Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

quá trình truyền bá tiếp thu những hệ tư tưởng trong thời kỳ Bắc thuộc (Nho, Đạo, Phật) đối với đời sống văn hóa làng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.09 KB, 9 trang )

Đề bài: Phân tích những tác động về mặt lịch sử của quá trình truyền
bá tiếp thu những hệ tư tưởng trong thời kỳ Bắc thuộc (Nho, Đạo, Phật) đối
với đời sống văn hóa làng Việt.
1. Dẫn luận
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời với rất
nhiều thành tựu rực rỡ. Cách đây gần 4000 năm, chúng ta đã có một nền văn
minh của riêng mình : Văn minh Đông Sơn – lúa nước – sông Hồng. Như tên
gọi, đó là nền văn minh của cộng đồng người Việt trồng lúa nước có kỹ thuật
chế tác đồng thau và đồ sắt khá cao. Họ đã xây dựng được cho mình một nhà
nước sơ khai với đời sống vật chất tinh thần phong phú, đa dạng. Tuy vậy, nằm
ở vị trí “ngã tư đường” (O.Janse), chúng ta không thể tránh khỏi sự giao lưu và
tiếp xúc văn hóa, tự nguyện hay cưỡng bức. Một trong những lần giao lưu và
tiếp xúc sớm nhất chính là cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung
Quốc kéo dài hơn 1000 năm để lại nhiều hệ lụy cho đời sống văn hóa làng Việt,
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông
nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc , mặt
khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với
gia đình – tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội
nông nghiệp ấy (8).
Khoảng thiên niên kỷ X – V TCN, khi con người bước vào cuộc cách
mạng đá mới với việc xuất hiện công xã nông thôn thì chế độ nguyên thủy đã
bước đầu tan rã. Công xã nông thôn là “hình thái tổ chức xã hội đầu tiên của
những người tự do không bị ràng buộc bởi quan hệ huyết thống” (Các Mác), bao
gồm hai hình thức sở hữu công cộng và tư nhân. Nói một cách khác “công xã
nông thôn là hình thái cuối cùng của xã hội nguyên thủy” và sẽ biến mất dần
cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu. Theo giáo sư Hà Văn Tấn, ở nước ta,
vào giai đoạn cuối của nền văn minh sông Hồng, một nhà nước đã hình thành
trên cơ sở văn hóa Đông Sơn tuy mới chỉ là phôi thai, kết cấu cộng đồng nguyên
thủy vẫn chưa tan rã hết. Nếu cứ để cho lich sử phát triển đúng quy luật vận


động thì phân hóa giai cấp sẽ ngày một sâu sắc, phân công lao động được đẩy
mạnh, chế độ tư hữu phát triển và cộng đồng nguyên thủy đó sẽ bị phá hủy hết.
Nhưng chính vào lúc các quá trình đó mới bắt đầu thì người cuộc xâm lăng của
người Trung Hoa và tiếp theo đó là ách nô dịch hơn 1000 năm đã làm cho lịch
sử Việt Nam không còn đi theo con đường bình thường. Sức sản xuất bị kìm
hãm, văn hóa chịu sự giao lưu tiếp biến cưỡng bức, và mặt khác, cái “cộng đồng
mang đậm màu sắc nguyên thủy đáng lý bị phá vỡ một cách tự nhiên trong quá
trình phát triển của nhà nước thì nay phải cố kết lại để làm thành sức mạnh
chống xâm lược và nô dịch” (5). Đó chính là làng, cộng đồng làng và cái hạn
hẹp của làng. Có lẽ vì vậy mà trong đặc trưng kết cấu làng Việt, “nguyên lý
máu” và “nguyên lý đất” – những tàn dư của chế độ nguyên thủy còn thể hiện
rất rõ ở nguyên tắc tổ chức theo dòng máu và địa vực. Nói một cách khái quát,
làng là hình thức công xã nông thôn “nửa kín, nửa hở”.
Khi nghiên cứu về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nhà nghiên cứu
đã nêu bật những đặc trưng làng Việt Nam. Đó là :
1. Ý thức cộng đồng làng.
2. Ý thức tự quản – quyền quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước
của làng.
3. Tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập quán, tín ngưỡng,
tôn giáo, ngôn ngữ và ứng xử. (8)
Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, gần như là cùng
một lúc, ở hai nền văn minh bậc nhất thế giới Ấn Độ và Trung Quốc có một sự
phát triển mạnh mẽ văn hóa vật chất cũng như tinh thần. “Thời đại trục” đó đã
sản sinh nhiều trào lưu tư tưởng – tôn giáo trong đó có Phật giáo, Đạo giáo và
Nho giáo. Ba trào lưu tư tưởng trên trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử đã
chứng tỏ sức sống lâu bền và từ quê hương, chúng lan tỏa trên một khu vực rộng
lớn của Châu Á, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tư tưởng nhiều dân tộc,
trong đó có Việt Nam. Nho giáo và Đạo giáo được những viên quan đô hộ người
Hán du nhập, còn Phật giáo được những nhà sư Ấn Độ cũng như Trung Quốc
đưa vào. Dần dần, chúng cắm rễ trong đời sống tinh thần và hòa lẫn vào nền văn


hóa bản địa người Việt. Thời kỳ Bắc thuộc là một khoảng thời gian rất dài với
nhiều biến động và nhiều luồng tư tưởng, trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ xin
đề cập đến sự tác động của ba luồng tư tưởng Nho, Đạo,Phật tới những đặc
trưng làng việt Nam.
Mỗi một hệ thống triết học – tôn giáo , bao giờ cũng đồng thời là một hệ
thống giá trị. Hệ thống này bao gồm ba loại giá trị : Giá trị phổ biến, giá trị
nhóm và giá trị cá nhân. Giá trị phổ biến là giá trị nhân loại hay đa phần nhân
loại thừa nhận. Giá trị nhóm là giá trị của nhóm xã hội, trong đó có nhà tư tưởng
sáng tạo ra hệ thống, thừa nhận. Nhưng một khi các hệ thống đó được truyền bá
từ nơi này đến nơi khác thì cấu trúc của chúng không còn nguyên vẹn nữa.
Những điều kiện xã hội – văn hóa ở nơi mà các hệ thống này du nhập đến sẽ làm
biến đổi cấu trúc của chúng. Một hiện tượng thường xảy ra là các giá trị phổ
biến được giữ lại, còn các giá trị nhóm thì biến đổi cho phù hợp với tình hình
nhóm xã hội ở vùng đất mới (…) Nhưng qua thời gian, kết cấu nhóm – xã hội
mà nhóm quan trọng nhất là giai cấp cũng biến chuyển. Vì vậy chỉ có các giá trị
phổ biến trong các hệ thống tư tưởng tôn giáo là có sức sống lâu dài hơn cả. (7)
Người Việt Nam khi tiếp thu các luồng tư tưởng thường có khuynh hướng tiếp
thu các giá trị phổ biến, các giá trị này luôn tồn tại và được thừa nhận trong các
điều kiện lịch sử xã hội khác nhau. Vì vậy, chúng ta ít thấy có sự xung đột
mạnh mẽ giữa các hệ thống lý luận, thậm chí ngay cả những người cầm quyền
đôi khi cũng phải dung hòa, sử dụng những ưu điểm khác nhau của các hệ thống
tư tưởng du nhập này. Các giá trị tinh thần ấy khi đưa vào đời sống đều có tác
động sâu sắc đến văn hóa Việt Nam, trước hết là văn hóa làng.
2. Ảnh hưởng của Nho giáo
a, Những yếu tố tiếp thu của Nho giáo Trung Hoa.
- Thuyết “thiên mệnh”, “đạo trời” : Gắn quyền lực của giai cấp thống trị
với thần quyền. Song, người Việt đã vận dụng chính tư tưởng này để chống lại
chủ nghĩa bành trướng Hoa Hạ (“Nam quốc sơn hà nam đế cư – Tiệt nhiên định
phận tại thiên thư”); gắn mệnh trời với lòng dân, làm giảm tính thần bí và tăng

sự dân chủ

- Thuyết “nhân chính”: Nền chính trị của bậc vương giả cai trị bằng đạo
đức. “Nhân” là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người, “nghĩa” là
trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.
- Thuyết “chính danh” với những khái niệm cơ bản : “Đạo” của người
“quân tử”, tam cương, ngũ thường.
- Tinh thần cai trị bằng pháp luật.
b, Tác động tới văn hóa làng.
Tầng lớp nho sĩ trí thức người Việt hầu hết đều xuất thân từ thôn quê.
Cho đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, số lượng thành thị, nhất là thành thị
phát triển ở Việt Nam là rất hạn chế. Từ đầu thế kỷ XIX đến 1919 số lượng 555
vị tiến sĩ với 39 khoa thi đời Nguyễn đều ở nông thôn, đó là chưa kể tới 5226 cử
nhân của 47 khoa thi mà hầu hết đều sống ở làng quê (2). Những người có địa
vị, chức sắc, khi về hưu cũng trở về quê hương. Điều này đã khiến nho sĩ Việt
Nam mang đặc điểm nông thôn rõ nét. Các sinh hoạt làng xã đều ít nhiều ảnh
hưởng tới nho giáo – nho sĩ, tầng lớp ở nông thôn vừa làm thầy đồ dạy học vừa
bốc thuốc đưa ảnh hưởng của Nho giáo thâm nhập vào làng quê.
- Xây dựng gia đình, họ hàng và cộng đồng theo thể chế tông pháp với các
yếu tố dòng họ, với tang chế cửu tộc, với đạo thờ cúng tổ tiên,…Trong ngũ luân
của Nho giáo : “quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, huynh
đệ hữu cung, bằng hựu hữu tín” thì đã có ba điều thuộc về gia đình. Cơ sở của
chế độ tông pháp thừa kế tài sản, chủ yếu là ruộng đất.
Trong xã hội cận hiện đại, chế độ tông pháp có nhiều nhược điểm, nó hạn
chế tự do bình đẳng giới, coi thường phụ nữ, gia trưởng, thậm chí kết bè kết phái
ở làng xã. Song, với tình hình Việt Nam hiện nay đang bước vào quá trình hội
nhập thì việc giữ vững các giá trị truyền thống, đạo đức, đạo làm con, làm vợ,
xây dựng gia đình vững mạnh ngày càng có ý nghĩa tích cực.
- Xây dựng, củng cố mối quan hệ “liên làng”, “siêu làng” trên cơ sở tư
tưởng “trung quân ái quốc”, “Nhân chính, đức trị”, lấy dân làm gốc. Đây chính

là sức mạnh thần kỳ giúp dân tộc ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

- Xây dựng và bồi đắp tinh thần hiếu học dựa trên truyền thống coi trọng
tri thức “ngọc bất trác bất thành khí”. Chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống,
cách ứng xử giữa người với người.
Biến đổi trong kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, nhất là văn học nghệ
thuật. Sự truyền bá chữ Hán rộng rãi đã tạo điều kiện xây dựng một nền văn học
rực rỡ sẽ phát triển ở các thời đại sau.
Như vậy, sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, chúng ta đã có đủ cơ sở và điều
kiện hình thành nên một tầng lớp xã hội mới, những nho sĩ trí thức quan liêu
được kính trọng và nể phục. Tầng lớp này hết sức quan trọng và là rường cột của
nước nhà trong thời kỳ phong kiến.
- Sự chống đối lại các thiết chế ngặt nghèo, thiếu tính thực tế và tích cực
của Nho giáo. Các nhà nước không đủ lực để tổng hợp các làng thành một mối,
phải dựa vào cộng đồng các làng, do vậy sinh ra truyền thống “phép vua thua lệ
làng”.
Truyền thống này đã bảo tồn các giá trị văn hóa làng xã, làm cho làng là
hạt nhân, thành trì của nhà nước chống ngoại xâm, chống phong kiến, chống tư
tưởng “tam cương” của phong kiến Trung Quốc. Trên thực tế, nó đã bảo tồn
được không nhỏ các di sản văn hóa từ thời Văn Lang –Âu Lạc, một số tục lệ cổ
truyền được gìn giữ dưới những hình thức khác nhau. Song, mặt khác, nó lại
tăng tính bảo thủ, khép kín, giới hạn tầm nhìn sau lũy tre làng, kém cởi mở với
bên ngoài. Trong thời đại toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế ngày nay thì đó là
một hạn chế rất lớn.
3. Ảnh hưởng của Đạo giáo
a, Những yếu tố tiếp thu của Đạo giáo Trung Hoa.
- Khuynh hướng Đạo giáo phù thủy : Sùng bái ma thuật, phù phép, tin vào
các lá bùa, thần chú trị bệnh, tà ma, các phương pháp tu luyện phép thuật.
- Khuynh hướng Đạo giáo thần tiên : Luyện thuốc trường sinh, tu tiên
luyện đan.

- Khuynh hướng thanh tĩnh, nhàn tản : Ảnh hưởng tư tưởng “vô vi” Lão –
Trang.

×