, nhƣng quan trọng nhất là nhóm endiol. Nhóm này gây ra tính acid và tính
khử của acid ascorbic.
 Tính acid
Do hiệu ứng liên hợp của nhóm carboxyl, nên nguyên tử hydro của nhóm
hydroxyl ở vị trí số 3 trở nên rất linh động, làm cho Vitamin C có tính acid mạnh.

Có thể định lƣợng acid ascorbic bằng phƣơng pháp đo kiềm, chỉ thị
phenolphthalein, dung mơi là nƣớc.
Do có tính acid mạnh nên acid ascorbic dễ tan trong các dung dịch kiềm cũng
nhƣ carbonat kim loại kiềm.

Tác dụng với muối kim loại cho muối mới. Nhiều dƣợc điển dùng thuốc thử là
sắt (II) sulfat hoặc sắt (III) clorid để định tính acid ascorbic. Dựa vào sự thay đổi
màu sắc của dung dịch để nhận biết.


8


Tính khử
Việc oxy hóa khử thuận nghịch acid ascorbic xảy ra ở hai mức độ khác nhau:
 Sự oxy hóa khử thuận nghịch acid ascorbic thành acid dehydroascorbic.

Tính chất này vô cùng quan trọng đối với tác dụng sinh học của acid ascorbic.
Nó tham gia vào các hệ enzym xúc tác các q trình oxy hố khử xảy ra trong cơ
thể.
 Sự oxy hoá bất thuận nghịch acid ascorbic


9

Q trình oxy hố này tạo ra các sản phẩm nhƣ acid 2,3- diceto gulonic (1),
acid dehydroascorbic, furfurol (2), và các sản phẩm khơng có hoạt tính enzym.
Trong dung dịch, acid ascorbic dễ dàng bị oxy hố bởi oxy khơng khí. Độ bền
vững của dung dịch acid ascorbic giảm tỷ lệ thuận với nồng độ của nó và tỷ lệ
nghịch với pH của dung dịch. Các tác nhân xúc tác sự oxy hoá là ánh sáng, nhiệt độ,
chất kiềm, các enzym hay các vết kim loại (đồng, sắt,…).
1.1.6. Tác dụng dược lý, dược động học [11],[12][13]
- Tác dụng dƣợc lý
Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia
trong một số phản ứng oxi hóa khử.
Vitamin C tham gia chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic,
norepinephrin, histamim, sắt và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử
dụng carbonhydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch,
trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn vẹn tồn của mạch máu và trong hô
hấp tế bào.
Trên thực nghiệm thấy vitamin C làm tăng tổng hợp interferon là chất có vai
trị quan trọng trong việc chống stress, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời

giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, vì vậy đƣợc dùng để chống stress, chống
nhiễm trùng, chống dị ứng.
- Dƣợc động học
Hấp thụ: Vitamin C đƣợc hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là
một q trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu
trên ngƣời bình thƣờng, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C đƣợc hấp
thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở ngƣời ỉa chảy hoặc có bệnh về
dạ dày - ruột. Nồng độ vitamin C bình thƣờng trong huyết tƣơng ở khoảng 10 - 20
microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ƣớc tính khoảng 1,5 g với
khoảng 30 - 45 mg đƣợc luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh
scorbut thƣờng trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25%
vitamin C trong huyết tƣơng kết hợp với protein.


10

Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một
ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất khơng có hoạt tính gồm ascorbic
acid - 2 -sulfat và acid oxalic đƣợc bài tiết trong nƣớc tiểu. Lƣợng vitamin C vƣợt
quá nhu cầu của cơ thể cũng đƣợc nhanh chóng đào thải ra nƣớc tiểu dƣới dạng
khơng biến đổi. Ðiều này thƣờng xảy ra khi lƣợng vitamin C nhập hàng ngày vƣợt
q 200 mg.
Vai trị:
Chống oxy hóa Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phịng
thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (vitamin E, beta-caroten,
Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vơ hại và thải
ra nƣớc tiểu. Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra
khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa.
Tạo collagen: Collagen là thành phần protein chính của mơ liên kết, xƣơng,

răng, sụn, da và mô sẹo. Collagen chiếm đến 1/4 protein trong cơ thể. Vitamin C
cần cho quá trình tạo collagen từ trocollagen. Nếu thiếu Vitamin C sẽ giảm khả
năng tổng hợp collagen. Lúc đó, sẹo sẽ khó lành, vỡ mao mạch, khiếm khuyết trong
q trình hình thành xƣơng và răng.
Phịng chống bệnh tim mạch: Vitamin C còn giúp thành mạch máu vững
chắc, đặc biệt quan trong đối với mạch máu nuôi tim. Giúp chuyển cholesterol
thành acid mật, bằng cách giảm tình trạng cholesterol trong máu. Chúng có thể làm
giảm mức LDL-C (cholesterol có hại) và làm tăng HDL-C (loại có lợi). Loại
vitamin này còn giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông để giảm
thuyęn tắc mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hỗ trợ sản xuất interferon - là loại protein do tế
bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của
hệ miễn dịch. Cần thiết cho các tế bào miễn dịch - đó là tế bào T và bạch cầu. Từ đó
làm mạnh chức năng của hệ miễn dịch, làm tăng phản ứng dị ứng.
Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh: Vitamin C có hàm lƣợng cao trong mơ
não và tuyến thƣợng thận. Tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh nhƣ:
Norepinephrine, Serotnin, acid amin Tyrosine.


11

Thải độc: Cần thiết cho hệ thống chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc
trong cơ thể, là giảm độc tính của thuốc và chuyển các phần từ độc thành dạng có
thể đào thải qua nƣớc tiểu. Thải độc nhiều hóa chất gây ung thƣ. Có khả năng kết
hợp với các kim loại nặng và làm chúng trở nên vô hại.
Phối hợp tốt trong sử dụng sắt, canxi và acid folic: Vitamin C giúp hấp thu
tốt chất sắt nguồn gốc thực vật. Hỗ trợ chuyển sắt từ huyết thanh vào ferritin để dự
trữ ở gan và phóng thích sắt từ ferritin vào huyết thanh khi có nhu cầu. Giúp hấp thu
tốt canxi bằng cách ngăn caxi chuyển thành dạng khó hịa tan. Chuyển acid folic từ
dạng khơng hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn

ngừa mất qua nƣớc tiểu.

1.2. Chỉ định, chống chỉ định
- Chỉ định
Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C: Bệnh scorbut, chảy máu do thiếu
vitamin C, ngƣời nghiện rƣợu, nghiện thuốc lá, …
Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh
thalassemia.
Methemoglobin huyết vơ căn khi khơng có sẵn xanh methylen.
Thiếu máu.
Dị ứng.
Tăng sức đề kháng trong nhiễm trùng, nhiễm độc, thai nghén.
- Chống chỉ định
Ngƣời bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ
thiếu máu huyết tán).
Ngƣời có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat (tăng
nguy cơ sỏi thận).
Bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).


12

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thuốc trong quá trình bảo
quản
1.3.1. Nhiệt độ
Dựa vào thực nghiệm, Van’t Hoff đã nêu ra nguyên tắc gần đúng về ảnh
hƣởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng nhƣ sau: Tốc độ phản ứng đồng thể thƣờng
tăng gấp 2 đến 3 lần khi nhiệt độ tăng lên 100C.

1.3.2. pH

pH của dung dịch thuốc ảnh hƣởng lớn đến độ ổn định của thuốc, sự thay đổi
pH có thể làm tăng hay giảm tốc độ phân hủy dƣợc chất, đôi khi làm thay đổi cơ
chế phân hủy.

1.3.3. Ánh sáng, độ ẩm, bao gói
Ánh sáng: Các dƣợc chất nhạy cảm với ánh sáng dễ bị phân hủy nhanh khi có
sự tác động của ánh sáng.
Độ ẩm: Là tác nhân chính phân hủy thuốc ở các dạng bào chế rắn. Sự có mặt
của nƣớc trong hàm ẩm của thuốc cũng nhƣ trong khơng khí thúc đẩy quá trình
thủy phân, các tƣơng tác giữa dƣợc chất và tá dƣợc trong dạng thuốc rắn.
Bao gói: Các vật liệu thủy tinh dùng làm đồ bao gói có ƣu điểm chống ẩm tốt,
khơng thấm oxy khơng khí, nhƣng cần chú ý nghiên cứu độ kiềm của thủy tinh, sự
nhả các ion kim loại vào dung dịch gây ra các phản ứng phân hủy thuốc.

1.4. Vài nét về các chế phẩm vitamin C lƣu hành ở Việt Nam : [10],[16]
Theo thống kê tổng quan về thị trƣờng dƣợc phẩm ở Việt Nam,
Doanh số của các công ty dƣợc phẩm nội địa chiếm gần một nửa nhu cầu về
thuốc của Việt Nam trong năn 2012. Tuy nhiên gần nhƣ tất cả sản phẩm này là các
thuốc genaric giá rẻ. Hơn 70% giá trị của thị trƣờng là từ nhập khẩu. Tất cả các
dƣợc phẩm công nghệ cao tại Việt Nam đều từ nhập khẩu.
Theo số liệu của Bộ Y tế năm 2007, cả nƣớc có 178 doanh nghiệp sản xuất
thuốc, trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dƣợc, 80 doanh nghiệp sản
xuất thuốc đơng dƣợc, ngồi ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đơng dƣợc.
Thuốc sản xuất trong nƣớc đã đáp ứng đƣợc 234/314 hoạt chất trong danh mục
thuốc thiết yếu của Việt Nam và đầy đủ 29 nhóm tác dụng dƣợc lý theo khuyến cáo
của Tổ chức Y tế Thế giới. Và vitamin C là hoạt chất nằm trong số ít loại hoạt chất
thuộc nhóm vitamin và các hợp chất vơ cơ nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của


13


Việt Nam, đƣợc các đơn vị trong Ngành Y tế tập trung các hoạt động của mình
trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc
thiết yếu an toàn, hợp lý đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân . Chính vì vậy mà chế phẩm vitamin C trên thị
trƣờng hiện nay khá đa dạng về cả xuất sứ, dạng bào chế, hàm lƣợng và mẫu mã.
Hiện nay trên thị trƣờng Việt nam có một số chế phẩm vitamin C của các cơng
ty nƣớc ngồi lƣu hành, đó đều là những chế phẩm đạt chất lƣợng cao với cơng
nghệ bào chế hiện đại.
Ngồi chế phẩm thuốc với hoạt chất chính là vitamin C, trên thị trƣờng cịn có
các loại chế phẩm nƣớc ngồi với hàm lƣợng vitamin C có mặt nhƣ là dƣợc chất có
tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị, ví dự nhƣ Efferalgan Vitamin C, lysin, indian….
Và thƣờng tồn tại dƣới nhiều dạng khác nhau bao gồm viên nén, viên nang, siro,
cốm, thuốc tiêm…
Những chế phẩm vitamin C sản xuất trong nƣớc chủ yếu là: viên nén thƣờng,
viên nén bao phim, viên nang, thuốc tiêm. Với hàm lƣợng hoạt chất từ 100-1000mg.

Hình 1.2: Một số chế phẩm vitamin C trong và ngoài nước hiện đang lưu hành trên
thị trường.


14

CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Dụng cụ và hóa chất
2.1.1. Dụng cụ
- Dụng cụ thủy tinh: Bình định mức, pipet, buret.
- Các dụng cụ dùng trong định lƣợng: ống đong, cốc có mỏ, phễu lọc, bình
nón nút mài.
- Các dụng cụ khác: quả bóp cao su, chày, cối, đũa thủy tinh,…..

- Mấy khuấy từ, máy đo độ rã Pharmatest, máy đo pH Metrolm. Cân phân tích.

2.1.2. Hóa chất
Dung dịch acid acetic đậm đặc, KIO3 tinh khiết, chỉ thị hồ tinh bột, dung dịch
Na2S2O3 0,1N, iod tinh khiết, KI tinh khiết, dung dịch HCl đậm đặc.

2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Chế phẩm vitamin C đƣợc sản xuất trong nƣớc hiện đang lƣu hành trên thị
trƣờng dƣới nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm: viên nén, viên nang, viên
ngậm, sủi, thuốc tiêm, siro… với hàm lƣợng vitamin C có trong chế phẩm khoảng
từ 100- 1000mg.
Trong q trình khảo sát thị trƣờng, tìm kiếm nguyên liệu tại các quầy thuốc,
nhà thuốc bệnh viện trên ba địa bàn Tỉnh Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng, Thành
phố Huế, nhận thấy các chế phẩm dạng viên nén 500mg, thuốc tiêm 500mg/5ml là
dạng chế phẩm đƣợc lƣu hành phổ biến hơn cả.
Trong phạm vi đề tài này, tôi chọn nghiên cứu một số chế phẩm đại diện của
các đơn vị sau theo các lô khác nhau, mỗi chế phẩm 3 lô.
Tiến hành đánh giá chất lƣợng sản phẩm của các đơn vị sau:
 Viên nén 100mg
- Công ty liên doanh dƣợc phẩm Éloge France Việt Nam ( Franvit C Rutin)
Số lô: 13002, 13003.
SĐK: VD- 11944- 10
- Cơng ty CPDP Quảng Bình


15

Số lô: 2213
SĐK: VD- 11680-10
 Viên nén 500mg

- Công ty CPDP Quảng Bình
Số lơ: 6213, 1514, 2914
SĐK: VD- 12925-10
- Cơng ty liên doanh dƣợc phẩm Éloge France Việt Nam
Số lô: 13017, 13019,13021.
SĐK: VD-7354-09.
 Thuốc tiêm 500mg/5ml
- Công ty cổ phần Fresenius kabi Bidiphar.
Số lô: 86HFA082, 86HDA029, 86HDA028.
SĐK: VD- 18045-12
- CTCP dƣợc phẩm TƢ vidiphar.
Số lô: 170314, 170352
SĐK: VD- 10463-10.

2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
2.3.1. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng đối quy trình kiểm nghiệm dạng bào
chế thuốc viên nén và thuốc tiêm.
Trong phạm vi đề tài này, các chế phẩm vitamin C đƣợc đánh giá các chỉ tiêu
về tính chất cảm quan, độ rã, độ đồng đều khối lƣợng ( đối với viên nén), pH, độ
đồng đều về thể tích ( đối với thuốc tiêm), định tính, định lƣơng dựa theo các tiêu
chuẩn đƣợc quy định trong Dƣợc điển Việt Nam IV

2.3.1.1. Tính chất cảm quan: [5]
 Đối với viên nén
- Viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và
thành viên lành lặn. Viên không bị gãy vỡ, bở vụn trong quá trình bảo quản, phân
phối và vận chuyển.
+ Viên màu trắng hay trắng ngà (đối với viên không bao phim)



×